Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Luật cạnh tranh và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.91 KB, 22 trang )

Nội dung tiểu luận
1. Mở đầu 2
1.1 Đề tài 2
1.2 Cạnh tranh và vai trò,chức năng của cạnh tranh 3
1.3 Khái quát chung về pháp luật cạnh tranh 6
2. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam 7
2.1 Pháp luật hạn chế cạnh tranh 7
2.1.1 Kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 7
2.1.2 Kiểm soát vị trí thống lĩnh thị trường 8
2.1.3 Giám sát tập trung kinh tế 10
2.2 Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh 11
2.3 Hạn chế của Luật cạnh tranh 2004 14
3. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện nay 17
3.1 Thực trạng cạnh tranh 17
3.2 Giải pháp tháo gỡ 19
4. Kết luận 20
Trang
1
1. Mở đầu
1.1 Đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Trên thế giới mỗi ngày có hàng trăm nghìn doanh nghiệp ra đời và cũng với một số
lượng doanh nghiệp như vậy thất thế, phá sản. Sự quyết liệt của thương trường
thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh nhân. Doanh nhân là người chủ
doanh nghiệp nhạy cảm với tình thế, nắm vững những nguyên lý cơ bản trong cạnh
tranh là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vậy làm thế
nào để Doanh nghiệp luôn đứng vững trên thương trường với tư thế tự chủ?
Ai đó đã nói "Cùng ngành nghề chứ không cùng lợi nhuận, cạnh tranh là sự tất yếu
của thương trường. Cạnh tranh là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cơ bản giữa các
doanh nghiệp, những đe doạ thách thức hoặc cơ hội của doanh nghiệp, chủ yếu có
được từ quá trình đối kháng của sức mạnh này. Cạnh tranh trên nhiều phương


diện: Thương hiệu - Chất lượng - Mẫu mã - Giá cả Chúng ta đã và đang tiến tới
xây dựng một thương trường lành mạnh, một môi trường kinh doanh có văn hoá -
sự phát triển vững bền cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước nói
chung Luật cạnh tranh ra đời là một kết quả tất yếu để duy trì cạnh tranh một
cách lành mạnh và hiệu quả. Cạnh tranh luôn là một vấn đề được nhiều người quan
tâm, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật cạnh tranh 2004 cũng như vận
dụng lí thuyết vào thực tế cạnh tranh vào cuộc sống, nhóm chúng tôi đã quyết định
chọn đề tài Luật Cạnh Tranh Và Vấn Đề Cạnh Tranh Doanh Nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu .
Luật cạnh tranh 2004
Phạm vi nghiên cứu
-Thông tin tài liệu trong giáo trình Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM.
-Pháp luật về cạnh tranh Việt Nam 2004
Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng lý luận phép duy vật biện chứng; sử dụng các phương pháp thống kê, so
sánh, quy nạp, diễn dịch, liệt kê, phân tích…
Nghiên cứu từ các giáo trình, tài liệu tham khảo, sách báo, trang thông tin trực
tuyến về môn Luật kinh doanh.
1.2 Cạnh tranh và vai trò,chức năng của cạnh tranh
Trang
2
Cạnh tranh: Định nghĩa cạnh tranh
- Có thể có nhiều định nghĩa về cạnh tranh, song nhìn chung, cạnh tranh được hiểu
là sự chạy đua, ganh đua của các thành viên của một thị trường hàng hoá, sản
phẩm cụ thể nhằm mục đích lôi kéo về mình ngày càng nhiều khách hàng, thị
trường, thị phần của một thị trường.
- Trong kinh doanh, khái niệm “cạnh tranh”
có những đặc trưng sau: (i) phải tồn tại những
thị trường, (ii) với sự tham gia của ít nhất
hai hoặc nhiều người cung cấp hoặc có nhu

cầu, (iii) những người này có ít nhất một
mục đích đối kháng, sự đạt được mục đích của người này chỉ có thể so sánh với sự
chưa thành công hay thất bại của người kia và ngược lại. Cụ thể hơn, cạnh tranh
trong k

inh doanh được hiểu là hành vi của các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại
hàng hoá hoặc những hàng hoá có thể thay thế nhau nhằm tiêu thụ hàng hoá hoặc
dịch vụ trên một thị trường.
Chức năng cạnh tranh:
- Có thể kể tới 5 chức năng cơ bản sau đây của cạnh tranh đối với một nền kinh tế:
(i) Chức năng điều phối: cạnh tranh điều phối thu nhập tương xứng với đóng góp
vào thị trường và ngăn cản việc lạm dụng quyền lực thị trường để bóc lột đối thủ
cạnh tranh và bóc lột khách hàng. Trong một môi trường cạnh tranh, người yếu, kẻ
mạnh đều được hưởng thành quả tương xứng với đóng góp của mình vào thị
trường. Tự do cạnh tranh dẫn tới sự phân phối phúc lợi xã hội theo năng lực, năng
lực được đánh giá thông qua thị trường, và như vậy công bằng xã hội có thể đạt
được ở mức độ nhất định.
(ii) Chức năng xác định nhu cầu: cạnh tranh định hướng sản xuất theo nhu cầu của
người tiêu dùng, định hướng đó làm cho các kế hoạch kinh tế quốc dân thường
không vượt quá khả năng thực tế cho phép của nền kinh tế, tránh được những dự
án viển vông, phi kinh tế.
(iii) Chức năng phân bổ nguồn lực: cạnh tranh tạo sức ép buộc các doanh nghiệp
phải phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tăng hiệu quả kinh tế.
(iv) Chức năng định hướng thíchnghi: cạnh tranh định hướng sản phẩm và quy mô
sản xuất phù hợp với sự thay đổi liên tục của nhu cầu và kỹ thuật sản xuất, từ đó có
thể tránh hoặc giảm bớt những đầu tư sai lệch, kém hiệu quả.
(v) Chức năng khuyến khích sáng tạo: cạnh tranh khuyến khích thay đổi công nghệ,
áp dụng công nghệ mới. công nghệ mới có ý nghĩa là giảm chi phí sản xuất và các
Trang
3

hãng áp dụng công nghệ mới sẽ có khả năng chiếm được phần lớn thị trường do
bán rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh của họ.
Vai trò:
Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân:
Canh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội. Một
nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát
triển có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên ở đây cạnh tranh phải là cạnh tranh
hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát
triển, cùng đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. Còn cạnh tranh
độc quyền sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh
doanh không bình đẳng dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã
hội, làm cho nền kinh tế không ổn định. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành lệnh chống
độc quyền trong cạnh tranh, trong kinh doanh để tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh. Cạnh tranh hoàn hảo sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả.
Do đó buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn phương án kinh doanh có chi phí thấp
nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Như vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới
mang lại sự tăng trưởng kinh tế.
Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng:
Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì người
được lợi nhất là khách hàng. Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng không phải chịu
một sức ép nào mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh mang lại như:
chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ cao hơn
Đồng thời khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng những yêu cầu
về chất lượng hàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ Khi đòi hỏi của người
tiêu dùng càng cao làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt
hơn để giành được nhiều khách hàng hơn.
Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp:
Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp
không thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn nên để chiếm ưu thế và chiến

thắng. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cạnh
tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại , tạo sức
ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để
giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới
khác biệt có sức cạnh tranh cao.
Trang
4
Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “ bản lĩnh”
của mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững mạnh
và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường.
Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tế
nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị
trường.
Cạnh tranh là qui luật khách quan của kinh tế thị trường, mà kinh tế thị trường là
kinh tế TBCN. Kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu và Việt Nam đang xây
dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự
quản lý vĩ mô của nhà nước, lấy thành phần kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Dù ở
bất kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp cũng phải vận hành theo qui
luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp nằm ngoài quy luật
vận động đó thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không thể tồn tại. Chính vì vậy chấp nhận cạnh
tranh và tìm cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình chính là doanh
nghiệp đang tìm con đường sống cho mình.
Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị
trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng
hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất. Câu nói cửa miệng của nhiều người hiện nay
"thương trường như chiến trường", phản ánh phần nào tính chất gay gắt khốc liệt
đó của thị trường cạnh tranh tự do.
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong

lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào
sự phát triển kinh tế.
Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu
cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ
thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản
xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng
cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu
hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất
phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản
xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn để đáp ứng với
thị hiếu của người tiêu dùng.
Trang
5
Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều doanh nghiệp cạnh
tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có chất
lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến
cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những
đồng tiền mồ hôi công sức của họ.
1.3 Khái quát chung về pháp luật cạnh tranh
- Pháp luật cạnh tranh là tập hợp những quy định
và công cụ pháp luật cần thiết để thực hiện chính
sách cạnh tranh. Chính sách cạnh tranh theo nghĩa
rộng bao gồm các biện pháp tăng tính cạnh tranh
của một nền kinh tế. Theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm
những chính sách liên quan đến chống hạn chế cạnh
tranh (kiểm soát độc quyền) và chống cạnh tranh không lành mạnh.
- Người ta có thể tiếp cận pháp luật cạnh tranh từ hai góc độ: (i) những công cụ
pháp luật bảo đảm để cạnh tranh có thể diễn ra (p


háp luật chống hạn chế cạnh
tranh). (ii) những công cụ đảm bảo cho cạnh tranh diễn ra một cách văn minh và
công bằng(pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh). Điểm khác biệt trọng
yếu giữa hai nhóm luật này thể hiện ở chỗ: luật kiểm soát hạn chế cạnh tranh xoá
bỏ cản trở để cuộc cạnh tranh được diễn ra, ngược lại, trong cuộc ganh đua đó nếu
xuất hiện hành vi bất chính thì chúng được xử lý bởi luật chống cạnh tranh không
lànhmạnh. Tuy nhiên, mọi cách phân chia đều tương đối, khó tránh khỏi chống
chéo, các hành vi bán phá giá, phân biệt đối xử, tẩy chay… vừa có thể là dấu hiệu
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để cản trở cạnh tranh vừa mang tính cạnh
tranh không lành mạnh –chúng có thể đồng thời thuộc phạm vi điều chỉnh của cả
hai nhóm pháp luật kể trên.
Luật cạnh tranh năm 2004 gồm 6 Chương, 123 Điều, áp dụng với mọi tổ chức cá
nhân doanh nghiệp, mọi hiệp hội, ngành nghề hoạt động ở Việt Nam và quy định
các hành vi của các cơ quan tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước liên quan.
Điều 1 chương 1 của luật chỉ rõ phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về hành vi
hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải
quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
Với 6 chương, 123 Điều, Luật cạnh tranh được ban hành nhằm:
- Kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi có thể dẫn đến
việc gây hạn chế cạnh tranh, đặc biệt khi mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc
tế;
Trang
6
-Bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, chống lại các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh;
2 PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM
2.1 Pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh
2.1.1 Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh.
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi cấu kết giữa hai hay nhiều doanh nghiệp
để thủ tiêu sự cạnh tranh giữa chúng và ngăn cản sự tham gia thị trường của các

đối thủ cạnhtranh khác cũng như sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng.
Nói cách khác thoả thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất hành động của
nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép cạnh tranh. Khi doanh
nghiệp đạt tới độ lớn nhất định, những thoả thuận này có thể vô hiệu hoá chức
năng điều tiết của cạnh tranh, gây hại cho người tiêu dùng và nền kinh tế, khi đó
chúng cần bị cấm.
Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm (điều 8):
1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp, gián tiếp.
2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng
dịch vụ.
3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bánhàng
hoá dịch vụ
4. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán
hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên
quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
5. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trư
ờng hoặc phát triển kinh doanh.
7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên
của thoả thuận.
8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp
hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm (điều 9)
1. Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 6,7,8 điều 8
Trang
7
2. Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 1,2,3,4,5 điều 8
khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan
từ 30% trở lên.
Hậu quả pháp lý của các thoả thuận bị cấm.

Tuỳ theo loại thoả thuận, mức độ cản trở cạnh tranh và thiệt hại thực tế mà hậu
quả pháp lý của các thoả thuận hạn chế cạnh tranh cũng khác nhau. Có thể tóm tắt
các hậu quả pháp lý này như sau:
(i) Một số hành vi hạn chế cạnh tranh (ví dụ: thông đồng trong đấu thầu, đầu cơ để
lũng đoạn giá hàng hoá) tu ỳ theo mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
(ii) Các thoả thuận, quyết nghị của hiệp hội hạn chế cạnh tranh bị tuy ên bố vô
hiệu, bị y êu cầu hoặc cưỡng chế chấm dứt hành vi gây cản trở cạnh tranh.
(iii) Người quản trị và doanh nghiệp ngầm có thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tuỳ
theo mức vi phạm có thể bị phạt tiền 10% doanhthu trong năm tài chính trước
năm thực hiện hành vi vi phạm, khoản lợi tức có nguồn gốc từ hạn chế cạnh tranh
có th ể bị sung công quỹ.
(iv) Doanh nghiệp và các bên thứ ba bị hại, tuỳ theo lỗi của người vi phạm, có thể
yêu cầu doanh nghiệp có thoả thuận hạn chếcạnh tranh đền bù thiệt hại.
Lợi và hại của thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Những thoả thuận thống nhất chiến
lược kinh doanh về cơ bản là có lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, đặc
biệt trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nhà
nước có quy mô lớn, có ưu thế về tiềm lực tài chính và quan hệ kinh doanh. Sự liên
kết này tăng khả năng đàm phán và cơ hội thống nhất hành động của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, từ đó tạo cho họ cơ hội kinh doanh hiệu quả hơn. Nói cách khác,
thoả thuận hạn chế cạnh tranh không đồng nghĩa với tiêu cực mà có thể rất có lợi
và cần được khuyến khích.Tuy nhiên, những thoả thuận này, nếu hạn chế đáng kể
hoặc tiêu hu ỷ cạnh tranh cũng có thể làm cho giá cả mất đi chức năng biểu thị sự
khan hiếm tương đối của hàng hoá, cạnh tranh không diễn ra thì chức năng phân
bổ nguồn lực và phân phối cũng không được thực hiện. Hệ quả là: sức ép cạnh
tranh giảm, sự thay đổi công nghệ và chất lượng hàng hoá suy giảm, người tiêu
dùng có thể bị thiệt thòi. Chỉ khi đó, các thoả thuận hạn chế cạnh tranh mới cần đ
ược phát hiện, điều tra và bị cấm.
2.1.2 Kiểm soát vị trí thống lĩnh thị trường
Trang
8

Vị trí thống lĩnh thị trường (khả năng chi phối giá cả, chất lượng, số lượng, các
điều kiện giao dịch trên thị trường liên quan trong một thời gian đáng kể) là một
tập hợp khái niệm, bao gồm: (i) độc quyền doanh nghiệp: một doanh nghiệp được
coi là có vị trí độc quyền trên thị trường liên quan nếu doanh nghiệp đó không có
đối thủ cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó ki

nh doanh. (ii) Độc
quyền nhóm: Một số doanh nghiệp có thể được coi là có vị trí độc quyền nhóm trên
thị trường nếu chỉ có các doanh nghiệp đó kinh doanh hoặc được nhà nước giao
kinh doanh trên một thị trường liên quan và không có cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp đó trong quá trình kinh doanh. Vị trí độc quyền được coi là một dạng của vị
trí thống lĩnh thị trường. (iii) doanh nghiệp có thị phần thống lĩnh trên thị trường
liên quan: nếu doanh nghiệp đó có thị phần trên thị trường liên quan từ 30% trở
lên. Trong trường hợp tiêu chí thị phần không đủ để xác định vị trí thống lĩnh của
doanh nghiệp, các tiêu chí dưới đây sẽ được cơ quan quản lý cạnh tranh áp dụng:
+) sức mạnh tài chính; +) sự phát triển của mạng lưới phân phối và khả năng tiếp
cận các nguồn cung cấp hàng hoá, dịch vụ; +) sự liên kết của doanh nghiệp với
doanh nghiệp khác; +) khả năng ngăn cản đối thủ tham gia cạnh tranh hiệu qủa
hay loại bỏ đối thủ hoạt động hiệu quả ra khỏi thị trường liên quan; +) khả năng
thay đổi cung cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường liên quan. Trong những trường
hợp này, cạnh tranh không tự nó thực hiện được chức năng điều tiết, nhà
nướcbuộc phải can thiệp để phần nào thay thế chức năng của cạnh tranh. Mục đích
của sự can thiệp đó, về cơ bản, không phải là chống vị trí độc quyền của doanh
nghiệp mà chỉ chống những hành vi lạm dụng vị trí đó.Các hành vi cản trở cạnh
tranh của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường rất đa dạng, song 4 nhóm hành vi
dưới đây có thể xem là phổ biến:
(1) Độc quyền hành chính
- Vì nhiều lý do, khó có thể né tránh vấn đề độc quyền h ành chính của doanh
nghiệp Nhà nước. Tuy là độc quyền kinh tế của doanh nghiệp nhưng độc quyền này
lại dựa trên sự hậu thuẫn của thể chế hành chính, bởi vậy chỉ riêng một đạo luật

cạnh tranh dù được soạn thảo tinh vi cũng khó có thể giải quyết được tận gốc vấn
đề.
- Luật cạnh tranh Việt Nam quy định về độc quyền hành chính tại điều 6: Các hành
vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan quản lý nhà nước không được
thực hiện những hành vi sau đây để cản trở cạnh tranh trên thị trường:
1. Buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hoá, dịch vụ
thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định
của pháp luật.
Trang
9
2. Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.
3. Ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm
loại trừ, hạn chế, cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường.
4. Các hành vi khác cnả trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.(2)
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm: (điều 13)Cấm doanh nghiệp,
nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau:
a. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ
cạnh tranh.
b. Áp đặt giá mua, bán hàng hoá, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối
thiểu gây thiệt hại cho khách hàng.
c. Hạn chế sản xuất phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự
phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng.
d. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất
bình đẳng trong cạnh tranh.
e. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá,
dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác ch ấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực
tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
f. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
2.1.3 Giám sát tập trung kinh tế.

Tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp là con đường nhanh nhất để tạo khả
năng độc quyền của một doanh nghiệp mới. Quá trình này thường diễn ra theo ba
cách:
- Liên kết ngang: là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề,
cùng lĩnh vực kinh doanh.
- Liên kết dọc:liên kết giữa các doanh nghiệp theo các khâu.
- Liên kết thành một khối: liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề,
nhiều lĩnh vực khác nhau hợp thành một tổ chức để duy trì lợi ích chung.
Tập trung kinh tế theo các cách trên có thể dẫn tới hậu quả là sự xuất hiện đột ngột
(khôngthông qua sự gia tăng hiệu quả kinh tế hay tăng trưởng kinh tế mở rộng
kinh doanh) của một doanh nghiệp độc quyền hoặc một doanh nghiệp khác mất đi
năng đi năng lực cạnh tranh. Bởi vậy, kiểm soát tập trung kinh tế ngày càng trở
thành nội dung trung tâm của pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh
Trang
10
Điều cần nhấn mạnh là: mặc dù tự do khế ước và tự do kinh doanh là nguyên tắc cơ
bản của nền kinh tế thị trường, song để duy trì cạnh tranh, tập trung kinh tế.Theo
luật cạnh tranh Việt Nam, tập trung kinh tế được hiểu là: (điều 16) hành vi của
doanh nghiệp bao gồm:
- Sáp nhập doanh nghiệp: là việc một hoặc một số doanh nghiệp (gọi là doanh
nghiệp bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lưọi ích hợp pháp
của mình sang cho một doanh nghiệp khác (gọi là doanh nghiệp nhận sáp nhập)
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập - Hợp nhất doanh
nghiệp: là việc hai hay nhiều doanh nghiệp (gọi là doanh nghiệp bị hợp nhất)
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình
thành m ột doanh nghiệp mới (gọi là doanh nghiệp hợp nhất) đồng thời chấm dứt
sự tồn tại của doanh nghiệp bị hợp nhất
- Mua lại doanh nghiệp: là việc một doanh nghiệp (gọi là doanh nghiệp mua lại)
mua toàn bộ hoặc một phần tài sản, cổ phần của doanh nghiệp khác (gọi là doanh
nghiệp bị mua lại) đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động hoặc một ngành nghề của

doanh nghiệp bị mua lại
- Liên doanh giữa các doanh nghiệp.
- Các hành vi tập trung kinh tế khác.
Phạm vi kiểm soát tập trung kinh tế: các biện pháp tập trung kinh tế không được
áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp có vốn <10tỷ, số lao động
<300). Điều 18 quy định trường hợp tập trung kinh tế bị cấm: cấm tập trung kinh
tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm
trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp được miễn trừ hoặc trường
hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
2.2 Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh
Luật chống cạnh tranh không lành mạnh gồm
nhiều công cụ đa dạng để bảo vệ lợi ích chính
đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng bị
hại bởi những hành vi gây rối loạn cạnh
tranh.
- Chủ thể, khách thể của lu

ật chống cạnh
tranh không lành mạnh.Luật chống cạnh
tranh không lành m ạnh liên quan đến các
hành vi gây thiệt hại. Người gây ra hành vi
Trang
11
này là các doanh nghiệp. Những giá trị cần bảo vệ (khách thể) của luật chống cạnh
tranh không lành mạnh bao gồm lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu
dùng bị tổn hại bởi các hành vi bất chính này. Doanh nghiệp và người tiêu dùng bị
hại có thể mang tính xác định songcũng có thể mang tính bất định, luật pháp bảo vệ
lợi ích người tiêu dùng và doanh nghiệp nói chung mà không cần cụ thể hoá người
bị hại

- Phương pháp xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Pháp lu ật
chống cạnh tranh không lành mạnh thường bao gồm một số điều cấm mang tính
nguyên tắc, liệt kê một số hành vi điển hình và dành quy ền giải thích, bình lu ận và
sáng tạo pháp luật cho thẩm phán trong từng trường hợp cụ thể Nội dung của
pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnhKhi xem xét về nội dung của pháp
luật chống cạnh tranh không lành mạnh, thông thường có những nhóm hành vi bị
pháp luật “can thiệp” như sau:
(1) Nhóm 1: Những hành vi xâm hại lợi ích của đối thủ cạnh tranh gồm
Pháp luật về cạnh tranh 103
 Ngăn cản các đối thủ cạnh tranh: là loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh
tương đối điển hình và hay được áp dụng trên thực tế. Việc ngăn cản đối thủ cạnh
tranh được thể hiện chủ yếu thông qua các thủ thuật sau:
- Bán phá giá: bán hàng dưới giá vốn trong điều kiện bình thường.
- Giảm giá, khuyến mãi: Tính không lành mạnhcủa các hành vi này được thể hiện
chủ yếu dưới hai dạng: +)Giảm giá khuyến mãi man trá (khuyến mãi theo kiểu
thực tế không có giải thưởng) +)Giảm giá, khuyến mại quá mức bình thường tạo
cho đối thủ cạnh tranh những khó khăn trong việc bán hàng.
- Tẩy chay, thâu tóm khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
 Dèm pha và bôi nhọ đối thủ
 Bội tín: tiết lộ, chiếm đoạt, đánh cắp bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Những hành vi này trong nhiều trường hợp còn bị coi là tội phạm.
 Bóc lột: được hiểu là sự hưởng dụng trái phép hay lạm dụng những thành quả
lao động của doanh nghiệp này đối với doanh nghiệp khác. Biểu hiện tập trung của
loại hành vi này gồm:
- Sản xuất và cho lưu hành các loại hành nhái, hàng giả
- Quảng cáo dựa dẫm, quảng cáo so sánh
Trang
12
(2) Nhóm 2: nh ững hành vi xâm hại lợi ích của khách hàng.
Nhóm hành vi này khá đa dạng, có thể bao gồm:

 Can thiệp vào quy ền tự do quyết định của khách hàng: hành vi lừa dối nhằm thu
hút khách hàng (mô tả các đặc trưng của hàng hoá hoặc là không có thật hoặc
khách hàng khó kiểm nghiệm), hành vi có mục đích cưỡng ép khách hàng, quấy rầy
khách hàng
 Khuyến mãi, quảng cáo sai lệch
- Điều 10bis khoản 2 Công ước Paris ngày 20/03/1883 (Việt Nam tham gia Công
ước này từ năm 1949) định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi vi
phạm những thói quen đứng đắn của doanh nhân. Điều 10bis khoản 3 Công ước
này liệt kê những hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình như:
(i) hành vi có thể dẫn tới sự nhầm lẫn của khách hàng về nơi sản xuất, sản phẩm,
tên thương mại hoặc xuất xứ hàng hoá.
(ii) phát ngôn hoặc thể hiện gièm pha, hạ thấp uy tín của đối thủ cạnh tranh.
(iii) thông tin sai sự thật làm cho khách hàng nhầm lẫn về tính năng, hiệu quả sử
dụng hoặc khối lượng hàng hoá.
- Luật cạnh tranh Việt Nam cũng dự liệu một định nghĩa và liệt kê những hành vi
cạnh tranh không lành mạnh được xem là phổ biến ở nước ta như sau:
Khoản 4 điều 3:hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của
doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về
đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến lợi ích của
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng
Điều 39: Hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh bao gồm:
1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh
3. Ép buộc trong kinh doanh
4. Gièm pha doanh nghiệp khác.
5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Trang
13

8. Phân biệt đối xử của hiệp hội
9. Bán hành đa cấp bất chính
10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản
4
điều 3 của Luật này.
Căn cứ vào tính nguy hiểm của hành vi đối với xã hội Việt Nam, các hành vi
cạnh tranh khônglành mạnh tạm được phân thành 5 loại chính:
(i) Hành vi cạnh tranh phạm pháp
(ii) Hành vi gây rối, cản trở đối thủ cạnh tranh
(iii) Hành vi tranh cướp, bóc lột khách hàng
(iv) Hành vi bóc lột đối thủ cạnh tranh
(v) Hành vi gièm pha, nói xấu, hạ thấp uy tín của đối thủ cạnh tranh.
2.3 Hạn chế của Luật cạnh tranh 2004
Một văn bản luật quan trọng và toàn diện
Với 6 chương, 123 điều khoản, Luật cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ
sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường
đang hình thành và ngày càng phức tạp ở nước ta. Luật cạnh tranh đi vào cuộc
sống chắc chắn sẽ góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn; những
hành vi độc quyền trong kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước, cộng
đồng và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế.
Về phạm vi điều chỉnh, Luật Cạnh tranh quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh,
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh
tranh, biện pháp xử lý vị phạm pháp luật về cạnh tranh. Luật cạnh tranh áp dụng
đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh, gọi chung là doanh nghiệp, bao gồm cả
doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành, lĩnh vực độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài
hoạt động ở Việt Nam; các hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.
Luật cạnh tranh đã bao quát hàng loạt nội dung mới như: Thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; tập trung kinh tế; các trường
hợp miễn trừ; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; cơ quan quản lý cạnh tranh;

hội đồng cạnh tranh; điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, …
Trang
14
Những vấn đề đã trình bầy trên chứng minh rằng, Luật Cạnh tranh không có sự
phân biệt giữa các thành phần kinh tế theo mô hình “còn anh còn tôi, con chúng ta”
như đã xảy ra trong không ít Luật và Pháp lệnh ở nước ta; Luật cạnh tranh bao
quát một cách toàn diện những vấn đề liên quan đến cạnh tranh trên thương
trường.
Những “cái nút” cần được tháo gỡ
Mặc dù có những tiến bộ và toàn diện, song để luật cạnh tranh đi vào cuộc sống và
phát huy tác dụng tích cực, hạn chế những tiêu cực có thể xẩy ra trong thực tiễn,
còn một số “cái nút” cả về lý luận và thực tiễn cần được thòa gỡ trong các văn bản
hướng dẫn thi hành.
Trước hết, những tiêu chí nào được sử dụng để phân biệt giữa hành vi cạnh tranh
lành mạnh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
Khoản 4, điều 3 Luật cạnh tranh quy định “hành vi cạnh không lành mạnh là hành
vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực
thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người
tiêu dùng”. Toàn bộ Chương III từ Điều 39 đến Điều 48 luật cạnh tranh quy định về
hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, đó vẫn là những quy định mang
tính nguyên tắc và định tính, chưa cho phép phân định rõ ràng đâu là hành vi cạnh
tranh không lành mạnh. Hơn nữa, trong khi “chuẩn mực thông thường về đạo đức
kinh doanh” ở Việt Nam lại chưa hình thành trong thực tế. Do đó, có thể nói, đây là
“cái nút” quan trọng nhất và khó khăn nhất trong việc hướng dẫn thực hiện Luật
cạnh tranh;
Thứ hai, thị phần của doanh nghiệp, bao gồm cả thị phần của một loại hàng hóa,
dịch vụ và thị phần kết hợp sẽ được xác định như thế nào, thẩm định sự chính xác
của chỉ tiêu này trên cơ sở khoa học nào?
Thị phần của doanh nghiệp hoặc của một nhóm doanh nghiệp trong tổng thị phần

về một hàng hóa dịch vụ nhất định trên thị trường là chỉ tiêu được sử dụng trong
rất nhiều trường hợp như: xác định các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
(Điều 9); xác định doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
(điều 11); xác định các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm (Điều 18 ); và là một
trong những căn cứ quan trọng để được hương miễn trừ đối với thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh (điều 28 ), được hưởng miễn trừ đối với tập trung kinh tế (Điều 29),
… Vì vậy, khi chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp không được tính toán từ những
thông số ban đầu hợp pháp và theo phương pháp khoa học, chắc chắn sẽ có những
Trang
15
cuộc tranh luận không phân thắng, bại va sẽ gây những hậu quả lơn cho toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba, việc sử lý vi phạm về các hành vi bị cấm đối với các cơ quan quản lý nhà
nước sẽ được thực hiện như thế nào?
Khoản 2, Điều 6, luật canh tranh quy định một trong các hành vi bị cấm đối với cơ
quan quản lý nhà nước là “phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp”. Cho đến nay,
mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế đang tham gia thị trường đã trở thành “chuyện
thường ngày ở huyện” trong các cơ quan công quyền của nước ta. Sự phân biệt ấy
tồn tại cả trong văn bản luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy dưới luật. Cơ
quan quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh sẽ xử lý như thế nào với những vi
phạm ấy?
Thứ tư, ai sẽ xử lý và xử lý như thế nào với các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
của doanh nghiệp độc quyền?
Điều 14, Luật cạnh tranh quy định về các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm,
trong đó có hành vi “áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng”. Thực tiễn ở nước
ta hiện nay và trong một thời gian dài nữa, các doanh nghiệp độc quyền vẫn còn
tồn tại và từ lợi thế độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước, độc quyền trong kinh
doanh và tình trạng cửa quyền đương nhiên phát sinh. Chẳng hạn, biểu giá điện
mới do Tổng công ty Điện lực Việt Nam đưa ra cuối nâm 2004 và Thủ Tướng Chính

Phủ ra lệnh tạm dừng thực hiện có phải là hành vi “áp đặt các điều kiện bất lợi cho
khách hàng” hay không? Tình trạng mạng điện thoại di đông của Vinaphone bị
nghẽn thảm hại trong dịp Tết nguyên đán vừa qua nhưng Vinaphone vẫn không hề
đặt vấn đề bồi thường thiệt hại cho khách hàng và cũng không môt lời xin lỗi… có
phải là một hành vi cần được xử lý theo luật cạnh tranh hay không? Trong điều
kiện cón tồn tại “cơ quan chủ quản”, Bộ công nghiệp là chủ quản của Tổng công ty
điện lực Việt Nam; Bộ Bưu chính - Viễn thông là “chủ quản” của Vinaphone là
những cơ quan quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh liệu có đủ quyền hạn để xử
lý?
Thứ năm, về vị trí và quyền hạn của cơ quan quản lý cạnh tranh.
Điều 49 Luật cạnh tranh quy định về cơ quan quản lý cạnh tranh, Song với nội dung
của điều khoản này, những câu hỏi , những băn khoăn được đặt ra là: Cơ quan của
Chính phủ hay trực thuộc Bộ thương mại? Nếu chỉ là một cơ quan thuộc Bộ thương
mại thì cơ quan quản lý cạnh tranh có đủ quyền hạn để xử lý vụ việc vi phạm về
cạnh tranh khi hành vi vi phạm về cạnh tranh lại do một Bộ trưởng, thành viên của
Chính phủ chỉ đạo?
Trang
16
Thứ sáu, về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Khoản 2 Điều 80 Luật cạnh tranh quy định “Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
được hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số,
trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo phía có ý kiến của Chủ tạo
phiên điều trần”.
Ý kiến lo ngại, không yên tâm trong quy định trên là, xử lý vụ việc vi phạm về cạnh
tranh là vấn đề liên quan đến pháp luật. Vì vậy, việc xử lý phải dựa trên các căn cứ
khách quan là nhân chứng, vật chứng. Liệu có là khiên cưỡng và tạo ra những kẽ
hở cho những hành vi tiêu cực khi áp dụng một nguyên tắc “đa số áp đảo” như quy
định nêu trên?
Luật cạnh tranh sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2005. Hy vọng rằng với những văn
bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành được nghiên cứu toàn diện, kỹ lưỡng

và kịp thời, sáu “cái nút” quan trọng nêu trên sẽ được tháo gỡ, Luật cạnh tranh sẽ
phát huy tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy văn minh thương mại và quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc và toàn diện của nươc ta. ( Luật gia Vũ
Xuân Tiền)

3. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện nay
3.1 Thực trạng cạnh tranh
Cạnh tranh đã xuất hiện từ lâu đời, từ các cuộc chiến tranh giành
lãnh thổ tới nay là cạnh tranh về kinh tế.
Trong thời buổi toàn cầu hóa thì cạnh
tranh diễn ra ngày càng gay ngắt. Doanh
nghiệp muố

n tồn tại và phát triển đòi hỏi
phải có một chiến lược cạnh tranh hiệu
quả, phải giành lấy khách hàng để có thể
thu được nguồn lợi nhuận lớn. Hiện nay, vấn
đề cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp diễn
ra vẫn còn phổ biến, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuân của mình, các doanh nghiệp
đã dùng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như: giảm giá, ăn cắp ý
tưởng, gây nhầm lẫn các sản phẩm của đối thủ, tăng phí hoa hồng
Cạnh tranh "không lành" thì luôn "mạnh"?
Hy vọng là đây chỉ là cách nghĩ thiển cận của ai đó mất lòng tin tạm thời vào các
quy định pháp luật. Nhưng quả thật, hiện nay các hành vi cạnh tranh không lành
Trang
17
mạnh diễn ra ở Việt Nam vô cùng phổ biến và ngày càng gia tăng, nhưng sự điều
chỉnh và chế tài của pháp luật trong lĩnh vực này dường như "trở tay" không kịp.
Đặc biệt là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN đang
diễn ra thường xuyên hơn, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp có chủ trương cạnh

tranh lành mạnh và người tiêu dùng. Hễ một Nhà hàng ăn uống có một cái tên ấn
tượng trên biển hiệu và kinh doanh hiệu quả thì ngay lập tức sẽ có hàng chục "bản
sao" biển hiệu đó rải rác trên khắp thành phố, cùng địa bàn quận hoặc thậm chí
trên cùng một con đường nhỏ. Khi một sản phẩm của một doanh nghiệp A, mang
Nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ trở nên chiếm lĩnh thị trường, được người tiêu dùng
ưa chuộng thì không bao lâu sau hàng tá cơ sở khác cũng tung ra sản phẩm giống
y hệt từ kiểu dáng, màu sắc và mang chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn với Nhãn
hiệu đã đăng ký. Đương nhiên là chất lượng không thể bằng nhưng sản phẩm cố ý
gây nhầm lẫn giá thành có thể rẻ hơn. Do đó, người tiêu dùng bị nhầm lẫn giữa các
sản phẩm, không biết đâu là sản phẩm mang Nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ mà
mình mong muốn mua và phân vân về chất lượng sản phẩm. Hậu quả là sản phẩm
của doanh nghiệp chân chính bị rơi vào thế cạnh tranh trực diện, ảnh hưởng lớn
tới uy tín, thị phần và đối mặt với việc thương hiệu của mình bị "nuốt" dần. Điều
đáng nói hơn là người tiêu dùng phần lớn không nhận dạng được các thủ thuật
cạnh tranh không lành mạnh, hoặc nếu có nhận ra thì cũng lắc đầu cho qua bởi liệu
có thể phản ứng sao đây khi đó đã trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội?
Chúng ta không khỏi tự hỏi do đâu mà những hành vi cạnh tranh không lành mạnh
đang diễn ra và tăng lên hàng ngày hàng giờ?
Việt Nam cho đến bây giờ vẫn là một nền kinh tế mà luật pháp về cạnh tranh không
được tôn trọng. Mặc dù Luật Cạnh tranh ra đời cuối năm 2004 và Cục Quản lý Cạnh
tranh (QLCT) đã ra đời cùng năm nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và các hoạt động liên quan, cho tới nay hoạt
động của Cục này vẫn còn hết sức hạn chế.
Từ khi thành lập, Cục QLCT chưa có nhiều hoạt động đáng kể trong việc chấn chỉnh
môi trường cạnh tranh ở Việt Nam. Các vụ việc mà Cục QLCT điều tra xử lý chủ yếu
nằm trong các mảng không thực sự quan trọng như quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh, bán hàng đa cấp bất chính, khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, và gièm pha doanh nghiệp khác. Hình thức xử lý
của Cục này cũng chỉ mang tính hình thức.
Theo số liệu do Cục QLCT cung cấp, trong năm 2010 Cục đã ra quyết định xử lí đối

với 25 vụ việc với tổng số tiền phạt là hơn 1 tỷ đồng (trong đó có 2 vụ việc đã bắt
đầu điều tra từ năm 2009). Như vậy, tính trung bình, mỗi vi phạm chỉ bị phạt 40
Trang
18
triệu đồng. Đây rõ ràng là một con số không có chút tác động răn đe hoặc trừng
phạt nào đối với đối tượng phạm luật.
Kinh doanh trong điều kiện luật cạnh tranh không được tôn trọng là một việc hết
sức nguy hiểm. Thí dụ trường hợp của các hãng hàng không tư nhân khi phải cạnh
tranh bất bình đẳng với Vietnam Airlines. Hồi đàu năm 2008, khi Vinapco (công ty
xăng dầu hàng không) còn nằm trong tay Vietnam Airlines, đã xảy ra những vụ việc
như Vinapco ngừng cấp nhiên liệu cho Jestar Pacific sau khi Jestar Pacific không
chấp nhận bị Vinapco phân biệt đối xử về giá (Vinapco bán nhiên liệu cho Jestar
Pacific với giá đắt hơn mức bán cho Vietnam Airlines – vốn là công ty mẹ của hãng
này).Việc bị đối xử phân biệt về giá, và không được cung cấp nhiên liệu kịp thời đã
gây ảnh hưởng lớn tới Jestar Pacific. Vụ này sau đó được đưa ra trước Hội đồng
Cạnh tranh Quốc gia và Vinapco bị phạt 3 tỷ VND – một con số không thực sự lớn
nếu tính đến các tổn thất mà nó có thể gây ra cho các đối thủ cạnh tranh qua việc
phân biệt đối xử về giá hoặc ngừng cung gấp nhên liệu.
Còn nhiều vụ việc khác diễn ra ở nhiều thị trường khác nhau trong khắp cả nước
nhưng vẫn chưa được Cục QLCT xem xét mặc dù được báo chí nhắc đến nhiều. Thí
dụ các vụ liên kết thao túng giá cả, sử dụng các hợp đồng độc quyền để loại đối thủ
cạnh tranh, làm giả, làm nhái, ăn cắp bản quyền…là những vi phạm vô cùng
nghiêm trọng Luật Cạnh tranh và có hậu quả cực kỳ tai hại đối với môi trường kinh
doanh của các doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
3.2 Giải pháp
1. Về phía các cơ quan chức năng
Thứ nhất, các cơ quan chức năng cần sớm rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý để
thị trường bảo hiểm vận hành theo chuẩn mực quốc tế, tạo ra môi trường cạnh
tranh lành mạnh, thực hiện kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm phòng chống các
biểu hiện tiêu cực trong quá trình hoạt động.

Thứ hai, các cơ quan quản lý Nhà nước cần thường xuyên theo sát diễn biến thị
trường, tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, trục lợi, không tuân thủ các yêu cầu tài chính… làm ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.Việc xử lý các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh này cũng cần đảm bảo nguyên tắc thận trọng, khách
quan, đúng người, đúng việc để không vì xử lý một cá nhân, một doanh nghiệp mà
ảnh hưởng không đáng có đến các doanh nghiệp làm ăn trung thực khác trên thị
trường. Những vi phạm cụ thể cần được xử lý nghiêm khắc hơn, và khi đó, các hành
vi phi cạnh tranh sẽ ngày một hạn chế.
Trang
19
Thứ ba, các cơ quan chức năng cần yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của Luật cạnh tranh và các văn bản pháp luật có liên quan, góp
phần làm lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh trong nước. các cơ quan chức
năng cần xây dựng các quy tắc về quản lý ngành, vừa đảm bảo theo đúng thông lệ
quốc tế vừa phải cân đối với việc bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong nước.
2. Về phía các doanh nghiệp
Thứ nhất, các doanh nghiệp kinh doanh cần tăng cường năng lực tài chính, nâng
cao khả năng cạnh tranh của bản thân. Có như vậy, các nhà kinh doanh mới có thể
đảm bảo được trách nhiệm của mình đối với những gì đã cam kết với khách hàng.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh
nói chung các chính sách về cạnh tranh, chống độc quyền. Trong xu thế mới, việc
tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, trước hết cũng là một cách để xây dựng
thương hiệu trên thị trường.
Thứ ba, các doanh nghiệp nên tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh
chuyên nghiệp và dài hạn như xây dựng và quảng bá thương hiệu, xây dựng những
kênh phân phối mới, đưa ra các sản phẩm mới, khai thác lợi thế cạnh tranh của
riêng mình… Cách làm này không những sẽ đem lại doanh thu, thị phần cho doanh
nghiệp mà trong dài hạn sẽ ngày càng củng cố thương hiệu của doanh nghiệp trên
thị trường.

Việt Nam đã gia nhập WTO, chúng ta cam kết thực hiện một nền thương mại tự do
công bằng với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, trong đó thách thức lớn nhất là
sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp. Chúng ta sẽ khó có thể hội nhập
thành công và có hiệu quả nếu không tạo được chất lượng sản phẩm và uy tín
thương hiệu. Hơn bao giờ hết, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm phải biết tự thích ứng
với môi trường cạnh tranh, loại bỏ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh,
tìm ra những lợi thế riêng để phát triển bền vững.
4. Kết luận.
Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị
trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng
hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất. Câu nói cửa miệng của nhiều người hiện nay
"thương trường như chiến trường", phản ánh phần nào tính chất gay gắt khốc liệt
đó của thị trường cạnh tranh tự do.Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản
xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy
sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế.
Trang
20
Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu
cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ
thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản
xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng
cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu
hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất
phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản
xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn để đáp ứng với
thị hiếu của người tiêu dùng.Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì
càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp
cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem
đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền mồ hôi công sức

của họ.
Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về
mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân
hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành
mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên
cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự
can thiệp của nhà nước.Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở
cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm
pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại, ) hoặc những hành vi cạnh tranh
làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái. cạnh tranh theo đúng quy
định của pháp luật, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh.
=> Chính vì vậy cần phải tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh
có tính chất thi đua, thông qua đó mỗi chủ thể nâng cao năng lực của chính mình
mà không dùng thủ đoạn triệt hạ đối thủ. Phương châm của cạnh tranh lành mạnh
là “không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để mình tỏa sáng”.Có thể thấy,
kinh doanh như một cuộc chơi nhưng không giống như chơi thể thao, chơi bài hay
chơi cờ, khi mà phải luôn có kẻ thua – người thắng (lose – win); trong kinh doanh,
thành công của doanh nghiệp không nhất thiết đòi hỏi phải có những kẻ thua cuộc.
Thực tế là hầu hết các doanh nghiệp chỉ thành công khi những người khác thành
công (sự “cộng sinh của hai bên”). Đây là sự thành công cho cả đôi bên nhiều hơn là
cạnh tranh làm hại lẫn nhau. Tình huống này được gọi là “cùng thắng” (win –
win).Ở Việt Nam có câu “buôn có bạn, bán có phường” có nghĩa là không nhất thiết
các doanh nghiệp cạnh tranh cùng một mặt hàng phải sống chết với nhau mà
thông thường phải liên kết với nhau thành các phố kinh doanh cùng một mặt hàng
như phố hàng trống, hàng mã….
Trang
21
Trang
22

×