Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tổng quan nhà máy nhiệt điện phả lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.54 KB, 39 trang )

Phần 1: Tìm hiểu chung về nhà máy
Tổng quan Nhà máy nhiệt điện phả lại
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại hiện nay là công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại. Được xây dựng trên
địa bàn Phường Phả Lại Thị Xã Chí Linh Tỉnh Hải Dương. Cách thành phố Hà Nội 65 km về
phía đông bắc.
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại gồm dây chuyền 1 và dây chuyền 2.
Dây chuyền 1 khởi công xây dựng vào ngày 17 tháng 5 năm 1980 với công suất thiết kế là 440
MW, gồm 4 tổ máy phát và 8 lò hơi theo kiểu 2 lò một máy, mỗi tổ máy có công suất là 110
MW. Nhiệt điện Phả Lại là nhà máy điện lớn nhất trong hệ thống điện miền Bắc lúc bấy giờ và
có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao. Các tổ máy của nhiệt điện Phả Lại lần lượt vào vận hành đã
đáp ứng kịp thời tốc độ tăng trưởng phụ tải điện trong thập kỷ 80. Đến năm 1994 khi có đường
dây tải điện 500 kV Bắc Nam, thống nhất hệ thống điện trên toàn quốc, nhà máy điện Phả Lại
được tăng cường khai thác. Thông số kỹ thuật, sản lượng điện của dây chuyền 1 Công ty cổ phần
nhiệt điện Phả Lại.
Sản điện hàng năm là 2,86 tỷ kW/h
Điện tự dùng là 10,15 %.
Hiệu suất khử bụi 99%.
Lượng than tiêu thụ hàng năm 1254400 tấn.
Lượng dầu FO tiêu thụ hàng năm là 149760 tần.
Suất tiêu hao than tiêu chuẩn 439 g/kWh.
Dây chuyền 2 Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại được thành lập căn cứ quyết định 226
EVN/TCCB_LĐ ngày 14/01/2000 với số vốn khổng lồ là 600 triệu USD của vốn ODA.
Các tổ hợp nhà thầu tham gia xây dựng nhà máy bao gồm:
• Công ty Sumitomo (Nhật) trách nhiệm lãnh đạo tổng hợp.
• Công ty dịch vụ kỹ thuật Stone&Webster (Mỹ) trách nhiệm điều phối lãnh đạo kỹ thuật
của dự án.
• Công ty dịch vụ và kỹ thuật xây dựng Hyundai (Hàn Quốc) thầu chính xây lắp.
• Công ty năng lượng Mitsui Babock (Anh) cung cấp hai tổ hợp lò hơi của dự án.
• Hai nhà thầu phụ cung cấp thiết bị của Sumitomo là:
- Công ty General Electric (Mỹ) cung cấp 2 tổ máy Tuabin- Máy phát
2x300MW.


- Công ty xây dựng Barclay Mowlem (Úc) cung cấp hệ thống bốc dỡ than.
• Hai nhà thầu phụ xây lắp của Việt Nam : Lilama, Coma.
Nhiên liệu được sử dụng là than Anthracite từ 5 mỏ than Hòn gai, Mạo khê, Tràng bạch,
Vàng danh và Cẩm phả được pha trộn theo tỉ lệ Cẩm phả + Hòn gai : 40%: Mạo khê + Tràng
bạch : 40%: Vàng danh : 20%.Được vận chuyển theo đường sông và đường sắt. Ngoài than là
nhiên liệu đốt chính trong nhà máy thì để khởi động lò, ủ lò, giấm lò nhà máy sử dụng dầu FO.
Dầu cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Phả lại 1 và 2 được vận chuyển bằng đường sông, qua 2
bơm bốc dỡ bờ sông vào 2 đường ống (một đường ống dùng để cung cấp dầu cho các bể dự trữ
Phả lại 1 và một đường ống dùng để cung cấp dầu cho các bể dự trữ Phả lại 2).
Một số thông số chính của nhà máy.
- Công suất đặt: 2 tổ x300MW = 600 MW.
- Sản lượng điện phát: 2 tổ x300MW = 600 MW.
- Số lượng lò hơi : 2 do hãng Mitsui Badcock (Vương quốc Anh).
- Số lượng turbine-Máy phát: 2, do hãng General Electric ( Mỹ).
- Hiệu suất lò hơi: 88.5%.
- Hiệu suất turbine: 45,1%.
- Hiệu suất chung tổ máy: 38,1%.
- Điện tự dùng: 7,2 %.
- Than tiêu thụ: 1,644 triệu tấn / năm.
- Nhiệt trị than: Nhiệt trị cao : 5080 Kcal/ kg.
Nhiệt trị thấp : 4950 Kcal/ kg.
Dây chuyền 2 gồm có 2 tổ máy được bố trí giống nhau và song song với nhau và chung một
phòng điều khiển trung tâm cùng cơ quan quản lý. Vì vậy trong quá trình phân tích thiết kế ta chỉ
xét cho một tổ máy. Hệ thống điều khiển nhà máy là hệ điều khiển phân tán DCS (Distributed
control system) của Yokogawa. Hệ thống điều khiển Turbine - Máy phát dùng hệ điều khiển
MARK V do hãng GE của Mỹ chế tạo và lắp đặt. Sở dĩ là vì turbine-máy phát là thiết bị có giá
trị cao nhất cho nên phải đảm bảo an toàn cho turbine-máy phát trong mọi trường hợp. Mark V là
phần mềm chạy trực tiếp trên hệ điều hành DOS cho nên tác động nhanh và không bị lỗi chương
trình khác với DCS và cũng là để dự phòng cho DCS trong khi sự cố xảy ra.
Dây chuyền 2 được cấu thành từ các sản phẩm không đồng bộ nhưng đảm bảo về chất lượng. Với

hầu hết các thiết bị được chọn lựa từ các nhà thầu tốt nhất trên thế giới như: Lò hơi của Anh,
Turbin máy phát của Mỹ, Hệ điều khiển và chương trình phần mền của Nhật, Động cơ công suất
lớn của Đức, Biến tần của Pháp…
Vì vậy Nhiệt điện Phả Lại là nhà máy hiện đại nhất và có công suất lớn nhất của tính tới thời
điểm hiện nay.Sự đánh giá chủ quan trong tương lai thì dây chuyền 2 vẫn là Nhà máy hiện đại
nhất và tốt nhất ngay cả so sánh với những dây chuyền trị giá hàng tỉ USD.
Dây chuyền 2 của công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại là nhà máy hình thức cổ phần hóa với sản
phẩm là năng lượng điện bán cho công ty điện lực Việt Nam (EVN). Đầu vào là nhiên liệu than
từ 4 mỏ than của Quảng Ninh, dầu đốt nặng FO, điện năng tự dùng và nước tuần hoàn. Việc sản
xuất điện có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các ngành kinh tế quốc dân của nước ta.
Một số hình ảnh về nhà máy nhiệt điện Phả Lại:
Phần 2: Cung cấp điện tự dùng
I - Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí cung cấp điện cho hệ thống tự dùng.
1. Sơ đồ nguyên lý cung cấp điện cho hệ thống tự dùng:
2. Thuyết minh sơ đồ:
Điện tự dùng của dây chuyền 2 được cung cấp từ 3 MBA tự dùng TD95, TD96, TD256 và có
2 máy phát diesel dự phòng trong trường hợp khẩn cấp.
- MBA tự dùng khối TD95 và TD96 lấy điện từ đầu cực máy phát biến đổi từ cấp điện áp
19kv xuống cấp điện áp 6,6kv cấp cho thanh cái tự dung 6,6kV 5BA, 5BB của khối 5 và thanh
cái 6BA, 6BB của khối 6 qua các máy cắt hợp bộ đầu vào 635-A, 635-B, 636-A, 636-B. Để
thuận tiện trong khi thi công lắp đặt và dễ dàng trong quản lý vận hành các phụ tải tự dùng của
dây chuyền 2 được cấp điện theo từng khối, thanh cái 5BA và 5BB( tương ứng cho khối 6) cấp
cho các phụ tải sử dụng cấp điện áp 6,6kV của khối như: 3 động cơ bơm cấp, 2 động cơ bơm
ngưng, 2 bơm tuần hoàn, 4 máy nghiền, 2 quạt khói, 2 quạt gió chính, 2 quạt gió cấp 1, trạm
thải xỉ, trạm lọc bụi tĩnh điện(ESP), hệ thống khử lưu huỳnh trong khói(FGD) và máy biến áp
tự dung khối 5T1 (6T1) hạ điện áp xuống cấp 0,4kV cung cấp cho thanh cái 0,4kV 5CA
(6CA) cấp cho phụ tải 0,4kV của khối thông qua các tủ phân phối 0,4kV MCC (motor control
center) và các tủ phân phối 230V.
- Máy biến áp tự dùng chung TD256 lấy điện từ trạm phân phối 220kV hạ xuống điện áp
6,6kV cấp tới 2 thanh cái tự dùng chung OBA và OBB cấp cho các phụ tải chung của dây

chuyền 2 như hệ thống cấp nhiên liệu than, hệ thống xử lý nước, động cơ bơm nước tuần hoàn
chung, 2 máy nén khí phục vụ, bơm nước thô… Các thanh cái 6,6kV của 2 khối được liên lạc
với thanh cái tự dùng chung bằng các máy cắt liên lạc 630-5A, 630-5B. 630-6A, 630-6B, để
chúng có thể dự phòng cấp điện cho nhau, ở chế độ vận hành bình thường các máy cắt liên lạc
luôn ở vị trí cắt.
Thông số kỹ thuật máy biến áp tự dùng chung TD256
MBA tự dùng chung (TD256) loại ET8676 do hãng Crompton Greaves ấn Độ chế tạo theo tiêu
chuẩn IEC76, là loại MBA 3 pha, tần số 50 Hz có công suất 35/49 MVA Điện áp 220/6,8/6,8 kV
được chế tạo để vận hành lâu dài ngoài trời. MBA có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải đặt ở phía
cao áp, kiểu điện trở tốc độ cao. Hệ thống làm mát dầu tuần hoàn tự nhiên có quạt làm mát
(ONAF).
Công suất định mức 35/49 MVA
Điện áp định mức 220/6,8/6,8 kV
Dòng điện định mức 126,6/4160,3A
Tổ đấu dây
Y/Y/∆-0-1
Số nấc điều chỉnh điện áp dưới tải 18
Dải đầu phân áp + 10% - 5%
Tổn thất klhông tải 31 kW
Tổn thất có tải 182,8 kW
Điện áp ngắn mạch phần trăm U
n
% 16,97
Giới hạn tăng nhiệt độ so với môi trường T
0
mt
max = 40
0
C
∆t

0
dầu = 50
0
C
∆t
0
cuộn dây = 65
0
C
Trọng lượng dầu 30625 kg
Tổng trọng lượng MBA 108000 kg
MBA được lắp đặt 6 bộ làm mát dầu, bố trí ở phía trước 4 bộ và phía sau 2 bộ. Dầu tuần hoàn tự
nhiện.
Thông số kỹ thuật máy biến áp tự dùng TD95-TD96
Máy biến áp tự dùng khối 5 (TD95) khối 6 (TD96) loại ET 8765/2 do hãng Cromton Greaves ấn
Độ chế tạo theo tiêu chuẩn quốc tế IEC-76 là loại máy biến áp 3 pha, tần số 50Hz có công suất
35/49 MVA Điện áp 19/6,8 kV được chế tạo để vận hành lâu dài ngoài trời. MBA có bộ điều
chỉnh điện áp dưới tải đặt ở phía cao áp kiểu điện trở tốc độ cao. Hệ thống làm mát dầu tuần hoàn
tự nhiên có quạt làm mát (ONAF).
Công suất định mức : 35/49 MVA
Điệnáp định mức : 19/6,8 kV
Dòng điện định mức: 1489/4160,3A
Tổ đấu dây :
∆/Y-1
Số nấc điều chỉnh điện áp dưới tải : 16
Dải đầu phân áp: +10% -5%
Tổn thất klhông tải: 20 kW
Tổn thất có tải: 214 kW
Điện áp ngắn mạch phần trăm U
n

%: 16,68
Tần số: 50 Hz
Giới hạn tăng nhiệt độ so với môi trường: T
0
mt
max = 40
0
C
∆t
0
dầu = 50
0
C
∆t
0
cuộn dây = 65
0
C
Trọng lượng dầu : 18760kg
Tổng trọng lượng MBA : 83000 kg
II - Phương thức vận hành hệ thống cung cấp điện tự dùng
1. Vận hành hệ thống phân phối 6,6 kV
a) Qui tắc an toàn
• Tủ hợp bộ phải được hàn nối chắc chắn với hệ thống tiếp đất của trạm, khung xe đẩy phải
được nối đất chắc chắn với tủ hợp bộ qua các má tiếp xúc ở hai bên thành tủ và xe đẩy.
• Khi kiểm tra máy cắt ở vị trí làm việc trong tủ hợp bộ tuyệt đối không được chọc bất cứ gì
qua vách ngăn của máy cắt, mà chỉ được kiểm tra bằng cách nhìn qua các tấm kính quan
sát. Điều này cũng áp dụng cho tủ cầu chì + công tắc tơ và tủ cầu dao + cầu chì.
• Trước khi đóng điện cho thiết bị tủ phân phối cần phải kiểm tra kỹ sơ đồ nối dây thứ nhất
( độ bắt chặt của ê cu và cáp lực). Kiểm tra sự đúng đắn của sơ đồ đấu dây mạch dòng

điện và mạch điện áp.
• Mọi công việc sửa chữa, thí nghiệm hiệu chỉnh chỉ được tiến hành khi đã đưa máy cắt ra
khỏi vị trí vận hành và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa thao tác nhầm.
• Trước khi kéo máy cắt, cầu chì + công tắc tơ ra khỏi tủ phải kiểm tra chắc chắn ở vị trí
cắt, giải trừ các chốt định vị.
• Khi đóng cắt máy cắt không được đứng gần tiếp điểm làm việc của máy cắt.
• Khi di chuyển máy cắt, cầu chì + công tắc tơ bằng cẩu chỉ được móc cẩu vào móc của nó
ở bên thành khung phía trên, cầm móc cẩu vào thanh dẫn đầu ra tiếp điểm ngàm của máy
cắt.
• Nghiêm cấm trèo lên máy cắt, đứng trên các cực và thanh dẫn điện.
• Trước khi đưa máy cắt vào vị trí vận hành, cần phải giải trừ năng lượng trong mạch lên
cót của máy cắt.
• Tất cả các công việc tiến hành sửa chữa ở hệ thống ohaan phối 6,6 kv đều phải có phiếu
thao tác.
• Hệ thống phân phối tự dùng 6,6 kV phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện
phòng cháy và chữa cháy, hệ thống ánh sáng làm việc và ánh sáng sự cố.
• Nghiêm cấm phá vỡ các liên động về cơ khí và về điện trong tủ phân phối.
• Hệ thống phân phối tự dùng có các lien động sau:
- Đối với máy cắt chỉ có thể:
+ Đưa máy cắt từ vị trí vận hành ra vị trí kiểm tra khi nó đã cắt.
+ Đưa từ vị trí kiểm tra vào vận hành khi nó đã cắt và tiếp địa tủ đã cắt.
- Dao tiếp địa tủ này chỉ có thể thao tác khi máy cắt đã kéo ra khỏi vị trí vận hành.
- Dao tiếp địa thanh cái 6,6 kV chỉ có thể đóng được khi:
+ Máy biến điện áp đã cắt.
+ Máy cắt nguồn cung cấp điện cho thanh cái đã cắt và kéo ra vị trí kiểm tra.
+ Máy cắt nguồn dự phòng đã cắt và kéo ra vị trí kiểm tra.
- Tấm chắn khoang chứa cáp của tủ 6,6 kV chỉ có thể mở được khi dao tiếp địa tủ đã
đóng.
- Các khoang chứa máy biến áp kiểu hở trên máy di động có thể mở được cánh tủ khi
đã cắt điện máy biến thế từ tủ SM6.

• Đối với tủ phân phối DI2 phải luôn lưu ý rằng đây là tủ đặt cầu dao + cầu chì cố định.
Do đó, khi cần thay cầu chì trong tủ cần phải đóng cả 2 tiếp địa cáp và tiếp địa trong
hộp công tắc.
b) Chuẩn bị đưa vào vận hành
Đối với máy cắt:
• Máy cắt mới lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng xong trước khi đưa vào vận hành phải thí
nghiệm hiệu chỉnh đạt các thong số kĩ thuật của nhà chế tạo và nghiệm thu bàn giao
đầy đủ.
• Trước khi đẩy máy cắt vào tủ để vận hành phải tiến hành các công việc sau:
- Lau sạch các chi tiết của máy cắt bằng vải sạch, không có long tơ đặc biệt với các chi
tiết cách điện: sứ, thanh cách điện, bình trụ cách điện, buồng dập hồ quang, vách ngăn
phải lau sạch bằng cồn công nghiệp hoặc xăng loại 1.
- Đo điện trở cách điện khi máy cắt ở vị trí đóng giữa:
Pha- pha.
Pha – đất.
Và giữa 2 đầu ra của 1 pha khi máy cắt ở vị trí cắt.
Các trị số đo phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà chế tạo.
- Kiểm tra cách điện của phụ tải cần đóng điện, trị số đo được phải đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật.
• Thử tác động máy cắt.
- Đóng và cắt 2 – 3 lần.
- Đóng và cắt bằng khóa điều khiển 2 – 3 lần.
Máy cắt phải tác động tốt.
Sauk hi thực hiện các hạng mục trên máy cắt có thể đưa vào vận hành.
Các yêu cầu trên cũng áp dụng cho cầu chì – công tắc tơ và cần kiểm tra sự nguyên vẹn
của cầu chì bảo vệ.
• Đối với máy cắt điện và cầu chì + công tắc tơ có thể lựa chọn chế độ điều khiển:
+ Điều khiển từ DCS: Khóa chuyển mạch điều khiển “selector switch” đặt ở vị trí “PCR”.
+ Điều khiển tủ từ phân phối: khóa chuyển mạch đặt ở vị trí “S”. Khi đó chạy và ngừng
thiết bị bằng khóa điều khiển “control switch”.

+ Điều khiển động cơ (phụ tải là động cơ điện): Khóa chuyển mạch đặt ở vị trí “M”. Khi
đó chạy và dừng động cơ bằng khóa điều khiển đặt tại chỗ.
Trong quá trình vận hành:
Đối với máy cắt
• Trước lúc đẩy máy cắt vào tủ phải kiểm tra đảm bảo máy cắt ở vị trí cắt. trong quá
trình đưa máy cắt vào vị trí vận hành phải chú ý các má tiếp đất của tủ và của máy cắt
tiếp xúc tốt, hàm dao và thanh cái ăn khớp tốt.
• Trong quá trình vận hành cần theo dõi điện áp, dòng điện của máy cắt không được quá
trị số định mức.
Khi nhiệt độ môi trường xung quanh thấp hơn 40 độ C cho phép máy cắt quá tải cao hơn
mỗi độ là 0,5 so với dòng điện định mức, nhưng không quá 110%.
• Kiểm tra máy cắt mỗi ca một lần khi máy cắt đang vận hành về tiếng kêu bất thường
tại máy cắt.
• Sau mỗi lần đóng cắt có tải và sự cố phải kiểm tra tại chỗ máy cắt:
- Đặc biệt tại lần đóng đầu tiên sau khi sửa chữa hoặc kiểm tra máy cắt phải kiểm tra
them tiếp xúc tại các hàm dao giữa máy cắt và thanh cái : không có tiếng phóng điện
và không bị nóng đỏ.
- Sau khi đóng phải kiểm tra lò xo của bộ truyền động được tích năng đủ trên bộ chỉ thị
trạng thái lò xo ở bộ truyền động.
• Mọi bất thường phát hiện được trong khi kiểm tra máy cắt phải tách máy cắt ra khỏi
vận hành kiểm tra kỹ thuật và xử lý ngay.
• Kiểm tra kỹ thuật phải kéo máy cắt ra khỏi tủ và kiểm tra các hạng mục sau:
- Đo điện trở tiếp xúc của các cực.
- Đo điện trở cách điện giữa các phần mang điện với nhau và với đất.
- Lau chùi sạch sẽ nhất là các chi tiết cách điện. Đóng cắt thử máy cắt 2- 3 lần bằng tay.
Nếu mọi thông số đo được đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép và máy cắt tác động tốt thì
cho máy cắt trở lại vận hành tiếp, nếu có hạng mục nào không đạt thì tùy theo tình trạng
máy cắt để tiến hành bảo dưỡng máy cắt.
• Tất cả các hư hỏng, kết quả sửa chữa kiểm tra định kỳ cũng như số lần đóng, cắt sự cố
và số lần thao tác kể cả có tải và không tải đều phải ghi vào sổ theo dõi thiết bị và lý

lịch máy cắt.
• Nghiệm thu máy cắt phải do kỹ thuật viên hoặc trưởng ca vận hành đương nhiệm tiến
hành ngay trong quá trình sửa chữa.
Khi nghiệm thu phải tiến hành kiểm tra các công việc sửa chữa đo lường , thí nghiệm hiệu
chỉnh. Đánh giá chất lượng sửa chữa, các số liệu thí nghiệm hiệu chỉnh phải đúng với tiêu
chuẩn của nhà chế tạo.
Tất cả các công việc sửa chưã, thí nghiệm hiệu chỉnh và nghiệm thu phải lập thành biên
bản gửi về phòng kỹ thuật gồm:
- Biên bản bàn giao máy cắt.
- Biên bản sửa chữa và thí nghiệm hiệu chỉnh.
- Biên bản ghi thử cao áp và các tài liệu khác.
Hồ sơ theo dõi thiết bị phải được lưu trữ và bảo quản cẩn thận.
Đối với cầu dao + cầu chì và cầu chì + công tắc tơ: Công việc kiểm tra cũng áp dụng
tương tự.
2. Vận hành hệ thống phân phối 0,4 kV
a) Qui tắc an toàn.
• Chỉ những người có chuyên môn phù hợp mới được phép vận hành, kiểm tra hệ thống
tủ phân phối 0,4 kV.
• Phải theo các hướng dẫn và cách xử lý nạn nhân bị điện giật ở ngay các trung tâm
điều khiển động cơ.
• Các thiết bị cấp cứu ban đầu phải luôn sẵn sàng.
• Phải luôn sử dụng các khoá và biển báo để cách ly mạch điện.
Đối với máy cắt
• Các nhân viên vận hành, lắp đặt và bảo dưỡng máy cắt phải nắm vững quy trình này,
hiểu rõ những nguy hiểm có thể xảy ra khi lắp ráp, vận hành và sửa chữa đứng cạnh
máy cắt.
• Khung máy cắt phải được nối đất tin cậy với hệ thống tiếp địa của trạm. Các bu lông
nối đất phải bắt chặt và đảm bảo tiếp xúc tốt.
• Mọi công việc sửa chữa, thí nghiệm hiệu chỉnh chỉ được tiến hành khi đưa máy cắt ra
khỏi vị trí vận hành, và thực hiện theo phếu công tác.

• Trước khi kéo máy cắt ra khỏi tủ phải kiểm tra chắc chắn máy cắt ở vị trí cắt, giải trừ
các chốt định vị.
b) Chuẩn bị đưa vào vận hành.
Trước khi đóng điện cho bảng điện phân phối:
• Vặn chặt tất cả các thanh cái và các mối nối khác.
• Vệ sinh sạch bảng điện phân phối.
• Kiểm tra bằng mắt thường các khoảng cách, các bộ phận hư hỏng và sự hoàn thiện của
thiết bị.
• Sau khi bật công tắc sang vị trí "ON" và cách ly các thành phần điện tử dùng mêgôm 2
kVkiểm tra cách điện. Điện trở cách điện giữa các phần dẫn điện với nhau và với khung
phải lớn hơn 0,5MΩ.
• Kiểm tra tính chất điện môi bằng cách cấp một điện áp kiểm tra giữa phần dẫn điện và
khung của thiết bị trong khoảng 1 giây. (cách ly thiết bị điện tử và các thiết bị tương
đương để tránh hư hỏng Tất cả các thiết bị đóng cắt nên được đóng hoặc cấp điện kiểm tra
tới tất cả các phần mạch. Điện áp kiểm tra tủ 415/440V là 2500V. Chú ý thao tác này
khác so với kiểm tra yêu cầu của nhà chế tạo).
Nên kiểm tra sự cài đặt và vận hành của thiết bị bảo vệ, kiểm tra hoặc hiệu chỉnh bằng cách xông
dòng sơ cấp hoặc thứ cấp (theo chương trình kiểm tra của bảo vệ rơ le).
Trước khi đóng điện cho máy cắt:
• Kiểm tra các mối nối thanh cái.
Kiểm tra các mối nối khung đỡ.
Kiểm tra cấp bảo vệ.
Kiểm tra chung, sự hoàn thiện của thiết bị, các thiết bị đều sạch sẽ.
Kiểm tra các mối nối cáp và đấu dây xem đã hoàn chỉnh chắc chắn và đấu đúng.
Kiểm tra các mối nối thanh dẫn bảo vệ về sự hoàn chỉnh và chính xác.
• Đo điện trở cách điện khi máy cắt ở vị trí đóng tiến hành đo cách điện:
- Pha - pha
- Pha - đất
Khi máy cắt ở trạng thái cắt: Đo điện trở cách điện 2 đầu vào ra của cùng một pha.
Giá trị cách điện phải ≥ 0,5 MΩ.

• Chạy thử:
-Đưa máy cắt vào vị trí trong tủ ở chế độ TEST (mạch lực được cách ly).
-Đóng điện điều khiển.
-Kiểm tra thiết bị giám sát, điều khiển và bảo vệ và các thiết bị khoá liên động điện và cơ
khí.
• Kiểm tra sự hoạt động của máy cắt
-Đóng, cắt máy cắt bằng tay.
-Đóng, cắt máy cắt bằng mạch điều khiển tự động.
Kiểm tra sự hoạt động của bô chỉ thị:
- Vị trí (nối, cách ly)
- Sự cố
- Lên cót
- Trạng thái (đóng-cắt)
Kiểm tra khoá liên động, các thiết bị bảo vệ, liên động và đo lường.
Luôn tuân theo các quy tắc an toàn.
c) Trong quá trình vận hành
Đối với máy cắt
• Trước khi đẩy máy cắt vào tủ phải kiểm tra đảm bảo chắc chắn máy cắt ở vị trí
cắt. Trong quá trình đưa máy cắt vào vị trí vận hành phải chú ý các má tiếp đất
của tủ và của máy cắt tiếp xúc tốt, hàm dao và thanh cái ăn khớp tốt.
• Trong quá trình vận hành cần theo dõi điện áp, dòng điện của máy cắt không
được quá định mức.
• Mỗi ca một lần khi máy cắt đang vận hành tiến hành kiểm tra tiếng kêu bất
thường tại máy cắt.
• Sau mỗi lần đóng cắt có tải và sự cố phải kiểm tra tại chỗ máy cắt không có
tiếng phóng điện
• Theo dõi số lần cắt ngắn mạch, thời gian vận hành và các biến cố bất thường
để đưa máy cắt ra kiểm tra bảo dưỡng kịp thời.
Áp dụng tương tự đối với công tắc tơ.
III - Nguyên lí hoạt động, cấu tạo và thông số các thiết bị sử dụng trong hệ thống cung cấp

điện tự dùng.
1. Hệ thống phân phối tự dùng 6,6 kV
1.1 Thanh cái và tủ phân phối 6,6 kV nhà máy chính.
- Tự dùng 6,6 kv nhà máy chính được đặt ở tầng lửng khu vực điều khiển trung tâm nhà máy.
- Thiết bị phân phối tự dùng 6,6 kV (thanh cái) gồm 6 phân đoạn được gọi tên theo chức
năng và thứ tự của nó trong hệ thống phân phối 6,6 kV.
- Tự dùng 6,6 kV cho các phụ tải chung của nhà máy gồm 2 phân đoạn: O-BA (ONOS-
SWGA) và O-BB (ONOS-SWGB).
- Tự dùng 6,6 kV khối 5 gồm 2 phân đoạn: 5-BA (1NOS-SWGA) và 5-BB (1NOS-SWGB).
- Tự dùng 6,6 kV khối 6 gồm 2 phân đoạn: 6-BA (2NOS-SWGA) và 6-BB (2NOS-SWGB).
+ Phân đoạn OBA (ONOS-SWGA) có 12 tủ phân phối.
Nguồn cung cấp cho phân đoạn O-BA từ máy biến áp tự dùng chung.
TD-256, cáp dẫn vào ngăn dưới của tủ số 1.
Phụ tải của phân đoạn là các máy biến áp tự dùng 6,6/0,42. Các động cơ tự dùng 6,6 kV
chung toàn nhà máy, các phân đoạn 6,6kV tại các trạm. Trên phân đoạn còn đặt các tủ biến
điện áp và tủ dầu nối DCS.
Cung cấp nguồn dự phòng cho các phân đoạn A của khối 5,6 được dẫn đi từ tủ số 4 và 12.
+ Phân đoạn O-BB (ONOS-SWGB) có 15 tủ phân phối.
Nguồn cung cấp cho phân đoạn O-BB từ máy biến áp tự dùng chung.
TD-256, cáp dẫn vào ngăn dưới tủ số 4.
Phụ tải của phân đoạn là các máy biến áp tự dùng 6,6/0,42 kV và các động cơ tự dùng 6,6 kv
chung toàn nhà máy, các phân đoạn 6,6 kV tại các trạm lẻ. Trên phân đoạn còn đặt các tủ VT
(biến điện áp) và tủ đấu nối DCS.
Cung cấp nguồn dự phòng cho các phân đoạn B của khối 5,6 được dẫn đi từ tủ số 8 và 15.
+ Phân đoạn 5-BA (1NOS-SWGA) gồm 16 tủ phân phối.
Nguồn cung cấp cho phân đoạn 5-BA từ máy biến áp tự dùng TD-95, cáp dẫn vào ngăn dưới của
tủ số 4, nguồn dự phòng được cấp từ O-BA (tủ số4), cáp dẫn vào ngăn dưới tủ số 7. Phụ tải của
phân đoạn 5-BA là các máy biến áp tự dùng 6,6/0,42 kV, các động cơ tự dùng 6,6 kV của khối và
trạm thải xỉ. Trên phân đoạn còn có tủ VT (biến điện áp) và tủ DCS.
+ Phân đoạn 5-BB (1NOS-SWGB) gồm 16 tủ phân phối.

Nguồn cung cấp cho phân đoạn 5-BB từ máy bieena áp tự dùng TD-95, cáp dẫn vào ngăn dưới
của tủ số 16, nguồn dự phòng được cấp từ O-BB (tủ số 8), cáp dẫn vào ngăn dưới tủ số 14. Phụ
tải của phân đoạn 5-BA là các máy biến áp tự dùng 6,6/0,42 kV, các động cơ tự dùng 6,6 kV của
khối và FGD. Trên phân đoạn còn có tủ VT (biến điện áp) và tủ DCS.
+ Phân đoạn 6-BA (2NOS-SWGA) gồm 16 tủ phân phối.
Nguồn cung cấp cho phân đoạn 6-BA từ máy biến áp tự dùng TD-96, cáp dẫn vào ngăn dưới của
tủ số 11, nguồn dự phòng được cấp từ O-BA (tủ số12), cáp dẫn vào ngăn dưới tủ số 12. Phụ tải
của phân đoạn 5-BA là các máy biến áp tự dùng 6,6/0,42 kV, các động cơ tự dùng 6,6 kV của
khối và trạm thải xỉ. Trên phân đoạn còn có tủ VT (biến điện áp) và tủ DCS.
+ Phân đoạn 6-BB (2NOS-SWGB) gồm 16 tủ phân phối.
Nguồn cung cấp cho phân đoạn 6-BB từ máy biến áp tự dùng TD-96, cáp dẫn vào ngăn dưới của
tủ số 1, nguồn dự phòng được cấp từ O-BB (tủ số15), cáp dẫn vào ngăn dưới tủ số 6. Phụ tải của
phân đoạn 5-BA là các máy biến áp tự dùng 6,6/0,42 kV, các động cơ tự dùng 6,6 kV của khối và
FGD. Trên phân đoạn còn có tủ VT (biến điện áp) và tủ DCS.
- Tất cả nguồn cung cấp cho các phân đoạn tự dùng 6,6 kV nhà máy chính (làm việc và dự
phòng) đều đặt biến điện áp (VT).
1.2. Thanh cái và tủ phân phối 6,6 kV tại các trạm.
- Trạm xử lý nước XLN.
Tự dùng 6,6 kV của trạm xử lý nước được hang ABB cung cấp thiết bị,gồm có 2 phân đoạn nhỏ,
có máy cắt phân đoạn.
Phân đoạn XLN-BI (OWTS-SUBA) có 3 tủ phân phối. Nguồn cung cấp từ O-BA vào tủ số 2.
Phụ tải của phân đoạn này là máy biến áp số 1 trạm xử lý nước XLN-T1 (OWTS-X1), tủ số 7
được nối sang máy cắt phân đoạn.
Phân đoạn XLN-B2 (OWTS-SUBB) có 4 tủ phân phối. Nguồn cung cấp từ O-BA vào tủ số 5.
Phụ tải của phân đoạn này là máy biến áp số 2 trạm xử lý nước XLN-T2 (OWTS-X2), tủ số 3
được nối sang máy cắt phân đoạn.
Máy biến điện áp được đặt trong tủ nguồn đầu vào (incomer).
- Trạm than B.
Tự dùng 6,6 kV trạm than B chỉ có 1 phân đoạn NLB-B, gồm 10 tủ phân phối. Có 2 nguồn cung
cấp cho phân ddaonj này: Nguồn số 1 từ O-BA cấp vào tủ số 3. Nguồn số 2 từ O-BB cấp vào tủ

số 7.
Phụ tải của các phân đoạn là các máy biến áp tự dùng 6,6/0,42 kV trạm than B, các máy đánh
đống, máy phá đống, máy đánh phá đống liên hợp và cấp cho trạm than C.
Máy biến điện áp đặt trong tủ dầu và (incomer)
- Trạm than C.
Tự dùng 6,6 kV trạm than C chỉ có 1 phân đoạn NLC-B, gồm 6 tủ phân phối. Nguồn cung cấp
cho phân đoạn từ trạm than b. cáp dẫn vào ngăn dưới tủ số 4. Phụ tải của phân đoạn là máy biến
áp tự dùng 6,6/0,42 kV trạm NLC-T1 và 4 cầu bốc dỡ than đường song.
Máy biến điện áp đặt trong tủ dầu và (incomer)
- Trạm thải xỉ.
Tự dùng 6,6 kV trạm thải xỉ gồm 42 phân đoạn có máy cắt phân đoạn.
Phân đoạn 5-BA vào tủ 1A, Tủ 2A là phụ tải máy biến áp tự dùng số 1 trạm thải xỉ TX-T1
(OAHB-X1), tủ 3A là máy cắt phân đoạn.
Phân đoạn TX-B2 (OAHB-MCC3) gồm 4 tủ, nguồn cung cấp từ phân đoạn 6-BA vào tủ 6A phụ
tải của phân đoạn là máy biến áp tự dùng số 2 trạm thải xỉ TX-T2 (OAHB-X2) và cung cấp cho
trạm bơm nước hồi NH-B (OAHB-X3). Biến điện áp đước đặt ở tủ đầu vào (incomer).
- Trạm khử lưu huỳnh (FGD).
Tự dùng 6,6 kV trạm FGD gồm 2 phân đoạn độc lập.
Phân đoạn FGD-B5 (1FGD-SWG1) gồm 8 tủ phân phối. Nguồn cung cấp từ 5-BB dẫn vào tủ số
1. Phụ tải của phân đoạn là máy biến áp tự dùng 6,6/0,42 kV FGD-T5 (1FGD-X1) và các động cơ
tự dùng 6,6 kV khu FGD khối 5.
Phân đoạn FGD-B6 (2FGD-SWG1) gồm 8 tủ phân phối. Nguồn cung cấp từ 6-BB dẫn vào tủ số
1. Phụ tải của phân đoạn là máy biến áp tự dùng 6,6/0,42 kV FGD-T6 (2FGD-X1) và các động cơ
tự dùng 6,6 kV khu FGD khối 6.
Biến điện áp đặt trên các phân đoạn.
1.3 Đặc điểm của tủ phân phối 6,6 kV.
Các phân đoạn tự dùng 6,6 kV được lắp đặt bởi một trong các tủ phân phối sau đây.
- Tủ AD1, AD2,AD3 (tủ lắp cho lộ xuất tuyến, tủ đầu vào)
- Tủ TT2 (tủ lắp biến điện áp phân đoạn, thanh cái phân đoạn 6,6 kV và nối đất).
- Tủ CL2 (máy cắt phân đoạn).

- Tủ d12 (tủ xuất tuyến cho các máy di động)
- Tủ SM6 (tủ đầu vào các máy di động)
- Tủ nối thanh cái GL2, GL3.
- Tủ DCS.
Tủ phân phối AD là loại tủ hợp bộ được đặt hầu hết trên các phân đoạn tự dùng 6,6 kV.
- Ở các đầu vào cung cấp cho các phân đoạn có dòng điện lớn (3150A), sử dụng tủ hợp bộ
AD3. Máy cắt đặt trong tủ là loại LF3(3150A).
- Đối với những phụ tải có công suất trung bình (dòng tải 630A và 1250A), sử dụng loại tủ
hợp bộ loại AD2. Máy biến điện áp dược đặt ở trong tủ áp dụng cho các trạm lẻ có yêu
cầu. Máy cắt lắp trong tủ là loại LF2 (630,1250A).
- Những phụ tải có công suất nhỏ (400A) sử dụng tủ hợp bộ AD1. Thiết bị đóng cắt trong
tủ này là cầu chì-công tắc tơ.
Tủ biến điện áp phân đoạn TT2.
- Trong tủ này đặt biến điện áp của phân đoạn tự dùng 6,6 kV phục vụ cho đo lường, bảo
vệ và điều khiển tự động.
- Máy biến điện áp là tổ hợp 3 máy biến điện áp 1 pha ghép lại. Cách điện mỗi pha của biến
điện áp làm bằng nhựa polyetan. Các pha của biến điện áp được đặt trên giá di chuyển
được.
- Dao tiếp địa trong tủ là tiếp địa của phân đoạn tự dùng 6,6 kV. Chúng được dùng để nối
đất thanh cái khi bảo dưỡng và sửa chữa.
Tủ DCS của phân đoạn tự dùng 6.6 kV bố trí các thiết bị dùng để kết nối điều khiển DCS.
Tủ máy cắt phân đoạn CL2 được trang bị trên các trạm xử lý nước, trạm thải xỉ. Tủ này được
ghép nối với tủ nối thanh cái GL2.
Trong nhà máy chính, tủ phân phối GL3 làm nhiệm vụ nối cáp từ phân đoạn 6,6 kV tự dùng
chung đến máy cắt điện nguồn dự phòng. Trong tủ GL3 không có thiết bị hợp bộ.
Tủ phân phối 6,6 kV loại DI2 được lắp tại trạm than C. Thiết bị đóng cắt trong tủ là Dao cách ly-
Cầu chì (fuse swith) cố định.
Tủ phân phối 6,6 kV loại SM6 đặt ở đầu vào các máy di động ở hệ thống cung cấp nhiên liệu. Tủ
SM6 gồm 2 tủ. Tủ đầu vào có thiết bị đấu cáp đầu vào, tủ đầu ra lắp dao cách ly- cầu chì và nối
tới máy biến áp 6,6/0,42 kV của các máy di động.

Các tủ phân phối 6,6 kV được trang bị các bộ sấy chống hiện tượng đọng sương trong tủ.
Dưới đáy tủ phân phối là các tấm chắn để tránh sự xâm nhập của côn trùng vào tủ.
1.4 Thông số kĩ thuật.
• Thanh cái 6,6 kV các phân đoạn tự dùng.
TT Tên trạm Iđm (A) Uđm (kV)
Uchịu
đựng(kV)
In.mạch
(kA)
Vật liệu
1 Nhà máy chính 3150 7.2 20 50 Đồng
2 Xử lý nước 630 7.2 20 50 Đồng
3 Trạm Thải xỉ 1250 7.2 20 50 Đồng
4 Trạm Nước ngược 630 7.2 20 50 Đồng
5 Trạm FGD 1250 7.2 20 50 Đồng
6 Trạm than B 630 7.2 20 50 Đồng
7 Trạm than C 630 7.2 20 50 Đồng
8 Máy di động NL 630 7.2 20 50 Đồng
• Các tủ phân phối.
Nhà chế tạo Schneider
Kiểu thiết kế AD3 AD2 AD1 TT2 GL3 DI2 SM6
Số pha (kV) 3
Điện áp (kV) 7,2
Điện áp chịu đựng tần số
công nghiệp1phút (kV) 20
Điện áp xung sét (kV) 60
Dòng điện định mức (A) 3150
1250
930 400
630

1250 630 630
Dòng điện ngắn mạch chịu
đựng 1s:
- Dao tiếp địa(kA)
-Dây nối đất (kA)
- Mạch lọc (kA)

31,5
50
50
Chịu đựng hồ quang do sự
cố bên trong (kA)
1 s
0,15 s






25
40
• Máy biến dòng điện.
Kiểu
ARO1A/N3 và
ẠP2J
Vật liệu EPOXY
Tần số Hz 50 50 50 50 50 50
Điện áp cao nhất(kV) 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2
Mức cáh điện (kV) 20/60 20/60 20/60 20/60 20/60 20/60

Dòng điện ngắn thời gian
1s (kA) 50 50 50 50 50 50
Tỉ số biến dòng 50/1 75/1 100/1 150/1
200/1
200/5 300/1
Công suất/cấp chính xác 2,5 VA/5P20
Tỉ số biến dòng 400/1 600/1 700/1 800/1 1500/1 4000/1
Công suất/cấp chính xác 2,5 VA/5P20
Tỉ số biến dòng 4000/5
Công suất/cấp chính xác 0,03PL300R1,8
• Máy biến điện áp.
Nhà chế tạo SHNEIDER
Kiểu VRCR
Vật liệu polyetan
Tỉ số biến áp 6600/3:110/3
Tần số 50 Hz
Đầu ra định mức 20 VA
Cấp chính xác 0,5
Điện áp cao nhất 7,2 kV
Mức cách điện 20/60 kV
Cấp cách điện A
• Các thiết bị đóng cắt.
Máy cắt điện:
Máy cắt điện trung áp chế tạo tại Pháp loại LF2, LF3 dùng để đóng cắt mạch điện ở chế độ
bình thường và sự cố ở lưới điện 3 pha xoay chiều tần số 50Hz, điện áp định mức 7,2 KV.
- Máy cắt được lắp đặt trong tủ phân phối hợp bộ AD2, AD3 và tương đương.
Máy cắt được chế tạo để thuwvj hiện các thao tác đóng cắt với chu trình cho phép cảu nhà
chế tạo.
- Máy cắt được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn IEC56.
- Máy cắt gồm 3 trục cực lien kết cơ khí với nhau vào bộ truyền động được cố định trên xe

đẩy.
- Xe đẩy có thể lien kết cơ khí và lien động an toàn với tủ hợp bộ.
- Máy cắt chỉ có thể kéo ra hay đẩy vào tủ được khi ở vị trí cắt.
- Xe đẩy có má tiếp địa tiếp xúc với má tiếp địa của tủ.
- Tại vị trí vận hành và vị trí thí nghiệm, máy cắt có chốt hãm cố định vị trí làm việc của
máy cắt.
- Các tiếp điểm máy cắt được đặt trong hộp kín chứa khí SF6, trên đầu ra của các cực nối với
các tiếp điểm ngàm. Với máy cắt loại 3150A tiếp điểm ngàm có 3 cặp ghép lại, máy cắt loại
1250 A và 630 A tiếp điểm ngàm có 2 cặp ghép lại.
- Máy cắt sử dụng bộ truyền động lò xo khi đóng dùng năng lượng lò xo của bộ truyền động.
Lò xo này tích năng đủ cho 1 chu trình cắt- đóng- cắt.
Máy cắt được trang bị một cuộn đóng và 2 cuộn cắt.
- Máy cắt có công tắc áp suất để báo tín hiệu áp suất SF6 trong trụ cực giảm thấp.
- Nguyên lý dập hồ quang là sự kết hợp việc quay hồ quang do ảnh hưởng của sự tăng nhiệt
độ. Các tiếp điểm được lắp đặt trong ngăn để giãn nở
Cầu chì công tắc tơ.
- Cầu chì kết hợp với công tắc tơ tạo thành hợp bộ để đóng cắt bảo vệ cho các phụ tải công
suất nhỏ của nhà máy.
- Ba cực chính của cầu chì công tắc tơ đặt trên xe đẩy, lắp đặt trong tủ phân phối hợp bộ
AD1.
- Công tắc tơ được chế tạo để thực hiện các thao tác đóng cắt với chu trình cho phép của nhà
chế tạo.
- Tiếp điểm của công tắc tơ được lắp đặt trong một hộp kín có chứa khí SF6, đầu ra của các
cực gắn với tiếp điểm kiểu ngàm. Công tắc tơ cũng có công tắc áp suất để báo tín hiệu khi áp
suất khí SF6 giảm thấp.
- Hợp bộ công tắc tơ có lien kết cơ khí và lien động an toàn với tủ hợp bộ như máy cắt điện.
- Các cầu chì bảo vệ đặt trên các pha của hợp bộ. Khi cầu chì cháy, sẽ giải phóng mấu bảo vệ.
Mấu này gửi đến mạch phụ để đi cắt công tắc tơ.
Thiết bị cầu dao cách ly- cầu chì.
- Thiết bị cầu dao cách ly và cầu chì sử dụng để cung cấp điện và bảo vệ cho các thiết bị là

máy biến áp trên các máy di động và máy biến áp của trạm than C.
- Cầu dao cách ly-cầu chì được đặt cố định trong tủ phân phối DI2 và SM6. Cầu dao đặt cố
định trong tủ, tiếp sau là cầu chì đến tải.
- Trong tủ cầu dao cách ly-cầu chì có 2 loại tiếp địa: một là tiếp địa của tiếp điểm cầu dao khi
đã cắt, hai là tiếp địa cáp lực như các tủ phân phối khác.
- Các tiếp điểm của cầu dao được đặt trong một hộp chung chứa khí SF6. Việc thao tác đóng
cầu dao được thực hiện hoàn toàn bằng tay. Cắt cầu dao thực hiện theo trình tự cắt tải thiết bị
và có sự can thiệp của bộ phận an toàn.
- Cầu chì đặt trong tủ có các chức năng bảo vệ và đi cắt cầu dao khi nó tác động.
Thông số kĩ thuật :
TT Tên máy cắt
Iđm
(A)
Uđm
(kV)
Uchịu
đựng(kV
)
I cắt
(kA)
P
SF6
(Bar) Chu trìng đóng cắt
1 LF3 3150 7.2 20 50 2.5 O-0,3s –CO-15s -CO
2 LF2 630 7.2 20 50 2.5 O-0,3s –CO-15s -CO
3 HA3/ZC-12 1600 12 75
(xung)
50 6.0 O-3m –CO-3m -CO
4 Cttơ
Rollarc400

400 7.2 10 2.5
5 Cầu chì
FERRAZ
315 7.2 50
6 SM6 630 7.2 Cầu chì FUSARC 12kV 100A
2. Hệ thống phân phối tự dùng 0,4 kV:
- Hệ thống phân phối tự dùng 0,4 kV bao gồm các bảng điện phân phối, các trung tâm điều
khiển động cơ, các tủ lực chiếu sáng.
- Dây chuyền vận hành 2 có 6 bảng điện phân phối chính ( bảng điện 0,4 kV phân phối tự
dùng thiết yếu, không thiết yếu và tự dùng khối 1, khối 2 tại nhà phân phối 6,6 kV ), 19 trung
tâm điều khiển động cơ ( MCC ) chính gồm 3 lô:
Lô 1
Lô 2 Lô 3
1NHS-MCC1
2NHS-MCC1
ONHS-MCC3
1NHS-MCC6
2NHS-MCC6
1NHS-MCC7
2NHS-MCC7
1NHS-MCC8
1NHS-MCC2
2NHS-MCC2
1NHS-MCC3
2NHS-MCC3
0NHS-MCC1
2NHS-MCC8
1EHS-MCC1
2EHS-MCC1
0NHS-MCC2

0NHS-MCC4
0NHS-MCC5
Ngoài ra còn có các trung tâm điều khiển động cơ đặt ở các trạm lẻ và các tủ phân phối . Nó chứa
tất cả các thiết bị đóng cắt tự động, đo lường, điều khiển bảo vệ và hệ thống thanh cái chính,
thanh cái liên lạc. Các bảng điện phân phối và các tủ phân phối, các trung tâm điều khiển động cơ
400 V nhận điện từ các lộ ra của các máy biến áp 6,6/0,4kV đặt trong nhà.
Hệ thống phân phối tự dùng thiết yếu, không thiết yếu, tự dùng khối 1, khối 2 gồm 6 bảng
điện phân phối do hãng Schneider cung cấp. Các bảng điện có các thiết bị sau:
- Hệ thống thanh cái chính, thanh cái liên lạc.
- Máy cắt không khí (M40H2, M08H1, M12H1, M432H2), có khối điều khiển STR58S.
- Công tắc tơ loại CR1 - F500M7 và CR1-F630M7.
- Công tắc lựa chọn:
+ Công tắc lựa chọn vôn met (SRP112A)
+ Công tắc chuyển mạch (RP346Y7)
+ Công tắc lựa chọn điều khiển cho máy cắt không khí (RP110BYL6)
+ Công tắc lựa chọn điều khiển cho bộ khởi động (RP11418YL5
+ Công tắc lựa chọn cho máy cắt không khí (SRP123)
- Cầu chì (SC20H, SC32H, SC20H-trắng)
- Tổ hợp cầu dao cầu chì (GS1-QB3,GS1-PB3)
- Rơ le (LP1-D1210MW, CA3-KN22MD, CA3-KN40MD, RE4-MY13MW, RM3-
UA103MW, RM3-UA113MW) và rơ le giám sát hệ thống (5ND00DO48Y)
- Máy biến dòng điện (CTME4-4000/5, CTME6-3000/5, CTME4-1200/5, CTME4-800/5,
CTME4-400/5, CTME4-300/5, CTME2-400/5, CTME2-300/5, NCT400/1/5P20F20,
NCT3139/400-5/5P10F20, NCT3139/300-5/5P10F20)
- Máy biến điện áp (TO75 400/115V 50VA)
- Đèn báo màu đỏ và màu xanh (ZB2-BV7)
- Bộ biến đổi dòng điện FTX/ACX, biến đổi nhiệt độ FTX/RTD, biến đổi công suất CTW-33
- Bộ sấy chống đông tụ (PS0100020) bộ ổn nhiệt (TEM)
- Vôn mét (244-02VG.
- Khối bảo vệ động cơ: Rơ le bảo vệ động cơ kỹ thuật số (MPR10)

Bảng điện phân phối tại các trung tâm điều khiển động cơ:
Hầu hết các bảng điện phân phối tại các trung tâm điều khiển động cơ là do hãng
Schneider cung cấp ngoài ra bảng điện tại trung tâm điều khiển động cơ khu xử lý nước là do
hãng ABB cung cấp thiết bị. Các bảng điện này có các thiết bị sau:
- Cầu dao cầu chì
* GSI-DB3 + GSI-AH130 GSI-AN22
* GSI-GB3 + GSI-AH110+ GSI-AN22 (khu trạm bơm nước tuần hoàn)
* GSI-YB3 + GSI-AH130+ GSI-AN22 Lô 1
* GSI-LB3 + GSI-AH130 + GSI-AN22
* GSI-DB3 + GSI-AH130 GSI-AN22
* GSI-GB3 + GSI-AH110+ GSI-AN22 Lô 2
* GSI-YB3 + GSI-AH130+ GSI-AN22
* GSI-LB3 + GSI-AH130 + GSI-AN22
* GSI-DB3 + GS1-AH110 GSI-AN22
* GSI-GB3 + GS1-AH110+ GSI-AN22
* GSI-YB3 + GS1-AH130+ GSI-AN22
* GSI-MB3 + GS1-AH130 + GSI-AN22 Lô 3
* GSI-LB3 + GS1-AH130 + GSI-AN22
* GS1-DB3 + GS1-AH110 + GS1 -AN11 + GS1 -Ax3
* GS1-GB3 + GS1-AH110 + GS1 -AN22 + GS1 -Ax3
* GS1-YB3 + GS1-AH130 + GS1 -AN22 + GS1 -Ax3
* GS1-MB3 + GS1-AH110 + GS1 -AN22 + GS1 -Ax3-UPT3200
* GS1-NB3 + GS1-AH130 + GS1 -AN22 + GS1 -Ax3-UPT3250
- Nút nhấn Z2-BA2 và ZB2-BZ101
- Công tắc tơ
* LC1-D1210F5+LA1-DN22+LA1-DN01 Lô 1
* LC1-D6511F5+LA1-DC22 (khu trạm
* LC-F185+LX1-FG110+LA1-DN22+LA1-DN01 bơm nước tuần hoàn)
* LP1-D1201MW+LA6DK10M+LA8DN11
* LP1-D1801MW+LA1DK10M+LA8DN11

* LP1-D6511MW+LA6DK10M+CA3KN22MD
* LP1-D2501MW Lô 2
* CR1-F185M7+LA1-DN22
* CR1-F150M7+LA1-DN22
* LP1-D1201MW+LA6DK10M+LA8DN11
* LP1-D1801MW+LA6DK10M+LA8DN11
* LP1-D6511MW+LA6DK10M+CA3-KN22MD
* LP1-D6511MW+LA6DK10M+ LA1-DN10
* LP1-D1151MW+CA3-KN22MD Lô 3
* CR1-F185M7-LA1-DN22
* CR1-F265M7-LA1-DN22
* CR1-F500M7-LA1-DN22
- Rơ le điều khiển
* RXNG-1G1ZED + RXZIG + RX2200 + IN4007 Lô 1
* RXNZ-IEUF7 + RX21G + RXZ2200 (Khu trạm
* RUN-31A22-F7 + RXZIG + RX2200 bơm nước tuần hoàn)
* CA3-KH22MD+diode
* CA3-KN22MD+LA1-KN02 Lô 2
* CA3-KN22MD-LA1-KN11
* CA3-KN40MD
* CA3-KN22MD Lô 3
- Rơ le bảo vệ chạm đất ( Vigirex RH 10E 50454 và loại E ME 50433 của merlin gerin)
- Rơ le bảo vệ chống sụt áp (R3)
- Máy biến điện áp điều khiển (ABL-6TS 100G (ONHS-MCC1) và ABL-6TS 250G (1NHS-
MCC1 và 2NHS-MCC1))
- Máy biến dòng điện/ bộ chuyển đổi
- Máy biến điện áp
- Công tắc lựa chọn
+ Công tắc xoay RP 11315 YM 1 (30)-FVNR, RP 11820 9 (18)-FVR
+ Công tắc lựa chọn vôn mét SRP112 A/TB

+ Công tắc lựa chọn điều khiển (RP 346YL7, RP 1135YM1 FVR, RP 11820YL9 FVR
- Cầu chì
- Máy cắt không khí đầu vào (M12H1, M08H1, M16H1, M32H1), có khối điều khiển STR38S.
Riêng ở khu xử lý nước, trạm bơm nhận dầu bờ sông sử dụng máy cắt của hãng ABB SACE
E3N và SACE E2N
Ngoài ra các bảng điện phân phối tại các trung tâm điều khiển động cơ hệ thống cung cấp
nhiên liệu còn trang bị thiết bị biến đổi điện áp, biến đổi tần số (VVVF) điều chỉnh tốc độ động
cơ.
Các tủ lực phân phối cho chiếu sáng:
Các tủ lực và phân phối cho chiếu sáng sử dụng các loại áp tô mát của merlin gerin và của
LG
2.1 Các thiết bị sử dụng trong hệ thống:
• Máy cắt không khí
Các loại máy cắt không khí Masterpact được sử dụng ở Phả Lại II là:
- M12H1 1250A 4 cực
- M32H1 3200A 4 cực
- M16H1 1600A 4 cực
- M08H1 800A 3 cực
- M40H2 4000A 4 cực
- M432H2 4000/3200A 4 cực
Các máy cắt loại này có chức năng chống giã giò.
Điều kiện làm việc:
- Nhiệt độ môi trường: -5÷60
0
C
- Làm việc ở môi trường sạch.
Các bộ phận của máy cắt gồm:
Cửa chắn an toàn
Buồng dập hồ quang
Tấm chắn đầu cực

Nắp buồng dập hồ quang
Ngắt mạch điện áp điều khiển từ xa
Xà dưới
Hộp tích năng cố định
Khối điều khiển
Hộp cách điện treo
Mặt trước của thiết bị
Động cơ bánh răng của cơ cấu thao tác điện.
Khối điều khiển STR58U của máy cắt (đặt ở khu nhà máy chính) có các bộ phận sau:
Nút đặt lại (nút giải trừ) chống đóng lặp lại sau sự cố cho tới khi giải trừ.
Lựa chọn cắt sự cố được chỉ thị từ xa
Ampe hiện số
Bộ chỉ thị tải
Tỉ lệ bảo vệ quá tải
Đèn báo quá tải
Đặt tỉ lệ bảo vệ
Đặt tác động thời gian dài: dòng đặt
Đặt tác động trễ dài
Đặt tác động thời gian ngắn
Trễ thời gian ngắn
Bộ nhớ giảm nhiệt sau khi cắt
Đặt tác động tức thời
Đặt tác động bảo vệ sự cố chạm đất
Ghi giá trị đặt
Điều chỉnh Ic2, Ic1 (giám sát tải)
Ổ cắm kiểm tra
Bộ nhớ của chỉ thị sự cố
Xoá chỉ thị sự cố và kiểm tra ác quy
Chỉ thị sự cố cuối cùng
Chỉ thị sự cố.

Khối điều khiển STR38S của máy cắt (đặt ở hệ thống cung cấp nhiên liệu) có các bộ phận
sau:
Nút đặt lại (nút giải trừ) chống đóng lặp lại sau sự cố cho tới khi giải trừ.
Ampe hiện số
Bộ chỉ thị tải
Đèn báo quá tải
Đặt tác động thời gian dài: dòng đặt
Đặt tác động thời gian ngắn
Trễ thời gian ngắn
Đặt tác động tức thời
Đặt tác động sự cố chạm đất
Trễ thời gian sự cố chạm đất
Đèn báo tác động sự cố thời gian dài, thời gian ngắn chạm đất
Ổ cắm kiểm tra
Bộ nhớ của chỉ thị sự cố
Xoá chỉ thị sự cố và kiểm tra ác quy
Chỉ thị sự cố cuối cùng.
Máy cắt ABB sử dụng ở khu xử lý nước và trạn bơm nhận dầu bờ sông là SACE E2N
2500A và SACE E3N 1200A
Hướng dẫn vận hành máy cắt
Tiến hành chu trình thao tác
Lên cót cho máy cắt
Ta có thể thực hiện lên cót cho máy cắt bằng tay hoặc bằng điện
Lên cót bằng tay: bằng cách di chuyển tay gạt lên xuống cho tới khi nghe tiếng kêu "cách"
Lên cót bằng điện: máy cắt tự động lên cót sau mỗi lần cắt
Đóng máy cắt
Có 2 cách thực hiện đóng máy cắt:
- Tại chỗ: bằng cách nhấn nút push ON.
- Từ xa: có thể thực hiện tại phòng điều khiển từ xa.
Cắt máy cắt

Có 2 cách thực hiện cắt máy cắt.
- Tại chỗ: Bằng cách nhấn nút push OFF.
Từ xa: có thể thực hiện tại phòng điều khiển từ xa.
• Cầu dao cầu chì (CFS)
- Có khả năng đóng cắt phụ tải thuần trở và phụ tải điện cảm
- Đóng cắt động cơ trực tiếp
- Cơ cấu cắt độc lập với với cầu chì
- Có cơ cấu đống cắt nhanh
- Tốc độ đóng cắt độc lập.
Máy cắt tải có cầu chì HRC hạ áp kiểu là loại máy cắt 3 cực đa chức năng, chức năng
đóng cắt "cắt tải" và "bảo vệ (cầu chì)". Thiết bị đóng cắt tải được trang bị một lò xo cơ khí.
Chốt được kéo sang trái và hãm trước khi thao tác. Để đóng điện thì tay gạt phải được
nhấn sang bên 45
0
. Tay gạt có thể được khoá ở vị trí cắt (OFF) bằng 3 khoá móc.
Vị trí đóng (ON) của máy cắt được đánh số 1 (màu đỏ). Vị trí cắt (OFF) của máy cắt được
đánh số O (màu xanh). Có thể quan sát được tình trạng cầu chì qua vỏ làm bằng vật liệu trong
suốt.
Một khoá phòng ngừa tấm đạy phía trước không thể mở trong trường hợp máy cắt đang ở
vị trí đóng (ON).
Khi sử dụng máy cắt tải có cầu chì là máy cắt cấp đầu vào thì phải chú ý rằng cầu chì
được cắt điện ở vị trí cắt (OFF) của máy cắt.
Nếu dùng máy cắt tải tiêu chuẩn và máy cắt thì thao tác máy cắt được sử dụng khoá liên
động điện cũng như liên động cơ. Một công tắc tế vi có 2 tiếp điểm thường đóng và 2 tiếp điểm
thường mở để liên động điện.
Các vị trí của tay thao tác
Vị trí của công tắc Vị trí của khối Mạch lực và mạch điều khiển
ON vị trí 'làm việc' Trong tủ Tất cả các mạch lực và mạch điều
khiển được nối.
OFF vị trí 'cắt' Trong tủ Tất cả các mạch lực và mạch điều

khiển được cách ly
TEST vị trí 'kiểm tra' Trong tủ Tất cả các mạch lực được cách ly,
mạch điều khiển được nối
Vị trí MOVE
Vị trí 'di chuyển'
Trong tủ
-
Vị trí cách ly
-
Ra khỏi tủ
Tất cả các mạch lực và mạch điều
khiển đuợc cách ly
Vị trí ISOLATED
vị trí 'sửa chữa'
Mô đun được kéo ra
khỏi tủ 30 mm
Tất cả các mạch lực và mạch điều
khiển được cách ly và được cách ly
hoàn toàn
Để đảm bảo an toàn, tránh việc thao tác sai thì ở các vị trí OFF, MOVE, ISOLATED ta có
thể dùng khóa móc để khóa chống thao tác.
Chỉ có thể di chuyển tay thao tác từ vị trí Cắt (OFF) sang vị trí Đóng (ON) sau khi ấn tay
thao tác xuống (ấn để xoay).
Có thể khoá tay thao tác ở vị trí cắt (OFF), kiểm tra (TEST) và cách ly (ISOLATED)
bằng 3 khoá móc. Khối ngăn kéo có thể được phòng ngừa việc kéo ra bằng một khoá cơ khí (bảo
vệ chống chộm) được lắp ở mặt trước.
Tay thao tác của khối ngăn kéo khi không sử dụng phải để ở vị trí cắt (OFF) hoặc cách ly
(ISOLATED).
Sự cắt an toàn của mạch lực đạt được ở vị trí OFF do đặc tính cách ly của thiết bị đóng
chính được sử dụng. Thêm nữa để làm việc an toàn trên thiết bị thì kéo khối ngăn kéo ra vị trí

cách ly ISOLATED.
Đặc biệt chú ý
Khi thiết bị đang vận hành phải đảm bảo rằng:
Cửa và các nắp đạy phía trước của mô đun ngăn kéo là được đóng.
Khối ngăn kéo được khoá liên động.
Các cửa thông gió không bị tắc kẹt.
• Công tắc tơ

×