Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

ảnh hưởng của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.18 KB, 49 trang )

BÀI THẢO LUẬN
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Đề tài: Ảnh hưởng của lãi suất
đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam hiện nay
Danh sách thành viên nhóm:
1. Nguyễn Thị Duyên ( Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Tuấn Anh
3. Phạm Thị Thanh Huyền
4. Nguyễn Hữu Hoàng
5. Nguyễn Thị Thanh Thanh
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
Mục lục
1
II. Lãi suất trong nền kinh tế 10
1.2 Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng 11
2.2 Đối với quá trình đầu tư 18
2.3. Vai trò của lãi suất đối với tiêu dùng và tiết kiệm: 22
2.4 Vai trò của lãi suất tới tỷ giá hối đoái và quá trình xuất nhập khẩu 24
2.5 Vai trò của lãi suất với lạm phát 28
2.7 Vai trò của lãi suất đối với các ngân hàng thương mại 30
2. Những hạn chế của chính sách lãi suất ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 45
I. Những lý luận chung về lãi suất
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm về lãi suất:
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
* Theo quan điểm của K.Marx: “Lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra do
kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản - chủ ngân hàng chiếm đoạt”.
Như vậy theo K.Marx lãi suất có nguồn gốc từ lợi nhuận, là một bộ phận của lợi
nhuận. Từ quan điểm của K.Marx cho thấy nhìn chung lãi suất ≤ tỷ suất lợi nhuận
bình quân. Tuy nhiên, ta thấy phạm vi đề cập của K.Marx chỉ ở phạm vi của quan hệ cho
vay và đi vay do sự phát triển hạn chế của các quan hệ tài chính, tiền tệ ở thời kỳ đó.


* Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng:“Lãi suất chính là sự trả
công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở thích chi tiêu tư bản”. lãi suất do đó còn
được gọi là sự trả công cho sự chia lìa với của cải, tiền tệ.” (J.M. Keynes). Nói một cách
khác lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền, là kết quả của hoạt động tiền tệ.
Quan điểm coi lãi suất là kết quả của hoạt động tiền tệ, là chi phí cơ hội của việc giữ tiền
có thể nói là một bước tiến lớn trong việc xác định các hình thức biểu hiện và những nhân
tố tác động tới lãi suất.
Tóm lại, lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng-
giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức
tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho
người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của
số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất (World Bank).
1.2. Phân biệt lãi suất với 1 số phạm trù kinh tế
1.2.1. Lãi suất và giá cả:
Lãi suất được coi là hình thái bí ẩn của giá cả vốn vay, vì nó trả cho giá trị sử dụng
của vốn vay - đó chính là khả năng đầu tư sinh lời hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Lãi
suất cũng biến động theo quan hệ cung cầu trên thị trường vốn như giá cả hàng hoá thông
thường. Nhưng lãi suất là giá cả cho quyền sử dụng mà không phải quyền sở hữu, hơn
nữa không phải quyền sử dụng vĩnh viễn mà chỉ trong một thời gian nhất định. Thêm vào
đó, lãi suất khôg phải là biểu hiện bằng tiền giá trị vốn vay như giá cả hàng hoá thông
thường, mà nó độc lập tương đối – thường nhỏ hơn nhiều so với giá trị vốn vay.
1.2.2. Lãi xuất và tỷ suất lợi tức:
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn cho vay.
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm của số thu nhập của người có vốn trên tổng số
vốn anh ta đã đưa vào sử dụng (đầu tư hay cho vay).
- Ví dụ về lãi suất và tỷ suất lợi tức: Ông A mua một trái phiếu kho bạc có thời
hạn là 1 năm, mệnh giá là 1.000.000 VND với lãi suất cố định là 6% năm. Nếu ông A giữ
trái phiếu đó cho đến ngày đáo hạn và nhận khoản thu nhập bằng 6% mệnh giá trái phiếu
và đúng bằng lãi suất của trái phiếu. Nhưng nếu lãi suất trên thị trường là 5%, ông A đem

bán trái phiếu này và thu được 1.200.000 VND, thì lúc này khoản thu nhập của ông A là
200.000 VND và tỷ suất lợi tức là 20%.
Như vậy, lãi suất không nhất thiết phải bằng với tỷ suất lợi tức. Trong hoạt động
cho vay của các tổ chức tín dụng, ngoài một tỷ lệ lãi nhất định các tổ chức này còn đòi
hỏi người vay tiền phải trả thêm các khoản phí, và do đó, tổng thu nhập từ những khoản
cho vay không chỉ là phần tiền lãi có được do lãi suất cho vay mang lại mà còn cộng
thêm các khoản chi phí trên. Tỷ lệ % của tổng thu nhập (còn gọi là chi phí tài chính đối
với người đi vay) trên số vốn cho vay chính là tỷ suất lợi tức hay lãi suất hiệu quả của tổ
chức tín dụng.
1.2.3. Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa:
Tỷ lệ lạm phát hay tỷ lệ trượt giá của đồng tiền trong một thời gian nhất định luôn
làm cho giá trị thực trở nên nhỏ hơn giá trị danh nghĩa. Vì vậy, lãi suất thực luôn nhỏ
hơn lãi suất danh nghĩa bởi tỷ lệ lạm phát nói trên.
- Trường hợp tỷ lệ lạm phát (i
i
) không lớn hơn 10% thì lãi suất thực và lãi suất
danh nghĩa có liên hệ với nhau qua công thức:
i
r
= i
n
+ i
i
- Trường hợp tỷ lệ lạm phát ii cao hơn 10% thì lãi suất thực phải
tính theo công thức sau:
i
r
= (i
n
- i

i
) / (i
i
+ 1)
Ta thấy tỷ lệ lạm phát càng cao, lãi suất thực càng thấp.
1.3. Ý nghĩa của lãi suất:
Lãi suất là 1 trong những biến số được quan tâm chặt chẽ nhất trong nền kinh tế, bởi lãi
suất không chỉ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của mỗi chúng ta mà còn là 1
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
yếu tố đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Có thể khái quát vai trò của lãi suất qua 2 nội
dung là vai trò vĩ mô và vi mô.
1.3.1. Vai trò vĩ mô:
Đối với Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất là công cụ để điểu tiết kinh tế vĩ mô. Sự
biến động của lãi suất trong quá trình điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước tác động đến
nhiều mặt của nền kinh tế như đầu tư, tiêu dung, tiết kiệm, tỉ giá,…qua đó ảnh hưởng trực
tiếp đến các mục kinh tế vĩ mô của đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dung và các doanh nghiệp có thể tiến
hành bất cứ việc gì nếu họ muốn trong khuôn khổ pháp luật, miễn là họ có phương tiện
thanh toán. Vì vậy bằng cách kiểm soát giá bán và mua bản quyền sử dụng tiền tức lãi
suất. Ngân hàng Nhà nước ở bất kì quốc gia nào cũng có thể chi phối được sự tăng
trưởng nền kinh tế. Bằng cách tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước có thể làm yếu đi khả
năng cho vay của Ngân hàng thương mại và do đó thực hiện chính sách tiền tệ, giảm bớt
khối lượng tiền cần thiết cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh và chi tiêu cho người tiêu
dung. Cũng như vậy, bằng cách sử dụng lãi suất, NHNN có thể tạo điều kiện cho nền
kinh tế phát triển. Hoặc muốn kìm hãm tốc độ phát triển hay đẩy mạnh phát triển một
ngành nào đó, NHNN có thể tăng hoặc giảm lãi suất cho vay để thu hẹp hay mở rộng đầu
tư ở ngành này.
Bên cạnh vai trò hướng dẫn điều hành nền kinh tế, lãi suất tín dụng còn đóng vai
trò tích cực trong kìm chế lạm phát. Tháng 3 năm 1989, VN chủ trương áp dụng chế độ
siêu lãi suất tiền gửi đã nhanh chóng đem lại kết quả chặn đứng lạm phát: từ 7% trong

tháng 1; 9,2% trong tháng 2 đã giảm xuống 4,5% trong tháng 3; 3,5% trong tháng 4 và
tiếp tục giảm trong tháng sau. Điều này khẳng định sức mạnh của công cụ lãi suất trong
điều tiết nền kinh tế vĩ mô dù có gây nên hiệu ứng tiêu cực đến hoạt động kinh tế. Từ
năm 1989 đến nay, chính sách lãi suất luôn được sử dụng để điều chỉnh nền kinh tế ở
VN. Sau khi đã kiềm chế và giữ được lạm phát ở mức độ ổn định, NHNN đang thực hiện
hạ thấp dần lạm phát để khuyến khích hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất, khôi phục kinh
tế.
Có thể nói chính sách lãi suất là 1 bộ phận của chính sách tiền tệ của nhà nước
nhằm điều hòa lưu thông tiền tệ, kích thích, điều tiết và hướng dẫn sản xuất kinh doanh
của các đơn vị kinh tế. Lãi suất cho vay được sử dụng để mở rộng cung ứng tiền tệ, thu
hẹp đầu tư và kiềm chế lạm phát.
Thực hiện vai trò đòn bẩy kinh tế, lãi suất sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với
mục đích kinh tế ở những giai đoạn khác nhau. Những ưu đãi về lãi suất, về điều kiện
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
cung ứng tín dụng và thanh toán là công cụ của nhà nước nhằm khuyến khích các doanh
nghiệp vào các loại sản phẩm cần ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế. Điều này có
ý nghĩa quan trọng đối với các nước chậm phát triển muốn có những bước nhảy vọt để đi
ngay vào công nghệ hiện đại trong thời đại hiện nay. Như vậy, có thể coi lãi suất là công
cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ. Nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng
tiền cung ứng trong lưu thông, từ đó đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Một sự
điều chỉnh trong cơ chế điều hành lãi suất sẽ tác động đến lượng tiền trong lưu thông, đặc
biệt là lượng tiền cung ứng của các ngân hàng vào lưu thông vì lãi suất ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng, Việc mở rộng khung lãi suất, hoặc tăng
trần lãi suất đối với cơ chế điều hành lãi suất cũ hoặc tăng lãi suất cơ bản trong cơ chế
điều hành lãi suất mới đều có tác dụng làm tăng lượng tiền trong lưu thông và ngược lại.
Một tác động khác của lãi suất đó là ảnh hưởng của nó tới đầu tư, tiết kiệm. Có
nhiều ý kiến khác nhau về tác động cuả lãi suất đến sự hình thành tiết kiệm, nhưng hầu
hết các nhà kinh tế đều cho rằng mức lãi suất có tác động đến quy mô tiết kiệm của nhân
dân, Nếu lãi suất thực tế càng cao thì số tiền gửi vào ngân hàng càng lớn. Việc này sẽ tác
động đến quy mô mua sắm tài sản của nhân dân. Khi lãi suất dương, nó sẽ kích thích

người dân gửi tiền tại ngân hàng vì nó có khả năng sinh lời cao và an toàn hơn việc tích
trữ tài sản, nhờ đó nguồn vốn nói chung của ngân hàng tăng lên và khối lượng tiền tệ
phục vụ cho nền kinh tế quốc dân cũng tăng lên, ảnh hưởng của lãi suất thực tế dương đã
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiết kiệm tài chính.
Tóm lại, lãi suất có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế, đến sự phát triển và tăng
trưởng của nền kinh tế. Một chính sách lãi suất họp lí sẽ vừa là điều kiện thu hút các
khoản vốn nhàn rỗi, vừa để thúc đẩy đầu tư trong nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế tăng
trưởng ổn định.
1.3.2. Vai trò vi mô:
Lãi suất là yếu tó thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp, bù đắp
chi phí và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng phải
hoàn trả đúng kì hạn cả vốn lẫn lãi. Vì vậy, muốn đảm bảo có nguồn vốn trả nợ, doanh
nghiệp phải quan tâm thực sự đến kết quả kinh doanh. Nếu hoàn trả nợ ko đúng hạn, lãi
suất quá hạn sẽ cao hơn 1,5 lần lãi suất đúng hạn, điều này thúc đẩy doanh nghiệp phải cố
gắng kinh doanh tốt, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn. Hoạt động tài chính của các
ngân hàng và tổ chức tín dụng là huy động vốn để cho vay. Khi huy động vốn, ngân hàng
phải trả lãi cho người gửi, khi cho vay sẽ thu lãi của người vay. Ngân hàng phải tính toán
mức lãi suất cho vay và đi vay hợp lí để bù đắp các khoản chi và có lợi nhuận.
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
Mặt khác, lãi suát chính là công cụ để cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng. Thời
gian gần đây, NHNH Việt Nam chỉ khống chế trần tối đa về lãi suất cho vay và mức độ
chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay nhằm đảm bảo lợi ích cho người gửi, người
vay và NHTM có khả năng bù đắp chi phí và 1 phần rủi ro nếu có. Trong nền kinh tế thị
trường, do yêu cầu của quy luật cạnh tranh, mọi thành phần kinh tế đều có sự cạnh tranh
quyết liệt vì sản phẩm tiêu thụ, giá bán, phương thức phục vụ, dịch vụ bán hàng,…Đứng
vững được trong quá trình cạnh tranh đó là điều không đơn giản. Với phương châm đi
vay để cho vay, hoạt động huy động và sử dụng vốn của ngân hàng có liên quan chặt chẽ
với nhau. Vì vậy, các ngân hàng thương mại đều phải đổi mới phương thức phục vụ và
huy động vốn để huy động được tối đa đồng thời cũng phải đẩy mạnh cho vay. Ngoài ra,
các tổ chức tín dụng khác cũng cần phấn đấu hạ thấp chi phí, tạo cơ sở lãi suất đầu ra để

thu hút được nhiều khách hàng đến mở tài khoản và vay vốn.
2. Các loại lãi suất cơ bản:
2.1. Lãi suất đơn
Vay đơn là cung cấp cho người vay một khoản tiền vốn, vốn này phải được hoàn
trả người cho vay vào ngày mãn hạn cùng với một khoản tiền phụ được gọi là tiền lãi.
Đối với những khoản tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay đơn, lãi suất
được gọi là lãi suất đơn.
Phương pháp tính lãi suất đơn:
Lãi suất =
Như vậy ta thấy việc tính toán lãi suất đơn rất đơn giản và thông thường được áp
dụng trong các món vay thương mại có thời hạn ngắn hơn một năm hay là thời hạn cho
vay trùng khít với chu kỳ tính lãi.
2.2. Lãi suất tích họp
Từ việc xem xét lãi suất đơn ta thấy nảy sinh vấn đề: nếu chúng ta tham gia vào
một quan hệ tín dụng dài hạn hơn, 2 hoặc nhiều năm, trong đó chu kỳ tính lãi lại thường
là một năm hoặc thậm chí ít hơn, tức là chu kỳ tính lãi nhỏ hơn thời gian tín dụng mà lại
áp dụng cách tính toán trên đây thì, một là mặc nhiên đã có sự thừa nhận một mức lãi suất
giống nhau giữa các thời kỳ khác nhau, và hai là chúng ta đã không tính toán đầy đủ giá
trị của việc sử dụng số tiền vốn dĩ đã lớn hơn số tiền gốc ban đầu do khoản tiền lãi của
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
chu kỳ tính lãi hoặc năm trước đó đem lại. Chính vì lẽ đó lãi suất tích họp được coi là
công bằng và chính xác hơn trong việc đo lường lãi suất đối với các món vay dài hạn.
Lãi suất tích họp là loại lãi suất tính cho các khoản vay mà thời gian tín dụng
chia làm nhiều chu kỳ tính lãi, ở chu kỳ tính lãi đầu tiên lãi suất tích họp được tính toán
dựa trên cơ sở lãi suất đơn, nhưng từ chu kỳ tính lãi thứ hai trong thời hạn tín dụng do số
vốn tín dụng thực tế đã được tích luỹ thêm phần tiền lãi của chu kỳ trước nên lãi suất
đơn tính cho các chu kỳ sau sẽ lớn hơn chu kỳ đầu và “tích họp” lại chúng ta sẽ có một
mức lãi suất cho suốt thời kỳ khác so với mức lãi suất đơn ban đầu. Một cách đơn giản,
chúng ta có thể hiểu lãi suất tích họp là lãi suất có tính đến yếu tố “lãi mẹ đẻ lãi con”.
Phương thức đo lường lãi suất tích họp:

i
t
= (1+i)
1/t
- 1
Trong đó: - i
t
là lãi suất tích họp tại chu kỳ tính lãi bất kỳ (t) nào đó.
- i là lãi suất đơn hàng năm.
Ưu điểm: - Lãi suất tích họp đã giải quyết được nhược điểm của lãi đơn, nó phản
ánh được mức lãi suất phụ thuộc vào độ dài thời gian của tín dụng và chu kỳ tính lãi: độ
dài thời gian tín dụng càng lớn hơn chu kỳ tính lãi, lãi suất tích họp càng lớn.
- Lãi suất tích họp cho phép tính toán chính xác hơn số tiền lãi trong
các khoản vay ngắn hạn thậm chí theo số ngày. Chính điều này đã làm cho thị trường
tiền tệ với những món vay mượn nóng ngày càng trở nên sôi động hơn.
2.3. Lãi suất hoàn vốn:
Lãi suất hoàn vốn là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận
được từ một khoản tín dụng với giá trị hôm nay của khoản tín dụng đó.
Lãi suất hoàn vốn thường được áp dụng đối với các khoản tín dụng mà việc trả
vốn và lãi theo định kỳ hoặc trả một khoản cố định theo định kỳ, chẳng hạn vay cố định
hoặc trái phiếu coupon.
Phương pháp tính:

- Trường hợp thời hạn tín dụng là n năm ta có
PV × (1+i)
n
=FV
n
hay PV=FV
n

/ (1+i)
n
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
Trong đó: - PV: giá trị hiện tại
- FV
n
: giá trị tương lai sẽ được thanh toán của số tiền sau thời gian
tín dụng.
- Trường hợp những khoản tín dụng trả từng phần cố định vào thời điểm cuối mỗi
năm trong suốt thời kỳ tín dụng thì ta có:
PV=FP/(1+i)
1
+FP/(1+i)
2
+…+FP/(1+i)
n
Trong đó: FP: khoản thanh toán hàng năm đã biết.
Để tính lãi suất hoàn vốn (i) ta phải giải các phương trình trên.
- Đối với trái phiếu Coupon, người sở hữu trái phiếu Coupon sẽ được thanh toán
số lợi nhuận ở dạng tiền Coupon cố định hàng năm và đến năm cuối cùng của kỳ hạn sẽ
nhận nốt số Coupon cuối cùng và toàn bộ tiền vốn. Do đó ta có:
PV = C/(1+i)
1
+ C/(1+i)
2
+ … + C/(1+i)
n
+ F/(1+i)
n
Trong đó: - C là số tiền coupon cố định nhận được hàng năm.

- F là số tiền vốn nhận được vào năm cuối cùng của kỳ hạn.
Giải phương trình trên ta được lãi suất hoàn vốn (i) của trái phiếu Coupon.
Việc giải các phương trình trên được thực nhờ các phần mềm tính toán của máy
tính hoặc tra bảng. Nhằm làm đơn giản việc tính toán lãi suất hoàn vốn của các trái
phiếu trên thương trường một cách nhanh chóng, ngay cả khi không có máy tính cá nhân
và bảng số, hai hình thức vận dụng lãi suất hoàn vốn là lãi suất hoàn vốn hiện hành và
lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm.
2.3.1. Lãi suất hoàn vốn hiện hành.
Phương pháp tính: bằng tỷ số giữa tiền thanh toán coupon hàng năm với giá của
trái phiếu đó.
i
c
= C/P
cb
Trong đó: - i
c
là lãi suất hoàn vốn hiện hành của trái phiếu

coupon.
- P
cb
là giá của trái phiếu coupon.
- C là tiền coupon hàng năm.
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
2.3.2. Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm.
Sử dụng cho các loại trái phiếu chiết khấu hay tính giảm, tức là để trả thu nhập cho
người mua người ta bán trái phiếu với giá thấp hơn mệnh giá của nó. Để đơn giản người
ta tính tỷ suất lợi nhuận của trái phiếu và coi tỷ suất đó như là lãi suất hoàn vốn:
i
tg

= {(F – P
tg
)/F}(360/N)
Trong đó: - i
tg
là lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm.
- F là mệnh giá của trái phiếu tính giảm.
- P
tg
là giá bán trái phiếu.
- N số ngày tới khi đến hạn thanh toán của trái phiếu.
II. Lãi suất trong nền kinh tế
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
1.1 Ảnh hưởng của cung cầu quỹ cho vay
Lãi suất là giá cả của cho vay, vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu hoặc
cả cung và cầu quỹ cho vay không cùng 1 tỷ lệ đều sẽ làm thay đổi mức lãi suất trên thị
trường. Mặc dù sự biến động của lãi suất cũng ít nhiều phụ thuộc vào quy định của chính
phủ và NHTW, xong đa số các nước có nền kinh tế thị trường đều dựa vào nguyên lý này
để xác định lãi suất
 Chúng ta có thể tác dụng vào cung cầu trên thị trường vốn để thay đổi lãi suất
trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ. Đồng
thời muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì phải đảm bảo ổn định thị trường vốn
• Xây dựng vốn vay:
- Cung vốn vay:
Hình thành chủ yếu từ tiết kiệm của hộ gia đình
Cung vốn vay tỷ lệ thuận với lãi suất
- Cầu vốn vay:
Chủ yếu từ nhu cầu vốn của Chính phủ và doanh nghiệp
Cầu vốn vay tỷ lệ nghịch với lãi suất
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4

i – Lãi suất L – Vốn vay
LS – Cung vốn vay
LD – Cầu vốn vay
 Mỗi một sự dịch chuyển của đường Cung vốn vay hay cầu vốn vay đều gây ra sự
thay đổi về lãi suất cụ thể:
Khi đường cầu vốn vay dịch chuyển sang phải (từ LD1 đến LD2) thì lãi suất sẽ tăng
từ i1 đến i2 và ngược lại. Khi đường cug vốn vay dịch chuyển sang trái (LS1 đến
LS2) thì lãi suất cũng tăng từ i1 đến i2 và ngược lại.
1.2 Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng
Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ
có xu hướng tăng. Điều nay có thể được giải thích bằng 2 hướng
- Xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa, để lãi suất thực
không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng
Trong đó: ; ; lần lượt là lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát
- Công chúng dự đoán lạm phát tăng, sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự
trữ hàng hóa hoặc những dạng tài sản phi tài chính như vàng, ngoại tệ mạnh hoặc
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
đầu tư vốn ra nước ngoài. Điều này làm giảm cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng
lãi suất của các ngân hàng cũng như trên thị trường
 Mối quan hệ này cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng cuẩ việc khắc phục tâm lý
lạm phát đối với việc ổn định lãi suất, ổn định và tăng trưởng kinh tế
I.3 Ảnh hưởng của bội chi ngân sách
Bội chi ngân sách Trung Ương và địa phương trực tiếp làm cho cầu của quỹ cho
vay tăng làm tăng lãi suất. Mặt khác bội chi ngân sách tác động đến tâm lý công chúng về
gia tăng mức lạm phát do vậy sẽ gây áp lực tăng lãi suất
Dưới góc độ khác, thông thường khi bội chi ngân sách tăng, chính phú sẽ gia tăng
việc phát hành trái phiếu. Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng làm cho giá trái
phiếu có xu hướng giảm, lãi suất thị trường vì vậy mà tăng lên. Hơn nữa tài sản có của
các ngân hàng thương mại cũng gia tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt
quá giảm, lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng

Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
Nguồn: báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Tác động của việc bội chi ngân sách tăng liên tục tăng trong giai đoạn này
được thể hiện qua bảng sau:
Giá trị Văn bản quyết định
Ngày áp
dụng
12%/năm 2559/QĐ-NHNN 3/11/2008 05/11/2008
13.0%/năm 2316/QĐ-NHNN 20/10/2008 21/10/2008
14.00%/năm 2131/QĐ-NHNN 25/09/2008 01/10/2008
14%/năm 1434/QĐ-NHNN 26/6/2008 01/07/2008
8.75%/năm 305/QĐ-NHNN 30/1/2008 01/02/2008
8.25%/năm 3096/QĐ-NHNN 01/01/2008
8.25%/năm 2881/QĐ-NHNN 01/12/2007
8,25%/năm 1546/QĐ-NHNN 29/06/2007 01/07/2007
8,25%/năm 2517/QĐ-NHNN 29/12/2006 01/01/2007
8,25%/năm 2308/QĐ-NHNN 30/11/2006 01/12/2006
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
0,6875%/tháng
(8,25%/năm)
1044/QĐ-NHNN 31/05/2006 01/06/2006
0,6875%/tháng
(8,25%/năm)
1894/QĐ-NHNN 30/12/2005 01/01/2006
8,25%/năm 1746/QĐ-NHNN 01/12/2005 01/12/2005
0,65%/tháng
(7,80%/năm)
1556/QĐ-NHNN 28/10/2005 01/11/2005
0,65%/tháng
(7,80%/năm)

781/QĐ-NHNN 31/5/2005 01/06/2005
0,625%/tháng
(7,50%/năm)
1716/QĐ-NHNN 31/12/2004 01/01/2005
Nguồn: sbv.gov.vn
 Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu trên có thể thấy khi thâm hụt ngân sách nhà nước
tăng lên : cụ thể từ năm 2005-2008 mức thâm hụt ngân sách nhà nước tăng từ 44,7% lên
66,2% thì lãi suất cũng tăng lên từ 7,5%/năm lên 12%/năm
I.4 Những thay đổi về thuế
Thuế thu nhập cá nhân va thuế lợi tức công ty luôn tác động đến lãi suất giống như
khi thuế tác động đến giá cả hàng hóa. Nếu các hình thức thuế này tăng lên có nghĩa là
điều tiết đi 1 phần thu nhập của những cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng hay
những người tham gia kinh doanh chứng khoán. Thông thường ai cũng quan tâm đến thu
nhập thực tế hay lợi nhuận sau thuế hơn là thu nhập danh nghĩa. Vì vậy để duy 1 mức để
duy trì 1 mức lợi nhuận thực tế nhất định họ phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những
thay đổi của thuế
 Điều quan trọng từ mối quan hệ này là việc xác lập và điều chỉnh đối với chính
sách thuế, nhắm hạn chế những tác động ngoài ý muốn của mỗi thay đổi của thuế
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
Biểu thuế lũy tiến từng phần tại điều 22 Luật thuế TNCN 2007
Nguồn: thuvienphapluat.vn
Tuy nhiên, năm 2012, một năm đầy khó khăn đối với kinh tế thế giới, trong đó có
Việt Nam, ngày 21/6/2012 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 29/2012/QH13 nhằm tháo
gỡ một số khó khăn cho tổ chức và cá nhân. Theo đó, miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày
1/7 đến 31/12/2012 đối với cá nhân có thu nhập ở bậc 1 của Biểu thuế lũy tiến từng phần,
và từ ngày 1/7/2013, cá nhân có thu nhập trên 9 triệu đồng 1 tháng mới phải đóng thuế
TNCN, mức giảm trừ gia cảnh là 3,6 triệu đồng/người/tháng.
I.5 Những thay đổi trong đời sống xã hội
Ngoài những yếu tố trên, sự thay đổi của lãi suất còn chịu ảnh hưởng của các yếu
tố thuộc về đời sống xã hội, ví dụ như:

• Sự phát triển của thị trường tài chính với các công cụ tài chính đa dạng phong
phú. Các công cụ này khác nhau không chỉ ở thời gian, phương pháp tính và trả
lãi, khả năng tiêu thụ mà cả về độ co giãn của giá cả theo lượng cầu của chúng.
Chính vì vậy những thay đổi trong cơ cấu chứng khoán, sự xuất hiện các chứng
khoán mới, cũng như sự phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu của thị trường
sơ cấp sẽ tác động làm thay đổi lãi suất trên thị trường thứ cấp.
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
• Mức độ phát triển của các thể chế tài chính trung gian gắn liền theo đó là sự cạnh
tranh trong hoạt động cung cấp dịch vụ của các tổ chức này. Hiệu suất sử dụng
vốn hay tỷ suất đầu tư cận biên trong nền kinh tế trong các thời kỳ khác nhau do
những thay đổi trong công nghệ
• Tình hình kinh tế, chính trị cũng như những biến động tài chính quốc tế như các
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới; các luồng vốn đầu tư ra, vào đối
với các nước, đều ít nhiều tác động đến lãi suất của các nước khác.
 Đòi hỏi các nhà nghiên cứu, soạn thảo và điều hành chính sách lãi suất phải có
những sự nhìn nhận tổng thế trước khi đưa ra bất kỳ một kết luận hoặc quyết định
nào
Ví dụ :
Từ cuối năm 2000, nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái. Các nền kinh tế
lớn khác trên thế giới : Tây Âu, Nhật Bản, cũng rơi vào tình trạng trì trệ. Để cứu vãn
xu thế đó, từ ngày 4-1-2001, Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED (Ngân hàng trung ương của
nước này) đó 11 lần hạ lãi suất chủ đạo của mình, từ 6,5%/năm (trước tháng 1-2001) lần
lượt xuống còn 1,75%/tháng (từ 12-12-2001), thấp nhất trong vòng hơn 30 năm qua trong
lịch sử nền kinh tế Mỹ. Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) hạ lãi suất của mình
xuống bằng 0. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng nhiều lần hạ lãi suất của
mình Tác động dây chuyền của lãi suất trên các thị trường chủ chốt của thế giới: Thị
trường liên ngân hàng Luân Đôn (LIBOR), thị trường liên ngân hàng Singapore
(SIBOR), cũng liên tục giảm. Ở Việt Nam, để hạn chế tác động tiêu cực của xu hướng
suy giảm nền kinh tế toàn cầu từ đầu năm 2001 đến nay, Ngân hàng Nhà nước VN đã cắt
giảm lãi suất cơ bản đối với đồng Việt Nam (VND) tới 4 lần, từ mức 0,75%/tháng,

xuống còn 0,725%, 0,65% và 0,60%/tháng (từ 1-11-2001); đồng thời, 2 lần cắt giảm lãi
suất tái cấp vốn, từ mức 0,50% xuống 0,45%/tháng rồi 0,40%, 2 lần cắt giảm lãi suất tái
chiết khấu từ 0,45%/tháng xuống 0,40% rồi 0,35%.
2. Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế
2.1 Đối với quá trình huy động vốn
Lãi suất là chi phí huy động vốn của doanh nghiệp và ngân hàng. Các doanh
nghiệp phải xem xét khả năng thu được lợi nhuận so với chi phí huy động bỏ ra để quyết
định huy động vốn từ nguồn nào và đầu tư vào đâu để có lợi cho doanh nghiệp nhất. Còn
ngân hàng phải xem xét giữa lãi suất huy động vốn với khả năng cho vay ở mức lãi suất
cao hơn để đưa ra phương án hoạt động đảm bảo mục tiêu ngân hàng tồn tại và phát triển
Cơ cấu huy động vốn của Ngân Hàng Bắc Á (2008-2011)
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
Nguồn: Báo cáo NASB (2008-2011)
Thay đổi lãi suất cơ bản, lãi suất huy động, lãi suất cho vay
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
Nguồn: Báo tuổi trẻ ngày 30/1/2010
 Từ năm 2008 đến 2009, lãi suất huy động giảm đáng kể từ 18% xuống còn
9,9%, lượng vốn huy động được của các Ngân Hàng cũng tăng lên đáng kể ( Ngân Hàng
Bắc Á là một ví dụ). Đến năm 2010 lãi suất tăng nhẹ và ở mức 10,5% không ảnh hưởng
nhiều đến nguồn vốn huy động được của các Ngân Hàng. Việc giảm lãi suất huy động
giúp các Ngân Hàng huy động được nhiều vốn hơn cũng đồng nghĩa với việc Ngân Hàng
có thể cho vay nhiều hơn, làm tăng khối lượng tiền cần thiết cho chi tiêu của người dân
và các doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong
việc vay vốn để mở rộng và duy trì hoạt động kinh doanh
Một ví dụ gần đây nhất cho thấy vai trò của lãi suất đối với quá trình huy dộng
vốn là đã có rất nhiều doanh nghiệp phá sản cũng như đứng trên bờ vực phá sản vì khó
tiếp cận vốn. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/6 thì số
doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012
là 26.324, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước mà nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất
huy động vốn quá cao

Tại thời điểm đầu tháng 5/2012, trong số 57,8% doanh nghiệp đang vay vốn cho
sản xuất - kinh doanh, thì có tới 33,5% phải vay với lãi suất bình quân trên 19%/năm và
86,3% số doanh nghiệp cho rằng, mức lãi suất bình quân năm chấp nhận được không quá
15%; 72,7% doanh nghiệp cho rằng, mức lãi suất bình quân năm chấp nhận được không
quá 14%. Nhiều DN đã phải chấp nhận bán cổ phiếu với giá rẻ hơn mớ rau (trường hợp
KSD bán với giá 1.500 đồng/CP), nhưng vẫn chưa có lối thoát và nếu tình trạng này
không sớm được cải thiện trong năm 2013 sẽ gây nên những hệ lụy khó lường.
 Từ thực tiễn DN khó tiếp cận tín dụng ngân hàng kéo dài như hiện tại, việc
phát triển hiệu quả hơn TTCK nói chung, thị trường trái phiếu nói riêng để hỗ trợ DN huy
động vốn tốt hơn đang đặt ra bức bách.
2.2 Đối với quá trình đầu tư
Quá trình đầu tư của 1 doanh nghiệp được thực hiện khi mà họ dự tính lợi nhuận
thu về từ các khoản đầu tư nhiều hơn số lãi phải trả cho các khoản đi vay để đầu tư. Do
đó khi lãi suất xuống thấp các hãng kinh doanh có điều kiện mở rộng đầu tư và ngược lại.
Lãi suất

Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
Đầu tư
Tình hình lãi suất cơ bản giai đoạn 2008-2011
Nguồn: Tính toán từ tổng cục thống kê
Hình 2: Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội/GDP giai đoạn 2006-2011
Đơn vị: %
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
Nguồn: TCTK.
Trong giai đoạn 2006 đến nay, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Việt
Nam tiếp tục huy động được lượng vốn đầu tư lớn, góp phần vào việc duy trì tốc độ tăng
trưởng ở mức khá cao. Theo số liệu của TCTK, vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng tăng
nhanh qua các năm. Năm 2011, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng
gấp 2,2 lần so với năm 2006 (398,9 nghìn tỷ đồng) . Với tốc độ tăng cao như vậy, tỷ lệ
vốn đầu tư/GDP tiếp tục duy trì ở mức cao (trên 40%) trong cả giai đoạn 2006-2010; tuy

nhiên, cùng với sự giảm tốc đầu tư theo tinh thần Nghị quyết 11 về giảm tổng cầu nhằm
kiểm soát lạm phát, tỷ lệ này đã giảm mạnh xuống còn 34,6% năm 2011.
Vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2008-2011
Tổng số
Chia ra
Kinh tế
Nhà nước
Kinh tế ngoài
nhà nước
Khu vực có
vốn
đầu tư nước
ngoài
Giá thực tế Tỷ đồng
2008 616735 209031 217034 190670
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
2009 708826 287534 240109 181183
2010 830278 316285 299487 214506
Sơ bộ 2011 877850 341555 309390 226905
Nguồn: Tổng cục thống kê
 Từ biểu đồ về lãi suất và số liệu trên có thể thấy từ 2008 đến 2011 lãi suất giảm mạnh
từ 13% xuống còn ở mức 9% năm 2011 kéo theo tổng vốn đầu tư cũng tăng từ 616735 tỷ
đồng lên 877850 tỷ đồng. Đây là minh chứng rõ ràng cho sự ảnh hưởng của lãi suất đến
đầu tư
Hình 3: Tỷ trọng đầu tư của các khu vực kinh tế trong tổng đầu tư toàn xã hội
giai đoạn 2006-2011
Đơn vị: %
Nguồn: Tính toá n từ số liệu của TCTK.
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
Về tỷ trọng, mặc dù có xu hướng giảm nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm

tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (từ mức trung bình 54,1% trong giai đoạn
2000-2005 xuống 39,1% trong giai đoạn 2006-2010; năm 2011 tỷ trọng này là 38,9%).
Đáng chú ý, tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng có xu hướng giảm qua các
năm (từ mức 38,1% năm 2006 xuống còn 36,1% năm 2010 và 35,2% năm 2011); trong
khi đó, tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng tăng (từ mức
16,2% năm 2006 lên mức 25,9% năm 2011).
2.3. Vai trò của lãi suất đối với tiêu dùng và tiết kiệm:
Thu nhập của một hộ gia đình được chia thành 2 bộ phận: tiêu dùng và tiết kiệm.
Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập,vấn đề hàng hóa lâu bền và
tín dụng tiêu dùng, hiệu quả tiết kiệm, trong đó lãi suất có tác dụng tích cực tới các nhân
tố đó.
Khi lãi suất thấp, chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều cho việc tiêu
dùng hàng hóa nghĩa là tiêu dung nhiều hơn. Khi lãi suất cao đem lại từ khoản tiền để
dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng
Biểu đồ tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ giai đoạn 2004-2011
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy nhiên nhìn vào biểu đồ trên ta lại thấy, năm 2008 lãi suất đạt đỉnh ở mức 13% thì
mức tăng bán lẻ hàng hóa, dịch vụ lại đạt đỉnh. Nguyên nhân ở đây là lạm phát năm 2008
đạt mức cao, gần 22% nên lãi suất danh nghĩa cao nhưng không đủ bù đắp cho lạm phát
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
nên người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Vì vậy, khi xét đến ảnh hưởng của lãi
suất đến tiết kiệm và tiêu dùng cần chú ý đến cả tỉ lệ lạm phát! Hay nói cách khác là lãi
suất thực tế chính là yếu tố tác động trực tiếp tới tiết kiệm và tiêu dùng. Ngoài ra thì tiết
kiệm và tiêu dùng còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác nên các đánh giá chỉ mang
tính tương đối.
Năm 2010:
Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, kinh doanh
thương nghiệp đạt 1229,3 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2009; khách sạn, nhà hàng
đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, tăng 21,8%; dịch vụ đạt 144,6 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8%; du
lịch đạt 15,3 nghìn tỷ đồng, tăng 28,5%.

Năm 2011:
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2.004,4
nghìn tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm trước, nhưng nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng
4,7%, thấp hơn rất nhiều so với các mức tăng tương ứng 24,5% và 14% của năm 2010
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
Nguồn: Tổng cục thống kê
1 trong những nguyên nhân của sự khác biệt giữa 2 năm trên là do trong khi lãi suất
huy động của các NH năm 2010 chỉ là 8% thì năm 2011 ở mức 13,5 đến 14% trong khi
sự chênh lệch giữa lạm phát của 2 năm này không cao hay nói cách khác là lãi suất thực
tế năm 2011 cao hơn năm 2010 -> Tiêu dùng năm 2011 thấp hơn và ngược lại tiết kiệm
sẽ cao hơn
2.4 Vai trò của lãi suất tới tỷ giá hối đoái và quá trình xuất nhập khẩu
- Tỷ giá chịu ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ.
Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi do suất danh nghĩa. Nếu
lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát tăng (lãi suất thực không đổi) thì tỷ giá giảm.
Nếu lãi suất danh nghĩa tang do lãi suất thực tế tăng (tỷ lệ lạm phát không đổi) thì tỷ giá
tăng. Khi tỷ giá đồng ngoại tệ tăng thì đồng nội tệ sẽ giảm giá (tỷ giá giảm) và ngược lại.
Xét trường hợp đồng VND và USD (các yếu tố khác không đổi)
Khi lựa chọn nắm giữ đồng tiền nội tệ và đồng ngoại tệ (cụ thể là USD) người ta
sẽ xem xét mức lãi suất thực tế của 2 đồng tiền này
Khi lãi suất của VND cao hơn lãi suất của USD (lãi suất thực), người ta sẽ có xu
hướng chuyển từ nắm giữ USD sang nắm giữ VND. Điều này làm cho nhu cầu VND tăng
Nhóm 4 - Lớp lý thuyết tài chính tiền tệ 4
lên, cầu về USD giảm đi, từ đó giá USD sẽ giảm đi so với VND, hay tỷ giá giảm tới 1
mức tỷ giá mới mà cung cầu USD/VND trở nên cân bằng. Khi đó, lãi suất thực tế của
VND và USD tương đương nhau (điều kiện ngang bằng lãi suất ko tính tới lạm phát)
Khi có ảnh hưởng của lạm phát, mặc dù lãi suất danh nghĩa tăng, nhưng lãi suất
thực tế giảm, lúc này ngược lại VND sẽ giảm giá so với USD dẫn tới tỷ giá tăng
Ngược lại, khi đồng USD tăng giá, để tạo cân bằng trên thị trường ngoại hối,
NHTW sẽ chủ động tăng lãi suất đồng nội tệ VND thông qua đẩy mạnh lượng cung ngoại

tệ ra nền kinh tế đồng thời hút bớt đồng nội tệ về. Điều này làm cho cung cầu ngoại hối
trở nên cân bằng.
Tỷ giá VND/USD theo ngày và biên độ giai đoạn 2008-2011
Nguồn: NHNN và vietcombank

×