S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ DUNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG
THEO MÔ HÌNH “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN,
HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã ngành: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MINH HUẾ
THÁI NGUYÊN - 2013
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
kết quả nghiên cứu chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào. Tôi xin chịu trách
nhiệm hoàn toàn về luận văn của mình.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Dung
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng cảm ơn các thầy cô giáo ở Khoa
sau Đại học - Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, em xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ
Trần Thị Minh Huế - Ngƣời đã dành nhiều thời gian, công sức, tận tình chỉ bảo,
hƣớng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn: Các đồng chí lãnh đạo Phòng giáo dục -
Đào tạo Thành phố Hạ Long, các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
các trƣờng THCS: Lý Tự Trọng; Bãi Cháy; Bãi Cháy 2; Nguyễn Trãi; Kim Đồng -
thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh; xin chân thành cảm ơn bạn bè và ngƣời thân đã
tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá
trình điều tra, nghiên cứu.
Do thời gian và khả năng có hạn, dù bản thân đã có nhiều cố gắng song luận
văn khó tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý, phê bình, chỉ bảo
của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Dung
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3
5. Giả thuyết khoa học 3
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu 3
8. Cấu trúc luận văn 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THEO MÔ HÌNH “TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH
CỰC” Ở TRƢỜNG THCS 5
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2. Một số khái niệm công cụ 8
1.2.1. Hoạt động dạy học 8
1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học 9
1.2.3. Trƣờng học thân thiện - Học sinh tích cực 10
1.2.4. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng theo mô hình
THTT, HSTC 13
1.3. Một số vấn đề lý luận về mô hình THTT, HSTC 13
1.3.1. Mục tiêu 13
1.3.2. Yêu cầu 14
1.3.3. Nội dung 14
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
1.4. Hoạt động dạy học theo mô hình THTT, HSTC ở trƣờng THCS 16
1.4.1. Mục tiêu dạy học theo mô hình THTT, HSTC 16
1.4.2. Nội dung dạy học theo mô hình THTT, HSTC 17
1.4.3. Phƣơng pháp, phƣơng tiện DH theo mô hình THTT, HSTC 17
1.4.3.1. Phƣơng pháp 17
1.4.3.2. Phƣơng tiện 18
1.4.4. Hình thức tổ chức dạy học 19
1.4.5. Ngƣời dạy và ngƣời học 20
1.4.6. Kiểm tra, đánh giá 20
1.5. Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng theo mô THTT, HSTC ở trƣờng THCS 21
1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trƣởng trƣờng THCS trong quản lý HĐDH
theo mô hình THTT, HSTC 21
1.5.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của ngƣời hiệu trƣởng trƣờng THCS 21
1.5.1.2. Chức năng quản lý HĐDH của hiệu trƣởng theo mô hình THTT, HSTC ở
trƣờng THCS 22
1.5.2. Một số nội dung quản lý hoạt động dạy học theo mô hình THTT, HSTC 24
1.5.2.1. Xây dựng kế hoạch dạy học theo mô hình THTT, HSTC 24
1.5.2.2. Quản lý hoạt động dạy của GV 25
1.5.2.3. Quản lý hoạt động học của HS 26
1.5.2.4. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học 26
1.5.2.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học 27
1.5.3. Phƣơng tiện quản lý của hiệu trƣởng theo mô hình THTT, HSTC 27
1.5.3.1. Thể chế và quy định GD& ĐT 27
1.5.3.2. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực 28
1.5.3.3. Nguồn tài lực và vật lực 28
1.5.3.4. Hệ thống thông tin và môi trƣờng 28
1.5.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của hiệu
trƣởng theo mô hình THTT, HSTC 28
1.5.4.1. Những yếu tố bên trong nhà trƣờng 28
1.5.4.2. Những yếu tố bên ngoài nhà trƣờng 30
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
Kết luận chƣơng 1 31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC THEO MÔ HÌNH “TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH
CỰC” Ở TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH . 32
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 32
2.1.2. Mục tiêu khảo sát 32
2.1.2. Nội dung khảo sát 32
2.1.3. Khách thể khảo sát 32
2.1.3.1. Khái quát về công tác giáo dục và việc thực hiện phong trào xây dựng
THTT, HSTC ở các trƣờng THCS TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh 32
2.1.3.2. Số lƣợng và thành phần khảo sát 36
2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát và cách xử lý số liệu 36
2.2. Thực trạng hoạt động dạy học theo mô hình THTT, HSTC ở một số trƣờng
THCS thuộc TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh 37
2.2.1. Thực trạng về hoạt động dạy học của GV 37
2.2.1.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu DH của GV theo mô hình THTT, HSTC 37
2.2.1.2. Thực trạng thực hiện nội dung DH của GV theo mô hình THTT, HSTC 39
2.2.1.3. Thực trạng áp dụng PPDH, kỹ thuật DH theo mô hình THTT, HSTC 42
2.2.1.4. Thực trạng thực hiện tổ chức các hình thức DH của GV 44
2.2.1.5. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của HS 44
2.2.2. Thực trạng về hoạt động học của HS 47
2.2.2.1. Thực trạng việc xác định mục đích, động cơ học tập của HS 47
2.2.2.2. Thực trạng về phƣơng pháp học tập của HS 47
2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng theo mô hình
THTT, HSTC 49
2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động DH của hiệu
trƣởng theo mô hình THTT, HSTC 49
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động DH của giáo viên theo mô hình
THTT, HSTC 52
2.3.2.1. Thực trạng công tác bồi dƣỡng năng lực tổ chức HĐDH theo mô hình
THTT, HSTC 52
2.3.2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy của GV theo mô hình
THTT, HSTC 55
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
2.3.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động học của HS theo mô hình THTT, HSTC 59
2.3.4. Thực trạng quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 61
2.4. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng 64
2.4.1. Ƣu điểm 64
2.4.2. Tồn tại, hạn chế 65
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 65
Kết luận chƣơng 2 67
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA
HIỆU TRƢỞNG THEO MÔ HÌNH “TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC
SINH TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG THCS TP HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 68
3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp 68
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu của hoạt động dạy học và mục tiêu của phong trào:
Xây dựng THTT, HSTC 68
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển của các biện pháp 68
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp 69
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp 69
3.1.5. Đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ 69
3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trƣởng theo mô hình THTT,
HSTC ở trƣờng THCS TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh 69
3.2.1. Chỉ đạo hiệu quả xây dựng kế hoạch DH theo mô hình THTT, HSTC 69
3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp 69
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện 70
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện 72
3.2.2. Bồi dƣỡng năng lực DH theo mô hình THTT, HSTC 72
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 72
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện 72
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 76
3.2.3. Tăng cƣờng quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng đổi mới phƣơng pháp DH 77
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp 77
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện 82
3.2.4. Tăng cƣờng các yếu tố tạo động lực cho GV và HS thực hiện hiệu quả hoạt
động dạy và học theo mô hình THTT, HSTC 82
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp 82
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện 82
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện 86
3.2.5. Tăng cƣờng cơ sở vật chất cho công tác dạy học theo mô hình THTT, HSTC 86
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp 86
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện 86
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện 89
3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá 89
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp 89
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện 90
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 93
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp 93
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 94
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 94
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 95
3.4.3. PP khảo nghiệm 95
3.4.4. Đối tƣợng khảo nghiệm 95
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm 95
Kết luận chƣơng 3 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99
1. Kết luận 99
2. Khuyến nghị 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CB
Cán bộ
CBQL
Cán bộ quản lý
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSVC
Cơ sở vật chất
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
GV
Giáo viên
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
HS
Học sinh
PPDH
Phƣơng pháp dạy học
PTDH
Phƣơng tiện dạy học
QLGD
Quản lí giáo dục
SGK
Sách giáo khoa
SL
Số lƣợng
THCS
Trung học cơ sở
THTT, HSTC
Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực
TP
Thành phố
TS
Tổng số
TT
Thứ tự
UBND
Ủy ban nhân dân
XH
Xã hội
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng GV giỏi và chiến sỹ thi đua các cấp (2007 - 2012) 33
Bảng 2.2. Chất lƣợng 2 mặt GD ở các trƣờng THCS TP Hạ Long (2008 - 2013) 34
Bảng 2.3. Thống kê số HS giỏi các trƣờng THCS TP Hạ Long (2008 - 2013) 34
Bảng 2.4. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về thực trạng thực hiện mục tiêu
DH theo mô hình THTT, HSTC 38
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng thực hiện nội dung DH theo
mô hình THTT, HSTC 40
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng áp dụng PPDH, KTDH theo
mô hình THTT, HSTC 43
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng sử dụng hình thức tổ chức
DH của GV theo mô hình THTT, HSTC 45
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của HS 46
Bảng 2.9. Thực trạng về phƣơng pháp học của HS ở một số trƣờng THCS TP
Hạ Long 48
Bảng 2.10. Mức độ đáp ứng của kế hoạch quản lý HĐDH của hiệu trƣởng theo
mô hình THTT, HSTC 50
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng công tác bồi dƣỡng năng
lực tổ chức HĐDH theo mô hình THTT, HSTC ở trƣờng THCS TP Hạ
Long, Tỉnh Quảng Ninh 53
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL và GV về biện pháp quản lý hoạt động giảng
dạy
theo mô
hình THTT, HSTC 56
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý hoạt động học
theo mô
hình THTT, HSTC 60
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý, sử dụng cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học 63
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp
đề xuất
96
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 97
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ giữa các biện pháp
94
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bất kỳ ở một giai đoạn lịch sử nào, giáo dục luôn đóng một vai trò hết sức
quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả
nhân loại. Các Mác và Ăngghen đều coi giáo dục là chìa khoá, là động lực đối với sự
phát triển của xã hội, đặc biệt là đối với quá trình xây dựng CNXH của một quốc gia,
một dân tộc.
Kế thừa truyền thống văn hoá lịch sử của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của
nhân loại mà điển hình là Chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn
quan tâm và đề cao vai trò của giáo dục - đào tạo trong hình thành nhân cách cho
ngƣời cán bộ cách mạng. Ngƣời cho rằng: “Học để làm việc, làm ngƣời, làm cán bộ.
Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”.
Tƣ tƣởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với nhân cách cao đẹp của
Ngƣời đã thể hiện vấn đề cơ bản nhất, nổi bật nhất là vấn đề xây dựng và hoàn thiện
con ngƣời thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Ngƣời quan niệm: “Phải lấy
tự học làm cốt”. Nguyên lý giáo dục Ngƣời nêu lên cho nhà trƣờng XHCN là: “Học
đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trƣờng gắn liền với xã
hội”. Lý luận và thực tiễn về tƣ tƣởng tự học, tự giáo dục của Ngƣời đƣợc xem là tƣ
tƣởng chiến lƣợc của việc tiếp tục đổi mới và phát triển giáo dục - đào tạo trong thời
kỳ đổi mới, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc.
Đại hội Đảng lần thứ X khẳng định: "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học
và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nƣớc"; nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu
tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phƣơng pháp dạy và học; thực hiện "chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hoá", chấn hƣng nền giáo dục Việt Nam.
Để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác giáo dục trong nhà trƣờng,
đáp ứng mục tiêu giáo dục, Phó Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng Bộ GD & ĐT
Nguyễn Thiện Nhân đã phát động và triển khai phong trào thi đua: "Xây dựng trƣờng
học thân thiện, học sinh tích cực" trong toàn ngành giáo dục từ năm học 2008 - 2009.
Phong trào: “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” có 5 nội dung:
- Xây dựng trƣờng lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, giúp các em
tự tin trong học tập.
- Rèn luyện kỹ năng sống.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
- Tổ chức vui chơi tập thể vui tƣơi, lành mạnh.
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử,
văn hóa ở địa phƣơng.
Quản lý dạy học theo mô hình “trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” đã
bƣớc đầu mang lại kết quả nhất định, chất lƣợng học tập từng bƣớc đƣợc nâng cao;
tạo nên diện mạo mới trong các trƣờng học nói chung và trƣờng THCS ở thành phố
Hạ Long nói riêng, góp phần gắn bó thầy, trò trong học tập, rèn luyện; các cấp chính
quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phƣơng đã thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ có hiệu
quả trong việc triển khai thực hiện phong trào.
Tuy nhiên, công tác quản lí, chỉ đạo thực hiện: "Xây dựng THTT, HSTC" nói
chung và nội dung: Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh ở
trƣờng THCS thành phố Hạ Long nói riêng và các trƣờng THCS nói chung nhiều khi
còn mang tính hình thức, dạy học mới chỉ tập trung vào việc truyền thụ tri thức lý
thuyết cho HS, chƣa gắn kiến thức lý thuyết với thực tế và giáo dục kĩ năng sống,
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu theo mô hình THTT, HSTC. Việc nghiên cứu, đánh giá
những thành công, những hạn chế một cách cụ thể để đề xuất biện pháp quản lý hoạt
động dạy học nhằm thực hiện hiệu quả hơn phong trào này trong giai đoạn hiện nay
thực sự cần thiết.
Chính vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý hoạt động dạy học của
hiệu trưởng theo mô hình "trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường
Trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh".
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động DH của hiệu trƣởng theo mô hình
THTT, HSTC ở trƣờng THCS Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo mô hình THTT,
HSTC ở trƣờng THCS
3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo mô hình
THTT, HSTC ở một số trƣờng THCS thuộc TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh và
nguyên nhân của thực trạng
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng theo
mô hình THTT, HSTC ở trƣờng THCS TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng theo mô hình
THTT, HSTC ở trƣờng THCS thuộc TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng ở trƣờng THCS TP Hạ
Long, Tỉnh Quảng Ninh.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và thực hiện đƣợc các biện pháp quản lý dạy học khoa học, phù hợp
với mục tiêu dạy học cấp THCS, phù hợp với yêu cầu về tổ chức hoạt động dạy học theo
mô hình THTT, HSTC thì sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy học, góp phần thực hiện có
hiệu quả phong trào: "Xây dựng THTT, HSTC" ở các trƣờng THCS thuộc TP Hạ Long,
Tỉnh Quảng Ninh.
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động dạy học
của hiệu trƣởng ở một số trƣờng THCS thuộc TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh theo
mô hình THTT, HSTC giai đoạn 2008 - 2013.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài
liệu lý luận và thực tiễn có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng phƣơng pháp điều tra (viết, phỏng vấn), quan sát, tổng kết kinh
nghiệm, nghiên cứu sản phẩm hoạt động sƣ phạm, phƣơng pháp khảo nghiệm sƣ
phạm để khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý HĐDH theo mô hình THTT, HSTC.
7.3. Phương pháp bổ trợ
Đề tài sử dụng phƣơng pháp toán thống kê, phƣơng pháp kiểm định giả thuyết
để xử lý số liệu nghiên cứu thực tiễn, kiểm định tính đúng đắn và khoa học của giả
thuyết nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, luận văn
gồm có 3 chƣơng:
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo mô hình THTT,
HSTC ở trƣờng THCS
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo mô hình THTT, HSTC
ở trƣờng THCS TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Chƣơng 3. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng theo
mô hình THTT, HSTC ở trƣờng THCS TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THEO MÔ HÌNH “TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN,
HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở TRƢỜNG THCS
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác dạy học, quản lý hoạt động dạy học, quản lý nhà trƣờng là những vấn
đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc hết sức quan tâm. Việc chú trọng
tới các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả HĐDH trong nhà trƣờng luôn giữ
vị trí đặc biệt quan trọng.
Các nhà nghiên cứu giáo dục Xô viết trƣớc đây khẳng định: Kết quả toàn bộ
hoạt động quản lý của nhà trƣờng phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và
hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên.
P.V.Zimin, M.I.Koonđakôp, NI.Xaxerđô tôp đi sâu nghiên cứu lãnh đạo công
tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trƣờng và xem đây là khâu then chốt trong hoạt
động quản lý của hiệu trƣởng [23]
Về việc chỉ đạo quá trình DH, Xukhômlinxki rất coi trọng bồi dƣỡng đội ngũ
GV, dự giờ - phân tích giờ dạy, giúp đỡ cá biệt để GV nâng cao tay nghề, hình thành
nghệ thuật sƣ phạm.
Nhƣ vậy, trên thực tế và trong lý luận, đã có những tác giả trên thế giới rất
quan tâm nghiên cứu hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học để tìm ra những
biện pháp quản lý hữu hiệu.
Ngoài ra, để nền giáo dục đạt đến giá trị đích thực và chân chính, từ xƣa đến
nay công tác giáo dục theo quan điểm nhân văn đều phải quán triệt sự khoan dung, sự
thân thiện. “Khoan dung, thân thiện” phải là cốt lõi của giáo dục.
Từ thời cổ đại, một triết gia nổi tiếng, nhà giáo dục lỗi lạc của Trung Quốc là
Khổng Tử (551- 479 TCN) đã cho rằng: Đất nƣớc muốn phồn vinh, yên bình và thịnh
vƣợng thì ngƣời quản lý cần chú trọng đến ba yếu tố là Thứ (dân đông), Phú (dân
giàu), Giáo (dân đƣợc giáo dục). Về phƣơng pháp giáo dục ông coi trọng việc tự học,
tự rèn luyện, tu thân, phát huy mặt tích cực, sáng tạo, năng lực nội sinh, dạy học sát
đối tƣợng, cá biệt hoá đối tƣợng. Kết hợp học với thực hành, lý thuyết với thực tiễn,
phát triển động cơ học tập đúng đắn, tạo hứng thú và ý chí quyết tâm của ngƣời học.
Giáo dục con ngƣời theo Khổng Tử là dạy học “đạo lý”, để tạo ra con ngƣời có đủ
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, hiếu bằng văn chƣơng và lục nghệ.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
Từ cuối thế kỷ XIV, khi mà chủ nghĩa Tƣ Bản bắt đầu xuất hiện, vấn đề DH và
quản lý DH đã đƣợc nhiều nhà GD thật sự quan tâm. Nổi bật là các công trình nghiên
cứu của các tác giả: Cômenxki, V.A.Xukhômlinxki, P.V.Zimin, Zakharôp.
Cômenxki (Slovakia) đề cao vị trí của ngƣời thầy giáo. Ông nói rằng: “Dƣới
ánh sáng mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”, ông đặt ra cho
ngƣời thầy giáo những yêu cầu cao về lòng nhân ái, về phẩm chất đạo đức để làm
gƣơng sáng cho học sinh. Ngƣời thầy phải đối xử với học sinh công bằng, ân cần, hòa
nhã với HS.
Mô hình trƣờng học thân thiện là mô hình trƣờng học do Quỹ nhi đồng Liên
hợp quốc (UNICEF) đề xƣớng từ những thập kỉ cuối của thế kỉ XX và đã đƣợc triển
khai có kết quả tốt ở 50 quốc gia trên thế giới, trong đó, có nhiều nƣớc đang phát
triển ở châu Á, châu Mỹ và châu Phi.
Mô hình trƣờng học thân thiện đƣợc tiếp cận theo triết lý giáo dục nhân văn,
trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em, đảm bảo cho HS khỏe mạnh, hài lòng với việc học
tập, học sinh đƣợc GV nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng
để phát triển hết tiềm năng.
Xây dựng trƣờng học thân thiện là tạo một môi trƣờng giáo dục an toàn, bình
đẳng, tạo hứng thú cho HS trong học tập, nâng cao chất lƣợng giáo dục. Trong môi
trƣờng thân thiện, HS cảm nhận đƣợc sự thoải mái trong học tập, kiến thức HS đƣợc
học không chỉ gói gọn trong sách vở mà còn đƣợc học trong thực tế, đƣợc trải nghiệm
trong các hoạt động ngoại khóa, trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể Trong môi
trƣờng thân thiện đó, HS hứng thú, say sƣa học tập, chủ động tìm hiểu kiến thức dƣới
sự dẫn dắt, hƣớng dẫn của thầy giáo, rèn kỹ năng và phƣơng pháp học tập, để các em
“mỗi ngày đến trƣờng là một ngày vui”.
Ở Việt Nam, phát triển nhà trƣờng theo ý tƣởng thân thiện cũng xuất phát từ tƣ
tƣởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1955, khi nói đến vấn đề dân chủ trong nhà trƣờng,
Ngƣời đã nói: Trong trƣờng cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề thầy trò cùng nhau
thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu, điều gì chƣa thông suốt thì hỏi lại cho
thông suốt. Dân chủ nhƣng trò phải kính thầy, chứ không phải “cá đối bằng đầu”. Đồng
thời thầy và trò cần giúp đỡ những anh chị em phục vụ cho nhà trƣờng. Các anh chị em
nhân viên thì nên thi đua sao cho cơm lành canh ngon để học sinh ăn no, mặc tốt.
Xuất phát từ tƣ tƣởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đƣợc sự hỗ trợ
của UNICEF, ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 40/2008/CT-
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
BGDĐT Về việc phát động phong trào thi đua: “Xây dựng THTT, HSTC” trong các
trƣờng phổ thông giai đoạn 2008-2013. Phong trào này đƣợc phát động cùng với các
cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo
dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp
tục tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
Xây dựng THTT, HSTC chính là sự cụ thể hóa của yêu cầu "dạy tốt, học tốt"
trong hoàn cảnh hiện nay. Dạy tốt không chỉ là hoạt động của các cá nhân giáo viên,
mà còn là hoạt động của tập thể thầy cô, là sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá
trình sƣ phạm, là việc thiết kế các hoạt động để HS tham gia trong và ngoài nhà
trƣờng, tạo môi trƣờng thân thiện cho HS. Dạy tốt không chỉ là nói cho HS nghe, chỉ
cho HS làm, mà còn là tạo điều kiện để HS tự tìm hiểu, tự khám phá, để HS nói và tự
đề xuất việc cần làm và tự làm. Dạy và học tốt không chỉ là dạy qua sách vở mà còn
qua thực hành, không chỉ hiểu biết mà còn làm, thực hành kỹ năng sống, tìm hiểu
cuộc sống thực và cuộc sống quá khứ của dân tộc. Dạy tốt, học tốt không chỉ có thầy
cô là ngƣời dạy, mà chính HS, qua các hoạt động tích cực trong học tập, hoạt động
tập thể, hoạt động xã hội mà tự giúp nhau trƣởng thành, tự rèn luyện. HS không chỉ là
đối tƣợng cần đƣợc giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực, HS chính là những
ngƣời nuôi dƣỡng và phổ biến văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nƣớc.
HS cũng là chủ thể của quá trình giáo dục xã hội.
Những tác phẩm, những bài báo về khoa học quản lý giáo dục, quản lý nhà
trƣờng của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã góp phần cải tiến, hoàn thiện hơn công
tác quản lý giáo dục, đã đƣợc ứng dụng rộng rãi và mang lại một số hiệu quả nhất
định trong công tác quản lý giáo dục, quản lý trƣờng học nhƣ: Một số vấn đề về giáo
dục và khoa học giáo dục [15]; Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục [18], Những
vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục [19]; Những khái niệm cơ bản về lý
luận quản lý giáo dục [24];
Gần đây, nhiều nhà giáo dục học, tâm lý học nhƣ: Phạm Viết Vƣợng, Đặng
Thành Hƣng, Nguyễn Văn Đản, Phạm Minh Hạc đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề
đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học theo hƣớng nâng cao tính hiện đại và gắn
khoa học với thực tiễn đời sống sản xuất, vấn đề lấy HS làm trung tâm của công tác
dạy học và công tác giáo dục. Những nghiên cứu công phu của tác giả Nguyễn Đức
Chính, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc đều tập trung nghiên cứu các biện pháp
quản lý hoạt động của GV và HS nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
Nhiều CBQL trƣờng Tiểu học, THCS và THPT trong cả nƣớc cũng đã nghiên
cứu về các biện pháp quản lý xây dựng THTT, HSTC nhƣ luận văn thạc sĩ chuyên ngành
quản lý giáo dục của tác giả: Nguyễn Thanh Hoa với đề tài: “Quản lý xây dựng trƣờng
học thân thiện, học sinh tích cực ở các trƣờng THPT thị xã Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh”
(2009); Vũ Nhật Quang với đề tài: “Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trƣờng học tập thân
thiện ở các trƣờng Tiểu học huyện Tiên Yên - Quảng Ninh” (2011)…
Các công trình nghiên cứu trên thực sự có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
đối với công tác quản lý xây dựng THTT, HSTC ở địa phƣơng, đồng thời cũng đóng
góp những viên gạch xây dựng thành công THTT, HSTC trên cả nƣớc.
Một trong những nhân tố quyết định sự thành công của mô hình THTT, HSTC
là quản lý, tổ chức hoạt động dạy học có hiệu quả, trong đó, biện pháp quản lý của
ngƣời hiệu trƣởng có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khái lƣợc
của tôi thì đến nay chƣa có đề tài nghiên cứu nào đi sâu vào việc quản lý hoạt động
dạy học của ngƣời hiệu trƣởng trƣờng THCS theo mô hình THTT, HSTC ở Việt
Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động DH
của hiệu trƣởng, đề xuất những biện pháp quản lý HĐDH theo mô hình THTT, HSTC
một cách khoa học, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh, đối tƣợng của mỗi vùng, miền là
rất cần thiết. Do vậy, tôi nghiên cứu đề tài này ở trƣờng THCS thuộc Thành phố Hạ
Long, Tỉnh Quảng Ninh nhằm tạo ra sự khởi sắc mới trong công tác quản lý HĐDH
theo mô hình “trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” để hoàn thiện lý luận và định
hƣớng vận dụng vào giáo dục ở địa phƣơng nói riêng và giáo dục Việt Nam nói
chung, nhằm đáp ứng đƣợc mục tiêu giáo dục trong thời đổi mới, thời kỳ CNH -
HĐH đất nƣớc.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Hoạt động dạy học
Dạy học là quá trình xã hội đƣợc tổ chức có mục đích, có kế hoạch. Trong đó,
dƣới vai trò chủ đạo của GV, HS tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển
hoạt động nhận thức nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học, đạt mục đích
dạy học đề ra.
Khái niệm quá trình dạy học còn đƣợc tiếp cận theo các hƣớng nghiên cứu
khác: "Quá trình dạy học đó là mục đích rõ rệt trình tự kế tiếp nhau của các tác động
qua lại giữa thầy và trò nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển
nói chung cho học sinh" (Iu.K. Babanxki)
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
Dƣới góc độ lý thuyết điều khiển (Cibernetic), quá trình dạy học là quá trình điều
khiển, trong đó, giáo viên đóng vai trò điều khiển và học sinh đóng vai trò tự điều khiển.
- GV và hoạt động dạy: Trong quá trình dạy học, GV là chủ thể của những tác
động sƣ phạm đến HS, GV giữ vai trò chủ đạo trong tổ chức, điều khiển, lãnh đạo,
điều chỉnh, đánh giá hoạt động của ngƣời học.
- HS và hoạt động học: Trong quá trình dạy học, HS là chủ thể của hoạt động nhận
thức đồng thời là khách thể nhận tác động sƣ phạm của GV. [17]
- Sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học: Hoạt động
dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối tƣơng tác
giữa các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp của hoạt động dạy và hoạt động
học. Kết quả học tập của HS đƣợc đánh giá không chỉ là kết quả của hoạt động học
mà còn là kết quả của hoạt động dạy. Kết quả dạy của thầy không thể đƣợc đánh giá
tách rời kết quả học tập của HS. Từ đó, chúng ta có thể thấy, công việc của ngƣời
quản lý nhà trƣờng là: Thông qua hoạt động dạy của thầy mà quản lý hoạt động học
của trò, thông qua kết quả học của trò để đánh giá hiệu quả hoạt động dạy của thầy.
Hoạt động học của HS có vai trò quyết định đến kết quả dạy học. Để hoạt động
học đạt đƣợc kết quả thì trƣớc tiên chúng ta phải coi trọng vai trò của ngƣời GV, GV
phải là ngƣời chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức tốt các hoạt động học tập cho HS. Vì vậy,
muốn nâng cao hiệu quả công tác dạy học thì ngƣời hiệu trƣởng phải đặc biệt chú ý đến
việc bồi dƣỡng, nâng cao năng lực dạy học của GV, giúp họ có khả năng hình thành và
phát triển ở HS các PP, cách thức phát hiện lại và giải quyết các thông tin học tập. Đây là
khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động học của HS.
1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động DH thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào
quá trình dạy học, nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS
theo mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng.
Quản lý HĐDH mang tính chất quản lý hành chính sƣ phạm. Quản lý theo
pháp luật và những quy chế, nội quy, quy định có tính chất bắt buộc đối với HĐDH.
Quản lý chịu sự quy định của các quy luật của quá trình dạy học diễn ra trong môi
trƣờng sƣ phạm lấy hoạt động và quan hệ dạy, học của thầy và trò làm đối tƣợng
quản lý. Quản lý HĐDH mang tính đặc trƣng của khoa học quản lý, vận dụng hiệu
quả các chức năng quản lý, sử dụng sáng tạo các nguyên tắc và phƣơng pháp trong
quản lý HĐDH. Quản lý HĐDH có tính xã hội hoá cao, chịu sự chi phối của các điều
kiện kinh tế - xã hội và có mối quan hệ tƣơng tác thƣờng xuyên với đời sống xã hội.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
Hiệu quả của quản lý HĐDH đƣợc tích hợp trong kết quả đào tạo thể hiện qua các chỉ
số: số lƣợng HS đạt đƣợc mục đích học tập, chất lƣợng dạy học, hiệu quả dạy học.
Công tác quản lý hoạt động dạy học giữ vị trí quan trọng trong công tác quản
lý nhà trƣờng. Mục tiêu quản lý chất lƣợng giáo dục là nền tảng, là cơ sở để nhà quản
lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhà
trƣờng. Quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của ngƣời hiệu trƣởng.
Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạt động dạy học, ngƣời hiệu trƣởng phải dành
nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động dạy học nhằm ngày càng
nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh, chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
1.2.3. Trường học thân thiện - Học sinh tích cực
Trƣờng học thân thiện là mô hình trƣờng học mà ở đó học sinh đƣợc tạo điều
kiện để sống khoẻ mạnh, vui vẻ, tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác;
đƣợc giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thƣơng, tôn trọng; đƣợc gia đình và cộng
đồng tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình trong môi trƣờng an toàn và
thuận lợi; quyền đƣợc đi học của học sinh đƣợc đảm bảo.
Chất lƣợng của trƣờng học thân thiện không chỉ thể hiện ở kết quả giáo dục
trong lớp học, mà còn là chất lƣợng của cả môi trƣờng học đƣờng và mối quan hệ
giữa nhà trƣờng, gia đình và cộng đồng.
Trong môi trƣờng trƣờng học ấy, HS đƣợc khơi gợi, thể hiện và phát triển tích
cực trong học tập và hoạt động. Khái niệm tích cực của học sinh cần đƣợc hiểu và xác
định linh hoạt, phù hợp với độ tuổi, lớp học hay cấp học. Có thể nêu những điểm
chung và chủ yếu sau đây:
+ HS chủ động, sáng tạo trong học tập; xây dựng và nâng cao dần thói quen tự học,
ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết vấn đề nhằm đạt đƣợc kết quả học tập cao nhất.
+ HS hăng hái nhận phần việc cụ thể, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc
chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phƣơng.
+ HS tham gia việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan, môi trƣờng ở nhà
trƣờng và nơi công cộng; giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trƣờng lớp.
+ HS nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao nhất là các hoạt
động văn nghệ, vui chơi dân gian.
+ HS đóng góp tích cực cho các hoạt động tập thể của Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, của nhà trƣờng và
của cộng đồng ở địa phƣơng.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
* Sự thân thiện của trường học được thể hiện ở những nội dung sau
- Trƣờng học phải thân thiện với địa bàn hoạt động, nội dung chủ yếu của sự
thân thiện là:
+ Thu hút 100% trẻ em trong độ tuổi đến trƣờng học, thực hiện có hiệu quả phổ
cập giáo dục THCS. Mọi HS đến trƣờng đều đƣợc bình đẳng về quyền lợi học tập.
+ Nhà trƣờng phải trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục ở địa phƣơng. Phải đi
đầu trong việc giữ gìn vệ sinh môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng XH ở địa phƣơng;
chăm sóc công trình văn hóa, lịch sử và chấp hành nghiêm túc các chủ trƣơng, chính
sách của địa phƣơng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với địa phƣơng, từ đó địa phƣơng
sẽ hết lòng ủng hộ nhà trƣờng về mọi mặt.
- Thân thiện trong tập thể các nhà sƣ phạm. Đây là điều cốt lõi của sự thân
thiện trong trƣờng học. Để thực hiện đƣợc điều này thì vai trò của ngƣời hiệu trƣởng,
của tổ chức Đảng và các đoàn thể là rất quan trọng. Muốn vậy, thì ngƣời hiệu trƣởng
phải công tâm, đối xử bình đẳng với cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trƣờng; phải
thực hiện tốt quy chế dân chủ, công tác thi đua, khen thƣởng trong nhà trƣờng.
- Thân thiện giữa tập thể sƣ phạm với HS
Thầy cô giáo cùng các bộ phận khác trong nhà trƣờng đều hoạt động theo
phƣơng châm: “Tất cả vì học sinh thân yêu”, thầy hết lòng với HS, từ đó, trò sẽ quý
mến, kính trọng thầy cô. Sự thân thiện của các thầy cô với các em thể hiện ở nhiều
mặt, trong đó, quan trọng là:
Thầy cô phải tận tâm trong công tác giảng dạy và giáo dục các em. Thầy cô
phải luôn trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên
môn, trình độ hiểu biết, say sƣa với công tác chuyên môn, toàn tâm, toàn ý với công
việc giảng dạy, yên tâm công tác; tích cực đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, biết chia
sẻ, động viên, khích lệ HS trong học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của HS
trong học tập. Thầy cô là tấm gƣơng sáng trong tự học và sáng tạo.
Thầy cô phải công tâm trong quan hệ ứng xử, công bằng trong việc đánh giá,
cho điểm, công bằng trong công tác thi đua, khen thƣởng. Thái độ của thầy cô phải ân
cần, thân thiện, gần gũi chia sẻ với các em, đặc biệt là những HS có hoàn cảnh khó
khăn, HS học yếu Thầy cô phải là ngƣời mẫu mực trong mọi hành vi, thái độ, là
tấm gƣơng cho HS noi theo.
- Thân thiện giữa HS với nhau. Trong trƣờng học thân thiện, mối quan hệ giữa
các HS với nhau không chỉ là kết bạn giữa những HS có cùng sở thích, mà còn là mối
quan hệ chia sẻ kiến thức khi tham gia các hoạt động nhóm trên lớp hoặc nhóm học ở
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
nhà, khi cùng làm một bài tập thực hành hay nghiên cứu nhỏ ngoài lớp học Qua các
hoạt động cùng nhau, mối quan hệ giữa các em sẽ thân thiện, gắn bó hơn do các em
tham gia hoạt động không chỉ là vui chơi, giải trí mà còn học tập với nhau, chia sẻ
công việc và tri thức cùng nhau.
- Thân thiện với môi trƣờng và yêu quý thiên nhiên. Nhà trƣờng thân thiện
phải có cơ sở vật chất đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động dạy và học, đồng thời đáp
ứng đƣợc cho cuộc sống an toàn, văn minh, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của HS.
* Điểm khác nhau giữa mô hình nhà trường truyền thống và mô hình THTT, HSTC
Cuối thế kỷ XX, XH loài ngƣời bƣớc vào xã hội tri thức và thông tin, gánh
nặng về tri thức trở thành một gánh nặng đối với HS mỗi khi đến trƣờng. Nhiều HS
không còn tự tin để đến trƣờng học, hiện tƣợng HS bị mắc các chứng stress, chứng
trầm cảm ngày càng tăng.
Từ thực tế trên, đã tác động và buộc các nhà trƣờng phải có sự thay đổi và có
những đặc trƣng khác so với nhà trƣờng truyên thống ở thế kỷ XX, sự khác biệt này
thể hiện ở một số nội dung sau đây:
Mô hình nhà trƣờng truyền thống
Mô hình THTT, HSTC
- Chú trọng dạy học những kiến thức
cơ bản trong sách vở
- Ít chú trọng đến giáo dục kỹ năng
sống cho HS
- Chú trọng vào việc gắn kiến thức sách vở
với kiến thức thực tế;
- Chú trọng đến giáo dục kỹ năng sống, thái
độ, tƣ duy
Nội dung kiểm tra, đánh giá chủ
yếu chú trọng đến kiến thức lý
thuyết, HS ghi nhớ máy móc; nội
dung thực hành, kiến thức thực tế ít
đƣợc quan tâm.
Nội dung kiểm tra, đánh giá chú trọng đến
cả kiến thức và kỹ năng, hình thức kiểm tra,
đánh giá phong phú, kích thích tính sáng
tạo của HS, tránh ghi nhớ máy móc.
- DH lấy GV là trung tâm. GV là
ngƣời truyền đạt kiến thức, HS thụ
động lĩnh hội kiến thức.
- DH lấy HS là trung tâm. GV là ngƣời tổ
chức và chỉ đạo, HS chủ động, tích cực tiến
hành các hoạt động học tập => Tìm tòi tri
thức mới.
- Chƣa chú trọng đến việc bồi dƣỡng
PP tự học cho HS; tính hợp tác trong
hoạt động học tập chƣa cao.
Chú trọng đến việc bồi dƣỡng PP tự học
cho HS; kỹ năng hoạt động tập thể, tính
hợp tác cao.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
Tóm lại: Trƣờng học thân thiện là nơi mọi ngƣời coi đó nhƣ ngôi nhà chung
của mình; là nơi mà mọi thành viên trong nhà trƣờng đều là bạn, là đồng chí, anh em;
GV nêu cao tinh thần: Tất cả vì học sinh thân yêu; mọi hoạt động giáo dục trong nhà
trƣờng trở nên nhẹ nhàng, vui tƣơi, hấp dẫn với mọi ngƣời, trở thành nhu cầu thiết
yếu trong cuộc sống của mọi thành viên trong nhà trƣờng; là nơi mà ngƣời học cảm
thấy thân thiết, tự hào, mong muốn đƣợc đến trƣờng, bởi vì: “Mỗi ngày đến trƣờng là
một ngày vui”; trƣờng học trở thành một địa chỉ tin cậy để PHHS gửi gắm con em
mình, trƣờng học gắn bó mật thiết với địa phƣơng và trƣờng có chất lƣợng GD toàn
diện với hiệu quả GD không ngừng đƣợc nâng cao.
1.2.4. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng theo mô hình
THTT, HSTC
Biện pháp quản lý hoạt động DH là những cách thức cụ thể mà chủ thể quản lý
(hiệu trƣởng) tác động đến các thành tố của quá trình DH, nhằm tạo ra những thay đổi
của chúng theo mục tiêu DH đã xác định.
Từ cách hiểu về khái niệm quản lý HĐDH của ngƣời hiệu trƣởng và mục tiêu
của phong trào xây dựng THTT, HSTC; chúng tôi cho rằng: Biện pháp quản lý
HĐDH của ngƣời hiệu trƣởng theo mô hình THTT, HSTC là những cách tác động cụ
thể của hiệu trƣởng nhà trƣờng đến các thành tố, các yếu tố của quá trình DH, nhằm
tạo ra sự thay đổi, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả HĐDH, vừa đáp ứng mục tiêu DH
theo chuẩn (do chƣơng trình DH quy định), vừa đáp ứng đƣợc mục tiêu về tính thân
thiện, tích cực trong hoạt động DH do phong trào xây dựng THTT, HSTC đề ra.
1.3. Một số vấn đề lý luận về mô hình THTT, HSTC
Cùng với các cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục” và: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học
và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện
cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua: “Xây dựng
trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trƣờng phổ thông giai đoạn 2008-
2013 với mục tiêu, yêu cầu và nội dung nhƣ sau:
1.3.1. Mục tiêu
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng để
xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện
của địa phƣơng và đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS trong học tập và các hoạt
động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
1.3.2. Yêu cầu
- Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật
chất, thiết bị trƣờng học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trƣờng đƣợc an toàn, thân
thiện, vui vẻ.
- Tăng cƣờng sự tham gia một cách hứng thú của HS trong các hoạt động giáo
dục trong nhà trƣờng và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.
- Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới
phƣơng pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong
phú của các các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử
cách mạng cho HS.
- Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong
công việc của nhà trƣờng, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ thể của phong trào
là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng, làm cho chất lƣợng giáo
dục đƣợc nâng lên và có dấu ấn của địa phƣơng một cách mạnh mẽ.
1.3.3. Nội dung
- Xây dựng trƣờng, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
+ Bảo đảm trƣờng an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp
hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi HS.
+ Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thƣờng xuyên.
+ Có đủ nhà vệ sinh đƣợc đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trƣờng học, đƣợc
giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
+ HS tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trƣờng, giữ vệ sinh các công
trình công cộng, nhà trƣờng, lớp học và cá nhân.
- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS ở mỗi địa
phƣơng, giúp các em tự tin trong học tập.
+ Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhằm khuyến khích
sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vƣơn lên, rèn luyện khả năng tự
học của HS.
+ HS đƣợc khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện
các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho HS