Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

BÀI TIỂU LUẬN môn tâm lý học NGHỆ THUẬT đề tài các dạng cảm thụ nghệ thuật và biện pháp phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.64 KB, 20 trang )

lOMoARcPSD|10162138

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SP NGHỆ THUẬT TW
KHOA VĂN HĨA NGHỆ THUẬT
***

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: TÂM LÝ HỌC NGHỆ THUẬT

ĐỀ TÀI

Các dạng cảm thụ nghệ thuật và biện pháp phát
triển năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh

Họ và tên: BÙI MINH ĐỨC
Mã SV:

2052210303

Lớp:

K15G-Span

Khoa:

Sư phạm âm nhạc

Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Mai Hương

Hà Nội, Ngày 5/4/2022



lOMoARcPSD|10162138

Mục lục

Trang

Phần I. Mở đầu

2

Phần II. Nội dung

3

1. Cơ sở lí luận

3

1.1. Các dạng cảm thụ nghệ thuật

4

2. Các biện pháp phát triển cảm thụ âm nhạc cho học sinh

10

3. Thực trạng

12


3.1. Phương pháp dạy học chưa cá thể hóa trong hoạt động học tập
của học
12
3.2. Hứng thú học âm nhạc của học sinh chưa cao

13

4. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề

13

4.1. Phương pháp dạy học cá thể hóa trong hoạt động học tập của học
sinh
13
4.2. Biện pháp tạo sự hứng thú học âm nhạc của học sinh

14

Phần III. Kết luận

16

Tài liệu tham khảo

17

1



lOMoARcPSD|10162138

PHẦN I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là tài sản vơ hình khơng thể thiếu trong đời người,
trong một tộc người, trong một cộng đồng tùy theo mức lớn nhỏ mà
được coi là dân tộc, quốc gia, thời đại, hay toàn thể nhân loại. Âm
nhạc được sinh ra từ cá thể sang tạo để bày tỏ cảm xúc và sẻ chia với
cá thể khác. Đó là mối liên kết giữa người với người, là sự đồng cảm,
là tiếng nói chung có thể khơng cần đến ngơn ngữ giữa các dân tộc
khác nhau trên khắp địa cầu, giữa các thời đại khác nhau xuyên suốt
chiều dài lịch sử. Thực hành âm nhạc giúp con người ta không những
giúp con người ta trở nên nhạy cảm, giàu trí tưởng tượng, trí nhớ tốt,
biết lắng nghe, mà cịn rèn giũa những phẩm chất khác nhau như tính
kiên nhẫn, tính kỷ luật, tính đồng đội.
Âm nhạc có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng với đời sống con
người, đặc biệt là trẻ em. Học môn âm nhạc giúp trẻ em trở nên thơng
minh hơn, học tốn, lịch sử, địa lý tiến bộ hơn. Tạo điều kiện cho trẻ
em học âm nhạc là đã cho các em một nền học vấn toàn diện khơng
chỉ về khoa học mà cịn về nghệ thuật và cái đẹp. Tâm hồn trẻ thơ vì
thế mà sẽ trở nên phong phú, đằm thắm và sâu sắc. Việc giáo dục một
con người tồn diện khơng chỉ giáo dục cho họ về đạo đức tốt, có
trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học xã hội, mà cịn
phải giáo dục cho họ biết, phân biệt, biết nhìn nhận, biết thưởng thức
cái đẹp cho cuộc sống nói chung và cuộc sống của mình nói riêng. Vì
vậy có thể nói rằng, giáo dục thẩm mỹ cho con người là khơng thể
thiếu được. Hay âm nhạc, người ta ví như một món ăn tinh thần
khơng thể thiếu trong cuộc sống loài người, đặc biệt là ở thời đại 4.0
phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Mà một trong những con đường gió
dục thẩm mỹ hiệu quả nhất là thơng qua các mơn học về giáo dục

nghệ thuật. Trong đó, âm nhạc có vị trí vơ cùng quan trọng. Đặc biệt
trong những năm gần đây, bộ GD và ĐT đã điều chỉnh lại nội dung
2


lOMoARcPSD|10162138

giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là mơn học bắt buộc
trong đó có mơn Âm Nhạc.
Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ,
đặc biệt là bậc tiểu học, thông qua môn học này, đã hình thành cho
các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về những kiến thức về
nhạc lý sơ đẳng nhất có ở phân mơn tập đọc nhạc này, đặc biệt là
trang bị cho các em có 1 thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em
phát triển tồn diện hơn, từ đó giúp các em học tập các mơn khác tốt
hơn. Bên cạnh đó, việc rèn luyện khả năng nghe nhạc chuẩn xác, phát
triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các
em là việc vô cùng cần thiết.
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc tại nhà
trường. Bản thân tơi đã học hỏi những người có kinh nghiệm trong
cơng tác dạy học, nghiên cứu và tìm ra một số các biện pháp dạy học
cho các em thông qua để tài:” Các dạng cảm thụ nghệ thuật và biện
pháp phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh”
2. Mục đích nghiên cứu
Các dạng cảm thụ nghệ thuật
Đưa ra một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh
3. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học môn âm nhạc ở các cấp học
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát

- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp thực hành
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
3


lOMoARcPSD|10162138

1.1. Các dạng cảm thụ nghệ thuật
Cảm thụ là là hoạt động của tâm lý khi chúng ta thưởng ngoạn
một tác phẩm nghệ thuật hay một cảnh thiên nhiên đẹp. VD: Trước
cảnh xuân về, trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim chóc
đua nhau bay lượn. … Đứng trước cảnh trời nước bao la, tâm hồn
chúng ta cảm thấy sảng khối lâng lâng thậm chí gạt tất cả những lo
toan phiền muộn sang một bên, trong giây phút đó ta như thây hoa
như đang cười trong ánh dương, chim hót như lời chào đón đầy mời
mọc và trìu mến, tâm hồn như có gì thật hạnh phúc, hân hoan….
Bên cạnh đó cảm thụ khơng chỉ là nghe tiếng chim hót, mưa rơi
hay thậm chí là những trận cuồng phong bão tố, sấm sét liên hồi,
không chỉ là những cảnh vật của thiên nhiên mà cả những công trình
sáng tạo của con người cũng đem lại cho chúng ta những cảm xúc và
nhận thức tương tự, khi bạn xem một bức tranh, lật giờ từng trang thơ,
một bộ tiểu thuyết, nghe một bản nhạc, xem những vở kịch, bộ phim
nào hay trong khoảnh khắc đi qua các công trình sáng tạo ấy ta như
nối gót theo tác giả mà đi vào một thế giới khác đó là một thế giới đầy
thi vị của những trận chiến, lòng ta cũng hồi hộp lo âu cho nhân vật,
tâm trạng cũng buồn khổ, thất vọng với nhân vật, tâm hồn chúng ta
như lạc vào thế giới khác, dù là các công trình thiên nhiên hay tác
phẩm nghệ thuật thì đó cũng gọi là cảm thụ.

Khái niệm cảm thụ: Là ấn tượng do một sự vật nào đó dấy lên
những tác động vào giác quan chúng ta. Đó là các hình ảnh tâm lý
được tạo nên từ các cảm giác bên trong và ở các rung cảm thông
thường này của bất kỳ một cá nhân nào chúng ta đều có tồn quyền
tìm ra điểm xuất phát của mọi sự miêu tả hiện thực chủ nghĩa và mọi
bức tranh hư cấu trong nghệ thuật
Các nghệ sĩ rất nhạy cảm đối với hoàn cảnh xung quang và biết
đưa vào bức tranh hết nét này đến nét khác mà trước đó đã trơng thấy
bằng chính mắt mình, đã tóm bắt được bằng tồn bộ tình cảm và tinh
thần hung phấn của mình.
Vậy đâu là ngọn nguồn, là gốc rễ trong quá trình cảm thụ?
Người nghệ sĩ muốn có cảm thụ nghệ thuật cần có 3 yếu tố:
4


lOMoARcPSD|10162138

- Hiện thực khách quan
- Não
- Hiện thực khách quan phải được phản ánh ở trong não tức là
phải để lại vết
Như vậy nghệ thuật muốn có ý nghĩa phải ln gắn liền với hiện
thực khách quan, nếu mọi hình tượng rời thực tại đều là huyễn hoặc,
do đó quá trình sáng tạo nghệ thuật cơng phu là thế phải phản ánh
được hiện thực khách quan, phải là hơi thở của cuộc sống Nếu người
nghệ sĩ khơng có sự trải nghiệm thì làm sao phản ánh cuộc sống một
cách chân thực
Ngay từ thời, Arixtot đã coi nghệ thuật như là phương tiện thanh
lọc tình cảm con người. Sự cảm thụ tác phẩm nghệ thuật làm con
người trở nên cao quý, cho tâm hồn trở nên thanh khiết chữ Hy Lạp

(Katarxix). Tác phẩm nghệ thuật có thể giải phóng tâm hồn con người
khỏi một tình cảm tầm thường, thấp hèn thốt khỏi mọi cái xấu và cái
tiêu cực. Ông nhấn mạnh mối liên hệ giữa nghệ thuật và hoạt động
đạo đức vì nhận thấy nghệ thuật là một cơ chế tổng hợp cảm xúc mà
trước hết là đạo đức.
Có 2 dạng cảm thụ nghệ thuật:
* Dạng 1: Người sáng tạo nghệ thuật (Ở đây chính là các nghệ sĩ):
Họ thường cảm nhận cái đẹp thiên về hiện thực khách quan
Tất cả những gì người nghệ sĩ miêu tả hay đúng hơn là được tái
hiện một cách sinh động, đều là những điều đã được tái hiện một cách
sinh động, đều là những điều đã được cả người khác trải qua vô số lần
rồi: hoặc đúng y như thế, hoặc gần đúng như thế; song chỉ một số ít
người có khả năng truyền đạt sự thể nghiệm của mình như một hồi
tưởng về một điều có thật, làm thỏa mãn được chúng ta bằng sự phác
họa hình ảnh sâu sắc và trung thực, làm chúng ta cảm thấy cái điều
được nghệ sĩ cảm thụ là một sự thật. Khả năng này ở người nghệ sĩ
cần được đánh giá như một trong những đặc điểm cố cữu của tài

5


lOMoARcPSD|10162138

năng, một trong những phẩm chất quý báu tạo thành bản thân tài năng
nghệ sĩ.
+ Khi cảm thụ thẩm mỹ, người nghệ sĩ thường cảm nhận cái đẹp
khách quan theo khuynh hướng bên trong sẵn có của mình, đồng thời
những xúc cảm thẩm mỹ trong sự cảm thụ thường mãnh liệt và nồng
cháy.
VD: Khi cảm nhận cái đẹp nhiều khi một tấm lưng còng của bà

già lại gợi lên nhiều cảm hứng hơn cả hình thể của thiếu nữ. Bên
ngồi nhìn khơng cho là đẹp nhưng đặt trong khơng gian nghệ thuật,
đặt trong bối cảnh sáng tạo cái không đẹp đó trở thành cái đẹp trong
nghệ thuật. Họ cảm nhận cái đẹp theo cách riêng, theo cái nhìn chủ
quan.
Nghệ sĩ trong trạng thái cảm xúc mà nhận diện lẽ sống, trách
nhiệm và ý nghĩa cuộc đời. Công chúng nghệ thuật cũng tiếp nhận,
giải mã ý nghĩa, giá trị của một tác phẩm, một hình tượng nghệ thuật
trong trạng thái cảm xúc, mà thiếu nó thì khơng thể có q trình thụ
cảm, thưởng ngoạn nghệ thuật. Cũng như vậy, những cảm xúc trong
sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật không phải là những cảm xúc thuần
thuý, mà là những cảm xúc mang tính trí tuệ, được nảy sinh trên cơ sở
vốn tri thức, phơng văn hố của nghệ sĩ hoặc người thụ cảm. Những
người có phơng tri thức, văn hố rộng hẹp khác nhau sẽ có cảm xúc
và thị cảm nghệ thuật nói riêng và thẩm mỹ nói chung một cách khác
nhau. Tri thức phong phú và sâu sắc, đặc biệt là tri thức trong lĩnh vực
thẩm mỹ sẽ là một trong những nhân tố tạo nên sự tinh tế của thị hiếu
và do đó, sự tinh tế của cảm xúc. Đó cịn gọi là tính chủ thể trong
sáng tác.
VD: Trước một đóa hoa hồng, con người có thể có những cảm
xúc khác nhau. Nếu là nhà khoa học, người ta chú ý đến khả năng,
mức độ tăng trưởng của nó trong những điều kiện khí hậu, mơi
trường, phân bón, sự chăm sóc.. ..Nếu là nhà kinh tế, người ta lại chú
ý đến giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm...Nếu là người thưởng
ngoạn thì vẻ đẹp tự nhiên, màu sắc hài hịa của đóa hoa hồng sẽ thu
hút sự chú ý và làm cho họ rung động...Như vậy, đóa hoa hồng tồn tại
khách quan với nhà khoa học, nhà kinh tế, người thưởng ngoạn..
6



lOMoARcPSD|10162138

..Ðiều này cũng có nghĩa là đối với người này, đóa hoa hồng hiện lên
trước mắt như một hiện tượng thẩm mĩ và người khác thì khơng, lúc
này hiện lên như một hiện tượng thẩm mĩ cịn lúc khác thì khơng.. ..Ở
đây, cũng cần hiểu rằng, nếu khơng có nhà khoa học, khơng có nhà
kinh tế, khơng có người thưởng ngoan, đóa hoa hồng vẫn tồn tại một
cách khách quan như đã từng tồn tại từ xưa đến nay, nhưng nó khơng
tồn tại trong mối quan hệ với kinh tế, khoa học, thẩm mĩ.. .
VD: Bài thơ TRăng
Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm
Ông rằng trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn như hạt cau phơi
Cháu cười quá chuối chin tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây
Như vậy, con người nhận thức thế giới bằng các giác quan của
mình, nhưng khi đã có vốn sống vốn kinh nghiệm cá nhân rồi thì
chúng lại chi phối rất mạnh vào hoạt động cảm giác, vào chuẩn nhận
cảm của cá nhân về thế giới. Mỗi thành viên trong gia đình cảm nhận
trăng theo cách riêng của mình, họ liên tưởng hình ảnh trăng non đầu
tháng bằng vốn sống kinh nghiệm của nghề nghiệp của lứa tuổi, các
đồ dùng dụng cụ đồ vật thường ngày mà mỗi cá nhân sử dụng. Như
thế có nghĩa là vẫn một sự vật hiện tượng khách quan nhưng mỗi
người đều cảm nhận một cách khác nhau. Điều này cho thấy cần phải
tôn trọng sự khác biệt của cá nhân về cảm nhận thế giới. Rất có thể từ
cảm nhận khác biệt này mà tạo ra những năng lực cá nhân sau này.
Đặc biệt trong công tác giáo dục và bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật
cho học sinh có thể nhân thấy: Năng khiếu bắt nguồn từ tư chất, bộc
lộ qua cảm giác, qua năng lực quan sát. Năng lực quan sát được hình

thành bắt nguồn từ cảm giác với vốn sống, vốn

7


lOMoARcPSD|10162138

kinh nghiệm cá nhân mỗi người. Sự khác biệt cá nhân này là sự
khởi đầu cho sự khác biệt nhận thức của mỗi cá nhân, cá tính sáng tạo
của mỗi học sinh.
Những bức tranh được miêu tả không phải trực tiếp ngay từ
nguyên mẫu mà theo trí nhớ; từ khoảnh khắc rung động của tiếp xúc
trực tiếp đến khoảnh khắc tái tạo có diễn ra cả một khoảng thời gian
ngắn hay dài và trong khoảng thời gian này đã có vơ số các cảm thụ
khác tràn vào tâm hồn, có nảy sinh các biểu tượng, các tình cảm và ý
nghĩa hoàn toàn khác. Rõ ràng là các ấn tượng được nổi lên rất rõ,
được khắc sâu vào trí nhớ và được giữ lại lâu dài. Trong cái quá trình
giữ lại này thường là: các cảm thụ mất dần đi tính chất sáng rõ và bền
vững, chúng bị phai mờ đi và biến thành những hình ảnh phổ biến
hơn trong những hình dung về chính các sự vật ấy. Những hình ảnh
như vậy bất chấp sự tác động của các giác quan và các bộ phận thần
kinh xa trung ương, có thể nảy sinh bằng con đường thuần túy tâm lý
và mang một đặc điểm là được thay đổi hình dạng hay bị loại bỏ theo
ý muốn của chúng ta. Trong hoạt động sáng tạo dẫu sao tỷ trọng vẫn
nặng về phía các cảm thụ cụ thể đang làm xúc động tâm hồn chúng ta
một cách mới mẻ và mãnh liệt nhất là các cảm thụ có được từ mơi
trường thị giác với vô số sắc thái phong phú và âm hưởng sâu rộng
trong lĩnh vực xúc động tình cảm.
Ngồi ra cịn một đặc điểm khác của cảm thụ cũng có ý nghĩa to
lớn, nhờ đó mà giá trị nghệ thuật đặc biệt của nó nổi lên. Từ cái nguồn

vơ số ấn tượng nhiều màu vẻ và chưa có tính thống nhất, mà chúng ta
có được trong một giờ phút nhất định, bộ máy bên trong sẽ gạn lọc và
giữ lại một chuỗi các hình ảnh gồm tồn những nét tiêu biểu nhất của
sự việc ta đã sống qua; giữ lại một cách chính xác chỉ những gì có thể
làm sống lại sự việc ấy sau này chứ không ghi chép theo kiểu số cộng;
giữ lại toàn bộ bức tranh toàn vẹn bên trong và bên ngoài. Vậy nên,
một cảm thụ thụ động đơn giản hồn tồn khơng đủ để có được một
hình tượng nghệ thuật, và những gì đi từ ngồi vào một cách vơ ý
thức đều phải kinh qua một sự thâm nhập và cải biến đặc biệt. Vì rằng
ngồi các số liệu cảm tính và các biểu tượng, cịn có các yếu tố

8


lOMoARcPSD|10162138

động lực – tình cảm, cũng như sự phản ứng nói chung của ý
thức mà nhờ đó các hình ảnh hàng đầu có được sức biểu hiện và tính
sinh động khác thường.
“Mỗi lần nhìn chăm chú vào thế giới thì chúng ta đều đã luận lý
rồi”. Không chỉ nhà khoa học giải thích thế giới, người nghệ sĩ cũng
luận lý đương nhiên là theo kiểu riêng của anh ta. Mỗi hành vi cảm
thụ riêng lẻ đều gắn liền với một cảm giác nào đó về sự trật tự và tính
sáng rõ, và từ cái biển mênh mông các sự kiện sẽ được kết tinh trong
tâm hồn một sơ đồ giản lược mà chỉ khác bức tranh khoa học ở chỗ là
trừu tượng và nói cho lý tính, cịn bức tranh nghệ thuật thì tràn đầy
màu sắc, dấy lên và tác động vào tâm trạng chúng ta.
Mọi hành vi cảm thụ hay hồi tưởng cùng một lúc vừa mang tính
chất phân tích vừa mang tính chất tổng hợp, vừa là khách quan vừa là
chủ quan. Người nghệ sỹ dọn dẹp thế giới xung quanh mình cho có

trật tự, nhưng anh ta không phải là một người sao chép đơn giản, và
mọi tính chất hiện thực trong nghệ thuật đều là hết sức ước lệ, bởi lẽ
một sự thật khơng có thật bao giờ cũng có nghĩa là một sự cải biến to
lớn đều đã tóm bắt được từ bên ngồi.
Nghệ thuật khơng chỉ bắt chước mà cịn lý giải, nó muốn thể
hiện hiện thực, nhưng thực ra nó chỉ gợi lên một ảo ảnh, một biểu
tượng tưởng như thật về hiện thực, và trong sáng tác của nghệ sĩ chân
chính thì ảo ảnh này luôn mới mẻ và bao giờ cũng mang tính chủ
quan.
Do đó cảm thu liên quan trực tiếp tới cảm xúc và cảm hứng sáng
tác nghệ thuật.
Cảm thụ và cảm xúc, tư tưởng hình tượng và tư tưởng trừu
tượng, biểu tượng và các cảm giác bắp thịt có thể được tách bạch về
mặt lý thuyết chẳng qua là để phân tích mà thơi, cịn trong thực tế
chúng ln luôn xuất hiện cùng với nhau và xoắn quyện vào nhau.
Chu Quang Tiềm cho rằng, sáng tạo NT phải căn cứ theo tình cảm –
tài liệu cảm quan, nhưng khi sáng tác thì tình cảm khơng phải là tình
cảm như chất liệu nữa mà nó phải là tình cảm thẩm mỹ được dấy lên
ở một cấp độ rất mạnh, là sự khách quan hố tình cảm chất liệu để trở
thành ý tượng. Cái tình cảm thẩm mỹ cao độ ấy như là “linh cảm –
9


lOMoARcPSD|10162138

nguyên bản dịch” (Inspiration) [103, tr.310] (được hiểu như là cao
hứng – cảm hứng đến cao độ. Tác giả cho rằng linh cảm có hai đặc
điểm quan trọng: “Một là nó xuất hiện thình lình. Khi linh cảm xuất
hiện chúng ta khơng sao tìm ra được những dấu vết của sự chuẩn bị,
thường thường nó xuất hiện ngồi ý liệu của tác giả. Những tác phẩm

của linh cảm đa phần thành tựu rất mau lẹ” ông viết tiếp: “Điểm thứ
hai linh cảm khơng có tính cách chủ động, khi mình trơng mong nó
lại, thì mãi khơng sao thấy, cịn trong những lúc mình khơng chờ đợi
thì thình lình nó lại xuất hiện” [103, tr.312]. Khi nguồn linh cảm đến
thì mọi thứ trong sáng tác NT đều trở nên đơn giản. Giá trị của những
tác phẩm đến bằng trạng thái tinh thần này có giá trị cao hơn hẳn so
với sự nắn nót của NT tạo thành. Về tiềm thức đã được Chu Quang
Tiềm đề cập “Cứ theo lý luận của các nhà tâm lý học cận đại, thì linh
cảm là những gì đã thai nghén uẩn nhưỡng trong tiềm thức rồi đột
nhiên hiện lên trong ý thức” [103, tr.313].
* Dạng 2: Người thụ hưởng nghệ thuật (Độc giả, người xem, người
nghe)
Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật (CTNT) là hoạt động thâm nhập
vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm bằng nhiều năng lực tinh thần:
tri giác, xúc cảm, liên tưởng, tưởng tượng... nhằm phát hiện, khám
phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của tác phẩm, tạo được mối giao
cảm đặc biệt giữa tác giả và người xem.
- Cấu trúc của CTNT: Là sự đan xen phức tạp các yếu tố: tri giác, lí
giải, xúc cảm, liên tưởng, tưởng tượng...
- Mục đích của CTNT: Cảm nhận, phát hiện, khám phá và chiếm lĩnh
bản chất thẩm mĩ của tác phẩm nghệ thuật, nhằm bồi dưỡng mĩ cảm
phong phú, tinh tế cho độc giả.
- Yêu cầu của CTNT:
+ Phải có xúc cảm, suy ngẫm, tưởng tượng, thực sự gần gũi, "nhập
thân" vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật.

10


lOMoARcPSD|10162138


+ Cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và
đẹp đẽ nhất của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của
tác phẩm.
+ Phương thức chiếm lĩnh đối tượng chủ yếu là bằng tình cảm, những
xúc động mang tính trực quan, trực cảm, những liên tưởng, suy luận...
+ Cảm thụ đặc biệt cần đến sự tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc của tâm hồn,
cần đến vốn sống, vốn văn hoá, sự trải nghiệm của con người.
2. Các biện pháp phát triển cảm thụ âm nhạc cho học sinh
Mục đích giáo dục âm nhạc bao gồm những mục tiêu yêu cầu
giáo dục cụ thể, là sự phản ánh kết quả mong muốn sau một quá trình
giáo dục – dạy học. Kết quả ấy cũng chính là mơ hình hay kiểu nhân
cách cần hình thành, kiểu tập thể cần xây dựng ở học sinh thông qua
môn học âm nhạc. giáo dục âm nhạc là một hình thức giáo dục nghệ
thuật mang tính đặc thù. Nó có khả năng liên kết, sử dụng cũng như
hỗ trợ, xen lồng vào tất cả các hình thức nội dung giáo dục khác làm
cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong việc thực hiện những yêu cầu
mục tiêu giáo dục. Nhưng với nhiệm vụ, chức năng chủ yếu của mình,
giáo dục âm nhạc trước hết thể hiện mục tiêu, yêu cầu giáo dục nổi
trội của mình là giáo dục thẩm mĩ. Nắm vững mục đích nổi trội này là
một yêu cầu hết sức quan trọng. Nhưng để thực hiện trên thực tế có
kết quả mục đích u cầu giáo dục này lại địi hỏi phải tìm hiểu, nắm
vững bản chất đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc.
Nếu ở con người, nhu cầu về thẩm mĩ là nhu cầu tinh tế và cao
quý; ý thức về cái đẹp, cái hay là ý thức có tính nhân loại cao thì trong
cấu trúc nền giáo dục phổ thông hiện đại, giáo dục thẩm mĩ nói chung
và giáo dục âm nhạc nói riêng, phải là bộ phận mang tính đặc thù, có
cấp độ cao tương xứng với nó.mơn học khác đều được xây dựng và
lấy tác động hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu: từ trí
tuệ đến tình cảm, thì ngược lại, mơn học Âm nhạc lại được xây dựng,

lấy tác động hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu: trực
tiếp từ tình cảm đến trí tuệ, tạo ra một sự kết hợp hài hòa, và do đó, nó
là mơn học khơng thể thiếu được.
11


lOMoARcPSD|10162138

Vai trị và nhiệm vụ của mơn âm nhạc ở trường học là trang bị
cho học sinh một số kiến thức về kỹ năng ca hát, đọc và nghe nhạc;
các em có thể tham gia vào các hoạt động âm nhạc của cộng đồng.
Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp
trong nghệ thuật âm nhạc, về ý nghĩa tác dụng của âm nhạc với đời
sống, đồng thời mở mang vốn hiểu biết về truyền thống âm nhạc dân
tộc Việt Nam, tinh hoa âm nhạc thế giới, góp phần bồi dưỡng tình
cảm, đạo đức, trí tuệ, tạo khơng khí vui tươi lành mạnh, làm phong
phú thế giới tinh thần nhằm phát triển hài hòa, tồn diện nhân cách
học sinh.
Mơn âm nhạc ở trường học có Học hát, Tập đọc nhạc. Mỗi phân
mơn có một vai trị nhất định. Ví dụ, với phân mơn Học hát: Hoạt
động ca hát có vị trí quan trọng trong đời sống con người; bài hát
phản ánh một cách hình tượng những khái niệm sâu sắc về cuộc sống,
thiên nhiên, con người và tất cả các mối quan hệ, tư tưởng, tình cảm.
Hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động
của âm nhạc và lời ca. Giọng hát không chỉ là phương tiện thể hiện
cảm xúc suy nghĩ của người hát mà còn khơi dậy ở người nghe những
cảm xúc tương ứng, những hiểu biết nhất định đem lại sảng khoái
thẩm mĩ; sức diễn cảm của giọng hát cùng những cử chỉ, thái độ, nét
mặt phù hợp rất thu hút học sinh. Nó khơi dậy ở học sinh những cảm
xúc hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Ca hát là một hoạt động quan

trọng, bản chất của nó là thơng qua luyện tập giúp học sinh có tinh
thần sảng khối và tạo cho học sinh có những ước mơ tươi đẹp
- Tập đọc nhạc: Giúp cho học sinh nhận biết những kí hiệu ghi
chép âm nhạc đơn giản, thơng thường nhất. Có khái niệm về yếu tố cơ
bản của âm nhạc như cao độ, trường độ, giai điệu, tiết tấu, sắc thái,…
Như vậy, về tác dụng của âm nhạc đối với học sinh trong nhà
trường là điều khơng thể phủ nhận, Cái đích cuối cùng của vai trị và
ý nghĩa mơn âm nhạc trong nhà trường là tạo nên một trình độ văn
hóa âm nhạc nhất định. Trình độ văn hóa phổ thơng hay trình độ học
vấn phổ thông ở các bậc học là do tất cả những hoạt động giáo dục và
các môn học tạo dựng nên, trong đó có mơn Âm nhạc
12


lOMoARcPSD|10162138

3. Thực trạng
3.1. Phương pháp dạy học chưa cá thể hóa trong hoạt động học
tập của học
Dạy học cá thể hóa là phương pháp giảng dạy yêu cầu người
giáo viên phải quan tâm tới từng đối tượng HS, dạy cho từng cá nhân
chứ không phải dạy theo số đông. Tuy nhiên việc cá thể hóa các hoạt
động học tập của học sinh gặp rất nhiều khó khawn và nguyên nhân
cụ thể đó là
- Chưa quan tâm tới từng đối tượng học sinh, dạy theo số đông
- Chưa nắm bắt được tâm lý học sinh
- Kỹ năng tiếp cận và hiểu hết được tâm lý của học sinh hạn chế
- Số lượng học sinh đơng nên việc cá thể hóa cịn khó khan
3.2. Hứng thú học âm nhạc của học sinh chưa cao
Không phải hiện nay mà đã từ lâu sự thay đổi về mặt sinh lý, lứa

tuổi và một số học sinh cịn xem mơn học âm nhạc là một môn phụ,
các em chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề
nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú
với mơn học, đồng thời các em nghĩ khơng có năng khiếu trong mơn
học chính vì vậy một số em ngại trình bày trước tập thể lớp. Xuất phát
từ điều kiện gia đình, sự quan tâm về tinh thần từ phía gia đình đối
với các em khơng được đồng đều, sự khập khiễng về ý thức, nhận
thức giữa học sinh ở thị trấn và nơng thơn cũng gây khơng ít khó khan
cho các em trong q trình học tập.
4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
4.1. Phương pháp dạy học cá thể hóa trong hoạt động học tập của
học sinh
Muốn vậy, GV phải nắm được năng lực tiếp nhận và các đặc
điểm tâm sinh lý của từng em. Bởi vì mỗi con người khơng ai giống ai
mà có những đặc điểm khác nhau. Tơi lấy ví dụ như khi dạy đối tượng
HS hiếu động thì chúng ta không thể dạy giống như các em HS thụ
13

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

động mà phải có một phương pháp riêng. Nói cách khác là phương
pháp phải phù hợp với đối tượng. Lớp có nhiều HS khá giỏi thì GV
phải ra bài tập như thế nào để các em phát huy được năng lực của
mình và có cơ hội thi thố tài năn. Ngược lại, các em chwua giỏi thì
thầy cơ phải đưa ra các bài học vừa sức để các em có tinh thần nỗ lực
và thêm tự tin vào bản thân.
Ngoài vai trị của GV, các em HS cũng phải có cách học mới.

Đòi hỏi trước tiên là các em phải chủ động tích cực trong học tập chứ
khơng ngồi nghe như thụ động sáo rỗng như trước. Nói cách khác là
phải thật sự năng động, sang tạo hơn. Bài học trên lớp ln gắn với
thực tiễn, tăng tính thực hành giảm bớt phần lý thuyết không cần thiết
cũng là một yêu cầu khi dạy và học. Năng động là biết trao đổi, có
thơng tin hai chiều với thầy cơ và bạn bè về nội dung bài học để tạo
mối tương tác giữa trò – trò, giữa trò – thầy.
Còn về phía gia đình, cha mẹ cần tạo điều kiện cho con em mình
biết sử dụng kiến thức đã hoc, thường xuyên trao đổi và diễn đạt tri
thức, phụ huynh phải dành thời gian lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của
con cái. Được như vậy các em mới có kỹ năng sống, sớm trưởng
thành và nên người.
Về công tác quản lý, các trường và địa phương cần tạo điều kiện
để đội nghũ GV từng bậc học thực hiện tốt cho chủ trương này, Ngoài
vuệc mua sắm các trang thiết bị cần thiết, các đơn vị cần lên kế hoạch
và thời gian để triển khai thực hiện một cách khoa học và có hiệu quả.
4.2. Biện pháp tạo sự hứng thú học âm nhạc của học sinh
Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh,
trước tiên người GV phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học
đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với mơn âm
nhạc. Ví dụ ở lớp 3- tiểu học, các em đã được làm quen với các kí
hiệu âm nhạc, các hình nốt, khng nhạc, khóa Sol, đọc bài TĐN ở
lớp 4, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy,
giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng
dạy để truyền thụ lại cho các em kiến thức của bài học cũng như phát
triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất.
14

Downloaded by Quang Tran ()



lOMoARcPSD|10162138

Để rèn đọc nhạc cho học sinh bên cạnh tổ chức các giờ dạy trên
lớp thật chu đáo, giáo viên cần gặp gỡ trao đổi với phụ huynh, hướng
dẫn và tư vấn để bố mẹ biết cách giúp đỡ, kèm cặp con mình khi học
ở nhà đặc biệt là đối với những em có kĩ năng đọc nhạc cịn yếu. hằng
tuần, hang tháng thông qua sổ liên lạc giáo viên và phụ huynh trao đổi
các thông tin để giáo viên có những phương pháp dạy học và cụ thể
phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Tổ chức các giờ đọc nhạc ngoại khóa: Ngồi những bài tập đọc
nhạc đã được biên soạn trong chương trình, học sinh cần nắm được
các thông tin cập nhật hang ngày liên quan đến cuộc sống thường
ngày của các em và cần được tiếp xúc với các tác phẩm âm nhạc khác.
Các nhà trường cần tổ chức các giờ đọc nhạc ngoại khóa, vì thơng qua
các giờ dạy này ngoài nhiệm vụ cung cấp vốn hiểu biết cịn có tác
dụng rèn đọc nhạc cho các em, rèn cho các em kỹ năng hát đúng và
hay các bài hát mà mình u thích. GV cần tham mưu đề xuất với
BGH và địa phương để xây dựng các phòng đọc, phòng thư viện và
mua sắm thêm các tài liệu, sách báo, sắp xếp theo khóa biểu tùy ý.
Xây dựng phương pháp TĐN:
Ở các lớp tiểu học, học sinh đã được làm quen với các ý kiến âm
nhạc để từ đó làm bàn đạp cho các cấp học sau như: Khóa sol, khng
nhạc, 1 số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khng nhạc,… đặc
biệt vị trí các nốt nhạc trên khng nhạc rất quan trọng, nó quyết định
cho việc đọc nhạc cho học sinh ở các lớp trên. Ta thường xuyên ôn tập
củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí nốt nhạc trên khng nhạc bằng
nhiều cách khác nhau.
Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài TĐN muốn thu được kết quả
cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định.

Sau khi giới thiệu bài TĐN, nếu như tập hát, bước đầu tiên là luyện
thanh thì ở TĐN phải luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của
các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà cịn giúp các
em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận các nốt so với
nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, GV phải đưa ra yêu cầu cho
các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài TĐN có mấy nốt, gồm những
15

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

nốt nào ? Rút ra thang âm cho HS đọc, có thể hốn đổi vị trí các nốt
nhạc để học sinh tìm tịi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của
các em. Về trường độ ở viết ở nhịp mấy, gồm những hình nốt gì ? Rút
ra hình tiết tấu chung của bài tập cho HS đọc tiết tấu. Trong bài có sử
dụng các ký hiệu âm nhạc nào ? Mục tiêu của giao đoạn này là làm
thế nào để các em nắm bắt và hiểu được hình tiết tấu chủ đạo của bài.
Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức như vừa
đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa kết hợp nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng
có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thể hiện
tốt tiết tấu của bài, GV đàn cho các em nghe và cảm nhận giai điệu,
tiết tấu. Đây chính là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu
theo đàn, GV sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm
hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài mới
chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc
ghép lời ca với nhạc, GV cho các em tự ghép lời ca với nhạc sau đó
GV đàn mẫu lời ca và hát mẫu giai điệu để các em tự so sang. GV bắt
nhịp, HS đọc lời nhạc và ghép lại lời ca. GV đàn lại từng câu, sửa lỗi

cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng,
hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai
đoạn động viên khích lệ các em học tập. Việc động viên giúp các em
chưa thể hiện bài TĐN tốt sẽ cố gắng thể hiện tốt hơn bản thân.
Phần III. Kết luận
Cảm thụ nghệ thuật là một trong những kỹ năng quan trọng và
cần thiết đối với các học sinh các cấp bởi lẽ chỉ có sự cảm nhận mới
có thể đem lại sự gần gũi, nhập tâm vào thế giới nghệ thuật của tác
giả, tác phẩm. Từ đó cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều
sâu sắc tế nhị và đẹp đẽ nhất của chúng. Chính vì vậy, bộ GD&ĐT nói
chung và GV các trường các cấp nói riêng nên chú trọng vào điều ấy
bằng cách phát triển năng lực đó cho học sinh. Đặc biệt là với bộ môn
âm nhạc.

16

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Tài Liệu Tham Khảo
1. Tâm Lí Học – Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn – DK
2. Giáo trình tâm lý học nghệ thuật
3. Sức Mạnh Tiềm Thức – Joseph Murphyc
4. Tâm Lý Học Thành Công – Carol S. Dweck

17

Downloaded by Quang Tran ()



lOMoARcPSD|10162138

NHẬN XÉT TIỂU LUẬN

……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Cán bộ chấm thi thứ nhất

Cán bộ chấm thi thứ hai
18

Downloaded by Quang Tran ()



lOMoARcPSD|10162138

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

19

Downloaded by Quang Tran ()



×