Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI SỐNG VỚI VÀ SAU CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ NGUYÊN PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.65 KB, 40 trang )

TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC:
DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI SỐNG VỚI
VÀ SAU CHẨN ĐỐN UNG THƯ VÚ
NGUN PHÁT

Người dịch: Hồng Thu Hà, Lã Thanh Thủy
Hiệu đính: Cảnh Châu


Tiến về phía trước là gì?
Quyển sách Tiến về phía trước dành cho bất kỳ ai được chẩn đoán ung thư vú
nguyên phát, giúp bạn tiến tới cuộc sống sau điều trị tự tin hơn.
Quyển sách này có những thơng tin có thể là hữu ích cho bạn sau khi hoàn thành
điều trị ung thư vú nguyên phát.
Đối với một số người, đợt điều trị cuối cùng ở bệnh viện là mục tiêu họ chú trọng vào, và
khi đạt đến mục tiêu ấy họ có thể cảm thấy đấy là thành tựu thực sự. Nhưng một số người
lại cảm thấy bị cô lập, thiếu sức sống hoặc lo lắng khi những đợt đi tới bệnh viện đều đặn
bị chấm dứt.
Bạn có thể trải qua các tác dụng phụ đang diễn tiến của quá trình điều trị, nghĩ về việc đi
làm trở lại hoặc lo lắng về việc ung thư quay trở lại.
Sau khi điều trị kết thúc, quá trình hồi phục thể chất và tâm lý có thể mất vài tháng hoặc
đôi khi vài năm.
Chúng tôi hy vọng quyển sách này sẽ giúp bạn tiến về phía trước một cách tự tin hơn và
hỗ trợ bạn trong suốt quá trình đó.

Quyển sách Tiến về phía trước dành cho ai?
Quyển sách này dành cho bất kỳ ai sắp kết thúc điều trị hoặc đã kết thúc điều trị ung thư
vú nguyên phát tại bệnh viện.
Cho dù bạn vừa kết thúc điều trị hoặc bạn bị chẩn đoán ung thư vú một vài năm trước,
quyển sách này đều có thơng tin liên quan tới bạn. Bạn có thể thấy sách hữu ích để giới
thiệu cho gia đình hoặc bạn bè để giúp họ hiểu cảm giác của bạn. Trong khi chúng ta chủ


yếu nói tới phụ nữ trong suốt cả cuốn sách, nam giới bị ung thư vú có thể thấy sách cũng
hữu ích.

Sử dụng quyển sách này như thế nào?
Quyển sách Tiến về phía trước được thiết kế để dễ dàng lâu lâu đọc một lần. Có khi bạn
có thể muốn đọc cả quyển sách, thì có khi bạn chỉ đọc những gì hữu ích với bạn, gia đình
bạn hoặc bạn bè bạn mà khơng đọc các phần cịn lại. Bạn sử dụng quyển sách này như thế
nào là hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.


Viết nhật ký
Một số người cảm thấy việc viết nhật ký hàng ngày giúp họ phục hồi sau ung thư vú.
Ghi lại cảm xúc của mình, cả tốt và xấu, có thể giúp bạn nhận rõ cảm xúc của mình và
xác định ngun nhân. Thời gian trơi qua, nhìn lại cuốn nhật ký sẽ giúp bạn thấy những
dấu hiệu hồi phục qua các trải nghiệm cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bạn có thường xuyên viết nhật ký, bạn viết gì trong nhật ký và viết ở đâu là tùy bạn. Bạn
có thể sử dụng một cuốn sổ nhật ký, máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn.
Dưới đây là một số điều bạn có thể muốn ghi lại:
Chủ đề
Nội dung viết
Mệt mỏi tột độ (cực kỳ Bạn cảm thấy mệt mỏi như thế nào mỗi ngày, bạn tự chấm trên
mệt mỏi) và những vấn thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 1 là khơng mệt mỏi và 10 là
đề về giấc ngủ
cần nghỉ ngơi hoặc ngủ cả ngày.
Bạn ngủ bao nhiêu lần, khi nào bạn đi ngủ, khi nào bạn thức
dậy.
Đau
Đau như thế nào và đánh giá cơn đau trên thang điểm từ 1 đến
10, trong đó 1 là không đau và 10 là nỗi đau tồi tệ nhất mà bạn
đã từng cảm thấy.

Đau thường xảy ra như thế nào, kéo dài bao lâu và khi nào đỡ
hơn hoặc tồi tệ hơn.
Đau ở đâu, có thể là đau tại một điểm, nhiều điểm hay đau lan
tỏa.
Cảm giác đau như nào, ví dụ đau như bị đâm, hay cảm giác
nóng rát.
Điều gì làm cho cơn đau nặng hơn và cái gì giúp cơn đau
thun giảm, ví dụ thuốc giảm đau.
Các triệu chứng mãn Bất kỳ triệu chứng mãn kinh nào bạn trải qua, như là bốc hỏa.
kinh
Bạn có thể thảo luận với y tá hoặc bác sĩ tại địa phương.
Tâm trạng
Bạn cảm thấy thế nào. Việc này giúp bạn chấp nhận điều bạn đã
trải qua và hiểu cảm xúc của bạn. Viết nhiều hay ít, thường
xun hay khơng do bạn lựa chọn.
Phương pháp điều trị Bất kỳ phương pháp điều trị nào bạn đang trải qua, điều này sẽ
đang tiếp diễn
giúp bạn xác định mọi hiệu ứng giữa các lần điều trị và mọi tác
dụng phụ mà bạn trải qua.
Hoạt động thể chất
Những loại bài tập mà bạn đã thực hiện, bạn thực hiện nó bao
lâu, cảm giác khó khăn khi tập luyện.


Nếu bạn thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào của quá trình điều trị đang ảnh hưởng đến cuộc
sống hàng ngày của bạn, hoặc nếu bạn lo ngại về bất kỳ vấn đề gì nêu trên hãy liên hệ với
y tá hoặc bác sỹ của bạn.

Quản lý các tác dụng phụ sau điều trị
Giới thiệu



Ung thư vú và điều trị ung thư vú có thể gây ra vô số tác dụng phụ - như là mệt mỏi
tột độ (cực kỳ mệt mỏi) và bốc hỏa; những tác dụng phụ này có thể làm bạn khơng
cịn cảm thấy là bạn đang tiến về phía trước. Đối với một số người thì tác dụng phụ
là lời nhắc nhở liên tiếp về việc họ mắc ung thư vú. Đối với những người khác thì các
ảnh hưởng diễn tiến này làm cho họ có cảm giác rất khơng tốt và họ có thể phải đấu
tranh để đối phó với tác dụng phụ.
Phần này liệt kê một số tác dụng phụ có thể bạn gặp phải do ảnh hưởng của việc điều trị
và một số giải pháp giúp bạn quản lý các tác dụng phụ này.

Mãn kinh và các triệu chứng mãn kinh
Mãn kinh là hiện tượng tự nhiên đối với tất cả các phụ nữ, mãn kinh là nói tới kỳ kinh
nguyệt cuối cùng của phụ nữ. Các triệu chứng thường kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều
năm. Tuy nhiên, điều trị ung thư vú có thể gây ra mãn kinh sớm hơn đối với phụ nữ trẻ và
đối với những người đã trải qua thời kỳ mãn kinh thì các triệu chứng đó lại lặp lại.
Những phương pháp điều trị nào gây ra các triệu chứng mãn kinh?
Hóa trị có thể gây ra các triệu chứng mãn kinh ở những phụ nữ tiền mãn kinh do buồng
trứng của họ - nơi sản sinh oestrogen – bị ảnh hưởng bởi điều trị. Một số bệnh nhân nữ
có thể mãn kinh sớm hơn và đột ngột. Các triệu chứng thường là nặng hơn so với mãn
kinh xảy ra tự nhiên. Chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dừng tạm thời trong khi hóa trị và
các triệu chứng mãn kinh có thể tiếp tục cho tới khi chu kỳ kinh bình thường quay trở lại.
Các triệu chứng mãn kinh cũng có thể bị gây ra bởi liệu pháp nội tiết hoặc do buồng trứng
bị ức chế (ngăn không cho buồng trứng sản sinh ra oestrogen, hoặc là vĩnh viễn hoặc tạm
thời). Liệu pháp nội tiết sẽ chỉ được chỉ định cho những người có ung thư vú thụ thể trong
tế bào liên kết với estrogen và kích thích ung thư phát triển (gọi là ung thư vú dương tính
với nội tiết hoặc ER+).
Tơi có thể gặp phải triệu chứng gì?
Các triệu chứng mãn kinh hầu như rất phổ biến đối với phụ nữ điều trị ung thư vú, mặc dù
một số phụ nữ có ít hoặc khơng có triệu chứng. Một số triệu chứng thông thường bao

gồm:
 Bốc hỏa
 Đổ mồ hôi đêm
 Khô âm đạo
 Nhịp tim nhanh
 Thay đổi tâm trạng


 Đau khớp
 Da và tóc thay đổi.
Các tác dụng phụ ít phổ biến như:
 Lên cân nhất là quanh eo
 Có vấn đề về giấc ngủ
 Lo lắng, hay cáu kỉnh hoặc có vấn đề về trí nhớ hoặc khó tập trung
 Cảm giác kiến bị dưới da
Bạn có thể dần dần nhận thấy những thay đổi ở cơ thể nhưng đối với một số phụ nữ thì
các triệu chứng như là bốc hỏa có thể xảy ra đột ngột.
Mức độ của các triệu chứng mãn kinh nặng hay nhẹ và kéo dài bao lâu thường khác nhau.
Một số phụ nữ bị rất ít triệu chứng. Đối với một số người khác thì có thể thấy rất đau khổ
và chúng ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của họ. Bạn có thể cảm thấy lo lắng và rối
loạn cuộc sống hàng ngày. Một số phụ nữ lại cảm thấy đó là một lời nhắc nhở liên tục về
bệnh ung thư và có người lại cảm thấy thất vọng bởi quá trình điều trị ung thư của mình.
Những người khác nói rằng họ đã trở nên quen thuộc với triệu chứng này và tin rằng nó
sẽ được cải thiện sau một thời gian.
Quản lý các triệu chứng mãn kinh
Thay đổi lối sống, thuốc và các liệu pháp có thể giúp giảm các triệu chứng mãn kinh và
giúp dễ quản lý các triệu chứng này hơn.
Bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về các triệu chứng mãn kinh cũng như các mẹo để quản lý
các triệu chứng này trong quyển sách Các triệu chứng mãn kinh và ung thư vú.
Một số người dùng liệu pháp hỗ trợ để quản lý các triệu chứng mãn kinh nhưng có rất ít

nghiên cứu đáng tin cậy về liệu pháp này. Vậy nên rất khó đánh giá các liệu pháp này có
hữu ích khơng. Bạn cần thảo luận các liệu pháp hỗ trợ với bác sĩ trước khi dùng.
Để có thêm thơng tin về liệu pháp hỗ trợ, bạn có thể đọc quyển sách Các liệu pháp hỗ
trợ.
Các cách điều trị khác nhau có hiệu quả khác nhau cho những người khác nhau và có thể
bạn cần dùng phương pháp thử và sai cho đến khi tìm thấy liệu pháp phù hợp. Nếu bạn
quyết định thử liệu pháp nào đó mới, hãy nói chuyện với bác sĩ, điều dưỡng hoặc bác sĩ
địa phương. Bạn cũng có thể đến khám ở phịng khám mãn kinh nếu khu vực bạn ở có
phịng khám như vậy.

Khi nào tóc mọc trở lại?


Tóc của bạn sẽ bắt đầu mọc trở lại sau khi hồn thành đợt hóa trị liệu, hoặc thậm chí có
thể sớm hơn, trước khi kết thúc điều trị. Một số người có thể rụng tóc vĩnh viễn.
Khi tóc mọc trở lại thì tóc có thể mảnh hơn, mềm hơn, nhưng theo thời gian thì trạng thái
và kết cấu tóc có thể khỏe hơn. Lơng mày và lơng mi có thể mọc lại với tốc độ khác nhau
- mỗi người một khác.
Đơi khi tóc mọc lại khác với tóc trước khi điều trị, ví dụ:
 Màu tóc có thể thay đổi
 Kết cấu tóc có thể khác đi
 Tóc có thể xoăn
 Tóc có thể thẳng hơn
Những thay đổi này có thể là tạm thời nhưng đối với một số người thì có thể là vĩnh viễn.
Đối với một số phụ nữ, họ thấy khó khăn khi nhìn tóc mọc lại khác với tóc trước kia. Bạn
có thể thấy đó là sự thay đổi về ngoại hình mà bạn cần phải đương đầu với, đặc biệt là
trong ngắn hạn bạn khơng thể có những kiểu tóc mà bạn có trước kia.
Khi tóc mọc trở lại, bạn có thể thấy rằng da đầu của bạn rất khơ, nhạy cảm và có gàu. Nếu
rơi vào tình huống này, những phương pháp điều trị đặc biệt sau đây có thể hỗ trợ phục
hồi và dưỡng ẩm da đầu của bạn, giảm khô và gàu.

Khi tóc chưa đủ dài để dùng dầu gội đầu, bạn có thể dùng kem dưỡng chứa nước (có bán
ở các hiệu thuốc) để làm sạch và giữ ẩm cho tóc và da đầu. Khi tóc đủ dài, bạn có thể bắt
đầu sử dụng một loại dầu gội nhẹ và dưỡng tóc.
Trong lúc tóc của bạn đang mọc lại, bạn nên tiếp tục chăm sóc tóc một cách cẩn thận.
 Tốt nhất nên tránh nhuộm hoặc sử dụng các sản phẩm hóa học lên tóc trong vịng
sáu tháng cho tới một năm sau khi kết thúc điều trị vì tóc vẫn cịn rất yếu.
 Nếu bạn rất muốn nhuộm tóc, hãy nói với thợ làm tóc của bạn để được tư vấn về
sản phẩm tốt nhất cho tóc của bạn.
 Tránh duỗi tóc trong vài tháng sau khi mái tóc của bạn mọc trở lại vì những sợi tóc
mới sẽ rất yếu và có thể dễ đứt.
Để có thêm thơng tin, đề nghị đọc quyển sách Ung thư vú và rụng tóc.
Mỗi người đều có cảm giác thoải mái khác nhau khi đi ra đường lúc tóc mọc trở lại. Bạn
có thể chọn tóc giả, khăn quàng cổ, mũ nón khác để dùng cho đến khi tóc mọc lại đủ dài.


Cảm giác đau
Một số phương pháp điều trị ung thư vú có thể gây đau ngay khi bạn đang điều trị hoặc
sau điều trị. Mỗi bệnh nhân có thể bị đau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, ví dụ như
các khớp xương hoặc ở vết sẹo mổ hoặc vai. Hầu hết các bệnh nhân có thể chấp nhận
được nhưng đối với một số khác nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của họ.
Đau sau phẫu thuật vú hoặc phẫu thuật tái tạo vú
Có nhiều khả năng bạn sẽ thấy đau hoặc cảm giác không dễ chịu sau phẫu thuật nhưng
trải nghiệm của mỗi người một khác. Sau phẫu thuật vú, bạn có thể cảm thấy đau ở khu
vực xung quanh các vị trí phẫu thuật và cánh tay có thể có cảm giác cứng trong vài tuần,
hoặc lâu hơn nếu bạn tái tạo vú, nhưng hiện tượng này sẽ cải thiện dần theo thời gian.
Đau dây thần kinh
Nhiều người trải qua đau, sưng và cảm giác như bỏng do tổn thương tạm thời tới dây thần
kinh ở hố nách và khu vực sẹo mổ. Hiện tượng này sẽ ổn định trong một vài tuần hoặc vài
tháng sau phẫu thuật. Tuy nhiên đối với môt số ít người thì vẫn tiếp tục đau.
Một số người có cơn đau ảo (đau cảm thấy như nó đi ra từ vú thậm chí khi vú đã được cắt

bỏ). Tất cả các hiện tượng này là do tổn thương các dây thần kinh.
Hãy liên lạc với điều dưỡng nếu bạn lo lắng về cơn đau kéo dài.
Đau khớp
Nếu bạn đang dùng liệu pháp nội tiết, đặc biệt các chất ức chế aromatase (thuốc nội tiết
bậc 2) như exemestane, anastrozole hay letrozole làm bạn có thể bị đau hoặc tê cứng ở
các khớp. Hiện tượng đau thường là nhẹ và có thể giảm đau bằng tập luyện nhẹ nhàng và
làm cơ khỏe và/hoặc sử dụng các thuốc kháng viêm.
Trong một số trường hợp, đau có thể nặng và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và
cả trong giấc ngủ. Nếu bạn bị đau như vậy, bạn phải liên hệ với bác sỹ để trao đổi về sự
đau đớn bạn trải qua, lựa chọn các giải pháp giảm đau hoặc kể cả khả năng thay đổi liệu
pháp nội tiết khác. Điều quan trọng là bạn không được ngừng điều trị thuốc nội tiết khi
chưa thảo luận với bác sĩ.
Làm gì để giảm đau?
Mức độ đau của bạn ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn như thế nào sẽ xác định
phương pháp điều trị để giảm đau cho bạn. Nếu cơn đau làm cản trở công việc hàng ngày
và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, nó có thể chính là nguồn gây thêm lo lắng đúng vào
lúc bạn đang hy vọng sẽ có tiến triển trong q trình phục hồi.
Bạn có thể thấy sẽ bớt đau khi thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống viêm (dạng
viên hoặc bơi (bơi lên da). Các thuốc khác cũng có thể được kê đơn như thuốc chống trầm
cảm liều thấp hoặc thuốc thường được dùng để điều trị những người mắc động kinh. Các


thuốc này có hiệu quả với một số dạng đau nhất định. Hiện có các loại thuốc giảm đau với
nhiều hàm lượng khác nhau và bạn được kê đơn loại nào phụ thuộc vào nhu cầu của bạn.
Một số bệnh viện có các phịng khám đặc biệt cho những người bị đau dai dẳng khó giảm
đau.
Đối với một số người, bắt đầu lại các bài tập tay và vai (nếu bạn đã dừng tập vì lý do nào
đó) có thể giúp giảm đau, và đối với những người khác thì tắm nước ấm cũng có thể làm
giảm đau.
Một khóa vật lý trị liệu cũng có thể giúp bạn cử động cánh tay và vai được dễ dàng.

Nếu bạn gặp hiện tượng đau xung quanh vai, nách hoặc vết mổ mà khơng cải thiện hoặc
giảm đau theo thời gian thì cần phải trao đổi với bác sĩ.

Cảm giác mệt mỏi tột độ
Mệt mỏi tột độ khác với mệt mỏi thông thường và cực kỳ mệt và khơng dự đốn được.
Thường thì khơng cải thiện được tình trạng mệt mỏi tột độ sau khi có giấc ngủ đêm tốt.
Hầu hết mọi người đều trải qua mệt mỏi tột độ tại thời điểm nào đó trong hoặc sau khi
điều trị và dạng mệt mỏi này có thể kéo dài vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Mệt mỏi tột
độ có thể làm cho cảm giác của bạn và việc bạn đương đầu thế nào với cuộc sống hàng
ngày khác đi rất nhiều.

Mệt mỏi tột độ khác với mệt mỏi bình thường như thế nào?
Những người bị mệt mỏi tột độ khơng có chút năng lượng nào và cảm thấy khó khăn để
làm các cơng việc đơn giản hàng ngày. Vì lý do này, nó có thể ảnh hưởng đến tính độc lập
và chất lượng cuộc sống. Mỗi người đều trải qua sự mệt mỏi ung thư khác nhau. Biết rõ
giới hạn hiện tại của bạn và không mong đợi quá nhiều vào bản thân có thể giúp đương
đầu tốt hơn.

Tại sao mệt mỏi tột độ lại xảy ra?
Hầu hết các phương pháp điều trị sử dụng cho ung thư vú đều có thể gây ra mệt mỏi.
 Phẫu thuật - nhiều người phải trải qua cảm giác mệt mỏi tạm thời sau phẫu thuật.
Điều này có thể là do cơ thể bạn bị căng thẳng và cần có thời gian để chữa lành.
Một số người bị mệt mỏi nhiều hơn và kéo dài hơn. Đôi khi nhiều người sẽ không
kịp phục hồi trước khi tình trạng mệt mỏi tột độ bị các điều trị tiếp theo làm xấu đi.
 Hóa trị có thể làm cho các chế độ ăn uống thay đổi, giảm sức đề kháng đối với
nhiễm trùng và bệnh thiếu máu (quá ít tế bào hồng cầu trong cơ thể), mà chính nó
sẽ là ngun nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mệt mỏi tột độ.


 Xạ trị - đi đi về về giữa các bệnh viện có thể làm cho bạn ngày càng cảm thấy mệt

mỏi và xạ trị có thể gây ra mệt mỏi vì nó ảnh hưởng đến cơ thể của bạn. Thông
thường sự mệt mỏi này bắt đầu hoặc nặng hơn sau khi kết thúc quá trình xạ trị.
 Phương pháp điều trị nội tiết có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể
(sự cân bằng hóa của cơ thể) và điều này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ bao
gồm cả mệt mỏi tột độ.
 Các trạng thái cảm xúc của bạn trong suốt q trình chẩn đốn và điều trị bao gồm
lo âu, ngủ kém và trầm cảm, có thể tất cả những điều này tạo ra sự mệt mỏi tột độ.
 Các tác dụng phụ của các loại thuốc khác sử dụng trong điều trị của bạn chẳng hạn
như thuốc gây mê, giảm đau, thuốc chống mệt mỏi, thuốc ngủ và thuốc chống trầm
cảm cũng có thể làm cho bạn cảm thấy rất mệt mỏi.

Tơi có thể làm gì để quản lý mệt mỏi?
Khi có thể, cố gắng nghỉ ngơi và đừng làm khó bản thân mình nếu bạn khơng thể làm
nhiều như trước đây.
Bạn có thể tìm thấy những lời khun hữu ích sau đây:
 Hãy cho bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn biết cảm giác của bạn bởi vì đơi khi
ngun nhân của mệt mỏi tột độ có thể điều trị được. Ví dụ, nếu thiếu máu bác sỹ
sẽ kê đơn bổ sung sắt.
 Hãy đảm bảo bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi giữa các hoạt động hàng ngày,
nhưng cố gắng hạn chế các giấc ngủ ngày ít hơn một giờ để bạn có thể ngủ vào ban
đêm.
 Tập trung vào một số hoạt động hàng ngày như tập thể dục nhẹ, đi bộ.
 Đặt ưu tiên cho hoạt động trong ngày sao cho mong đợi của bạn trở nên thực tế.
 Sử dụng các kỹ thuật thư giãn để giảm căng thẳng.
 Uống nhiều chất lỏng vì mất nước có thể khiến cho bạn mệt mỏi.
 Tận dụng tối đa khoảng thời gian bạn thấy thèm ăn, lựa chọn thực phẩm lành
mạnh, có năng lượng cao như pasta từ ngũ cốc nguyên hạt.
 Chuẩn bị và lập kế hoạch cho các hoạt động đòi hỏi rất nhiều năng lượng bằng
cách nghỉ ngơi trước.
 Chấp nhận đề nghị giúp đỡ từ người khác nếu có thể.



Có vấn đề về giấc ngủ
Giấc ngủ bị gián đoạn là vấn đề phổ biến và thường gây đau khổ cho những người bị ung
thư vú. Giấc ngủ thường trở nên bị gián đoạn vào thời điểm chẩn đoán nhưng có thể cịn
kéo dài sau khi kết thúc điều trị.
Bạn có thể cảm thấy mắc tội hoặc cảm thấy mệt mỏi, hoặc lo lắng rằng giấc ngủ không
quay trở lại bình thường ngay lập tức sau khi kết thúc điều trị.
Trong hầu hết các trường hợp giấc ngủ sẽ trở lại bình thường.

Điều gì gây ra sự gián đoạn giấc ngủ?
Nguyên nhân chính của sự rối loạn giấc ngủ là căng thẳng và lo âu do chẩn đoán bệnh và
tác dụng phụ của điều trị.


Lo âu có thể liên quan đến nhiều thứ. Có thể là do bạn khơng chắc chắn về tương
lai hay lo lắng về các mối quan hệ với bạn bè và gia đình và mong đợi của họ đối
với bạn. Lo lắng có thể làm bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc làm bạn phải thức dậy
sớm.

 Giấc ngủ có thể bị thay đổi khi bạn đang hóa trị.
 Những thay đổi trong thói quen hàng ngày có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ. Bị chẩn
đốn mắc ung thư vú ảnh hưởng tới những việc bạn làm hàng ngày. Bạn có thể
khơng đi làm trong khi điều trị và do vậy thường thức dậy muộn điều đó làm xáo
trộn giấc ngủ của bạn.
 Bạn có thể trải qua chứng tốt mồ hơi ban đêm vì bắt đầu rơi vào thời kỳ mãn kinh
hoặc quay trở lại triệu chứng mãn kinh do dùng liệu pháp nội tiết. Để ngủ trở lại sau
khi đổ mồ hôi ban đêm có thể là khó khăn, đặc biệt là nếu bạn phải thay khăn trải
giường.


Tơi có thể làm gì để cải thiện giấc ngủ?
Những mẹo nhỏ sau đây có thể giúp bạn ngủ ngon về đêm:
 Đi ngủ và thức dậy đúng giờ
 Thư giãn trước khi đi ngủ
 Ngủ trong phòng tối và tiện nghi
 Tránh xem ti vi hoặc làm việc trong phịng ngủ
 Ban ngày có được thật nhiều ánh sáng tự nhiên
 Cố gắng hạn chế các giấc ngủ ngắn dưới một giờ
 Hạn chế đồ uống có cafein, như là nước trà, cà phê hoặc coca cola


 Hãy tập luyện đều đặn nhưng không tập trong vòng ba giờ trước giờ đi ngủ.
Nhiều người tin rằng nếu ngủ khơng ngon giấc vào ban đêm thì họ nên đi ngủ sớm vào tối
hôm sau, nhưng điều này có thể làm giấc ngủ kém đi. Quan trọng là tạo thói quen hàng
ngày đi ngủ và thức dậy vào cùng giờ mỗi ngày. Hãy xem mỗi đêm bạn ngủ trung bình
bao nhiêu và đi ngủ vào lúc nào để có thể ngủ đủ.
Đối với những người khó ngủ, giường ngủ có thể trở thành nơi đầy stress và lo âu, lại làm
cho bạn càng khó ngủ hơn. Bạn nên tránh dùng giường ngủ để làm các việc khác như xem
tivi, tắt đèn ngủ khi bạn đi ngủ và tắt các thiết bị như là điện thoại di động. Nếu bạn
khơng chìm vào giấc ngủ trong vịng 15 phút sau khi nằm xuống gường thì đi ra khỏi
giường, nếu có thể, đi tới căn phòng khác cho tới khi bạn cảm thấy đủ mệt để quay trở lại
giường ngủ.
Hiện có những biện pháp điều trị nào?
Một số người có thể khó quay trở về giấc ngủ như trước. Uống thuốc ngủ là một lựa chọn
ngắn hạn và bạn có thể thảo luận với bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng ung thư vú,
Thực hiện các liệu pháp khác như là tư vấn hoặc liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có
thể là hữu ích. CBT cho chứng mất ngủ (khó ngủ) có thể giúp thay đổi những suy nghĩ và
hành vi khiến bạn mất ngủ.
Một số người thấy các hoạt động như là tập yoga, chánh niệm và sử dụng các kỹ thuật thư
giãn giúp họ thư giãn và hỗ trợ giấc ngủ. Để có thêm thơng tin đề nghị đọc quyển sách

Các liệu pháp hỗ trợ.

Phù bạch mạch
Phù bạch mạch là hiện tượng cánh tay, bàn tay hoặc khu vực vú/ngực to lên do tích tụ
dịch bạch huyết trong các mô bề mặt của cơ thể. Phù bạch mạch có thể xảy ra do tổn
thương hệ bạch huyết, ví dụ do phẫu thuật hoặc xạ trị vào hạch bạch huyết dưới cánh tay
(hố nách) hoặc khu vực xung quanh. Phù bạch mạch có thể là tác dụng phụ của ung thư
vú và điều trị ung thư vú.

Khi nào xảy ra phù bạch mạch?
Phù bạch mạch có thể xuất hiện ngay sau phẫu thuật hoặc xạ trị, nhưng có thể cũng xảy ra
nhiều năm sau và có thể bị kích hoạt bởi một nhiễm trùng hoặc tổn thương vào cánh tay,
bàn tay hoặc khu vực vú/ngực.
Phù bạch mạch là tình trạng dài hạn, nghĩa là một khi đã xảy ra thì chỉ có thể kiểm sốt
được hiện tượng nhưng gần như khơng khỏi hẳn hồn tồn. Bệnh ảnh hưởng đến bệnh
nhân theo nhiều cách khác nhau. Triệu chứng phổ biến nhất là sưng cánh tay, có thể gồm
cả bàn tay và các ngón tay. Da cảm thấy bị kéo căng ra, làm khó cử động cánh tay. Hiện


tượng sưng cũng có thể ảnh hưởng tới vú, ngực, vai và khu vực lưng phía sau hố nách.
Một số người cảm thấy cánh tay bị thít chặt mà cánh tay khơng xuất hiện hiện tượng
sưng, và có thể cảm thấy nặng và khơng dễ chịu ở cánh tay.

Ai có nguy cơ mắc phù bạch mạch?
Bất kỳ ai được phẫu thuật hoặc xạ trị như là một phần của điều trị ung thư vú có thể phát
triển bệnh phù bạch mạch vào lúc nào đó trong cuộc đời họ. Tuy nhiên chỉ cánh tay, bàn
tay, ngón tay, vú và thành ngực bên mổ là “có nguy cơ”.
Những người được sinh thiết hạch gác ít có nguy cơ phát triển phù bạch mạch hơn so với
những người được phẫu thuật cùng với việc vét nhiều hạch bạch huyết. Phần lớn những
người bị phù bạch mạch sau ung thư vú và điều trị ung thư vú chỉ có các triệu chứng từ

nhẹ tới trung bình.
Bằng chứng gợi ý rằng thừa cân có thể tăng nguy cơ phát triển phù bạch mạch do có thêm
sức ép lên hệ bạch huyết đã bị tổn thương.
Nhiễm trùng vết thương, vặn cơ (cấu trúc cơ vặn giống như dây thừng dưới da ở cánh tay
gây đau và hạn chế cử động) hoặc tụ dịch (tích tụ dịch dưới da gần vết sẹo mổ) sau phẫu
thuật vú làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển phù bạch mạch trong tương lai.
Xạ trị là một yếu tố nguy cơ bổ sung cho những người đã phẫu thuật hạch bạch huyết.
Hầu hết mọi người đã được vét hạch bạch huyết dưới cánh tay không bị phù bạch mạch.
Tuy nhiên quan trọng là bạn cần hiểu nguy cơ.

Tơi có thể giảm nguy cơ phát triển phù bạch mạch như thế nào?
Trong khi khơng biết chính xác ngun nhân gây phù bạch mạch thì tổn thương tới da
hoặc vết thương ở cánh tay bên mổ có thể dẫn tới viêm mơ tế bào (một dạng nhiễm trùng
da và các mơ phía dưới) có thể làm tăng nguy cơ phát triển phù bạch mạch. Mặc dù có
bằng chứng khoa học hạn chế giúp giảm nguy cơ phù bạch mạch một cách tốt nhất, các
mẹo nhỏ sau đây có thể giúp bạn.
 Cố gắng sử dụng tay một cách bình thường. Tập nhẹ nhàng như là đi bộ hoặc bơi
là quan trọng cho thoát dịch và sẽ giữ cho các khớp mềm mại.
 Chăm sóc da trên cánh tay. Rửa cánh tay hàng ngày và tránh dùng nước rất lạnh
hoặc rất nóng và xà phịng làm khơ da. Lau khơ hồn tồn cánh tay và bàn tay và
sử dụng kem giữ ẩm không mùi để giữ cho da mềm và ẩm.
 Cố gắng tránh làm đứt da, xước, côn trùng cắn trên cánh tay hoặc bàn tay. Đeo
găng tay bảo vệ khi làm vườn hoặc rửa bát đĩa và cẩn thận khi may vá. Sử dụng
chất chống cơn trùng khi thích hợp. Nếu da bạn bị tổn thương thì hãy xử lý thật
nhanh, rửa sạch tay và bôi thuốc kháng sinh.


 Tránh cắn móng tay. Sử dụng giũa móng tay và cẩn thận tránh làm tổn thương biểu
bì khi cắt móng tay chân, vì làm tổn thương biểu bì có thể khiến vi khuẩn xâm
nhập vào và gây nhiễm trùng.

 Tránh bị cháy nắng. Sử dụng kem chống nắng có hệ số bảo vệ cao và nhớ là bôi
kem chống nắng đều ngay cả khi mặc quần áo do bạn có thể bị cháy nắng kể cả khi
mặc quần áo.
 Cẩn thận khi cạo lông nách – dao cạo điện hoặc kem tẩy lơng là an tồn nhất do
chúng ít khả năng làm tổn thương da (nếu sử dụng kem tẩy lơng, thì hãy sử dụng
thận trọng sau khi thử dị ứng).
 Tránh ép chặt xung quanh cánh tay và hố nách do mặc áo ngực chật, tay áo chật,
đồ trang sức đeo chật hoặc đeo túi nặng trên vai.
 Cố gắng không hoạt động mạnh với các hoạt động như là đẩy hoặc kéo, đào hố
trong vườn hoặc nâng các vật nặng như là túi hàng.
 Trong những chuyến bay dài, những chuyến đi tàu hỏa hoặc xe ô tơ hoặc xe bt
đường dài, có gắng tập nhẹ nhàng cánh tay càng nhiều càng tốt, và bạn nên đứng
dậy và đi lại.
 Cố gắng duy trì cân nặng cơ thể lành mạnh bằng cách tập luyện đều đặn và tuân
theo chế độ ăn cân bằng.

Lấy máu ở tay bên mổ
Trước kia có thơng tin cần phịng ngừa bằng cách tránh lấy máu, tiêm hoặc đo huyết áp ở
cánh tay bên mổ khi bạn điều trị ung thư vú.
Bằng chứng gần đây gợi ý rằng các quy trình này có thể không làm tăng nguy cơ phát
triển phù bạch mạch, miễn là chúng được thực hiện đúng và trongđiều kiện sạch sẽ. Tuy
nhiên bác sĩ có thể vẫn khuyến nghị thực hiện các điều phòng ngừa này để làm giảm nguy
cơ nhiễm trùng.
Đề nghị đọc quyển sách Giảm nguy cơ phù bạch mạch có nhiều thơng tin cũng như có
thêm các mẹo vặt để giảm nguy cơ. Nếu bạn đã mắc phù bạch mạch, bạn có thể đọc
quyển sách Sống với phù bạch mạch sau ung thư vú.

Có các triệu chứng gì?
Nếu bạn nhận thấy có một trong các triệu chứng sau, hãy liên lạc với điều dưỡng hoặc bác
sĩ ngay lập tức.

 Sưng cánh tay, bàn tay, ngón tay, vú hoặc khu vực ngực.
 Cảm giác bó chặt hoặc nặng ở bên mổ.


Nếu cánh tay, vú hoặc khu vực ngực bỗng nhiên trở nên đỏ, mềm và nóng với cảm giác
sưng hoặc đỏ tăng lên, hoặc nếu bạn có các triệu chứng giống như cúm, thì bạn có thể đã
bị nhiễm trùng. Các triệu chứng này cần được chú ý khẩn cấp và bạn chắc chắn cần bắt
đầu điều trị kháng sinh.
Nếu bạn đã phát triển phù bạch mạch, thì bệnh đáp ứng điều trị tốt và có thể kiểm sốt
được và cải thiện trong hầu hết các trường hợp, đặc biệt nếu điều trị được bắt đầu khi triệu
chứng còn nhẹ.
Bị phù bạch mạch có thể gây cảm giác khơng dễ chịu và có thể ảnh hưởng tới khả năng
thực hiện các hoạt động hàng ngày và chơi thể thao. Nó cũng có thể ảnh hưởng tới ngoại
hình của bạn và sự tự tôn, và trở thành lời nhắc nhở không dứt về việc bạn mắc ung thư
vú. Hãy xem phần sau về hình ảnh cơ thể để có thêm thơng tin để ứng phó với bệnh này.

Sự chắc khỏe của xương và loãng xương
Sự chắc khỏe của xương là quan trọng trong cả cuộc đời. Nó càng trở nên quan trọng khi
bạn càng lớn tuổi hoặc ốm đau hoặc điều trị làm tăng nguy cơ mắc bệnh về xương. Chừng
35 tuổi là chúng ta bắt đầu giảm mật độ xương như là một phần của q trình lão hóa tự
nhiên và điều này có thể dẫn tới lỗng xương.

Lỗng xương là gì?
Trong sách vở thì lỗng xương nghĩa là ‘xương xốp’ và là xương bị yếu đi hoặc mỏng đi.
Do xương trở nên mỏng manh nên xương có thể bị gãy ngay cả khi khơng có lực tác động
hoặc lực rất nhỏ. Thường thì khơng phát hiện ra lỗng xương cho tới lúc xuất hiện gãy
xương đầu tiên. Mặc dầu khơng thể chữa được lỗng xương, hiện có điều trị để có gắng
giữ xương khỏe và ít khả năng gãy hơn.

Điều trị ung thư vú có thể ảnh hưởng tới xương chắc khỏe như thế nào?

Cả phụ nữ chưa trải qua thời kỳ mãn kinh và phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh (sau mãn
kinh) có thể có nguy cơ tăng về lỗng xương có liên quan tới điều trị ung thư vú.
Hóa trị
Hóa trị có thể ảnh hưởng tới chức năng của buồng trứng, gây ra mãn kinh sớm ở một số
phụ nữ, tức là có ít oestrogen được sản sinh ra, và như vậy có thể làm giảm mật độ xương.
Phụ nữ ở tuổi 45 hoặc ít hơn có kinh nguyệt đã dừng trong ít nhất một năm do điều trị
cũng có thể có nguy cơ lỗng xương thậm chí nếu cả khi có kinh nguyệt lại.
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng phụ nữ sau mãn kinh bị hóa trị có thể nhận thấy mật
độ xương giảm nhiều hơn là khi khơng bị hóa trị.
Ức chế buồng trứng


Ức chế buồng trứng có nghĩa là buồng trứng ngừng làm việc tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Điều đó có nghĩa là có ít oestrogen ở trong cơ thể hơn để thúc đẩy ung thư phát triển và
như vậy cũng có thể làm giảm mật độ xương. Có thể thực hiện ứng chế buồng trứng bằng
liệu pháp nội tiết, phẫu thuật hoặc xạ trị.
Tamoxifen (thuốc nội tiết bậc 1)
Có thể chỉ định tamoxifen cho cả phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh. Thuốc ngăn
chặn ảnh hưởng của oestrogen, giúp làm ngừng sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú.
Ở những phụ nữ tiền mãn kinh, uống tamoxifen có thể làm giảm nhẹ mật độ xương. Điều
này không chắc chắn dẫn tới loãng xương trừ khi cùng lúc thực hiện ức chế buồng trứng.
Tuy nhiên nguy cơ có thể cao hơn nếu bạn ở tuổi 45 hoặc ít hơn và kinh nguyệt của bạn
đã dừng trong ít nhất một năm.
Ở những phụ nữ mãn kinh, uống tamoxifen làm chậm việc giảm mật độ xương và có thể
làm giảm nguy cơ loãng xương.
Các chất ức chế Aromatase (thuốc nội tiết bậc 2)
Các chất ức chế Aromatase (gồm anastrozole, letrozole và exemestane) chủ yếu được
dùng để điều trị ung thư vú ở những phụ nữ sau mãn kinh. Các thuốc này làm giảm lượng
oestrogen tuần hồn trong cơ thể, có thể dẫn tới giảm mật độ xương.
Một số phụ nữ tiền mãn kinh uống thuốc ức chế aromatase đồng thời với ức chế buồng

trứng. Thực hiện hai điều trị này có thể làm giảm mật độ xương.
Khả năng phát triển loãng xương trong khi uống thuốc ức chế aromatase cũng phụ thuộc
vào xương của bạn chắc khỏe thế nào trước khi bạn điều trị ung thư vú.

Tơi có thể làm gì để duy trì xương chắc khỏe?
Tập luyện có thể giúp xương bạn khỏe và làm giảm nguy cơ phát triển lỗng xương.
Tập luyện nặng đều đặn có thể giúp thúc đẩy phát triển xương và làm xương khỏe. Tập
luyện nặng tốt gồm đi bộ nhanh, nhảy dây, aerobic, quần vợt, nhảy. Bạn nên tham vấn
chuyên gia trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập mới nào. Xem phần sau để có thêm thơng tin
về tập luyện sau điều trị.
Cơ bản là ăn chế độ ăn cân bằng để mang cho bạn các chất dinh dưỡng quan trọng cho
xương chắc khỏe, gồm các nguồn canxi trong chế độ ăn như là thực phẩm từ sữa như sữa,
pho mát và sữa chua. Bạn có thể tìm thấy thêm thơng tin trong phần “Ăn cho xương chắc
khỏe”.
Uống quá nhiều chất cồn và hút thuốc lá có thể làm tổn thương xương.
Để có thêm thông tin để giữ xương chắc khỏe, đề nghị đọc quyển sách Loãng xương và
điều trị ung thư vú.


Tơi có thể mang thai sau điều trị ung thư vú khơng?
Thật khó dự đốn chính xác điều trị ung thư vú ảnh hưởng thế nào tới khả năng sinh sản
của bạn. Nói chung bạn nên cho là bạn vẫn có thể mang thai trừ khi bạn khơng có kinh
nguyệt ít nhất trong một năm sau khi hoàn thành điều trị nếu bạn trên 40 tuổi hoặc hơn,
hoặc sau hai năm nếu bạn dưới 40 tuổi. Thậm chí nếu bạn khơng có kinh lại, bạn vẫn có
thể có trứng và có thể mang thai. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt của bạn trở lại thì điều này
khơng nhất thiết có nghĩa là khả năng sinh sản của bạn không bị ảnh hưởng.

Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng như thế nào?
Điều trị ung thư có nghĩa là bạn phải nghĩ tới khả năng sinh sản của bạn sớm hơn bạn đã
lên kế hoạch. Đó là do một số điều trị ung thư vú có thể ảnh hưởng tới việc bạn có thể

mang thai trong tương lai, phụ thuộc vào tuổi và loại điều trị. Một số phụ nữ sẽ được gửi
tới các bác sĩ sinh sản trước khi bắt đầu điều trị.
Liệu pháp nội tiết
Nếu bạn được uống tamoxifen thì thường là uống thuốc này trong 5 năm hoặc lâu hơn.
Bạn được khuyên không mang thai trong khi đang uống thuốc do nó có thể gây hại cho sự
phát triển của thai nhi. Nếu bạn muốn có con và bạn ở lứa tuổi 30 hoặc đầu 40 thì uống
tamoxifen trong 5 năm hoặc lâu hơn có thể gây vấn đề nên bạn cần thảo luận với bác sĩ.
Hóa trị
Hóa trị có thể gây vô sinh ở những phụ nữ chưa qua mãn kinh (tiền mãn kinh). Nó có thể
ảnh hưởng tới chức năng của buồng trứng, làm giảm số lượng hoặc chất lượng trứng.
Hóa trị cũng có thể làm cho kinh nguyệt của bạn mất đi. Việc mất kinh có thể là tạm thời
hoặc vĩnh viễn. Nói chung bạn càng trẻ khi đang điều trị và nhất là bạn dưới 35 thì càng
nhiều khả năng rằng kinh nguyệt của bạn sẽ có lại. Phụ nữ trên 35 hoặc lớn tuổi hơn thì
nhiều khả năng mất khả năng sinh sản do mãn kinh sớm.
Thậm chí nếu kinh nguyệt có lại sau hóa trị thì có nhiều khả năng hiện tượng mãn kinh sẽ
xảy ra sớm hơn (sớm tới 5-10 năm) so với khi bạn khơng hóa trị. Điều này có thể có nghĩa
là bạn có khoảng thời gian có thể mang thai ngắn hơn bình thường. Nếu bạn có kinh lại
thì khơng nhất thiết có nghĩa là khả năng sinh sản của bạn không bị ảnh hưởng, nên điều
quan trọng là hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị hóa chất nếu bạn có mối lo lắng nào đó.
Để có thêm thơng tin về hóa trị, đề nghị đọc quyển Hóa trị cho ung thư vú.
Làm sao biết được khả năng sinh sản của bạn bị ảnh hưởng?


Sau khi kết thúc điều trị, khơng có cách thức hoàn toàn tin cậy nào để kiểm tra xem việc
điều trị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào. Bạn có thể khơng thấy ngay lập tức
sau khi kết thúc điều trị nếu bạn vẫn còn đang trong độ tuổi sinh sản.
Nếu kinh nguyệt vẫn giữ bình thường hoặc trở lại sau khi ngừng, thì nhiều khả năng bạn
có thể mang thai, phụ thuộc vào tuổi của bạn. Tuy nhiên việc có kinh nguyệt trở lại khơng
nhất thiết có nghĩa rằng khả năng sinh sản của bạn khơng bị ảnh hưởng, nên quan trọng là
hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ mối lo ngại nào.

Nếu kinh nguyệt chưa trở lại, bạn có thể cần liên lạc với bác sĩ của bạn hoặc với bác sĩ địa
phương để họ có thể gửi bạn tới bác sĩ sản khoa.
Để kiểm tra xem buồng trứng có hoạt động hay không, bác sĩ sẽ hỏi về kinh nguyệt của
bạn: kinh nguyệt đã bắt đầu trở lại hay chưa, và liệu bạn có các triệu chứng mãn kinh hay
khơng. Một loạt các xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ nội tiết được gọi là FSH
(hormone kích thích nang trứng) có thể được thực hiện. Mức độ oestrodiol (hormone nội
tiết nữ) cũng có thể được đo. Các kết quả của các xét nghiệm này hỗ trợ cho chẩn đoán
mãn kinh. Đôi khi bạn sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ chất nội tiết được gọi
là AMH (hormone antimullerian) do xét nghiệm này đưa ra thông tin chính xác hơn về
hoạt động của buồng trứng. Siêu âm buồng trứng cũng có thể hữu ích và thường được
thực hiện ở một vài bệnh viện khác.

Mang thai sau điều trị ung thư vú
Một số bác sĩ khuyên phụ nữ chờ ít nhất hai năm trước khi có thể mang thai, là do khả
năng ung thư quay trở lại có thể giảm đi theo thời gian, và bạn có thể gặp nguy cơ ung thư
tái phát lớn nhất trong hai năm đầu sau chẩn đốn.
Chờ đợi thời gian dài có thể khơng thích hợp đối với mọi phụ nữ. Nếu bạn đang nghĩ tới
việc mang thai trước khi kết thúc chu kỳ hai năm, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể
giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng.

Đối mặt với vấn đề vô sinh vĩnh viễn
Một số phụ nữ được điều trị ung thư vú sẽ đối mặt với khả năng vơ sinh vĩnh viễn. Điều
này có thể gây đau đớn và khó chấp nhận, đặc biệt là nếu nó đến vào lúc bạn đang có kế
hoạch lập gia đình hoặc trước khi bạn kết thúc hơn nhân. Nó có thể thay đổi cảm giác của
bạn về bản thân bạn như là phụ nữ và bạn có thể cảm thấy căng thằng, đau buồn, mất mát
mà ung thư đã gây ra cho bạn.
Nếu bạn lo ngại về bất kỳ vấn đề gì liên quan tới khả năng sinh sản, bạn có thể thấy hữu
ích khi nói chuyện về cảm giác của bạn với bác sĩ chuyên về sinh sản. Bất kể bạn có cảm
giác như thế nào hãy nhớ rằng bạn khơng phải ứng phó một mình.



Có nhiều thơng tin về khả năng vơ sinh tạm thời và vĩnh viễn trong các quyển sách Khả
năng sinh sản và điều trị ung thư vú và Phụ nữ trẻ với ung thư vú.

Tránh thai sau ung thư vú
Nếu bạn có quan hệ tình dục với nam giới, quan trọng là thảo luận
việc tránh thai với bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể gửi bạn tới phịng
khám kế hoạch hóa gia đình hoặc bác sĩ gia đình để họ có thể khun
bạn các biện pháp tránh thai thích hợp nhất với bạn. Phụ nữ điều trị
ung thư vú (kể cả điều trị tamoxifen) được khuyến nghị sử dụng các
phương pháp tránh thai khơng có nội tiết, như là bao cao su,
Femidom (bao tránh thai cho phụ nữ) hoặc màng chắn âm đạo.
Bạn cần sử dụng biện pháp tránh thai tin cậy trong và sau khi điều trị.
Có thể sử dụng vòng tránh thai. Tuy nhiên bạn cần thảo luận với bác
sĩ vì khơng phải tất cả các loại đều phù hợp cho các phụ nữ ung thư
vú.
Viên thuốc tránh thai ít khi được khun dùng sau chẩn đốn ung thư
vú, vì các chất nội tiết trong thuốc tránh thai có thể thúc đẩy bất kỳ tế
bào ung thư vú nào cịn lại phát triển. Tuy nhiên có thể dùng viên
thuốc tránh thai khẩn cấp do nó là một liều đơn và nhiều khả năng
không ảnh hưởng tới ung thư vú. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn
có bất kỳ mối lo ngại nào.


Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tái phát
Giới thiệu
Hầu hết phụ nữ đều lo lắng về việc ung thư tái phát. Các điều lo lắng này là bình
thường, và nỗi sợ hãi và lo âu thường giảm đi theo thời gian. Hiểu về việc bạn hiểu
biết như thế nào về vú và cơ thể bạn sau điều trị, và các triệu chứng bạn nên nói với
bác sĩ có thể giúp quản lý cảm giác khơng chắc chắn bạn đang trải qua.

Phần này giải thích điều gì xảy ra sau khi điều trị tại bệnh viện, bạn cần tìm kiếm điều gì,
các cách khác nhau ung thư có thể quay lại và bạn cần làm gì nếu có lo ngại.

Hẹn tái khám
Bạn được theo dõi sau điều trị thế nào phụ thuộc vào bệnh viện nơi bạn đã điều trị. Bạn sẽ
thấy các lần tái khám ban đầu thường xuyên hơn và giảm dần theo thời gian.
Hầu hết mọi người được theo dõi tại bệnh viện và sẽ được hẹn tái khám với bác sĩ nội ung
thư. Việc tái khám theo dõi sẽ chú trọng vào cảm giác của bạn nên bạn có thể giải thích
bất kỳ vấn đề nào, các triệu chứng hoặc tác dụng phụ của điều trị, ví dụ có đau chỗ nào
khơng, cứng khớp, các triệu chứng mãn kinh hoặc mệt mỏi tột độ. Việc tái khám cũng cho
bạn cơ hội để hỏi các câu hỏi. Nhiều người thấy viết sẵn các câu hỏi trước sẽ giúp họ có
kết quả tái khám tốt hơn.
Bạn có thể được khám lâm sàng gồm khám vú và khu vực vú/ngực cũng như bất kỳ khu
vực nào thấy lo ngại. Bạn có thể được gửi tới một bác sĩ khác, ví dụ một bác sĩ vật lý trị
liệu nếu bạn có khó khăn về cử động tay.

Tơi sẽ được làm các xét nghiệm đều đặn nào?
Sau điều trị tại bệnh viện, bạn hãy tiếp tục cảm nhận xem có thay đổi gì khơng. Bạn cũng
có thể được chụp X quang vú đều đặn. Nếu bạn được mổ bảo tồn, bạn sẽ được chụp X
quang cả hai vú. Nếu bạn mổ cắt vú có hoặc khơng tái tạo, bạn sẽ chỉ chụp X quang vú
còn lại.

Tiếp tục hiểu về vú
Cho dù bạn phẫu thuật bảo tồn hay cắt vú (có hoặc khơng tái tạo vú), quan trọng là bạn
hiểu về bất kỳ thay đổi nào ở vú, ngực hoặc khu vực xung quanh sau khi điều trị, thậm chí
nếu bạn vẫn đang được tái khám hoặc chụp X quang vú đều đặn.
Sau điều trị ung thư vú, khó mà biết vú hoặc khu vực sẹo mổ có cảm giác như thế nào,
nhất là khi khu vực đó thay đổi theo thời gian. Ngay sau phẫu thuật và trong vài tuần sau



đó, mọi người có thể trải qua đau đớn và cảm giác như là bỏng rát và tê đi ở vết sẹo và
dưới cánh tay. Khu vực có thể cảm thấy cứng, tê hoặc nhạy cảm.
Bạn sẽ cần biết vú trông như thế nào và cảm giác như thế nào để bạn biết điều bình
thường là như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi nhận thấy những thay đổi và đi
khám bác sĩ sớm. Điều quan trọng nữa là hiểu bất kỳ thay đổi mới nào ở vú bên kia và
khu vực xung quanh, và đi khám càng sớm càng tốt.
Bạn tìm kiếm điều gì?
Tìm kiếm và cảm nhận về những thay đổi ở vú, ngực và dưới cánh tay.
 Thay đổi về kích thước và hình dáng của vú
 Đỏ hoặc chỗ phát ban trên da và/hoặc xung quanh núm vú
 Núm vú tiết dịch
 Có chỗ sưng ở ngực, nách hoặc xung quanh xương địn
 Cục cứng hoặc đám dầy lên có cảm giác khác
 Thay đổi trên bề mặt da như là da nhăn hoặc có vết lõm
 Núm vú bị tụt vào trong hay thay đổi vị trí hoặc hình dạng
 Đau
 Sưng ở bắp tay.

Tái phát
Tái phát là thuật ngữ nói về ung thư quay trở lại sau điều trị.
Vào thời điểm chẩn đoán và sau phẫu thuật, các xét nghiệm sẽ được làm để tìm ra loại
ung thư mà bạn mắc phải. Các kết quả được dùng để lập kế hoạch điều trị để đảm bảo
điều trị càng có hiệu quả càng tốt trong việc làm giảm nguy cơ ung thư vú quay trở lại.
Trong khi hầu hết mọi người khơng mắc thêm vấn đề gì thì đơi khi ung thư vú có thể quay
trở lại. Việc ung thư vú quay trở lại có thể là tái phát tại chỗ hoặc ung thư vú tiến triển tại
chỗ (còn được gọi là tái phát khu vực).

Tái phát tại chỗ
Đó là khi ung thư vú quay trở lại ở khu vực vú/ngực, ở da gần vị trí vết sẹo mổ ban đầu,
nhưng chưa lan tới các bộ phận khác của cơ thể. Tái phát tại chỗ có thể điều trị được.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở da xung quanh vết sẹo mổ hoặc khu vực ngực,
bạn hãy đi khám ngay lập tức.

Ung thư vú tiến triển tại chỗ (tái phát khu vực)
Đó là khi ung thư vú quay trở lại và đã lan tới các mô và hạch bạch huyết xung quanh
ngực, cổ và dưới xương ức. Ung thư vú tái phát khu vực được điều trị thế nào sẽ phụ


thuộc vào loại điều trị bạn đã nhận được trước đây, nhưng có thể gồm phẫu thuật, xạ trị và
điều trị thuốc.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào xung quanh vết sẹo mổ hoặc ở vú, ngực, hố nách
hoặc xung quanh xương đòn, hãy đi khám ngay lập tức.

Ung thư vú nguyên phát mới
Đôi khi một ung thư vú nguyên phát mới (ung thư vú chưa lan quá vú hoặc hạch bạch
huyết dưới cánh tay) có thể phát triển hoặc ở cùng bên sau khi phẫu thuật bảo tồn hoặc ở
vú đối diện. Những người có ung thư vú ở một bên có nguy cơ hơi cao hơn phát triển ung
thư vú ngun phát mới ở phía cịn lại. Ung thư vú này sẽ được điều trị như là ung thư vú
mới chứ không phải như là tái phát.

Ung thư vú thứ phát
Điều trị ung thư nguyên phát nhắm tới ngăn ngừa ung thư quay trở lại hoặc lan tỏa, nhưng
một số người sẽ phát triển ung thư vú thứ phát. Ung thư vú thứ phát xảy ra khi các tế bào
ung thư vú lan từ ung thư đầu tiên (nguyên phát) ở vú tới các bộ phận khác của cơ thể.
Bạn có thể gọi đó là ung thư vú di căn, di căn, ung thư vú tiến triển, khối u thứ phát, hoặc
ung thư vú giai đoạn 4.
Ung thư vú thứ phát gần như là phát triển ở xương, phổi, gan hoặc não. Một hoặc nhiều
khu vực của cơ thể có thể bị ảnh hưởng. Chẩn đốn ung thư vú thứ phát nghĩa là ung thư
có thể điều trị được nhưng không thể chữa khỏi. Do điều trị được cải thiện nên ngày càng
nhiều người sống lâu hơn sau chẩn đoán ung thư vú thứ phát.

Các triệu chứng của ung thư vú thứ phát
Khó mà liệt kê tất cả các triệu chứng của ung thư vú thứ phát, nhưng quan trọng là báo
cáo lại bất kỳ triệu chứng nào mà bạn có, là các triệu chứng mới và trường diễn và khơng
có ngun nhân rõ ràng với bác sĩ.
Nhiều triệu chứng của ung thư vú thứ phát có thể giống như các triệu chứng của các tình
trạng khác của cơ thể, ví dụ, đau ở xương có thể do tuổi già, viêm khớp hoặc tác dụng phụ
của điều trị. Thở khơng ra hơi và ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh hoặc cúm. Nếu
bạn có bất kỳ triệu chứng trường diễn hoặc khơng giải thích được, tốt nhất là nói chuyện
với bác sĩ.
Các triệu chứng mà bạn muốn nói với bác sĩ
 Đau ở xương (ví dụ lưng, hơng hoặc xương sườn) khơng cải thiện được bằng thuốc
giảm đau trong một hoặc hai tuần và thường đau hơn về đêm.
 Giảm cân và giảm sự ngon miệng khơng giải thích được
 Cảm giác muốn nơn liên tục
 Thấy khó chịu hoặc sưng ở xương sườn hoặc bụng trên


 Cảm thấy mệt mỏi lên tục
 Ho khan hoặc cảm thấy thở không ra hơi
 Đau đầu nghiêm trọng hoặc tiến triển
 Thị lực hoặc giọng nói thay đổi
Một số trong các triệu chứng này như là mệt mỏi và giảm sự ngon miệng có thể là tác
dụng phụ thông thường mà nhiều người trải qua sau điều trị ung thư. Nhưng nếu các triệu
chứng không cải thiện, bác sĩ sẽ quyết định thăm khám thêm để tìm ra nguyên nhân.

Ứng phó với nỗi sợ ung thư vú tái phát
Hầu như mọi người đã được điều trị ung thư vú đều lo việc bệnh quay trở lại. Trước tiên,
mỗi chỗ đau làm bạn sợ hãi, nhưng khi thời gian trơi qua, bạn có thể chấp nhận dần các
triệu chứng nhỏ như chúng tồn tại trong mọi trường hợp – các dấu hiệu cảnh báo của cảm
lạnh hoặc cúm hoặc là do bạn tự gây ra (suy nghĩ quá nhiều hoặc tập quá sức).

Một số sự kiện có thể đặc biệt stress – những ngày hoặc tuần trước khi bạn đi tái khám,
phát hiện một người bạn hoặc người thân bị chẩn đốn ung thư, hoặc có tin tức rằng một
ai đó bạn gặp trong khi điều trị lại tái phát bệnh hoặc đã chết.
Chúng ta ứng phó theo cách của chúng ta, và khơng có giải pháp dễ dàng nào. Nhưng giữ
im lặng vì chúng ta lo lắng sẽ làm phiền mọi người không phải là phương thức tiếp cận tốt
nhất. Nói chuyện về nỗi sợ của bạn liên quan tới việc bệnh tái phát có thể giúp bạn giải
tỏa.
Phần sau có thơng tin về cách thức đương đầu với sự lo lắng hoặc tâm trạng không tốt.

Lo lắng về lịch sử gia đình có ung thư vú
Phụ nữ bị chẩn đốn ung thư vú thường lo lắng khơng biết bệnh này có làm tăng nguy cơ
ung thư vú cho các thành viên gia đình, đặc biệt là con gái hay khơng. Chẩn đốn khơng
có nghĩa là các thành viên gia đình có nguy cơ cao hơn đáng kể phát triển ung thư vú.
Phần lớn (trên 90%) các ca ung thư vú xảy ra “ngẫu nhiên” và khơng có tính di truyền.
Nếu bạn lo lắng về điều này, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để được giới thiệu đi xét
nghiệm gen di truyền.
Để có thêm thơng tin, đề nghị đọc quyển sách Ung thư vú trong gia đình.


Bạn và các mối quan hệ của bạn
Giới thiệu
Ốm đau có thể ảnh hưởng tới cảm giác của bạn về bản thân mình và sự tự tin của bạn.
Điều trị ung thư vú có thể để lại lời nhắc nhở bạn đã trải qua điều gì và cảm giác mất mát.
Những việc này có thể là tạm thời mà cũng có thể là vĩnh viễn và có thể gồm các vết sẹo
phẫu thuật, sự thay đổi về cân nặng hoặc cảm giác hoặc nỗi lo lắng.
Phần này mô tả cảm giác mà bạn có thể có về cơ thể và cá tính, mối quan hệ của bạn và
đời sống tình dục của bạn sau điều trị ung thư vú.

Thay đổi cách thức bạn nhìn nhận và cảm giác về cơ thể mình
Bạn nghĩ về cơ thể mình thế nào và cách thức bạn tự nhìn bản thân ra sao được gọi là hình

ảnh cơ thể. Hình ảnh có thể thay đổi liên tục qua cả cuộc đời. Ốm đau có thể ảnh hưởng
tới việc cơ thể bạn thực hiện chức năng như thế nào và bạn nhìn bản thân ra sao, và chúng
lại có thể ảnh hưởng lên sự tự tin của bạn.
Đối với nhiều người thì ngoại hình có thể có tác động lớn lên hình ảnh cơ thể. Bất kỳ sự
thay đổi nào tới cơ thể bạn do ung thư vú gây nên và điều trị ung thư vú có thể có ảnh
hưởng lâu dài lên cách thức bạn cảm nhận về bản thân.
Làm quen với những thay đổi đã xảy ra, và điều chỉnh cuộc sống sau ung thư vú có thể
cần thời gian. Bạn cảm thấy rằng bạn buồn bã cho những gì bạn đã mất là điều tự nhiên.
Bạn có thể lo âu về ngoại hình của mình sau phẫu thuật. Một số người thấy khó mà nhìn
vào các vết sẹo hoặc khơng vui về hình dạng của vú/ngực của họ sau phẫu thuật và xạ trị.
Bạn cũng có thể lo lắng rằng bạn sẽ không thể mặc quần áo cũ được nữa. Tuy nhiên theo
thời gian, hầu hết mọi người trở nên tự tin khi biết rằng điều gì là tốt với họ và điều gì làm
họ cảm thấy thoải mái.
Bạn có thể cảm thấy rằng bạn không thể tin vào cơ thể bạn hoặc bạn có thể thấy thoải mái
với bất kỳ thay đổi nào mà cơ thể bạn trải qua. Hình ảnh cơ thể bạn và cảm nhận của bạn
về bản thân sau chẩn đốn ung thư vú là điều có tính chất rất cá nhân.
Nếu bạn kém tự tin trước khi bị chẩn đốn ung thư vú, thì có thể mất nhiều thời gian hơn
để vượt qua được những thay đổi kéo dài từ điều trị. Nói chuyện với bác sĩ địa phương về
những mối lo âu này cũng có thể là hữu ích.
Đánh mất bản thân
Bạn có thể cảm thấy rằng cuộc sống như bạn đã từng biết bị phá vỡ bởi việc bạn bị chẩn
đoán ung thư vú và rằng bạn đã mất cảm giác bạn là ai. Đối với nhiều người cảm nhận về


cơ thể làm họ thất vọng hoặc họ cần cố gắng kiểm soát cuộc sống của họ tại thời điểm khi
họ cảm thấy không chắc về tương lai và những thay đổi ở cơ thể họ là phổ biến. Trong lúc
này bạn có thể trải qua nhiều cảm xúc từ giận dữ và sợ hãi cho tới sốc và mất niềm tin.
Cảm giác bạn đã mất nhân dạng của mình vào thời điểm có thể ảnh hưởng tới nhiều lĩnh
vực trong cuộc sống của bạn. Việc bạn thấy khó kiếm được việc làm và duy trì các mối
quan hệ có thể là đầy thách thức và điều này có thể thêm vào cảm giác mất mát mà bạn

đang trải qua. Khả năng tình dục của bạn và cảm giác bạn hấp dẫn thế nào cũng có thể bị
ảnh hưởng bởi phẫu thuật vú hoặc các triệu chứng mãn kinh do điều trị nội tiết hoặc hóa
trị gây ra.
Quan hệ với mọi người xung quanh bạn
Cách thức bạn quan hệ với những người khác có thể bị ảnh hưởng khi bạn hồi phục.
Những người xung quanh bạn có thể háo hức với việc bạn quay trở lại người mà họ đã
biết trước khi bạn bị chẩn đoán mắc bệnh. Nếu bạn đang vật lộn với sự mất mát nhận
dạng bản thân, bạn có thể thấy khó mà có mối quan hệ với những người khác và họ cũng
vậy để có quan hệ với bạn. Điều này lại có thể làm bạn cảm thấy bị cơ lập và cơ đơn và
bạn có thể cảm thấy cần tránh các tình huống khiến bạn phải đương đầu những phản ứng
của người khác lên bạn.
Nhiều người trải qua các vấn đề này. Hãy cố gắng nhận diện khu vực có tác động lớn nhất
và tạo nên sự thay đổi dần dần.
Chia sẻ cảm giác của bạn với nhân viên tư vấn có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và dễ
chịu hơn với bản thân. Bạn có thể nói với những người gần gũi với bạn đọc quyển sách
này để giúp họ hiểu những vấn đề bạn đang đối mặt. Điều này có thể giúp bạn nói chuyện
với họ về cảm giác của bạn.

Các mối quan hệ của bạn
Khi kết thúc điều trị, bạn và những người gần gũi với bạn có thể mong chờ nhiều điều bắt
đầu để quay trở lại bình thường. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì điều này khơng dễ
dàng. Nếu bạn có rắc rối với việc này sau điều trị thì bạn nên tiếp tục nói chuyện với
những ai gần gũi với bạn về mối lo lắng của bạn.
Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
Việc gia đình và bạn bè phản ứng lại với việc bạn được chẩn đốn ung thư vú có thể biến
động rất nhiều. Bạn bè của bạn có thể khơng có nhiều kinh nghiệm về chuyện ốm đau đe
dọa mạng sống và không hiểu điều đó có nghĩa là gì, và họ có thể không đáp ứng được
nhu cầu của bạn. Một số người có thể phản ứng theo cách làm cho bạn cảm thấy không
được hỗ trợ.



×