Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.05 KB, 7 trang )

Những nguyên nhân gây ung thư
cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư
thường gặp, có tần suất thứ hai trong các ung thư
của phụ nữ trên thế giới, với khoảng 500.000 ca
mắc mới mỗi năm, trong đó khoảng một nửa đã
chết. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung và ung thư
vú là hai loại có suất độ cao nhất.

Cổ tử cung của ai dễ bị ung thư?

Ung thư cổ tử cung thường xảy ra từ từ, chậm chạp
qua nhiều giai đoạn và mất nhiều năm. Cụ thể, từ cổ
tử cung bình thường sẽ chuyển qua sản gai, đến dị
sản nhẹ hay trung bình. Tiếp đó đến nặng, rồi đến
ung thư tại chỗ. Kế nữa là chuyển qua ung thư vi xâm
lấn và cuối cùng là ung thư xâm lấn thật sự. Thời gian
để một cổ tử cung bình thường thành ung thư tại chỗ
mất ít nhất 4 – 5 năm. Tuổi thường mắc bệnh này là
khoảng tầm từ 30 – 59 tuổi, nhiều nhất là ở độ tuổi từ
45 – 55 tuổi. Rất hiếm thấy ở phụ nữ dưới 20 tuổi.
Phụ nữ độc thân hoặc một vợ một chồng và không
hút thuốc lá cũng ít có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
Mặc dù ở giai đoạn sớm có thể không có triệu chứng
nhưng bệnh lại dễ dàng phát hiện được qua thăm
khám, xét nghiệm tế bào kết hợp soi cổ tử cung.

Có hai loại ung thư cổ tử cung thường gặp nhất là
ung thư tế bào gai và ung thư tuyến. Bệnh này cũng
có giai đoạn tiền ung thư rất rõ ràng. Ở giai đoạn tiền


ung thư, bệnh hầu như không có triệu chứng, chỉ phát
hiện được bằng phết tế bào cổ tử cung (còn gọi là xét
nghiệm Pap) hoặc bằng soi cổ tử cung. Do đó tất cả
phụ nữ đã có hoạt động tình dục nên làm phết tế bào
cổ tử cung định kỳ. Khi đã chuyển qua mức độ nặng
hơn, bệnh có những biểu hiện: huyết trắng dai dẳng,
có mùi hôi, hoặc có vấy một chút máu; xuất huyết âm
đạo (có thể xảy ra tự nhiên hoặc sau giao hợp, sau
làm việc nặng, sau khi rặn để tiểu tiện, hay sau mãn
kinh). Khi bệnh nặng, có chảy dịch nhiều lẫn máu từ
âm đạo, kèm với đau nhức vùng lưng, vùng chậu
hoặc ở chân. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân bị vô niệu
do ung thư chèn ép vào hai niệu quản.

Phát hiện sớm chữa khỏi 100%

Trước khi phát bệnh, sẽ có những bất thường của tế
bào cổ tử cung gọi là tình trạng dị sản, phát hiện bằng
xét nghiệm Pap. Dị sản nhẹ có thể trở về bình
thường. Nếu xuất hiện tình trạng dị sản nặng hơn
hoặc ung thư ở giai đoạn sớm, vẫn có thể điều trị khỏi
100%. Nếu không điều trị, ung thư lan tràn đến các
cơ quan trong vùng chậu. Cơ hội chữa lành bệnh lúc
này sẽ tuỳ vào từng mức độ phát bệnh. Tỷ lệ sống
còn sau năm năm sau điều trị đối với ung thư giai
đoạn sớm là 50 – 80%, dù được điều trị bằng xạ hay
phẫu. Giai đoạn trễ chỉ còn 10 – 30%, nhưng có thể
tăng lên đến 30 – 50% nếu bệnh nhân thuộc nhóm
phẫu thuật đủ rộng.


Giai đoạn tiền ung thư hoặc ung thư tại chỗ: điều trị
bằng cách khoét chóp cổ tử cung bằng dao, bằng
vòng đốt điện, bằng laser, hoặc phẫu thuật lạnh với
nitrogen lỏng (thường gọi là đốt lạnh). Các phương
pháp này có ưu điểm là thời gian điều trị ngắn, chi phí
thấp, ít biến chứng, lành bệnh nhanh. Hơn nữa, cổ tử
cung còn giữ được nên bệnh nhân vẫn còn khả năng
mang thai. Trường hợp đang có thai, có thể chờ đến
sau sinh sẽ điều trị. Nếu vùng ung thư đã lan đến
kênh cổ tử cung thì khoét chóp để lấy hết được mô
bệnh. Các trường hợp ung thư lan tràn nhiều hơn,
phương pháp điều trị sẽ tuỳ thuộc mức độ lan tràn,
tuổi bệnh nhân, thường là phác đồ phối hợp giữa xạ
trị (xạ trị trong, xạ trị ngoài) với phẫu thuật Wertheim-
Meig (bao gồm cắt tử cung toàn phần, âm đạo, mô
chung quanh tử cung, hai phần phụ (hai vòi trứng và
hai buồng trứng) kèm nạo hạch chậu hai bên).

Khi ung thư đã tiến triển xa: lan tràn đến các cơ quan
vùng chậu, bệnh nhân sẽ được xạ trị. Đôi khi, cần
phải phẫu thuật cắt bỏ rộng gồm bàng quang, âm
đạo, cổ tử cung, tử cung, trực tràng.

Có thể phòng ngừa bằng xét nghiệm Pap

Mặc dù hiện đã có vắcxin giúp phòng tránh được một

×