Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CHIA SẺ ĐÔI ĐIỀU VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC THẢO DƯỢCTHỰC PHẨMTHỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.98 KB, 5 trang )

CHIA SẺ ĐÔI ĐIỀU VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC-THẢO DƯỢC/THỰC
PHẨM/THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Cuối năm 2011 sau khi điều trị xong, được ra viện hơm trước hơm sau mình đã lên
kế hoạch dùng thêm thảo dược (cụ thể là nấm linh chi), thực phẩm chức năng (viên
nén curcumin có tăng cường thêm chiết xuất hạt tiêu đen). Trước khi ra viện BS
điều trị cho mình uống Tamoxifen và cho làm XN nội tiết trong vòng một năm để
xác định liệu đã thực sự mãn kinh chưa. Nếu sau một năm kết quả XN nội tiết cho
thấy đã thực sự mãn kinh thì sau 2-3 năm uống Tamoxifen sẽ chuyển sang uống nội
tiết bậc 2. Kết quả XN nội tiết cho thấy mình đã mãn kinh.
Sau khi uống nấm linh chi ba tháng mình đi XN nội tiết lại và kết quả thật kinh
ngạc là nội tiết của mình tăng. Điều này chứng tỏ tính chất nội tiết của nấm linh chi
mình đã từng đọc nhưng khơng tin. Mình ngừng uống linh chi ngay tức khắc và lần
XN tiếp theo cho thấy nội tiết lại giảm xuống gần với mức XN lần đầu. Hai lần XN
tiếp theo đều cho kết quả thấp ổn định. Vậy băn khoăn đã được giải đáp: BN UNG
THƯ VÚ dương tính với nội tiết khơng nên uống nấm linh chi.
Thời điểm cuối năm ấy đang là mùa bưởi nên mình ăn bưởi hàng ngày. Một lần đọc
được bài “Nước bưởi ép có thể tương tác với thuốc”, bài báo cho thấy rằng nước
bưởi tương tác với nhiều loại thuốc trong đó có Tamoxifen và hóa chất
Cyclophosphamide được dùng trong điều trị UNG THƯ VÚ, bản thân mình cũng
được truyền hóa chất này. Đọc xong bài báo tỉnh địn ngay và thấy mình thật may
mắn khi truyền hóa chất khơng ăn một múi bưởi nào cả vì bản thân thích ăn trái cây
giịn hơn là trái cây có múi. Tìm hiểu được biết đó là do hợp chất Furanocumarins
trong nước bưởi ức chế enzym CYP3A4 là enzym chuyển hóa các thuốc này.
Lại nói tiếp đến curcumin. Tỉnh địn với bưởi xong là mình tìm hiểu về tương tác
của curcumin với Tamoxifen. Thông tin ban đầu trên Internet từ một bệnh nhân
UNG THƯ VÚ Anh cho thấy curcumin có thể tương tác với Tamoxifen làm mình
quyết định ngưng uống curcumin mà không cần suy nghĩ thêm. Vậy là yên tâm


trong 5 năm uống thuốc Tamoxifen (33 tháng) và 28 tháng uống nội tiết bậc 2
(Anastrozole) mình khơng ăn bưởi, khơng uống thêm thực phẩm chức năng nào.


Gần đây có một số bạn hỏi mình tại sao lại có tương tác thuốc với thảo dược hoặc
TPCN và tương tác như thế nào. Mình tìm hiểu tài liệu và trình bày tóm tắt dưới
đây với kiến thức của người ngoại đạo với ngành y dược.
Trước tiên các chị em làm quen với một vài kiến thức sơ đẳng trong tương tác
thuốc:
CYTOCHROME P450 LÀ GÌ?
Cytochrom P450 (CYP450) là hệ thống gồm có 50 loại enzymes thuộc nhóm
monooxygenase có trong hầu hết các cơ thể sống. Hệ thống enzyme mạnh mẽ này
đóng vai trò quan trọng đối với sinh lý người. Ở động vật và người, enzym này có
ở gan, tim, phổi, thận nhưng tập trung chủ yếu ở gan. Thuốc dùng đường uống sau
khi được hấp thụ qua ruột non được chuyển đến gan qua tĩnh mạch cửa, quá trình
này cho phép gan với sự tham gia của CYP450 là nhóm enzym chính tham gia vào
chuyển hóa thuốc (ở phase I) có thời gian giải độc các dược chất có hại trước khi
chúng được phân phối vào hệ thống tuần hoàn.
Những enzyme chủ lực trong hệ thống CYP450 gồm có CYP1A2, CYP3A4,
CYP2C9, CYP2C19, CYP2D6. Trong đó đó CYP3A4 là chịu trách nhiệm chuyển
hóa phần lớn các thuốc, sau đó là CYP2D6.
ẢNH HƯỜNG CỦA CÁC CHẤT LÊN HỆ THỐNG CYP450 SẼ LÀM THAY
ĐỔI TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC
Nhiều loại thuốc có thể làm tăng hoặc giảm các hoạt động (cảm ứng hoặc ức chế)
các CYP450 khác nhau. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các tương tác thuốc
bất lợi, Ví dụ nếu một loại thuốc ức chế CYP450 sẽ làm cho thuốc thứ hai có thể
tăng nồng độ (hoạt chất ở dạng có hoạt tính) và tích lũy trong cơ thể dẫn đến ngộ
độc. Do đó để hạn chế điều này cần điều chỉnh liều lượng hoặc lựa chọn thuốc
khác không ảnh hưởng đến hệ thống CYP450. Do vậy những thuốc có khoảng
điều trị hẹp cần đặc biệt quan tâm đến loại tương tác này.


Các thuốc cảm ứng enzyme CYP450 sẽ làm tăng chuyển hóa của thuốc khác
(Inducers) --> giảm nồng độ thuốc khác.

Các thuốc ức chế enzym CYP450: làm giảm sự chuyển hóa của một thuốc khác
(Inhibitors) --> tăng nồng độ thuốc khác [1]
MỘT SỐ LOẠI THUỐC DÙNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ VÀ CÁC ENZYME
CHUYỂN HĨA CHÚNG
• Thuốc điều trị ung thư vú được chuyển hóa bằng enzym CYP2D6 và
CYP3A4: thuốc nội tiết bậc 1 Tamoxifen [2]
• Thuốc điều trị ung thư vú được chuyển hóa bằng enzym CYP1A2,
CYP2C8/9 và CYP3A4: thuốc nội tiết bậc 2: Anastrozole [2]
• Thuốc điều trị ung thư vú được chuyển hóa bằng enzym CYP2A6 và
CYP3A4: Thuốc nội tiết bậc 2: Letrozole [3]
• Thuốc điều trị ung thư vú được chuyển hóa bằng enzym CYP3A4:
Exemestane [4]
• Hóa chất được chuyển hóa bằng các enzym CPY2C8 và CYP3A4: Paclitaxel
[2]
• Hóa chất được chuyển hóa bằng enzyme CYP2B6, CYP2C9 and CPY3A4;
Cyclophosphamide [5]
• Hóa chất được chuyển hóa bằng enzyme CYP3A4: Docetaxel (Taxotere) [6]
• Hóa chất được chuyển hóa bằng enzyme CYP3A4 và CYP3A5: Vinorelbine
(Navelbine) [7]
• Hóa chất được chuyển hóa bằng enzyme CYP3A4: Doxorubicin [7]
• Thuốc Laplatinib (Tykerb) được chuyển hóa bằng enzyme CYP2B6,
CYP2C9 and CYP3A4 [2]
TƯƠNG TÁC THUỐC CỦA MỘT SỐ THỰC PHẨM/THỰC PHẨM CHỨC
NĂNG
• Nước bưởi: hợp chất furanocumarins ức chế enzym CYP3A4 [2]
• Thiên ma (Black Cohosh): ức chế enzym CYP3A4 [2]


• Mao lương hoa vàng (Goldenseal): ức chế enzym CYP3A4 [2]
• Chất chiết xuất/trà Hoa cúc La Mã (Chamomile): ức chế enzym CYP3A4 [2]

• Chất chiết xuất cây cọ lùn (Saw pametlo): ức chế enzym CYP3A4 [2]
• Chất chiết xuất cây xô thơm (Sage), cỏ xạ hương (Thyme), đinh hương
(clove): ức chế enzym CYP3A4 [2]
• Chất chiết xuất genestein và daidzein từ đậu nành: ức chế enzym CY 3A4 [2]
• St. John’s Wort: chất ức chế enzym CYP2D6 và chất cảm ứng CYP 3A4 [2]
• Curcumin: chất ức chế các enzyme: CYP1A2, CYP2B6, CYP2C9, CYP2D6,
and CYP3A4 [8]
• Nước ép dứa: chất ức chế enzyme CYP2C9 [10]
• Nước ép khế: chất ức chế enzyme CYP3A4 [10]
Các chị em thấy rõ lý do bác sĩ không cho phép bệnh nhân dùng thêm bất kỳ thở
dược hoặc thực phẩm chức năng nào trong khi điều trị hóa chất do có lo ngại về
tương tác chưa biết của thuốc với thảo dược/TPCN. Còn khi điều trị xong, được
uống thuốc ngừa tái phát là điều may mắn. Các chị em đừng tự mình đánh mất điều
may mắn đó khi “tiếc rẻ” tự ý dùng thảo dược/TPCN chưa được chứng minh là hỗ
trợ chữa được bệnh nhưng lại có thể có tương tác với thuốc nhé.
1. />2. Constantin kaniklidis: Drug Interaction in oncology – Review
3. Handbook of Anticancer Pharmacokinetics and Pharmacodynamics
4. Davis's Drug Guide for Nurses
5. />6. John R. Horn, PharmD, FCCP, and Phillip D. Hansten, PharmD: Get to Know an
Enzyme: CYP3A4
7. />

8. />9. />10. - Effect of Fruit/Vegetable-Drug
Interactions on CYP450,
OATP and p-Glycoprotein: A Systematic Review.



×