Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Các mối quan hệ trong quản lý nhân sự trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.16 KB, 13 trang )

QUAN HỆ NHÂN SỰ
❖ THI HÀNH KỈ LUẬT

Những căn cứ để thi hành kỉ luật.
Để xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động cần có hai căn cứ: hành vi vi phạm kỷ
luật lao động và lỗi của người vi phạm.
- Hành vi vi phạm kỷ luật lao động: khi xác định hành vi vi phạm kỷ luật lao
động của người lao động, người sử dụng lao động phải chỉ rõ nghĩa vụ vi
phạm; thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm… làm căn cứ để xử lý kỷ luật lao
động một cách chính xác, khách quan.
- Lỗi của người vi phạm: kgười lao động bị coi là có lỗi khi họ có đầy đủ các
điều kiện và khả năng thực hiện nghĩa vụ được giao nhưng họ đã không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ được giao.
(Căn cứ vào Thông tư số 3 của Bộ lao động ngày 28/02/1979 hướng dẫn về thi hành kỉ
luật lao động đối với công nhân, viên chức Nhà nước).
Tùy theo mức độ phạm lỗi mà người vi phạm kỷ luật lao động bị xử lý theo một trong các
hình thức sau:
- Khiển trách
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm cơng việc
khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức
- Sa thải.
Lưu ý khi thi hành kỉ luật.
Trong Bộ luật Lao động của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại chương III
Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất - Mục 1 Kỷ luật lao động có những điều cần lưu ý
như sau:
- Nội quy lao động
- Đăng ký nội quy lao động
- Hồ sơ đăng ký nội quy lao động
- Hiệu lực của nội quy lao động
- Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động


- Hình thức xử lý kỷ luật lao động
- Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động
Ngoài ra, khi xử lý kỉ luật, còn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

1


-

-

-

Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi
một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời thì chỉ
áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất;
Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy lao động
trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hay khả năng điều khiển hành vi của mình;
Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý
vi phạm kỷ luận lao động;
Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình cơng.

❖ BUỘC THƠI VIỆC

Tại điều 13 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về hình thức kỷ
luật buộc thơi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật
như sau:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tịa án kết án về hành vi tham


nhũng;
2. Khơng tn thủ quy trình, quy định chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp

và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng;
3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công

lập;
4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20

ngày làm việc trở lên trong một năm mà khơng có lý do chính đáng được tính
trong tháng dương lịch; năm dương lịch;
6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống

tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của
pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phịng, chống
tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.
Ngoài ra tại điều 14 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về hình
thức kỷ luật buộc thơi việc áp dụng đối với cơng chức có một trong các hành vi vi phạm
pháp luật như sau:
2


1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo.
2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền
4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20


ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức
thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp
5. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phịng, chống

tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống
tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
Nguyên tắc khi xử lý kỉ luật là khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.
Thái độ tiếp thu, sửa chửa và chủ động khắc phục hậu quả của người có hành vi vi phạm
là yếu tố xem xét tăng nặng hay giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỉ luật và không quan
tâm đến các yếu tố khác về cá nhân.
❖ XIN THƠI VIỆC

Khơng phải lúc nào nhân viên xin thôi việc cũng đồng ý. Mà phải căn cứ vào bộ luật lao
động, căn cứ vào hợp đồng lao động, và căn cứ vào tình hình thực tế cơng ty, trừ khi có
những lý do chính đáng.
Trong một số trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động theo quy định của bộ luật lao động khoản 3 điều 37 Bộ Luật lao động.
Người sử dụng lao động xét đến nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động điều 43 Bộ Luật lao động.
Các trường hợp Chấm dứt hợp đồng lao động được quy định ở điều 36 khoản 9 Bộ Luật
lao động.
Công nhân, viên chức nhà nước có thể xin thơi việc trong các trường hợp sau đây:
a. Khi cần thôi việc để vào học các trường lớp đào tạo cán bộ, công nhân
b. Khi gặp hồn cảnh khó khăn riêng

Đối với các trường hợp xin thơi việc trên, xí nghiệp cơ quan phải xem xét, cân nhắc kĩ
để giải quyết cho thỏa đáng. Thời hạn xét để trả lời đương sự không được chậm quá
30 ngày.
3



❖ THUYÊN CHUYỂN

Khái niệm
Thuyên chuyển là chuyển nhân viên đi làm hoặc cơng tác tại nơi khác hoặc vị trí khác và
nhân viên đó sẽ khơng quay về vị trí làm việc lúc trước nữa.
Các cách thuyên chuyển
-

Chuyển đến các bộ phận có cùng chức năng, quyền hạn.

-

Chuyển đến cương vị công tác mới khác với lĩnh vực chuyên môn.

Lưu ý:
-

Chọn đúng người.

-

Chọn đúng việc.

-

Khuyến khích đúng cách

❖ NGHỈ HƯU



Quy định nghỉ hưu đối với giáo viên

● Áp dụng theo Điều 46 Mục 7 thuộc Chương III của Luật Viên chức số 58/2010/QH12

do Quốc hội ban hành:
Chế độ hưu trí đối với viên chức:
-

Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và
pháp luật về bảo hiểm xã hội.

-

Trước 06 tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản
lý viên chức phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng,
tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức ra
quyết định nghỉ hưu.

-

Đơn vị sự nghiệp cơng lập có thể ký hợp đồng vụ, việc với người hưởng chế độ
hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người hưởng chế độ hưu trí có nguyện vọng;
trong thời gian hợp đồng, ngồi khoản thù lao theo hợp đồng, người đó được
hưởng một số chế độ, chính sách cụ thể về cơ chế quản lý bảo đảm điều kiện cho
hoạt động chun mơn do Chính phủ quy định.

4



● Áp dụng Điều 40 Mục 5 thuộc Chương III của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của

Chính phủ quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức:
Thủ tục nghỉ hưu
-

Thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng viên chức đủ tuổi nghỉ
hưu theo quy định.

+ Thời điểm nghỉ hưu được tính lùi lại khi có một trong các trường hợp sau:
+ Khơng q 01 tháng đối với một trong các trường hợp: Thời điểm nghỉ hưu trùng với
ngày nghỉ Tết Nguyên đán; viên chức có vợ hoặc chồng, bố, mẹ (vợ hoặc chồng), con từ
trần, bị Tịa án tun bố mất tích; bản thân và gia đình viên chức bị thiệt hại do thiên tai,
địch họa, hỏa hoạn;
+ Không quá 03 tháng đối với trường hợp bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận
của bệnh viện;
+ Khơng q 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần
chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện.
-

Viên chức được lùi thời điểm nghỉ hưu thuộc nhiều trường hợp quy định tại Khoản
2 Điều này thì chỉ được thực hiện đối với một trường hợp có thời gian lùi thời
điểm nghỉ hưu nhiều nhất.

-

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định việc
lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

-


Trường hợp viên chức khơng có nguyện vọng lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy
định tại Khoản 2 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
quản lý viên chức giải quyết nghỉ hưu theo quy định tại Điều này.

-

Trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2,
Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phải ra thông
báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu để viên chức biết và chuẩn bị người thay
thế.

-

Các quy định liên quan đến quyết định nghỉ hưu:

+ Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2,
Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức phải ra quyết
định nghỉ hưu;
5


+ Căn cứ quyết định nghỉ hưu quy định tại Điểm a Khoản này, cơ quan, đơn vị quản lý
viên chức phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành các thủ tục theo quy định để
viên chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu;
+ Viên chức được nghỉ hưu có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu và những công việc
đang làm cho người được phân cơng tiếp nhận ít nhất trước 03 ngày làm việc tính đến
thời điểm nghỉ hưu;
+ Kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu, viên chức được nghỉ hưu và
hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.



Quy định lương hưu đối với giáo viên

● Áp dụng các điều khoản tại Mục 4 Chương III trong Luật Bảo hiểm xã hội số

71/2006/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/06/2006:
Điều 50. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ
hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ
năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc cơng việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban
hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi
đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy
định.
2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm
đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân
đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật cơng an nhân dân có quy định khác;
b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến
đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban
hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
6



Điều 51. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng
bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên,
hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định
tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban
hành.
Điều 52. Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của
Luật này được tính bằng 45% mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm
xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm
năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm
2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của
Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước
tuổi quy định thì giảm 1%.
3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.
Điều 53. Điều chỉnh lương hưu
Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng
kinh tế. Mức điều chỉnh cụ thể do Chính phủ quy định.
Điều 62. Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng
hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
1. Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;
2. Xuất cảnh trái phép;
3. Bị Tồ án tun bố là mất tích.
7



● Áp dụng các điều khoản tại Mục 1 Chương IV trong Luật Bảo hiểm xã hội số

71/2006/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/06/2006:
Điều 70. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo
hiểm xã hội cịn thiếu khơng quá năm năm so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1
Điều này thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm.
Điều 71. Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình qn thu nhập tháng đóng
bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 76 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng
bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2%
đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện như quy định tại Điều 53 của Luật này
● Ngoài ra, 01/01/2016 sẽ áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể:
▪ Áp dụng các điều khoản tại Mục 4 Chương III trong Luật Bảo hiểm xã hội số

58/2014/QH13 do Quốc hội ban hành
Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này,
trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm
xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm
nghề hoặc cơng việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành

hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở
lên mà trong đó có đủ 15 năm làm cơng việc khai thác than trong hầm lị;
8


d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc
có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt
Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm
nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành
hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường,
thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm
đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc
biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản
1, điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này
khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức
thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b
khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng
lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao

động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ
đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61%
trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
9


2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ
việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61%
trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương
hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức
lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này
được tính bằng 45% mức bình qn tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại
Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi
năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ
điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình qn tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số
năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là
18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được
tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của
Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm
nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06
tháng thì khơng giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy
định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân
tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính
10


bằng 45% mức bình qn tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62
của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng
tính thêm 2%.
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này
bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3
Điều 54 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 57. Điều chỉnh lương hưu
Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu
dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Điều 64. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng
tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tịa án tun bố là mất tích;

c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất
cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết
định có hiệu lực pháp luật của Tịa án hủy bỏ quyết định tun bố mất tích thì ngồi việc
tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo
hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c
khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết
hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.
▪ Áp dụng các điều khoản tại Mục 1 Chương IV trong Luật Bảo hiểm xã hội số

58/2014/QH13 do Quốc hội ban hành
Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu
11


1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này
nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20
năm để hưởng lương hưu.
Điều 74. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức
lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này
được tính bằng 45% mức bình qn thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại
Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi
năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ

điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình qn thu nhập
tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm
đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là
18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được
tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
Điều 76. Thời điểm hưởng lương hưu
1. Thời điểm hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại Điều 72 của Luật này được
tính từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương
hưu theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.
Điều 78. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu

12


1. Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng
lương hưu theo quy định tại Điều 73 hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy
định tại Điều 77 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
2. Việc tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật này.

13




×