Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đặc điểm sinh học Thẻ Chân Trắng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.72 KB, 4 trang )




Đặc điểm sinh học Thẻ
Chân Trắng
1. Phân loại

Tôm thẻ chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg shrimp ) được định loại là:
- Ngành: Arthropoda
- Lớp: Crustacea
- Bộ: Decapoda
- Họ chung: Penaeidea
- Họ: Penaeus Fabricius
- Giống: Penaeus
- Loài: Penaeus vannamei
- Tên tiếng việt: Tôm Chân Trắng
- Tên tiếng Anh: White shrimp
2. Phân bố
Tôm Chân Trăng phân bố ở vùng ven bờ phía đông Thái Bình Dương, từ
biển Bắc Peru đến nam Mexico và Equador. Hiện tôm Chân Trắng đã được
di giống nuôi ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái
Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
3. Đặc điểm cấu tạo và điều kiện sinh thái
- Cũng như các loài tôm cùng họ Penaeid, tôm chân trắng cái ký thác hoặc
rải trứng ra thay vì mang trứng tới khi trứng nở. Chủy tôm này có 2 răng cưa
ở bụng và 8-9 răng cưa ở lưng. Tôm nhỏ lúc thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứng
nhưng khi tôm đã lớn thì cần khoảng 1 – 2 ngày.
- Tôm chân trắng không cần đồ ăn có lượng protein con như tôm sú, 35%
protein được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó đồ ăn có thêm mực tươi
rất được tôm ưa chuộng.Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh
đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26 – 28 độ C, độ


mặn khá cao (35 ‰). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loan quanh ở khu vực sâu
này. Tới giai đoạn Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy
những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt: thức
ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn … Sau 1 vài tháng, tôm
con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp,
sinh sản làm chọn chu kỳ.
- Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng
trưởng 3g với mật độ 100con/m2 tại Hawaii không kém gì tôm sú, sau khi
đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường
lớn nhanh hơn tôm đực.
- Nếu nuôi tôm mẹ thì nên tạo nhiệt độ nước ít thay đổi (27 độ C), nước cần
phải lọc bằng than nhằm mục đích loại bỏ tất cả những chất hữu cơ hòa tan
trong nước. Tôm sinh đẻ nên chọn những con nặng ít nhất 40gr. Những tôm
đực mà nơi bộ phận mang tinh trùng bị xám đen thì nên tránh.
4. Đặc điểm sinh học
- Tôm Chân Trắng sinh trưởng nhanh, đạt 15 g trong 90 – 120 ngày nuôi.
- Sức sinh sản tuyệt đối của tôm Chân Trắng khoảng 100 – 250 ngàn
trứng/con cái (cỡ 30 – 45 g).
- Môi trường sống: Tôm Chân Trắng thí nghi với các thủy vực có nền đáy
bùn.
- Giá trị kinh tế: Đây là đối tượng kinh tế của một số nước ở Nam Mỹ.

×