Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG DỰA TRÊN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.77 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TIẾN DŨNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG DỰA TRÊN
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TIẾN DŨNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG DỰA TRÊN
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NƠNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Lương Xinh


THÁI NGUYÊN, NĂM 2022


1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Dũng


2
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi
lời cảm ơn đến TS. Hồ Lương Xinh- Người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và
Phát triển nơng thơn, các Thầy Cơ giáo phịng Đào tạo trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hồn
thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của
Thầy, Cô và bạn bè. Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu
của bản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện đóng
góp ý kiến của Thầy Cơ và các bạn để luận văn được hồn thiện hơn.
Cuối cùng, tơi xin trân trọng cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn
thể gia đình, người thân đã động viên tơi trong thời gian học tập và nghiên

cứu đề tài.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Dũng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC.........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP.........................................................................vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..................................................................................ix


3
MỞ ĐẦU............................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
4. Ý nghĩa và những đóng góp mới của luận văn..............................................3
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..................................................5

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài..............................................................................5
1.1.1. Hệ thống hóa các khái niệm....................................................................5
1.1.2. Những vấn đề cơ bản của xây dựng Nông thôn mới.............................11
1.1.3. Mối quan hệ của phát triển du lịch cộng đồng trong xây dựng nông
thôn mới..............................................................................................16
1.1.4. Sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ...............................18
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng dựa vào

văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XD NTM................19
1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................23
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam trong phát triển
du lịch cộng đồng dựa trên việc khai thác các giá trị văn hóa
truyền thống của đồng bào DTTS.......................................................23
1.2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu...................................................26
1.2.3. Rút ra các bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng
dựa trên việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của đồng
bào DTTS trong xây dựng nông thôn mới huyện Điện Biên tỉnh
Điện Biên.............................................................................................29
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........31

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...................................................................31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Điện Biên.....................................................31
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Điện Biên..........................................32


4
2.1.3. Thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đối với
phát triển du lịch cộng đồng dựa trên văn hóa truyền thống DTTS
trong xây dựng nông thôn mới huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên
.............................................................................................................33
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................34
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................35
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp..............................................35
2.3.2. Phương pháp phân tích văn bản............................................................35
2.3.4. Phương pháp chuyên gia.......................................................................36
2.3.5. Phương pháp thu thập thông tin thực địa...............................................36
2.3.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................38
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu....................................................................38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................39

3.1. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Điện Biên..................39
3.2. Thực trạng xây dựng Nông thôn mới huyện Điện Biên...........................41
3.3. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Điện Biên.................42
3.4. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về thực trạng DLCD tại huyện
Điện Biên.............................................................................................44
3.4.1. Đánh giá của khách du lịch đã từng đi du lịch đến các bản DLCĐ
tại huyện Điện Biên.............................................................................44
3.4.2. Đánh giá của các hộ tham gia DLCĐ tại huyện Điện Biên...................52
3.4.3. Đánh giá của các doanh nghiệp làm du lịch tại huyện Điện Biên.........59
3.4.4. Đánh giá của các cán bộ quản lý về tiềm năng DLCĐ tại huyện
Điện Biên.............................................................................................60
3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại huyện
Điện Biên.............................................................................................64
3.5.1. Sức hấp dẫn của DLCĐ huyện Điện Biên.............................................64
3.5.2. Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch......................................................65


5
3.5.3. Dịch vụ, hạ tầng hỗ trợ điểm du lịch.....................................................67
3.5.4. Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương.................68
3.5.5. Sự hỗ trợ bên ngoài...............................................................................69
3.6. Một số giải pháp phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống
của các DTTS trong XD NTM tại huyện Điện Biên...........................70
3.6.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DLCĐ.........70
3.6.2. Giải pháp nâng cao sự tham gia của người dân.....................................71
3.6.3. Giải pháp về quản lý điểm đến, kiểm soát chất lượng dịch vụ..............72
3.6.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực....................................75
3.6.5. Giải pháp tăng cường truyền thông quảng bá và tăng cường kết nối

các hỗ trợ bên ngoài............................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................80
PHỤ LỤC........................................................................................................84

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DLCĐ XDNTM

: Du lịch cộng đồng xây dựng nông thôn mới

DLCĐ

: Du lịch cộng đồng

DTTS

: Dân tộc thiểu số

NTM

: Nông thôn mới

XDNTM

: Xây dựng Nông thôn mới

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Phân loại mức độ tham gia của người dân.......................18


6
Bảng 2.1:

Mức ý nghĩa sự tham gia của người dân.................................38

Bảng 3.1:

Số điểm DLCĐ tại huyện Điện Biên.......................................40

Bảng 3.2:

Thực trạng xây dựng NTM tại huyện Điện Biên....................41

Bảng 3.3:

Kết quả hoạt động kinh doanh từ DLCĐ tại huyện Điện
Biên giai đoạn 2016 - 2020......................................................43

Bảng 3.4:

Thông tin chung về khách du lịch...........................................45

Bảng 3.5:


Lý do khách du lịch lựa chọn đi DLCĐ tại huyện Điện Biên..............47

Bảng 3.6:

Đánh giá của khách du lịch về hiện trạng tài nguyên
thiên nhiên và điều kiện cơ sở vật chất...................................48

Bảng 3.7:

Đánh giá của khách du lịch về chất lượng sản phẩm dịch
vụ của các điểm DLCĐ............................................................50

Bảng 3.8:

Đánh giá hiện trạng môi trường tại các điểm DLCĐ.............52

Bảng 3.9:

Thông tin chung các hộ điều tra..............................................53

Bảng 3.10:

Sự tham gia của người dân đến phát triển du lịch cộng
đồng trong xây dựng nông thơn mới tại huyện Điện Biên
...................................................................................................55

Bảng 3.11:

Hình thức tham gia du lịch cộng đồng của các hộ tại
huyện Điện Biên.......................................................................56


Bảng 3.12:

Mức độ tham gia của người dân trong phát triển du lịch
cộng đồng.................................................................................58

Bảng 3.13:

Đánh giá sức hấp dẫn của DLCĐ huyện Điện Biên...............64

Bảng 3.14:

Đánh giá sức khả năng tiếp cận điểm DLCĐ tại huyện Điện Biên
...................................................................................................66

Bảng 3.15:

Đánh giá dịch vụ hạ tầng hỗ trợ điểm DLCĐ tại huyện Điện Biên
...................................................................................................67

Bảng 3.16:

Đánh giá kiến thức và kỹ năng về DLCĐ tại huyện Điện Biên........68

Bảng 3.17:

Đánh giá sự hỗ trợ bên ngoài về DLCĐ tại huyện Điện Biên
...................................................................................................69



7

DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP

Hình 1.1:

Bộ tiêu chí nơng thơn mới...........................................................16

Hộp 3.1:

Phỏng vấn sâu: Lị Văn Thích-Chủ nhà hàng, huyện Điện Biên
.....................................................................................................60

Hộp 3.2:

Trích phỏng vấn sâu Lị Thị Bình - Phịng Văn hóa thơng
tin huyện Điện Biên....................................................................63
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1. Tên tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
2. Tên luận văn: Phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của
đồng bào DTTS trong XD NTM tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên
3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp, Mã số: 8.62.01.15
4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Lương Xinh
4. Cơ sở đào tạo: Đại học Nơng Lâm Thái Ngun
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: Tính đến tháng 12/2020 huyện
Điện Biên tỉnh Điện Biên đã có 15/21 xã được cơng nhận đạt chuẩn và cơ bản
đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 41% số xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh,
trong đó có 01 xã đạt nơng thơn mới kiểu mẫu; bình qn đạt 16,6 tiêu chí/xã,
khơng cịn xã đạt dưới 10 tiêu chí (Văn phịng điều phối XD NTM huyện

Điện Biện, 2021). Trong 19 tiêu chí xây dựng nơng thơn mới thì có 02/19 tiêu
chí thuộc lĩnh vực văn hóa do vậy có thể thấy văn hóa có vai trò rất quan
trọng trong xây dựng NTM. Huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên có rất nhiều
tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới dựa vào
văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Vậy thực trạng phát triển DLCĐ
của huyện Điện Biên hiện nay như thế nào?. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến
phát triển DLCĐ huyện Điện Biên? Đây chính là lý do chính để lựa chọn đề


8
tài” Phát triển du lịch cộng đồng dựa trên văn hóa truyền thống của đồng
bào DTTS trong xây dựng nơng thôn mới tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên”
làm đề tài cho luận văn thạc sĩ - chuyên ngành kinh tế nơng nghiệp của mình.
Phương pháp nghiên cứu: Tập trung đánh giá thực trạng phát triển
DLCĐ dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gắn với
XD NTM dựa trên mục tiêu cụ thể của luận văn bao gồm: (1) Đánh giá thực
trạng phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS
trong XD NTM tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. (2) Đánh giá sự tham gia
của người dân trong phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của đồng
bào DTTS trong XDNTM tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. (3) Đưa ra
được những giải pháp phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của
đồng bào DTTS trong XD NTM mới tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các
phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, văn
bản liên quan đến phát triển DLCĐ trong giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn
huyện Điện Biên. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng điều tra phỏng vấn 120 hộ
tham gia DLCĐ và 100 khách du lịch đã đến DLCĐ tại huyện Điện Biên và
phỏng vấn sâu các nhà hàng và cán bộ quản lý làm DLCĐ tại huyện Điện Biên.
Kết quả nghiên cứu: Thực hiện theo Quyết định số 1889/QĐ -UB ngày
06/11/2003 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt đề án tổ chức, xây

dựng bản văn hóa để phục vụ khách thăm quan du lịch huyện Điện có 5/9 bản
được tỉnh chọn để xây dựng bản văn hóa là bản Co Mỵ, Bản Ten, Bản Mển,
Bản Pe Lng, Bản Uva các bản này đều có nét đặc trưng của dân tộc Thái.
Dân tộc Thái chiếm 52,89% dân số của huyện gồm hai nhóm ngành là: Thái
đen và Thái trắng ngồi khơng gian bản làng với những nếp nhà sàn truyền
thống đặc trưng của đồng bào Thái vùng Tây Bắc khách du lịch cịn được
chìm đắm trong vẻ đẹp của đời sống hàng ngày từ trang phục, ẩm thực đến
lao động sản xuất và các nghi thức lễ hội. Trang phục truyền thống của người


9
Thái vô cùng đặc sắc và tinh tế: nam giới mặc quần áo thổ cẩm màu chàm
xanh hoặc chàm đen, phụ nữ mặc áo cóm bó sát với hàng khuy bạc, váy dài
đen quấn suông hoặc được thêu viền hoa văn ở gấu. Người Thái rất yêu văn
nghệ mỗi bản Thái đều có đội văn nghệ riêng, thích ca múa, họ thường tổ
chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ gắn với sinh hoạt đời sống và tín
ngưỡng như: mừng nhà mới; mừng cơm mới; xên bản xên mường,.. Những
nét đặc trưng văn hóa này là nguồn tài nguyên phong phú để phát triển DLCĐ
tại huyện Điện Biên.
Nghiên cứu tiến hành đánh giá sự tham gia của người dân nhằm phát triển
du lịch cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới huyện Điện Biên tỉnh Điện
Biên. Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp điều tra qua câu hỏi phỏng
vấn trực tiếp 120 hộ gia đình đang tham gia làm DLCĐ và mong muốn làm
DLCĐ tại 3 xã có tiềm năng về DLCĐ của huyện Điện Biên là xã Thanh
Luông, xã Núa Ngam, xã Thanh Nưa. Kết quả đã cho thấy (1) Tiềm năng rất
lớn phát triển DLCĐ của huyện Điện Biên, (2) Sự tham gia của người dân là
hoàn toàn tham gia để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân
tộc tại địa phương khi phát triển DLCĐ, (3) Mức độ tham gia của người dân
mới chỉ ở mức độ chức năng tức là tham gia các nhóm quản lý, nhóm văn
nghệ, nhóm ẩm thực, nhóm hướng dẫn, nhóm sản xuất đặc sản địa

phương,... dưới sự giám sát của chính quyền hoặc các tổ chức bên
ngồi. Dựa trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp phát triển DLCĐ
bền vững với sự tham gia của người dân tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên.
Kết luận: Trên cơ sở đánh giá chung về kết quả, hạn chế và chỉ ra nguyên
nhân, đề tài đã đề xuất 6 nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm DLCĐ tại
huyện Điện Biên bao gồm (1) Giải pháp về cơ chế, chính sách khuyến khích
phát triển DLCĐ. (2) Giải pháp nâng cao sự tham gia của người dân. (3) Giải
pháp về quản lý điểm đến, kiểm soát chất lượng dịch vụ. (4) Giải pháp nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực. (5) Giải pháp tăng cường truyền thông quảng


10
bá và tăng cường kết nối các hỗ trợ bên ngồi. Các nhóm giải pháp đã đưa ra
các cách làm cụ thể cho phát triển DLCĐ huyện Điện Biên.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch được coi là một trong những ngành cơng nghiệp khơng khói,
chiếm khoảng 9% GDP tồn cầu, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo cơ hội
việc làm, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển. Tính đến năm 2019 trước
khi có đại dịch Covid 19, theo Tổ chức Du lịch thế giới lượng khách du lịch
quốc tế năm 2019 ước đạt gần 1,5 tỷ lượt, tăng 3,8% so với năm 2018, cao
hơn mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu (+3%). Đây là năm tăng trưởng thứ
mười liên tiếp kể từ năm 2009 (Tổng cục du lịch, 2020).
Năm 2019, Việt Nam đón lượng khách quốc tế kỷ lục 18 triệu lượt, tăng
16,2% so với năm 2018. Trong đó, khách quốc tế đến từ 10 thị trường hàng
đầu đạt 15,2 triệu lượt, chiếm 84,3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam
năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch năm 2019 lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng
(tương đương 32,8 tỷ USD) đạt 9,2% GDP nền kinh tế, góp phần khơng nhỏ

vào việc thực hiện cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cải thiện và nâng
cao chất lượng đời sống của người dân (Tổng cục du lịch, 2020). Việt Nam
hiện đang có rất nhiều các loại hình du lịch đa dạng đang được phát triển như
du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng,....
Trong đó du lịch dựa vào cộng đồng thường gọi là “du lịch cộng đồng” xuất
hiện ở Việt Nam từ những năm 1980 tại một số địa điểm như Mai Châu Hòa Bình, Sa Pa - Lào Cai, Hội An - Quảng Nam và một số tỉnh Đồng Bằng
Sông Cửu Long đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Với 19 dân tộc anh em sinh sống trong đó dân tộc Thái chiếm đến hơn
38% dân số của tỉnh Điện Biên. Hiện nay dân tộc Thái sinh sống ở hầu hết các
huyện, thị trong tỉnh nhưng tập trung đông nhất ở huyện Điện Biên và huyện
Tuần Giáo. Với những nét đặc trưng của dân tộc Thái như: phụ nữ Thái có bộ y
phục rất độc đáo với chiếc áo cóm bó sát người đính hàng cúc bướm bằng bạc;
chiếc váy dài chấm gót, đầu đội khăn Piêu tạo nét duyên dáng cho người phụ


nữ. Dân tộc Thái có 2 nhóm là Thái đen và Thái trắng phân biệt qua trang phục
và cách vấn tóc của phụ nữ có chồng. Dân tộc Thái được biết đến với những
kinh nghiệm trong kỹ thuật tưới nước, đắp phai, đào mương… Lúa nước là
nguồn lương thực chính. Sản phẩm nổi tiếng là vải thổ cẩm với hoa văn độc
đáo, màu sắc rực rỡ, đệm bông lau bền, đẹp. Người Thái ở nhà sàn, mỗi bản
thường có 30 - 80 nóc nhà kề nhau, sinh sống dọc theo các con suối, nguồn
nước. Đây chính là các nét độc đáo của dân tộc Thái đối với các khách du lịch
để trải nghiệm cuộc sống của dân tộc Thái trên mảnh đất Điện Biên.
Tính đến tháng 12/2020 huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên đã có 15/21 xã
được cơng nhận đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 41% số
xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh, trong đó có 01 xã đạt nơng thơn mới
kiểu mẫu; bình qn đạt 16,6 tiêu chí/xã, khơng cịn xã đạt dưới 10 tiêu chí
(Văn phịng điều phối XD NTM huyện Điện Biện, 2021). Trong 19 tiêu chí
xây dựng nơng thơn mới thì có 02/19 tiêu chí thuộc lĩnh vực văn hóa do vậy
có thể thấy văn hóa có vai trị rất quan trọng trong xây dựng NTM. Huyện

Điện Biên tỉnh Điện Biên có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
trong xây dựng nông thôn mới dựa vào văn hóa truyền thống của đồng bào
DTTS. Vì hiện nay đồng bào DTTS vẫn còn giữ nguyên được các nét văn hóa
truyền thống rất phù hợp để phát triển du lịch nhằm nâng cao thu nhập bền
vững cho người dân. Vậy thực trạng phát triển DLCĐ của huyện Điện Biên
hiện nay như thế nào?. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ huyện
Điện Biên? Đây chính là lý do chính để lựa chọn đề tài ”Phát triển du lịch
cộng đồng dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong xây
dựng nông thôn mới tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên” làm đề tài cho
luận văn thạc sĩ - chun ngành kinh tế nơng nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của
đồng bào DTTS trong XD NTM tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên.


- Đánh giá sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ dựa trên
văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XDNTM tại huyện Điện Biên
tỉnh Điện Biên.
- Đưa ra được những giải pháp phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền
thống của đồng bào DTTS trong XD NTM mới tại huyện Điện Biên, tỉnh
Điện Biên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về lý luận và thực tiễn
về phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong
XD NTM tại huyện Điện Biên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và sự
tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ dựa vào văn hóa truyền thống
đồng bào DTTS trong XDNTM huyện Điện Biên.

- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Điện Biên.
- Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: Đề tài tiến hành nghiên cứu giai đoạn từ 2019 - 2021
và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2022 - 2025 định hướng đến 2030.
+ Số liệu sơ cấp: Điều tra năm 2021
4. Ý nghĩa và những đóng góp mới của luận văn
4.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát
triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XD
NTM do vậy luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho giảng viên và sinh viên
ngành các ngành kinh tế và phát triển nông thôn trong nghiên cứu và học tập
4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Là tài liệu để các cấp, các ngành của huyện Điện Biên tham khảo, đưa
ra các chính sách, giải pháp hợp lý nhằm phát triển DLCĐ.


Góp phần khái quát thực tiễn về sự tham gia của người dân trong phát
triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XD
NTM trong hoàn cảnh thực tiễn ở huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở
đó kiến nghị với địa phương để đưa ra các chính sách phù hợp.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trong
phát triển DLCĐ bền vững.
4.3. Những đóng góp mới của luận văn
Thực hiện đề tài có ý nghĩa lớn trong việc định hướng phát triển DLCĐ
gắn với vắn hóa truyền thống hiện nay đang được tỉnh Điện Biên chú trọng.
Từ kết quả nghiên cứu, kết hợp với những đặc thù của bối cảnh nghiên cứu,
luận văn đề xuất một số khuyến nghị mang tính gợi ý với các bên liên quan
đến phát triển DLCĐ, làm luận cứ cho những giải pháp, chính sách phù hợp
nhằm phát triển DLCĐ, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách du lịch,
đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế cộng đồng địa phương với việc bảo

tồn, phát huy những giá trị văn hóa, phong tục tập quán cũng như vấn đề bảo
vệ môi trường sinh thái của huyện Điện Biên.


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Hệ thống hóa các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm cộng đồng, du lịch cộng đồng, phát triển du lịch cộng
đồng
a, Cộng đồng
Khái niệm “cộng đồng” được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau và cách
thức định nghĩa về khái niệm này cũng không giống nhau
Tiếp cận từ góc độ kinh tế học hiện đại, “cộng đồng” được xem
như một loại “vốn xã hội” hai yếu tố đã tạo nên cộng đồng với tính cách
là một nguồn vốn xã hội chính là tinh thần gắn kết và sự hình thành các
mạng lưới xã hội, trong đó từng người cảm thấy yên tâm, an toàn khi
họ ở trong cộng đồng, trong mạng lưới và do đó sẵn sàng đóng góp, hy
sinh vì cộng đồng, bảo vệ lợi ích của cộng đồng trong môi trường cạnh
tranh khốc liệt (Nguyễn Văn Lưu, 2015).
Một số nhà chính trị hiện đại lại quan tâm đến cộng đồng như một
hình thức tổ chức trong q trình chính trị, bao gồm từ các nhóm lợi ích
đến các chính đảng, các dạng cơng xã cho đến nhà nước - dân tộc.
Tại Việt Nam, quan niệm về cộng đồng đầu tiên được đề cập trong ngành
giáo dục từ những năm 1950 ở các tỉnh phía Nam, sau đó lan rộng sang các
lĩnh vực cơng tác xã hội khác. Từ những năm 1980 trở đi, quan điểm về cộng
đồng được phát triển rộng rãi hơn thông qua các chương trình tài trợ của các
tổ chức nước ngồi vào Việt Nam, theo đó sự tham gia của cộng đồng người
dân là một nhân tố quyết định để các chương trình này thực hiện được và đạt
hiệu quả.

Trên cơ sở những nội hàm như trên, có thể đi đến một định
nghĩa chung nhất như sau về “Cộng đồng là những người sống trong một


khu vực được xác định về mặt địa lý, có những mối quan hệ văn hóa - xã hội
với nhau và trách nhiệm với nơi họ sinh sống, có cùng sự đồng thuận về ý
chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng
đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của
cộng đồng (Phương Nhung, 2018).
b, Du lịch cộng đồng
Thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” được đề cập từ những năm 1980 ở các
nước thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ và châu Úc. Khách du lịch đi tham
quan các làng bản, tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán lễ hội của người
dân địa phương, khám phá hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên vẫn còn giữ
được những nét tự nhiên, hoang dã.
Theo Viện Miền núi cho rằng: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài
nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững
dài hạn. Du lịch cộng đồng khuyến khích sự tham gia của người dân địa
phương trong du lịch và có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng. Du lịch cộng
đồng là một quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và khách du lịch mà sự
tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho
cộng đồng và môi trường địa phương” (Bùi Thị Lan Hương, 2010).
“DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang
lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi
trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án.” (Đào Ngọc Anh,
2012)
“Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó
cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng
thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng

đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và
bảo tồn tự nhiên"”


“DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng
đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn
phát triển. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân
trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và
nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển
cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp
ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du
khách.” (Đỗ Anh Tài (2019).
c, Phát triển du lịch cộng đồng
Quan điểm phát triển DLCĐ ở Việt Nam được đề cập lần đầu tiên tại Hội
thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ năm 2003, tại Hà Nội
(trích trong Võ Quế, 2006), theo đó phát triển DLCĐ nhằm:
- Đảm bảo phát triển tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa bền
vững, cụ thể:
+ Phát triển DLCĐ cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hóa - xã hội
và mơi trường;
+ Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên tự nhiên và tài ngun văn hóa;
+ Bảo vệ mơi trường sinh thái và cảnh quan;
+ Bảo tồn, giữ gìn và phát triển các bản sắc văn hóa truyền thống bản
địa, tơn trọng văn hóa địa phương, thúc đẩy các ngành nghề truyền thống;
+ Cần có sự tham sự tham gia của người dân địa phương nhằm nâng cao
ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, vệ sinh trong cộng đồng, bản
sắc văn hóa;
- Sở hữu thuộc về cộng đồng:
+ Cộng đồng là những người quản lý các tài nguyên du lịch, có phong
cách, lối sống riêng cần được tơn trọng;

+ Cộng đồng có quyền sở hữu các nguồn tài nguyên và có quyền tham
gia vào các hoạt động du lịch.
Thu nhập có được do cộng đồng quản lý:


+ Những khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch
được chia sẻ công bằng cho cộng đồng;
+ Các khoản lợi nhuận và lợi ích kinh tế có được từ hoạt động kinh
doanh du lịch được sử dụng để tái đầu tư cho địa phương ngoài phần hỗ trợ
của Nhà nước.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng:
+ Cộng đồng nâng cao được trình độ chun mơn nghiệp vụ, bảo vệ môi
trường và bảo tồn hệ sinh thái;
+ Nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hóa cộng đồng, chống các trào lưu
du nhập, giao thoa văn hóa.
- Tăng cường quyền lực cho cộng đồng:
+ Các hoạt động kinh doanh phát triển DLCĐ là do cộng đồng tổ chức,
quản lý;
+ Cộng đồng dân cư được quyền tự chủ, thực hiện các dịch vụ và quản lý
phát triển du lịch.
-Tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan quản lý
Nhà nước:
+ Có sự hỗ trợ về kinh nghiệm và vốn đầu tư của các tổ chức phi chính phủ;
+ Được sự hỗ trợ về cơ sở vật chất và ưu tiên về các chính sách cho cộng
đồng trong việc phát triển du lịch và phát triển cộng đồng.
Như vậy, quan niệm về phát triển DLCĐ xoay quanh các vấn đề về nâng
cao nhận thức của người dân địa phương để họ có thể chủ động trong thảo
luận, lập kế hoạch, đầu tư, thực hiện, quản lý và cung cấp các sản phẩm, dịch
vụ của cộng đồng cho phát triển du lịch. Qua đó góp phần cải thiện kinh tế
của người dân địa phương, duy trì, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa,

phong tục tập quán truyền thống bản địa, nâng cao ý thức trong giữ gìn bảo vệ
mơi trường sống trong cộng đồng.
Tổng hợp và kế thừa quan điểm của các nghiên cứu trước đây, trong
phạm vi nghiên cứu, tác giả tiếp cận quan điểm về phát triển DLCĐ là quá


trình biến đởi về lượng và chất của các vấn đề kinh tế - xã hội theo hướng
tiến bộ, dựa trên sáng kiến của người dân địa phương trong lĩnh vực du lịch,
nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch trong bảo vệ môi trường
tự nhiên cũng như đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách, đem lại
hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao cho cộng đồng. Theo quan điểm này,
việc đánh giá phát triển DLCĐ gồm: (1) tăng trưởng kinh tế cộng đồng; (2)
bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa - xã hội truyền thống cốt lõi của cộng
đồng; (3) nâng cao nhận thức của người dân địa phương và khách du lịch
trong bảo vệ môi trường sinh thái và (4) đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
(Đỗ Anh Tài (2019).
1.1.1.2. Khái niệm về văn hóa và dân tộc thiểu số
a. Văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Theo UNESCO: “Văn hóa là tởng thể sống động các hoạt động và sáng
tạo trong quá khứ và trong hiện tại”.
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng
ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa”.
Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn
hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia (Hoàng
Nam, 2013).
Tuy nhiên thực tế là rất nhiều định nghĩa về văn hóa được đưa ra nhưng

đến hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa nào là thống nhất và thỏa mãn được
hàm ý sâu rộng của văn hóa. Có thể hiểu văn hóa có liên quan đến mọi mặt
đời sống vật chất và tinh thần của con, bao gồm tất cả những sản phẩm của
con người. Văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: văn hóa phi vật chất của xã hội


như ngơn ngữ, tư tưởng, giá trị và văn hóa vật chất như nhà cửa, quần áo, các
phương tiện,…
b. Dân tộc thiểu số
Dân tộc là quốc gia theo nghĩa rộng, gồm cộng đồng người dân cùng
nhau sinh sống trên một lãnh thổ rộng lớn, được vận hành bởi sự quản lý của
bộ máy nhà nước, trong một dân tộc thì có thể gồm nhiều tộc người, mỗi tộc
người lại có những nét văn hóa và ngơn ngữ khác nhau tạo ra nét phong phú,
độc đáo.
Ngồi ra dân tộc cịn được hiểu là những nhóm người cùng sinh sống với
nhau trên một khu vực địa lý nhất định trong lãnh thổ, mang những đặc điểm
riêng biệt như về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán…
DTTS là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số
cả nước, đa số các DTTS đều tập trung sinh sống ở những khu vực giáp biên
giới, vùng sâu vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, vấn đề giáo dục, chăm
sóc sức khỏe người dân cịn nhiều hạn chế (Trần Văn Bính, 2004).
Theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về cơng
tác dân tộc thì “DTTS” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số
trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy, trong
quản lý nhà nước về công tác dân tộc, cụm từ “DTTS” được thống nhất sử dụng
trong hệ thống các văn bản pháp qui, các văn bản hành chính và không sử dụng
khái niệm dân tộc bản địa. Tuy nhiên tại một số diễn đàn, hội thảo quốc tế, các
báo cáo của các tổ chức phi chính phủ… cịn có sự nhầm lẫn khái niệm “người
bản địa” và “DTTS” (Hoàng Thị Hương, 2017).
1.1.1.3. Khái niệm nông thôn mới

Nông thôn mới cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Có học giả cho rằng, nông thôn mới là việc cải thiện cơ sở vật chất nơng
thơn. Có người lại cho rằng đó là sự nâng cao khả năng hợp tác của nông dân.


Hoặc là các quan điểm về việc nâng cao năng lực sản xuất, bảo vệ môi
trường; hay quan điểm về nâng cao văn hóa, nhận thức của nơng dân....
Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng, nông thôn mới là nông thôn văn
minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống Việt Nam. Hay có
quan điểm Nơng thơn mới phải áp dụng khoa học kỹ thuật mới, nâng cao thu
nhập cho người dân; Hay có học giả được ra cơng thức nơng thơn mới, trong
đó nơng thơn mới là sự kết hợp của nông dân mới và nền nông nghiệp mới.
Theo Nghị quyết 26-NQ/TƯ cũng xác định, nông thơn mới là khu vực
nơng thơn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh
tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vừng; đời sống vật chất
và tinh thân của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng XHCN
(Hồ Xuân Hùng, 2010).
1.1.2. Những vấn đề cơ bản của xây dựng Nơng thơn mới
1.1.2.1. Những ngun tắc chính của phát triển nông thôn mới
Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển nông
thôn, cùng với những đặc điểm cụ thể của khu vực nông thôn hiện nay thì
phát triển nơng thơn ở nước ta cần chú trọng những ngun tắc chính sau:
* Vùng nơng thơn phải được coi là một khu vực kinh tế quan trọng
Vùng nông thôn của nước ta là một vùng rộng lớn, với các yếu tố của
sản xuất như đất đai, nhân công, tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hoá
vật thể và phi vật thể, rất cần thiết cho sự phát triển của xã hội hiện đại và khu
vực thành thị. Khu vực nông thôn là nơi cung cấp nhân lực cho các ngành

kinh tế, cung cấp lương thực cho xã hội, nguyên vật liệu cho công nghiệp chế
biến, công nghiệp dệt và công nghiệp nhẹ, sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng.
Khu vực nông thôn cũng là một thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm


cơng nghiệp. Hơn nữa, khu vực nơng thơn cịn góp phần cân bằng sinh thái và
hỗ trợ cho tăng trưởng của khu vực thành thị. Vì những lý do trên, phát triển
nông thôn là trách nhiệm của bất kỳ chế độ xã hội nào, bất kỳ quốc gia nào
(Phạm Huỳnh Minh Hùng, 2017).
* Bố trí dân cư hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
Cần sự khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Nếu khai thác quá mức và khơng có kế hoạch đã gây ra xói mịn đất,
giảm độ màu mỡ của đất, lũ lụt gây thiệt hại về người và của tại nhiều vùng
trên cả nước. Nguồn nước ngầm bị giảm gây ra hạn hán nghiêm trọng. Về
ngun tắc, khơng thể tránh được tình trạng khai thác các nguồn lực như đất,
nhân lực và tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho tăng trưởng.
* Kết hợp giữa phát triển kinh tế và văn hoá -xã hội
Phát triển nông thôn không chỉ bao gồm các vấn đề kinh tế mà cịn là các
vấn đề về văn hố, xã hội vì thế cần phải dự báo được các vấn đề phát sinh
trong khu vực nơng thơn như:
- Diện tích sản xuất giảm
- Trình độ sản xuất nơng nghiệp của Việt Nam vẫn còn thấp, đặc biệt ở
khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa:
- Công nghiệp nông thôn yếu. Tác động công nghiệp trên nông nghiệp là
không rõ ràng, dẫn đến năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp. Hơn nữa
nó cịn được thể hiện bởi sự yếu kém của cơng nghiệp chế biến, thói quen tiêu
thụ sản phẩm không qua chế biến, kỹ thuật bảo quản lạc hậu,... là những cản
trở lớn trong việc maketing sản phẩm nông nghiệp đặc biệt trong mùa vụ ở
các vùng sâu vùng xa.
- Tiếp thị sản phẩm là một vấn đề lớn hiện nay (bao gồm tiếp thị trong

nước và quốc tế).
- Mức độ không đồng đều trong phát triển giữa các ngành kinh tế, vùng
và hộ gia đình dẫn đến sự phân cách về đời sống giữa các tầng lớp dân cư,


nhưng cũng tạo nên quyết tâm của chiến lược phát triển kinh tế trong nông
nghiệp và nông thôn.
- Phát triển nông thôn không chỉ chú trọng vào phát triển kinh tế mà còn
phải liên kết với các yếu tố khác như chính trị, văn hố và xã hội. Cần phải
nhận thức đầy đủ rằng phát triển kinh tế tác động đến các khía cạnh văn hố, xã
hội và ngược lại.
* Kết hợp giữa phát triển kinh tế và môi trường
Đây là một nguyên tắc cần phải được chú trọng bởi vì nếu chỉ chú trọng
vào phát triển kinh tế mà khơng tính đến mơi trường nó sẽ gây ra sự xuống
cấp môi trường mà không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của cây
trồng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Mục tiêu là duy trì tốc độ
phát triển để không rơi vào tụt hậu nhưng cũng khơng được tạo ra khoảng
cách và tính khơng bền vững (Bùi Quang Dũng và cộng sự, 2015).
* Phát huy nội lực của người dân, cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cũng là cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nơng thơn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng NTM phải do cộng đồng làm chủ, phát huy dân chủ trong
cộng đồng thôn, quyết định thông qua cộng đồng, đảm bảo sự tham gia ý kiến
của toàn thể nhân dân trên tinh thần đồng thuận cao.
* Lựa chọn mơ hình phát triển nơng thơn phù hợp cho từng vùng, từng
lĩnh vực
Q trình phát triển nơng thơn có các vùng khác nhau với cấp độ phát triển

khác nhau. Vì vậy, khơng thể có một chính sách chung cho tất cả các vùng
và lĩnh vực mà cần phải có chính sách riêng biệt cho các vùng riêng biệt.


×