LUẬN VĂN:
Hoàn thiện công tác quản lý chi
NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT
tỉnh Nam Định
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là yếu tố then chốt mang lại sự phát triển bền
vững cho đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của GD & ĐT, Đảng và nhà
nước ta đã có những đầu tư thích đáng trong phạm vi NSNN có thể đáp ứng. Chi
NSNN, do vậy, đã trở thành động lực, là cơ sở phát triển quốc sách này; nhất là khi
mức độ xã hội hoá GD & ĐT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay chưa cao.
Xét trên phạm vi tỉnh Nam Định, chi từ NSNN cho ngành GD & ĐT không
những chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi NSNN trên địa bàn mà còn là khoản chi
cơ bản của ngành GD & ĐT tỉnh. Vì vậy, công tác quản lý chi ngân sách cho sự
nghiệp, GD & ĐT tỉnh Nam Định cần được quản lý chặt chẽ theo luật, khoa học, phù
hợp với điều kiện và khả năng cân đối ngân sách địa phương. Tuy nhiên, thực tế
những yêu cầu trên vẫn chưa được đáp ứng tốt; còn nhiều hạn chế, tồn tại trong quản
lý chi từ khâu xây dựng định mức, lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng nguồn
kinh phí cho đến khâu quyết toán chi ngân sách. Những tồn tại này bắt nguồn từ
nhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan lẫn chủ quan như: quan điểm hoàn thiện
công tác quản lý chi ngân sách; chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý tài chính
trong sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định…
Thực trạng này em lựa chon đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN
cho sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu của luận văn là: Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách cho
sự nghiệp GD & ĐT; Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cho ngành
GD & ĐT tỉnh Nam Định; Đề ra được phương hướng, giải pháp để hoàn thiện công
tác quản lý chi ngân sách trong ngành GD & ĐT tỉnh Nam Định.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Hoạt động quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quản lý chi thường xuyên ngân
sách trong sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận cơ bản được sử dụng đề nghiên cứu là phương pháp thống
kê, khảo sát, đối chiếu, phân tính, so sánh, biểu đồ, tổng hợp … và một số phương
pháp khác.
5. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn được kết cấu thành 3 chương; cụ thể, ngoài phần mở đầu, luận văn
gồm các chương:
Chương 1: Quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD & ĐT
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục và
đào tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho
sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định
CHƯƠNG 1:
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG SỰ NGHIỆP GIÁO
DỤC - ĐÀO TẠO
_____________
Chương 1 của Luận văn tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
1.1. Chi Ngân sách Nhà nước
Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN nhằm duy trì sự tồn tại,
hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước; đảm bảo thực hiện các chức năng
nhiệm vụ của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN phân phối các
nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến những mục đích sử
dụng cụ thể.
Chi thường xuyên là một bộ phận của chi NSNN. Nó phản ánh quá trình phân
phối và sử dụng các quỹ NSNN để thực hiện nhiệm vụ thường xuyên về quản lý kinh
tế xã hội của Nhà nước.
1.2. Chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT.
Những vấn đề nghiên cứu cơ bản ở nội dung này gồm:
(1) Khái quát về hệ thống GD & ĐT của Việt Nam.
(2)Vai trò của chi ngân sách với sự nghiệp GD & ĐT
(3) Đặc điểm của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục: Trong đó, Luận văn đã
chỉ ra được những đặc điểm chung và đặc điểm riêng của chi NSNN cho sự nghiệp
GD & ĐT; những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chi NSNN cho sự
nghiệp GD & ĐT.
(4) Nguồn kinh phí đảm bảo chi cho sự nghiệp GD & ĐT.
Gồm hai nguồn kinh phí chính là: Nguồn kinh phí do NSNN cấp và nguồn thu
từ các hoạt động sự nghiệp.
(5) Cơ cấu các khoản chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT.
Cơ cấu các khoản chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT được nghiên cứu ở các
góc độ sau đây:
Nếu xem xét theo mức độ phát sinh thì có thể phân các khoản chi cho sự
nghiệp giáo dục - đào thành hai nhóm là: Nhóm các khoản chi có tính thường xuyên
và nhóm các khoản chi không có tính chất thường xuyên.
Nếu xem xét cơ cấu các khoản chi cho sự nghiệp GD & ĐT dưới góc độ quỹ
lương thì có thể chia thành: Các khoản chi lương (bao gồm các khoản chi lương và
các khoản chi có tính chất lương) và các khoản chi khác.
Nếu xem xét cơ cấu chi cho sự nghiệp giáo dục theo khoản mục chi thì có thể
phân thành các nhóm sau: Chi cho cán bộ, giáo viên và lao động hợp đồng; Chi cho
học sinh, sinh viên: Chi học bổng, trợ cấp xã hội, tiền thuởng; chi cho các hoạt động
văn hoá thể dục thể thao của học sinh, sinh viên; Chi quản lý hành chính; Chi nghiệp
vụ giảng dạy, học tập Các khoản mục chi khác theo quy định.
1.3. Quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD & ĐT.
Đây là nội dung trọng tâm của chương I và được nghiên cứu ở các điểm cơ
bản sau đây:
Một là. Những nguyên tắc quản lý chi ngân sách trong sự nghiệp
GD & ĐT. Trong đó, trình bày những nguyên tắc cơ bản là:
Nguyên tắc quản lý theo dự toán;
Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả;
Nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ về tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách;
Nguyên tắc đảm bảo chi trả trực tiếp qua kho bạc nhà nước;
Thứ hai là. Các nội dung quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD & ĐT.
Là một bộ phận của NSNN, công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD &
ĐT cũng được quản lý theo ba khâu: Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách
nhà nước. Các nội dung cụ thể của từng khâu được Luận văn phân tích khá kỹ trên cơ
sở của Luật NSNN.
Thứ ba là. Một số phương pháp quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD & ĐT.
Luận văn nghiên cứu một số phương pháp cơ bản là:
Phương pháp quản lý và cấp phát theo theo dự toán;
Phương pháp quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT bằng định mức chi.
Có hai loại định mức cơ bản là: Định mức chi tiêu tổng hợp và Định mức chi tiêu cho
từng mục chi.
Phương pháp khoán chi.
Phương pháp quản lý theo cơ cấu chi ngân sách.
Thứ tư là. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT.
Trong đó, trình bày một số nhân tố ảnh hưởng chính là: Nhóm nhân tố về cơ chế
chính sách, nhóm nhân tố về trình độ cán bộ; các nhân tố về môi trường làm việc; sự
phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý, điều hành chi NSNN cho
sự nghiệp GD & ĐT
1.4. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho sự
nghiệp GD & ĐT.
Cần phải hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp
GD & ĐT vì một số lý do sau đây:
Một là. Chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT là công cụ đắc lực giúp nhà nước
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp GD & ĐT. Tuy nhiên, công
cụ đó chỉ thực sự hiệu quả nếu công tác quản lý chi ngân sách được thực hiện tốt,
đảm bảo được các yêu cầu của công tác chi NSNN như: Chi đúng mục đích, đúng kế
hoạch, bám sát vào dự toán được duyệt, chi tiết kiệm hiệu quả….
Hai là. Xuất phát từ đặc thù của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản
chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN; nội dung các khoản chi cho sự nghiệp
GD & ĐT rất đa dạng với nhiều khoản chi khác nhau; các qui định của nhà nước liên
quan đến chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT nhiều và phức tạp… do đó, nếu công
tác quản lý chi cho sự nghiệp GD & ĐT không tốt sẽ làm phát sinh thất thoát, lãng
phí các nguồn kinh phí.
Ba là. Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý tài chính nói chung và công tác
quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT nói riêng hiện đang tồn tại nhiều hạn
chế, tồn tại như: Lập kế hoạch chưa sát đúng thực tế; các tiêu chuẩn định mức phân
bổ ngân sách chưa phù hợp; quyền tham gia vào việc ra quyết định của các đơn vị
còn hạn chế… Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí còn thiếu
chặt chẽ, kém hiệu quả…;
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CHO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH NAM ĐỊNH
___________
Sau khi trình bày một số nét cơ bản về GD & ĐT tỉnh Nam Định, Chương 2
của Luận văn tập trung trình bày một số nội dung cơ bản sau:
2.1. Thực trạng chi ngân sách tỉnh Nam Định. Nội dung này tập trung nghiên cứu
một số vấn đề cơ bản là:
(1) Qui mô, tỷ trọng của chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT trong tổng chi thường xuyên
NSNN của tỉnh Nam Định; Định mức chi ngân sách tỉnh Nam Định; Dự kiến xu hướng tăng
trưởng chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT trong các năm tới. Số liệu nghiên cứu dựa trên bộ số
liệu quyết toán giai đoạn 2001-2005.
Biểu số 2.1: Mức chi ngân sách giai đoạn 2001-2005
Đơn vị tính: Triệu đồng
T
T
Nội dung
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
1 Chi sự nghiệp giáo
dục
243.400
272.900
348.200
379.000
447.500
2 Số học sinh bình
quân các năm
510.487
480.246
465.165
455.671
437.194
3 Mức chi/đầu học
sinh
0,48
0,57
0,75
0,83
1,02
Nguồn: Phòng quản lý ngân sách Sở Tài chính
(2) Cơ cấu chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT: Được đánh giá trên các góc
độ:
- Chi ngân sách giáo dục phân theo các cấp bậc học: Qua phân tích cho thấy cơ
cấu chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo là đi đúng hướng với mục tiêu chiến lược
giáo dục của quốc gia cũng như nỗ lực của tỉnh trong kế hoạch phổ cập giáo dục phổ
thông.
- Chi ngân sách GD & ĐT phân theo nội dung kinh tế: Phân thành 3 nhóm
chính:
Nhóm 1: Chi cho con người;
Nhóm 2: Chi cho mua sắm, sửa chữa nhỏ và chi phục vụ các chương trình mục
tiêu;
Nhóm 3: Chi nghiệp vụ chuyên môn và chi khác.
(3) Nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp GD & ĐT Nam Định.
Biểu số 2.2 dưới đây đề cập đến các nguồn kinh phí hình thành nên các khoản
chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2005.
Biểu số 2.2: Nguồn kinh phí cho sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Nam Định
Đơn vị tính: Triệu đồng
T
T
Nội dung
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
I Tổng số 227.783 276.839 348.200 379.000 447.500
1 NSNN cấp 209.506 256.630 327.889 357.455 423.611
2 Thu sự nghiệp 18.277 20.200 20.311 21.545 23.889
II Tỷ trọng 100% 100% 100% 100% 100%
1 NSNN cấp 92% 93% 94% 94% 95%
2 Thu sự nghiệp 8% 7% 6% 6% 5%
Nguồn: Báo cáo quyết toán tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2005
Qua các phân tích về nguồn kinh phí Luận văn kết luận: Nguồn kinh phí do
NSNN cấp đang thực sự là nền tảng vật chất quan trọng để phát triển sự nghiệp GD
& ĐT tỉnh Nam Định.
2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam
Định.
Nội dung này đề cấp đến các vấn đề cơ bản là:
(1) Mô hình quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định:
Nội dung này đã trình bày được mô hình công tác quản lý, cấp phát nguồn kinh phí
trong sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định dựa trên cơ sở quyết định phân cấp về
quản lý tài chính của UBND tỉnh Nam Định.
(2) Tình hình triển khai tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/NĐ-CP
của Chính phủ trong quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT:
Sau khi nêu bật vai trò và yêu cầu phải thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Luận văn đi sâu nghiên cứu
tình hình tổ chức thực hiện, những thành tựu đạt được và các hạn chế còn tồn tại
trong quá trình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo qui định của Nghị định
43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
(3) Thực trạng các nội dung quản lý chi ngân sách sự nghiệp
GD & ĐT tỉnh Nam Định:
Trên cơ sở kết hợp với những qui định của Nghị định
43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng các
nội dung quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT ở 3 khâu: Lập dự toán NSNN;
Chấp hành dự toán NSNN và Quyết toán NSNN.
Phương pháp trình bày được sử dụng trong nội dung này là sau khi trình bày
thực trạng của từng nội dung quản lý trong qui trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp
GD & ĐT, luận văn tiến hành rút ra những thành tựu và hạn chế của từng khâu trong
qui trình quản lý, trong đó nhấn mạnh đến các hạn chế còn tồn tại; Luận văn cũng chỉ
ra được nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó để làm cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp ở Chương 3.
(4) Nội dung kế tiếp của Chương 2 là đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý tài chính trong sự nghiệp GD & ĐT Nam Định. Qua những phân
tích đánh giá ở nội dung này có thể nhận thấy đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài
chính trong sự nghiệp GD & ĐT Nam Định vừa thiếu lại vừa yếu, đã gây ra những
hạn chế không nhỏ đối với quá trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CHO
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH NAM ĐỊNH
__________________
Chương 3 của Luận văn trình bày các nội dung cơ bản sau:
3.1. Định hướng phát triển giáo dục tỉnh Nam Định đến năm 2010
Phát triển nguồn nhân lực dựa trên cơ sở GD & ĐT là nhân tố quyết định đến
sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chủ đề này
xuyên suốt trong Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020 của tỉnh Nam Định. Nội dung cơ bản của định hướng phát triển sự nghiệp
GD & ĐT của tỉnh Nam Định đến năm 2010 là:
Quy hoạch và xây dựng mạng lưới trường lớp, quy mô phát triển giáo dục phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Giáo dục phát triển toàn diện con người, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm
mỹ, phát triển được năng lực cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề
nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đẩy mạnh xã hội hóa GD & ĐT; khuyến khích mở rộng các trường bán công,
các trường dân lập.
Thực hiện đổi mới trang thiết bị trường học; nâng cao chất lượng giảng dạy
trong nhà trường.
3.2. Quan điểm của tỉnh Nam Định trong việc hoàn thiện công tác quản lý
chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT. Việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân
sách cho sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam Định cần dựa trên một số quan điểm cơ bản
là:
Một là. Phải bám sát đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng, nhà nước, ngành, địa phương; định hướng phát triển giáo dục của Đảng bộ tỉnh
Nam Định. Cơ chế quản lý chi NSNN cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của Luật
NSNN.
Chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT phải gắn liền với công tác quy hoạch lại
mạng lưới GD & ĐT theo hướng xã hội hóa sự nghiệp GD & ĐT.
Hai là. Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT cần
tiến hành đồng thời với công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách hệ thống
tài chính công nói riêng. Cần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp trong
việc quản lý chi ngân sách cho GD & ĐT nhằm thực hàsnh triệt để Luật thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí.
Ba là. Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT cần
phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản:
Đảm bảo nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp GD & ĐT có tác động tích cực đến
hệ thống GD & ĐT của tỉnh.
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho GD & ĐT phải tiến hành trên
tất cả các khâu của chu trình quản lý ngân sách.
Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý.
3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD &
ĐT. Luận văn đề xuất 7 nhóm giải pháp cơ bản là:
Giải pháp 1. Giảm bớt áp lực đối với nguồn kinh phi do NSNN cấp thông việc
đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá GD & ĐT. Nhóm giải pháp này tập trung vào 2 điểm
chính là:
(1) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực giáo dục
- đào tạo.
(2) Tạo cơ chế để chuyển dần một số trường công lập sang hoạt động theo hình
thức trường ban công hoặc trường ngoài công lập.
Giải pháp 2. Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách cho sự nghiệp
GD & ĐT. Giải pháp này nhấn mạnh vào 2 điểm chính là:
Cần tăng dần qui mô chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT thông qua việc ổn
định tỷ lệ phân bổ ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT trong tổng chi ngân sách toàn
tỉnh.
Hoàn thiện cơ cấu nhóm mục chi thường xuyên theo hướng tăng dần tỷ trọng
chi nghiệp vụ.
Giải pháp 3. Nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính ở các đơn vị cơ sở
GD & ĐT thông qua đào tạo và ứng dụng công nghệ vào quản lý.
Giải pháp 4. Nâng cao chất lượng dự toán ngân ngân sách, đảm bảo dự toán
chi ngân sách sát thực hơn với thực tiễn. Trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu của việc
thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ trong khâu lập dự toán ngân
sách.
Giải pháp 5. Nâng cao hiệu lực quản lý ở khâu chấp hành ngân sách. Nhóm
giải pháp này đề xuất những giải pháp cụ thể ở các khâu phát nguồn kinh phí và khâu
quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí.
Giải pháp 6. Đổi mới và hoàn thiện công tác quyết toán và thẩm tra quyết toán
ngân sách. Giải pháp này nhấn mạnh quan điểm: Hoàn thiện khâu quyết toán chi
ngân sách cho GD & ĐT cần đi đôi với việc xác định rõ ràng thẩm quyền trách
nhiệm xét duyệt quyết toán của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản cấp trên và trách
nhiệm của thủ trưởng đơn vị.
Giải pháp 7. Tiếp tục triển khai và triển khai có hiệu quả hơn cơ chế tự chủ tài
chính trong các đơn vị sự nghiệp GD & ĐT.
KẾT LUẬN
Công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT là lĩnh vực nghiên
cứu rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay khi mà nhà nước đang tích cực triển khai
thực hiện cải cách tài chính công theo lộ trình của Chính phủ và gần đây là việc áp
dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP để tăng
cường tính tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Vì vậy trong quá trình nghiên
cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT tỉnh
Nam Định” đã cố gắng bám sát những thay đổi trong cơ chế quản lý của Chính phủ
nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng nhằm đề ra những giải pháp có tính thực
tiễn cho công tác quản lý chi ngân sách ở tỉnh Nam Định.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giúp cho việc làm rõ hơn cơ sở lý luận về chi
ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT . Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã cố gằng
đánh giá sát thực trạng quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp GD & ĐT tỉnh Nam
Định để là cơ sở đề xuất các giải pháp.
Thông qua những giải pháp, đề tài còn gợi mở những vấn đề đòi hỏi cần tiếp
tục nghiên cứu bổ sung như: Vấn đề câng cao hiệu quả áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục – đào tạo công lập; vấn đề thúc đẩy xã hội hoá
sự nghiệp GD & ĐT trong điều kiện thực tế ở Nam Định; vấn đề triển khai có hiệu
quả phần mềm quản lý tài chính trong sự nghiệp GD & ĐT
Nhận rõ khuyết điểm, phát huy kết quả đạt được, trong các nghiên cứu thời
gian tới, tác giả sẽ cố gắng bổ sung và hoàn thiện đầy đủ hơn nhằm nâng cao trình độ
bản thân hiệu và góp phần thúc đẩy sự hiệu quản công tác quản lý tài chính nói chung
ở tỉnh Nam Định./.