Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRONG nội bộ NGÀNH và CẠNH TRANH GIỮA các NGÀNH NHỮNG tác ĐỘNG TÍCH cực và TIÊU cực của CẠNH TRANH ý NGHĨA THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.89 KB, 20 trang )

lOMoARcPSD|9242611

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH
TRONG NỘI BỘ NGÀNH VÀ CẠNH TRANH GIỮA CÁC NGÀNH.
NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA CẠNH TRANH?
Ý NGHĨA THỰC TIỄN.

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY :

PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN

MÃ LỚP HP :

22D1POL51002429

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN :

NHÓM 9


lOMoARcPSD|9242611

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3 NĂM 2022



lOMoARcPSD|9242611

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT HỌ VÀ TÊN

MSSV

NHIỆM VỤ
• Tìm nội dung
(Phần 2-III)

1.

Trần Phạm Hải Nam (Nhóm trưởng) 31211027651

• Thuyết trình


Làm

trị

chơi

Quizizz

2.

Nguyễn Thị Phương Thảo


31211021170

• Tìm nội dung
(Phần IV)
• Làm powerpoint

3.

Nguyễn Nguyệt Minh

31211027921

• Tìm nội dung
(Phần 1-II)
• Thuyết trình

4.

Nguyễn Huy Hồng

31211024150

• Tìm nội dung
(Phần 2-II)
• Thuyết trình

5.

6.


Trần Tú Qn

Vũ Hải Ngọc Long

31211021207

31211021328

• Tìm nội dung
(Phần 1-III và V)
• Tổng hợp, làm
tiểu luận
• Tìm nội dung
(Phần IV)
• Làm powerpoint

7.

Phan Ngọc Hân

31211026051

• Tìm nội dung (Lời
cảm ơn, Lời mở đầu
và Phần I)
• Soạn
Quizizz

8.


Nguyễn Thị Cẩm Tiên

31211021509

câu

hỏi


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1
LỜI CẢM ƠN---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1
LỜI MỞ ĐẦU---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2
B. NỘI DUNG --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4
I. CẠNH TRANH LÀ GÌ?------------------------------------------------------------------------------------------- 4
II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH--------------------------------------------------------------5
1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành ---------------------------------------------------------------------------5
2. Cạnh tranh giữa các ngành --------------------------------------------------------------------------------7
III. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH--------------------------------------------------------------8
1. Tác động tích cực ------------------------------------------------------------------------------------------- 8
2. Tác động tiêu cực ------------------------------------------------------------------------------------------ 10
IV. Ý NGHĨA THỰC TIỄN-------------------------------------------------------------------------------------- 12
C. KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16


lOMoARcPSD|9242611


A. MỞ ĐẦU :

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám
hiệu nhà trường cùng với các giảng viên đang giảng dạy tại giảng đường Đại
học Kinh tế TPHCM. Dù đang trong giai đoạn tình hình dịch chuyển biến khá
phức tạp nhưng nhà trường và các giảng viên vẫn tạo cơ hội cho thầy trò được
làm việc cùng nhau trong một mơi trường an tồn và hiệu quả.
Nhóm em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy Nguyễn Minh Tuấn.
Người đã gắn bó cùng chúng em trong mơn học này và tạo điều kiện cho
chúng em làm bài tiểu luận này. Nhờ những góp ý của thầy mà nhóm chúng
em có thể hồn thành bài tiểu luận này một cách hồn thiện nhất.
Khơng qn gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong nhóm 11, cảm ơn sự
nhiệt huyết, quyết tâm trong cách làm việc nhóm của các bạn. Cảm ơn vì đã bỏ
qua những thiếu sót và cảm ơn vì đã cùng nhau hồn thành bài tiểu luận này.
Lời cuối cùng, mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng hết sức cùng nhau
hoàn thành bài tiểu luận này nhưng sẽ khơng tránh khỏi những sai sót bởi cách
làm việc cịn non nớt của những sinh viên năm nhất. Nhóm em mong nhận
được lời góp ý từ thầy và các bạn để chúng em có thêm nhiều kinh nghiệm.

1


lOMoARcPSD|9242611

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước Việt Nam đã và đang trên con đường phát triển thành
cơng. Đó là nhờ những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu
hướng tồn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một
quốc gia nghèo trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vịng một

thế hệ. Việt nam đã có những thành tựu đáng kể từ năm 2002 đến 2020, GDP
đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD. Cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ
nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống
cịn dưới 2%.
Nhờ có nền tảng vững chắc, kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu
đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19.
Năm 2020 Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ghi nhận tăng trưởng GDP
dương khi đại dịch bùng phát. Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày
càng cải thiện. Ngoài ra nền kinh tế Việt Nam cũng ngày càng phát triển, khả
năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm
2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ
tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70%
năm 2016, trong khi tỉ lệ ở thành thị là trên 95%.
Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới
mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để làm được điều
này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5%
trên đầu người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển
theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn.
Để có nền kinh tế phát triển chắc chắn Việt Nam phải cạnh tranh rất
nhiều. Mơi trường cạnh tranh là mơi trường mà ở đó, các doanh nghiệp luôn
2


lOMoARcPSD|9242611

phải vận động, đổi mới, cải tiến không chỉ công nghệ mà cả chủng loại, kiểu
dáng, phương thức kinh doanh. Theo cách đó, cạnh tranh tạo ra sự đổi mới liên
tục và động lực phát triển liên tục.
Vì những lẽ trên đây mà một nhà nước văn minh trong cơ chế thị trường
hiện đại phải là nhà nước có nhiệm vụ và chức năng phát hiện, thừa nhận bảo

vệ và khuyến khích những khả năng và thuộc tính tốt đẹp của cạnh tranh. Bên
cạnh đó, để khắc phục những khuyết tật của thị trường do cạnh tranh đem lại,
mỗi quốc gia đều phải có chính sách cạnh tranh và trên cơ sở đó, điều tiết hoạt
động cạnh tranh trong kinh doanh, điều chỉnh các hành vi cạnh tranh của các
doanh nghiệp bảo đảm chúng không thao túng thị trường. Vai trò của nhà nước
trong việc điều tiết cạnh tranh được thừa nhận ở tất cả các quốc gia phát triển
theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước luôn phải tôn
trọng các quy luật chung vốn có của thị trường đồng thời khơng làm ảnh
hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

B. NỘI DUNG :
I. CẠNH TRANH LÀ GÌ?
3


lOMoARcPSD|9242611

• Khái niệm: Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị
trường, nó chịu nhiều chi phối của quan hệ sản xuất giữ vị trí thống trị trong xã
hội, nó có quan hệ hữu cơ với các quy luật kinh tế khác như quy luật giá trị,
quy luật lưu thơng tiền tệ, quy luật cung cầu,…
• Bản chất của cạnh tranh: Cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế
phát triển, điều tiết hệ thống thị trường, còn là yếu tố quan trọng làm lành
mạnh các quan hệ xã hội. Cạnh tranh phải được diễn ra trong mơi trường pháp
lý tự do và bình đẳng cho mọi chủ thể kinh doanh, nếu khơng có mơi trường
pháp lý đó, cạnh tranh có thể đưa đến những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.

Ví dụ: Người sản xuất thì muốn bán được hàng hóa với giá cao, người tiêu
dùng lại muốn mua được hàng hóa với giá r攃ऀ; Hoặc giữa người tiêu dùng với
người tiêu dùng để mua được hàng hóa với giá r攃ऀ hơn, chất lượng hơn; Hoặc

giữa người sản xuất với người sản xuất nhằm giành giật những điều kiện thuận
lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, như điều kiện về vốn, lao động, nguồn
nguyên liệu, thị trường, giành nơi đầu tư có lợ i,… để thu được nhiều lợi ích
nhất cho mình.

II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH

1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành :

4


lOMoARcPSD|9242611

• Quy luật cạnh tranh: Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một
cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất
và trao đổi hàng hóa. Quy luật cạnh tranh yêu cầu khi đã tham gia thị trường,
các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác ln phải chấp nhận cạnh
tranh.
Ví dụ: Cạnh tranh giữa hai công ty nước giải khát Pepsi và Coca Cola hay các
hãng điện thoại lớn như Samsung, IP, Oppo.
• Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh
doanh trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa.
Ví dụ: Cạnh tranh giữa các hãng xe liên tỉnh với nhau, cạnh tranh giữa các loại
xe máy trong phân khúc thị trường.
Cạnh tranh trong nội bộ
ngành nhằm tăng lợi nhuận
siêu ngạch. Sản xuất hàng
hóa của mỗi chủ thể kinh
doanh có một giá trị cá biệt

riêng. Nhưng khi bán ra thị
trường thì phải bán theo giá
trị xã hội (nghĩa là mức giá trị hàng hóa được sản xuất ở trình độ trung bình).
Để có được lợi nhuận cao nhất thì các chủ thể kinh doanh ln cố gắng hạ thấp
giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.
Họ có thể sử dụng các biện pháp để cải tiến kỹ thuật, nâng cao đổi mới
cơng nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất và chất lượng lao động để hạ
thấp giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó.
Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường
của hàng hố (hay cịn gọi là giá trị xã hội của hàng hố).
• Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường:
5


lOMoARcPSD|9242611

Giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hóa được sản xuất
ra trong một khu vực sản xuất nào đó hay giá trị cá biệt của những hàng hóa
được sản xuất ra trong điều kiện trung bình chiếm đại bộ phận hàng hóa của
khu vực đó.
Điều kiện sản xuất trung bình trong một ngành thay đổi do kỹ thuật sản
xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên làm cho giá trị thị trường của hàng
hoá đó có xu hướng giảm xuống. Trên thị trường hàng hoá phải bán theo giá
thị trường (giá trị xã hội) mặc dù giá trị cá biệt khác nhau. Điều này làm cho
điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng
hoá giảm xuống, chủng loại hàng hoá đa dạng với chất lượng ngày càng cao.
Giá trị thị trường không chỉ chịu sự tác động của giá trị xã hội, mà còn
chịu tác động của giá trị cá biệt của nhà sản xuất cung ứng đại bộ phận một
loại hàng hóa cho thị trường. Theo C.Mác: “một mặt phải coi giá trị thị trường
là giá trị trung bình của những hàng hóa được sản xuất ra trong một khu vực

sản xuất nào đó, mặt khác phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những
hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và
chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này”.
Như vậy kết lại cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ hình thành giá trị thị
trường. Đây là cơ sở của giá cả thị trường. Điều mà chủ thể kinh tế phải căn cứ
để hoạch định cho những chiến lược kinh doanh của mình.
2. Cạnh tranh giữa các ngành:
Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất khác
nhau hoạt động trong các ngành khác nhau. Bản chất của cạnh tranh giữa các
ngành là để tìm ra mức đầu tư sinh lời có lợi nhất giữa các ngành với
nhau. Cho nên những người tham gia vào các ngành sản xuất khác nhau trong
nền kinh tế thị trường có thể sử dụng phương thức này để mưu cầu lợi ích
riêng cho mình.
6


lOMoARcPSD|9242611

Tư bản đầu tư vào những ngành khác nhau thì sẽ có tỉ lệ sinh lời khác
nhau. Mỗi ngành sẽ có mức sinh lời riêng hay tỷ suất lợi nhuận riêng. Mức
sinh lời này sẽ phụ thuộc vào điều kiện của từng giai đoạn, hồn cảnh lịch sử
cụ thể. Chính vì thế mục đích của việc cạnh tranh giữa các ngành là tìm ra
những ngành mà ở đó có mức đầu tư có lợi nhất.
Để tối đa hố lợi nhuận các nhà đầu tư có thể tự do dịch chuyển nguồn
lực của mình từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất và vận
hành khác nhau. Kết quả của q trình dịch chuyển đó dẫn đến các ngành có tỷ
suất lợi nhuận cao có lượng tư bản tăng lên đồng thời quy mô sản xuất được
mở rộng. Ngược lại các ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp có lượng tư bản giảm
đi kèm theo quy mô sản xuất bị thu hẹp. Chính sự thay đổi tỷ lệ phân phối tư
bản giữa các ngành sẽ dẫn đến sự thay đổi quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị

trường và cuối cùng dẫn tới mức độ tỷ suất lợi nhuận ở các ngành phát sinh
tương ứng. Sự dịch chuyển này diễn ra liên tục cho đến khi tỷ suất lợi nhuận ở
các ngành khác nhau xấp xỉ nhau.
Tóm lại kết quả của cạnh tranh giữa các ngành sẽ hình thành nên tỷ suất
lợi nhuận bình quân hay mức sinh lời trung bình giữa các ngành.

III. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH
1. Tác động tích cực:
- Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể
sản xuất kinh doanh khơng ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công
nghệ mới vào sản xuất, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, từ đó dẫn
đến sự đổi mới về trình độ tay nghề, tri thức của người lao động.

7


lOMoARcPSD|9242611

Các hàng hóa được
sản xuất ra với mức hao
phí lao động cá biệt khác
nhau,

nhưng

trên

thị


trường thì các hàng hóa
đều phải được trao đổi
theo mức hao phí lao động
xã hội cần thiết. Vậy,
người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động càng thấp, thì sẽ thu
được càng nhiều lợi nhuận. Điều đó kích thích những chủ thể sản xuất hàng
hóa cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm,... Sự cạnh
tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Cuối
cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên. Kết
quả là cạnh tranh giúp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh hơn.
- Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hành vi của các chủ thể kinh tế đều
hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Hơn nữa mọi hoạt động này đều nhằm
mục đích thu lợi nhuận tối đa, muốn vậy, ngoài việc hợp tác, họ cũng cạnh
tranh với nhau để có được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh
doanh để thu được lợi nhuận cao nhất.
Muốn thu được lợi nhuận, họ cần phải vận dụng nhiều biện pháp để quản
lý, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, đáp ứng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị
trường, nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế. Qua cuộc cạnh tranh trên thị
trường, những nhân tài quản lý kinh tế và lao động thành thạo xuất hiện ngày
càng nhiều và đó cũng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự phát
triển của nền kinh tế thị trường. Thơng qua đó, nền kinh tế thị trường sẽ khơng
ngừng được hồn thiện hơn.

8

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


- Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt trong việc phân bổ
các nguồn lực.
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên
nguyên tắc cạnh tranh để phân bổ vào chủ thể một cách hiệu quả.
Cơ chế giá cả sẽ hướng sự phân bổ nguồn lực vào những hàng hóa và dịch
vụ có nhu cầu tiêu dùng cao. Nếu
nhu cầu tiêu dùng hàng hóa ở một
ngành nào đó tăng thì giá sẽ tăng.
Giá tăng sẽ thúc đẩy các doanh
nghiệp sản xuất nhiều hơn mặt
hàng đang có nhu cầu tăng và khi
đó thường xuất hiện thêm các nhà
sản xuất tham gia thị trường. Và
nếu nhu cầu tiêu dùng một mặt hàng giảm, giá sẽ giảm, khi đó nguồn lực này
được giải phóng và chuyển sang lĩnh vực khác có nhu cầu tiêu dùng cao hơn.
Với cơ chế này, các chủ thể sản xuất kinh doanh phải thực hiện cạnh tranh để
có được cơ hội sử dụng các nguồn lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh của
mình.
- Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
Năng lực của doanh nghiê ̣p thể hiê ̣n thực lực và lợi thế của doanh nghiê ̣p
so với đối thủ cạnh tranh trong viê ̣c thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách
hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao hơn.
Trên thực tế, khơng có doanh
nghiê ̣p nào có khả năng thỏa mãn tất
cả các nhu cầu của khách hàng nên
doanh nghiê ̣p phải nhâ ̣n biết được
những điểm mạnh, điểm yếu của
mình để có thể phát huy những điểm
9


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

mạnh và hạn chế những yếu k攃Ām. Bên cạnh đó, những người sản xuất phải chủ
đô ̣ng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm để nhu cầu của
người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng một cách tốt nhất.
2. Tác động tiêu cực:
Bên cạnh những thành tựu việc cạnh tranh mang lại, nền kinh tế thị
trường thực tế vẫn còn tồn đọng rất nhiều vấn đề:
- Thứ nhất, cạnh tranh không lành mạnh làm tổn hại đến môi trường kinh
doanh.
Khi các cá nhân tham gia vào các biện pháp cạnh tranh khơng lành mạnh,
thậm chí là các thủ đoạn sai trái nhằm trục lợi làm xói mịn mơi trường kinh
doanh, thậm chí cả các giá trị đạo đức xã hội. Phải loại bỏ các biện pháp và thủ
đoạn cạnh tranh không lành mạnh.
- Thứ hai, việc cạnh tranh tiêu cực có thể làm lãng phí nguồn nhân lực xã
hội.
Để đạt được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp chiếm dụng những nguồn
lực mà không phát huy vai trị của nó đối với sản xuất và kinh tế, từ đó, việc
cung hàng hóa và dịch vụ cho xã hội bị hạn chế do không được đưa vào sản
xuất, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
- Thứ ba, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến phúc lợi xã hội.
Thay vì sử dụng hợp lý nguồn lực để
xã hội có nhiều cơ hội đáp ứng nhu cầu,
việc lãng phí nguồn lực của các doanh
nghiệp cạnh tranh k攃Ām tích cực còn làm
tác động đến phúc lợi xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tất yếu dẫn đến độc quyền và
những cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế độc
quyền.
10

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Với ưu thế thống trị các công ty độc quyền cùng với mục đích kiếm lợi
nhuận khổng lồ, các doanh nghiệp độc quyền có thể tạo ra số lượng lớn sản
lượng và giảm giá thành sản xuất, từ đó, hạ giá cả hàng hóa. Mâu thuẫn ở việc,
các độc quyền không giảm giá nhưng lại luôn đặt cao giá bán hàng hố và
giảm giá mua, sự trao đổi khơng cân bằng này làm hạn chế khối lượng sản
phẩm,... tạo cung cầu hàng hoá giả tạo, gây thiệt hại lớn cho giới tiêu dùng.
Sự độc quyền của các doanh nghiệp còn thể hiện tính quyền lực một cách
tiêu cực nếu chủ thể đó sẵn sàng cạnh tranh một cách thiếu tính lành mạnh. Tổ
chức độc quyền có thể tập trung nguồn lực lớn, tạo khả năng nghiên cứu, chế
tạo các phát minh khoa học kỹ thuật, nhưng vì lợi ích của tổ chức độc quyền,
các hoạt động nghiên cứu - phát minh - đổi mới chỉ được áp dụng nếu tính độc
quyền các tổ chức đó khơng bị đe dọa. Vì vậy, các tổ chức độc lập có quyền
khơng chủ động tiến hành cơng việc đó, mặc dù có khả năng về nguồn lực tài
chính dư dả, có thể tạo cơ hội cho việc nghiên cứu và sáng chế ra các phát
minh khoa học kỹ thuật. Có thể đi đến kết luận, sự độc quyền này gây cản trở
không nhỏ đối với sự phát triển tiến bộ kỹ thuật và làm cản trở sự phát triển
kinh tế - xã hội.
Trên thực tế, có rất nhiều chủ thể tham gia hoạt động thị trường. Mỗi một
tổ chức đều nắm giữ các vai trị và vị trí khác nhau, hoạt động của từng doanh
nghiệp, công ty phải chịu sự tác động lẫn nhau thơng qua việc cạnh tranh trong

nền kinh tế chung. Vì thế, những chủ thể nên cạnh tranh và điều tiết q trình
sản xuất một cách tích cực để hướng tới sự phát triển chung của nhà nước.

IV. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Cạnh tranh là một trong những quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị
trường, thơng qua nó mỗi chủ thể trong nền kinh tế và bản thân nền kinh tế đều
có cơ hội phát triển và nhận được lợi ích tốt nhất từ sự vận động hiệu quả của
hoạt động giao thương, mua bán. Cụ thể:

11

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

• Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội: cạnh tranh ln
có mục tiêu thu hút ngày càng nhiều khách hàng về mình. Do đó, các doanh
nghiệp phải không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm. Do đó, nó như liều thuốc thần dược nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế - xã hội.
• Cạnh tranh khuyến khích áp dụng khoa học kĩ thuật, cải tiến công nghệ
nhằm kinh doanh có hiệu quả: trong bất cứ nền kinh tế nào, doanh nghiệp sở
hữu công nghệ tiên tiến, độc quyền luôn dẫn đầu nên kinh tế, là xu hướng của
cả xã hội. Do đó, cạnh tranh cũng là cơ hội bắt buộc các doanh nghiệp phải
nghiên cứu, vận dụng chuyển giao những công nghệ mới, phù hợp với xu
hướng mới của nền kinh tế thị trường. Từ đó tạo ra những sản phẩm có chất
lượng cao và giá thành r攃ऀ.
• Cạnh tranh khơng ngừng làm giảm giá cả hàng hố và dịch vụ: với
những yếu tố cạnh tranh khơng ngừng, sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng

sẽ không ngừng có chất lượng cao với giá thành ngày càng thấp.
• Cạnh tranh giúp phân bổ các nguồn lực và tài nguyên một cách hợp lý:
giá cả ngày càng giảm, các đối thủ ngày càng đơng. Do đó, để tối đa hoá lợi
nhuận, các doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn tài ngun một cách hữu
dụng và hợp lí. Nó vừa tăng lợi ích cho doanh nghiệp, vừa tiết kiệm tài ngun
cho quốc gia và góp phần bảo vệ mơi trường.
• Cạnh tranh giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng: cạnh
tranh khiến hàng hoá ngày càng đa dạng với giá r攃ऀ và chất lượng tối ưu, đảm
bảo người tiêu dùng có cái mà họ muốn.
Có thể thấy cạnh tranh vừa góp phần điều hịa, phân bổ vừa góp phần nâng
cao năng lực kinh tế và thúc đẩy sự
phát triển của toàn xã hội. Tuy nhiên,
chỉ khi cạnh tranh mang tính lành
mạnh, bình đẳng, thuần khiết thì
12

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

những tác động tích cực khách quan mới phát huy. Còn khi các chủ thể “lạm
dụng” cạnh tranh, cạnh tranh một cách bất chấp, dùng mọi thủ đoạn, thậm chí
vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, tác động tiêu cực ngược trở lại mơi
trường, thì cạnh tranh lại mang đến những hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng đến đời
sống xã hội.
Như vậy cạnh tranh có hai mặt: mặt lợi, mặt hại nhưng khơng phải bản
thân cạnh tranh tự mình gây ảnh hưởng lợi ích hay tác hại mà chính bản thân
các chủ thể trong nền kinh tế cùng với sự vận động, chiến lược, chính sách của
nhà nước trong nền kinh tế chủ động điều phối và làm chủ xu hướng cạnh

tranh đó. Một nền kinh tế muốn phát huy lợi ích và khắc phục tác hại của cạnh
tranh phải tác động tích cực đến thị trường đặt trong tồn diện của sự bình
đẳng và lành mạnh.
Liên hệ quy luật cạnh tranh với bối cảnh nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những quy luật của nền kinh
tế thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh. Thực trạng hiện nay cho thấy khả
năng cạnh tranh của Việt Nam đang còn yếu k攃Ām, năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp chưa cao, trình độ cơng nghệ hạn chế, sản xuất gặp nhiều khó
khăn.
Theo báo cáo GCI 2019, trong
khối ASEAN, Việt Nam xếp vị trí thứ
7 về năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Mặc dù thời gian qua, năng lực cạnh
tranh tranh của Việt Nam đã có những
chuyển biến tích cực, tuy nhiên vị trí
đạt được vẫn ở mức trung bình thấp. Đứng trước bối cảnh hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng khi Việt Nam là thành viên của ASEAN, APEC, WTO, mở
cửa hội nhập AFTA, ngoài những cơ hội rộng lớn cho nền kinh tế mở thì nước
ta cũng đang đối mặt với những khó khăn, thách thức vơ cùng to lớn.
13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Vấn đề đặt ra, chúng cần phải phát triển một nền kinh tế có sức mạnh
cạnh tranh cao, có ảnh hưởng và tác động toàn cầu đảm bảo cho quá trình kinh
tế đạt được mục tiêu đề ra. Muốn như vậy chúng ta cần phải có giải pháp để

nâng cao năng lực cạnh tranh tồn cầu: cải thiện mơi trường kinh doanh, thúc
đẩy đổi mới sáng tạo, cải tiến khoa học cơng nghệ, cắt giảm chi phí sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm, từ đó phân bổ hợp lý được các nguồn lực xã hội, thúc
đẩy sản xuất, thương mại phát triển, gia tăng phúc lợi xã hội, thúc đẩy cạnh
tranh lành mạnh, bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh
bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Quy luật cạnh tranh sẽ vận hành tốt nếu ở đó
thị trường được đặt dưới khung chính sách hợp lý
của Chính phủ. Việt Nam hiện nay đã ban hành
Luật cạnh tranh 2018 nhằm bảo vệ cạnh tranh tự
do, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, ngăn chặn
các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh
khơng lành mạnh trên thị trường, hướng đến lợi ích
của người tiêu dùng. Luật cạnh tranh được ban hành hiểu rõ cơ chế kinh tế thị
trường và đảm bảo cho sự tác động tích cực của cạnh tranh được tận dụng và
phát huy triệt để.
Đảng và Nhà nước ta luôn đề
cao vai trò của đổi mới sáng tạo đặc
biệt là đối với lĩnh vực khoa học
công nghệ. Nắm bắt tầm quan trọng
của cạnh tranh đối với nền kinh tế
quốc tế, chủ trương đối mới và thúc
đẩy phát triển khoa học cơng nghệ
chính là một trong những giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh tồn cầu một cách bình đẳng và minh bạch.

14

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

Qua tình hình tăng trưởng nền kinh tế và mục tiêu phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thành công, Việt Nam luôn tiếp tục
tăng cường cải cách hệ thống chính sách hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế một cách bền vững và thịnh vượng.

C. KẾT LUẬN :
Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng, cạnh tranh có vai trị
vơ cùng quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực
kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự
phát triển kinh tế.
Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy b攃Ān, nắm bắt tốt
nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến
kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào
trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, quản lý sản xuất
để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh
hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và k攃Ām phát triển.
Trong xã hội, mỗi con người, x攃Āt về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng
thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích
hơn cho mọi người và cho cộng đồng, xã hội. Phát huy những yếu tố tích cực,
hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của nhà
nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ cá nhân.

HẾT.

15

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối ngành không
chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học và cao đẳng).
2. Giáo trình. Kinh tế chính trị Mác - Lênin (dành cho bậc đại học - khơng
chun lý luận chính trị) hà nội - 2019.
3. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (dành cho bậc đại học hệ khơng
chun lý luận chính trị) - nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật.
4. />6. />7. />8. />9. vi.wikipedia.org/wiki/Cạnh_tranh_(kinh_doanh)#Vai_trò_của_cạnh_tranh_2
10. />
Downloaded by tran quang ()



×