Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận lớp CCLLCT, môn văn hóa học, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.07 KB, 25 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân loại đang bước vào thế kỷ 21 với hành trang văn hóa và văn minh
hết sức đa dạng, phong phú. Chúng ta đã chứng kiến những thành tựu vô cùng
to lớn trên tất cả các lĩnh vực mà nhân loại đã đạt được trong suốt chiều dài
lịch sử, trong đó nền văn hóa, văn minh châu Á và châu Âu giữ vị trí hết sức
quan trọng. Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đa dạng, được thể hiện qua
nền văn hóa của 54 dân tộc anh em. Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam và
tính đa dạng của nó ngày càng được củng cố thông qua sự tôn trọng và hiểu
biết lẫn nhau giữa các dân tộc anh em về phong tục tập qn, về truyền thống
đạo đức, về tín ngưỡng tơn giáo, về các loại hình nghệ thuật phong phú. Từ
thơ văn, âm nhạc, ca vũ, hội họa, điêu khắc, kiến trúc cho đến những đặc
trưng về trang phục, về ẩm thực, về cách ứng xử trong gia đình và ngồi xã
hội, tất cả đã tạo nên bức tranh muôn màu của nền văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới mạnh mẽ với nền kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN, tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hóa
đất nước trong bối cảnh tồn cầu hố, đơ thị hóa mạnh mẽ, với làn sóng thơng
tin ồ ạt từ các mạng lưới thông tin đại chúng tiện lợi. Tồn cầu hóa đã và đang
tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Hội nhập quốc tế tạo nên nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng
chứa đựng nhiều thách thức, vì vậy việc BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ
TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM là rất cần thiết và hết sức
quan trọng. Việc xây dựng để trở thành một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc cần phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làm
sống động những gì đặc sắc, ưu tú nhất của văn hóa dân tộc, tạo ra xung lực
mạnh mẽ để phát triển chính dân tộc mình, đóng góp xứng đáng vào đời sống
văn hóa nhân loại, tham gia q trình hội nhập quốc tế với sự tự biểu hiện, tự
khẳng định giá trị, bản sắc Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.

1



NỘI DUNG
I. Các khái niệm.
1. Văn hóa là gì?
Hiện nay ước tính có khơng dưới 450 định nghĩa về văn hố. Theo các
cách tiếp cận khác nhau, có 6 loại nhóm định nghĩa về VH : Nhóm định nghĩa
liệt kê giản đơn ; Nhóm định nghĩa lịch sử và xã hội hố ; Nhóm định nghĩa
giá trị và chuẩn mực ; Nhóm định nghĩa tâm lý học và hành vi học ; Nhóm
định nghĩa cấu trúc và hoạt động ; Nhóm định nghĩa phái sinh.
- Các định nghĩa liệt kê: đại diện cho nhóm này là ơng Tylor (1832 –
1917), người Anh: “văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc
học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người
thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội”.
- Các định nghĩa lịch sử: đại diện Malinowski (1884 – 1942): “văn hóa
bao gồm các quá trình kế thừa về kỹ thuật, tư tưởng, tập quán và giá trị”.
- Các định nghĩa chuẩn mực: W. Thomas (1863 – 1947), nhà xã hội
học người Mỹ: văn hóa là “các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm
người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,...) khơng phụ thuộc vào
việc đó là người man rợ hay là người văn minh”.
- Các định nghĩa tâm lý học: đại diện là W. Sumner (1840 – 1910) viết:
Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ
chính là văn hóa”.
- Các định nghĩa cấu trúc: đại diện Đào Duy Anh có định nghĩa gần của
UNESCO: “Người ta thường cho rằng văn hóa chỉ là những học thuật tư
tưởng của lồi người, nhân thế mà xem văn hóa vốn có tính chất cao thượng
đặc biệt. Thực ra khơng phải là như vậy . Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở
trong phạm vi của văn hóa, nhưng phàm sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về
2



xã hội… khơng phải là phạm vi văn hóa hay sao? Có thể nói rằng: “Văn hóa
tức là sinh hoạt”.
- Các định nghĩa biến sinh: P. Sorokin (1889 – 1968): Với nghĩa rộng
nhất của từ, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi
hoạt động có ý thức hay vơ thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau
và tác động đến lối ứng xử của nhau.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa có những đặc trưng nổi bật
sau đây:
- Văn hóa là những sáng tạo và phát minh của con người, thuộc về con
người và vì mục đích cuộc sống của chính con người.
- Những sáng tạo và phát minh đó thể hiện sự thích ứng một cách có ý
thức của con người trong quan hệ với tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát
triển.
- Văn hóa bao gồm những giá trị, những sản phẩm cả vật chất và tinh
thần.
- Các yếu tố cấu thành văn hóa rất phong phú, thể hiện trên nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội, chứ không chỉ là văn học, nghệ thuật.
- Văn hóa khơng tách rời mà có nhiệm vụ xây dựng kinh tế, chính trị,
xã hội, trong đó nhiệm vụ xây dựng tâm lý, luân lý – thực chất là xây dựng
nhân cách văn hóa của con người – được đặt lên hàng đầu.
Văn hóa là một tập hợp những quan niệm, những giá trị, những
chuẩn mực và những mục tiêu mọi người trong xã hội cùng nhau chia sẻ
trong hoạt động sống thường ngày.
Những khuôn mẫu tác phong nói trên đặc thù cho từng nhóm, từng
cộng đồng xã hội, đặc thù cho mỗi xã hội nhất định. Tuy nhiên văn hóa cũng
có những đặc điểm phổ quát cho tồn nhân loại. Mỗi yếu tố của văn hóa đều
mang tính quy luật xã hội.
3



2. Giá trị.
Giá trị là cái mà mọi người quan niệm là cần phải có, là thứ người ta
cho là quan trọng, đáng khâm phục, đáng noi theo và là cái ảnh hưởng đến
hành vi hoạt động của mọi người; là cái mà người khác căn cứ để đánh giá
các hành vi, tác phong của các thành viên trong một nhóm, một cộng đồng xã
hội.
- Giá trị chi phối và hướng dẫn hành động của con người, vì vậy có thể
nhìn anh ta hành động để mà đốn định được giá trị của anh ta. Trong mỗi nền
văn hóa, các giá trị xã hội được biểu hiện ra qua các khn mẫu tác phong,
qua các mơ hình hành vi của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội.
- Có nhiều loại giá trị: lẽ sống, sức khỏe, sự thành đạt, tri thức, lao
động…
- Có giá trị tồn thể, bất biến và giá trị cho từng lúc, từng nơi…
- Phân tích một số giá trị (cũ và mới, như…)
3. Chuẩn mực
- Chuẩn mực là những quy tắc xã hội của một nhóm hay một cộng đồng
xã hội, đợc mơ hình hóa thống nhất dành cho một vị thế xã hội và cho biết
phải hành động như thế nào. Đó là những cung cách có tính bắt buột cho hành
vi của các thành viên nhóm xã hội, cộng đồng xã hội.
- Chuẩn mực có tính phổ biến trong một nhóm xã hội, một cộng đồng
xã hội; những chuẩn mực của nhóm, cộng đồng xã hội này chưa hẳn đã là
chuẩn mực của nhóm, cộng đồng xã hội khác, và chuẩn mực của giai đoạn
này cũng khác của giai đoạn khác.
- Chuẩn mực là khn mẫu hóa hệ thống các giá trị. Có hai loại chuẩn
mực: Chuẩn mực về nhân văn-đạo đức để điều tiết quan hệ xã hội; và Chuẩn
mực về chính trị-pháp lý để điều tiết quan hệ nhóm, kể cả quan hệ giữa các
quốc gia.
4



4. Biểu tượng.
- Biểu tượng là hiện tượng, sự vật được gắn cho một ý nghĩa nhất định
khác với cái nó vốn có.
- Biểu tượng xuất phát từ hiện thực, hay được mô phỏng từ hiện thực
nhưng khi đã trở thành biểu tượng thì nó mang giá trị khác, có ý nghĩa văn
hóa và tác động tới đời sống xã hội hiện thực.
- Biểu tượng có tính thời đại, nghĩa là thay đổi theo điều kiện xã hội cụ
thể (xa ở nơng thơn, “nhà ngói cây mít”, “sập gụ tủ chè” là biểu tượng của sự
giàu có thì nay ở nông thôn đã khác).- mốt là một biến thể của biểu tượng.
- Văn hóa biểu tượng là một bộ phận của văn hóa nhân loại, là cơ sở
của hành vi và mọi sự biến đổi trong xã hội.
5. Bản sắc văn hoá.
- Bản sắc văn hoá là những đăc điểm nổi bật và ổn định, tạo ra tính
đồng nhất của con người ở các cấp độ cá nhân và nhóm, cũng như ở cấp độ
tồn thể xã hội. Nó được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống như ý
thức về nguồn cội, cách tư duy, cách sáng tạo khoa học và nghệ thuật, phong
cách sinh sống, phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng.v.v... mà một dân tộc
hay một cộng đồng người nào đó cùng chia sẻ với nhau và khu biệt họ với
những dân tộc hay cộng đồng khác.
- Mỗi con người đều bắt rễ rất sâu vào bản sắc văn hoá dân tộc.
- Ý nghĩa của bản sắc văn hoá đối với sự cách tân, đổi mới.
- Bản sắc văn hoá do đâu mà có?
- Bản sắc văn hố trong tiến trình tồn cầu hố?
6. Bảo tồn văn hóa: khơng phải là hoạt động cản trở sự phát triển văn
hóa, mà trong một chừng mực nào đó cịn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa
theo đúng hướng. Bản thân q trình phát triển văn hóa có sự đào thải yếu tố
văn hóa lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan. Sẽ là sai
5



lầm khi coi bảo tồn văn hóa triệt tiêu sự phát triển văn hóa và ngược lại phát
triển văn hóa sẽ triệt tiêu bảo tồn văn hóa. Bảo tồn và phát triển văn hóa có
thể được coi là thúc đẩy nhau; bảo tồn văn hóa giữ vai trị là cơ sở góp phần
thúc đẩy phát triển văn hóa. Bên cạnh đó, thơng qua phát triển văn hóa, con
người nhận thức và thực hiện hoạt động bảo tồn văn hóa nhằm thể hiện bản
sắc riêng của mình. Cũng bởi tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa mà
trong q trình phát triển chứa đựng sự đánh giá, xác lập vị thế của yếu tố văn
hóa mới dựa trên nền tảng giá trị đã được bảo tồn.
II. Bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt.
1. Hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
1.1. Văn hóa là hoạt động sáng tạo và là hệ thống các giá trị do
chính con người tạo ra trong mỗi thời đại lịch sử.
Việt Nam, xét trên phương diện đất nước học, là cả một địa - văn hóa
hết sức độc đáo bên cạnh một địa - kinh tế và địa - chính trị rất đặc thù.
Lịch sử hằng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã tạo cho Việt Nam có
một truyền thống lâu đời, bền vững đó là truyền thống lịch sử, truyền thống
dân tộc. Cái hồn của truyền thống ấy là văn hóa và bản lĩnh sáng tạo, sức sống
của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có một truyền thống từ lâu đời về
văn hóa và văn hiến, kết tinh thành hệ giá trị chân - thiện - mỹ như một hệ giá
trị phổ quát của văn hóa, của mọi dân tộc trong quốc gia - dân tộc mình và
trong cộng đồng nhân loại. Song mỗi dân tộc, do những điều kiện và hoàn
cảnh lịch sử riêng của mình, từ những trải nghiệm trực tiếp trong thực tiễn lao
động và đấu tranh, trong môi trường tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát
triển, lại có những quan niệm và cách thức biểu hiện riêng của mình về chân thiện - mỹ. Nó biểu hiện thành tâm lý và ý thức, phong tục tập quán và lối
sống, tạo thành tính cách của con người và cộng đồng dân tộc. Các giá trị văn
hóa truyền thống đó kết tinh lại trong quan niệm, tư tưởng, triết lý, trong đạo
đức và cách thức ứng xử, phản ánh diện mạo tinh thần, tâm hồn và tình cảm
6



của cả một dân tộc, có trong các sản phẩm vật thể và phi vật thể của văn hóa.
Trong văn hóa tinh thần (phi vật thể) và đời sống văn hóa tinh thần của dân
tộc Việt Nam truyền thống, qua các thời đại lịch sử cần đặc biệt chú trọng tới
một lĩnh vực rất phong phú và tinh tế nằm chung trong cấu trúc của văn hóa,
ấy là văn học, nghệ thuật, bao gồm cả dòng văn học dân gian và dòng văn học
bác học. Đây là di sản tinh thần rất quan trọng mà các thế hệ người Việt Nam
từ xa xưa - tổ tiên, ông cha chúng ta đã sáng tạo ra, đã để lại cho đời sau.
1.2. Con người sản xuất và sáng tạo ra văn hóa đồng thời văn hóa đã
phát triển và hồn thiện con người, định hình bản chất người và nhân tính
của nó.
Văn hóa trong ý nghĩ sâu xa của nó là trình độ người trong phát triển, là
tất cả những gì chứng tỏ nhân tính vượt lên trên thú tính (bản năng của lồi
vật).
Văn hóa được hình dung như một lĩnh vực hoạt động của đời sống xã
hội, theo cách này, có văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, có hoạt động văn
hóa, sản phẩm văn hóa, có quản lý nhà nước về văn hóa. Trong nền kinh tế thị
trường, đã và đang hình thành thị trường văn hóa, xuất phát từ đặc tính
thương mại của văn hóa (có sản xuất, kinh doanh, dịch vụ văn hóa, tuân theo
quy luật thị trường, quy luật giá trị, cạnh tranh, quy luật cung - cầu). Cũng cần
phải tính đến xu hướng thương mại, thương mại hóa văn hóa, tuy nhiên hiện
tượng này có thể xem trên hai mặt hợp lý, cần thiết và những biến thái của
hiện tượng này có thể dẫn đến những lệch lạc về định hướng giá trị, nhu cầu,
thị hiếu mà quản lý văn hóa và giáo dục văn hóa phải điều tiết.
Tiếp cận văn hóa từ hoạt động cho thấy, văn hóa gắn liền với chủ thể
hoạt động là con người, văn hóa là phương thức độc đáo của con người, chỉ
riêng có ở con người để biểu hiện và tự biểu hiện mình, để khẳng định và tự
khẳng định mình trong phát triển và tự phát triển. Với con người và loài
người, hoạt động căn bản quan trọng, quyết định nhất là hoạt động lao động
7



sản xuất ở trong thực tiễn đời sống, gắn liền xã hội với tự nhiên, như một
chỉnh thể. Con người khơng chỉ sản xuất ra văn hóa mà cịn cảm thụ, tiêu
dùng văn hóa, cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Nếu hoạt động lao động sản xuất là hoạt động tồn tại mãi mãi, vĩnh
viễn, cùng với bản chất con người như một tổng hòa các quan hệ xã hội thì
lao động như một phạm trù vĩnh viễn, là hằng số của phát triển văn hóa. Rõ
ràng, văn hóa khơng sinh ra từ một hoạt động bất kỳ, tự phát nào. Văn hóa là
những giá trị được chọn lọc và thẩm thấu rất sâu rộng trong đời sống thực
tiễn, trước hết là thực tiễn tồn tại và phát triển của con người. Theo đó, lao
động là phạm trù vĩnh viễn cùng tồn tại với con người, và trong các loại hình
văn hóa cần phải dành cho văn hóa lao động một sự tơn vinh đặc biệt. Từ lao
động đến văn hóa lao động là cả một quá trình lịch sử lâu dài. Để có văn hóa
lao động thì lao động phải là lao động tự do, tự nguyện, sáng tạo, nó khơng
cịn bị giam hãm bởi phương tiện sinh tồn vì miếng cơm, manh áo mà nó phải
trở thành nhu cầu sống của con người, lao động phải nhằm bộc lộ và phát
triển những năng lực sáng tạo, những phẩm giá, đức hạnh của con người.
Muốn vậy phải giải phóng lao động và người lao động khỏi tình trạng bị bóc
lột, áp lực, bị đầy đọa trong cực nhọc, tăm tối, tức là lao động bị tha hóa kéo
theo tha hóa bản chất con người. C. Mác gọi tình trạng đó là làm nhục con
người. Phải sao cho trong lao động và trong đời sống, con người được tơn
trọng như một con người. Chỉ khi đó, con người mới có thể coi lao động như
một nhu cầu sống đầu tiên và con người được tự do khi ở bên ngồi lĩnh vực
lao động tất yếu. Văn hóa lao động địi hỏi phải nhân đạo hóa khơng ngừng
mơi trường sống, hoàn cảnh sống, cũng như điều kiện lao động. Quan hệ lao
động có thấm nhuần chuẩn mực bình đẳng và cơng bằng thì thái độ lao động
của con người mới là thái độ lao động có văn hóa, tức là tự nguyện, tự giác và
sáng tạo. Tình yêu đối với lao động và đức tính cần cù lao động trở thành một
giá trị văn hóa. Đó cũng là một giá trị văn hóa nổi bật, hàng đầu trong giá trị
văn hóa truyền thống của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà ngày nay

8


chúng ta phải bảo tồn và phát huy. Bởi hoạt động tạo ra giá trị nên tiếp cận
văn hóa từ hoạt động gắn liền với tiếp cận văn hóa từ giá trị. Chỉ những hoạt
động sáng tạo, tích cực, hướng tới sự phát triển và tiến bộ mới được coi là
hoạt động văn hóa. Do đó, về phương diện giá trị, cái gọi là văn hóa phải đi
liền với những giá trị đích thực, những chân giá trị (chân - thiện - mỹ). Cần
phải khẳng định rằng, văn hóa chỉ dùng để nói về những gì tốt đẹp, đúng đắn,
hướng tới phát triển và hồn thiện nhân tính. Những gì đối lập với nó khơng
thể gọi là văn hóa và giá trị văn hóa.
1.3. Các giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện hiện đại hóa xã
hội địi hỏi phải thấm nhuần quan điểm và phương pháp biện chứng về
phát triển.
Trong một xã hội tại mỗi thời điểm lịch sử đều có những điều được xã
hội hoặc một số nhóm xem là "giá trị" (những cái muốn được đạt tới, theo
đuổi, những cái được đánh giá cao, được xem trọng, ...). Hệ các giá trị này tạo
ra một môi trường định hướng tư tưởng và hành động cho con người, cho các
cá nhân và nhóm, qua đó tạo ra hành động chung và liên kết xã hội. Khi hệ
giá trị này hỗn loạn, không rõ ràng, đối nghịch nhau, xã hội sẽ rơi vào trạng
thái "phi chuẩn mực" (anomie), ở đó các cá nhân và nhóm thiếu được định
hướng trong tư tưởng, cảm xúc và hành vi.
Bảng 1. Khác biệt giữa kiểu xã hội cổ truyền và xã hội hiện đại
Vùng/Đặc điểm

Xã hội cổ truyền

Xã hội hiện đại

Quy mô


Nhỏ, rời rạc.

Lớn, liên kết, tập trung.

Kinh tế

Phân công lao động đơn giản, ít năng
suất, nơng nghiệp, thủ cơng nghiệp, sản
xuất hộ gia đình là phổ biến, ít lao động
trí óc.

Phân công lao động cao, sản
xuất công nghiệp hàng loạt,
năng suất và hiệu quả, công
xưởng và công ty là phổ biến, tỷ
lệ cao lao động trí óc.

Dân số

Nhỏ, rời rạc, đóng, cư trú ở nông thôn.

Lớn, liên kết, di động cao, cư trú
ở đơ thị.

Sơ cấp, định danh, ít riêng tư.

Chức năng, vô danh, riêng tư.

Dựa trên nhiều phân loại phi kinh tế,

cứng nhắc và đóng, ít di động.

Chủ yếu dựa trên kinh tế, lỏng
và mở hơn, tính di động xã hội
cao.

Cấu trúc
xã hội

Quan hệ
Phân tầng
xã hội

9


Vị thế, vai
trị

Phổ biến vị thế gán, ít chun biệt hóa
vai trị.

Phổ biến vị thế giành được,
tăng chun biệt hóa vai trị.

Khn mẫu
giới

Bất bình đẳng, gia trưởng, bên trong
gia đình.


Bình đẳng hơn, nhiều tham gia
ngồi gia đình.

Khn mẫu
tuổi

Bất bình đẳng, gia trưởng, đề cao tuổi
tác một chiều.

Bình đẳng hơn cả trong gia
đình, tổ chức và xã hội.

Chun chế, ít trách nhiệm xã hội.

Dân chủ, đảm nhiệm trách
nhiệm xã hội.

Gia đình

Gia đình mở rộng, nhấn mạnh chức
năng kinh tế và xã hội hóa, bền vững.

Gia đình hạt nhân, ít chức năng
kinh tế, dễ biến động.

Tôn giáo

Là nền tảng của thế giới quan, không
đa dạng tôn giáo.


Nhạt đạo, đa dạng tôn giáo,
không phải là nền tảng của thế
giới quan.

Giáo dục

Hạn chế trong giới tinh hoa.

Phổ cập, tiên tiến.

Sức khỏe

Mức sinh, mức chết cao, tuổi thọ thấp,
chưa có ý niệm vệ sinh.

Mức sinh, mức chết thấp, tuổi
thọ cao, nếp sống vệ sinh.

Truyền
thông

Trực tiếp cá nhân đến cá nhân.

Truyền thơng đại chúng.

Kiểm sốt
xã hội

Trực tiếp, phi kết cấu (informal).


Hệ thống tư pháp, cảnh sát có
kết cấu (formal).

Thuần nhất, tồn trị.

Khác biệt hóa cao.

Dân gian, nghèo.

Dựa trên khoa học, tích lũy
nhanh.

Cơng nghệ

Tiền cơng nghiệp, năng lượng cơ bắp
con người hoặc động vật.

Công nghiệp, khoa học, nguồn
năng lượng cao cấp.

Giá trị

Thuần nhất, bị thiêng hóa, cộng đồng
luận (hẹp), ít khoan dung.

Đa dạng, thế tục, cá nhân luận,
toàn cầu luận, khoan dung.

Chuẩn

mực

Luật tục, cứng nhắc về phong tục tập
quán.

Đề cao luật pháp, khoan dung
về phong tục tập quán.

Kiểu cộng đồng nông thôn.

Lối sống đô thị.

Gắn với quá khứ.

Gắn với hiện tại và tương lai.

Chậm, qua nhiều thế hệ.

Nhanh, ngay trong một thế hệ.

Nhà nước

Hình thái tổ
chức
Văn hóa

Tri thức

Phong
cách sống

Định
hướng
Biến đổi xã hội

Nguồn: Bùi Thế Cường phát triển thêm dựa trên sơ đồ của Macionis
(1980).
Khi bàn về sự thành công của các con rồng và con hổ châu Á, người ta
thường nhắc đến vai trị của chính sách nhấn mạnh “giá trị quan châu Á”, đến
vai trò của nền văn hóa Khổng giáo. Điều này là đúng đắn. Tuy nhiên, cần
thấy một khía cạnh khác là những nước phát triển thành công ấy, trong khi đề
cao các cơ sở văn hóa truyền thống, trên thực tế họ đều cam kết rất mạnh mẽ
với hệ giá trị của xã hội công nghiệp. Chẳng hạn, trong nhiều thập niên, định
10


hướng chính sách và tuyên truyền ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Malaysia, Singapore, ở các lãnh thổ như Đài Loan, Hongkong, đều lấy phát
triển kinh tế và đời sống thịnh vượng làm trung tâm, coi trọng sản xuất và
thương mại hiệu quả, đặt toàn bộ xã hội trên nền tảng khoa học và công nghệ.
Cuộc cải cách ở Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng năm 1978 cũng
bắt đầu bằng những mục tiêu (giá trị) mới: làm giàu, để một số giàu trước, 4
hiện đại hóa, v.v.
Trở lại trường hợp Việt Nam, Văn hóa khơng chỉ hoạt động và kết tinh
thành giá trị. Văn hóa cịn mang bản chất sáng tạo mà muốn sáng tạo thì phải
thường xuyên đổi mới.
Văn hóa là đổi mới và sự nghiệp đổi mới của Đảng, của nhân dân ta là
một sự nghiệp văn hóa, là q trình sáng tạo văn hóa. Đó là một chỉ dẫn rất
sâu sắc của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - một học trò ưu tú của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, nhà văn hóa lớn, nhà nhân văn chủ nghĩa của Việt Nam thời
hiện đại.

Có thể tìm thấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh những chỉ dẫn quan trọng,
mới mẻ và hiện đại về phương pháp luận nghiên cứu văn hóa trong phát triển,
về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống hướng đích vào phát
triển mà sâu xa nhất là phát triển con người.
Chăm lo phát triển con người phải khơng bỏ sót một người nào, khơng
phí phạm một tài năng nào. Phải làm cho mọi sáng kiến, sáng tạo của các cá
nhân được khích lệ, phát huy.
Hồ Chí Minh xem việc phát triển con người không chỉ là phát triển cá
nhân mà còn là phát triển cả cộng đồng xã hội, đó là nhân dân, đồng bào, là
dân tộc, là từng tổ chức, đoàn thể đến toàn Đảng và toàn xã hội. Người nêu
rõ: phát triển sức dân, đi liền với bồi dưỡng sức dân và tiết kiệm sức dân.

11


Mỗi người phải vừa là một công dân, vừa là một chiến sĩ, vì nước, vì
dân mà tranh đấu, coi phục vụ dân, làm đầy tớ, công bộc của dân là lẽ sống
cao thượng nhất.
Cả dân tộc phải trở thành một dân tộc thông thái.
Cả xã hội là một xã hội văn hóa cao.
Muốn vậy phải dày cơng phát triển kinh tế, văn hóa, phải làm cho văn
hóa đủ sức soi đường cho quốc dân đi, văn hóa khơng ở bên ngồi mà ở bên
trong kinh tế và chính trị. Lại phải làm cho chính trị, thấm sâu vào đời sống
dân gian, phải đem sức mạnh văn hóa để chữa thói phù hoa xa xỉ, quan liêu
lãng phí, tham ơ (ngày nay là tham nhũng). Chiến lược phát triển xã hội trong
trù tính của Hồ Chí Minh là cả một phức hợp các chiến lược làm cho kinh tế
phồn vinh, chính trị dân chủ pháp quyền, xã hội cơng bằng, bình đẳng, nước
có độc lập, dân có tự do và hạnh phúc, con người, xã hội hài hịa với mơi
trường tự nhiên, ln được chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ. Một xã hội như vậy
là một xã hội văn hóa cao, con người sống trong xã hội ấy trở thành người

chủ, biết làm chủ, có quyền và địa vị làm chủ thì phải có nghĩa vụ của người
chủ.
Giải phóng dân tộc để phát triển dân tộc, con đường giải phóng và phát
triển ấy là độc lập dân tộc và gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Muốn vậy, phát triển kinh tế phải đi liền với chấn hưng giáo dục để
chấn hưng dân tộc, bởi kiến thiết chế độ mới phải có nhân tài, có rất nhiều
nhân tài, làm cho đời sống vật chất ngày một tăng, đời sống tinh thần ngày
một tốt, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ.
Văn hóa có mặt và tham dự vào tất cả các quá trình ấy. Muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa.
Đảng phải tỏ ra xứng đáng là một Đảng chân chính cách mạng, thực
hiện một nền chính trị đồn kết và thanh khiết, làm gương cho toàn dân, bởi
12


gương mẫu là cách lãnh đạo tốt nhất, một tấm gương tốt còn quý hơn hàng
trăm bài diễn văn.
Như vậy, trên phương diện giá trị, ngoài giá trị lao động và đức tính
yêu lao động, cần cù sáng tạo trong lao động, Văn hóa Việt Nam cịn nổi bật ở
giá trị đạo đức, ở tình thương yêu nhân ái, vị tha, là đồn kết gắn bó cộng
đồng, là đạo lý, đạo nghĩa ở đời và làm người, “thương người như thể thương
thân”, “lá lành đùm lá rách”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”...
Biểu hiện cụ thể trong đời sống hằng ngày, con người Việt Nam và dân
tộc Việt Nam, tỏ rõ một thái độ văn hóa trong lựa chọn giá trị, đề cao phẩm
giá con người, trọng chân lý và đạo lý, biết vinh và biết nhục, biết giữ trọn khí
tiết, sự tham cao của tâm hồn mà “hoa sen Việt Nam”, “cây tre Việt Nam” là
một biểu tượng. Vật chất quyết định tinh thần, song văn hóa Việt Nam, con
người Việt Nam thể hiện rõ rệt sự ưu trội khi lựa chọn giá trị, biết đề cao giá
trị làm người và tìm thấy động lực sống, động lực phát triển khơng chỉ là lợi
ích vật chất mà còn là các giá trị tinh thần, đạo đức, lương tâm, danh dự.

Trong tục ngữ, ca dao Việt Nam từ xa xưa đã có một sự chiêm nghiệm,
một tổng kết rằng:
“Người ta là hoa của đất”
Và tâm linh Việt Nam đã chú trọng đạo hiếu - nghĩa rất thiêng liêng:
“Người ta sống vì mồ vì mả
Khơng ai sống bằng cả bát cơm”
Ngay khi hướng tới một cái nhìn thực tế và thực dụng, trí tuệ dân gian
Việt Nam đã tỏ ra sự tỉnh táo, thiết thực, có lý và hợp lý. ấy là thái độ ứng xử
của “thằng Bờm”, biết rõ đâu là giá trị cần có và tương xứng với cái sản phẩm
của mình. Nó khước từ mọi hư ảo, phỉnh nịnh, lừa dối, nó tiếp nhận cái thật
và sự thiết thực cần phải có... Triết lý ấy là một phần tư tưởng, tinh thần và
tâm hồn dân tộc lắng đọng trong văn hóa truyền thống, trước hết trong văn
13


học dân gian với kho tàng ca dao tục ngữ vừa thấm đượm chất trữ tình vừa
khơng kém phần sâu sắc của trí tuệ dân gian.
1.4. u nước và tình cảm yêu nước, thương người phát triển thành chủ
nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, đó khơng chỉ là một nét đẹp đạo đức,
một nét văn hóa mà cịn kết tinh thành giá trị bền vững của văn hóa truyền
thống Việt Nam. Chính giá trị này làm nên sức sống của con người và dân tộc
Việt Nam. Đây cũng là cội nguồn sức mạnh của bản lĩnh văn hóa Việt Nam
cần phải phát huy trong hội nhập quốc tế ngày nay
Yêu nước, thương người là sự cao quý của tư tưởng và tâm hồn Việt
Nam, là giá trị nhân cách của con người Việt Nam, đó là truyền thống dân tộc
trải qua bao biến thiên của lịch sử vẫn tồn tại một cách bền bỉ và tỏa sáng rạng
rỡ trên gương mặt tinh thần của cả dân tộc. Đó cũng là một truyền thống văn
hóa, văn hóa chính trị gắn liền với văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn truyền thống của Việt Nam được
sản sinh và nuôi dưỡng trong lịch sử dựng nước và giữ nước hằng nghìn năm

cho tới ngày nay vừa anh hùng vừa bi tráng. Cốt cách Việt Nam định hình
trong thử thách khắc nghiệt chống thiên tai và chống ngoại xâm, đoàn kết và
cố kết cộng đồng, nương tựa vào nhau để tồn tại và phát triển, bởi sức mạnh
của hợp tác và đồng thuận. Sức mạnh ấy chẳng những được quy định thành
văn mà còn được tổng kết thành triết lý sống và thành phương châm ứng xử,
chỉ dẫn hành động, sự khẳng định các giá trị. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
truyền thống có trong mối liên kết giữa Nhà với Làng với Nước, là liên kết
cộng đồng, lấy sức mạnh ở tổng thể, trong đó từng cái riêng, đơn lẻ và cá thể
được tập hợp và hòa đồng trong cái chung của cộng đồng rộng lớn, lấy tương
đồng, cố kết cộng đồng để khắc phục những khác biệt và những xung đột.
Nhà là biểu hiện đầu tiên, là điểm xuất phát và cũng là chỗ trở về trong
mục đích hịa đồng để phát triển của Nước.

14


Làng là sự mở rộng của Nhà và Nước là sự mở rộng và tập hợp của các
làng mà thành. Trong tâm thức con người Việt Nam, làng là quê hương, là cái
nôi thiêng liêng. Tổ quốc cũng vậy. Nước là đất nước, là nhà nước.
Giá trị và sức mạnh cộng đồng là một nét nổi bật, là một đặc tính
truyền thống Việt Nam, trước hết là trong chống thiên tai và sau đó là chống
giặc ngoại xâm.
2. Bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt
Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam ln ln gắn liền
với q trình bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc. Trong lịch sử
bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc, Việt Nam luôn luôn thể
hiện bản lĩnh vững vàng trước sự du nhập của những trào lưu văn hóa ngoại
lai.
Hiện nay, xu thế mở cửa, giao lưu, hội nhập văn hóa ngày càng trở nên
sâu rộng, bản lĩnh văn hóa Việt Nam đang phái đối mặt trực tiếp với những

thách thức lớn, liên quan đến sự sống còn của dân tộc. Trong việc xử lý mối
quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập
quốc tế có ý nghĩa to lớn.
Điều trước tiên là cần phân tích bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc
tế có liên quan như thế nào đến việc xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát
triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại. Điều đáng chú ý là trong q trình tồn cầu hóa, các nước phát
triển đang muốn áp đặt các giá trị văn hóa của rmình cho tồn thế giới. Cơ hội
mà tồn cầu hóa đem lại cho các nước khác nhau khơng phải như nhau. Điều
đó có nghĩa là tồn cầu hóa sẽ đem lại cho các nước nghèo, đang phát triển
nhiều thách thức hơn so với cơ hội. Đứng về khía cạnh văn hóa, tồn cầu hóa
mang lại hai bất lợi cho Việt Nam: (1) Những sản phẩm và dịch vụ văn hóa
của chúng ta rất khó thâm nhập vào thị trường của các nước phát triển và
15


không thể cạnh tranh nổi với các sản phẩm và dịch vụ văn hóa của các nước
phát triển; (2) Tồn cầu hóa có nguy cơ đe dọa làm mất bản sắc văn hóa dân
tộc.
Trong suốt q trình lịch sử, văn hóa Việt Nam khơng những khơng bị
mất bản sắc, mà cịn tiếp thu, hồn thiện thêm bởi các nền văn hóa nước
ngồi, cả phương Đơng và phương Tây. Mặc dù vậy, khơng có gì bảo đảm
được rằng Việt Nam sẽ khơng đánh mất bản sắc của mình trước tồn cầu hóa
hiện nay, nếu như mỗi người, mỗi cơ quan, tổ chức khơng có những hành
động cần thiết. Tuy nhiên, nói tới thách thức đó khơng có nghĩa là chúng ta
đóng cửa lại, từ bỏ con đường hội nhập với thế giới. Trong thời đại ngày nay,
nếu nước nào đóng cửa thì tất yếu sẽ bị cơ lập và bật ra khỏi quỹ đạo phát
triển của thế giới, mà ngược lại phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế và
xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống

dân tộc với tiếp thu văn hóa thế giới.
Muốn xử lý tốt mối quan hệ đó, chúng ta phải tạo ra được một bản lĩnh
vững vàng của một nền văn hóa bao gồm tổng hợp những nhân tố thể hiện cốt
cách, khí phách, tư chất và sức mạnh khẳng định bản sắc dân tộc trước tác
động của các nền văn hóa khác trong giao lưu, hội nhập. Một nền văn hóa
thiếu bản lĩnh dễ bị đánh mất bản sắc dân tộc và khó mà bảo tồn và phát triển
hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và lại càng khó lựa chọn, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại. Bản sắc là hồn dân tộc và do vậy mất bản sắc văn hóa
dân tộc chẳng khác nào một người khơng cịn thần sắc, không đủ bản lĩnh
vững vàng để chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Ở đây, chủ thể
phải biết ứng xử hài hịa để văn hóa Việt Nam khơng cự tuyệt các giá trị văn
hóa bên ngồi theo lối cực đoan, mà sẵn sàng tiếp thu một cách có ngun tắc,
khơng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa
truyền thống Việt nam với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là nhằm mục
đích xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bởi vì việc bảo tồn
16


và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống chính là để làm cho văn hóa đậm
đà bản sắc dân tộc, cịn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại chính là để xây
dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại và cũng góp phần trở thành tinh
hoa văn hóa nhân loại. Đó cũng là sự kết hợp chính sách đối nội với chính
sách đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực trong lĩnh vực văn hóa.
Trong lịch sử dân tộc, Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội tiếp thu những
giá trị từ nhiều nền văn hóa như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ chứa đựng
nhiều nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc như hiện nay. Do vậy, khi xử
lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân
tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phải kết hợp được giữa tính nguyên
tắc với tính linh hoạt, nghĩa là việc bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa

truyền thống dân tộc phải trên cơ sở chủ động tiếp thu có chọn lọc những cái
hay, cái tiến bộ, tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới. Muốn
phát triển vững chắc, ngồi yếu tố mang tính quyết định là dựa vào nội lực,
tức là bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, thì đồng
thời phải quan tâm chú trọng đến nhân tố ngoại lực, tức là tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại. Việc giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế là một yếu tố quan
trọng trong quá trình phát triển văn hóa Việt Nam. Thơng qua giao lưu và hợp
tác văn hóa mà Việt Nam tiếp thu, nắm bắt được những thành tựu văn minh,
những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Mở rộng giao lưu văn hóa, hợp tác
quốc tế, Việt Nam có điều kiện để phát huy lợi thế so sánh của mình, đánh giá
được đúng mình và nhận thức được thế giới xung quanh để tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại, những tiến bộ của thế giới nhằm mục tiêu phát triển văn
hóa Việt Nam. Lênin đã từng nói phải dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt
của nước ngoài. Hợp tác, giao lưu văn hóa được tiến hành trên cơ sở độc lập,
tự chủ thực sự của quốc gia dân tộc. Ngày nay, trong quan hệ giao lưu văn
hóa, các nước phải thực hiện theo nguyên tắc: tôn trọng độc lập chủ quyền
của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, bình đẳng

17


và cùng có lợi, tự chủ, tự quyết. Nguyên tắc này là cơ sở trong giao lưu văn
hóa giữa các nước.
Trong văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bên cạnh những yếu tố
vốn kế thừa từ truyền thống văn hóa dân tộc, cũng có những yếu tố tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại. Chính nhờ sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc
làm cho nhiều giá trị của bản sắc dân tộc ta được khẳng định, đồng thời qua
đó chúng ta học hỏi, tiếp thu, bổ xung thêm nhiều giá trị mới, làm cho bản sắc
văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng hơn. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội
nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam chủ động giao lưu văn hóa và phát huy

những lợi thế so sánh của mình, giới thiệu với thế giới những tiềm năng,
thành tựu văn hóa, những hình ảnh về đất nước, về con người Việt Nam, đồng
thời vừa là điều kiện để Việt Nam có thể tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhận loại
làm phong phú , đa dạng và hồn thiện hơn nền văn hóa Việt Nam.
Mở cửa giao lưu văn hóa, hợp tác với bên ngồi sẽ đón nhận, chọn lọc,
tiếp thu nhiều cái tốt, cái tích cực, nhưng cũng phải đối mặt với khơng ít cái
xấu, cái tiêu cực. Tuy nhiên, khơng vì lo sợ cái xấu, cái tiêu cực để rồi chúng
ta đóng cửa, sống biệt lập. Cách làm như vậy khơng những kìm hãm sự phát
triển mà cịn khơng khẳng định được bản sắc dân tộc, không phát huy được
sức mạnh nội sinh, khơng loại bỏ được yếu tố mang tính lạc hậu, bảo thủ.
Bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc phải đi
liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong văn hóa tư tưởng, phong tục tập quán, lề
thối cũ. Trong truyền thống văn hóa dân tộc có những đặc điểm mang tính
tích cực của thời điểm này, nhưng ở thời điểm khác lại khơng cịn phù hợp, có
những nội dung được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác , song cũng có
những yếu tố trở nên lỗi thời, khơng cịn phù hợp cần được gạt bỏ. Truyền
thống văn hóa dân tộc cần luôn luôn được phát huy, bổ sung, thay thế, hoàn
thiện cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Muốn phát huy, bổ
sung, thay thế, hoàn thiện văn hóa truyền thống dân tộc có thể tiến hành bằng
18


nhiều con đường, nhưng trong đó khơng thể thiếu con đường tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại.
Xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phải kết hợp với việc
giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ với chủ động, tích cực hợp tác
quốc tế. Độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là những nội
dung hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc ta. Xử lý vấn đề
này và vấn đề về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa

truyền thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa phải xử lý
đồng thời, có kết hợp với nhau. Nếu chỉ chú trọng một trong hai mặt đó thì
đều khơng có lợi cho sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa của chúng ta.
Về hai mối quan hệ này đang còn những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng
càng mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, trong đó có giao lưu, hợp tác văn hóa,
tiếp thu tinh hoa nhân loại thì càng khó khăn cho việc bảo vệ nền độc lập, tự
chủ, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Ý kiến này có cái nhìn
khá nặng nề, cứng nhắc, bi quan về việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Ý kiến khác lại cho rằng chủ động ,
tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu mạnh tinh hoa văn hóa nhân loại khơng có
ảnh hưởng tiêu cực gì đến vấn đề độc lập, tự chủ, bảo tồn và phát triển hệ giá
trị văn hóa truyền thống dân tộc. Cách nhìn này phiến diện, chủ quan, khơng
thấy hết những khó khăn, phức tạp trong hợp tác hội nhập, đặc biệt trong lĩnh
vực văn hóa.
Độc lập, tự chủ, bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa
văn hóa nhân loại có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau.
Trong mối quan hệ này thì độc lập, tự chủ, bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn
hóa truyền thống dân tộc là cái quyết định, là cơ sở vững chắc để mở rộng
hợp tác, giao lưu quốc tế có hiệu quả, và ngược lại chính việc chủ động, tích
cực hội nhập quốc tế, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở
19


những nguyên tắc nhất định là điều kiện quan trọng để phát triển, củng cố và
giữ gìn độc lập, tự chủ quốc gia và bảo tồn, phát triển hệ giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc. Xử lý hài hịa những mối quan hệ này sẽ giúp nước ta
phát huy được tiềm năng lợi thế so sánh của mình, vừa tranh thủ được các
điều kiện, các nguồn lực bên ngoài đề phát triển.
KẾT LUẬN

Văn hóa là nền tảng, là mục tiêu, động lực tinh thần xã hội. Khi văn
hóa được gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội thì trở
thành sức mạnh nội sinh rất quan trọng của phát triển.
Trong thời hiện đại, trong bối cảnh mở cửa, hội nhập, giá trị và sức
mạnh của tinh thần yêu nước, thương người, vị tha, nhân ái,… ấy cũng phải
phát huy và đồng thời cũng cần khắc phục những hạn chế của chính giá trị
này, sao cho cố kết cộng đồng không bao giờ buông lỏng mà tự do cá nhân
cũng không thể xem thường. Ngày nay, trong kinh tế thị trường, trong phát
triển để vượt qua cái nghèo vươn tới giàu có, khi cá nhân và lợi ích cá nhân
được đề cao, thậm chí phát triển thái quá thành chủ nghĩa cá nhân cực đoan...
thì những giá trị trong văn hóa truyền thống đó khơng tránh khỏi những thách
thức. Vì vậy, việc xây dựng quan niệm mới về giá trị, đổi mới nhận thức về
giá trị văn hóa truyền thống, chú trọng giáo dục văn hóa, đặc biệt là giáo dục
giá trị để hướng dẫn dư luận và thực hành trong lối sống, trong đời sống văn
hóa là một địi hỏi bức xúc, cần thiết. Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống Việt Nam ngày càng trở nên hết sức quan trọng, vì nó góp phần vào
thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập
quốc tế, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung thực hiện:
- Trong quá trình bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại thì sự lúng túng chính là tiêu
20


chí để thực hiện hai việc đó. Mặc dù chúng ta đã nói tới tiêu chí đó, nhưng
chưa rõ ràng, minh bạch, chưa chặt chẽ, hệ thống. Vì vậy, việc cần làm ngay
chính là phải nghiên cứu để xác định tiêu chí của những giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc và tiêu chí xác định tinh hoa văn hóa nhân loại để thấy rõ cái
nào cần kế thừa, tiếp thu, cái nào cần loại bỏ. Trong quá trình đổi mới và hội

nhập quốc tế, hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc có nhiều biến đổi cả
trong nhận thức và cả trong thực tế do sự tác động từ nhiều phía. Do đó có
phần nào rối loạn, khơng biết đâu là những giá trị văn hóa đích thực hay
những giá trị giả. Từ đó dễ nảy sinh hiện tượng sùng ngoại, ăn sống nuốt tươi
những cái từ bên ngồi, hoặc sùng cổ, coi cái gì của mình cũng tốt. Chính vì
thế mà vấn đề hàng đầu hiện nay là đưa ra được tiêu chí xác định hệ giá trị
văn hóa truyền thống dân tộc và tiêu chí đánh giá tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Dân dần tiến tới xây dựng một hệ thống quan điểm chỉ đạo tương đối
thống nhất trong việc giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn, phát triển hệ giá trị
văn hóa truyền thống dân tộc với lựa chọn, tiếp thu văn hóa nhân loại. Hiện
nay còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Trước hết là cần thống
nhất về tầm quan trọng của hai nhiệm vụ: nhiệm vụ bảo tồn và phát triển hệ
giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và nhiệm vụ tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại. Đồng thời cần thấy cả tầm quan trọng của việc kết hợp chặt chẽ
giữa hai nhiệm vụ đó. Tiếp đến là cần nhận thức đúng cơ hội và thách thức.
Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế vừa tạo ra cơ hội vừa có những thách thức
đối với văn hóa Việt Nam. Nếu chỉ thấy cơ hội thuận lợi để mất cảnh giác, sơ
hở thì sẽ phải trả giá lớn, nếu chỉ thấy những nguy cơ, những thách thức đe
dọa để run sợ, mất tinh thần, khơng cịn tỉnh táo nữa, rồi quay trở lại chính
sách bế quan tỏa cảng, đóng cửa, khơng hội nhập quốc tế thì đất nước sẽ trở
nên lạc hậu, khơng cịn lối ra nào thì sẽ bị diệt vong.
- Phải bình tĩnh phân tích, đánh giá tình hình và chấp nhận thua thiệt.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, về khách quan cả về thế và lực của Việt
Nam đều còn rất hạn chế. Ở đây đòi hỏi một bản lĩnh vững vàng của những
21


nhà lãnh đạo, quản lý và những nhà nghiên cứu trong việc phân tích, đánh giá,
lựa chọn về chiến lược, về chính sách, về đối sách cụ thể đối với cả cơ hội và
thách thức. Không nên dao động từ cực này sang cực khác, do vị thế của mình

nên phải chấp nhận thua thiệt để được cái lớn hơn.
- Phải đấu tranh để đối thoại và hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tơn
trọng lẫn nhau. Đảng ta chủ trương vừa hợp tác vừa đấu tranh trên tất cả các
lĩnh vực. Riêng trong lĩnh vực văn hóa lại càng phải thực hiện đối thoại, hợp
tác bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau. Đó là một trong những biện pháp hữu
hiệu để tăng cường kiến thức, hiểu biết, tránh hiểu lầm, và xung đột giữa các
quốc gia, dân tộc.
- Thực hiện tính thống nhất và tính đa dạng trong hội nhập văn hóa
quốc tế. Việt Nam vừa có trách nhiệm bảo tồn, phát triển hệ giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc lại vừa có trách nhiệm đóng góp xây dựng những giá trị
văn hóa chung của thế giới. Ở đây, có sự tác động qua lại biện chứng giữa yếu
tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh của q trình phát triển văn hóa. Điều quan
trọng là làm sao xử lý đúng đắn mối quan hệ ấy trong giao lưu văn hóa. Chủ
thể quan trọng nhất trong việc xử lý vấn đề này trước hết là Đảng, Nhà nước,
đặc biệt là bộ phận những người làm công tác quản lý văn hóa phải làm sao
để mọi người Việt Nam vừa kế thừa được hệ giá trị văn hóa truyền thống dân
tộc, vừa tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại. Nội sinh và ngoại sinh, dân
tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại luôn luôn được đặt ra trong q trình
giao lưu văn hóa. Một mặt là chúng ta đổi mới, tăng cường việc giới thiệu,
truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế
giới. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại,
hợp tác quốc tế lĩnh vực văn hóa, để thế giới hiểu đúng về đất nước, con
người Việt Nam; thực tế nhiều nước trên thế giới họ rất thiếu thông tin, chưa
hiểu đầy đủ về đất nước, con người Việt Nam.
- Hiện nay, nhiều nước lớn với ưu thế về tài chính, nhất là với những
phương tiện hiện đại của truyền thông, đang có ý đồ "xâm lược về văn hóa",
22


đưa văn hóa từ bên ngồi xâm nhập vào nội địa các nước, lấn át nền văn hóa

bản địa, phổ biến lan tràn nhiều văn hóa phẩm phản văn hóa. Vì vậy, phải
ngăn chặn và đấu tranh chống lại sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại,
bảo vệ văn hóa dân tộc. Bảo vệ văn hóa dân tộc cần thiết, nhưng không phải
là phục hồi tràn lan văn hóa quá khứ, thiếu "gạn đục khơi trong". Cần nhớ
rằng tác động của truyền thống mang tính hai mặt : vừa mang tính tích cực,
góp phần tạo nên sức mạnh và là chỗ dựa không thể thiểu của Việt Nam trên
con đường phát triển, lại vừa là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự duy trì và
làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện lịch sử xã hội đã
thay đổi, và do đó nó có thể là vật kìm hãm, níu kéo sự phát triển của nước ta.
Vì thế , cần chống lại cả bại khuynh hướng: hoặc tuyệt đối đối hóa hoặc phủ
định sạch trơn truyền thống văn hóa dân tộc.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xã hội học văn hóa. Tác giả: Mai Văn Hai – Mai Kiệm. Nxb Khoa
học xã hội. Hà Nội – 2003.
2. Văn hóa và hiện đại hóa - nhìn trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.
Tác giả: PGS.TS. Bùi Thế Cường. Tạp chí Khoa học xã hội, số 7-2008.
3. Bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt. Tác giả:
GS.TS. Dương Phú Hiệp.
Website:tonvinhvanhoadoc.vn
4. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong q trình phát
triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế. Tác giả: Hoàng Thị Hương, đăng trên
Tạp chí Cộng sản Số 18 (210) năm 2010.
5. Tạp chí Xã hội học, số 3 (91) -2005.

24



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I. Các khái niệm............................................................................................2
1. Văn hóa là gì?........................................................................................2
2. Giá trị.....................................................................................................4
3. Chuẩn mực............................................................................................4
4. Biểu tượng.............................................................................................5
5. Bản sắc văn hố.....................................................................................5
6. Bảo tồn văn hóa: ..................................................................................5
II. Bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt.......................6
1. Hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.................................................6
1.1. Văn hóa là hoạt động sáng tạo và là hệ thống các giá trị do chính
con người tạo ra trong mỗi thời đại lịch sử..............................................6
1.2. Con người sản xuất và sáng tạo ra văn hóa đồng thời văn hóa đã
phát triển và hồn thiện con người, định hình bản chất người và nhân
tính của nó.................................................................................................7
1.3. Các giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện hiện đại hóa xã hội
địi hỏi phải thấm nhuần quan điểm và phương pháp biện chứng về phát
triển...........................................................................................................9
2. Bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt......................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................24

25


×