Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

HÓA TRỊ CHO UNG THƯ vú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.46 KB, 17 trang )

HĨA TRỊ CHO UNG THƯ VÚ

Người dịch: Hồng Thu Hà
Hiệu đính:

Giới thiệu
1


Quyển sách này dành cho những ai cần có thêm thơng tin về hóa trị. Sách giải thích
hóa trị là gì và các tác dụng phụ phổ biến nhất
Chúng tơi hy vọng rằng sách sẽ giúp bạn nói chuyện với bác sĩ điều trị ung thư, điều
dưỡng hóa trị về những mối lo ngại bạn có và giúp bạn cảm thấy được tham dự vào việc
lên kế hoạch điều trị. Bạn cũng sẽ được đưa cho những thơng tin thích đáng về hóa trị cho
bạn bởi bác sĩ điều trị của bạn.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về các thuốc hóa trị cụ thể và các kết hợp thuốc, đề
nghị xem thêm các sách tương ứng.

Hóa trị là gì?
Hóa trị là điều trị dùng các thuốc chống ung thư (được gọi là chất độc tế bào) để tiêu
diệt các tế bào ung thư. Hóa trị được gọi là điều trị tồn thân.
Nhiều loại thuốc hóa trị khác nhau được dùng để điều trị ung thư vú. Thuốc có thể được
đưa vào cơ thể theo nhiều cách khác nhau và theo nhiều kết hợp khác nhau tùy theo từng
trường hợp riêng cụ thể.

Hóa trị làm việc thế nào?
Tất cả các tế bào bình thường trong cơ thể bạn phân chia và phát triển suốt thời gian theo
cách có trật tự và được kiểm soát. Tuy nhiên các tế bào ung thư phân chia và lớn lên theo
cách vô trật tự và khơng kiểm sốt được. Hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách ngăn
ngừa khả năng chúng phân chia và phát triển. Các thuốc hóa trị khác nhau làm việc theo
cách khác nhau và can thiệp vào tế bào ung thư tại các thời điểm khác nhau trong khi


chúng phát triển. Đó là lý do tại sao thường sử dụng các kết hợp thuốc.
Hóa trị và ung thư vú nguyên phát
Ung thư vú nguyên phát là ung thư vú được tìm thấy ở vú và/hoặc các hạch bạch huyết
dưới cánh tay (hố nách) và chưa lan tới nơi nào khác ở cơ thể. Để quyết định bạn có cần
hóa trị hay khơng thì cần xem xét nhiều yếu tố như là kích cỡ ung thư vú của bạn, liệu tế
bào ung thư đã lan tới hạch bạch huyết hay chưa, độ mô học của ung thư vú của bạn (tế
bào ung thư vú khác với tế bào vú bình thường ra sao và tế bào ung thư vú phát triển
nhanh như thế nào), thụ thể nội tiết oestrogen (ER) và thụ thể Her. Để có thêm thơng tin
đề nghị xem quyển Tìm hiều báo cáo giải phẫu bệnh.
2


Hóa trị thường được thực hiện thêm vào phẫu thuật và/hoặc xạ trị cho ung thư vú nguyên
phát. Hóa trị được thực hiện để làm giảm nguy cơ ung thư vú quay trở lại và được gọi là
hóa trị bổ trợ. Hóa trị thường được bắt đầu vài tuần sau phẫu thuật, để cho cơ thể bạn có
thời gian hồi phục sau phẫu thuật. Hướng dẫn quốc gia nói rằng điều trị nên bắt đầu trong
vòng 31 ngày kể từ ngày phẫu thuật, trừ khi có lý do y khoa tại sao lại khơng được hóa trị,
ví dụ do nhiễm trùng vết mổ.
Trong một số trường hợp hóa trị được thực hiện trước khi phẫu thuật, và được gọi là hóa
trị tân bổ trợ. Ví dụ hóa trị tân bổ trợ có thể được dùng để làm chậm sự phát triển của ung
thư vú phát triển nhanh và làm giảm cơ hội ung thư vú lan tới các bộ phận khác của cơ thể
hoặc để làm co ung thư vú lớn trước khi phẫu thuật. Nếu bạn được đề nghị hóa trị tân bổ
trợ thì bác sĩ sẽ giải thích tại sao.
Tơi sẽ được lợi gì từ hóa trị?
Nếu bạn mắc ung thư vú ngun phát thì mục đích của hóa trị là để làm giảm nguy cơ ung
thư quay trở lại trong tương lai.
Bác sĩ của bạn có thể dùng một chương trình online để giúp ước tính lợi ích bạn có thể kỳ
vọng từ việc được hóa trị. Họ cũng có thể cho bạn thấy một đồ thị chỉ ra thơng tin này,
hoặc thảo luận lợi ích dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
Mức độ lợi ích có thể mà bạn sẽ có sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố gồm tuổi, liệu hạch

bạch huyết đã có tế bào di căn hay chưa, loại, kích cỡ, độ mơ học và giai đoạn (kích thước
của ung thư và ung thư đã lan xa tới đâu). Trong một số trường hợp lợi ích của hóa trị là
rõ ràng; trong một số trường hợp khác lợi ích là kém chắc chắn hoặc nhỏ và có thể khó
quyết định liệu có nên hóa trị hay khơng.
Quyết định để hóa trị là có tính cá nhân và bạn sẽ cần cân nhắc các lợi ích có thể và các
tác dụng phụ tiềm tàng. Quyết định của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ trải nghiệm
trước đó mà bạn có với hóa trị, các ưu tiên cá nhân của bạn, các cam kết của gia đình và
của bạn. Bạn có thể thảo luận các vấn đề này với bác sĩ.
Oncotype DX
Oncotype DX là một xét ngiệm có thể giúp bác sĩ quyết định liệu bạn sẽ được lợi từ hóa
trị như là một phần của điều trị và mức độ ung thư có thể quay trở lại trong tương lai. Bạn
có thể nghe xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm bộc lộ gen (GEP), một xét nghiệm
phân tích sự bộc lộ gen hoặc là gen assay.
Xét nghiệm được thực hiện trên mơ vú được lấy ra trong phẫu thuật.
Nó chỉ phù hợp trong các trường hợp nhất định và không luôn đưa ra câu trả lời chắc
chắn.
3


Hóa trị và ung thư vú thứ phát
Ung thư vú thứ phát hay là ung thư vú di căn là khi các tế bào ung thư vú đã lan từ vú tới
các bộ phận khác của cơ thể, như là xương hoặc phổi. Mặc dầu bệnh có thể khơng chữa
khỏi, nhưng có thể kiểm sốt được bệnh và đơi khi kiểm sốt trong nhiều năm.
Hóa trị có thể được dùng để điều trị ung thư vú thứ phát để làm co hoặc làm chậm sự phát
triển của ung thư vú. Hóa trị cũng có thể được thực hiện để làm giảm một số triệu chứng.
Bác sĩ nội ung thư của bạn cũng có thể cố gắng thực hiện các điều trị khác trước hoặc
cùng với hóa trị. Ví dụ, liệu pháp nội tiết (nếu ung thư vú có thụ thể dương tính với nội
tiết hoặc liệu pháp sinh học như là trastuzumab (Herceptin) (nếu ung thư vú dương tính
với Her2).
Xạ trị cũng có thể được dùng phụ thuộc vào vị trí của ung thư vú thứ phát.

Để có thêm thơng tin đề nghị xem quyển Ung thư vú thứ phát và từng quyển sách riêng
về ung thư vú thứ phát.
Tôi có thể mong đợi điều gì?
Hóa trị cho ung thư vú nguyên phát phổ biến được thực iện như là một seri điều trị với
khoảng thời gian từ 3 tới bốn tuần trong vài tháng. Khoảng cách giữa mỗi đợt hóa trị là để
cho cơ thể bạn có thời gian hồi phục hết các tác dụng phụ trong thời gian ngắn. Loại và
liều chính xác của hóa trị sẽ được “đo ni đóng giày” để phù hợp với trường hợp của bạn.
Bạn thường được điều trị như là bệnh nhân ngoại trú. Bạn cũng có thể ở lại bệnh viện
trong thời gian ngắn nhưng một số người ở bệnh viện gần như cả ngày (phụ thuộc vào
xét nghiệm, thời gian chờ đợi và việc chuẩn bị và truyền thuốc hết bao lâu).
Bạn có thể mang theo một vài thứ để giết thời gian cũng như là đồ uống và thức ăn vặt.
Bạn có thể nhờ ai đó đi cùng với bạn.
Với một số loại hóa trị bạn có thể được truyền đợt đầu như là bệnh nhân nội trú và bạn
cần ở lại bệnh viện qua đêm.
Bác sĩ sẽ giải thich thuốc hóa trị bạn sẽ được truyền và bạn được truyền vào ngày nào.
Bạn có thể nghe nhắc tới từ “phác đồ”, từ này có nghĩa là thuốc hóa trị được dùng, liều,
được truyền thường xuyên như thế nào và số chu kỳ truyền tổng thể. Ví dụ nếu bạn được
điều trị mỗi ba tuần thì hóa trị theo ba tuần được gọi là một chu kỳ: bạn có chu kỳ 1, chu
kỳ 2 ba tuần sau đó, chu kỳ 3 sau đó ba tuần nữa v.v.
Phác đồ hóa trị được thực hiện mỗi hai tuần thay cho ba tuần được gọi là hóa trị tăng tần
suất truyền (dense-dose chemotherapy) đang được thử nghiệm. Việc này đồng nghĩa là
thời gian giữa hai đợt truyền ngắn hơn so với kế hoạch điều trị chuẩn mặc dầu tổng liều
4


của hóa trị là như nhau. Ví dụ, nếu liều hóa trị chuẩn là 8 điều trị trong 24 tuần, thì điều trị
tăng tần xuất truyền có thể là 8 điều trị trong 16 tuần. Bác sĩ nội ung thư sẽ thảo luận nếu
điều này thích hợp với bạn.
Ngay trước mỗi chu kỳ điều trị và đôi khi giữa các lần điều trị, bạn sẽ được xét nghiệm
máu.

Bạn thường được cho thuốc chống nơn trước khi hóa trị, việc này sẽ phụ thuộc vào loại
hóa trị nhưng thường có cả thuốc steroid gọi là dexamethasone ngồi thuốc chống nơn.

Hóa trị được thực hiện như thế nào?
Hóa trị có thể được thực hiện theo vài cách. Đối với ung thư vú các thuốc được đưa vào
cơ thể bằng đường:
 Vào ven
 Đường uống dưới dạng viên nén hoặc viên con nhộng.
Hóa trị đường truyền
Có nhiều cách và hóa trị được truyền vào cơ thể phụ thuộc vào việc bạn thích kiểu nào và
nhân viên hóa trị thấy việc tìm ven là dễ dàng.
Cách phổ biến nhất gồm luồn một kim nhỏ và một ống bằng chất dẻo được gọi là ống
truyền vào ven, hoặc ở trên mu bàn tay hoặc ở phần cẳng tay dưới. Kim được rút ra và để
lại ống bằng chất dẻo. Thuốc đã được pha loãng sau đó được chảy chậm vào ven. Nếu cần
truyền lượng dịch lớn thì cần truyền dưới dạng nhỏ giọt vào ống truyền trong khoảng thời
gian cố định.
Ống truyền được lấy ra sau khi bạn đã nhận xong thuốc và ống mới được luồn vào trước
mỗi chu kỳ hóa trị.
Ống truyền thường sẽ ở bên tay không mổ để tránh nguy cơ phù bạch mạch. Phù bạch
mạch là việc tay, bàn tay hoặc khu vực vú bị sưng lên do tích tụ dịch bạch huyết trên mô
bề mặt của cơ thể gây ra. Phù bạch mạch xảy ra do tổn thương hệ thống bạch huyết do
phẫu thuật hoặc xạ trị vào các hạch bạch huyết dưới cánh tay và khu vực xung quanh. Để
có thêm thơng tin đề nghị đọc quyển Giảm nguy cơ phù bạch mạch.
Nếu bạn được phẫu thuật cắt bỏ vú hai bên và phẫu thuật lấy hạch bạch huyết ở cả hai
bên thì hãy nói với bác sĩ về việc truyền hóa chất được thực hiện thế nào.
Nếu khó tìm ven thì có một cách khác thay cho ống truyền. Ví dụ đơi khi dùng một dụng
cụ tiếp cận ven trung tâm. Dụng cụ này nằm tại chỗ trong suốt đợt hóa trị và hóa chất
được đưa vào cơ thể qua đó. Dưới đây mơ tả nhiều loại dụng cụ tiếp cận ven trung tâm.
5



Ống thông dưới da
Ống thông dưới da (ống cho phép dịch được đưa vào cơ thể hoặc được dẫn lưu ra) là một
ống silicon mảnh được luồn vào ven qua một đường rạch nhỏ ở thành ngực. Bạn có thể
nghe nó được gọi là dây truyền Hickman hoặc Groshong. Nó có thể ở đó trong vài tháng,
nghĩa là bạn khơng cần phải luồn một dây truyền vào ven mỗi lần bạn được hóa trị. Các
mẫu máu cũng có thể được lấy từ ống thông dưới da.
Ống thông dưới da thường được đặt vào có dùng gây tê tại chỗ nhưng có thể gây mê nếu
cần. Một đường hầm được tạo ra dưới da và ống thông dưới da được luồn vào ven lớn dẫn
tới tim. Có một băng quấn nhỏ xung quanh ống thông nằm ngay dưới da tại chỗ vết rạch
Mô phát triển xung quanh băng quấn giúp giữ ống thơng chặt tại chỗ. Trước đó thì vết
rạch được khâu lại để giữ ống thông tại chỗ. Cần cẩn thận để giữ vết rạch sạch để giảm
thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Điều dưỡng hóa trị sẽ giải thích bạn cần làm gì để chăm sóc
ống thơng dưới da. Sau khi bạn đã hồn thành điều trị thì ống thơng sẽ được lấy ra khi có
gây tê tại chỗ.
Ống thơng trung tâm ngoại vi (PICC)
Một cách khác là bạn có thể đặt một ống thông vào ven ở tay bạn, ngay tại hoặc phía trên
khuỷu tay, và được gọi là ống thông trung tâm ngoại vi (PICC), và giống như ống thơng
dưới da, nó ở lại tại chỗ cho đến khi toàn bộ các đợt điều trị của bạn hoàn thành. Bạn
thường được đặt ống thông trung tâm ngoại vi khi có gây tê tại chỗ như là bệnh nhân
ngoại trú. Trong khi bạn có PICC, thì ống sẽ được che lại bởi một tấm băng và bạn sẽ
được hướng dẫn cách thức chăm sóc và thay băng. Có thể lấy máu từ dụng cụ này. Khi
không cần đến nữa thì PICC sẽ được lấy ra.
Cổng truyền
Cổng truyền là một ống mềm và mảnh được làm từ chất dẻo, có thể đưa vào ven dưới da,
thường là ở ngực hoặc ở cánh tay. Một đầu ống đi vào tĩnh mạch lớn nằm ngay trên tim và
đầu kia nối với một cổng ở dưới da. Thuốc hóa trị có thể được đưa trực tiếp vào cổng
bằng cách bơm thuốc mỗi lần bằng một kim loại đặc biệt. Nó cũng có thể được dùng để
lấy mẫu máu. Cổng truyền được đặt vào bởi bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ chuẩn đoán hình
ảnh ở phịng phẫu thuật Có thể gây mê hoặc cổng có thể được đặt vào và lấy ra kh cói gây

tê cục bộ. Khơng giống ống thơng dưới da hoặc PICC, cổng được dấu khơng cho nhìn
thấy nhưng có thể sờ thấy dưới da.
Khi cần được lấy ra thì rạch một vết nhỏ ở vị trí của cổng. Cổng sau đó được lấy ra và
ống thơng được lấy ra khỏi ven. Vết mổ sau đó được băng lại. Bạn sẽ được hướng dẫn
6


chăm sóc vết mổ và được tư vấn nếu bạn thấy đau hoặc thâm tím sau khi lấy cổng truyền
ra.

Nếu bạn được đặt ống truyền Hickma, Groshong hoặc PICC, có thể có mục máu đơng hình
thành ở ven tại đầu dây và bạn có thể được chỉ định thuốc để giúp ngăn ngừa việc này xảy
ra Các dấu hiệu của cục máu đông xung quanh dụng cụ tiếp cận ven trung tâm gồm sưng,
đỏ da và/hoặc mềm ở cánh tay, khu vực ngực hoặc có thể lên tới cổ (ở cùng phía với dây
truyền trung tâm). Bạn cần liên hệ với bệnh viện, bác sĩ hoặc điều dưỡng ngay lập tức nếu
bạn thấy hơi thở ngắn hoặc ngực bị bóp chặt.

Hóa trị theo đường uống
Đó là thuốc hóa chất được uống và có thể là ở dạng viên nén hoặc viên con nhộng. Hóa trị
theo đường uống thường được uống tại nhà như là một phần hoặc toàn bộ điều trị của bạn.
Điều dưỡng sẽ hướng dẫn bạn cách uống thuốc hóa chất và bạn sẽ được đưa tờ hướng dẫn
như là liệu có thể uống cùng với thức ăn hay khơng. Nếu bạn khơng thể uống thuốc vì bất
kỳ lý do nào hoặc nếu bạn nôn mửa sau khi uống thuốc bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay
lập tức để có tư vấn.
Thuốc bạn được bệnh viện cấp tạo nên một đợt điều trị hoàn chỉnh, và quan trọng là uống
thuốc chính xác như được chỉ định. Ln luôn đọc nhãn in trên hộp thuốc trước khi rời
bệnh viện – nếu hướng dẫn khơng rõ ràng thì hãy hỏi điều dưỡng hoặc bác sĩ trước khi
uống bất kỳ thuốc nào.
Dược sĩ tại bệnh viện hoặc điều dưỡng hóa trị sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản an toàn
thuốc hóa trị mà bạn giữ tại nhà.

Hóa trị đường uống có thể gây ra các tác dụng phụ tương tự như điều trị hóa chất bằng
đường truyền tĩnh mạch. Quan trọng là hiểu các tác dụng phụ này khi bạn uống các thuốc
khác và bạn vẫn cần được xét nghiệm máu đều đặn.

Điện hóa trị
Điện hóa trị là điều trị mới và hiện chưa có rộng rãi. Đơi khi nó được dùng để điều trị ung
thư vú đã lan tới da. Hóa chất được tiêm trực tiếp vào khu vực da bị ảnh hưởng hoặc vào
dòng máu. Một xung điện sau đó được dùng để giúp hóa chất đi tới tế bào ung thư. Một
khi vào tới bên trong tế bào ung thư thì hóa chất tiêu diệt tế bào.
7


Các tác dụng phụ có thể
Thuốc hóa chất làm việc bằng cách tiêu diệt tế bào ung thư đang phát triển và phân chia
nhanh. Tuy nhiên các tế bào bình thường cũng bị ảnh hưởng và điều này có thể dẫn đến
tác dụng phụ. Mục tiêu là đưa ra liều có hiệu quả để tiêu diệt tế bào ung thư trongkhi làm
tổn thương ít nhất có thể tới tế bào bình thường. Tế bào ung thư vú khơng thể tự sửa chữa
rất tốt nhưng các tế bào bình thường có thể tự sửa chữa nhanh chóng. Điều này có nghĩa
là các tác dụng phụ thường là tạm thời.
Hóa trị ảnh hưởng tới mọi người theo nhiều cách khác nhau. Các tác dụng phụ phụ thuộc
vào từng trường hợp cụ thể và thuốc bạn đang nhận. Hai người nhận cùng kết hợp thuốc
có thể cảm nhận hồn tồn khác nhau trong khi điều trị. Một số người trải qua rất ít tác
dụng phụ và có thể tiếp tục hoạt động bình thường, trong khi những người khác thấy cuộc
sống của họ bị ảnh hưởng tới nhiều mức độ khác nhau. Một số tác dụng phụ phổ biến nhất
là:
 Nguy cơ nhiễm trùng từ việc không đủ bạch cầu, thiếu máu và bầm tím và chảy
máu


Buồn nơn và nơn


 Rụng tóc hoặc tóc thưa đi
 Đau mồn
 Lở mồm
 Mệt rũ
Có thêm chi tiết về các tác dụng phụ này và nhiều tác dụng phụ khác trong phần này. Bác
sĩ điều trị sẽ cho bạn thêm thông tin về thuốc, chi tiết về bất kỳ tác dụng phụ cụ thể nào
mà thuốc có thể gây ra và cách thực kiểm sốt tác dụng phụ.
Ảnh hưởng lên máu
Thuốc hóa trị có thể ảnh hưởng tạm thời lên số lượng các tế bào máu khỏe mạnh trong cơ
thể. Các tế bào máu (tế bào bạch cầu, hòng cầu và tiểu cầu) được tủy xương sản sinh ra để
thay thế cho các tế bào đã được cơ thể dùng một cách tự nhiên. Thuốc hóa trị làm giảm
khả năng tủy xương sản sinh ra các tế bào này.
Bạn sẽ được xét nghiệm máu đều đặn trong suốt thời gian điều trị để kiểm tra hồng cầu,
bạch cầu và tiểu cầu. Nếu các giá trị này q thấp thì có thể cần hỗn đợt điều trị tiếp
hoặc giảm liều hóa chất xuống.
Nguy cơ nhiễm trùng
8


Khơng đủ bạch cầu có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng. Sức đề kháng của bạn với nhiễm
trùng thường ở mức thấp nhất chừng 7-14 ngày sau hóa trị. Số lượng bạch cầu thường
quay trở về mức bình thường trước đợt hóa trị tiếp theo là điều cần phải có. Khi các tế bào
bạch cầu xuống thấp hơn mức nào đó thì được gọi là giảm bạch cầu trung tính. Nếu bạn
cũng bị sốt (trên 38oC) thì được gọi là sốt do giảm bạch cầu.
Nếu bạn cảm thấy không được khỏe, run lên hoặc có nhiệt độ quá 38 oC vào bất cứ
lúc nào trong khi điều trị thì bạn nên liên hệ với bệnh viện ngay lập tức thậm chí nếu
việc này xảy ra vào cuối tuần hoặc vào ban đêm.
Bạn cần có số điện thọai để liên lạc hoặc tư vấn về chăm sóc khẩn cấp trước khi bắt đầu
hóa trị. Tại một thời điểm nào đấy trong khi điều trị bạn có thể cần được điều trị bằng

kháng sinh. Trong từng trường hợp nào đó, bác sĩ có thể khuyến nghị tiêm thuốc kích
thích việc sản sinh tế bào bạch cầu để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ giải thích
thêm về những lần tiêm này nếu bạn sắp được tiêm.
Thiếu máu
Có q ít tế bào hồng cầu có nghĩa là bạn bị thiếu máu. Nếu bạn cảm thấy đặc biệt mệt
mỏi, thở không ra hơi hoặc chóng mặt, bạn cần cho bác sĩ biết. Thi thoảng có thể bạn cần
truyền máu trong khi điều trị.
Bầm tím và chảy máu
Hóa trị có thể làm giảm số lượng tiểu cầu (giúp đơng máu). Bạn có thể thấy dễ bị thâm
tím, chảy máu mũi hoặc nhận thấy rằng chảy máu chân răng khi bạn đánh răng. Bạn cần
nói cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ các triệu chứng này. Có thể bạn cần được truyền tiểu
cầu mặc dầu điều này hiếm khi cần, do mức tiểu cầu thường tự điều chỉnh theo thời gian.
Thực hiện một trong các điều phịng ngừa sau có thể giúp giảm nguy cơ hoặc các vấn đề
nhiễm trùng và chảy máu:
 Cẩn thận vệ sinh cá nhân, như là rửa tay
 Làm vệ sinh và băng chỗ đứt tay hoặc chỗ xước da bằng băng gạc hoặc băng dính
 Tránh gặp những người khơng được khỏe hoặc có thể bị nhiễm trùng
 Ăn uống lành mạnh, tuân theo bất kỳ lời khuyên nào về thực phẩm và đồ uống do
bệnh viện đưa ra. Uống nhiều nước và chất lỏng và đảm bảo rằng mọi thứ bạn ăn
được bảo quản và nấu đúng cách.
Buồn nơn và nơn
Việc có thể trải qua nơn và buồn nơn sau hóa trị sẽ phụ thuộc vào loại và liều thuốc. Các
yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng tới việc bạn đáp ứng như thế nào, ví dụ những người
9


rất lo lắng hoặc dễ bị say tàu xe hoặc mệt vào buổi sáng khi có thai thì nhiều khả năng bị
nơn mửa hơn.
Bạn có thể được cho thuốc chống nôn để uống và/hoặc tiêm tĩnh mạch trước mỗi lần
truyền hóa chất cũng như một số viên thuốc chống nơn để uống tại nhà, nhưng một số

người sẽ vẫn bị nơn.
Buồn nơn có thể bắt đầu ngay lập tức sau hóa trị, một vài giờ sau hoặc tới một vài ngày
sau. Đối với một số người thì nơn có thể kéo dài vài giờ hoặc đối với những người khác
có thể kéo dài vài ngày. Buồn nơn thường có thể được làm giảm nhẹ và trong hầu hết các
trường hợp có thể kiểm sốt được. Hiện có một vài loại thuốc chống nơn. Bạn có thể cần
uống kết hợp các loại thuốc để giảm nhẹ buồn nơn, có thể gồm uống liều thấp thuốc
steroid trong thời gian ngắn. Nếu nôn và buồn nơn ảnh hưởng tới bạn thì bạn cần cho bác
sĩ biết.
Quan trọng là cố gắng uống chất lỏng và ăn đều đặn. Điều này có thể khó khăn khi bạn
cảm thấy buồn nôn hoặc đang mệt mỏi. Hãy cố gắng ăn hoặc uống từng ít một một cách
đều đặn.
Bạn cần liên hệ với bệnh viện thậm chí vào cuối tuần hoặc ban đêm nếu bạn bị nôn nhiều
và khơng thể uống được tí chất lỏng nào mà khơng bị nơn ra.
Rụng tóc hoặc tóc thưa đi
Rụng tóc có thể là một trong những tác dụng phụ kinh khủng nhất của hóa trị. Một số
người thấy nếu họ chuẩn bị cho việc rụng tóc trước khi việc này xảy ra là hữu ích. Một số
phụ nữ chọn cắt tóc ngắn hơn hoặc cạo đầu hoàn toàn trước khi bắt đầu hóa trị.
Khơng phải tất cả thuốc hóa trị có thể gây ra rụng hết tóc. Một số làm tóc thưa đi trong
khi những thuốc khác có thể khơng ảnh hưởng đến tóc một chút nào cả. Việc có rụng tóc
hay khơng phụ thuộc vào loại và lượng thuốc hóa chất bạn được truyền.
Nếu bạn bị rụng tóc thì tóc thường rụng trong vòng hai tới ba tuần sau khi bắt đầu điều trị.
Rụng tóc cũng làm rụng ln cả lơng mày, lơng mi v.v.
Bạn có thể thấy rằng rụng lơng trên cơ thể với tốc độ chậm hơn tóc trên đầu. Rụng tóc là
tạm thời và tóc bạn sẽ mọc lại sau khi hồn thành hóa trị. Đơi khi tóc sẽ bắt đầu mọc lại
trước khi kết thúc hóa trị. Trong cực ít trường hợp thì có báo cáo rụng tóc kéo dài hoặc
vĩnh viễn sau khi hóa trị.
Những vấn đề về răng miệng
Hóa trị có thể ảnh hưởng tới miệng bạn theo nhiều cách, gồm:
 Đau mồm và lở mồm
10



 Khơ mồm (có thể làm tăng nguy cơ sâu răng)
 Nhiễm trùng
 Nấm miệng
 Chảy máu chân răng
 Thay đổi vị giác
Hãy gặp nha sĩ để kiểm tra răng trước khi hóa trị. Nếu cần chữa răng thì hãy nói với bác sĩ
nội ung thư để biết thời gian tốt nhất để đi chữa răng.
Có nhiều cách khác giúp giảm thiểu vấn đề gồm:
 Đánh răng sau mỗi lần ăn
 Sử dụng bàn chải mềm
 Sử dụng nước xúc miệng
 Đều đặn nhấp từng ngụm nước để giữ cho mồm không bị khô
 Nhai kẹo cao su không đường để khuyến khích tiết nước bọt
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì về răng miệng thì hãy cho bác sĩ hoặc điều dưỡng biết càng
sớm càng tốt. Có nhiều thứ có thể giúp giảm nhẹ đau răng miệng, gồm nước xúc miệng,
gel bảo vệ và chất bôi trơn và thuốc giảm đau. Các gợi ý sau cũng hữu ích:
 Tránh thức ăn có mùi đậm, mặn hoặc chua
 Tránh rượu và thuốc lá
 Tránh thức ăn cứng như là bánh quy giịn hoặc bánh mì giịn
 Thêm nước sốt vào thức ăn để giữ cho miệng bạn không bị khô và dễ nuốt hơn
 Tránh đồ uống và thức ăn rất nóng hoặc lạnh
 Sử dụng son dưỡng mơi để giữ cho môi không bị khô.
Trong khi bạn đang hóa trị thì vị giác có thể thay đổi và một số thức ăn có thể có vị khác
đi (ví dụ mặn hơn, đắng hơn và có vị kim loại). Bạn có thể thấy mình khơng cịn thích
một số thức ăn mà bạn ưa thích trước đây và bạn có thể muốn thử để tìm vị mà bạn thấy
dễ ăn nhất vào lúc này. Vị giác của bạn sẽ quay trở lại bình thường một khi điều trị kết
thúc mặc dầu đối với một số người điều này có thẻ kéo dài mãi sau điều trị.
Mệt rũ

Mệt rũ là sự cực kỳ mệt mỏi và kiệt sức không hết khi bạn đi ngủ hoặc nghỉ ngơi và có
thể ảnh hưởng tới thể chất và cảm xúc của bạn. Nó là tác dụng phụ rất phổ biến của điều
trị ung thư vú và có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi kết thúc điều
trị. Thi thoảng mệt rũ là tác dụng phụ lâu dài.
11


Mệt rũ có thể là do một số trạng thái gây ra như là thiếu máu. Quan trọng là hãy để cho
bác sĩ biết nếu bạn bị mệt rũ để có thể loại trừ các vấn đề khác.
Trải nghiệm của mỗi người về mệt mỏi là khác nhau. Nếu bạn tiếp tục làm việc trong suốt
thời gian hóa trị hoặc phải chăm sóc trẻ con thì điều này có thể góp phần vào cảm giác
mệt mỏi hoặc mệt rũ của bạn. Hãy cố gắng biết giới hạn và không mong chờ quá mức vào
bản thân. Các gợi ý sau có thể hữu ích trong quản lý mệt mỏi và mệt rũ:
 Xem xét việc có nhật ký mệt rũ, điều này có thể xác định các nguyên nhân gây mệt
rũ và cho thấy những thay đổi trong mức năng lượng, giúp bạn lên kế hoạch cho
ngày để có thể bố trí thời gian khi bạn có nhiều năng lượng hơn.
 Có bằng chứng mạnh mẽ rằng tập luyện làm giảm mệt rũ. Hướng tới thực hiện một
ít hoạt động hoặc tập nhẹ đều đặn như là đi bộ hoặc oyga.
 Có thời gian nghỉ ngơi giữa các hoạt động hàng ngày nhưng hãy cố gắng hạn chế
giác ngủ ngắn chưa tới 30 phút để bạn ngủ ban đêm.
 Các liệu pháp hỗ trợ như là mát xa và thư giãn có thể giúp tạo thêm cảm giác khỏe.
 Uống nhiều chất lỏng do mất nước có thể làm bạn mệt mỏi.
 Để có thể ăn được nhiều khi khẩu vị là tốt, hãy chọn thức ăn lành mạnh cân bằng.
Bạn có thể thấy thêm thơng tin trong quyển Chế độ ăn và ung thư vú.
 Nghĩ đến việc hỗ trợ cảm xúc (tâm lý), có thể là tư vấn từng người một thoặc theo
nhóm. Có một số bằng chứng điều này có thể làm giảm mệt rũ.
 Chấp nhận sự giúp đỡ từ những người khác khi có thể.
Thay đổi ở da và móng tay chân
Một số thuốc hóa trị có thể làm da bạn khơ đi. Da bạn có thể nhạy cảm hơn với phản ứng.
Một số thuốc hóa trị cũng gây mẩn đỏ. Nếu bạn thấy có mẩn đỏ hãy nói với bác sĩ càng

sớm càng tốt.
Bạn có thể làm ẩm da để làm giảm sự khô nhưng hãy chọn các loại kem có ít lượng chất
thơm và màu nhất để giảm thiểu nguy cơ phản ứng và hãy bơi thử lên một diện tích da đã.
Hãy nhớ chăm sóc da khi dưới sánh mặt trời bằng cách che da lại mà đội mũ. Sử dụng
kem chống nắng có hệ số chống nắng cao và tránh các thời gian nắng nhất trong ngày (11
giờ sáng tới 3 giờ trưa).
Hóa trị có thể gây ra những thay đổi tới vẻ ngồi của móng tay chân bạn, có thể là thay
đổi màu móng hoặc cấu trúc bề mặt của móng như là hình thành các gợn. Móng cũng có
thể trở nên giịn và bị gãy. Thi thoảng móng có thể bị bong khỏi ngón tay chân và rơi ra.
12


Trong khi điều trị kem bơi tay có thể giúp làm ẩm da tay, chân và móng; và dùng găng tay
khi làm việc nhà có thể bảo vệ móng tay bạn. Nếu móng chân bị ảnh hưởng bạn có thể
tránh đi giày chật. Đừng đeo móng giả trong khi hóa trị do móng giả có thể dẫn tới nhiễm
trùng hoặc che dấu các dấu hiệu của nhiễm trùng.
Do bạn có thêm nguy cơ nhiễm trùng trong khi đang được hóa trị thì báo cáo bất kỳ dấu
hiệu nhiễm trùng nào như đỏ da, sốt, sưng hoặc đau ở móng ngón tay chân hoặc bên dưới
móng thực sự là quan trọng.
Ảnh hưởng tới trí não
Một số người cũng thấy hóa trị ảnh hưởng tới khả năng tập trung và làm cho họ hay quên
hơn, điều này đôi khi được gọi là “não hóa chất” “sương mù hóa chất”. Hiện tượng này
thường được cải thiện theo thời gian sau khi hoàn thành điều trị.
Khơng có nhều bằng chứng nghiên cứu hỗ trợ cách tốt nhất để điều trị “não hóa chất’
nhưng một số gợi ý để giảm mệt rũ liên quan tới ung thư cũng có thể hữu ích: tập luyện
thể chất, ăn uống lành mạnh, chế độ ăn thay đổi và thư giãn để giảm stress. Một số người
nói các bài tập trí óc như là chơi trị giải ơ chữ và ghép hình là hữu ích trong việc giữ trí
óc họ hoạt động.
Ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa
Hóa trị có thể ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa theo nhiều cách khác nhau. Một số người thấy họ

bị táo bón, những người khác bị tiêu chảy. Một số thuốc hóa trị có thể làm cho bạn nhiều
khả năng khó tiêu hơn. Một số thuốc cũng có thể gây chứng ợ nóng, là cảm giác nóng
bỏng ở ngực dưới.
Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn trải qua bất kỳ các tác dụng phụ nào. Có nhiều thuốc có
thể làm giảm nhẹ triệu chứng và họ cũng có thể tư vấn về chế độ ăn.
Nếu bạn bị đi ngoài từ bốn lần trở lên trong vịng 24 giờ thì bạn nên liên hệ với bác sĩ.
Đảm bảo uống nhiều chất lỏng để làm cho bạn không bị mất nước.

Các triệu chứng mãn kinh
Phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh (tiền mãn kinh), thấy kinh nguyệt của họ không ra nữa
hoặc trở nên khơng đều trong khi hóa trị. Một số phụ nữa trải qua các triệu chứng mãn
kinh do buồng trứng, nơi sinh sản ra oestrogen, bị ảnh hưởng bởi điều trị. Các triệu chứng
phổ biến gồm bốc hỏa, ra mồ hôi ban đêm, thay đổi tâm tính, đau khớp và đau và khô âm
đạo. Kinh nguyệt sẽ trở lại phụ thuộc vào loại thuốc được dùng, liều dùng và tuổi của bạn.
Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc điều dưỡng để biết cách ứng phó với các triệu
13


chứng này. Để có thêm thơng tin đề nghị đọc quyển Các triệu chứng mãn kinh và ung
thư vú.
Khả năng sinh sản
Hóa trị gây ra những thay đổi trong buồng trứng, có thể dẫn tới vơ sinh. Nguy cơ vơ sinh
là lớn hơn nếu bạn trên 35 tuổi và tăng dần theo tuổi của bạn.Đây có thể là tác dụng phụ
cực kỳ đáng lo ngại.
Nếu bạn muốn sinh con trong tương lai hoặc thậm chí nếu bạn khơng chắc chắn thì quan
trọng là bạn thảo luận các ảnh hưởng có thể của thuốc mà bạn sẽ được dùng lên khả năng
sinh sản với các bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt cho các lựa chọn của
bạn. Nếu cần được gửi tới bác sĩ sinh sản thì quan trọng là cần làm càng sớm càng tốt để
giảm thiểu bất kỳ sự trì hỗn nào trong việc bắt đầu hóa trị. Đối với nam giới hóa trị có
thể ảnh hưởng tới việc sản sinh tinh trùng có thể dẫn tới vô sinh tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Nếu bạn lo ngại về ảnh hưởng của hóa trị lên khả năng sinh sản của bạn, hãy nói với bác
sĩ trước khi bắt đầu điều trị. Để có thêm thơng tin đề nghị đọc quyển Nam giới mắc ung
thư vú.
Ảnh hưởng lâu dài của hóa trị trong điều trị ung thư vú nguyên phát
Hầu hết các tác dụng phụ của hóa trị là tạm thời và mất đi một khi bạn kết thúc điều trị.
Một số tác dụng phụ có thể kéo dài hơn hoặc các tác dụng phụ khác có thể phát triển hàng
tháng hoặc hàng năm sau khi hóa trị kết thúc. Một số thuốc hóa trị có thể gây ra vấn đề
tim hoặc phổi. Cũng có nguy cơ với một số thuốc gây ra một ung thư khác trong tương
lai. Tuy nhiên các tác dụng muộn này là hiếm gặp và bác sĩ có thể thảo luận với bạn các
lợi ích của điều trị ung thư vú bằng hóa trị so với nguy cơ của tác dụng hiếm gặp.

Tình dục, tránh thai và mang thai
Hóa trị sẽ hầu như ảnh hưởng nhất định đến cảm giác của bạn về tình dục và sự gần gũi
Bạn có thể không cảm thấy không muốn được gần gũi vào lúc bạn đang đối phó với điều
trị hoặc bạn có thể cảm thấy sự gần gũi giúp bạn cảm thấy bình thường hơn. Phản ứng của
mỗi người sẽ khác nhau. Để có thêm thơng tin đề nghị đọc quyển sách Cơ thể bạn, sự
gần gũi và tình dục.
Nếu bạn tiền mãn kinh thì quan trọng là sử dụng biện pháp tránh thai thậm chí nếu chu kỳ
kinh nguyệt của bạn trở nên khơng đều hoặc ngừng hồn tồn do vậy bạn vẫn có thể có
14


thai. Thuốc hóa trị có thể gây hại tới bào thai đang phát triển trong ba tháng đầu của thai
kỳ.
Bác sĩ có thể tư vấn về hình thức tránh thai tốt nhất cho bạn. Họ thường sẽ khuyến nghị
các phương pháp rào chắn – như là bao cao su. Viên thuốc tránh thai khơng được khuyến
nghị do nó có chứa chát nội tiết. Viên thuốc uống vào buổi sáng vẫn có thể được dùng
trong trường hợp khẩn cấp.
Có thể dùng vịng tránh thai do nó khơng giải phóng chất nội tiết.


Người ta nghĩ rằng thuốc hóa chất khơng thể đi vào dịch âm đạo hoặc tinh dịch, nhưng điều
này không thể loại trừ hồn tồn do thuốc hóa chất có thể đi vào máu và một số dịch khác
của cơ thể.
Đối với một vài ngày đầu tiên sau hóa trị, bạn có thể muốn tránh giao hợp khơng được bảo
vệ, quan hệ tình dục đường miệng hoặc bất kỳ sự tiếp xúc nào có sự thể gây ra tiết dịch âm
đạo/xuất tinh để đảm bảo rằng bạn đời/người tình của bạn khơng bị phơi nhiễm với thuốc
hóa chất. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên dùng biện pháp bảo vệ rào cản như là bao cao su
trong một vài ngày đầu sau điều trị.

Liệu pháp hỗ trợ
Nhiều người thấy rằng các liệu pháp hỗ trợ có thể giúp họ ứng phó với các tác dụng phụ
của hóa trị, thậm chí vẫn chưa có bằng chứng nghiên cứu ủng hộ điều này. Có nhiều loại
khác nhau gồm châm cứu, thư giãn, quán tưởng, liệu pháp hương thơm, ấn huyệt đạo,
thiền và thơi miên.
Để có thêm thơng tin đề nghị đọc quyển Các liệu pháp hỗ trợ.

Chế độ ăn và thực phẩm chức năng
Bạn cũng có thể ăn uống bình thường trong suốt kỳ hóa trị hoặc thói quen ăn của bạn có
thể thay đổi do các tác dụng phụ của điều trị. Một số người sẽ thấy họ giảm cân trong khi
điều trị cịn những người khác lại có thể lên cân.
Nhiều người băn khoăn liệu họ nên tuân theo chế độ ăn cụ thể trong khi hóa trị và có
nhiều lý thuyết đối nghịch nhau về chế độ ăn và ung thư vú có thể gây bối rối. Quan trọng
là đảm bảo bạn ăn và uống cái gì bạn thấy có thể ăn, hoặc cố gắng ăn chế độ ăn cân bằng
và lành mạnh.

15


Hãy nói với bác sĩ về bất kỳ vitamin và thực phẩm chức năng chứa chất khoàng nào mà
bạn dùng hoặc muốn dùng. Có bằng chứng đang đối nghịch nhau về an toàn đến đâu khi

uống các vitamin đặc biệt là các chất chống ơxy hóa liều cao (gồm vitamin A, C và E, Coenzym Q10 và Selen) trong khi bạn đang hóa trị. Một số nghiên cứu gọi ý rằng nó có thể
làm cho hóa trị kém hiệu quả đi, trong khi những nghiên cứu khác chỉ rõ chúng làm giảm
tác dụng phụ của hóa trị. Do bằng chứng an tồn là khơng rõ ràng nên nhiều bác sĩ
khuyến nghị nên tránh uống chất chống ơxy hóa liều cao trong khi hóa trị. Bạn nên thảo
luận với bác sĩ về uống thêm thảo dược hoặc thực phẩm chức năng nào. Để có thêm thơng
tin đề nghị xem quyển Chế độ ăn và ung thư vú.
Đi lại
Nếu bạn đang lên kế hoạch cho ngày nghỉ lễ, hoặc cần đi ra nước ngồi vì bất kỳ lý do
nào, hãy nói với bác sĩ trước tiên. Đơi khi có thể lên kế hoạch điều trị phù hợp với kế
hoạch đi lại của bạn. Đi ra nước ngồi nói chung là khơng được khuyến khích nhất là nếu
bạn bị tác dụng phụ hoăc đang đi tới đất nước mà bạn cần được tiêm chủng vắc xin sống.
Nếu bạn lên kế hoạch đi tới nơi nào đó có thời tiết nóng thì hãy cẩn thận khi dưới ánh
nắng mặt trời trong thời gian dài do da của bạn có thể bỏng dễ dàng hơn khi thuốc hóa trị
vẫn cịn ảnh hưởng lên cơ thể bạn. Tránh mặt trời trong khoảng thời gian nóng nhất trong
ngày (11 giờ sáng tới 3 giờ chiều), sử dụng kem chống nắng có hệ số chống nắng cao và
che cơ thể bằng quần áo nhẹ và đội mũ.
Tiêm chủng
Bạn khơng nên tiêm vắc xin sống khi đang hóa trị. Vắc xin sống có chứa một lượng nhỏ
vi rút sống hoặc vi khuẩn sống đã được biến đổi nên nếu hệ miễn dịch của bạn đã bị yếu
đi do hóa trị thì văc xin sống có thể gây nguy hiểm. Các vắc xin sống gồm sởi, rubela
thủy đậu, lao, và sốt vàng da. Tiêm vắc xin sáu tháng sau khi hồn thành hóa trị là an
tồn. Hãy nói chuyện với bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ bệnh viện trước khi tiêm chủng.
Nếu một ai đó bạn sống cùng cần được tiêm văc xin sống thì hãy nói chuyện với bác sĩ.
Họ có thể tư vấn các điều cần phịng ngừa mà bạn cần để thực hiện phụ thuộc vào loại vắc
xin.
Các vắc xin chết như là vắc xin sốt theo mùa là an toàn và thường được khuyến nghị cho
những người bắt đầu hoặc đang hóa trị để làm giảm nguy cơ bị sốt vi rút.
Hệ miễn dịch của bạn cần khỏe mạnh để tạo ra kháng thể bảo vệ bạn không bị cúm. Mất
chừng hai tuần để tạo ra kháng thể sau khi được tiêm chủng. Do vậy tốt nhất là tiêm vắc
xin ít nhất hai tuần trước khi bắt đầu hóa trị. Nếu bạn đang hóa trị thì bạn cần nói chuyện

16


với bác sĩ về thời gian tốt nhất để tiêm vắc xin phòng cúm. Nên tiêm vào thời điểm trong
chu kỳ hóa trị khi mà bạch cầu đang phục hồi.

Hỗ trợ bổ sung
Khi được nói cần được hóa trị như là một phần của điều trị thì có thể gây ra một loạt cảm
xúc. Nhiều người thấy lo âu và sợ hãi. Điều này hồn tồn tự nhiên. Khơng biết mình
đang mong đợi điều gì hoặc hiệu quả của điều trị như thế nào, cũng như không biết tác
dụng phụ ảnh hưởng đến bạn như thế nào có thể gây tâm lý sợ hãi. Tìm hiểu về hóa trị
càng nhiều càng tốt trước khi bắt đầu hóa trị có thể là hữu ích.
Cảm giác mệt, dễ cáu gắt hoặc dễ khóc tại bất kỳ thời điểm nào trong khi điều trị là tự
nhiên và có nhiều người có thể giúp đỡ bạn. Hãy để những người khác, đặc biệt là gia
đình và bạn bè biết cảm gác của bạn để họ có thể hỗ trợ bạn. Thảo luận cảm giác của bạn
hoặc sự lo lắng với bác sĩ, điều dưỡng hóa trị có thể là hữu ích. Một cách khác nhân viên
tư vấn chun nghiệp có thể thích hợp hơn nếu bạn muốn nói về cảm giác của bạn một
cách sâu hơn.

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×