Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

LUẬN VĂN:DỊCH VỤ CENTREX CỦA TỔNG ĐÀI EWSD-SIEMENS docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 75 trang )

KHÓA :262009


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
Khoa Điện Tử - Tin Học
WX

















DỊCH VỤ CENTREX CỦA TỔNG ĐÀI
EWSD-SIEMENS






GVHD : ThS. NGUYỄN VĂN DŨNG
SVTH : NGUYỄN QUANG MINH
LỚP : CĐ ĐTVT06A
KHÓA : 2006-2009


Thành Phố Hồ Chí Minh – Tháng 7 Năm 2009


LỜI MỞ ĐẦU
oOo
Có thể nói, trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, nhu cầu thông
tin liên lạc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với xã hội. Tuy nhiên, không phải ai
trong chúng ta cũng hiểu rõ tầm quan trọng và cấu tạo của mạng lưới thông tin liên lạc.
Nắm bắt được nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến viễn thông,
ngành Điện Tử Viễn Thông đã ra đời. Từ chiếc máy điệ
n báo đầu tiên mang tên Con
vịt xấu xí của Morse, đến nay, ngành Điện tử Viễn thông đã tạo nên một mạng lưới
thông tin liên lạc bao quát toàn thế giới được ví như hệ thần kinh của Trái Đất. Ngành
Viễn Thông đóng góp vai trò lớn lao trong việc vận chuyển đưa tri thức của loài người
đến mỗi người, thúc đẩy quá trình sáng tạo đưa thông tin khắp nơi về các ngành lĩnh
vực khoa học, các thông tin giải trí cũng như th
ời sự khác. Viễn thông đem lại sự hội
tụ, hay sự thống nhất về các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu dịch vụ như thoại, video
(truyền hình quảng bá và truyền hình theo yêu cầu), và dữ liệu Internet băng rộng thúc
đẩy ngành công nghệ thông tin phát triển lên một mức cao hơn với đa dạng các loại
hình dịch vụ và chi phí rẻ hơn. Mạng viễn thông giúp người sử dụng có th
ể gọi điện
thoại qua mạng Internet, có thể xem hình ảnh của bạn bè trên khắp thế giới, có thể chia
sẻ nguồn dữ liệu, có thể thực hiện những giao dịch mua bán tới mọi nơi trên thế giới

một cách đơn giản. Viễn thông ngày càng tạo nên một thế giới gần hơn hội tụ cho tất
cả mọi người.
Trong đó, tổng đài EWSD (Digital Electronic Switching System) do
Siemens sả
n xuất là 1 hệ thống chuyển mạch điện tử số đa năng và uyển chuyển dùng
trong mạng thông tin công cộng. Nó đáp ứng tất cả nhu cầu hiện nay và được trang bị
để đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Công nghệ và kiến trúc tổng đài EWSD dựa trên
kinh nghiệm dồi dào của hãng Siemens trong các lĩnh vực viễn thông, máy tính và linh
kiện. Kể từ ngày du nhập vào thị trường thế giới năm 1981 đế
n nay, EWSD đã tạo ra
được một uy tín lớn trong nhiều nước qua độ tin cậy, tính kinh tế và các tiện ích dồi
dào dành cho thuê bao và cơ quan sử dụng hệ thống chuyển mạch này. EWSD là một
hệ thống áp dụng cho mọi trường hợp về kích thước, khả năng thao tác, các loại hình
dịch vụ và mạng lưới xung quanh. Có thể dùng thích hợp cho một tổng đài nhỏ bé ở
nông thôn cũng như một tổng đài nội h
ạt lớn hoặc một tổng đài quá giang ở thành thị
đông đúc. Với xu thế giá thành ngày càng hạ của các thiết bị mạng, kinh phí đầu tư
cho việc xây dựng một hệ thống tổng đài nội bộ không vượt ra ngoài khả năng của các
công ty xí nghiệp. Vấn đề đầu tiên mà các doanh nghiệp chú trọng chính là chi phí
phải bỏ ra để thiết lập hệ thống tổng đài nội bộ, k
ế đến là sử dụng và bảo trì nó.
Vậy để áp dụng những vấn đề trên một cách tốt nhất và khắc phục tối đa
nhược điểm của nó, doanh nghiệp đã làm như thế nào? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi
đó bằng việc “Nghiên cứu dịch vụ tổng đài ảo Centrex của EWSD_SIEMEN”. Đây
cũng chính là đồ án tốt nghiệp và cũng là những học hỏi của em qua quá trình thực tập
tố
t nghiệp và tiếp xúc với các tài liệu về tổng đài, hệ thống mạng lưới viễn thông.
Thực tế nếu muốn xây dựng một hệ thống tổng đài PBX nội bộ thì chi phí mà doanh
nghiệp phải đầu tư để mua thiết bị là không nhỏ. Hiểu được nhu cầu đó nên VNPT đã
nghiên cứu và cho xây dựng một hệ thống tổng đài nội bộ Centrex (có thể hiểu là tổ

ng
đài ảo). Centrex là dịch vụ thoại tiên tiến cho doanh nghiệp, là giải pháp mới của mạng
NGN cho các ứng dụng tương đương dịch vụ tổng đài doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp có nhiều văn phòng chi nhánh ở tất cả các nơi trên cùng một quận huyện hoặc
thành phố, khi sử dụng dịch vụ Centrex sẽ thiết lập tất cả các văn phòng chi nhánh
thành một mạng riêng của doanh nghiệp mình đồng thời có th
ể sử dụng các dịch vụ,
các ứng dụng mới, linh hoạt trên mạng PSTN. Centrex không chỉ là dịch vụ dành riêng
cho doanh nghiệp mà cơ quan quản lý nhà nước cũng rất cần trong điều hành để tiết
kiệm chi phí đầu tư cũng như cước viễn thông. Không cần người quản trị hệ thống
chuyên dụng, đơn giản hóa được công việc cho khách hàng. Các công việc này sẽ do
nhân viên của VTN/VNPT đảm nhiệm. Dễ dàng c
ấu hình và quản lý thông qua Web.
Đồ án này gồm 4 chương, nội dung từng chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tổng đài EWSD, lịch sử, cấu trúc và ứng dụng của EWSD.
Chương 2: Các khối chức năng chính trong tổng đài EWSD.
Chương 3: Dịch vụ tổng đài ảo Centrex.
Chương 4: So sánh dịch vụ tổng đài ảo Centrex và tổng đài nội bộ PBX.
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến th
ầy Nguyễn Văn Dũng đã tận
tình hướng dẫn giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình hoàn thành đồ án này. Chúng
em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy cô khoa Điện tử - Tin
học nói riêng và các thầy cô của trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng nói chung đã
giảng dạy chúng em trong suốt 3 năm học tập tại trường. Bên cạnh đó, em cũng xin
gửi lời cám ơn chân thành đến các anh ch
ị đang công tác tại tổng đài EWSD của viễn
thông thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp thông tin giúp em
hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Tp. HCM ngày 21 tháng 07 năm 2009
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN QUANG MINH
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
HƯỚNG DẪN
oOo
Tên Đề Tài:
DỊCH VỤ CENTREX CỦA TỔNG ĐÀI EWSD - SIEMENS
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
Trong thời gian làm đề tài tốt nghiệp, em Minh đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm
hiểu nghiên cứu tổng đài EWSD của SIEMENS, đặc biệt là dịch vụ tổng đài ảo –
Centrex. Đây là một dịch vụ mới đang được các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại
Việt Nam nghiên cứu chuẩn bị đưa vào khai thác. Với tính năng nổi bật của dịch vụ
Centrex về tiế
t kiệm chi phí và thời gian sức lao động và tính ổn định, an toàn rất cao
so với tổng đài nội bộ nên được khách hàng hết sức quan tâm và chờ đợi.
Về nội dung: Đề tài đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra, người viết đã cho người
đọc thấy được các vấn đề cơ bản của tổng đài EWSD, các khối chức năng của tổng đài
EWSD đặc biệ
t là các ưu điểm của dịch vụ Centrex mang lại cho khách hàng.
Về hình thức: Người viết trình bày nội dung tuân thủ theo đúng quy định của một đồ
án tốt nghiệp. Cấu trúc đồ án và việc phân trang, phân dòng hợp lý. Câu xúc tích, ngắn
gọn dễ hiểu. Tuy nhiên, còn sai sót một số lỗi chính tả, một số câu còn hơi tối nghĩa.
ĐIỂM ĐỀ NGHỊ VỚI HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
NGUYỄN QUANG MINH: ĐIỂ
M.
Tp. Hồ Chí Minh ngày … tháng … năm 2009
Giáo viên hướng dẫn


NGUYỄN VĂN DŨNG
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

oOo

Tên Đề Tài:

DỊCH VỤ CENTREX CỦA TỔNG ĐÀI EWSD-SIEMENS

Nhận xét của giáo viên phản biện:


















Tp. Hồ Chí Minh, ngày… tháng … năm 2009
Giáo viên phản biện




NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
oOo

Tên Đề Tài:

DỊCH VỤ CENTREX CỦA TỔNG ĐÀI EWSD-SIEMENS

Nhận xét của hội đồng giám khảo:


















Tp. Hồ Chí Minh, ngày… tháng … năm 2009
Hội đồng giám khảo

DANH SÁCH HÌNH VẼ


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI EWSD

Hình 1.1: Các phân hệ trong tổng đài EWSD 2

CHƯƠNG 2: CÁC KHỐI CHỨC NĂNG CỦA TỔNG ĐÀI EWSD

Hình 2.1: Đơn vị điều khiển từ xa RCU 5
Hình 2.2: Các kết nối đến DLU 6
Hình 2.3: Các đơn vị chức năng DLU 7
Hình 2.4: Giao tiếp DLU nội đài 8
Hình 2.5: Card thuê bao analog SLMA 11
Hình 2.6: Kết cuối đường dây thuê bao số 12
Hình 2.7: LTG 14
Hình 2.8: LTG kết nối đến DLU và SN 15
Hình 2.9: Cấu trúc LTGM 16
Hình 2.10: Đơn vị xử lí GPL 17
Hình 2.11: Cấu trúc kh
ối chuyển mạch GSM 18
Hình 2.12: Sự kết nối của các đơn vị chức năng đến SN 21
Hình 2.13: Cấu trúc của các SN(B) 22
Hình 2.14: Mạng lưới chuyển đổi giao diện 23
Hình 2.15: Chia mạng SN thành 2 tầng TSG và SSG 24
Hình 2.16: Tầng chuyển mạch thời gian TSG 25
Hình 2.17: Tầng chuyển mạch không gian SSG 27
Hình 2.18: CP 31
Hình 2.19: Cấu trúc của BAP, CAP, IOC 32
Hình 2.20: Các khối chức năng trong CCNC 35

CHƯƠNG 3: TỒNG ĐÀI ẢO CENTREX


Hình 3.1: Mô hình tồng đài nội bộ PBX 41
Hình 3.2: Mô hình tổng đ
ài nội bộ PBX ảo (nhóm Centrex) 42
Hình 3.3: Sơ đồ hướng cuộc gọi từ ngoài vào tổng đài PBX ảo (nhóm Centrex) 44
Hình 3.4: Sơ đồ hướng cuộc gọi từ tổng đài PBX ảo (nhóm Centrex) ra ngoài 44
Hình 3.5: Sơ đồ hướng cuộc gọi nội bộ trong tổng đài PBX ảo (nhóm Centrex) 45
Hình 3.6: Sơ đồ máy nhánh chuyển cuộc gọi từ bên ngoài sang máy nhánh khác
(nhóm Centrex) 45
Hình 3.7: Cách tính Cước trong Centrex 46
Hình 3.8: Ví dụ minh họa cách tính cước trong Centrex 47
Hình 3.9: Ví dụ minh họa cách tính cước trong Centrex 49
Hình 3.10: Ví dụ minh họa cách tính cước trong Centrex 50
Hình 4.11: Kế hoạch đánh số trong Centrex 52


Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 1 SVTH: Nguyễn Quang Minh

CHƯƠNG I
TỒNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI EWSD

I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Tổng đài EWSD ( Digital Electronic Switching System) do Siemens sản xuất là
1 hệ thống chuyển mạch điện tử số đa năng và uyển chuyển dùng trong mạng thông tin
công cộng. Nó đáp ứng tất cả nhu cầu hiện nay và được trang bị để đáp ứng nhu cấu
trong tương lai. Công nghệ và kiến trúc tổng đài EWSD dựa trên kinh nghiệm dồi dào
của hãng Siemens trong các lĩnh vực viễn thông, máy tính và linh kiệ
n. Kể từ ngày du

nhập vào thị trường thế giới năm 1981 đến nay, EWSD đã tạo ra được một uy tín lớn
trong nhiều nước qua độ tin cậy, tính kinh tế và các tiện ích dồi dào dành cho thuê bao
và cơ quan sử dụng hệ thống chuyển mạch này.
EWSD là một hệ thống áp dụng cho mọi trường hợp về kích thước, khả năng
thao tác, các loại hình dịch vụ và mạng lưới xung quanh. Có thể dùng thích hợp cho
một t
ổng đài nhỏ bé ở nông thôn cũng như một tổng đài nội hạt lớn hoặc một tổng đài
quá giang ở thành thị đông đúc. Với cấu trúc module và thể trạng trong suốt của cả
phần cứng và phần mềm, EWSD có thể thích nghi với bất kỳ mạng lưới xung quanh
nào. Một trong những yếu tố tạo nên sự uyển chuyển này là nhờ việc sử dụng các b

xử lí phân tán với các chức năng điều khiển tại mỗi khối. Một bộ xử lí điều hợp giải
quyết các chức năng chung.
EWSD cho phép mạng điện thoại tiến hóa thành mạng đa dịch vụ ISDN. Mạng
ISDN giải quyết cùng lúc việc chuyển mạch và truyền dẫn các cuộc gọi điện thoại, số
liệu, văn bản và hình ảnh m
ột cách an toàn và tinh tế, theo đúng nhu cầu người sử
dụng.
EWSD theo đúng những tiêu chuẩn quốc tế và các khuyến nghị do CCITT và
CEPT ấn định. Các kỹ sư của hãng Siemens tham gia vào các nhóm nghiên cứu của
các tổ chức này đảm bảo cho sự thông suốt về tin tức giữa các tiêu chuẩn, sự phát triền
và ứng dụng trên thị trường. Các ví dụ về việc sử dụng các tiêu chuẩn của CCITT là
ngôn ngữ thảo chương cao cấ
p CHILL được dùng nhất quán không đổi, ngôn ngữ SDL
và MML được áp dụng. Tùy sở thích, hệ thống báo hiệu kênh chung số 7 và các khả
năng của mạng ISDN cũng có thể sẳn sàng. EWSD cũng theo đúng các tiêu chuẩn
quốc gia như các yêu cầu tổng quát về hệ thống chuyển mạch nội hạt LSSGR của Mỹ.
EWSD thường xuyên cập nhận thông qua sự hỗ trợ và phát triển của các nhóm
chuyên viên có tay nghề cao, trang bị các công cụ phần mềm SW rấ
t hùng hậu. Hàng

loạt đặc điểm được liên tục cải tiến để thỏa mãn các nhu cầu của tương lai, ví dụ như
các dịch vụ băng tầng rộng. Các kỹ thuật công nghệ mới có thể đưa thêm vào EWSD
mà không cần thay đổi kiến trúc của hệ thống.

Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 2 SVTH: Nguyễn Quang Minh

II. CẤU TRÚC TỔNG QUAN

Tổng đài điện tử số EWSD là hệ thống chuyển mạch số được điều khiển bởi
chương trình lưu trữ SPC (Stored program control), với kiến trúc đồng nhất EWSD
thích hợp cho mọi ứng dụng, phù hợp cho mọi kích cỡ tổng đài, nghĩa là tổng đài
EWSD có thể làm một tổng đài nội hạt, tổng đài chuyển ti
ếp hoặc gateway quốc tế.
Tổng đài EWSD được thiết kế trên cơ sở hoàn toàn số hóa, với khả năng đáp
ứng những tính năng và dịch vụ trong hiện tại và tương lai, phẩm chất truyền dẫn cao.




Hình 1.1. Các phân hệ trong tổng đài EWSD


Tổng đài EWSD có 5 phân hệ phần cứng sau:
- Đơn vị đường dây số DLU (Digital line unit)
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 3 SVTH: Nguyễn Quang Minh

- Nhóm đường dây trung kế LTG (Line trunk group)
- Mạng chuyển mạch SN (Switching network)

- Bộ xử lí điều phối CP (Coordination processor)
- Đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC (Common channel
signalling network control).

III. ỨNG DỤNG

- Đơn vị đường dây số từ xa RDLU ( Remote digital line unit ) dùng để phục
vụ cho những thuê bao analog hoặc số ở xa.
- Tổng đài nội hạt có thể chuyển mạch cho các thuê bao và trung kế, t
ổng đài
không chỉ xử lí lưu thoại vào ra mà còn chuyển tiếp lưu thoại.
- Tổng đài chuyển tiếp có thể dùng như điểm chuyển tiếp trong mạng.
- Tổng đài Gateway quốc tế dùng để kết nối liên lạc quốc tế, bù tiếng dội trên
đường truyền và có khả năng nối đến vệ tinh…
- Đa dịch vụ ISDN: EWSD được thiết kế
để đáp ứng mọi nhu cầu khi đưa
dịch vụ ISDN vào sử dụng như truyền dẫn tiếng nói, văn bản hay số liệu qua
mạng ISDN.
- Tổng đài điện thoại di động dùng để chuyển mạch cho các thuê bao di động.
- Hệ thống báo hiệu số 7: hệ thống báo hiệu số 7 được ITU-T qui định cho
phép các tổng đài báo hiệu với nhau qua cùng một kênh chung, hệ thống báo
hiệu này được sử dụng rộng rãi toàn cầu.
- Trung tâm điều hành và bảo dưỡng OMC (Operation and maintenance
centre): người vận hành OMC có thể làm công tác bảo dưỡng và khai thác
nhiều tổng đài thông qua thiết bị vận hành OMT (Operation and maintence
terminal).
- Hệ thống địch vụ điện thoại viên OSS (Operation service system): khi cần
điện thoại viên nối điện đàm hoặc những dịch vụ cần điện thoại viên…
- T
ổng đài nông thôn được ứng dụng ở những vùng xa, với mật độ dân số

thấp, có chung phần cứng và phần mềm như tổng đài nội hạt, dung lượng tối
đa 7500 thuê bao, tổng đài container là hệ thống hoàn chỉnh với nguồn và
máy điều hòa không khí, có thể lắp đặt trong container với dung lượng tối
đa 6000 thuê bao.

IV. TÓM LƯỢC

Tổng đài EWSD ra đời năm 1981 do Siemmens sản xuất là mộ
t hệ thống có
nhiều khả năng ứng dụng, tính linh hoạt cao, dung lượng lớn.

Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 4 SVTH: Nguyễn Quang Minh

EWSD được thiết kế dưới dạng module, do đó rất dể dàng cho việc vận hành,
bảo dưỡng và nâng cấp mở rộng hệ thống.
EWSD đáp ứng được mọi nhu cầu, có thể là tổng đài nội hạt, tổng đài quá
giang, tổng đài cửa ngõ quốc tế, trung tâm chuyển mạch di động hay tổng đài nông
thôn…
Với khả năng ứng dụng cao nên tổng đài EWSD được s
ử dụng rất rộng rãi.

Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 5 SVTH: Nguyễn Quang Minh

CHƯƠNG II
CÁC KHỐI CHỨC NĂNG CỦA TỔNG ĐÀI EWSD

I. ĐƠN VỊ ĐƯỜNG DÂY SỐ DLU


1.1 Giới thiệu DLU

Đơn vị đường dây số DLU dùng để kết nối với các đường dây thuê bao analog,
đường dây thuê bao số và tổng đài PBX dung lượng nhỏ.
Thể loại đường dây thuê bao analog mà DLU có thể kết nối đến được là đường dây
thuê bao quay số bằng xung, ấn phím DTMF, PBX analog dung lượng nhỏ.
Thể loại đường dây số mà DLU có thể kết nối được là đường dây sử d
ụng ISDN
(ISDN BA).
DLU có thể đặt tại tổng đài (local DLU) hoặc đặt ở xa RDLU (Remote DLU),
RDLU làm rút ngắn chiều đài đường dây thuê bao đến tổng đài và tập trung lưu thoại
đến tổng đài, điều này làm tăng hiệu quả kinh tế, tối đa 6 RDLU trong cùng khu vực
tạo thành đơn vị điều khiển từ xa RCU (Remote control unit) giúp cho các thuê bao
trong RCU có thể liên lạc với nhau nếu đường truyền từ RCU đến tổng đài b
ị mất liên
lạc.


Hình 2.1. Đơn vị điều khiển từ xa RCU

Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 6 SVTH: Nguyễn Quang Minh

DLU nội đài kết nối đến LTG bằng 2 đường truyền số 4Mbps còn RDLU thì cần
đến 4 đường PDC (Primary digital carrier) 2Mbps, các loại LTG mà DLUB có thể kết
nối đến là:
- LTGB
- LTGF chức năng B, kí hiệu LTGF(B)
- LTGG chức năng B, kí hiệu LTGG(B)
- LTGM chức năng B, kí hiệu LTGM(B)


Một DLU kết nối đến 2 LTG để đề phòng sự cố, ngoài ra các đơn vị chức năng bên
trong DLU đều có chế độ dự
phòng lẫn nhau và có khả năng tự kiểm tra liên tục.




Hình 2.2. Các kết nối đến DLU

Trong một rack được trang bị 2 DLUB, tùy thuộc vào thể loại các module đường
dây thuê bao được lắp đặt mà trong một rack có dung lượng:
- 1760 thuê bao analog (tương đương 110 card thuê bao analog, mỗi card có
16 mạch đường dây thuê bao analog).
- 1536 thuê bao số (tương đương 96 card thuê bao số mỗi card có 16 mạch
thuê bao số).

Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 7 SVTH: Nguyễn Quang Minh

1.2 Cấu trúc các đơn vị chức năng bên trong DLUB

Các đơn vị chức năng trung tâm gồm có:
- Đơn vị điều khiển DLUC (Control for DLU)
- Đơn vị giao tiếp số DIUD (DIUD:LDID) [Digital interface unit for
DLU/local DLU interface, module D]
- Bộ tạo đồng hồ GCG (Group clock generator)
- Bộ phân tuyến BD (Bus distribution)
Hệ thống bus:
- Bus điều khiển

- Bus dữ liệu
- Bus phát hiện đụng độ
Bộ tạ
o chuông và xung tính cước RGMG
Các đơn vị ngoại vi:
- Module đường dây thuê bao analog, số và module giao diện V5.1
- Đơn vị phục vụ chế độ độc lập SASC (Stand alone service control)
- Đơn vị phục vụ khẩn cấp cho thuê bao ấn phím EMSP (Emergency service
equiment for push button subscribers of DLU)
Module thu thập cảnh báo ALEX (External alarm)
Đơn vị kiểm tra và đo thử TU (Test unit)


Hình 2.3. Các đơn vị chức năng DLU

Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 8 SVTH: Nguyễn Quang Minh

1.3 Chức năng của các đơn vị bộ phận trong DLUB
1.3.1 Các đơn vị chức năng trung tâm.

Để đảm bảo an toàn nên trong một DLUB chia thành 2 hệ thống DLU
(DLU0/DLU1):
- DLU0 gồm: DLUC0, DIUD0, GCG0, BD 0/2
- DLU1 gồm: DLUC1, DIUD1, GCG1, BD 1/3

a. Đơn vị điều khiển DLUC:

DLUC có chức năng điều khiển các hoạt động DLUB, phân phối các bản tin từ
DIUD để gởi đến đúng các mạch đường dây thuê bao SLCA (Subsriber line circuit

analog) và tập trung các bản tin từ các mạch đường dây thuê bao SLCA để đưa đến
DIUD.
Để đảm bảo an toàn nên trong một DLUB sử dụng hai DLUC, nếu DLUC0 bị hỏng
thì DLUC1 sẽ đảm nhận nhiệm vụ điều khiển hệ thống.
DLUC còn có nhiệm vụ quản lí, kiểm tra và giám sát định kì để phát hiện lỗi.
Tất cả các chức năng của DLUC đều được thực hiện bởi một bộ xử lí bên trong.

b. Đơn vị giao tiếp số DIUD (DIUD:LDID)

DIUD (DIUD dùng cho DLU ở xa) giao tiếp với các nhóm đường dây trung kế
LTG chức năng B bằng 4 đường truyền số sơ cấp PDC 2Mbps.
DIUD:LDID (DIUD dùng cho DLU nội đài) giao tiếp với LTG chức năng B bằng
2 đường truyền số 4Mbps trong đó có 60 kênh thoại và một kênh báo hiệu CCS.

Hình 2.4. Giao tiếp DLU nội đài
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 9 SVTH: Nguyễn Quang Minh

DIUD đọc thông tin điều khiển từ kênh 16 của đường PDC và chuyển thông tin đó
đến DIUC, trên hướng ngược lại thông tin điều khiển từ DLUC được chèn vào kênh 16
rồi gởi đến DIUD và DIUD sẽ gởi chúng đến LTG. Tuy nhiên đối với DIUD:LDID thì
báo hiệu được mang trên kênh 32.
Ngoài ra, DIUD (DIUD:LDID) giao tiếp với các đơn vị bên trong DLUB bằng bus
dữ liệu 4Mbps, bus này được dùng để phân phối thông tin thoại và dữ liệu đến các
module đường dây thuê bao và nhận thông tin từ các module đường dây thuê bao đưa
đến.
DIUD (DIUD:LDID) còn nhận tín hiệu đồng bộ cho bộ tạo đồng hồ GCG từ đường
dây đồng hồ trong PDC.
Để phát hiện lỗi, DIUD (DIUD:LDID) cũng thực hiện cho việc đo thử và giám sát
định kì.

RDLU ở chế độ hoạt động độc lập nếu các đường kết nối tới LTG bị đứt thì DIUD
sẽ tạo ra âm hiệu xử lí cuộc gọi (âm hiệu mời quay số, âm hiệu rung chuông, âm hiệu
b
ận) những âm hiệu này được chèn vào bus dữ liệu, khi ở chế độ này thì các kênh
thoại được truyền loopback (đấu vòng).

c. Bộ tạo đồng hồ GCG

Để đảm bảo độ an toàn, GCG được nhân đôi, cả hai bộ tạo đồng hồ GCG hoạt động
theo chế độ chủ tớ (master/slave). Khi hoạt động bình thường thì bộ master sẽ ở trạng
thái active, nó xác định tín hiệu định thời cho cả hệ th
ống DLU, còn bộ slave sẽ ở
trạng thái standby, nếu bộ master bị sự cố thì hệ thống chuyển mạch sẽ chuyển sang bộ
slave.
DIUD sau khi nhận được đồng hồ 2048khz LCLK (Line clock) và tín hiệu khung
4khz LFS (Line frame signal) của đường PDC kết nối với LTG, DIUD sẽ chuyển cả
hai tín hiệu này đến bộ đồng hồ GCG. GCG sẽ tái tạo lại những tín hiệu này thành
đồng hồ hệ thống CLK 4096khz và tín hiệu đồng bộ khung FS 8khz (Frame syschrous
signal) rồ
i gởi cả hai tín hiệu này ngược về DIUD. Nhờ bộ phân tuyến BD mà DIUD
cung cấp đồng hồ hệ thống CLK 4khz và tín hiệu đồng bộ khung FS 8khz đến các
module đường dây thuê bao SLM và các đơn vị chức năng khác như: SASC, EMSP,
ALEX, TU.

d. Bộ phân tuyến BD

Bộ phân tuyến dùng để kết nối các đơn vị ngoại vi (các module đường dây thuê bao
SLM, SASC, EMSP, TU, ALEX) với các đơn vị chức năng trung tâm trong DLU
(DLUC, DIUD,GCG ) thông qua hệ thống bus (bus điều khiển, bus dữ li
ệu, bus phát

hiện đụng độ).
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 10 SVTH: Nguyễn Quang Minh

Trong một DLUB gồm có 4 bộ phân tuyến BD, mỗi BD được chỉ định phục vụ cho
một trong hai hệ thống DLU (DLU0 hoặc DLU1), chẳng hạn như BD ở shelf 0 và
shelf 2 (BD0/BD2) được chỉ định phục vụ cho DLU0, BD ở shelf 1 và shelf 3 (BD1/3)
được chỉ định phục vụ cho DLU1.
Trong một nữa hệ thống DLUB thì mỗi BD phục vụ cho 32 module đường dây
thuê bao SLM.

1.3.2 Hệ thống bus

Các đơn vị chức năng trung tâm giao tiếp vớ
i các đơn vị ngoại vi nhờ hệ thống bus,
có 2 hệ thống bus:
- Hệ thống bus 0 dùng để truyền dữ liệu cho DLU0 nhờ bộ phân tuyến BD0
và BD2
- Hệ thống bus 1 dùng để truyền dữ liệu cho DLU1 nhờ bộ phân tuyến BD1
và BD3
Mỗi hệ thống bus gồm 3 loại bus:
- Bus điều khiển:Bus này mang thông tin điều khiển như là báo hiệu đường
dây thuê bao và những lệnh từ DLUC g
ởi đến module đường dây thuê bao
SLM hoặc báo hiệu và những bản tin từ SLM gởi đến DLUC.
- Bus dữ liệu:Bus dữ liệu mang thông tin thoại và dữ liệu đến các module
SLM và từ các module SLM đưa đến.
- Bus phát hiện đụng độ.

1.3.3 Bộ tạo chuông RGB và xung tính cước MGB:


- Bộ tạo chuông RGB: Với module đường dây thuê bao tương tự SLMA thì
nó yêu cầu tín hiệu rung chuông bên ngoài hoặc tín hiệu xung đồng bộ, có 2
bộ âm hiệu đượ
c sử dụng là RGB0 và RGB1. SLMA được truy nhập trực
tiếp bởi RGB. RGB còn cung cấp áp rung cho TU.
- Xung tính cước MGB: Bộ tạo xung tính cước bao gồm một bộ chuyển đổi
dòng 1 chiều ghép nối tiếp bộ tạo sóng hình sin, nó cung cấp xung tính cước
cho module đường dây thuê bao analog SLMA.

1.3.4 đơn vị thiết bị ngoại vi

a. Module đường dây thuê bao analog SLMA (subscriber line module
analog)
Các loại module đường dây thuê bao analog: SLMA:FPE, SLMA:COS,
SKMA:CSR, SLMA:CMRL, SLMA:FPS, SLMA:DID, SLMA:DIOD, SLMA:TPL.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 11 SVTH: Nguyễn Quang Minh

Tuy nhiên, trên thực tế loại module đường dây thuê bao analog SLMA:FPE là
thông dụng nhất.
Module đường dây thuê ba analog SLMA:FPE dùng cho DLUB gồm có 16 mạch
đường dây thuê bao analog SLCA (Analog subscriber line ciruit) và có một đơn vị xử
lí chung SLMCP cho 16 SLCA. Module SLMA:FPE không cần bộ tạo chuông RGB
và bộ tạo xung tính cước MGB, những chức năng này đều được tích hợp bên trong
module.














Hình 2.5. Card thuê bao analog SLMA


b. Module đường dây thuê bao số SLMD (subscriber line module
digital)

Module đường dây thuê bao số SLMD chứa 8 hoặc 16 mạch thuê bao số, mỗi mạch
thuê bao đều có giao diện cho sử dụng ISDN, các loại module SLMD gồm có
SLMDA, SLMDB, SLMD:TFB, SLMD:QFB…
Module đường dây thuê bao số có các chức năng sau:
- Bảo vệ quá áp
- Cung cấp giao diện có tốc độ 2B+D (144Kbps) và 16Kbps cho xung đồng
bộ.
- Triệt tiếng vọng cho cả hai hướng truyền trên 2 dây của đường dây thuê bao
số.
- Chuy
ển đổi 2 dây thành 4 dây và thích ứng với mã đường truyền trên đường
dây thuê bao
- Ngăn bản tin báo hiệu DSS1 từ gói dữ liệu X.25 của thuê bao
- Bảo vệ việc truyền bản tin báo hiệu trên kênh D
- Kiểm tra truy nhập đến đường dây thuê bao/mạch thuê bao.

SLMA
.
. .
.
8 đường
dây
thuê bao
analog
Đường đo
thử


SLMCP
SLAC 7
SLCA 0
SLCA 0
SLCA 0
mạng 4Mbit/s 0

mạng 4Mbit/s 1

mạng ĐK 1

mạng ĐK 1


Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 12 SVTH: Nguyễn Quang Minh




Hình 2.6. Kết cuối đường dây thuê bao số.

c. Điều khiển dịch vụ hoạt động độc lập SASC (Stand alone service
control)

- Khi RDLU hoạt động ở chế độ khẩn cấp thì điều khiển dịch vụ hoạt động
độc lập SASC cho phép các thuê bao có đường dây kết nối đến cùng một
DLU có thể thiết lập các cuộc gọi đến thuê bao khác trong cùng một DLU.

d. Thiết bị ph
ục vụ khẩn cấp cho thuê bao ấn phím EMSP (Emergency
service equipment for push botton subsriber of DLU)

Thiết bị phục vụ khẩn cấp cho thuê bao ấn phím EMSP cho phép các thuê bao ấn
phím trong suốt thời gian hoạt động độc lập có thể thiết lập cuộc gọi đến các thuê bao
khác trong cùng DLU.
Khi hoạt động bình thường, một bộ mã thu CR (code receiver) trong LTG đánh giá
âm hiệu DTMF tạo ra bởi máy điện thoại thuê bao, khi chuyển sang chế độ hoạt động
độc lập, thì trong DLU có bộ thu mã số được tích h
ợp trong thiết bị phục vụ khẩn cấp
EMSP.

Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 13 SVTH: Nguyễn Quang Minh

1.3.5 Module thu thập cảnh báo ALEX (External alarm)

Module ALEX được dùng để chuyển các cảnh báo bên ngoài như mất nguồn,
cháy, nhiệt độ tăng…về đơn vị điều khiển cảnh báo hệ thống SYPC (System panel

control) của khối xử lí điều phối CP.
Chức năng module ALEX:
- Xác nhận, lưu trữ, và đánh giá cấp độ của 16 mức cảnh báo.
- Trao đổi dữ liệu với DLUC0 và DLUC1
-
Kiểm tra những phần mềm bên trong và chấm dứt giao tiếp với DLUC nếu
lỗi phần mềm bên trong được phát hiện.
- Kiểm tra những phần cứng và báo cáo lỗi phần cứng được phát hiện.

1.3.6 đơn vị kiểm tra và đo thử TU (Test Unit)

Đơn vị TU được để kiểm tra và đo đường dây thuê bao: thiết bị đầu cuối, đường
dây thuê bao, mạch đường dây thuê bao.
TU bao gồm 2 module:
- LCMM (Line and circuit measuring module): Module này có chứ
c năng đo
đường dây thuê bao và mạch đường dây thuê bao.
- FMTU (Funtion test module of test unit): Module này có chức năng kiểm tra
các module của TU.
Việc kiểm tra được thực hiện bởi người điều hành thông qua thiết bị khai thác và
bảo dưỡng OMT, họ có thể kiểm tra mạch đường dây thuê bao, đường dây thuê bao,
và thiết bị đầu cuối, nguồn cung cấp cho thuê bao số…Ngoài ra đơn vị TU còn có khả
năng đo điện áp, dòng điện và điện tr
ở…


Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 14 SVTH: Nguyễn Quang Minh

II. NHÓM ĐƯỜNG DÂY TRUNG KẾ LTG (Line Trunk Group)


2.1 Giới thiệu

Nhóm đường dây trung kế LTG là giao diện kết nối DLU và mạng chuyển mạch
SN
Các loại LTG có cấu trúc giống nhau và hoạt động với nguyên tắc giống nhau,
chúng chỉ khác nhau ở một vài bộ phận phần cứng và những chương trình ứng dụng
trong khối xử lí.
Kết nối giữa LTG và SN là đường truyền số thứ cấp SDC (Secondary digital
carrier) có tốc độ
truyền 8Mbps (giao diện đến SN được nhân đôi vì lí do an toàn, trên
đường SDC này có 127 khe thời gian (mỗi khe có tốc độ 64Kbps) dùng để truyền
thông tin, còn lại là 1 khe thời gian dùng cho báo hiệu.
LTG luôn truyền và nhận thông tin thoại từ 1 trong 2 SN (SN0 và SN1). Khi SN0 ở
trạng thai hoạt động active thì SN1 ở chế độ stanby. Nếu SN0 bị sự cố thì SN1 sẽ
chuyển sang trạng thái active.


Hình 2.7. LTG

Tùy thuộc vào từng loại khác nhau mà có 2 loại LTG.
- LTGM chức năng B [LTGM(B)]:
• 4 đường truyền số sơ cấp PDC 2Mbps dùng cho kết nối RDLU
và LTG.
• 2 đường truyền số tốc độ 4Mbps dùng cho DLU nội đài.
• 4 đường truy nhập sơ cấp 2 Mbps PA (Primary rate access) cho
tổng đài nội bộ ISDN PBX dung lượng vừa và lớn.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 15 SVTH: Nguyễn Quang Minh


- LTGM chức năng C [LTGM(C)]:
• 4 đường truyền số sơ cấp PDC 2Mbps dùng cho những đường
truyền trung kế số.
• Những đường trung kế số có thể là báo hiệu kênh chung hoặc
kênh riêng.





Hình 2.8. LTG kết nối đến DLU và SN

2.2 Chức năng của LTGM:

Chức năng điều hành và bảo dưỡng:
- Truyền những bản tin đến CP dùng cho việc đo lưu thoại và giám sát.
- Kiểm tra chuyển mạch cuộc gọi (COC: Cross office check)
- Chỉ định trạng thái hoạt động quan trọng chẳng hạn như chỉ định các kênh
đến các thiết bị.
- Tạo khóa, giải phóng thiết bị nhờ các lệnh MML
Kết nối cuộc gọi, để thiết lập cuộc gọi, mỗi LTG có 127 khe thời gian dùng để
truyền thoại và một khe thời gian dùng để báo hiệu.
Báo hiệu với các tổng đài khác.

Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 16 SVTH: Nguyễn Quang Minh

Tạo ra các bản tin MCH (Message channel) để trao đổi với các khối xử lí điều phối
CP, các LTG khác và CCNC.
Xử lí cuộc gọi:

- Nhận và phiên dịch những báo hiệu từ trung kế hoặc đường dây thuê bao
- Truyền báo hiệu
- Truyền những âm hiệu nghe được.
- Truyền những bản tin đến bộ xử lí điều phối CP và nhận lệnh từ CP
- Truyền và nhận thông báo t
ừ khối xử lí GP của các LTG khác.
- Truyền và nhận những yêu cầu của đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh
chung CCNC
- Điều khiển báo hiệu đến DLU, PA
- So sánh tình trạng đường dây kết nối giao diện đến SN
- Kết nối xuyên suốt cuộc gọi

2.3 Cấu trúc LTGM

Nhóm đường dây trung kế LTGM bao gồm một số đơn vị chức nă
ng sau:
- Đơn vị xử lí GPL (Group processor for DLU)
- Đơn vị chuyển mạch GSM (Group switch for DLU)
- Đơn vị đường dây trung kế LTU (Line/Trunk unit)



Hình 2.9. Cấu trúc LTGM

Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 17 SVTH: Nguyễn Quang Minh

2.3.1 Đơn vị xử lí GPL

GPL chuyển đổi những thông tin từ những tổng đài khác gởi đến thành bản tin định

dạng bên trong của hệ thống và điều khiển đơn vị chức năng của LTG.
GPL bao gồm:
- Đơn vị bộ nhớ xử lí PMU (Processor memory unit)
- Đơn vị điều khiển báo hiệu SILC (Signalling link control)
GPL được kết nối đến GSM (Group switch for LTGM), LTU qua xa lộ thoại SPH
(Speech highway) và xa l
ộ báo hiệu SIH (Signal highway)


Hình 2.10. Đơn vị xử lí GPL

a. Đơn vị bộ nhớ xử lí PMU

PMU giao tiếp với CP (Coordination processor), CCNC và những LTG khác thông
qua kênh bản tin MCH
PMU có chức năng điều khiển các khối chức năng của LTG
Bộ xử lí điều phối CP sẽ load phần mềm khối xử lí GP (chương trình và dữ liệu)
vào bộ nhớ nội của đơn vị bộ xử lí bộ nhớ PMU, PMU giao tiếp v
ới các bộ phận ngoại
vi của LTG nhờ một số mạch điện tử.
PMU gồm một số phần tử cơ bản sau:
- Bus giao tiếp với bên ngoài
- Bộ ghép kênh báo hiệu và bộ đệm báo hiệu
- Đơn vị điều khiển kênh bản tin
- Bộ vi xử lí và bộ nhớ.
PMU kết nối với đơn vị điều khiể
n báo hiệu SILC bằng bus địa chỉ và bus dữ liệu.

×