Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng No &PTNT quận Cầu Giấy pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.08 KB, 59 trang )

Luận văn
Giải pháp nâng cao chất
lượng tín dụng tại Ngân hàng
No &PTNT quận Cầu Giấy
Chuyên đề tốt nghiệp - 2 - Học Viện Ngân Hàng
MỤC LỤC
Lời Mở Đầu
Trong điều kiện hiện nay, kinh tế thế giới đang phát triển với xu
hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa. Nền kinh tế với khoa học kĩ thuật hiện
đại, song hành là sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể trong nền kinh tế và
giữa các quốc gia với nhau.
Việt nam là một nước có nhiều tiềm năng, đứng trước ngưỡng cửa của
nền kinh tế thế giới, một yêu cầu khách quan và cấp bách đối với nước ta là
phải nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của mình để hội nhập ngày càng
sâu rộng và có hiệu quả. Đảng và chính phủ ta đã có rất nhiều các chính sách
biện pháp để đưa nền kinh tế nước nhà đi lên. Và một nền kinh tế phát triển
không thể thiếu một hệ thống tài chính ngân hàng thực hiện có hiệu quả chức
năng của nó. Một trong những biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh là
lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng.
Hiện nay hoạt động ngân hàng nước ta càng ngày càng hoàn thiện ứng
dụng khoa học kĩ thuật, sản phẩm dịch vụ đa dạng và hoạt động với hiệu quả
cao. Hoạt động ngân hàng mà đặc biệt là họat động tín dụng được đảm bảo
an toàn, hiệu quả thì sẽ có những đóng góp tích cực vào việc ổn định và cải
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 3 - Học Viện Ngân Hàng
thiện môi trường kinh tế vĩ mô: kiềm chế lạm phát, duy trì nhịp độ tăng
trưởng nền kinh tế.
Ngân hàng N
O
&PTNT quận Cầu Giấy được tách ra từ ngân hàng N
o


&PTNT Hà Nội, họat động của Ngân hàng N
o
&PTNT quận Cầu Giấy trong
thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng quan tâm: dư nợ cho vay tăng
qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn giảm, các dịch vụ ngân hàng phát triển, thu
phí dịch vụ kinh doanh ngoại tệ ngày càng tăng. Tuy nhiên bên cạnh đó còn
có những tồn tại khó khăn. Đặc biệt trong họat động tín dụng, một hoạt động
chủ yếu của ngân hàng và cũng chứa rất nhiều rủi ro.
Chất lượng tín dụng không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản lí
ngân hàng mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội vì đây là tín hiệu tổng
hợp vừa phản ánh trình độ hoàn thiện pháp luật theo cơ chế thị trường trong
quản lí kinh tế nói chung và họat động quản lí ngân hàng nói riêng, vừa phản
ánh sự lớn mạnh của một ngân hàng và những mặt còn tồn tại trong quản lí
điều hành. Như vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng, vấn đề này
đã và đang được đặt lên vị trí quan trọng trong công tác quản trị ngân hàng.
Do vậy em chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng No &PTNT quận Cầu Giấy”.
1: Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Đề tài đề cập đến những lí luận cơ bản của hoạt động tín dụng, nêu bật
vai trò của tín dụng của ngân hàng thương mại từ đó thấy tầm quan trọng của
chất lượng tín dụng trong họat động kinh doanh ngân hàng.
Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng chất lượng tín dụng
tại Ngân hàng No &PTNT quận Cầu Giấy để thấy được những tồn tại, tìm ra
nguyên nhân và biện pháp, kiến nghị cơ bản về chế độ chính sách… Nhằm
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 4 - Học Viện Ngân Hàng
củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh
doanh ngân hàng.
2: Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động tín dụng là phạm trù rộng nhưng bài viết này chỉ đề cập

đến chất lượng tín dụng ở góc độ cho vay thuần túy. Phạm vi nghiên cứu liên
quan đến hoạt động tín dụng ở ngân hàng thương mại và Ngân hàng No
&PTNT quận Cầu Giấy.
3: Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biên chứng duy vật lịch sử,
phân tích, hệ thống thu thập thông tin tin học tổng kết thực tiễn.
4: Kết cấu của đề tài.
Mở đầu
Chưong 1: Tín dụng ngân hàng và vấn đề nâng cao chất lượng tín
dụng của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng ở Ngân hàng No &PTNT
quận Cầu Giấy.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng No
&PTNT quận Cầu Giấy.
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 5 - Học Viện Ngân Hàng
CHƯƠNG I
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHÂT LƯỢNG
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1: Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền
kinh tế.
Khái niệm TDNH: Là quan hệ kinh tế giữa bên cho vay (ngân hàng và
các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân doanh nghiệp và các chủ thể
khác) trong đó bên đi vay sử dụng trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận.
Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho bên cho vay khi đến
hạn thanh toán.
Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng nó ra đời dựa trên sự phát
triển của hình thức tín dụng vì vậy mà nó mang đầy đủ các vai trò tầm quan
trọng của tín dụng trong nền kinh tế. Nhưng tín dụng ngân hàng ra đời còn
dừa trên sự phát triển của hệ thóng ngân hàng, ngân hàng

1.2: Chất lượng tín dụng và sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng
của ngân hàng thương mại.
1.2.1: Khái niệm về chất lượng tín dụng.
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 6 - Học Viện Ngân Hàng
Chất lượng tín dụng chính là kết quả các khoản tín dụng mà người
vay thực hiện đúng cam kết vay tiền, Ngân hàng thì thu được khoản vay với
gốc và lãi đúng hạn.
Từ khái niệm trên cho thấy một khoản tín dụng ngân hàng được coi là có
chất lượng khi khoản vay đó thực hiên theo nguyên tắc tín dụng, là việc hoàn
trả cả gốc và lãi đúng hạn. Đây là quan niệm tổng quát về chất lượng tín
dụng ngân hàng song một quan hệ tín dụng luôn luôn có sự ảnh hưởng tới
ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Để có thể hiểu rõ hơn chất lượng tín
dụng ta xem xét biểu hiện của nó trên các khía cạnh sau.
Đối với ngân hàng thương mại: Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm
vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân
hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường. Đối với ngân hàng
nhỏ thì nên cấp tín dụng với mức độ và trong phạm vi nhất định để thỏa mãn
một cách tốt nhất nhu cầu cuả khách hàng.
Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở chỗ tín dụng
phát ra phải có lãi suất và kì hạn hợp lý, thủ tục đơn giản thuận tiện thu hút
được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.
Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Tín dụng phục vụ sản xuất và
lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm khai thác khẳ
năng tiềm tàng trong kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất,
giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.
1.2.2: Các tiêu thức đánh giá chất lượng tín dụng
Tổng dư nợ:
Tôngr dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền
kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn

Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 7 - Học Viện Ngân Hàng
trung hạn và dài hạn…Tổng dư nợ thấp chứng tỏ họat động tín dụng của
ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng tiếp thị kém và trình độ cán
bộ nhan viên thấp…Mặc dù vậy không có nghĩa chỉ tiêu này cao thì chất
lượng tín dụng càng cao.
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 8 - Học Viện Ngân Hàng
Chỉ tiêu nợ quá hạn:
Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không
hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả cho Ngân
hàng đúng hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm nợ quá hạn trên tổng dư nợ của
ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định thường là cuối tháng, cuối
quý hay cuối năm. Đây là chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất trong việc đánh
giá chất lượng tín dụng của một khoản tín dụng.
Được tính bằng công thức:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/tổng dư nợ
Theo thông lệ quốc tế, nếu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% tổng dư nợ hàng năm,
trong đó tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng số nợ quá hạn thấp thì được coi là tín
dụng có chât lượng tốt, trên mức này là có vấn đề.
Mặt khác để đánh giá chính xác hơn chỉ tiêu nay người ta chia ra làm hai
loại:
_ Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi.
_ Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi
Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi = Nợ có khả năng thu
hồi/tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi =nợ không có khả
năng thu hồi/tổng dư nợ
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23

Chuyên đề tốt nghiệp - 9 - Học Viện Ngân Hàng
Hai chỉ tiêu này cho ta biết bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn
có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không co khả năng thu hồi. Do vậy
có thể đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng.
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.
Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng
năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín
dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Vòng quay vốn tín dụng = doanh số thu nợ/dư nợ bình quân
Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay
vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vay ngân hàng đã được luân chuyển
nhanh, tham gia vao nhiều chu kì sản xuất và lưư thông hàng hóa. Với một
số vốn nhất định, nhưng do vòng quay nhanh mà ngân hàng đã đáp ứng được
nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để đầu tư
vào các lĩnh vực khác. Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình tổ
chức quản lý vốn tín dụng tốt chất lượng tín dụng càng cao.
Chỉ tiêu thu nhập từ họat động cho vay:
Hoạt động tín dụng là họat động truyền thống của ngân hàng thương
mại mang laị phần lớn thu nhập lợi nhuận cho ngân hàng, mang đến sự tồn
tại và phát triển cho ngân hàng. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các
khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn đem lại lãi đảm bảo an
toàn của đồng vốn. Điều này cũng chứng tỏ sự ổn định nền kinh tế.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng =lãi từ hoạt động tín dụng/tổng
thu nhập
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 10 - Học Viện Ngân Hàng
Ta thấy rằng nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng đến việc giảm
và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ họat
động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp đó cũng không có ý nghiã. Chất
lượng tín dụng được nâng cao khi thật sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng

cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Thu nhập càng cao phản ánh khả năng
kinh doanh có hiệu quả, hiên nay các ngân hàng đang có các biện pháp để
nâng cao thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
Chỉ tiêu doanh số cho vay:
Doanh số cho vay phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối
với nền kinh tế, đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác tuyệt đối về họat động
cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng họat động tín dụng qua
các năm từ đó có cái nhìn một cách tổng thể thấy được nhừn khó khăn và
những thuận lợi của họat động tín dụng ngân hàng.Từ đó thấy được xu
hướng về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
Chỉ tiêu các quy chế thể chế tín dụng:
Ngoài các chỉ tiêu trên thì chất lượng tín dụng còn được đánh giá qua
việc đảm bảo các quy chế thể lệ tín dụng như cho vay một khách hàng, hệ số
an toàn vốn tối thiểu …
Giới hạn cho vay một khách hàng: Để đảm bảo khả năng thanh toán các
ngân hàng thương mại nào cũng chỉ được cấp tín dụng cho một khách hàng
không được vượt quá 15% vốn tự có.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ( hệ số Cook: Hc ): Chỉ tiêu này cho biết
một đồng vốn tự có bảo vệ cho bao nhiêu đồng tài sản có rủi ro của ngân
hàng thương mại. Nó được tinh bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = vốn tự có/tài sản qui đổi có bảo đảm
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 11 - Học Viện Ngân Hàng
Trên đây là những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng.
Dựa trên các chỉ tiêu đó ta có thể nhận định được chất lượng tín dụng ngân
hàng cao hay thấp. Tuy nhiên ta thấy rằng chất lượng tín dụng còn chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố và chúng ta cũng cần xem xét các nhân tố này để
có đánh giá chính xác về chất lượng tín dụng và có những biện pháp nâng
cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
1.2.3: Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng:

Đối với ngân hàng việc nâng cao chất lượng tín dụng là một vấn đề
cấp bách mà các nhà quản lí ngân hàng luôn quan tâm và tìm các biện pháp
nâng cao chất lượng tín dụng.
Tín dụng dựa vào lòng tin giữa khách hàng và ngân hàng vậy điều quan
trọng người sử dụng vốn phải trung thực hiểu biết và chấp hành pháp luật.
Đảm bảo chất lượng tín dụng là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các
ngân hàng bởi lẽ nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của
ngân hàng.
Một khi chất lượng tín dụng của món vay không đảm bảo đổ bể không
chỉ làm ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà nó có thể
gây ảnh hưởng dây chuyền tới sự ổn định của toàn hệ thống vì chúng có mối
quan hệ với nhau thông qua hệ thống thanh toán. Không chỉ như vậy hậu quả
của nó còn ảnh hưởng tới quyền lợi của người gửi tiền, tới ngân hàng ảnh
hưởng tới sự ổn định của toàn xã hội. Còn ngược lại khách hàng sử dụng
đúng mục đích và có hiệu quả thu lợi nhuận hoàn trả vốn cho ngân hàng
đúng thời hạn đảm bảo sự bền vững cho cả hai bên nền kinh tế tăng trưởng
xã hội ổn định. Đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ là một
khoản mục quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng mà còn là mục
tiêu mà các ngân hàng vươn tới.
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 12 - Học Viện Ngân Hàng
1.2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng:
1.2.4.1: Các nhân tố khách quan:
Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ
biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kì một sự biến động của hoạt động
kinh tế nào cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh
vực còn lại. Ngân hàng là chủ thể trung gian của nền kinh tế hoạt động của
ngân hàng thương mại có thể là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực của nền kinh
tế. Vì vậy sự ổn định của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng mạnh đến ngân hàng đặc

biệt là hoạt động tín dụng.
Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ làm ảnh
hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Một nền kinh tế phát triển ổn định,
tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất
lượng cao.
Chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong
thời kì kinh tế suy thoái, sản xuất vượt quá nhu cầu của nền kinh 0tế dẫn tới
đình trệ trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng gặp
nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp không phát triển được hoạt động kinh
doanh không có hiệu quả thì việc trả nợ cho ngân hàng là khó khăn. Điều đó
ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
Nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước
Chính sách lãi suất cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín
dụng của ngân hàng. Trong trường hợp lãi suất thị trường tăng lên xu hướng
khách hàng vay chưa muốn trả nợ mà muốn dùng vốn đó cho việc sử dụng
kế hoạch sản xuất kinh doanh kế tiếp gây khó khăn cho việc thu nợ của ngân
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 13 - Học Viện Ngân Hàng
hàng. Còn khi lãi suất giảm xuống khách hàng có xu hướng trả nợ trước thời
hạn làm giảm thu nhập của ngân hàng, từ đó làm giảm chất lượng tín dụng.
Các chính sách của nhà nước ổn định hay không ổn định cũng làm ảnh
hưởng tác động đến chất lượng tín dụng. Khi các chính sách này không ổn
định, sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, từ đó gây trở ngại cho ngân hàng và ngược lại.
Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh
tế, nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động
kinh doanh nói chung gặp khó khăn. Ngược lại nó phù hợp với thực tế khách
quan thì sẽ tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh và cũng từ đấy tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng hoạt động có
hiệu quả hơn. Như vậy nhân tố pháp luật có vị trí rất quan trọng đối với hoạt

động kinh doanh nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng, đặc biệt là
chất lượng tín dụng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín
dụng tuân thủ pháp luật một các nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem
lại lợi nhuận cho cả hai bên.
Môi trường xã hội:
Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin. Nó là cầu nối
giữa ngân hàng và khách hàng. Nếu ngân hàng càng có uy tín với khách
hàng thì càng thu hút nhiều khách hàng hơn. Và ngược lại khách hàng có
được lòng tin từ phía ngân hàng thì càng được ưu đãi trong quan hệ vay vốn,
đây là điều kiện tiền đề để cải tiến chất lượng tín dụng.
Ngòai ra đạo đức xã hội cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
Trong trường hợp đạo đức tín dụng không tốt lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ
làm giảm bớt chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó trình độ dân trí chưa cao sẽ
làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 14 - Học Viện Ngân Hàng
Môi trường tự nhiên;
Những biến động trong môi trường tự nhiên như: thiên tai, hạn hán lũ
lụt động đất hỏa hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng đặc biệt là trong ngành có liên quan. Vì vậy khi môi trường
tự nhiên không thuận lợi thì đầu tư vào nền kinh tế có thể dẫn đến rủi ro làm
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
1.2.4.2: Các nhân tố chủ quan (thuộc về ngân hàng).
Ngoài các nhân tố khách quan còn có các nhân tố chủ quan tác động
đến ngân hàng. Các nhân tố đó bao gồm:
Một là : chiến lược kinh doanh dài hạn: chiến lược của ngân hàng
thể hiện các mục tiêu dài hạn của ngân hàng đó. Ngân hàng cần lựa chọn
đường lối hoạt động và và phân bố các nguồn lực cần thiết để đạt mục tiêu
kinh doanh đề ra. Nếu không có chiến lược kinh doanh cụ thể, ngân hàng sẽ
luôn bị động trong hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt kế hoạch mar,

kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt
động tín dụng.
Hai là, chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là một hệ thống các
biện pháp nhằm để khuyếch trương hay hạn chế tín dụng, để đảm bảo mục
tiêu kinh doanh của mỗi ngân hàng. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho
mọi hoạt động tín dụng đi đúng hướng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự
thành công hay thất bại của một kế hoạch.
Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả
năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ
phương pháp đường lối chính sách của nhà nước và đảm bảo công bằng xã
hội. Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng còn tùy thuộc vào việc xây
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 15 - Học Viện Ngân Hàng
dựng chính sách của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không. Bất cứ
ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng tốt đều phải có chính sách tín
dụng khoa học phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng như của thị trường.
Ba là; quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng bao gồm nhiều bước
phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín
dụng. Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay,
kiểm tra trong khi vay cho đến khi thu hồi nợ. Chất lượng tín dụng có được
đảm bảo an toàn hay không phụ thuộc một phần vào việc thực hiện các quy
định các bước của quy trình nghiệp vụ tín dụng.
Bốn là; công tác tổ chức và chất lượng nhân sự của ngân hàng:
Nếu công tác tổ chức của ngân hàng được cụ thể hóa và sắp xếp một cách
khoa học, không bị chồng chéo có mối quan hệ chặt giữa các phòng ban trên
cơ sở tôn trọng nguyên tắc tín dụng thì hoạt động tín dụng được đảm bảo an
toàn. Hơn nữa phẩm chất và trình độ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định
đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và
hoạt động tín dụng nói riêng. Cán bộ tín dụng mà nắm vững nghiệp vụ
chuyên môn am hiểu pháp luật thì sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa được rủi ro

có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh.
Năm là; thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng có vai trò rất quan
trọng trong việc thẩm định, phân tích đánh giá khách hàng … Những thông
tin chính xác về khách hàng sẽ giúp cán bộ tín dụng ra quyết định cho vay
sáng suốt đúng đắn hơn. Thông tin càng đầy đủ chính xác kịp thời và toàn
diện thì nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng
hoạt động tín dụng. Tuy nhiên nếu thông tin không chính xác, phiến diện thì
sẽ dẫn đến rủi ro làm giảm chất lượng tín dụng.
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 16 - Học Viện Ngân Hàng
Sáu là; công tác kiêm tra hoạt động tín dụng: Thông qua công tác
này, Ban lãnh đạo ngân hàng có những thông tin thường xuyên về tình hình
tín dụng. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời các
sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng. Như vậy kiểm
tra định kì đột xuất giúp nâng cao chất lượng tín dụng.
Bảy là; năng lực của khách hàng: Đây là nhân tố quyết định đến
việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu năng lực của
khách hàng có hạn, họ không dự đoán được sự biến động của thị trường tăng
giảm không có kinh nghiệm trong việc sản xuất, giới thiệu quảng cáo sản
phẩm nên doanh nghiệp dễ gục ngã trong cạnh tranh. Tất cả đều làm cho
chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng. Và ngược lại, năng lực của khách hàng
càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn và sử dụng vốn
vay có hiệu quả.
Tám là; sự trung thực của khách hàng: Tính trung thực của khách
hàng quyết định rất lớn đến chất lượng tín dụng ngân hàng. Dù dự án có khả
thi đến mấy nhưng khách hàng chỉ lập ra để ra để vay vốn sử dụng cho mục
đích khác thì xác xuất xẩy ra rủi ro là lớn. Ngược lại nếu khách hàng trung
thực sử dụng vốn đúng mục đích thì sẽ làm tăng chất lượng tín dụng.
Chín là; rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng: Rủi ro
trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xẩy ra nếu việc tính toán, triển khai

dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không khoa học, không
thực hiện kĩ càng …Tuy nhiên, trong một số trường hợp các phương án sản
xuất kinh doanh, thí dụ như giá cả nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán
sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm ảnh
hưởng đến việc trả nợ ngân hàng và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Nếu
doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm thì sẽ gây khó khăn trong việc tiêu thụ
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 17 - Học Viện Ngân Hàng
sản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm việc trả nợ ngân
hàng về mặt thời gian.
Như vậy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng mỗi
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ở mỗi góc độ khác nhau và mức
độ khác nhau. Và để nâng cao chất lượng tín dụng thì vấn đề cơ bản là chúng
ta phải nắm chắc các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và biết vận
dụng sáng tạo mặt tích cực sự ảnh hưởng các nhân tố này. Chất lượng tín
dụng tốt sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của hoạt động ngân hàng.
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 18 - Học Viện Ngân Hàng
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CẦU GIẤY
2.1. Khái quát tình hình họat động kinh doanh của Ngân hàng No
&PTNT quận Cầu Giấy.
2.1.1 .Giới thiệu khái quát về Ngân hàng No &PTNT quận Cầu Giấy
No&PTNT Việt Nam ,Hội đồng quản trị NHNo&PTNT đã ra quyết
định số 28//HDQT-TCCB ngày 13/01/2006 mở chi nhánh ngân hàng No
&PTNT quận Cầu Giấy cơ sở nâng cấp chi nhánh cấp 2.
Nằm trên địa bàn quận cầu giấy đóng trụ sở chính tại số 99 Trần Đăng Ninh,
Ngân hàng No &PTNT quận Cầu Giấy có những lợi thế và khó khăn nhất
định trong hoạt động kinh doanh. Quận gồm 7 phường: Quan Hoa, Yên Hòa,

Trung Hòa, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Dịch Vọng diện tích là
15,56km
2
là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh của thành phố Hà Nội; diện tích
đất nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp, kéo theo những khu chung cư,
các cơ quan hành chính sự nghiệp, văn phòng các bộ các ngành, các trường
đại học cao đẳng. Điều này đã và đang làm thay đổi quận cầu giấy, với
những chuyển biến đáng mừng của địa phương làm cho Ngân hàng No
&PTNT quận Cầu Giấy có một môi trường hoạt động đầy tiềm năng.
Kinh tế địa phương với mũi nhọn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và
các hộ tư thương buôn bán nhỏ. Vì vậy đây sẽ là một thị phần tín dụng với
số đông các khách hàng với mức dư nợ không lớn.
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 19 - Học Viện Ngân Hàng
Địa bàn cầu giấy có 18 ngân hàng quốc doanh va ngoài quốc doanh
cùng hoạt động nên tính cạnh tranh gay gắt rất cao.
Trong thời gian qua có rất nhiều dự án trên địa bàn như dự án Vành đai 3, dự
án Trung hòa Nhân chính, đường Nguyễn Phong Sắc Nên nhu cầu về vốn
rất lớn và yêu cầu về xây dựng cơ bản cũng như nhu cầu về các dịch vụ xung
quanh dự án.
Ngân hàng No &PTNT quận Cầu Giấy là chi nhánh cấp 2 của NHN
O
& PTNT Việt Nam, chịu sự quản lý của ngân hàng N& PTNT Hà Nội.Năm
2008 toàn chi nhánh có 126 cán bộ trong biên chế,tổng số điểm giao dịch có
10 điểm bao gồm Hội sở chính và 9 phòng giao dịch.
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Cầu Giấy:
Phòng kế hoạch nguồn vốn:
Có nhiệm vụ thẩm định và cấp tín dụng cho thành phần kinh tế hay
khách hàng trong giới hạn phán quyết của chi nhánh, thường xuyên phân
loại nợ, phân tích nợ quá hạn và tìm cách khắc phục, tổng hợp và nộp các

báo cáo nghiệp vụ theo quy định hoạt động trong lĩnh vực tín dụng.
Phòng kế toán:
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo
quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và NHN
O
& PTNT Việt Nam.;
lập và nộp các báo cáo theo quy định, quản lý và sử dụng quỹ chuyên dùng,
quyết toán kế họach thu chi tài chính của chi nhánh, lưu trữ hồ sơ kế toán.
Phòng tổ chức hành chính nhân sự:
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng hàng quý của chi nhánh
và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 20 - Học Viện Ngân Hàng
được giám đốc chi nhánh phê duyệt, trực tiếp quản lý con dấu tại chi nhánh,
thực hiện công tác hành chính văn thư lưu trữ, lễ tân phương tiện giao thông,
bảo vệ y tế của chi nhánh, tư vấn pháp chế về các vấn đề liên quan đến
nghiệp vụ cũng như cán bộ nhân viên và tài sản của chi nhánh.
2.1.2.Khái quát về tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian
qua:
2.1.2.1.Về hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1:hoạt động huy động của ngân hàng No&PTNT Cầu Giấy
Đơn vị:Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Nguồn vốn huy
động
524 1881,5 2282
Nguồn vốn huy động được của ngân hàng ngày càng tăng lên nhanh
chóng diễn ra theo chiều hướng khả quan,năm sau tăng hơn năm trước,năm
2008 tổng nguồn vốn huy động được là 2282 tỷ đồng tăng 400,5 tỷ đồng so
với năm 2007,tốc độ tăng là 21,2%.Tăng 1758 tỷ đồng so với năm 2006,với

mức tăng 335,5%
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 21 - Học Viện Ngân Hàng
2.1.2.2.Về hoạt động sử dụng vốn
Bảng 2.2:hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng No&PTNT Cầu Giấy
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Dư nợ tín dụng 1011 1506,6
tỉ lệ% cho vay ngắn hạn 61,3 59,8
tỉ lệ% cho vay trung hạn 26,4 31
tỉ lệ% cho vay dài hạn 12,3 9,2
(Theo KQKD NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy năm 2008)
Đến 31-12-2008 dư nợ đạt 1.506,6 tỷ đồng,tăng 495,6 tỷ đồng so với năm
2007,tốc độ tăng trưởng đạt 49%.Đạt 107,6% kế hoạch năm 2008.Tăng
1293,6% so với năm 2006,tốc độ tăng trưởng đạt607%.Tốc độ tăng trưởng
bình quân qua các năm đạt 325% thể hiện khả năng tăng trưởng của ngân
hàng là cao.
2.1.2.3.Kết quả các hoạt động khác của ngân hàng:
Theo báo cáo KQKD NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy năm 2008:
- Phát hành L/C: 15.460.843 USD
- Thanh toán L/C: 32.208.012 USD
- Thanh toán nhờ thu: 6.979.369 USD
- Thanh toán biên mậu: 465.757 USD
Phí dịch vụ thu được: 1.226.631.000 VND
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 22 - Học Viện Ngân Hàng
- Doanh số mua ngoại tệ: 60.143.289 USD
- Doanh số bán ngoại tệ: 59.208.246 USD
Lãi linh doanh ngoại tệ: 4.144.536.000 VND
Thanh toán quốc tế ngày càng mở rộng.Số lượng các doanh nghiệp

thanh toán quốc tế qua chi nhánh ngày càng nhiều,đây là một dịch vụ hỗ trợ
tích cực cho việc mua bán ngoại tệ,do vậy phí thu được từ dịch vụ thanh toán
quốc tế ngày càng cao.Bên cạnh đó,dịch vụ thẻ ATM cũng phát triển mạnh
:tổng số thẻ ATM tính đến 31/12/2008 là 36.173 thẻ,với số dư 41.270 triệu
đồng,tăng 12.026 thẻ so với năm 2007,tốc dộ tăng trưởng 50%,số dư bình
quân đạt 1,14 triệu/thẻ.
Công tác ngân quĩ:Không để xảy ra sai xót hoạt động ngân quĩ đảm bảo
đúng qui trình,đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng.
2.2.Thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng No&PTNT chi
nhánh Cầu Giấy
2.2.1.Về chỉ tiêu tổng dư nợ:(tình hình dư nợ chung của ngân hàng)
Phản ánh khối lượng tín dụng mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại môt
thời điểm.Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Cầu Giấy trong những năm có
tổng dư nợ tăng lên đáng kể cứng tỏ khả năng cung ứng nguồn vốn ra nền
kinh tế là rất lớn và đạt những kết quả đáng chú ý:
Dư nợ năm 2006 của ngân hàng là 318 tỷ đồng,năm 2007 tổng dư nợ
tăng 693,6 tỷ với mức tăng 218%.;năm 2008 tổng dư nợ 1506,6 tỷ đồng tăng
495 tỷ so với năm 2007 với mức tăng là 49%.
Điều náy chứng tỏ ngân hàng đã có những bước phát triển đáng khích lệ.
Bảng 2.3.Tình hình dư nợ chung của ngân hàng No&PTNT
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 23 - Học Viện Ngân Hàng
quận Cầu Giấy
Đơn vị:Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Tăng giảm so với

2006
Năm
2008
Tăng giảm so
với 2007
Tuyệt
đối
Tỷ lệ %
Tuyệt
đối
tỷ lệ
%
Tổng dư nợ 318 1011,6 +693,6 +218 1506,6 +495 +49
1.Phân loại
theo loại
tiền
VND 251 830,6 +579,6 +231 1334,2 +513,6 +61,8
Ngoại tệ
quy đổi ra
VND
67 181 +114 +170 172,4 -8,6 -4,8
2.Phân loại
theo thời
gian
ngắn hạn 133,8 620 +486,2 +363 901 +281 +45,3
trung,dài
hạn
89,2 391 +301,8 +338 605,6 +314,6 +80,5
3.Phân loại
theo thành

phần kinh
tế
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 24 - Học Viện Ngân Hàng
Doanh
nghiệp
284 813 +529 +186 1314,4 +501,4 +61,7
Hộ,cá thể 70 198 +128 +183 192,2 -5,8 -3
(báo cáo KQKD của NH No&PTNT chi nhánh Cầu Giấy năm 2008)
2.2.2.Về chỉ tiêu nợ quá hạn:
Bảng 2.4:Bảng tổng kết dư nợ của ngân hàng
Đơn vị:Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Dư nợ Dư nợ Dư nợ
Tổng dư nợ
318 1011,6 1506,6
Nợ quá hạn
0,832 1,303 10,131
Dư nợ quá
hạn/tổng dư nợ
0,26% 0,13% 0,67%
Nợ quá hạn là những khoản vay có vấn đề,nợ quá hạn sẽ tạo ra những
hoài nghi về hoạt động tín dụng của ngân hàng hay ít nhiều cũng là việc xác
định không phù hợp các điều kiện cho vay như thời hạn trả nợ,phương thức
trả nợ.Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Cầu Giấy
trong mấy năm gần đây:
Năm 2006:832 triệu đồng
Năm 2007:1303 triệu đồng
Năm 2008:1506,6 triệu đồng

-Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ba năm của ngân hàng luôn ở mức
thấp hơn 1% cụ thể năm 2006:0,26%;năm 2007:0,13%;năm 2008:0,67%
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23
Chuyên đề tốt nghiệp - 25 - Học Viện Ngân Hàng
-Tỷ lệ quá hạn cuối mỗi năm tương đối thấp cho thấy dư nợ cuối năm
chủ yếu là các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán hoặc là các khoản nợ dã
được gia hạn.
-Ngoai ra,về tình hình nợ xấu:năm 2008 nền kinh tế nước ta diễn ra rất
phức tạp,chỉ số giá tiêu dùng tăng cao gây thiệt hai lớn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.Hoạt động của ngành ngân hàng gặp
nhiều khó khăn và rủi ro so với những năm trước đây.Nợ xấu của ngân hàng
No&PTNT chi nhánh Cầu Giấy năm 2008 chiếm tỷ trọng 2,7% tổng dư nợ.
Trong đó: -Nợ xấu,cá thể chiếm tỷ trọng 0,78% tổng dư nợ
-Nợ xấu của Doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 1,92% tổng dư nợ
Như vậy có thể thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh không ngừng
được cải thiện,chi nhánh đã tìm được những khách hàng tốt để cho vay,đồng
thời cũng tạo sự chắc chắn và an toàn trong hoạt động cho vay khách hàng
mặc dù khối lượng tín dụng không ngừng được mở rộng.
Sinh viên:Dương Thị Kiều Trinh Lớp:NHC_23

×