Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

11 bệnh phổ biến GÂY UNG THƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.81 MB, 60 trang )

1


Lời mở đầu
Y học lâm sàng là khởi đầu quan trọng để hình dung ra các cơ chế sâu xa trong y học
nghiên cứu.
Sách viết ngắn gọn với mục tiêu “tạo cái nhìn tổng quan, đặt nền móng lâm sàng” giúp
sinh viên và các bác sỹ thú y cơ sở dễ dàng tiếp cận ca bệnh và có thể điều trị được với
các thuốc phổ biến nhất, dễ mua nhất, dù bạn là bác sỹ thú y ở bất kỳ nơi đâu của Việt
Nam.
Cuốn sách nào cũng có những ưu - nhược điểm, và chắc chắn, cuốn này không thể thỏa
mãn được về mặt tri thức đối với các bác sỹ đã có nhiều năm kinh nghiệm, đam mê khoa
học chuyên sâu. Xin nợ và xin hẹn các bạn đọc về những cơ chế chuyên sâu phức tạp vào
những buổi trao đổi trong thời gian sắp tới.
Cuối cùng, xin chúc cho bạn đọc viết ngay ra được những thông tin bổ ích trong khi đọc,
để ứng dụng ngay cho những ca bệnh đang gặp ở thời điểm hiện tại!

DR. MAI NGOC TUYEN

2


MỤC LỤC
1.

TẮC RUỘT...............................................................................................................5

2.

DỊ VẬT....................................................................................................................11


(DỊ VẬT KHÔNG GÂY TẮC)......................................................................................11
3.

NÔN DO DỊCH MẬT VÀO BUỔI SÁNG............................................................14

4.

GIARDIA................................................................................................................16

5.

BÁNG BỤNG..........................................................................................................18

6.

TÍCH DỊCH XOANG LỒNG NGỰC....................................................................23

7.

VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN...........................................................................27

8.

VIÊM PHỔI............................................................................................................34

9.

SỎI BÀNG QUANG DẠNG VIÊN........................................................................42

10.


VIÊM KẾT MẠC................................................................................................49

11.

VIÊM LOÉT GIÁC MẠC..................................................................................53

3


CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ PHÁC ĐỒ CỤ THỂ
CHO 11 BỆNH PHỔ BIẾN
(Ứng dụng rộng rãi từ cấp phòng khám tới bệnh viện thú y)

4


1.Tắc ruột
Theo kinh nghiệm, khi thấy triệu chứng nôn mửa và chán ăn, điều trị thuốc 1 – 2 ngày
không đỡ thì cần nghĩ ngay tới bệnh tắc ruột.
Trước tiên cần định hình rằng, tắc ruột khơng bao giờ nơn ra bọt, tắc ruột cũng không
gây ra cường độ nôn đồng đều ở mọi vị trí tắc; mà tùy vị trí tắc sẽ gây ra số lần nơn khác
nhau. Cùng xem các ví dụ sau để hình dung được mối liên hệ giữa vị trí tắc và cường độ
nơn trong bệnh tắc ruột.
Xét ví dụ, thú bệnh bị tắc tại đường ra dạ dày (tức là tắc tại hạ vị của dạ dày) sẽ gây
nơn cấp tính, thậm chí ngày có thể nơn tới 10 bãi, đặc biệt sau khi ép ăn uống sẽ nơn. Lý
giải vì khi tắc đường ra dạ dày, dịch dạ dày tiết ra nhiều sẽ kích ứng thần kinh gây phản
xạ nơn, hoặc khi cố bơm cho ăn uống sẽ gây đầy bụng, đây cũng là lý do khiến cường độ
nôn tăng lên mỗi khi ép ăn.
Ở một ví dụ khác, nếu bị tắc tại tá tràng sẽ gây nơn ít hơn, đặc trưng của tắc tại tá tràng

sẽ nôn ra những “bãi dịch lớn” có màu như phân (với các thành phần trộn lẫn gồm dịch
mật, dịch tụy, dịch dạ dày, thức ăn tiêu hóa dở), với cường độ nơn 1 – 3 bãi mỗi ngày, sẽ
nôn nhiều hơn nếu ép ăn uống.
Tắc tại các đoạn sâu hơn như không tràng, hồi tràng sẽ có đặc điểm khơng nơn, vì thức
ăn và nước, các chất tiết của dạ dày vẫn được đoạn ruột trên hấp thu, thường 1 tuần nôn 1
– 2 lần, tiến triển của bệnh thường âm ỉ khó phát hiện.
Tiếp tới tắc đại tràng, do cấu trúc đại tràng lớn hơn các đoạn ruột khác, nên hầu như
không thể tắc dị vật, mà chỉ có thể bị mắc dị vật gây kích thích đại tràng tạo ra triệu
chứng mót rặn. Trong trường hợp tắc phân sẽ chỉ bị nôn khi lượng phân tích ở đại tràng
đã quá nhiều, phân dồn thành khối kích thích trực tiếp vào dạ dày mới gây nơn.
Như vậy, tùy từng vị trí tắc mà biểu hiện triệu chứng sẽ khác nhau. Cần xác định rằng,
phân của thú bệnh trong trường hợp tắc ruột rất đa dạng tùy vị trí, mức độ, bệnh đi kèm,
5


biến chứng trong ruột mà có các hình thái và màu sắc, và cường độ đi phân khác nhau.
Tóm lại, phân không thể được sử dụng để làm dấu hiệu nhận biết tắc ruột.
Thứ hai, trong kiểm tra chẩn đoán tắc ruột, chắc chắn phải có động tác sờ nắn các nội
tạng trong ổ bụng, chú ý tới dấu hiệu “đoạn xúc xích” vì nếu lồng ruột sẽ tạo ra đoạn ruột
như đoạn xúc xích có thể sờ thấy, hoặc sẽ thấy một khối dị vật nếu là tắc dị vật. Dấu hiệu
này được mô tả như sau, đối với mèo hoặc chó nhỏ, bác sỹ lâm sàng sẽ sờ bóp xem có
đoạn ruột nào bất thường hay khơng. Theo số liệu thống kê có tới 53% sẽ sờ thấy đoạn
ruột bị lồng hoặc vị trí ruột bị tắc. Khi sờ thấy, cần định hình độ dài và độ dày của khối
đang sờ thấy đó, hãy bóp để kiểm tra đặc tính của khối đó, vì rất dễ nhầm dị vật với phân.
Phân sẽ bị bóp méo và hay dùng phương pháp này để chẩn đoán phân biệt giữa dị vật và
phân.
Siêu âm ổ bụng tổng quát là bước cần thực hiện để phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Và siêu âm đặc biệt hiệu quả khi bạn cầm khối nghi ngờ gây tắc ruột ở trên bằng tay
thuận, tay khơng thuận cầm đầu dị siêu âm đưa vào kiểm tra tính chất của khối. (1) Nếu
là dị vật sẽ xuất hiện bóng dị vật giống như khi siêu âm vào viên sỏi trong bàng quang, sẽ

tạo ra vệt che hết các chi tiết của các mô nằm dưới dị vật. (2) Nếu là lồng ruột, dù máy
siêu âm kém chất lượng nhất cũng có thể thấy được khá nhiều lớp ruột lồng lên nhau,
“dạng ống trong ống” và một ví dụ minh họa được thấy rõ nét ở hình 1.5 và 1.6.
Nếu bạn có máy X quang thì đây là cơng cụ giúp tự tin hơn trong chẩn đốn. (1) Với
tắc dị vật là kim loại thì dễ dàng thấy trên phim chụp X quang không chuẩn bị. (2) Với
tắc ruột hồn tồn sẽ ln tạo ra một đoạn ruột căng chứa nhiều khí bất thường, đây là
dấu hiệu đặc trưng. (3) Với trường hợp tắc do dị vật khơng cản tia như tắc miếng xốp, tắc
quả bóng bàn trong ruột, hay lồng ruột thì cần phải chụp X quang có uống chất cản quang
bari.
Để xác định tắc ruột, cần chụp số phim tối thiểu như sau: sau khi uống cản quang với
liều 10 cc/kg (nên sử dụng loại bari pha sẵn thành phẩm, bari bột rẻ hơn có thể tự pha
nhưng hiệu quả không cao), chụp sau khi uống 4 tiếng, nếu cản quang xuống tới đại
tràng, kết luận là không tắc ruột, nhưng nếu chưa xuống tới đại tràng thì cần chụp thêm
một phim nữa sau 4 tiếng kể từ khi chụp phim thứ nhất. Nếu tắc ruột, cản quang cũng sẽ
không xuống được đại tràng, và vị trí cản quang ứ lại được kết luận là vị trí tắc của ruột.
6


Một số trường hợp cần chẩn đốn phân biệt đó là viêm tụy, viêm tụy sẽ gây ảnh hưởng
tới toàn bộ nhu động ruột và nhu động dạ dày. Nói cụ thể thêm thì viêm tụy sẽ gây mất
hồn tồn chức năng nhu động của dạ dày và ruột, từ đó sẽ gây tắc sinh lý (tắc do thần
kinh – cơ), khơng phải tắc cơ học. Để chẩn đốn phân biệt được viêm tụy thì phải kiểm
tra, có 3 dấu hiệu điển hình của viêm tụy: (1) Sờ bụng thấy đau, đặc biệt khi ấn vào vùng
bụng trên, (2) nôn rất nhiều mang tính chất nơn cấp tính, và (3) men lipase, amylase tăng
rất cao.
Về xét nghiệm, nhìn chung nếu bị tắc ruột các dấu hiệu sau được thấy, nhưng đó
khơng phải là dấu hiệu để giúp chẩn đốn, chỉ giúp bác sỹ nhận định được mức độ
nghiêm trọng của bệnh để tiến hành hỗ trợ cân bằng dịch và axit base trong cơ thể, cụ thể
các thông số xét nghiệm sẽ thấy gồm: tăng ure (trong một số máy xét nghiệm sẽ chạy ra
chỉ số BUN) và tăng creatinine, trọng lượng riêng nước tiểu sẽ tăng, và nguyên nhân tăng

các chỉ số này là do cơ thể mất nước, thành phần máu cơ đặc chứ bản chất thận bình
thường; lactate máu ít nơi đo được nhưng nó sẽ tăng nếu đang bị lồng ruột. Giảm albumin
máu nếu xuất huyết nhiều hoặc bị thời gian dài vì albumin rị rỉ từ máu vào lịng ruột tại
vị trí ruột bị viêm nhiễm. Giảm clo máu, hạ kali máu, nhiễm kiềm chuyển hóa nếu nơn
nhiều, vì các ion này có nhiều trong dạ dày, nôn càng nhiều bị giảm càng nghiêm trọng.
Điều trị thử cũng là một phương pháp chẩn đốn, nơn thông thường sẽ hết sau khi sử
dụng kháng sinh và tiêu viêm, nhưng điều trị 2 ngày vẫn thấy nôn, kết hợp thấy các dấu
hiệu đã kiểm tra thấy ở trên thì gần như chắc chắn tắc ruột. Mổ điều trị hoặc mổ khám để
tìm ra bệnh cũng là phương pháp trực quan đưa ra chẩn đoán cuối cùng nếu các phương
pháp ở trên khơng chẩn đốn chắc chắn được bệnh.
Về phần điều trị, khi phát hiện ra tắc ruột, tùy nguyên nhân gây tắc cần phải: mổ bỏ dị
vật, cắt khối u, loại bỏ các mô nghi ngờ không thể sống được, hoặc tiên tiến hơn thì lấy
mẫu gửi đi sinh thiết. Nhưng trước khi mổ cần thực hiện một số cơng việc bắt buộc sau
đây:


7

Giảm đau nên dùng trước, trong và sau phẫu thuật dù con vật có biểu hiện đau hay
không. Sau phẫu thuật thường đặt ống thông từ ổ bụng ra để bơm Novocain
2giờ/lần giúp giảm đau ổ bụng.




Trước khi can thiệp, cần ổn định dịch thể, điện giải và axit-bazơ, mục tiêu trong 6
tiếng sẽ đưa các thơng số ít nhất phải về được giới hạn thấp nhất của khoảng tham
chiếu.




Kháng sinh phổ rộng chỉ được dùng (càng sớm càng tốt) nếu nghi tắc do dị vật sắc
nhọn, trong trường hợp tắc hoặc lồng ruột sẽ không dùng kháng sinh trừ khi thấy
rõ ràng các dấu hiệu của nhiễm trùng (ví dụ: sốt, bạch cầu trung tính tăng cao hoặc
giảm mạnh).



Nên dùng ức chế bơm proton dễ dàng mua được (ví dụ như Omeprazole 1±3
mg/kg PO/12–24h; hoặc Esomeprazole 1 mg/kg/24h PO, IV) để chống/ chữa loét
tiêu hóa – đây là thuốc kháng axit dạ dày, vì axit dạ dày tiết ra sẽ càng gây nôn và
gây loét tiêu hóa nhiều hơn.



Vết mổ đường tiêu hóa nếu thất bại sẽ diễn biến xấu trong khoảng 3 – 5 ngày sau
mổ. Cần theo dõi các dấu hiệu hôn mê, nôn tái phát và sốt. Luôn đặt ống thông ổ
bụng trong ca mổ để thăm dò dịch bụng hàng ngày giúp phát hiện bục vết mổ ruột
sớm nhất.

Chú ý 1: Một số điều cấm kỵ bạn cần tránh như sau: Chống viêm không steroid không
nên dùng do tác dụng phụ lên niêm mạc tiêu hóa (cụ thể là gây loét tiêu hóa) và suy chức
năng thận vì đa số các thú bệnh tắc ruột đều bị mất nước, huyết động bất ổn nên thận dễ
bị tổn thương. Chất keo nên được sử dụng thận trọng, và tốt nhất khuyên không nên dùng
trừ khi đã được đào tạo bài bản, đặc biệt không dùng trong trường hợp nghi ngờ nhiễm
trùng huyết do liên quan đến tổn thương thận cấp tính.
Chú ý 2: Khơng được cho ăn vì sẽ gây nơn nhiều gây mất nhiều chất điện giải hơn,
không được dùng thuốc chống nơn vì bản chất đa số các thuốc chống nơn có tác dụng co
thắt cơ vịng thực quản, tăng nhu động ruột và dẫn tới lồng ruột nặng hơn, ruột dễ bị vỡ
tại nơi tắc dị vật hơn. Chỉ được dùng để tăng nhu động ruột sau khi phẫu thuật.


8


Một số hình ảnh tắc ruột điển hình có thể bắt gặp khi chẩn đốn:

Hình 1.1 Đoạn ruột chứa khí bất thường (tắc ruột non).

Hình 1.3 Tắc ruột do phân, khối phân kích thích
trực tiếp vào dạ dày và là ngun nhân gây nơn.

9

Hình 1.2 Tắc ruột dạng dây (mèo nuốt chỉ).

Hình 1.4 Khí và đầu đoạn ruột bị lồng. Đơi khi
được nhìn thấy trên phim X-ray.


Hình 1.5 và 1.6 Nhiều lớp ruột, như ống trong ống, dễ dàng thấy ở các máy có chất lượng tốt, tuy nhiên cũng
dễ thấy được trên các máy siêu âm thông dụng hơn nếu bạn sử dụng tay cố định “đoạn xúc xích” trong khi siêu
âm.

Hình 1.7 Tắc ruột do khối u.

10


2.Dị vật
(dị vật khơng gây tắc)

Triệu chứng điển hình của dị vật sẽ phụ thuộc vị trí mắc dị vật. Xét các ví dụ sau để
hình dung rõ hơn về mối liên hệ giữa vị trí tắc và triệu chứng của bệnh.
Ví dụ, xét khi mắc dị vật ở khe răng hoặc bất kỳ nơi nào trong khoang miệng sẽ thấy
bệnh súc sẽ có biểu hiện dùng chân cạy, cào vào miệng.
Xét ví dụ, bị mắc dị vật ở cổ họng hoặc thực quản, thú bệnh chắc chắn sẽ bỏ ăn, bỏ
uống, nếu vẫn ăn uống được chứng tỏ một điều thú bệnh không bị mắc dị vật ở họng và
thực quản; triệu chứng điển hình khi mắc dị vật ở khu vực này là gây trớ (trớ sẽ khác với
nơn), bạn có thể sờ thấy dị vật trong thực quản đoạn cổ khi sờ theo chiều dọc (thực quản
nằm phía trên khí quản), thú bệnh có thể đau khi bạn sờ nắn vào đúng vị trí.
Xét thêm ví dụ khác, bị mắc dị vật trong dạ dày sẽ thấy biểu hiện nơn mửa và bỏ ăn
gần như 100% vì tại dạ dày có hệ thống thần kinh phân bố rất dày đặc phía dưới lớp biểu
mơ lót mặt trong dạ dày, độ mẫn cảm cao nên sẽ gây nôn.
Lại một ví dụ khác, khi dị vật “mắc” ở đường ruột sẽ có biểu hiện đau bụng, sờ bụng
sẽ thấy đau (ví dụ mắc kim hoặc mắc dị vật dạng sợi chỉ trong ruột), biểu hiện đau sẽ thấy
dáng nằm gập người kê đầu lên hai bàn chân trước hoặc rên rỉ, sờ vào thú bệnh có phản
ứng thành bụng – gồng cứng thành bụng.
Tóm lại, khi thú bệnh ăn uống bình thường thì khơng nghi dị vật.
Nếu thú bệnh khơng ăn, bị trớ, sờ thấy thú bệnh khó chịu vùng cổ hoặc đau phần bụng
thì sẽ nghi “mắc” dị vật.
Để chẩn đoán chắc chắn cần phải chụp X quang cổ và ngực, ở tư thế nằm nghiêng.
• Dị vật sẽ hiện rõ nếu là dị vật hấp thụ tia (tức là thấy hình ảnh tăng sáng của dị vật trên
phim).
• Dị vật dạng xun thấu (khơng thể nhìn thấy dị vật trên phim X quang).
• Nếu dắt ở đoạn thực quản sẽ thấy trong thực quản thường có đoạn khí (bình thường
khí khơng có trong thực quản, nếu có khí là dấu hiệu nghi ngờ bất thường).
• Uống cản quang sau đó chụp X quang cũng là phương pháp để kiểm tra dị vật thực
quản, vì dị vật sẽ bám dính cản quang, từ đó giúp bác sỹ chẩn đoán xác định dễ dàng.

11



• Dù dùng phương pháp nào đi nữa, nội soi vẫn là cách duy nhất và hiệu quả nhất giúp
chẩn đốn chính xác 100% được dị vật thực quản.
• Đối với dị vật dạ dày yêu cầu phải uống cản quang, sau khoảng 20 phút tiến hành bơm
khí vào dạ dày để tạo cản quang âm, dị vật sẽ hiện trên phim X quang, ngồi nội soi thì
đây là cách hiệu quả để phát hiện các dị vật bị tia X quang xuyên thấu.

Hình 2.1 Cản quang được cho uống, sau đó bơm khí tạo đối quang âm, dị vật không cản quang sẽ hiện
rõ trong dạ dày (các mũi tên xanh chỉ chu vi dị vật).

• Đối với dị vật ở ruột non, chỉ duy nhất có dị vật dạng dây cần phải can thiệp, và đối
với dị vật dạng dây khi cho uống cản quang sẽ thấy ruột gấp khúc đều đặn theo hình
sin (giống như gấp vải). Các dị vật khác nếu xuống được ruột đa số sẽ xuống được đại
tràng hoặc gây tắc ruột hoàn toàn (kỹ thuật chẩn đoán tắc đã được nêu ở chuyên đề tắc
ruột).
• Nếu thủng đường tiêu hóa do dị vật (dị vật đâm thủng đường tiêu hóa), sẽ thấy khí tự
do trong ổ bụng, khí tự do này dễ dàng phát hiện thông qua siêu âm. Hãy thực hiện cho
thú bệnh nằm ngửa trên sàn phẳng, đưa đầu dò siêu âm vào siêu âm vùng gan, theo
định luật trọng lượng, khí sẽ dồn lên vùng cao nhất nên khi siêu âm sẽ khơng nhìn thấy
được mơ gan do khí che mất (xuất hiện trắng sáng vệt dài – đa âm phản hồi).
• Thủng đường tiêu hóa cũng sẽ gây nhiễm trùng ổ bụng nên cảm giác đau dữ dội khi sờ
ấn vào vùng bụng, vậy nên bạn có thể kiểm tra xem có đau hay khơng.
• Sâu hơn nữa có thể kiểm tra nồng độ glucose trong dịch ổ bụng hoặc dịch rửa ổ bụng
xem có cao hơn nồng độ glucose trong máu hay không, nồng độ lactate cũng thế, đó là

12


những chẩn đoán nâng cao thêm để xác định viêm phúc mạc, thủng tiêu hóa nếu bạn
có sẵn.

• Nếu dị vật mắc ở đại tràng sẽ gây xuất huyết và mót rặn do dị vật kích thích vào niêm
mạc đại tràng.
Về phần điều trị: dị vật được lấy ra nhờ nội soi hoặc kỹ thuật mổ hở (mời các bạn tham
khảo từng bước tại cuốn Ngoại tiêu hóa). Trước khi can thiệp có một số chú ý sau cần
thực hiện:
• Kháng sinh phổ rộng được dùng càng sớm càng tốt khi mới chỉ nghi ngờ mắc dị vật.
• Dù là tình huống cấp cứu, cân bằng dịch, điện giải, axit base phải được hỗ trợ ổn định
đầu tiên. Tối thiểu phải đưa con vật trở về trạng thái không bị mất nước mới tiến hành
các can thiệp phẫu thuật.
• Khi nghi ngờ thủng thực quản do ăn phải nhựa, ăn phải sắt, hay thủng ruột do ăn phải
kim, chỉ thì khơng được cho uống cản quang bari vì bản chất thành phần của chất cản
quang barium này không được hấp thu, nếu tràn qua chỗ thủng vào ổ bụng sẽ dẫn tới
nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn về sau. Cần sử dụng cản quang chứa iod để phục
vụ cho công việc chẩn đốn.
• Đây là trường hợp cấp cứu, dù phát hiện ra ban đêm hay rạng sáng, khi nhận được
thơng tin chẩn đốn, ekip phải tiến hành mổ cấp cứu càng sớm càng tốt (sau khi đã
nhanh chóng ổn định huyết động), vì tốc độ nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng rất
nhanh, tỷ lệ thành cơng được tính theo độ sớm của thời gian can thiệp phẫu thuật.
• Kháng sinh phổ rộng ưu tiên là: ampicillin-sulbactam 30 mg/kg/8h IV +
Registerfloxacin 10 mg/kg/24h IV. Nếu khơng có, tối thiểu phải sử dụng bất kỳ
thuốc kháng sinh nào có sẵn.
• Sau khi mổ xong, dù mổ đơn giản hay cắt nối đoạn ruột cũng cần phải cho ăn thức
ăn dễ tiêu ngay sau 24 giờ phẫu thuật.

13


3.Nôn do dịch mật
vào buổi sáng
Thi thoảng nôn khi dạ dày trống rỗng, hay nôn vào sáng sớm, sức khỏe vẫn bình

thường, khơng bao giờ nơn ra thức ăn, đó là các dấu hiệu điển hình của bệnh này.
Khi kiểm tra xét nghiệm máu và khám lâm sàng thấy mọi thứ bình thường. Dạ dày
trống thức ăn sẽ gây giảm nhu động dạ dày, tăng nhu động ruột, lý do này khiến dịch mật
từ tá tràng bị trào ngược vào dạ dày gây kích ứng thần kinh, từ đó gây ra phản xạ nôn.
Về điều trị rất đơn giản, chỉ cần điều trị theo các bước sau:


Thay đổi giờ giấc và lượng thức ăn đa số sẽ giải quyết được hầu hết các tình trạng
này. Cho ăn bữa tối muộn hơn, cho ăn bữa sáng sớm hơn so với bình thường, mục
đích là khơng để dạ dày bị trống thức ăn vào rạng sáng, như vậy sẽ khơng bị nơn.



Nếu ban ngày cũng bị nơn, đặc biệt ở chó mèo con thì cần cho ăn tăng thêm số
bữa. Trên 90% số chó mèo bị bệnh này được khắc phục và hết nơn bằng phương
pháp này.



Thức ăn có thể hoạt động giống như một chất đệm giúp pha loãng dịch mật bị trào
ngược từ tá tràng vào dạ dày, thức ăn cũng có thể tác động tích cực bằng cách tăng
cường nhu động dạ dày và ổn định nhu động đường tiêu hóa.



Với một số ít trường hợp vẫn chưa hết nôn sau khi áp dụng liệu pháp dinh dưỡng ở
trên, cần dùng thuốc hỗ trợ, và chỉ dùng liều duy nhất buổi tối như sau:





14

Thuốc tăng co bóp thực quản, dạ dày sẽ dùng trước ăn 30 phút
(Cisapride 0,3 – 1 mg/kg PO) + Thuốc giảm tiết axit dạ dày
(Omeprazole 0,7 – 1,5 mg/kg PO) + Thuốc bảo vệ niêm mạc (Sucralfate
0,5 – 1 g/ chó PO/8 - 12h; 0,25 g/ mèo PO). Thuốc dễ dàng được mua ở
các hiệu thuốc trên toàn quốc, chú ý nên sử dụng các thuốc cách nhau
tối thiểu 30 phút. Phác đồ này thường được dùng điều trị viêm loét dạ
dày và ruột.

Nên tẩy giun theo kinh nghiệm của bác sỹ vì giun sán có thể là ngun nhân gây
nơn. Có thể sử dụng:


Albendazole 25 mg/kg/12h/ 2 ngày ở chó, 5 ngày uống liên tục ở mèo.


15

Nếu khơng đáp ứng với điều trị, vậy thì bệnh súc đang mắc một bệnh nền – một
nguyên nhân khác như: tắc ruột hoặc tắc nghẽn một phần, viêm tụy mãn tính, suy
thượng thận. Kiểm tra trực tiếp phân và phù nổi để phát hiện Giardia sp; chụp cản
quang bằng cách pha thức ăn với bari (sẽ làm rỗng dạ dày: 6-8 giờ ở chó, 4-6 giờ ở
mèo) giúp đánh giá tình trạng dạ dày kích ứng hay bị liệt,…; nội soi tiêu hóa có
thể thấy các bệnh cấu trúc, viêm nguyên phát hoặc ung thư dạ dày, ung thư biểu
mô tuyến hoặc tá tràng,….


4.Giardia

Là sinh vật đơn bào, ký sinh ở ruột non, gây tiêu chảy mãn tính. Sử dụng kháng sinh
và tiêu viêm sẽ đỡ nhưng rất hay tái phát, có xu hướng khiến mèo hoặc chó gầy đi (vì bản
chất của bệnh này gây tiêu chảy mãn tính). Theo lý thuyết có thể kiểm tra tìm bệnh được,
nhưng trong thực hành sẽ vơ cùng khó khăn vì phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật viên soi
kính, và quan trọng hơn là chỉ có thể phát hiện được qua soi phân trong thời kỳ cuối của
bệnh (khi tiêu chảy ồ ạt xảy ra). Có một cách để phát hiện sớm, đó là nội soi tá tràng và
lấy mẫu để phân và lòng trực tràng để soi tươi, nhưng đối với thú y trong điều kiện hiện
tại thì dường như khơng thể. Một vài chẩn đoán cần kiểm tra để loại trừ các bệnh khác và
xác định bệnh theo lý thuyết sẽ bao gồm:


Loại trừ các bệnh truyền nhiễm đầu tiên nhờ test nhanh.



Loại trừ suy tụy vì bệnh này cũng gây tiêu chảy mãn tính, biểu hiện triệu chứng
giống với Giardia nhưng: khi suy tụy sẽ thấy hai triệu chứng là phân thường có
nhầy mỡ, có thể cho ăn thử bữa ăn nhiều mỡ sẽ thấy đi ngoài ra phân nhiều mỡ,
gầy do ruột khơng có khả năng hấp thu mỡ và vitamin. Men tụy khi kiểm tra xét
nghiêm sinh hóa có thể thấy bị giảm nhưng không đặc trưng, Trypsin huyết thanh
thấp là chỉ số chẩn đoán tin cậy nhưng xét nghiệm này ít được kiểm tra tại các
phịng khám thú y.



Loại bỏ các bệnh viêm ruột do giun sán, do nhiễm khuẩn, do khối u, dị ứng thức
ăn... bằng cách chẩn đoán phân biệt hoặc điều trị thử và theo dõi đáp ứng thuốc.




Sinh lý/ sinh hóa/ nước tiểu thường khơng có gì bất thường trong bệnh này.



Xác định bệnh nhờ phù nổi, ly tâm phân tươi trong kẽm sunfat. Kiểm tra ba mẫu
cách nhau 2 – 3 ngày liên tục. Khi thú bệnh bị tiêu chảy, tỷ lệ xét nghiệm ra bệnh
là hơn 70%. Dạng trưởng thành thường chỉ thấy khi thú bệnh bị tiêu chảy nặng, soi
tươi thấy chúng di chuyển rất rõ ràng, nếu bác sỹ trong khi soi kính vẫn nghi ngờ
khơng biết có phải con Giardia hay khơng thì chắc chắn rằng đó khơng phải
Giardia. Vì chúng di chuyển rất khỏe và thấy rất rõ ràng trong vi trường nếu có.
Nhuộm Diff ‐ Quik hoặc Lugol’s iodine thấy tế bào hình giọt nước có hai nhân.



Xác định bệnh Giardia nhờ test nhanh có sẵn trên thị trường

Quay trở lại chẩn đoán và điều trị trên thực tế lâm sàng, đôi khi nhuộm hay soi tươi để
tìm ra bệnh là điều khó thực hiện, test nhanh có thể là phương pháp tiện hơn nhưng
thường các phịng khám thú y hiện nay khơng mua sẵn vì tính chất không nghiêm trọng
16


của bệnh như các bệnh truyền nhiễm parvo, care. Vậy khoanh vùng nghi ngờ bệnh thông
qua triệu chứng sẽ giúp bác sỹ có được hướng điều trị sớm nhất và thực tế nhất.
Cần tập trung nghi ngờ bệnh khi có các dấu hiệu sau: tiêu chảy mãn tính có tính chất
không ổn định, điều trị bằng kháng sinh sẽ khỏi, dừng thuốc lại bị, chiều hướng chó mèo
bị gầy đi khá nhiều trong thời gian gần, rất hay tái phát dai dẳng; khi có dấu hiệu trên, kết
hợp yếu tố mơi trường sống khơng sạch hoặc ni nhốt chung thì có thể kết luận là nghi
ngờ thú mắc bệnh này. Theo thống kê trong một số nghiên cứu, khi chuồng vệ sinh khơng
sạch hoặc chó ni thả có tỷ lệ mắc tới 50%, trên mèo tỷ mắc khoảng 11%. Với những dữ

liệu lâm sàng thu thập được ở trên có thể tiến hành điều trị thử để theo dõi đáp ứng bằng
phác đồ diệt Giardia như sau:

17



Chó dùng phác đồ - uống Fenbendazole 50 mg/kg/24h/5 ngày để diệt giun sán, kết
hợp luôn cùng với Metronidazole từ 5 – 15 ngày diệt Giardia (theo kinh nghiệm
của tác giả, uống 2 tuần liên tiếp).



Đối với mèo – uống Metronidazole benzoate (25 mg/kg mỗi 12 giờ), sử dụng tối
thiểu 5 ngày (theo kinh nghiệm của tác giả, uống 15 ngày liên tiếp).



Một thơng tin bổ sung có thể hữu ích trong q trình tư vấn cho chủ thú bệnh rằng,
Giardia ở chó và mèo có tính đặc trưng cho vật chủ, tức là nó chỉ sống trong
đường ruột của chó và mèo, có rất ít bằng chứng về lây truyền sang người. Tiếp
xúc chăm sóc bình thường, nhưng phải tránh ơm ấp và sau khi tiếp xúc phải vệ
sinh tay sạch sẽ là điều quan trọng.



Điều trị chỉ diệt được bệnh trong cơ thể, cần kết hợp với làm sạch và khử trùng
môi trường và tắm cho bệnh súc để sạch cả mầm bệnh bám trên lông chúng.



5.Báng bụng
Là tình trạng ứ đọng dịch trong ổ bụng. Suy gan gây giảm protein huyết, khối u trong ổ
bụng, suy tim phải gây xung huyết là những nguyên nhân phổ biến nhất.
Khi thú bệnh báng bụng đa số chủ thấy tăng cân, có vẻ béo hơn do tăng kích thước
vòng bụng, tuy nhiên khi sờ vào phần cột sống sẽ thấy thú bệnh gầy giơ xương. Đây là
điểm khác biệt giữa thú bị báng bụng và thú béo tăng cân thực sự. Nếu chẩn đốn từ xa
thì đây là chẩn đốn phân biệt dễ thực hiện và có hiệu quả nhất giúp bác sỹ có những
chẩn đốn nghi ngờ đâu tiên. Khi sờ nắn bụng giống như sờ vào quả bóng bay chứa nước.
Để chẩn đốn ta thực hiện các bước sau:
 Đầu tiên cần tập trung hỏi về bệnh sử của thú bệnh, nếu trước đó bị tai nạn thì xuất
huyết hoặc nhiễm trùng ổ bụng gây tích dịch là nguyên nhân gây bệnh, sờ cột sống
xem có gầy hay khơng, vì khi cổ trướng phát triển chắc chắn đã tới lúc thú bệnh
gầy giơ xương sống.
 Khi nghi ngờ ổ bụng tích dịch, để chắc chắn cần chỉ định siêu âm ổ bụng, hình ảnh
siêu âm ổ bụng tích dịch xuất hiện mảng, sợi tăng âm – sợi màu trắng (màng treo
ruột) bay lơ lửng trong vùng không âm – vùng màu đen (dịch ổ bụng).
 Sau khi kết luận có dịch trong ổ bụng, thực hiện bước hút thăm dị dịch ổ bụng (có
thể sử dụng Trocar, hoặc kim...). Vị trí hút thăm dị ở giữa hai núm vú thật cuối
cùng, lệch ra ngoài 2 – 5 cm tùy kích thước bệnh súc, khi đâm kim con vật nằm
nghiêng sang bên đang thao tác hút dịch (thường sẽ hút dị dịch ổ bụng tại vị trí
bên phải vì bên trái có lách, dễ gây xuất huyết do chọc vào lách).
 Kim được đâm qua lớp da, sau đó đâm qua lớp cơ thành bụng, khi đã qua lớp cơ
thành bụng và lớp lá thành khoang phúc mạc dịch sẽ tự động chảy ra. Khi đâm kim
thường sẽ sử dụng đầu dò siêu âm để xác định vị trí và độ sâu của kim, cũng như
để tránh đầu kim đâm vào các nội tạng.
 Sau khi lấy được mẫu dịch (khoảng 5 – 10 ml) sẽ đánh giá mẫu dịch thu được.
Nếu mẫu dịch có màu đỏ (nghi ngờ xuất huyết); nếu mẫu có mùi khai của nước
tiểu (nghi ngờ tràn nước tiểu ổ bụng, cần chụp cản quang bàng quang để xác định
– phần dưới mô tả phương pháp này); nếu rò bàng quang cần phẫu thuật cấp cứu
bịt kín lỗ rị.

Các trường hơp cịn lại sẽ tiến hành phản ứng Rivalta.
 Các bước thực hiện phản ứng
18




Pha đều 100 ml nước cất với 3 - 4 giọt acid acetic 10% trong cốc,
sau đó đổ vào 2/3 ống nghiệm sạch. 
• Ly tâm dịch ổ bụng vừa lấy, thu phần dịch ở trên bằng pipet, nhỏ 1
giọt vào ống nghiệm trên và quan sát trên bảng nền đen.
• Khơng kết tủa là dịch thấm ít protein.
• Kết tủa trắng đục lơ lửng như khói thuốc là dịch tiết nhiều protein.
 Tiến hành phân tích:
• Dịch thấm do chênh lệch áp suất hoặc giảm áp lực keo. Dịch này có
màu vàng nhạt, trong suốt, khơng có fibrinogen, có ít tế bào, nồng độ
glucose tương đồng với hàm lượng glucose huyết thanh. Thường do
giảm albumin trong bệnh thận hư, xơ gan có tràn dịch, bệnh tiêu hóa
giảm hấp thu hoặc suy tim.
• Dịch tiết rỉ viêm do yếu tố viêm làm giãn mạch, protein xuyên mạch
nên nồng độ cao, có các bạch cầu đa nhân, fibrinogen, nhưng glucose
thấp hơn so với trong huyết thanh, gặp trong nhiễm khuẩn, khối u.
Ngoài ra cần xét nghiệm sinh lý, sinh hóa để đánh giá chức năng gan thận, mất máu,
mất nước, khả năng cầm máu.

19


Hình 5.1 Hình ảnh bệnh súc bị báng bụng tại bệnh viện.


Hình 5.2 Vị trí chọc dị ổ bụng.

20


Hình 5.3 Chụp cản quang bàng quang.

Chụp cản quang bàng quang (ngược dịng), đặt ống thơng bàng quang niệu đạo sau đó
bơm chậm thuốc cản quang iod nồng độ 50 mg/ml. Nếu muốn chụp cả niệu đạo nên bơm
cản quang từ cửa vào niệu đạo để đánh giá (được mô tả chi tiết trong cuống X-quang
EduVet).

Dịch tự do
Ruột và màng treo

Hình 5.4 Hình ảnh siêu âm báng bụng.

Điều trị:
Nếu thuốc cản quang bơm vào bàng quang bị rò vào ổ bụng, có thể kết luận bàng
quang bị thủng. Hoặc lẫn nước tiểu trong dịch cho thấy bị vỡ đường niệu. Những trường
hợp này cần phẫu thuật bịt lỗ rò.
Dịch lẫn máu, mủ:

21



Bù huyết tương: 6 -10 ml/kg (chó to khỏe lấy máu ly tâm chắt huyết thanh, huyết
tương pha nước muối 0,9% truyền trong vịng 6 tiếng).




Truyền máu tồn phần cho chó nếu thiếu máu nặng (PCV dưới 20%).



Vitamin K: 5 mg/kg/SC + 1,5 - 2,5 mg/kg/PO 2 lần/ngày (21 – 30 ngày). Đánh giá
đông máu ngày 1 – 3 trong giai đoạn ổn định và 2 – 3 ngày sau kết thúc điều trị


Hoặc có thể sử dụng Transamine 1 ml/10kg .


Điều trị căn nguyên: u, chấn thương, rối loạn đông máu.

Dịch thấm:
 Bù huyết tương: 6 – 10 ml/kg (chó to khỏe lấy máu ly tâm chắt huyết thanh, huyết
tương pha nước muối 0,9% truyền trong vịng 6 tiếng). Tập trung tìm bệnh căn
nguyên như bệnh gan, bệnh thận hoặc suy tim, tắc ống bạch huyết để giải quyết.
Dịch tiết:
 Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm và tập trung tìm nguyên nhân đang gây
viêm trong ổ bụng.
Thủ thuật chọc dị thốt dịch ổ bụng đã được mô tả (cụ thể hơn nữa, tác giả sẽ đăng
video về thủ thuật chọc dò hút dịch cũng như đặt ống thơng thốt dịch bụng, thốt dịch
ngực trên nhóm EduVet), đặc biệt cần chú ý trong khi chọc thoát dịch cần truyền NaCl
0,9%, theo dõi thân nhiệt (cần thiết sẽ dùng đèn sưởi), không nên rút hết toàn bộ dịch, cần
để lại khoảng 1/5 lượng dịch trong ổ bụng. Mỗi lần hút cách nhau 4 – 7 ngày tùy vào mức
độ hình thành dịch trong ổ bụng nhanh hay chậm.
Thuốc kháng sinh:
o Doxycycline: 3 – 5 mg/kg PO 2 lần/ngày (BID).

Thuốc kháng viêm:
o Prednisolone : 0,5 - 1 mg/kg/q12h -> 0,3 - 0,5 mg/kg/q48h.
Ngoài ra các thuốc bổ, vitamin có thể dùng để hỗ trợ thêm, kiêng ăn thịt gà và đồ tanh
trong thời gian điều trị bệnh để tránh các yếu tố gây dị ứng, giúp quá trình bệnh tăng thêm
cơ hội phục hồi.

22


6.Tích dịch xoang
lồng ngực
Thở kiểu hóp ngực. Khi thấy thú bệnh qua khám với dấu hiệu thở hóp phần xương
sườn, tần số thở nhanh, trơng thì có vẻ bị viêm phổi nặng nhưng lại không bị ho, thở
không phát ra tiếng kêu gì bất thường, vạch niêm mạc miệng thấy tái ngắt (trắng nhạt) thì
nghi ngờ ngay tích dịch xoang ngực. Với những dấu hiệu trên có đầy đủ cũng đã giúp các
bác sỹ khơng có máy X quang cũng có thể chẩn đốn đúng ra bệnh này tới trên 90%.
Việc đầu tiên cần thực hiện để chẩn đốn chính xác là chụp X quang, nếu bị tích dịch
khoang lồng ngực bạn sẽ khơng thể thấy được rõ tồn bộ bóng tim, hãy xem Hình 5.2 và
5.3.
Siêu âm cũng được sử dụng để chẩn đoán, chú ý trong trường hợp này nên bế cho thú
bệnh ở tư thế ngồi để siêu âm.
Khơng nên siêu âm tư thế nằm ngửa vì khó thở và suy hơ hấp trong q trình siêu âm.
Nằm ngửa rất dễ dẫn tới tử vong vì động mạch và tĩnh mạch chủ sau bị dịch trong xoang
ngực ép vào tạo áp suất dẫn tới thiếu máu về tim gây trụy tuần hoàn. Đồng thời, khi nằm
ngửa thú bệnh sẽ vùng vẫy ít nhiều nên cơ thể sẽ sử dụng nguồn oxy đang cạn kiệt trong
máu, gây tử vong nhanh chóng.
Nên siêu âm tư thế ngồi. Có một ưu điểm khi siêu âm ở tư thế này là dịch sẽ đè lên, và
làm võng cơ hoành xuống về phía bụng, khi siêu âm sẽ dễ dàng quan sát thấy có một đám
dịch nằm ngay phía trước gan (tức là siêu âm thấy dịch trong xoang ngực, khơng cịn
đường cong tăng âm mạnh thường thấy tại vị trí cơ hoành). Khi thấy dịch trong xoang

ngực sẽ kết luận được tràn dịch - tích dịch xoang ngực.

23


Hình 6.1 Viêm phổi rất nặng, nhưng có thể thấy bóng tim trong xoang ngực. Bóng tim trong xoang ngực
chỉ khơng thể nhìn thấy khi bị tràn dịch xoang ngực, hoặc do khối u phổi.

Hình 6.2 và 6.3 Khơng thể thấy bóng tim trong xoang ngực.

24


Mơ gan

Dịch

Hình 6.4 Vị trí đặt đầu dị siêu âm.

Hình 6.5 Hình ảnh nhìn thấy.

Khi xác định có dịch trong xoang ngực, bằng mọi giá phải tiến hành lấy mẫu dịch ngực
đặt ống thông vào xoang ngực để hút bớt dịch ra, điều này trước mắt giúp bệnh súc dễ
thở, kỹ thuật cụ thể mời xem cuốn “Ngoại hô hấp” để hiểu rõ hơn về kỹ thuật thực hiện
và kiểm soát rủi ro khi đặt ống thoát dịch vào lồng ngực.
Khi đặt được ống thơng, dịch chảy ra sẽ có ba dạng: dịch trắng sữa hoặc hồng là dịch
nhũ trấp (dịch từ ống bạch huyết của hệ bạch huyết chảy ra), phẫu thuật khá phức tạp;
trường hợp thứ hai là dịch trong; trường hợp thứ 3 là máu.
Dạng dịch trong thường nguyên nhân do virus FIP trên mèo (sử dụng test nhanh để
chẩn đoán), với tỷ lệ albumin : globulin (A : G <0,6) sẽ là một thông tin giúp bác sỹ loại

trừ FIP. Nếu test chỉ có 1 vạch, tiến hành phản ứng Rivalta để có định hướng chẩn đốn
bệnh.
 Các bước thực hiện phản ứng


Pha đều 100 ml nước cất với 3 - 4 giọt acid acetic 10% trong cốc, sau đó đổ vào
2/3 ống nghiệm sạch. 
• Ly tâm dịch ngực vừa lấy, thu phần dịch ở trên bằng pipet, nhỏ 1 giọt vào ống
nghiệm đã chuẩn bị ở trên, quan sát trên bảng nền đen.
• Khơng kết tủa là dịch thấm ít protein.
• Kết tủa trắng đục lơ lửng như khói thuốc là dịch tiết nhiều protein.
 Tiến hành phân tích:


25

Dịch thấm do chênh lệch áp suất hoặc giảm áp lực keo ví dụ như giảm albumin
(bệnh thận hư, xơ gan có tràn dịch, suy tim, bệnh tiêu hóa giảm hấp thu). Dịch


×