Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiền tệ ngân hàng - chính sách tiền tệ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.45 KB, 6 trang )

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Câu 18: Khái niệm, mục tiêu của chính sách tiền tệ? Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng của chính sách
tiền tệ? Tạo sao phải để mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ?
Khái niệm và mục tiêu của chính sách tiền tệ:
1. Khái niệm:
Chính sách tiền tệ: Là 1 bộ phận cấu thành trong hệ thống các chính sách ktế - tài chính của quốc gia và trong hệ
thống đó, các bộ phận cấu thành mối quan hệ tác động hữu cơ với nhau. Do vậy, 1 chính sách tiền tệ hiện hữu đòi
hỏi phải thiết lập và vận hành trong mối quan hệ hữu cơ với các chính sách khác đứng trên gốc độ toàn diện chứ
không tồn tài với tư cách là 1 yếu tố độc lập.
Chính sách tiền tệ có một vai trò quan trong và tương đối độc lập với các chính sách khác xuất phát từ 3 luận điểm
sau:
+ Một là; sẽ không có tăng trưởng kinh tế nếu không có đầu tư.
+ Hai là; k thể có đầu tư mà không có tiết kiệm và tạo ra sự ổn định tiền tệ, giá cả.
Như vậy CSTT góp phần quan trọng vào sự thành công hay thất bại của nền ktế. Một CSTT thắt chặt (Tight –
Monetary Policy) sẽ dẫn đến sự khan hiếm về tiền tệ và đắt đỏ về chi phí. Ngược lại một CSTT nới long (Easy –
Monetary – Policy) sẽ làm cho tiền tệ gia tăng kích thích tiêu xài và tăng trưởng ktế.
Theo luật NHNN VN thì CSTT của quốc gia là một bộ phận của CSTT ktế - tài chính của NN nhằm ổn định giá trị
đồng tiền, kiềm chế lạm phát góp phần thúc đẩy nền ktế - XH, đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống
nhân dân.
2. Mục tiêu CSTT :
a. Mục tiêu cuối cùng:
Mỗi quốc gia đều có CSTT riêng phù hợp với nền ktế và đặc thù của mỗi nước. Tuy nhiên mỗi CSTT đều hướng
vào những mục tiêu chủ yếu sau:
+ Ổn định tiền tệ.
+ Tăng trưởng kinh tế trong sự ổn đinh.
+ Tạo công ăn việc làm và giảm bớt thất nghiệp.
Giữa các mục tiêu tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp, có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Khi kìm chế được lạm
phát thì tăng trưởng chậm lại, dẫn đến suy thoái, thất nghiệp cao. Khi mở rộng đtư khắc phục được suy thoái thì
công ăn việc làm được tốt hơn, nhưng rất khó kiềm chế lạm phát. Thông thường mối quan hệ giữa lạm phát thất
nghiệp và tăng trưởng diễn ra như sau:
+ LP ở mức cao sẽ làm cho nền kinh tế phát triển nóng khó tránh khỏi lâm vào tình trạng khủng khoảng ngay sau


đó. Một khi khủng hoãng xẩy ra thì nhịp độ tăng trưởng chậm lại, ắt phải dẫn đến thất nghiệp tăng.
+ Khi giảm được LP thì lạm phát ở mức độ vừa phải thì nền ktế ổn định và có hướng tăng trưởng. Lúc đó nhà đầu
tư an tâm hơn và tin tưởng vào CSTT của đất nước. Nên ktế họat động có hiệu quả hơn và tạo được nhiều công ăn
việc làm hơn.
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
+ Khi giảm phát thì khó nhận biết được tác hại của nó. Vì LP thấp thì giá cả hang hóa thường tương đối ổn định,
nhưng sx và lưu thong sẽ bị đình trệ, đtư giảm sút. Kết quả nền ktế lâm vào tình trạng thất nghiệp tăng, tăng trưởng
kém.
Chính vì vậy, sự can thiệp của NN để chủ động điều chỉnh mối quan hệ giữa tăng trưởng ktế, lạm phát, thất nghiệp
ngày càng trở nên hết sức quan trọng việc điều tiết vĩ mô nền ktế theo cơ chế thị trường.
b. Mục tiêu trung gian:
- Khi sử dụng các công cụ điều hành CSTT, NHTW không thể tác động trực tiếp và ngay lập tức đến các mục tiêu
cuối cùng của nền ktế như; giá cả, tăng trưởng ktế, công ăn việc làm. Ảnh hưởng của CSTT chỉ xuất hiện sau 1
khoảng thời gian nhất định từ 1-2 năm. Bởi vậy NHTW đợi các dấu hiệu về tỷ giá, giá cả, thất nghiệp để điều chỉnh
các công cụ CSTT thì sẽ chậm trể và kém hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này NHTW của tất cả các nước thường
xác định chỉ tiêu được NHTW lựa chọn để đạt tới mục tiêu cuối cùng của CSTT.
Các chỉ tiêu thường được sử dụng để làm mục tiêu trung gian là tổng khối lượng tiền cung ứng (M1, M2, M3) or
mức lãi suất thị trường (ngắn và dài hạn).
- Tiêu chuẩn của các chỉ tiêu trung gian:
+ Có thể đo lường đựơc.
+ Có thể kiểm soát được.
+ Có mối quan hệ chặt chẻ với mục tiêu cuối cùng.
Như vậy cả tổng lượng tiền cung ứng và lãi suất đều thỏa mãn các tiêu chí trên, nhưng NHTW không thể chọ cả 2
tiêu chí làm mục tiêu trung gian mà chỉ có thể chọ 1 trong 2 mục tiêu đó, căn cứ vào mối liên hệ của các tiêu chỉ
tiêu này đến các mục tiêu cuối cùng. Bởi lẽ, nếu đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng kinh tế thì phải gia
tăng khối lượng tiền cung ứng, mà tăng tổng khối lượng tiền cung ứng thì phải chấp nhận biến động lãi suất và
ngược lại.
Hiện này NHNN VN chọn khối lượng tiền M2 làm chi tiêu trung gian và điều hành CSTT bởi thực tế đã được chỉ
ra rằng sự biến động của khối lượng tièn M2 hoàn toàn phù hợp với sự biến động của mức giá và sản lượng thập kỷ
90. Tuy nhiên chính sách LS ấn định cũng phần nào làm giảm hiệu quả của mục tiêu trung gian này.

Ngoài 2 mục tiêu trên còn có 1 số chỉ tiêu khác là ứng viêncủa vai trò mục tiêu trung gian như tổng khối lượng
TD,tỷ giá. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của các chỉ tiêu này là mối quan hệ của chúng với mục tiêu cuối cùng rất
phức tạp và k rỏ rang. Vì thế ít khi nó được sử dụng làm 1 mục tiêu độc lập mà thường có thể được sử dụng cùng
mục tiêu khác như tổng lượng tiền cung ứng or lãi suất.
c. Mục tiêu hoạt động:
Là các chi tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của công cụ CSTT. Các tiêu chuẩn lựa chọn chỉ tiêu làm
mục tiêu hoạt động cũng tương tự như tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu trung gian.
+ Chỉ tiêu có phải đo lường được nhằm tránh sự suy đoán thiếu chính xác làm sai lệch các dấu hiệu của CSTT.
+ Phải có mối quan hệ trực tiếp và ổn định với các công cụ của CSTT.
+ Có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định với mục tiêu trung gian lựa chọn.
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Căn cứ vào các chỉ tiêu trên các chỉ tiêu thường được lựa chọn làm mục tiêu hoạt động của NHTW bao gồm;
+ LS liên NH.
+ Khối tiền cơ bản.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ
Giữa các mục tiêu tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Khi kiềm chế lạm phát thì
tăng trưởng chậmlại dẩn đến suy thoái, thất nghiệp cao. Khi mở rộng đầu tư và khác phục suy thoái thì công ăn
việc làm được tốt hơn nhưng rất khó kiềm chế lạm phát. Thông thường mối liên hệ gữa lạm phát, thất nghiệp và
tăng trưởng diễn ra như sau:
+ LP ở mức cao sẽ làm cho nền kinh tế phát triển “nóng”, khó tránh khỏi lâm vào tình trạng khủng hoảng ngay sau
đó. Khi khung hoảng xẩy ra thì nhịp độ tăng trưởng chậm lại, ắt phải dẫn đến thất nghiệp.
+ Khi giảm được lạm phát và giữ lạm phát ở mức…..
Tại sao phải để mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng của CSTT.
Khi sử dụng công cụ điều hành CSTT, NHTW kg thể tác động trực tiếp và ngay lập tức đến mục tiêu cuối cùng của
nền ktế như giá cả, tăng trưởng ktế, công ăn việc làm. Ảnh hưởng của CSTT chỉ xuất hiện sau một thời gian nhất
định từ 1 đến 2 năm. Bởi vậy nếu NHTW đợi các dấu hiệu về tỷ giá, giá cả, thất nghiệp để điều chỉnh các công cụ
CSTT thì sẽ chậm trễ và kém hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, NHTW của tất cả các nước thường xác định các
chỉ tiêu cần đạt được trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng. Các chỉ tiêu này trở thành mục tiêu trung gian và mục
tiêu hoạt động.
Câu 19: Các công cụ của CSTT? Phân tích ưu nhược điểm của các công cụ đó? Liên hệ thực tiễn việc sử

dụng các công cụ điều hành CSTT của NHNN hiện nay.
Các công cụ CSTT:
1. Công cụ tái cấp vốn:
- NHTW cấp tín dụng cho NHTM qua nhiều hình thức, thông dụng nhất là tái cấp vốn dưới hình thức chiết khấu và
tái chiết khấu các thương phiếu. Khi chập nhận chiết khấu hay tái chiết khấu là NHTW đã tăng khối lượng tiền
trong lưu thông. Đây là hình thức phát hành tiền được xem là mạnh do bảo đảm được bằng các giấy tờ có giá khi
các chứng khoán đáo hạn. NHTW sẽ đòi được món nợ đã cho vay. Bên cạnh đó việc cho vay cũng luôn cố gắng
liền với các yêu cầu của nền ktế do tác động trực tiếp của quy luật cung cầu.
- Thường thì việc điều hành công cụ tái cấp vốn để thực thi CSTT được thông qua lãi suất tái chiết khấu. NHTW có
thể khuyến khích giảm or tăng mức cung ứng TD của NHTM đối với nền ktế, đồng thời giảm hoặc tăng mức cung
tiền. Khi thực hiện chính sách “thắt chặt” tiền tệ. NHTW sẽ nâng LS tái chiết khấu lên. Khi đó các NHTM sẽ nâng
lãi suất cho vay or hạn chế bớt những cơ hội cho vay. Và ngược lại nếu thực hiện được CSTT “nới lỏng” NHTW
hạ thấp lãi suất chiết khấu, NHTMtrong trường hợp này sẽ đi vay rẻ, nên khuynh hướng giảm bớt lãi suất cho vay
dẫn đến nhu cầu vay gia tăng.
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
- Tái cấp vốn cho NHTM là công cụ đắc lực trong định hướng phát triển ktế đối với chính sách kích thích xuất khẩu,
NHTW sẽ ưu tiên tái chiết khấu các thương phiếu xuất khẩu.
- Tuy nhiên khi chấp nhận tái chiết khấu NHTW đã tăng khối lượng tiền cung ứng. Chính vì tầm quan trọng đó nên
NHTW chỉ có thể tái chiết khấu theo điều kiện.
+ Khối lượng tiền cung ứng theo nguyên tắc hàng hóa, tức cấp TD cho nền ktế còn được phép cung ứng thêm.
+ Bản chất của các NHTM đem thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá để tái chiết khấu là những thương phiếu và
giấy nợ có giá tốt.
Như vậy, chiết khấu và tái chiết khấu chính là việc NHTW mua các thương phiếu của NHTM nhằm điều chỉnh
mức cung ứng TD của NHTM đối với nền ktế đồng thời qua đó điều chỉnh mức cung tiền tệ.
Tuy nhiên mổi 1 công cụ đều có ưu nhược điểm riêng của nó. Tái chiết khấu có ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
+ Các khoản vay NHTW đều đảm bảo bằng giấy tờ có giá do đó có khả năng tự thanh toán.
+ Có tính chất chủ động trong việc thực hiện CSTT mở rộng hay hạn chế.
Nhược điểm:
NHTW thụ động do việc vay hay không vay chủ động nămg ở NHTM.

2. Dự trữ bắt buộc:
Là tỷ lệ % tính trên tổng tiền gửi huy động được mà các NHTM không thể sử dụng để KD, mục đích của việc thực
hiện DTBB là nhằm:
- Duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của các NH trung gian or trong những trường hợp khẩn cấp như trong
trường hợp đồng loạt rút tiền (Bank run) của công chúng, tránh được tình trạng khủng hoảng NH.
- Giới hạn khả năng cho vay của NH trung gian tránh được THNN này quá ham kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay
quá mức, có thể phương hại đến quyền lợi của người ký gửi tiền ở NH, tức là đảm bảo an toàn tiền gửi của khách
hàng.
- Việc tập trung dự trữ của NH trung gian ơ NHTW còn là 1 phương tiện để NHTW có thêm quyền lực điều khiển hệ
thống NH, tạo sự lệ thuộc của NH Trung gian đối với NHTW.
• Về nguyên tắc, khi ấn định 1 mức DTBB ở mức thấp, NHTW muốn khuyến khích các NH trung gian mở rộng
mức cho vay của họ, tức là muốn gia tăng khối tiền tệ. điều này sẽ kích thích được các hoạt động ktế tăng, khả
năng giao lưu các nguồn vốn tài chính giữa các DN thể hiện 1 chính sách tiề tệ “nới lỏng” ngược lại khi nâng
cao mức DTBB NHTW muốn giới bạn khả năng cho vay của NH Trung gian báo hiệu 1 CSTT “thắt chặt” hay
hạn chế khối tiền tệ điều này tác động tới khả năng thu doanh lợ của NH trung gian. Chính vì thế khi tiến hành
tăng DTBB đòi hỏi phải nghiên cứu trước khi chịu đựng của NH trung gian đối với mức dự trữ mới sẽ ban
hành. Để NH trung gian k bị lổ và cộng tác với NHTW trong việc thực thi CSTT, NHTW có thể trả lãi cho mức
dự trữ thặng dư nào đó của NH trung gian, kèm theo một chính sách LS thích hợp. Cộng vào đó, NHTW có thể
vận dụng mức DTBB 1 cách uyễn chuyển hơn, bằng cách phân biệt nhiều mức DTBB chẳng hạn. Do tính chất
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
thanh khoản của mổi loại tiền gửi, NHTW có thể quy định tỷ lệ tiền DTBB của tiền gửi không kỳ hạn cao hơn
tỷ lệ dự trữ bắt buộc của tiền gửi có kỳ hạn.
Tóm lại: biện pháp thay đổi DTBB cần thực hiện 1 cách thận trọng và muốn có hiệu quả cần phải đi kèm với những
biện pháp khác, việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB thay đổi tùy theo mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau.
3. Nghiệp vụ thị trường mở:
Trong các công cụ điều hành CSTT thì công cụ nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chủ động của NHTW để điều
khiển khối lượng tiền lưu thông.
Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHTW tham gia mua or bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, với các
NHTM với mục đích tác động đến thị trường tiền tệ điều hòa cung và cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến
khối dự trử của các NHTM tại NHTW. Từ đó tác động đến khả năng cung ứng TD của các NH này.

Thị trường mở xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1920 nó là công cụ tác động nhanh, linh hoạt và chủ động.
Nó có thể hạn chế được những khuyết điểm của công cụ DTBB, công cụ này linh hoạt ở chổ là dễ đảo ngược được
tình huống khi phát hiện tiền lưu thông thừa hay thiếu bằng cách mua or bán ra phiếu nợ.
Tuy nhiên, hạn chế của nó là chỉ có thể áp dụng trong điều kiện mà hầu hết tiền trong lưu thông đều nằm ở tài
khoản tại NH. Ở VN công cụ thị truờng mở sẽ được thực hiện bằng việc phát hành tín phiếu NHNN và tổ chức đấu
thầu tín phiếu KBNN.
Thị trường được xem là một trong những cửa ngỏ để NHTW phát hành tiền vào lưu thông or rút ra bởi khối lượng
tiền tại lưu thông. Nếu như chính sách chiết khấu, tái chiết khấu có tác động tổng hợp và có những hạn chế tạm
thời, thì nghiệp vụ thị trường mở là công cụ tác động nhanh và linh hoạt.
4. Công cụ tỷ giá hối đoái;
NHTW can thiệp vào thị trương hối đoái nhằm ổn định tỷ giá hối đoái, để giữ vững sức mua đối ngoại của đồng
tiền bản tệ.
NHTW đưa tiền mặt ra mua ngoại tệ lập tức sẽ làm gia tăng lượng tiền trong lưu thông, dẫn đến giá trị ngoại tệ lên
cao, đồng bản tệ giảm giá trị làm cho tỷ giá được cải thiện. Ngược lại, khi NHTW đem ngoại tệ ra bán, làm giá trị
ngoại tệ hạ thấp xuống giá trị đồng bản tệ tăng lên. Kết quả của sự can thiệp này làm cho tiền lưu thông tăng or
giảm.
5. Công cụ khác (LS)
+ Ấn định lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các NH.
+ Ấn đinh hạn mức tín dụng.
Liên hệ thực tiển việc sử dụng công cụ điều hành CSTT của NHNN hiện nay?
Chính sách tiền tệ là hệ thống biện pháp của một nhà nước trong lĩnh vực lưu thong tiền tệ, nhằm điều hành khối
lượng cung và cầu tiền tệ bằng các biện pháp như; phát hành tiền, chống lạm phát, dữ trữ bắt buộc pháp định và
quản lý dự trữ ngoại tệ, tái chiết khấu các kỳ phiếu và lãi suất, chính sách lãi suất … để đáp ứng kịp thời nhu cầu
giao dịch, ổn đinh sức mua của đồng tiền, phát triển sxkd,trong một giai đoạn nhất định. Là bộ phận quan trọng
trong hệ thống chính sách và cơ chế quản lý ktế của nhà nước, trên cơ sở vận dụng đúng đắn quy luật của sản xuất

×