Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.45 KB, 3 trang )
Ban mày đay, dùng thuốc gì?
Ban mày may là một trong những bệnh ngoài da rất thường gặp. Người bệnh
thấy xuất hiện các sẩn phù (sẩn mày đay), kích thước 1-2mm đến 1-2cm.
Những sẩn phù này có khi liên kết với nhau tạo thành mảng vằn vèo hình
bản đồ có kích thước hàng chục centimet.
Khi bị mày đay, người bệnh thường thấy ngứa: ngứa râm ran, dấm dứt như
phải bỏng, có khi ngứa dữ dội. Tiến triển từng đợt vài ngày, có khi tái phát
dai dẳng hàng tháng. Toàn thân có thể sốt, khó thở, có thể có đau khớp trong
ban mày đay do viêm mao mạch.
Nguyên nhân gây ra mày đay thường do dị ứng, do tiếp xúc với cây cỏ, côn
trùng, lông súc vật, phấn hoa, hoá chất; do thuốc men (các thuốc như
sulfamid, aspirin, penicilin); do dị ứng với các thức ăn như tôm, cua cá, ốc
(hải sản); do lạnh (nước lạnh, gió lạnh, mưa lạnh)… hoặc cũng có khi là
không rõ nguyên nhân.
Về điều trị, trước hết cần loại bỏ ngay các tác nhân gây bệnh trên. Tại chỗ có
thể bôi hồ nước, oxide kẽm, mỡ corticoid như flucinar.
Toàn thân, để giảm ngứa có thể dùng kháng histamin như chlopheniramin.
Tuy nhiên do tác dụng phụ của thuốc gây ngủ nên khi dùng người bệnh nên
nghỉ ngơi, tránh làm những công việc cần sự tỉnh táo như lái xe, làm việc
trên cao… Có thể dùng thêm vitamin C (tăng sức bền thành mạch).
Đối với mày đay nhẹ và vừa có thể dùng một đợt corticoid như prednisolon
(nếu không có chống chỉ định), kháng thụ thể H2 như cimetidin hoặc
ranitidin…
Đối với những trường hợp bị mày đay nặng cần truyền dịch phối hợp với
corticoid, tiêm bắp adrenalin (nếu cần). Việc này cần thực hiện tại các cơ sở
y tế.
Trước khi dùng thuốc, người bệnh phải rửa sạch và làm khô các vùng có
mụn trứng cá hoặc mụn mủ ở mặt, cổ hoặc bất cứ nơi nào khác trên cơ thể.
Bôi một lớp rất mỏng, ngày từ 1 – 2 lần. Tốt nhất là nên dùng vào lúc đi ngủ
để thuốc tác dụng qua đêm. Trường hợp bị mụn trứng cá nặng, cần dùng
thêm thuốc kháng sinh tại chỗ (clarithromycin) hoặc toàn thân (tetracyclin