Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.21 KB, 3 trang )

Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu là các thuốc có tác dụng làm tăng bài tiết một số muối và
nước; đồng thời do mất nước và do các cơ chế khác mà làm hạ huyết áp.
Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc lợi tiểu khác nhau, khi dùng không đúng
chỉ định, chúng có thể làm mất cân bằng nước – điện giải, gây hạ huyết áp
đột ngột. Do đó, khi sử dụng thuốc lợi tiểu, nhất là khi dùng thường xuyên,
cần chú ý một số điểm sau:
Với người bệnh tim mạch: Lợi tiểu là thuốc điều trị bước đầu, cơ bản trong
suy tim, song chúng cũng có thể gây hại tim. Với các thuốc lợi tiểu gây hạ
kali máu, khi dùng sẽ làm giảm kali máu dễ dẫn tới loạn nhịp tim. Do đó để
tránh tác dụng phụ này cần phối hợp với viên bổ sung kali hoặc thuốc lợi
tiểu giữ kali. Một số thuốc khác, ví dụ như spironolacton khi dùng đơn độc,
hiệu quả yếu, nhưng nếu tăng lên liều cao có thể gây tăng kali máu.
Với người bệnh suy thận: Thuốc lợi tiểu bài tiết natri và kali có thể dẫn đến
tình trạng giảm natri, kali máu, gây nên tình trạng mất cân bằng điện giải,
mất cân bằng acid – baz, nhiễm acid, nhiễm nitơ máu. Nhưng các thuốc lợi
tiểu giữ kali máu khi dùng ở người suy thận lại làm cho tình trạng tăng kali
máu trầm trọng, dẫn tới tình trạng suy thận cũng nghiêm trọng hơn.
Với người bệnh xơ gan: Hầu hết, thuốc lợi tiểu với liều cao có thể gây mất
cân bằng điện giải. Người bệnh có xơ gan cổ trướng không chịu được sự mất
cân bằng điện giải đột ngột này. Một số thuốc lợi tiểu có thể gây nên các
bệnh thần kinh do gan, nếu có biểu hiện bệnh này (run, rối loạn, hôn mê) cần
ngừng thuốc ngay.
Với người bệnh đái tháo đường: Dùng thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali cho người
đái tháo đường (đặc biệt có kèm bệnh thận mạn hoặc tiền nitơ máu) dễ làm
tăng kali máu, dẫn tới tăng glucoz máu. Vì vậy nếu cần dùng thuốc lợi tiểu
tiết kiệm kali thì phải cẩn trọng; chỉ được dùng sau khi đã xác định tình
trạng chức năng thận, trong quá trình dùng phải kiểm tra chu đáo kali máu.
Tóm lại, thuốc lợi tiểu được sử dụng trong nhiều trường hợp và nhiều bệnh
lý khác nhau, tuy nhiên tác dụng không mong muốn lại rất nhiều. Vì vậy,
người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc thuộc nhóm này, trước khi sử


dụng cần có ý kiến của bác sĩ.
Dùng đường uống: Đây là đường sử dụng phổ biến và an toàn nhất, tuy
nhiên, hiệu quả lại hạn chế. Domperidon hấp thu qua đường ruột, bị biến đổi
nhanh ở ruột và gan nên sinh khả dụng thấp. Muốn có hiệu quả cần uống
trước bữa ăn 15 – 30 phút, với liều cao đủ mức cần thiết và sau đó cứ 4 – 8
giờ uống 1 lần.
Dùng tiêm tĩnh mạch: Có hiệu lực nhanh, song dễ gây tai biến nhất là khả
năng gây hiện tượng xoắn đỉnh. Không nên dùng đường tiêm tĩnh mạch đặc
biệt cho người loạn nhịp tim hoặc hạ kali máu, người đang điều trị ung thư
bằng hóa chất. Hiện nay, nhiều nước đã cấm dùng domperidon bằng đường
này.
Domperidon là thuốc kháng thụ thể dopamin với đặc tính chống nôn ói
tương tự metoclopramide và một số thuốc hướng thần kinh khác. Thuốc
được chỉ định dùng khá rộng rãi với các trường hợp rối loạn vận động tiêu
hóa, đặc biệt là biểu hiện buồn nôn và nôn do nhiều nguyên nhân. Chính vì
điều này đã khiến nhiều người lạm dụng thuốc, đặc biệt là trẻ em dẫn đến
ngộ độc và các tai biến nguy hiểm như: rối loạn tim, tổn thương màng não,
chảy máu đường tiêu hóa…

×