Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chuyên đề: Phân tích, đánh giá hạn chế, yếu công tác phát triển quản lý sở hạ tầng ngành nước đô thị lớn Việt Nam đề xuất giải pháp cải tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.76 KB, 17 trang )

Chuyên đề:
Phân tích, đánh giá những hạn chế, yếu kém trong công tác phát triển và
quản lý cơ sở hạ tầng ngành nước hiện nay ở các đô thị lớn của Việt Nam và
đề xuất các giải pháp cải tiến.
1. Đặt vấn đề
Cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường là những nội
dung quan trọng trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. Tại các khu vực
đang đối mặt với tình trạng hạ tầng thấp kém, môi trường bị ô nhiễm, bệnh tật
lây lan, úng ngập hay lụt lội, người ta lại càng thấy tầm quan trọng của lĩnh vực
này. Đối với các khu đô thị, điểm dân cư mới, chất lượng của hệ thống hạ tầng
kỹ thuật, trong đó có thốt nước mưa, nước thải, góp phần quyết định tính hấp
dẫn đối với khách hàng, cũng như sự phát triển bền vững của khu đơ thị đó về
lâu dài. Việc tiếp cận các hệ thống cấp nước và điều kiện vệ sinh là một thách
thức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của một đơ thị vì
nó ảnh hưởng đến năng lực sản xuất và thích nghi của các cá nhân, các hộ gia
đình và cộng đồng. Sự hạn chế trong việc tiếp cận với nước sạch và vệ sinh mơi
trường cũng là ngun nhân chính của các bệnh do nước gây ra như: tiêu chảy,
dịch tả, và bệnh sán máng,...làm phát sinh những tổn thất về kinh tế và xã hội.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển KT-XH của đất nước, hệ
thống đô thị được mở rộng cả về quy mô và số lượng. Theo số liệu thống kê của
Bộ Xây dựng, đến cuối năm 2014, cả nước có 774 đơ thị, bao gồm: 2 đô thị đặc
biệt, 15 đô thị loại I, 21 đô thị loại II, 42 đô thị loại III, 65 đô thị loại IV và 629
đơ thị loại V; trong đó có khoảng 100 đơ thị là trung tâm KT-XH quan trọng của
các vùng miền. Tỷ lệ đơ thị hóa năm 2014 đạt khoảng 34,5% với dân số đô thị
khoảng 31 triệu người.
Năm 2015,
.


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG NGÀNH NƯỚC
1.1 Khái niệm


Cơ sở hạ tầng nước (Water Infrastructure) là thuật ngữ dùng để chỉ các cơng
trình tự nhiên và nhân tạo liên quan đến nước mà chúng cần thiết cho hoạt động
của xã hội. Đây là một công cụ cần thiết để quản lý tài nguyên nước vì chúng
cho phép tích trữ và phân phối nước đến bất kỳ đâu và bất cứ khi nào cần sử
dụng nước nhất, nhờ đó con người có thể phá vỡ sự phụ thuộc của xã hội vào
lượng mưa.
Cơ sở hạ tầng nước bao gồm cả hai loại:
 Nhân tạo: Các hồ chứa, đập dâng và các hệ thống tích trữ nước; các

hệ thống đường ống thu gom và phân phối nước, các hệ thống xử lý
nước, các hệ thống thoát nước và XLNT, hệ thống thủy lợi, các đầm
lầy nhân tạo.
 Tự nhiên: các đầm lầy, đất rừng, vùng đệm ven sông suối, đồng

bằng ngập lũ, và mạng lưới sông rạch.
Sự phát triển cơ sở hạ tầng mới và sự thích ứng của cơ sở hạ tầng hiện hữu cần
được hỗ trợ để cải thiện khả năng phục hồi khí hậu.
1.2. Các cơng trình hạ tầng nước ở đơ thị Việt Nam hiện nay
1.2.2 Hệ thống cấp nước, phân phối nước
Báo cáo JMP mới nhất chỉ ra rằng 99% dân số đô thị đã tiếp cận với
nguồn nước đô thị được cải thiện vào năm 2011, với 58% có đường ống dẫn
nước vào khu đất. Tuy nhiên, MOC được sử dụng trong phân tích hiện tại cho
thấy trong năm 2011, chỉ có khoảng 76% dân số đô thị được sử dụng mạng lưới
đường ống công cộng thông qua kết nối nhà hoặc điểm nước chung (xem Hình
8.1). NGUỒN???
Ngồi việc tiếp cận với mạng lưới đường ống, chất lượng và khả năng tiếp
cận của các dịch vụ cũng là một mối quan ngại. Trong khi hầu hết các hộ gia
đình ở các khu vực trung tâm của các thành phố lớn có cung cấp dịch vụ cung
cấp 24 giờ ít tin cậy hơn ở các khu đô thị khác và thách thức ngày càng tăng là
cải thiện dịch vụ ở các đô thị nhỏ và thị trấn phát triển nhanh. Các báo cáo tổng

quan về chất lượng nước kém phổ biến mặc dù các chỉ số hoạt động khác được
báo cáo là nằm trong phạm vi một phạm vi hợp lý, với nước khơng có doanh thu
ở mức 20-25% đối với phần lớn các tiện ích và tỷ lệ hoạt động nằm trong
khoảng 0,8 đến 1,2, mặc dù giảm do chi phí điện và hóa chất tăng lên. đầu tư
nhiều nhất trong hai thập kỷ qua đã đi vào mở rộng sản xuất (thu nhận, xử lý và
truyền tải) với ít hơn 15% được hướng vào cải thiện phân phối.
Quốc gia này cần tăng khoảng 1,042 tỷ đô la Mỹ mỗi năm để đáp ứng các
mục tiêu của nó cho năm 2020 (Hình 8.2). Hơn một nửa (57%) các yêu cầu này
là để thay thế các cơ sở đang ở cuối đời sống kinh tế của họ (đầu tư thay thế) .


Đầu tư dự kiến, cũng được dự kiến đến chủ yếu từ các nguồn bên ngồi, được
ước tính là cao hơn các khoản đầu tư gần đây. Tuy nhiên, các khoản đầu tư lớn
được kỳ vọng bởi vì các khoản đầu tư dự kiến chỉ chiếm khoảng 14% yêu cầu
đầu tư. Các khoản tiền tài trợ được cộng dồn vào khoản 2 trong đó có thêm 210
triệu đơ la Mỹ mỗi năm cho chi phí vận hành và bảo trì.
Trong khi các chỉ thị chính sách gần đây kêu gọi thu hồi chi phí và thương
mại hóa cung cấp dịch vụ, thuế quan cho các dịch vụ cung cấp công cộng vẫn
còn quá thấp ở hầu hết các tỉnh để có thể cung cấp dịch vụ bền vững về mặt tài
chính - mặc dù tỷ lệ thu thập và bằng chứng cao mà người tiêu dùng sẵn sàng trả
nhiều hơn cho các dịch vụ tốt. Thay vào đó, thuế quan được tổ chức ở mức thấp
thấp của UBND tỉnh, kết quả là có ít người sử dụng hạn chế tiêu thụ của họ và
không tạo ra thặng dư để dự trữ chi phí thay thế và mở rộng dịch vụ. Ngay cả
chi phí vận hành và bảo trì là một thách thức; nhiều tiện ích báo cáo rằng chúng
được thu hồi, nhưng ngân sách hoạt động và bảo trì được đặt ở mức giá rất thấp
so với các so sánh quốc tế và khơng cho phép các tiện ích duy trì mức độ chấp
nhận được của dịch vụ.30
Tình trạng hiện nay:
• Hệ thống cung cấp nước sạch và VSMT chưa phủ kín các địa bàn
dân cư (kể cả ở các đô thị lớn) → nhiều vấn đề hết sức bức xúc

(…???).
• Khả năng tiếp cận với nước sạch và vệ sinh mơi trường hạn chế là
ngun nhân chính của các bệnh do nước gây ra như tiêu chảy, dịch
tả, và bệnh sán máng → những tổn thất về kinh tế và xã hội.
• Việc tiếp cận các hệ thống cấp nước và điều kiện vệ sinh là một
thách thức quan trọng đối với sự phát triển vì nó hạn chế năng lực
sản xuất và thích nghi của các cá nhân, các hộ gia đình và cộng
đồng.
• Đến nay hầu hết các thành phố, thị xã ở Việt Nam đều có hệ thống
cấp nước tập trung và khoảng 300/635 thị trấn, thị tứ có dự án xây
dựng HT cấp nước tập trung.
• Đối với khu vực nơng thơn, đến nay có khoảng 62% dân số nông
thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng nếu xét theo tiêu
chuẩn nước sạch thì tỷ lệ này chỉ đạt đạt khoảng 30%.
• Nguồn cấp nước cho sinh hoạt, vệ sinh của người dân ở nhiều đô
thị và phần lớn khu vực nông thôn là từ nguồn nước dưới đất.
• Việc cung cấp nước sinh hoạt hiện nay hầu hết được thực hiện bởi
các DN nhà nước với cơ sở hạ tầng của ngành nước đã được nhà
nước đầu tư xây dựng.
• Cơng tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống này được giao cho
các xí nghiệp hoặc cơng ty cấp nước ở các tỉnh, thành phố đảm
trách.
• Hầu hết các hệ thống cấp nước đô thị đã được xây dựng từ lâu,
chắp vá xuống cấp nghiêm trọng, lượng nước thất thốt có thể


chiếm tới 30 – 50%. Do vậy, cần tăng cường công tác quản lý, vận
hành và nâng cao và ý thức tiết kiệm nước của nhân dân
Mục tiêu: Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ và giải quyết các lỗ hổng của hệ
thống cấp nước và vệ sinh môi trường hiện có.

Các giải pháp hướng đến tính bền vững:
Xã hội hóa dịch vụ cấp nước và VSMT với các cơ chế nhằm khuyến
khích thu hồi vốn đầu tư hợp lý
Giảm thất thốt nước
Kiểm sốt an tồn chất lượng nước cấp
Phát triển các hệ thống cấp nước qui mô nhỏ, phân tán
???

1.2.3 Hệ thống thốt nước
Những thực tiễn khơng bền vững trong quản lý, vận hành hệ thống thốt nước
đơ thị ở TPHCM.
 Quản lý:
• Nguồn vốn (khơng đủ)
• Quy hoạch khơng hợp lý (vd: đơ thị hóa ở Quận 7, Nhà Bè)
• Ý thức cộng đồng
• Kế hoạch truyền thơng nâng cao nhận thức cộng đồng
• Chưa thích ứng kịp với BĐKH, NBD
• Các cơ quan quản lý nhà nước (chia sẻ thông tin, phối hợp thực

hiện chưa hiệu quả, trách nhiệm chồng chéo)
• Chính sách (cần được xây dựng trên cơ sở khoa học và tham vấn
cộng đồng)
• Cơ sở hạ tầng (đan xen giữa cũ và mới)
• Xã hội (ý thức bảo vệ CSHT của cộng đồng)
• Truyền thơng (việc phổ biến thơng tin chưa kịp thời, hiệu quả,…)
• Ngân sách (thiếu ưu tiên cho lĩnh vực CTN, BVMT)
• Thực trạng (
 Vận hành
• Nguồn vốn (khơng hiệu quả)
• Thiếu chuyên môn, thiết bị; Kỹ thuật công nghệ lạc hậu

• Chưa xây dựng các hồ điều tiết theo quy hoạch
• Cơng nghệ+Thi cơng+Vận hành: thiếu sự ăn khớp
• Bảo trì bảo dưỡng: hạn chế do thiếu ngân sách
 Kinh tế:
• Quy hoạch cốt thốt nước chưa hợp lý, chưa đồng bộ
• Quy hoạch chưa phù hợp với phát triển KTXH → ứ đọng
• Thiếu nguồn lực đầu tư


 Xã Hội:
• Ý thức sử dụng nước của người dân khơng hợp lý → lãng phí nước

→ nhiều nước thải
• Ý thức BVMT (Xả rác vào hệ thống thốt nước)
• Xu hướng tập trung dân đơng → q tải HTTN
• Thiếu nguồn lực để giải quyết kịp thời các sự cố HTTN
 Mơi trường:
• Do ảnh hưởng của BĐKH (mưa cực đoan)
• Bê tơng hóa đơ thị → hạn chế khả năng thốt nước
• Nước thải chưa xử lý triệt để khi đưa vào HTTN
1.2.4 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
Trong khu vực đô thị và khu cơng nghiệp tính đến đầu năm 2005, mỗi
ngày có khoảng 3.110.000 m3 nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất từ các
khu công nghiệp xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận.
Phân bố các loại nước thải được minh hoạ ở hình 1.
Cả nước hiện có 12 thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long,
Huế, Bn Mê Thuột, Đà Lạt, Thái Nguyên, Vũng Tàu, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hải
Dương và Vinh có các dự án có trạm xử lý nước thải đô thị công suất trên 5000
m3/ngày đêm đang trong giai đoạn qui hoạch và xây dựng.
Trên tổng số 76 khu công nghiệp và chế xuất chỉ có 16 trạm xử lý nước

thải tập trung, hoạt động với tổng công suất là 41.800 m 3/ ngày đêm. Cơng nghệ
chủ yếu là sinh học hoặc hố học kết hợp với sinh học. Nước thải sau xử lý đạt
yêu cầu loại A hoặc loại B theo tiêu chuẩn xả nước thải công nghiệp vào nguồn
nước mặt TCVN 5945 - 2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
1.2.5 Các cơng trình kiểm sốt lũ lut, ngập úng
Tình trạng hiện nay:
• Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên tần suất và cường độ của lũ
lụt trong khu vực có nhiều khả năng tăng lên, bất chấp các biện
pháp khác nhau được áp dụng để giảm nguy cơ lũ lụt.
• Mức độ ngập úng ở các đồng bằng ven biển, các đô thị trong vùng
bị ảnh hưởng của triều (ví dụ TPHCM) ngày càng nghiêm trọng do
sự kết hợp của nhiều yếu tố:
 Gia tăng mực nước biển
 Lún sụt bề mặt tự nhiên (do khai thác nước ngầm)
 Sự xuống cấp, quá tải, hư hỏng của các hệ thống thoát nước
 Mưa to kết hợp với triều cường
Mục tiêu:
• Giảm tác động tiêu cực của lũ lụt đối với đất đai, cơng trình, các
HST và các khu định cư của con người
Các giải pháp hướng đến tính bền vững:


• Điều tiết xả lũ thích hợp ở các hồ chứa thượng lưu
• Thực hiện các biện pháp bổ sung để bảo vệ an tồn về tính mạnh,

tài sản và sinh kế của cộng đồng: xây dựng các tuyến đê và các kè
chống lũ.
• Lưu ý rằng các biện pháp phòng chống lũ lụt thường gây ảnh
hưởng trực tiếp đến chế độ thủy văn và hình thái tự nhiên, chúng
chỉ nên được xem xét ở quy mô địa phương để bảo vệ các khu vực

có vốn đầu tư cao.


Chương 2 HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NƯỚC TẠI MỘT SỐ
THÀNH PHỐ LỚN CỦA VIỆT NAM
2.1 Hà Nội
Trong các ngày 13/6, 19/6, 25/6 vừa qua, những trận mưa lớn kéo dài đã
khiến nhiều cung đường ở Hà Nội úng ngập nghiêm trọng. Một số trục đường
mới nằm tại các quận phía Tây TP như Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hà Đơng…
nước dâng tràn chẳng khác một dịng sơng nhỏ, khiến ơ tơ, xe máy qua lại rất
khó khăn. Thậm chí, những nơi thường rất ít khi bị ngập úng như các tuyến phố
cổ tại quận Hoàn Kiếm, sau các cơn mưa gần đây cũng đã ngập sâu, nước tràn
vào nhà dân, gây đảo lộn sinh hoạt.
Đáng lưu tâm hơn, tình trạng ngập úng đã xuất hiện tại nhiều khu đơ thị,
tịa cao ốc mới, nơi được đánh giá là đầu tư xây dựng hiện đại. Ví như, tại khu
dự án cao cấp Keangnam (quận Nam Từ Liêm). Từ khi triển khai xây dựng và đi
vào hoạt động, tòa nhà 72 tầng này luôn được xếp vào top hiện đại bậc nhất Thủ
đơ, nhưng sau mỗi trận mưa, hình ảnh hàng chục ô tô chết máy ở đoạn đường
thuộc khu dự án đã trở nên không mấy xa lạ với người dân. Tương tự, tại các
khu đô thị mới như Văn Quán, Văn Phú, An Khánh, Geleximco Dương Nội…
có giá lên đến cả chục tỷ đồng một căn hộ, cũng là “điểm đen” về úng ngập.
Như vậy có thể thấy, hệ thống hồ điều hịa và hạ tầng thốt nước ở nhiều khu đô
thị mới đang tồn tại nhiều điểm bất cập, hoạt động kém hiệu quả. Phó Giám đốc
Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, hệ thống tiêu thốt nước của
Hà Nội hiện nay cịn nhiều nơi chưa được đầu tư hoàn thiện, phụ thuộc nhiều
vào ao hồ tự nhiên, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thoát nước mùa mưa.
Hiện nay, nội thành Hà Nội còn 18 điểm úng ngập nằm trên các trục đường giao
thông quan trọng và 170 điểm nhỏ ở các ngõ xóm nhỏ.
Theo thống kê của Sở Xây dựng, hệ thống thoát nước khu vực nội thành
Hà Nội bao gồm 12 quận với diện tích khoảng 300km2, nhưng chủ yếu là hệ

thống thoát nước chung bao gồm 3.385km cống rãnh; 165,1km mương, sông,
kênh; 36.420 ga thu; 31.059 ga thăm; 122 hồ điều hịa; 9 trạm bơm thốt nước
mưa chính; 5 nhà máy xử lý nước thải. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Cơng ty
TNHH MTV Thốt nước Hà Nội Võ Tiến Hùng cho biết, trong 4 lưu vực thoát
nước, hiện nay mới chỉ có lưu vực sơng Tơ Lịch được cải tạo, các khu vực còn
lại chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Do đó, vào mùa mưa thường xảy ra úng
ngập khi mực nước sông Nhuệ, sông Cầu Bây dâng cao, hệ thống thốt nước
khơng tự chảy được.
Xây hồ chống úng ngập
Giải quyết tình trạng úng ngập mỗi khi mưa lớn, và để giảm những bức
xúc dân sinh trong quá trình phát triển đơ thị là vấn đề quan trọng. Trong phiên
chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác quản lý quy hoạch, xây
dựng hôm 16/8, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội đã
nhận thức được vấn đề này nên từ năm 2002 TP đã đầu tư xây dựng 2 dự án
thoát nước, giai đoạn 1 và giai đoạn 2 bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Hiện
nay, giai đoạn 1 đã hoàn thành, giai đoạn 2 cũng cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên,


dù có hồn thành cả hai giai đoạn thì đối với các quận cũ và một phần quận
Hoàng Mai, Thanh Xuân, Tây Hồ chỉ chịu được lượng mưa 120mm, nếu trên
lượng này vẫn ngập lụt cục bộ.
Với toàn bộ vùng phía Tây của Hà Nội (quận Hà Đơng, Cầu Giấy, Nam
Từ Liêm) Hà Nội hiện cịn “trắng” hệ thống thốt nước, TP Hà Nội đang đầu tư
xây dựng cống Liên Mạc, nạo vét sông Tô Lịch, sông Nhuệ. Sau khi hoàn thành
sẽ khắc phục được vấn đề ngập lụt tại phía Tây. Ngồi ra, TP cũng đang tập
trung xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải của sông Tô Lịch, hiện nay, dự
án xử lý nước thải Yên Xá với công suất 270m3/ngày/đêm cũng sẽ giúp giảm
ngập úng cục bộ trong các quận nội thành. Song song với các giải pháp này, Hà
Nội đã đưa ra kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành đào và bổ sung thêm 25
hồ ở khu vực nội thành. Trong đó có những hồ rất lớn như hồ Cơng viên CV1 tại

khu vực Cầu Giấy rộng 32ha, trong đó 19ha mặt hồ, cơng viên hồ điều hịa
Phùng Khoang diện tích 11,9ha, trong đó diện tích mặt hồ là 7,1ha... Khi hồn
thành với 25 hồ được đào mới sẽ giảm áp lực ngập lụt khi mưa lớn tại Hà Nội.
Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam Trần
Quang Hưng đánh giá, việc TP Hà Nội đang tích cực xây dựng các hồ điều hịa
mới sau khi rất nhiều hồ tự nhiên đã bị lấp là một động thái tích cực, một hướng
đi đúng để giải bài tốn úng ngập hiện nay. Ơng Trần Quang Hưng cho hay, ở
Nhật Bản, người ta còn đào cả một tầng hầm dưới lòng TP để chứa nước mưa,
Hà Nội chưa có điều kiện để thực hiện điều này thì cần tăng cường xây dựng các
hồ điều hịa. Trong đó, đặc biệt yêu cầu các chủ đầu tư khi lấy khu đất làm dự án
khu đô thị bắt buộc phải xây một hồ điều hịa có thể chứa lượng nước mưa
tương ứng với diện tích bề mặt của khu đó khi lượng nước mưa đổ xuống với
lượng trung bình.
Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, ngoài việc phát triển số lượng, TP cũng
cần chú ý tính tốn kỹ về diện tích mỗi hồ xây thêm để phát huy tối đa khả năng
tiêu thoát nước phù hợp cho từng khu vực đã được đo có lượng nước mưa cụ thể
hàng năm. Bên cạnh đó, phải xây dựng những trạm bơm tiêu thốt cục bộ để giải
quyết cho được việc úng ngập ở những vùng trũng có mật độ dân cư lớn hiện
nay.
Ngồi xây mới, việc cải tạo, nạo vét lịng sơng, hồ hiện có cũng đang
được TP tích cực triển khai. Hà Nội đã và đang tiến hành nạo hơn 100 hồ, trong
đó có hồ Tây và hồ Hồn Kiếm. Hồ Tây hiện đang có dự án nạo vét 1,5 triệu
mét khối bùn, nếu xong dự án này vào tháng 2/2018 sẽ tăng thêm khoảng hơn 1
triệu mét khối nước. Cùng với đó, Cơng ty TNHH MTV Thốt nước Hà Nội
cũng đã triển khai nạo vét trên hồ Giáp Bát (quận Hoàng Mai), hồ Công Viên
(quận Long Biên) bằng dây chuyền C2 cải tiến để tăng hiệu quả công tác xử lý ô
nhiễm. Dự kiến trong thời gian tới, Công ty tiếp tục nạo vét trên hồ Kim Liên,
hồ Đền Lừ. Cũng theo ông Trần Quang Hưng, trong khi thực hiện các giải pháp
kỹ thuật đồng bộ để giảm úng ngập khi mưa lớn, việc cấp thiết cần làm ngay là,
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng ý thức người dân khơng xả rác bừa bãi

xuống các hồ chứa, các dịng sơng thốt nước như sơng Tơ Lịch, Sét, Kim
Ngưu…


Giảm úng ngập cục bộ tại khu vực nội thành là vấn đề khơng đơn giản,
cần một q trình triển khai, và Hà Nội đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp. Trong đó, thời gian tới sẽ có hàng chục hồ điều hịa hồn thành và đưa vào
sử dụng cùng với nỗ lực cải tạo hệ thống hồ hiện có, hy vọng cảnh “cứ mưa là
ngập” trên các con phố của Hà Nội sẽ khơng cịn xuất hiện.


CHƯƠNG 3. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ
HẠ TẦNG NƯỚC TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
3.1 Hệ thống cấp nước, phân phối nước
Tính đến đầu năm 2015, cả nước có gần 100 doanh nghiệp cấp nước, quản
lý trên 500 hệ thống cấp nước lớn, nhỏ tại các đơ thị tồn quốc với tổng cơng
suất cấp nước đạt 7 triệu m3/ngày, đêm tăng trên 800.000 m3/ngày, đêm so với
năm 2011; tỷ lệ dân cư thành thị được cung cấp nước qua hệ thống cấp nước tập
trung đạt 80%, tăng 4% so với năm 2011; tỷ lệ thất thốt, thất thu bình qn
khoảng 25,5% giảm 4,5% so với năm 2010 (30%); mức sử dụng nước sinh hoạt
bình quân đạt 105 lít/người/ngày, đêm. ...NGUỒN???
Nguồn nước đã và đang bị suy thoái cả về chất lượng và trữ lượng. Nguồn
nước mặt bị ô nhiễm do chất thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất; ngồi ra cịn
chịu tác động biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đặc biệt trong mùa khô, nước
mặn xâm nhập sâu vào đất liền hàng chục km, khu vực chịu ảnh hưởng mạnh là
vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung. Nguồn nước
ngầm khai thác quá mức cho phép dẫn đễn ô nhiễm nguồn nước một số nơi TP.
Hà Nội và gây sụt lún ở TP. Hồ Chí Minh và TP. Cà Mau.
- Một số hạn chế:
+ Việc cấp nước vẫn cịn gặp những khó khăn, thách thức do tốc độ đơ thị

hóa tăng nhanh, cộng với sự gia tăng dân số, nên việc đầu tư phát triển cấp nước
chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu, phạm vi bao phủ dịch vụ cấp nước cịn thấp,
chưa phủ kín địa bàn dân cư (kể cả ở đô thị) gây nhiều bức xúc của ngươi dân.
(Hịện nay, với yêu cầu cấp nước cho khoảng 30 triệu người dân cùng với nhu
cầu nước cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vệ sinh mơi trường tại
các đơ thị thì cần khoảng từ 8 đến 10 triệu m 3/ngày, nhưng tổng công suất thiết
kế của các nhà máy nước ở các khu vực đô thị đạt khoảng 5,4 triệu m 3/ngày, mới
chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu sử dụng nước của các đô thị......NGUỒN???),
chất lượng dịch vụ cấp nước cũng chưa ổn định.
+ Chất lượng nước của một số trạm cấp nước quy mô nhỏ tại khu đô thị
mới, khu chung cư hay tại giếng khoan khai thác quy mô nhỏ lẻ còn hạn chế,
chưa đạt yêu cầu quy định như: chỉ số clo dư thấp, ô nhiễm asen, amôni, chỉ tiêu
vi sinh và một số chỉ tiêu khác. Theo quy định, chất lượng nước cấp của các nhà
máy nước phải tuân thủ theo QCVN 01:2009/BYT với tổng số 109 chỉ tiêu phải
xét nghiệm. Tuy nhiên, ngoài TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh/thành
phố khác vẫn chưa có trung tâm với đủ các trang thiết bị để xét nghiệm, kiểm tra
109 chỉ tiêu trên. Hơn nữa, việc tuân thủ đầy đủ Quy chuẩn này địi hỏi một
nguồn kinh phí lớn để đầu tư trang thiết bị và có thể gây biến động về giá nước
do tăng chi phí xét nghiệm.


+ Mạng lưới đường ống cấp nước đô thị trải qua nhiều giai đoạn đầu tư đã
cũ, rò rỉ, gây tỷ lệ thất thoát nước cao (lượng nước thất thoát có thể chiếm tới 30
– 50%), thậm chí có thể có sự xâm nhập của chất thải.
+ Việc cung cấp nước sinh hoạt, công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ
thống hiện nay hầu hết được thực hiện bởi các DN nhà nước với cơ sở hạ tầng
của ngành nước đã được nhà nước đầu tư xây dựng. Vì lý do trên, dịch vụ cấp
nước, phân phối nước thiếu tính cạnh tranh nên chưa thực sự thúc đẩy việc nâng
cao chất lượng dịch vụ.
+ Giá tiêu thụ nước sạch nhìn chung cịn thấp, chưa bao gồm đầy đủ các

chi phí đầu tư đảm bảo cấp nước an tồn, giảm thất thoát nước, khấu hao một số
hạng mục đầu tư cơng trình,... việc điều chỉnh giá nước chưa phù hợp với sự
biến động giá của thị trường nên chưa thực sự khuyến khích được doanh nghiệp
tư nhân tham gia đầu tư phát triển cấp nước.

3.2 Hệ thống thoát nước
Hiện nay, hệ thống thốt nước phổ biến nhất ở các đơ thị của Việt Nam là hệ
thống thoát nước chung, chủ yếu được thiết kế để vận chuyển nước mưa ra khỏi
nơi phát sinh càng nhanh càng tốt, năm 2012 có 60% hộ gia đình đấu nối vào hệ
thống thốt nước công cộng (Nguyễn V. A., 2012 ). Phần lớn những hệ thống cống
thoát nước này được xây dựng cách đây vài chục năm, ít khi được sửa chữa, duy
tu, bảo dưỡng do chi phí cần thiết là rất lớn nên đã xuống cấp nhiều. Các tuyến
cống được xây dựng và bổ sung chắp vá, không theo quy hoạch lâu dài, có tổng
chiều dài ngắn hơn nhiều so với chiều dài đường phố, ngõ xóm, khơng đáp ứng
được u cầu phát triển đơ thị. Nhiều tuyến cống có độ dốc kém, bùn cặn lắng
nhiều, khơng ngăn được mùi hơi thối.
Q trình đơ thị hóa đã gây những tác động xấu đến q trình thốt nước
tự nhiên: dịng chảy tự nhiên bị thay đổi, q trình lưu giữ tự nhiên dịng chảy
bằng các thảm thực vật và đất bị mất đi, và thay vào đó là những bề mặt phủ
khơng thấm nước như mái nhà, bê tông, đường nhựa, làm tăng lưu lượng dịng
chảy bề mặt. Các cống, ống thốt nước được xây dựng bằng bê tông hoặc xây
gạch, nhiều tuyến công có tiết diện thốt nước khơng đủ lớn hay bị phá hỏng,
xây dựng lấn chiếm, gây úng ngập. Các hố ga thu nước mưa và các giếng thăm
trên mạng lưới bị hư hỏng nhiều ít được quan tâm sửa chữa gây khó khăn cho
cơng tác quản lý.
Đa số các thành phố, thị xã của cả nước đều bị ngập úng cục bộ trong mùa
mưa. Một số đơ thị có hệ thống thốt nước hết sức yếu kém như: Tuy Hồ (Phú
n) có hệ thống thốt nước mới phục vụ cho khoảng 5% diện tích đơ thị, thành
phố Quy Nhơn (Bình Định) 10%, Ban Mê Thuột (Đắc Lắc) 15%, Cao Bằng
20%.... Các đơ thị có hệ thống thốt nước tốt nhất cũng khơng tránh khỏi tình

trạng trên, cụ thể :TP Hồ Chí Minh (trên 100 điểm ngập), Hà Nội (trên 30 điểm),


Đà Nẵng, Hải Phịng cũng có rất nhiều điểm bị ngập úng. Thời gian ngập kéo
dài từ 2 giờ đến 2 ngày, độ ngập sâu lớn nhất là 1m. Ngoài các điểm ngập do
mưa, tại một số đơ thị cịn có tình trạng ngập cục bộ do nước thải sinh hoạt và
công nghiệp (Ban Mê Thuột, Cà Mau). Ngập úng gây ra tình trạng ách tắc giao
thơng, nhiều cơ sở sản xuất dịch vụ ngừng hoạt động, du lịch bị ngừng trệ, hàng
hố khơng thể lưu thơng. Ngồi ra, cốt san nền của nhiều khu đô thị, đường giao
thông và các khu vực lân cận không được quản lý thống nhất, nên gây tác động
tiêu cực, ảnh hưởng lẫn nhau.
Nước thải nhà vệ sinh phần lớn chảy qua bể tự hoại rồi xả ra hệ thống
thoát nước chung tới kênh, mương, ao hồ tự nhiên hay thấm vào đất. Nước xám
và nước mưa chảy trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Ở nhiều khu đô thị mới, mặc dù
nước thải sinh hoạt đã được tách ra khỏi nước mưa từ ngay trong cơng trình,
nhưng do sự phát triển khơng đồng bộ và sự gắn kết kém với hạ tầng kỹ thuật
khu vực xung quanh, nên khi ra đến bên ngoài, các loại nước thải này chưa được
xử lý, lại đấu vào một tuyến cống chung, gây ơ nhiễm và lãng phí.
Các dự án thốt nước đơ thị sử dụng vốn ODA (cho khoảng 10 đô thị) đã
và đang được triển khai thực hiện thường áp dụng kiểu hệ thống chung trên cơ
sở cải tạo nâng cấp hệ thống hiện có. Tuy nhiên, cá biệt như thành phố Huế áp
dụng hệ thống thốt nước riêng hồn tồn. (Tạp chí Xây dựng, số tháng 6 2009).

3.3 Hệ thống thu gom, xử lý nước thải
Đến năm 2012, 17 nhà máy xử lý nước thải đô thị đã được xây dựng ở Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 5 dự án khác xây dựng ở các đô thị cấp
tỉnh với tổng công suất là 530.000 m 3/ngày. Ngoài ra, năm 2012 trên cả nước có
32 dự án thốt nước và xử lý nước thải đơ thị cấp tỉnh đang trong q trình thiết
kế/ thi công, chủ yếu vẫn dựa vào hệ thống thốt nước chung.
Mặc dù 60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thốt nước cơng cộng, hầu hết

nước thải được xả thẳng ra hệ thống thoát nước bề mặt, chỉ có 10% lượng nước
thải được xử lý (Ngân hàng thế giới, 2012)
Vốn đầu tư vào lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải tới nay hầu hết đều dành
để xây dựng cơng trình xử lý, tuy nhiên khơng phải lúc nào cũng có mạng lưới
thu gom phù hợp. Ngoài ra, do một số nguyên nhân như: tỷ lệ đấu nối hộ gia
đình thấp, thành phần hữu cơ trong nước thải được xử lý hay phân hủy sơ bộ
trong bể tự hoại và kênh, mương thoát nước, nước ngầm xâm nhập vào hệ
thống cống và đặc điểm của hệ thống thoát nước chung, nước mưa được thu


gom lẫn với nước thải nên nước thải trong hệ thống thốt nước chung có nồng
độ chất ơ nhiễm thấp. Trong trường hợp này, lẽ ra có thể lựa chọn áp dụng các
cơng nghệ xử lý chi phí thấp và cho phép nâng cấp, cải ến dần, khi nồng độ
các chất ô nhiễm tăng lên. Tuy nhiên, do người ra quyết định chưa hiểu biết
thấu đáo về các công nghệ xử lý phù hợp, cũng như quỹ đất bớ trí cho nhà
máy xử lý nước thải rất hạn chế, khiến các cơng nghệ tiên tiến, có chi phí
đắt hơn tiếp tục được lựa chọn.
Xử lý nước thải ở hầu hết các khu dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh, cả những
khu dân cư mới và cũ, đều là một ngoại lệ. Điều này làm tăng cả ô nhiễm nước
và nguy cơ mắc bệnh do nước gây ra. Dan et al. (2007) đã báo cáo trên sơng Sài
Gịn. Con sơng này nhận được 76,2% tổng lượng nước thải sinh hoạt và có nhu
cầu ơxy sinh hóa 5 BOD (243kg BOD / ngày), chủ yếu là dầu mỡ. Hạ lưu sông
Đồng Nai chiếm 15% tổng lượng nước thải sinh hoạt và khoảng 18% tổng tải
lượng ô nhiễm. Hầu hết các nước thải khác không được xử lý đầy đủ (xem tiếp
theo phần). Những dữ liệu này phù hợp với thông tin khan hiếm cho Việt Nam
như được cung cấp bởi FAO (2014). FAO báo cáo tổng lượng nước thải thu gom
và xử lý là 10% tổng lượng nước thải đô thị được sản xuất
Hiện tại, tất cả các khu công nghiệp tại TP.HCM đều có các nhà máy xử lý nước
thải tập trung, mỗi ngày có khoảng 240.000 m3 nước thải được xử lý (Dan et al.
2013).



CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
4.1 Hệ thống câp nước, phân phối nước
Hồn thiện cơ chế chính sách. Rà soát, đánh giá việc thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực
cấp nước. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quản lý cấp
nước tại các khu đô thị mới, khu chung cư; trách nhiệm của đơn vị cấp nước bán
buôn và bán lẻ; hợp tác công tư lĩnh vực cấp nước; trách nhiệm và xử lý vi phạm
của các bên liên quan trong hợp đồng dịch vụ cấp nước. Nghiên cứu xây dựng
Luật cấp nước nhằm nâng cao tính pháp lý lĩnh vực cấp nước và đảm bảo cung
cấp nguồn nước sạch cho nhu cầu thiết yếu của con người và sự phát triển KT XH.
Rà soát, sửa đổi QCVN 01:2009/BYTL do Bộ Y tế chủ trì nhằm giám sát
chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt phù hợp với điều kiện KT-XH và đảm bảo
sức khỏe của người dân, cũng như không gây biến động về giá nước.
Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn nước đặc biệt
khả năng khai thác nguồn nước phục vụ công tác quy hoạch, khai thác sử dụng
và bảo vệ nguồn nước; Đối với TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Cà Mau cần
quản lý việc cấp phép khai thác và khai thác hợp lý nguồn nước ngầm. Rà soát,
đánh giá việc triển khai thực hiện các quy hoạch cấp nước quy mô vùng liên
tỉnh, vùng tỉnh và TP. trực thuộc Trung ương.
Triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an tồn. Tăng cường kiểm sốt, bảo vệ
nguồn nước, hệ thống cấp nước; đảm bảo chất lượng nước theo quy định và
nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành
trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước tại các nhà máy,
cơ sở cấp nước, bể ngầm chứa nước tại các khu chung cư. Với sự hỗ trợ của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành liên quan đề xuất
nghiên cứu xây dựng Chương trình quốc gia về cấp nước an tồn và báo cáo Thủ
tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia chống thất thoát,

thất thu nước sạch như đầu tư, cải tạo các tuyến ống cũ, rò rỉ và các trang thiết bị
quản lý hệ thống cấp nước; trong đó tập trung ở các đơ thị lớn như TP. Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh.
Triển khai thực hiện Đề án “Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ
thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị” đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 23/7/2014, nhằm thu
hút nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực cấp nước và hỗ trợ đầu tư cấp nước theo mơ
hình hợp tác cơng tư (PPP)…


Đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trước tiên, tập
trung đào tạo, nâng cao năng lực về quản lý, vận hành, bảo dưỡng, bảo trì hệ
thống cấp nước cho đơn vị cấp nước, bao gồm cả đơn vị quản lý cấp nước tại
các khu đô thị mới, khu chung cư. Sau đó, tổ chức nghiên cứu, tái cấu trúc
doanh nghiệp cấp nước đáp ứng yêu cầu phát triển cấp nước và nâng cao chất
lượng dịch vụ cấp nước.
Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nước,
cơng trình cấp nước và có ý thức sử dụng nước tiết kiệm.

4.2 Hệ thống thốt nước
Tổ chức thốt nước cho các đơ thị cần dựa trên từng điều kiện cụ thể. Nguyên
tắc tổ chức thốt nước cho các đơ thị một cách tổng quát được đề xuất như sau:
- Đối với các khu vực trong đơ thị hiện có: vẫn sử dụng hệ thống cống thoát
nước chung, với các tuyến cống bao thu gom các loại nước thải và nước mưa đợt
đầu, không cho chảy trực tiếp vào sông, hồ, kênh mương mà dẫn bằng các tuyến
cống chính về các trạm xử lý nước thải. Trên các tuyến cống chính này, gần
nguồn tiếp nhận, để giảm chi phí vận chuyển và xử lý nước thải, bố trí các giếng
tràn tách hỗn hợp nước mưa đợt sau và một phần nước thải đã được pha loãng,
tràn qua đập tràn chảy ra nguồn tiếp nhận. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, mật độ
dân cư, quỹ đất, nhu cầu tái sử dụng nước thải ... mà có thể áp dụng mơ hình

thốt nước tập trung hay phân tán, với cơng nghệ hiện đại hay chi phí thấp.
- Đối với các khu đô thị xây dựng mới, xây dựng hệ thống thoát nước riêng, xử
lý nước thải đạt yêu cầu trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Trong giai đoạn chưa có điều kiện xây dựng đầy đủ các tuyến cống thoát nước
riêng và trạm xử lý nước thải, vẫn phải coi trọng và phát huy vai trò của bể tự
hoại để xử lý nước đen, hay nước đen và nước xám từ các hộ gia đình, nhà
chung cư, cơ quan, cơ sở dịch vụ... Bể tự hoại phải được thiết kế, xây dựng và
quản lý đúng quy cách.
- Đối với các đơ thị miền núi, có độ dốc dọc đường lớn, thuận lợi cho việc thoát
nước, nên sử dụng hệ thống thoát nước riêng. Các thị trấn, các khu vực ven đơ,
có thể áp dụng loại hệ thống thốt nước riêng giản lược, với đường kính nhỏ,
chôn nông dọc vỉa hè, sơ đồ đấu nối xuyên tiểu khu, cùng với các kênh, mương,
cống sẵn có để thoát nước bề mặt, sẽ giảm thiểu tối đa chi phí xây dựng và quản
lý hệ thống thốt nước.
- Đối với các đô thị vùng đồng bằng, độ dốc cống nhỏ, cần triệt để tận dụng các
mặt nước đô thị làm hồ điều hoà, kênh mương dẫn nước và giảm độ sâu chôn
cống.


- Đối với các đơ thị ven biển, địa hình bằng phẳng, khó tạo được độ dốc cống
thuận lợi, lại ít có các sơng mương và hồ điều tiết, do điều kiện địa chất phần lớn
là cát và cát pha. Ở các đơ thị này, có thể lợi dụng nước triều lên xuống hàng
ngày, xây dựng các cống tự động đóng/mở theo mực nước triều để thốt nước và
thau rửa hàng ngày hệ thống cống.
- Cố gắng áp dụng các giải pháp thốt nước bền vững càng sớm càng có lợi.
Lồng ghép phương thức này với quy hoạch phát triển không gian đô thị; quản lý
chặt chẽ cao độ san nền, tiêu thốt nước của các khu vực đơ thị mới phát triển;
đảm bảo sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa thốt nước với hệ thống thủy
văn đơ thị và tồn lưu vực, kể cả hệ thống thủy nơng, tiêu thoát lũ, điều tiết hồ
chứa thủy điện ở thượng lưu và hạ lưu...

Trong đô thị, áp dụng các giải pháp như tạo các hồ điều tiết, các kênh mương
hở, tăng mật độ cây xanh, vườn hoa, công viên, tạo vùng trũng xanh thấm nước
dọc đường giao thông...


TÀI LIỆU THAM KHẢO
The Challenges of Water Governance in Ho Chi Minh City Cornelis J van
Leeuwen,*yz Nguyen P Dan,§ and Carel Dieperink; (Submitted 23 October
2014; Returned for Revision 21 April 2015; Accepted 14 May 2015)
Tham luận của PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung - Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội tại Hội thảo khoa học “Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam - Cơ hội &
Thách thức”, tháng 11 - 2008 ( />"Thực trạng quản lý, phát triển cấp nước và giải pháp đảm bảo, nâng cao chất
lượng
nước
sạch
các
đô
thị
Việt
Nam"
/>%E1%BA%A1ng-qu%E1%BA%A3n-l%C3%BD,-ph%C3%A1t-tri%E1%BB
%83n-c%E1%BA%A5p-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-v%C3%A0-gi%E1%BA
%A3i-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BA%A3m-b%E1%BA%A3o,-n
%C3%A2ng-cao-ch%E1%BA%A5t-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-n
%C6%B0%E1%BB%9Bc-s%E1%BA%A1ch-c%C3%A1c-%C4%91%C3%B4th%E1%BB%8B-Vi%E1%BB%87t-Nam-39741



×