Kỹ thuật sinh sản nhân
tạo cá Rô Đồng
Vào đầu mùa mưa
hàng năm (tháng 5-6 âm lịch) người dân bắt được giống cá rô đồng ở trên
ruộng, mương. Nhưng do đánh bắt cá bị xây xát, mất nhớt nên tỉ lệ hao hụt
lớn. Cá còn sống mang tính hoang dã của cha mẹ, nên khi có dòng nước
chảy vào, cá thường đi theo dòng nước hoặc gặp nơi sống không thích hợp
cá cũng đi. Nguồn giống cá rô đồng tự nhiên không đều, thiếu chủ động
cung cấp giống theo yêu cầu nuôi. Bên cạnh đó do bị khai thác quá mức,
không có qui hoạch, ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thật vật nên cá
ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm. Vì vậy việc sản xuất giống cá rô đồng
nhân tạo được xem là điều kiện quan trọng cho việc phát triển nghề nuôi cá
rô đồng thương phẩm.
3.1 Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ
3.1.1 Chọn cá bố mẹ
- Trọng lượng cá rô đồng bố mẹ dao động từ 50 – 100 g/con, có cơ thể hoàn
chỉnh, không bị dị tật, dị hình. Cá có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc từ nguồn cá
nuôi trong ao.
- Phân biệt cá đực và cá cái:
+ Cá đực thường nhỏ hơn cá cái và có thân dài.
+ Cá cái có bụng to, mềm đều và có tỷ lệ chiều dài thân trên chiều cao lớn
hơn cá đực.
3.1.2 Kỹ thuật nuôi vỗ
a) Nuôi vỗ trong ao
- Ao nuôi vỗ cần đảm bảo một số tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
+ Ao nuôi cần có bờ cao và có rào chắn để phòng trường hợp cá leo lên bờ
khi có trời mưa lớn.
+ Mực nước trong ao nuôi cá rô trung bình 0,8 – 1,2m.
+ Đáy ao nên có một lớp bùn dày 10 – 15cm.
+ Nguồn nước cung cấp cho ao phải đảm bảo không bị nhiễm phèn và ô
nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
- Quy trình cải tạo ao
+ Bơm cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ, làm sạch cỏ xung quanh bờ ao.
+ Vét bùn đáy ao, chỉ chừa lại một lớp bùn mỏng khoảng 5 cm. Bón vôi bột
với liều 7 – 10 kg/100m2.
+ Lọc nước vào ao với mức nước 0,8 – 1m trước khi thả cá 4 ngày.
- Mật độ thả trung bình 1kg/m 2.
- Tỷ lệ đực : cái là 1 : 1.
b) Nuôi vỗ trong lồng lưới plastic
Ngoài ra cá rô đồng bố mẹ cũng có thể được nuôi trong lồng lưới plastic có
kích thước 2 x 2,5 x 2 m, mật độ thả là 5 kg/m3.
3.1.3 Chăm sóc cá bố mẹ
- Thức ăn
+ Cá rô đồng thành thục khá dễ trong điều kiện ao nuôi và có thể sử dụng
nhiều loại thức ăn để nuôi vỗ như thức ăn viên, thức ăn tự chế: cám nhuyễn
(60%) + bột cá (cá tươi hoặc các phế phẩm ngành chế biến thủy sản), xay
nhỏ (40%) + chất kết dính. Đối với thức ăn công nghiệp hàm lượng protein
trong thức ăn tối thiểu 30%.
+ Lượng thức ăn chiếm khoảng 5 – 7% trọng lượng cá. Thời gian cho cá ăn:
nên cho cá ăn hai lần trong ngày vào buổi sáng (6 – 7giờ) và buổi chiều (17
– 18 giờ). Tại vị trí cho cá ăn nên đặt sàng để chứa thức ăn và cũng để dễ
kiểm tra lượng thức ăn hằng ngày.
- Quản lý chất lượng nước
+ Do cá rô có cơ quan hô hấp phụ nên cá không có hiện tượng nổi đầu khi
hàm lượng oxy hoà tan trong ao thấp. Tuy vậy nếu ao nuôi vỗ đảm bảo đầy
đủ dưỡng khí, chất nước tốt thì quá trình thành thục của cá sẽ thuận lợi hơn
và sức sinh sản của cá sẽ cao hơn. Định kỳ 15 ngày kích thích bằng thay
nước một lần, mỗi lần 1/3 ao.
+ Định kỳ 20 ngày kiểm tra độ thành thục của cá để chọn thời điểm kích
thích sinh sản.
3.2 Kích thích sinh sản
3.2.1 Chọn cá kích thích sinh sản
Sau khi nuôi vỗ khoảng 45 – 60 ngày có thể kiểm tra cá để đánh giá mức độ
thành thục của cá. Khi chọn cá cho đẻ có thể dựa theo các tiêu chuẩn sau:
a) Chọn cá cái
- Chọn những cá bố mẹ khỏe mạnh, không xây sát. Khi dùng tay vuốt nhẹ
phần bụng có cảm giác mềm đều. Cá rô thành thục và ở trạng thái sẵn sàng
đẻ bụng cá to, nổi rõ gờ buồng trứng hai bên lườn bụng.
- Dùng tay ấn nhẹ hai bên buồng trứng thấy mềm. Lỗ sinh dục của cá nở
rộng và thường có màu hồng. Trứng cá có màu trắng ngà hoặc trắng ngà ngã
vàng.
b) Chọn cá đực
- Cá rô đực thường có thân dài và thon hơn cá cái. Màu sắc thường đậm và
kích thước nhỏ hơn cá cái.
- Khi chọn cá đực có thể dùng hai ngón tay ấn nhẹ gần lỗ sinh dục thấy có
chất dịch màu trắng chảy ra là được.
- Do cá rô đực thành thục trong ao dễ hơn cá cái nên không cần phải kiểm
tra toàn bộ cá đực mà chỉ cần kiểm tra một số đại diện.
– Tỷ lệ đực/cái cho đẻ trung bình 1/1 hoặc 3/2. Sau khi lựa xong, đưa cá vào
bể hoặc thau nước sạch cho cá khỏe 2 – 3 giờ trước khi tiêm kích dục tố cho
cá đẻ.
3.2.2 Cho cá đẻ
3.2.2.1 Chuẩn bị dụng cụ sinh sản
- Dụng cụ cho cá sinh sản gồm có:
+ Bể xi măng, bể composite hoặc thau nhựa có đường kính 70-80cm, cao
30-40cm vừa dùng cho cá đẻ và ấp trứng.
+ Vợt vớt trứng.
+ Ống nhựa trong nhỏ để cấp nước khi cá nở đồng thời để rút những trứng bị
ung, vỏ trứng và cặn bã.
+ Ống tiêm nhỏ 3-5ml.
- Rửa sạch dụng cụ, lấy nước sạch vào bể hoặc thau với chiều sâu 20- 30 cm.
3.2.2.2 Tiêm kích dục tố
a) Các loại kích dục tố và nồng độ sử dụng
- Hiện nay có hai loại kích dục tố được dùng để kích thích cá rô đồng là :
HCG (Human Chorionic Gonadotropin), LH- RHa (Lutenizing Hormon
Releasing Hormon Analog). Tùy mỗi loại mà sẽ dùng với các mức liều
lượng khác nhau.
– Kích thích sinh sản bằng hormone HCG với liều lượng 3000 UI/kg.
+ Kích thích cá sinh sản bằng hormone HCG với liều lượng 3000 UI/kg ở
25oC là tốt nhất với tỷ lệ cá sinh sản 100 %, sức sinh sản là 658.864
trứng/kg, thời gian hiệu ứng 7 : 13 giờ, tỷ lệ thụ tinh 97,2% và tỷ lê nở
98,8%.
+ Khi sử dụng HCG với liều 3.000 – 4.000 UI/kg ở nhiệt độ 28,1 oC cá đẻ
100%, thời gian hiệu ứng 8,30 giờ, tỷ lệ thụ tinh 98% và tỷ lệ nở 100%.
- Kích thích sinh sản bằng hormone LH-RHa với liều sử dụng 70mg/kg.
Ngoài ra có thể dùng hormone LH-RHa kết hợp với Domperidon
(Motilium): 1 lọ LHRHa + 2 viên Domperidon (Motilium) cho 2 – 3 kg cá
cái.
- Các nồng độ đề cập trên sử dụng cho cá cái, cá đực sử dụng liều bằng 1/3
liều cho cá cái.
b) Cách tiêm
– Để cá nằm ngửa trong lòng
bàn tay và tiêm ở dưới gốc vi ngực. Mũi kim tiêm hướng về phía đầu cá và
tiêm sâu chừng 0,5-1cm (tùy theo cá lớn hay nhỏ mà điều chỉnh độ sâu kim
tiêm cho phù hợp).
- Tiêm xong cho cá vào bể đẻ hoặc thau có chứa nước sạch. Tuỳ theo diện
tích nơi cho đẻ mà thả số lượng cá khác nhau. Nếu cho đẻ trong bể xi măng
thì cứ 1m2 thả 10 – 15 cặp cá rô, nếu cho đẻ trong thau (đường kính 40 – 45
cm) thả 2-3 cặp cá là vừa.
- Mực nước trong các dụng cụ cho đẻ trung bình 20-30cm. Sau khi thả cá
vào những dụng cụ cho đẻ cần phải dùng lưới phủ lên trên tránh khi cá đẻ
nhảy ra ngoài. Sau khi tiêm thuốc khoảng 7 -10 giờ cá sẽ đẻ trứng. Chờ cá
đẻ xong, vớt trứng sang bể ấp ở nơi khác.
3.3 Ấp trứng
Cá sau khi được tiêm thuốc 2 – 3 giờ cá bắt đầu có phản ứng với thuốc
(chúng sẽ rượt đuổi nhau). Khi cá để xong (sau 7 – 10 giờ) thì tiến hành thu
trứng cho vào thau ấp.
3.3.1 Dụng cụ ấp trứng
– Có thể dùng bồn
composite, bể xi-măng hoặc thau để ấp trứng cá rô đồng. Mực nước ấp trứng
trung bình 40 – 60cm. Do trứng cá rô đồng nổi trên mặt nước, do đó diện
tích ấp trứng chiếm 2/3 diện tích mặt nước.
- Dụng cụ ấp trứng phải vệ sinh sạch, đặt nơi thoáng mát để dễ chăm sóc và
quản lý. Cá sinh sản xong, tiến hành dùng vợt bằng lưới mùng vớt trứng
chuyển qua thau hoặc bể khác có nước sạch để ấp.
- Nếu dùng bể, thau vừa cho cá sinh sản xong để ấp, phải chuyển trứng và cá
bố mẹ sang nơi khác, vệ sinh sạch cho nước mới vào và cho trứng vào ấp.
Trường hợp không có phương tiện dự phòng để chuyển trứng đi, sau khi
chuyển cá bố mẹ về ao nuôi vỗ, có thể thay 2/3 thể tích nước cũ và tiến hành
ấp trứng. Hình thức này trứng bị hao hụt do việc di chuyển cá bố mẹ và điều
kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo.
3.3.2 Nước sử dụng
- Nguồn nước ấp trứng sạch, không bị ô nhiễm, và phải được lọc qua vải mịn
để loại trừ sinh vật hại trứng.
- Sử dụng nước sông hoặc nước máy đều phải để lắng sau 24 giờ vì nếu sử
dụng trực tiếp nước sông phù sa sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của phôi, nước
máy có chất sát trùng làm chết phôi.
3.3.3 Mật độ trứng ấp
- 3.000 trứng/lít nước trong điều kiện nước tĩnh.
- 6.000 trứng/ lít nước có sục khí.
3.3.4 Chăm sóc trứng
- Trong quá trình ấp trứng cần bảo đảm oxy cho trứng, lượng oxy hoà tan
trung bình 3 – 4mg/l. Sau khi cá nở 2 – 3 ngày, chuyển xuống ao đất để
ương thành cá giống.
- Chú ý điều chỉnh sục khí trong thời gia ấp để trứng không gom lại 1 chổ.
- Nếu có điều kiện: nguồn nước sạch, có bể lắng xử lý nước nên ấp trứng
theo hệ thống thay nước liên tục. Thường xuyên theo dõi làm vệ sinh lưới
lọc nhất khi trứng nở.