Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Những đổi mới trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.09 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG………………………….……………. 2
1.1. Tác giả Bảo Ninh…………………………………………………………..2
1.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh………………………………………….4
CHƯƠNG II. NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ NỘI DUNG…………………………5
2.1. Chiến tranh…………………………………………………………………5
2.1.1. Quan niệm về chiến tranh……………………………………………….. 5
2.1.2. Hiện thức khốc liệt của chiến tranh………………………………………7
2.1.3. Những vấn đề hậu chiến……………………………………………… . 11
2.2. Tình yêu và tình dục………………………………………………………13
2.3. Tâm linh………………………………………………………………… 16
2.4. Vai trị của nghệ thuật và người nghệ sĩ…………………………………..18
CHƯƠNG III. NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ NGHỆ THUẬT…………………..20
3.1. Kết cấu…………………………………………………………………….20
3.1.1. Kết cấu truyện lồng truyện………………………………………………20
3.1.2. Kết cấu dịng ý thức……………………………………………………..21
3.2. Điểm nhìn…………………………………………………………………23
3.3. Xây dựng nhân vật………………………………………………………...25
3.3.1. Nhân vật ghép mảnh…………………………………………………….25
3.3.2. Huyền thoại hóa nhân vật……………………………………………….28
KẾT LUẬN……………………………………………………………………30

1


MỞ ĐẦU
Bất cứ một nền văn học nào trong sự vận động và phát triển của nó đều
nhằm đề cập và giải quyết ở mức độ nhất định những vấn đề mà thời đại đó đặt
ra và nó có thể dự báo những vấn đề chủ yếu của con người và thời đại trong
bước tiến của lịch sử.


Văn học cách mạng, văn học thời kỳ chiến tranh của chúng ta là sự phát
triển tiếp nối của truyền thống yêu nước trong văn học dân tộc. Âm hưởng
chung của văn học giai đoạn này là cái anh hùng, cái hào hùng. Ý thức chung
của nền văn học đó là hướng tới sự phản ánh cái cao đẹp của chiến tranh nhân
dân, vì vậy mang đậm giai điệu sử thi. Và nếu cái chất sử thi ấy có lẫn cái đau
thương, cái đời thường thì cũng là lẽ đương nhiên và cũng dễ hiểu trong sự cảm
nhận của người đọc hôm qua, hôm nay và cả mai sau.
Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), đặc biệt là từ sau Đổi mới (1986),
đời sống văn học Việt Nam đã có những thay đổi quan trọng trong nhận thức và
tiếp nhận nghệ thuật. Việc phản ánh cuộc sống và con người trong văn học được
suy ngẫm và phân tích một cách sâu sắc những đối cực giữa thiện và ác, cao cả
và thấp hèn, chân thực và giả tạo … Từ góc độ khám phá hiện thực khác nhau,
nhà văn đã cố gắng thể hiện số phận con người với những chiến công và chiến
bại, những niềm vui lẫn day dứt đau thương, có khi rất riêng tư trong sâu thẳm
của tâm hồn, có khi lại hòa đồng với những lo toan, trăn trở đi lên của dân tộc.
Có thể xem tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh – một
thành tựu đặc sắc của văn học thời kỳ đổi mới ở mảng đề tài viết về chiến tranh
trong thời kì hậu chiến - là một ví dụ tiêu biểu.

2


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Tác giả Bảo Ninh
1.1.1. Cuộc đời
Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh năm 1952 tại huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An. Quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
trong một gia đình trí thức.
Năm 1969, ơng vào bộ đội (lúc này 17 tuổi), tham gia chiến đấu ở mặt
trận B3 – Tây Ngun. Năm 1975, đất nước hồn tồn giải phóng, ông giải ngũ

và bắt đầu đi học Đại học ở Hà Nội (1976 – 1981). Sau đó ơng làm việc tại Viện
Khoa học Việt Nam. Từ 1984 đến 1986, Bảo Ninh học khóa II trường viết văn
Nguyễn Du và bắt đầu tham gia sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết.
Hiện nay, Bảo Ninh làm việc ở Báo Văn nghệ trẻ và là Hội viên Hội Nhà
văn Việt Nam (1997).
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Hiện tại, “Nỗi buồn chiến tranh” là cuốn tiểu thuyết định mệnh ám ảnh
toàn bộ cuộc đời sáng tác của Bảo Ninh. Thế giới trong truyện ngắn của Bảo
Ninh chỉ là những mảnh vỡ của tiểu thuyết hoặc phản chiếu, hoặc soi sáng thế
giới tiểu thuyết.
Trong truyện ngắn đầu tay “Trại bảy chú lùn” (1987), Bảo Ninh đã để ý
tới những số phận bị bỏ quên trong cuộc chiến. Khơng nhìn cuộc sống theo lăng
kính sử thi, nhà văn có ý thức tạo ra cách ứng xử nghệ thuật riêng: quan tâm tới
những mặt khuất tối của hiện thực, cố gắng nhìn những vùng mờ tâm linh sâu
thẳm của con người. Cảm quan hiện thực này được Bảo Ninh thể hiện xuất sắc
trong “Nỗi buồn chiến tranh”.
Các tác phẩm: “Hà Nội lúc không giờ”, “Khắc dấu mạn thuyền”, “Rửa
tay gác kiếm”, “Giang”,… thể hiện những mất mát lớn của tuổi trẻ, tình yêu
trong chiến tranh.
Các tác phẩm: “La Macxay”, “Tiếng vĩ cầm của kẻ tử thù” là kí ức về
thời thuộc địa và những con người thời thuộc địa.
3


“Lá thư từ Qúy Sửu”, “Thời tiết của kí ức” là sự tiếp nối và mở rộng về
sự suy tư về lịch sử của dân tộc và sự hàn gắn những chia rẽ của con người sau
bão táp lịch sử.
Đối chiếu thế giới truyện ngắn với thế giới tiểu thuyết, chúng ta sẽ hiểu rõ
hơn về “Nỗi buồn chiến tranh” cũng như nội dung chủ đạo của toàn bộ sự
nghiệp sáng tác văn học của Bảo Ninh. Đó là cái nhìn đầy suy tư, chiêm nghiệm

nhưng cũng hết sức mới mẻ về cuộc sống hiện tại cũng như quá khứ hào hùng
của dân tộc. Qua đó, chúng ta nhận thấy tình cảm trân trọng đối với quá khứ
cùng tình yêu cuộc sống hiện tại tha thiết của nhà văn.
1.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
“Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xuất bản lần đầu tiên vào năm
1990 với tiêu đề do các biên tập viên Nhà xuất bản Hội nhà văn lựa chọn trao
giải: “Thân phận tình yêu”. Một năm sau đó cuốn sách đầu tay này của nhà văn
Bảo Ninh được tái bản với tiêu đề của chính tác giả: “Nỗi buồn chiến tranh”.
Cuốn sách được giải thưởng của Hội Nhà văn, cùng với những tiểu thuyết khác
như “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường, “Bến không
chồng” của Dương Hướng. Sau khi giành được giải thưởng ở Việt Nam, cuốn
tiểu thuyết của Bảo Ninh được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới và
được độc giả đón nhận một cách nồng nhiệt.
Dù nhan đề “Thân phận tình yêu” hay “Nỗi buồn chiến tranh” thì cũng
chỉ là một. Đó là: Một chuyện tình đau đớn trong chiến tranh.
Tác phẩm khơng có cốt truyện, tình tiết rành mạch mà chỉ là những mảng
hồi ức của nhân vật Kiên, một người lính của tiểu đồn 27 độc lập hoạt động
trên địa bàn B3 cịn sống sót, về cuộc chiến tranh đẫm máu vừa qua và về mối
tình với cơ bạn học trường Bưởi tên là Phương. Chiến tranh, trong ký ức của
Kiên đồng nghĩa với cái chết và sự hủy diệt. Có những cái chết buồn thảm như
cái chết của cha và dượng Kiên, có cái chết bi thảm như cái chết của những
người đồng đội của Kiên trong cuộc chiến. Và ngay mở đầu tác phẩm là hồi ức
của Kiên về trận đánh – trận thảm sát xóa sổ cả một đơn vị vào “Mùa khô đầu
4


tiên sau chiến tranh đến với miền hậu cứ Cánh Bắc của Mặt trận B3 êm ả
nhưng muộn màng”. Cái chết của đồng đội, của địch trở thành những hồn ma ở
truông Gọi Hồn, ở chốn rừng xanh núi thẳm, cứ ám ảnh Kiên mãi thời hậu
chiến: “Chẳng biết đến bao giờ thì lịng mình mới có thể ngi nổi, trái tim

mình mới thốt khỏi gọng bàn tay xiết chặt của những kỷ niệm chiến tranh.
Những kỷ niệm có thể là êm đềm, có thể lá ác hại nhưng đều để lại những vết
thương mà tới bây giờ một năm đã qua, hay mười năm, hay hai mươi năm nữa
vẫn còn đau, đau mãi.”
Bằng những ký ức chắp nối, tác phẩm như là những độc thoại của Kiên
về thân phận con người. Tình yêu và chiến tranh, hai chủ đề, hai nỗi buồn thấm
vào nhau, hòa lẫn nhau, da diết, xót xa, hủy diệt.
Ra khỏi cuộc chiến, Kiên trở thành “nhà văn cấp phường”, sống một thời
hậu chiến đầy u buồn. Anh lao vào viết như một “Thiên mệnh” xa vời, tối tăm.
Nhà văn của phường như người mộng du lang thang cả đêm khắp phố phường,
đêm đêm viết hàng núi giấy. Những câu chữ xuất hiện trong “bóng đêm âm u”
của tiềm thức, vô thức đã trở thành những hình tượng ảo giác trên trang bản
thảo. Ngày kia anh đốt bản thảo tác phẩm của mình, bên người con gái câm,
một biểu tượng đẹp, một bản sao khác của Phương. Cơ gái câm là người đọc có
thể, người đọc tương lai tiểu thuyết của Kiên. Cô là người duy nhất chứng kiến
một tiểu thuyết đang hình thành trong bóng đêm, trong cơn say, trong điên
khùng và hoảng loạn, trong vơ thức, tức là từ nỗi buồn tình u và nỗi buồn
chiến tranh.
CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ NỘI DUNG
2.1. Nội dung về chiến tranh
2.1.1. Quan niệm về chiến tranh
Khác với văn học giai đoạn trước, sau khi hịa bình lập lại, văn học có xu
thế bày tỏ quan niệm rõ ràng hơn về chiến tranh. Ở tiểu thuyết này, nhà văn đã

5


thể hiện quan niệm chiến tranh thông qua nhiều nhân vật. Mỗi nhân vật với góc
nhìn và sự trải đời khác nhau đều có những quan niệm khác nhau về chiến tranh.
Với nhân vật chính của tác phẩm, thời 17 tuổi, Kiên cũng như bao thanh

niên cùng thời xem chiến tranh là một thời đại huy hồng. Anh quyết định
khơng thi đại học mà đi lính vào chiến trường miền Nam. Đó là quyết định đầy
nhiệt huyết tuổi trẻ, là quyết định sôi sục máu lửa đúng với tinh thần chung của
thời đại. Tuy vậy, không phải bất cứ người trẻ nào của thế hệ Kiên đều cùng một
suy nghĩ về chiến tranh, ngay từ thời son trẻ, Phương đã có cái nhìn khác. Cơ
nhìn thấy trước một tương lai đổ nát, thiêu hủy. Nhưng đó lại là một tương lai
không tranh khỏi. Nếu với Kiên hay nhiều người thanh niên khác, bước vào
chiến tranh là cách để “hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp gì đó” thì với Phương
đó là “phung phí cuộc đời mình… hủy diệt nó trong cuộc loạn ly này”.
Với những người từng trải như ba hay dượng của Kiên, chiến tranh lại
mang bộ mặt khác. Trước lúc ba Kiên mất, ông đã trăn trối lại với con trai mình.
Trong lời trăn trối đó, ơng hiểu rõ thời đại ông đã qua và con trai ông sẽ bước
vào thời đại mới huy hoàng, tráng lệ. Tuy nhiên, người ba lập dị này lại nhìn
thấy trước trong thời đại huy hồng đó mênh mang một nỗi buồn, “nỗi buồn
khôn nguôi… nỗi buồn truyền kiếp…” Và với người bố dượng của Kiên, trước
tinh thần ngùn ngụt khí thế của người trai trẻ sắp ra trận, ơng chỉ bình thản dặn
dò Kiên rằng “nghĩa vụ của một con người trước trời đất là sống chứ không
phải là hy sinh nó… Mong con hãy cảnh giác với tất cả những sự thúc giục con
người lấy cái chết để chứng tỏ một cái gì đấy.” Kiên ở tuổi 17 khơng đồng tình
với những lời ơng nói nhưng vẫn cảm nhận được một trí tuệ sâu sắc, đa dạng và
nhiệt thành.
Trong những năm tháng chiến đấu day dẳng và chán nản, với Kiên, chiến
tranh lúc bấy giờ chỉ là làm sao để không “bị ngỏm trong mùa khô”. Chứng
kiến và trải qua mười năm khói lửa, Kiên đã nhìn về chiến tranh với một đôi
mắt khác. Lúc bấy giờ, anh hiểu rõ “Chiến tranh là cõi không nhà không cửa,
lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là
6


thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con

người”. Sau mười năm chiến trận trở về, Kiên như hiểu thấu hơn về những lời
của ba, của dượng và của Phương đã từng nói với mình. Những ngày tháng sau
này, Kiên đều nhìn về chiến tranh với một cảm xúc chung là mênh mang nỗi
buồn. Nỗi buồn khỏa lấp từ quá khứ, ám ảnh hiện tại và len lõi vào cả tương lai
mà anh trơng thấy trước. “Nỗi buồn chiến tranh trong lịng người lính có cái gì
tựa như nỗi buồn của tình u, như nỗi nhớ nhung quê nhà, như biển sầu lúc
chiều buông trên bến sông bát ngát. Nghĩa là buồn, là nhớ, là niềm đau êm dịu,
có thể làm cho người ta bay bổng lên trong thời gian quá khứ… khi dừng phắt
lại thì khơng cịn là buồn nữa mà là sự xé đau trong lòng…”
Mỗi người qua mỗi giai đoạn lại có những cách nhìn nhận khác nhau về
chiến tranh. Và Bảo Ninh đã thay lời tất cả, thể hiện hết thảy những quan niệm
này vào tác phẩm của mình. Chiến tranh bây giờ khơng cịn là bản anh hùng ca
thời đại mà là nỗi buồn len lõi in sâu vào tâm trí mỗi người.
2.1.2. Hiện thực khốc liệt của chiến tranh
Cuộc đời người lính phải trải qua bao nhiêu nỗi vất vả, gian truân
mà trước hết đó là điều kiện sinh tồn, điều kiện chiến đấu khốc liệt. Lần tìm
về kí ức, điều đầu tiên Kiên nhớ đến chính là “Mùa khô đầu tiên sau chiến
tranh đến với miền hậu cứ Cánh Bắc của Mặt trận B3 êm ả nhưng muộn
màng”. Có lẽ yếu tố ngoại cảnh dễ dàng tác động vào tâm trí người ta nhất:
“Ngày nắng. Đêm mưa. Mưa nhỏ thôi, nhưng mưa. Mưa… Núi non nhạt nhòa,
những nẻo xa mờ mịt. Cây rừng ướt át. Cảnh rừng lặng lẽ. Tối ngày đất rừng
ngun ngút bốc hơi. Biển hơi màu lục, ngụt mùi lá mục. Và, cho tới tận những
ngày đầu tháng Chạp tất thảy những ngả đường trong rừng vẫn còn đang lầy
lội khốn khổ, hư nát, bị hịa bình bỏ hoang, hầu như khơng thể qua lại được,
dần dần lụt chìm xuống, mất dấu tích giữa rừng cây rừng cỏ tốt um tùm…”
Rồi cái đói, bệnh tật luôn thường trực như kẻ thù thứ hai sẵn sàng làm
tiêu hao sinh lực, lấy mạng người lính: “Khẩu phần lương thực đang sụt xuống
nhanh như thể nước trong bình bị đập vỡ đáy. Khổ sở vì đói, vì sốt rét triền
7



miên, thối hết cả máu, vì quần áo mục nát tả tơi và vì những lở loét cùng người
như phong hủi, cả trung đội chẳng cịn ai trơng ra hồn thằng trinh sát”. Cái đói
khiến người ta phải liều. Thịnh “con” liều lĩnh xông vào một ngôi làng hủi bỏ
hoang để bắt và mang về một con vượn rất to, thế nhưng khi cạo sạch lơng thì
hiện ra ngun hình “một mụ đàn bà béo xệ, da sùi lở nửa xám nửa trắng hếu,
cặp mắt trợn ngược”.
Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh có cách nhìn nhận về người
lính mới mẻ, gần gũi mà sống động. Họ không phải là những anh hùng, những
người làm nên từ sắt từ đồng không biết mệt mỏi ngày đêm chiến đấu ngoan
cường bảo vệ nhân dân. Người lính trong “Nỗi buồn chiến tranh” hiện lên đầy
những chán nản, mệt mỏi với cuộc chiến. Họ cũng giống bao người khác, cũng
biết đói, khổ, cũng có mong muốn mãnh liệt là trở về với quê hương, thậm chí
thây kệ nhiệm vụ Tổ quốc giao cho để đào ngũ về nhà. Đã có những lúc, đào
ngũ trở thành một vấn nạn của cả đội quân. Đến mức người như Can cũng phải
cắn răng bỏ đội hình tìm đường về làng với mẹ. Dẫu cho con đường ấy lành ít
dữ nhiều, họ vẫn muốn liều mạng một lần cầu may để thốt ra khỏi cuộc chiến
kinh hồng trước mặt. Người lính xuất hiện trong “Nỗi buồn chiến tranh” cũng
biết yêu, cũng có những giây phút ủy mị, buông xuôi tất cả, cái chết dường như
trở nên vô nghĩa, với họ chiến tranh càng trở nên vô nghĩa. Để tự tìm niềm vui
cho mình, họ đã phải nhờ đến hồng ma, nhờ khói của nó để tạo ra các loại ảo
giác tùy thích. Nhưng khi khơng cịn hồng ma, họ lại trở về với thực tại khắc
nghiệt. Hay những đêm dài đằng đẵng ở chiến trường, họ tìm đến thú vui cờ
bạc. Cả trung đội chỉ có độc một cỗ bài mà ngày nào anh em đồng chí cũng sát
phạt nhau từ những qn bài đó. Và cịn hàng loạt những điều mơ mộng, những
suy nghĩ viễn vong nhưng rất đời thường mà nếu không phải là Bảo Ninh,
khơng phải là Nỗi buồn chiến tranh thì chưa chắc chúng ta đã hiểu hết.
Nhưng đáng sợ là người lính đi vào chiến tranh cịn tha hóa cả về nhân
cách. Bởi vì chiến tranh bây giờ với họ chỉ là làm sao để không ngỏm trong mùa
khô. Nghĩa là họ phải đánh, phải bắn, phải giết người khác trước khi để họ giết

8


mình. Kiên đã nhiều lần trơng thấy đồng đội của mình sát hại những tên địch.
Thậm chí có người trước khi đi lính đã st đỗ vào trường dịng mà bây giờ có
thể tàn độc bóp cịi giết chết vài thằng lính Mỹ. Hay như chính Kiên cũng khơng
cịn nhận ra bản thân mình. Cái cách anh độc dữ xử lý những thằng ngụy truy
sát ba cô gái thủ kho, hay cảnh anh bình tĩnh tiến gần đến người đàn bà Mỹ vừa
bắn chết Oanh để nổ từng phát súng trả thù cho bạn… tất cả đều cho thấy một
nhân cách biến dạng của con người. Đến độ ngày hòa bình lập lại, trong khung
cảnh tưng bừng của chiến thắng ở trung tâm Sài Gịn thì Kiên, một trong những
người lính cịn sót lại ở sân bay Tân Sơn Nhất, đã thản nhiên đánh một giấc
ngon lành cạnh sát bên xác một người đàn bà trần trụi mà không hề kinh tởm.
Ngay lúc đó, ngay cái khoảnh khắc chớm nở của hịa bình, Bảo Ninh đã lập tức
giống lên hồi chng thức tỉnh nhân tính con người.
Ở tác phẩm của mình, Bảo Ninh cũng nhiều lần thẳng thắng đề cập
đến cái chết. Trong hành trình tâm tưởng của Kiên, ký ức về chiến tranh, về
những người đồng đội luôn gắn liền với cái chết. Hoặc họ là nạn nhân của cái
chết, hoặc họ là người gây ra cái chết. Cái chết phản ánh bản chất hai mặt của
chiến tranh: bạo lực đen tối của cuộc chiến và vẻ đẹp của tình người.
Mặt thứ nhất cái chết gắn liền với bạo lực, thứ bạo lực tăm tối hủy diệt
con người, chà đạp lên nhân tính của con người. Ở phương diện này, nó là vết
thương khủng khiếp nhất của chiến tranh. Cái chết được kể lại qua ký ức của
Kiên và của nhiều người cựu binh khác. Chẳng có ai đi vào chiến tranh mà chưa
bao giờ nhìn thấy cái chết. Có những người chết mất xác, có người gục ngã
ngay trước mắt Kiên, trong vịng tay Kiên, cũng có người vì sai lầm của Kiên
mà kết húc cuộc đời. Cái chết đến liên tục ở chiến trường, bất ngờ nhưng là
những điều không thể tránh khỏi và đã được báo trước. Dưới ngòi bút của Bảo
Ninh, sự hy sinh của người lính khơng hề đẹp đẽ, khơng hề vĩ đại. Chết là kết
thúc một cuộc đời, và chết trong chiến tranh là sự kết thúc đầy đau đớn. Cả một

tiểu đồn có thể bị xóa sổ sau một trận chiến. Có cái chết ập đến nhanh chóng
như Thịnh “con” trúng đạn vào tim, không kịp kêu lên một tiếng đã ngã sấp, hay
9


ba cô gái thủ kho bị địch bắt hiếp và giết khi mâm cơm cịn chưa kịp nguội, cịn
có Vân chết cháy cùng chiếc T54 đầu đàn, Thanh bị thiêu cùng chiếc quan tài
thép ở tổ lái… Nhưng cũng có những cái chết đến từ từ, hành hạ thể xác và tinh
thần người lính, ám ảnh tâm trí Kiên đến tận những năm tháng hịa bình. Đó là
Quảng ở mùa khô năm 66. Quảng bị trúng một trái cối 106 nổ tung gần như
dưới chân, nhấc Quảng lên, quăng bổng theo đường vòng cung rồi giáng quật
xuống “bụng rách ruột trào, xương xẩu dường như gãy hết, mạn sườn lõm vào,
tay lủng liểng, và hai đùi tím ngắt…”. Trong tình cảnh đó, lần đầu tiên Kiên
được hạ lệnh ra tay với chính đồng đội mình và nhân đạo ở đây chính là được
cho người ta chết một cách thanh thản không đau đớn.
Mặt khác, cái chết ở chiến trường cũng thể hiện phương diện nhân văn
của chiến trường. Đó là khi “những con người tuyệt vời, những con người xứng
đáng hơn ai hết có quyền được sống trên cõi dương này nhưng đã lẳng lặng
chấp nhận quy luật đơn giản của chiến tranh: mình chết thì bạn mình sống.”
Họ có quyền lựa chọn, nhưng trong giây phsut sinh tử ấy, họ lựa chọn cái chết
để cứu lấy đồng đội mình. Đó là cái chết của Oanh trong đồn giặc ở Buôn Mê
Thuộc. Lưng Oanh hứng trọn mấy viên đạn mà người đàn bà mặc váy bắn lén
vào Kiên. Oanh gục ngay trước mắt Kiên như thế. Hay như cô giao liên Hòa
xinh trẻ “gục ngã giữa trảng cỏ và đằng sau bọn Mỹ xông tới, vậy xúm lại, trần
trùng trục, lông lá một bầy như những con đười ươi, thở phù phò, giằng giật,
nặng nề hộc rống lên…” Hòa chấp nhận lấy thân mình đánh lạch hướng bọn
Mỹ da đen để Kiên an toàn trở về dẫn đường cho thương binh chạy trốn. Cái
chết của Hòa diễn ra ngay trước mắt Kiên mà anh khơng thể làm gì được.Cái
chết đó đầy tủi nhục với cuộc đời người con gái Hà Nội nhưng lại là cái chết vô
cùng vĩ đại của người lính dẫn đường.

Rồi những số phận khác, những cái chết khác mà mỗi con người một số
phận nghiệt ngã , kể cả là cái chết hay còn lành lặn trở về thì họ đều gánh chịu
những hậu quả vơ cùng khủng khiếp của chiến tranh. Bảo Ninh đã trực diện
nhìn vào những đau buồn khốc liệt đó, thẳng thắn tái hiện trở lại trong trang viết
10


của mình mà khơng hề né tránh. Bởi với ơng, chúng ta “không được quên,
không được quên tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc chiến tranh này, số phận
chung của chúng ta, cả người sống lẫn người chết?”
2.1.3. Những vấn đề hậu chiến
Chiến tranh khốc liệt đã buộc người lính phải thay đổi cả bản thân mình
đã dành, sau chiến tranh, những vấn đề còn tồn đọng lại trong xã hội cũng khiến
chúng ta phải nghĩ suy.
Trước hết là sự đối đãi với người lính trên hành trình trở lại hịa
bình. Người lính trên chiến trường xơng pha vào trận mạc, đánh đổi cả nhân
tính, nhân hình của mình. Vậy mà, khi họ trở thành những người may mắn nhất
được quay về thì hành trình của họ khơng hề có một chút vinh quang. Đó là
đồn tàu rong ruổi 3 ngày trên tuyến đường sắt xuyên Việt. Trên chuyến tàu ấy
tồn là những thương phế binh và lính về vườn. Ba lô đầy trên giá, võng mắc
ngổn ngang khắp toa tàu, bát nháo như một đoàn di tản. Lâu lâu lại có người
đến kiểm tra, lục lọi từng cái ba lơ con cóc như thể người ta đề phịng lính giải
ngủ lén tuồng mang những thứ từ miền Nam về. Họ đã vừa từ cõi chết trờ về,
vừa liều mạng mình cho sự nghiệp huy hồng của dân tộc. Và bây giờ, trên
“những cây số cuối cùng còn vương lại của tuổi thanh xuân chiến hào” cái mà
họ nhận lại được từ cuộc chiến này là sự đối đãi đến phũ phàng đến chính họ
cịn nhận ra “thoạt đầu tâm trạng chung phải nói khá là chua chát. Khơng kèn,
khơng trống, khơng khúc khải hồn thì đã đành rồi nhưng đến một chút đối xử
có trước có sau người ta cũng chẳng buồn dành cho bộ đội.”
Nhưng khủng khiếp nhất với người lính thời bình khơng phải cảnh

tượng đau lịng đó mà là cuộc sống của những ngày không đánh nhau. Ở
Nỗi buồn chiến tranh, ta bắt gặp rất nhiều số phận con người sau cuộc chiến.
Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết là Kiên, một cựu chiến binh không thể thốt khỏi
chiến tranh, khơng thể hịa nhập với cuộc sống hịa bình. Hà Nội trước và sau
chiến tranh với Kiên là những vùng đất hoàn toàn khác biệt. Kiên thông thuộc
từng con phố, từng ngõ ngách Hà Nội nhưng đó là sự thơng thuộc từ lời kể của
11


đồng đội anh gặp trên chiến trường. Giờ đây Kiên quay về với cuộc sống hịa
bình thì chiến tranh vẫn không thôi ám ảnh anh trong từng trang viết, từng giấc
mộng, thậm chí là trong cả trải nghiệm về cái chết. Anh có thể sống tiếp những
ngày tháng hịa bình ở đây là nhờ “những tấn thảm kịch của quá khứ đã nâng
đỡ tâm hồn tôi, tạo sức mạnh tinh thần cho tơi thốt khỏi vơ tận những tấn trị
đời hơm nay. Chút lịng tin và lịng ham sống cịn lại trong tôi không phải do
nhữung ảo tưởng mà là nhờ sức mạnh của những hồi tưởng.”
Gánh chịu những tổn thất về tinh thần khơng chỉ có Kiên mà cịn có
Vượng, người lính lái xe khi trở về khơng chịu được những con đường êm êm,
nhũn nhũn. Chúng khiến anh nơn ọe vì gọi nhớ đến cảnh bánh xích xe tăng lấp
đầy xương thịt người. Hay lại có Trần Sinh, người thương binh bán thân bất toại
ngày ngày bị đày đọa thể xác và tinh thần. Hoặc như Hiền, cô chiến sĩ mặt trận
quân khu 9, trở về với đôi chân không lành lặn, để lại tuổi xuân, nhan sắc và
máu thịt ở chiến trường… Tất cả những con người ấy đều quay về với sự tổn
thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần. Đến độ họ đã cố gắng rất nhiều, bằng
mọi cách để sống lại một cuộc đời hịa bình khác nhưng những kí ức về thời
một thời đại đau thương vẫn không bao giờ buông tha.
Cuối cùng, một trong những vấn đề khiến ta đau lòng là sự đối đãi
với hậu phương sau cuộc chiến. Trong thời kỳ chiến tranh diễn ra gay go,
quyết liệt thì hậu phương ln là nguồn động lực làm nên chiến thắng vẻ vang.
Nếu người chiến sĩ xơng pha ngồi mặt trận thì phía hậu phương, những người

cha, người mẹ, người em gái, người yêu là nguồn sức mạnh cung cấp cả vật chất
lẫn tiếp vận tinh thần cho tiền tuyến. Tuy nhiên, khi hịa bình lập lại thì hơn ai
hết, những con người này lại gánh chịu nỗi đau mất mát thấu tâm can như cách
mà Lan đã nói “khơng may là bấy giờ hịa bình lại vừa xong nhưng chuyện chết
chóc họ muốn dứt khốt đâm thành ác liệt”. Từ sự dứt khốt báo tử đó mà mẹ
Lành, người đã từng nuôi bao nhiêu đợt tân binh trước khi vào mặt trận, chết
ngay khi nhận giấy báo tử của hai người con trai. Và con gái của mẹ là Lan
cũng nhận giấy báo tử của chồng. Từ đó, chị sống cơ độc một mình giữa Đồi
12


Mơ bát ngát, chờ đợi sự trở về của những người lính năm xưa mẹ ni giấu.
Nhưng chừng ấy năm trơi qua, duy chỉ có mình Kiên quay về. Hay như mẹ của
Vĩnh cũng mất sau khi nhận giấy báo tử của con trai, để lại em gái Vĩnh bơ vơ
đến độ phải đi làm gái điếm để kiếm sống qua ngày. Trong khi các mẹ còn chưa
kịp thở hơi thở hịa bình, vui niềm vui thắng trận thì giấy báo tử truyền về đã
bóp nghẹt nhữung trái tim. Giá mà họ thư thư một tí, đừng quá lạnh lùng, đột
ngột và dứt tình như vậy thì nỗi đau của những người mẹ, người vợ, người em ở
nhà chắc cũng khơng q đỗi xót xa.
Tất cả những con người đó, dù là người lính may mắn sống sót sau cuộc
loạn ly hay người hậu phương gánh chịu bao nhiêu đau thương mất mát thì đều
là nạn nhân của chiến tranh. Và cuộc sống của họ khi lập lại hịa bình là một
trong những vấn đề lớn nhất được đặt ra ở thời đại này.
2.2. Nội dung về tình yêu và tình dục
Trong văn học trước 1975, tình yêu là một vấn đề nhạy cảm. Người lính
chỉ cần một chút “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” đã bị cho là ủy mị. Tuy
nhiên, là con người thì bất kể hồn cảnh nào, giai đoạn nào, lứa tuổi nào cũng
mang trong mình trái tim rạo rực yêu thương. Huống hồ chi người lính bước
vào chiến trường miền Nam những năm đó đa phần là các chàng trai, cô gái
đang tuổi xuân thì. Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã đề cập vơ cùng

thẳng thắng về tình u đơi lứa. Xun suốt tiểu thuyết là chuyện tình của Kiên
và Phương được kể một cách chấp nối nhưng cái chính vẫn là tình yêu bền bỉ
suốt bao nhiêu năm tháng. Tình yêu đó mãnh liệt, cuồng nhiệt lúc tuổi trẻ, kiên
cường đi qua chiến tranh và bồi hồi tiếc nuối khi hòa bình. Bảo Ninh đã khơng
ngần ngại để Kiên bộc lộ hết những tâm tư, tình cảm của mình khi ở cạnh
Phương. “Đời anh chỉ có hai tình u thơi. Một là mối tình của anh và Phương
hồi trước chiến tranh. Và sau chiến tranh là một mối tình khác, cũng giữa anh
và nàng.” Hay thắm thiết hơn là “tất cả những nhân vật nữa mà anh mê say
trong sáng tác của mình rút cuộc vẫn chỉ là những giấc mơ về Phương.”

13


Bên cạnh Phương, Kiên cũng có nhiều mối tình khác, dù khơng sâu sắc
nhưng tất cả đều chân thành. Đó là mối quan hệ với Hạnh, người phụ nữa ở tầng
dưới nhà Kiên. Năm đó anh 17, Hạnh hơn tuổi anh nhiều. Nhưng đó là những
xúc cảm rạo rực đầu tiên của chàng thanh niên trẻ. Đó là “lần đầu tiên cậu cảm
thấy không phải bằng mắt mà bằng cả thính giác sự sát kề bên mình một tấm
thân phụ nữ.” Hay đó là Hiền, cơ thương binh Kiên gặp trên chuyến tàu quay về
hịa bình. Kiên và Hiền đã “sống gấp lên với nhau trên những cây số cuối cùng
còn vương lại của thanh xuân chiến hào.” Họ quấn qt lấy nhau, ơm xiết
nhau, hơn hít nhau, cùng nhau ngủ mê trên chuyến tàu quay về ấy. Và rồi Kiên
đã có dự định gọi Hiền về Hà Nội cùng mình như cơ từ chối. Dù trong phút giây
ấy họ đối với nhau chân thành nhưng tương lai phía trước cần gạt lại hết những
điều cịn sót lại từ chiến tranh. Hay là mỗi quan hệ bất thường với cô gái câm
những ngày tháng cuối cùng Kiên còn ở lại ngơi nhà đó. Khơng hẳn đó là tình
u nhưng ở họ có cái gì đồng cảm sâu sắc. Rồi cịn Lan, con gái mẹ Lành hay
em gái Vĩnh… những người đã dành cho Kiên tình cảm hết sức chân thành. Đó
là một cái gì đỏ nảy nở bắt đầu từ tình anh em, tình đồng đội phát triển đến mức
hình như là tình yêu.

Nếu như tình yêu là vấn đề nhạy cảm thì tình dục gần như là tuyệt kị
trong văn học thời chiến. Đến giai đoạn này, với sự giải phóng cho văn học, nhà
văn bắt đầu đề cập thẳng thắng hơn về chuyện xác thịt này. Tình dục trong Nỗi
buồn chiến tranh được đề cập ở cả hai khía cạnh:hoặc là cảm xúc tình u dâng
trào đến đỉnh điểm hoặc là nỗi hành xác đau đớn nhất của người con gái khi
bước vào chiến tranh.
Tình dục được nhắc đến khá nhiều và đặc biệt với Kiên. Hình ảnh người
lính xưa chân chất hiền lành bao nhiêu, nay đã được hiện lên chân thực với
đúng bản chất vốn có của nó. Kiên khơng được miêu tả trong một cuộc tình duy
nhất mà rất nhiều cuộc tình với những cuộc làm tình, thậm chí cả người tình
tưởng tượng - hồn cô gái ở sân bay Tân Sơn Nhất rồi với chị Hạnh, Hiền,
Phương, cơ gái câm tầng trên... Đó là những cảm xúc của lần đầu say đắm “một
14


cảm giác nhức nhối làm Kiên gai hết người, run lên… nhưng rồi sự chấp nhận
biến thành sức cuốn mãnh liệt lập tức ghì riết anh, nuốt chặt anh vào thân hình
mềm mại, thơm mát và nóng hổi, chân thành và mù quáng đầy cuồng bách của
Phương.” Đó cũng có thể là những cảm xúc mãnh liệt, dữ dội như đêm anh đốt
những bản thảo của mình và được người đàn bà câm ngăn cản. “Anh chiếm
đoạt chị một cách cuồng bạo, khốc liệt, giằng xé, thẳng thừng tàn phá, đâm vào
chị nỗi đơn độc bí ẩn sắc như dao đầy hiểm nghèo của anh.” Tất cả đều là từ
tình cảm của Kiên, đều là thứ tự nguyện của bản thân hai người với những suy
nghĩ riêng, tình cảm riêng.
Ngồi Kiên, ta cịn bắt gặp nhiều chi tiết về tình dục của người lính. Ví
như câu chuyện của những trinh sát hồi cịn đóng ở trng Gọi Hồn, đêm nào
họ cũng kén Kiên đi qua phái bên kia núi. Đó là nơi ở của ba cô gái thủ kho kẹt
lại giữua rừng. Ở đó, họ sống cuộc sống hoang lạc của tuổi trẻ. Có thể đó là góc
nhìn lệch lạc về người lính thời chiến tranh nhưng lại là góc nhìn vơ cùng nhân
văn từ góc độ con người. Chắc chắc đó là những hình ảnh đẹp, cao q và đáng

trân trọng trong tình cảm mỗi người.
Nhưng cũng ở Nỗi buồn chiến tranh, có những yếu tố xác thịt khác khiến
người đọc phải rùng mình. Cái chết đến với người lính từ súng nổ bom rơi sẽ
khơng bao giờ đau đớn bằng sự dày vò thể xác và tinh thần người phụ nữ. Đó là
hiện thực khốc liệt mà Bảo Ninh đã khơng tránh né mà thắng nhìn vào. Đã đọc
Nỗi buồn chiến tranh hẳn sẽ không ai quên được cái chết đau đớn của ba cô gái
thủ kho ấy. Chiếc áo lót vẫn cịn mắc lại trong nhà tắm, mâm cơm vẫn cịn đậy
nóng hổi trên bàn mà người thì chẳng cịn thấy dấu. Rồi ba thằng ngụy thay
phiên nhau kể lại phút giây cuối cùng của những cô gái nhỏ. Đó thật sự là tân
cùng của tội ác chiến tranh. Hay cảnh tượng khủng khiếp nhất mà Kiên đã nhìn
thấy khi Hịa chấp nhận hy sinh thân mình bảo vệ Kiên và đồn thương binh
phía trước. Khoảnh khắc Hịa bị bọn lính Mỹ da đem chạy đuổi theo, rồi tiếp đó
là cảnh tượng “bọn Mỹ xơng tới, vậy xúm lại, trần trùng trục, lông lá một bầy
như những con đười ươi, thở phù phò, giằng giật, nặng nề hộc rống lên…”
15


khiến cho bất kì ai đọc đến đấy cũng phải rùng mình thương cảm. Hay chính
Phương trong đêm tiễn Kiên ra chiến trường, thất lạc nhau trên đoàn tàu bị đánh
bom dữ dội cũng đã đánh mất thời con gái của mình. Đau đớn làm sao khi mà
Kiên tìm thấy Phương với vết máu chảy dọc xuống đùi mà cô vẫn một mực
khơng hề có vết thương nào ở đó…
Tất cả đều được Bảo Ninh đề cập đến như là những kí ức của chiến tranh.
Những kí ức đơi khi êm đềm, đôi khi mãnh liệt, đôi khi lại quá đỗi đớn đau.
2.3. Những yếu tố tâm linh
Cũng giống như tình yêu và tình dục, những vấn đề tâm linh gần như
không hề được nhắc đến trong văn học giai đoạn trước. Dẫu rằng trong chúng ta
ai cũng hiểu mỗi một đội quân đều tự lập nên bàn thờ liệt sĩ đồng đội của mình.
Với mỗi người lính, một khi đồng đội mình ngã xuống là linh hồn họ sẽ vẫn
theo phù hộ cả đội mình. Cịn nhớ trung đội trinh sát của Kiên, mới hơm nào

cịn cùng nhau sát phạt bên cỗ bài, bây giờ lần lượt từng người đã hi sinh. Đến
Từ, trinh sát cuối cùng con sót lại chiến đấu cùng Kiên, trước lúc Từ nhắm mắt
đã trao lại cho anh cỗ bài và trăn trối: “Các quân hai, quân ba, quân bốn này
chứa hồn thiêng của cả trung đội đấy, bọn tớ sẽ phù hộ cho cậu trăm trận trăm
thắng…” Và một cách thần kì nào đó, Kiên đúng là trinh sát duy nhất của trung
đội cịn sống đến ngày hịa bình. Đó là nhờ sức chiến đấu mạnh mẽ của Kiên,
nhờ động lực từ mối tình sâu nặng với Phương hay chính nhờ hồn thiêng của cả
trung đội phù hộ anh bình yên trở về.
Bên cạnh đó, ngập tràn trong tiểu thuyết của Bảo Ninh là những hiện
tượng, những bóng ma kì dị khơng thể nào lí giải được. Có vùng đất bị ma ám
đến mức người ta gọi đó là Trng Gọi Hồn, hay những tiếng cười, tiếng hú hét
rợn người từ phía rừng sâu. Tất cả những hiện tượng đó đều bắt đầu từ những
cái chết. Đời người lính phải chứng kiến biết bao cái chết nhưng với Kiên,
những cái chết ấy sao thảm thương, đau đớn q! Có những người chết mà
khơng được một nấm mồ, chết mà khơng cịn ngun vẹn thân xác để hồn mãi
lang thang: “hồn bơi ra khỏi xác biến thành con ma cà rồng đi hút máu người”.
16


Có những người chết trở thành “đống giẻ nát nhừ vắt mình trên bờ cơng sự”.
Bao nhiêu cái chết dồn dập về trong tâm trí anh. Cho đến khi Kiên viết lại cuốn
tiểu thuyết chiến tranh của đời mình thì khơng khí của truyện là “bầu khơng khí
của những khu rừng tăm tối, ngùn ngụt tử khí và lam chướng, mờ mịt bóng yêu
tà. Những di vật và những bộ xương mũn nát được vớt lên từ đáy những rừng
cây ấy.”
Theo nguyên tắc sáng tác của “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”, Bảo Ninh
viết “Nỗi buồn chiến tranh” cũng “biến hiện thực thành hoang đường” mà
khơng đánh mất tính chân thực. Và để gây “hiệu quả hoang đường”, để bộc lộ
được những giằng xé, trăn trở, những cắn rứt trong lương tâm nhân vật, tác giả
đã sử dụng nhiều chi tiết khơng thực “phóng đại, liên tưởng, người và hồn ma

bất phân, trật tự thời gian bị xáo trộn, thực và ảo hòa quyện nhau”. Ta gặp
trong tác phẩm bao nhiêu điều kỳ dị, nhất là khi tác giả vẽ lại những cảnh vật
lưu lại dấu ấn cho mình trong chiến tranh. Từ loài “hoa hồng ma” quỷ quái làm
say lòng người, giúp con người “tự chế ra cái ảo giác tùy sở thích”, từ con đom
đóm to q cỡ đến các loại măng đỏ “như những tảng thịt ròng ròng máu”…,
tất cả đều xa lạ và đáng sợ. Rồi những truyền thuyết man rợ, nguyên thủy về
cuộc chiến tranh “những lời đồn đại, những sấm truyền và những lời tiên tri”.
Còn bao nhiêu điều kinh dị khác lẫn khuất trong tác phẩm. Chẳng hạn, người
lính đã nhìn thấy tận mắt “vơ khối sự hão huyền”, đó là “những qi vật lơng
lá có cả cánh lẫn vú với cái đi kỳ nhông kéo lê lết và họ ngửi thấy mùi tanh
máu từ chúng, nghe thấy chúng gào rú và ca hát trong kia truông Gọi Hồn”.
Rồi xuất hiện trong tác phẩm những “tốn lính da đen khơng đầu chơi trị rước
đèn ở ven rừng”. Ghê rợn hơn là “những tiếng hú man dại thường cất lên vào
những buổi tinh mơ mờ mịt mưa giăng”. Chưa hết, người lính cịn nghe thấy
những “tiếng cười cuồng loạn nức nở” của loài quỷ rừng – tiếng cười ám ảnh
con người đến bao nhiêu năm bên bờ sơng Sa Thầy. Rồi họ cịn thấy “những
linh hồn lồm xồm lơng lá…, râu tóc q dài, cởi trần truồng ngồi trên một thân
cây…tay cầm lựu đạn”; những “bóng ma rách bươm, uyển chuyển và huyền bí,
17


lướt ngang luồng ánh sáng rồi mất hút đi với mái tóc đen dài xõa bay”.Có lúc
hồn ma chỉ là những ám ảnh bên ngồi, có lúc hồn ma ấy được con người đối
thoại, trò chuyện như đồng đội, đồng chí của mình: “Anh là ai? Hãy ra với
chúng tơi. Chúng tơi là bạn. Chúng tơi tìm anh, chúng tơi đã tìm anh bấy lâu
nay, khắp nơi”. Hồn ma vốn vơ cảm, vơ hồn nhưng với người lính lại thân thiết
biết bao nhiêu. Bởi chúng cũng từng là những con người biết cầm súng, biết yêu
thương.
Tất cả những yếu tố ấy đã nói lên đời sống tâm linh vơ cùng phong phú
của người lính. Đồng thời cũng từ đó cho thấy rằng chiến tranh đã gây ra bao

nhiêu điều khủng khiếp dữ dội. Người lính phải chứng kiến và trải qua những
điều khốc liệt đến thế nào để tâm trí họ phải hình thành những ám ảnh kinh
hồng đó. Hay một cách tâm linh mà nói, người tử sĩ đã chết thảm khốc, oan
khuất đến nhường nào để hương hồn họ còn mãi vất vưởng ở vùng núi rừng
ngập ngụa mùi chiến trận thế này.
2.4. Vai trò của nghệ thuật và người nghệ sĩ
Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh có khá nhiều nhân vật được xây
dựng với hình tượng ngươi nghệ sĩ. Đó là bố Kiên, người họa sĩ với những bức
vẽ kì lạ, là Phương, cơ gái sinh ra và trưởng thành trong môi trường âm nhạc
nhưng cũng không giống ai, và đặc biệt là Kiên, nhà văn cấp phường ý thức rõ
món nợ của mình với chiến tranh là phải tái hiện chúng trở lại qua trang viết.
Tất cả những người nghệ sĩ đó đều có hung một điểm là nghệ thuật họ tạo
ra hầu như không được chấp nhận ở thời đại. Bố Kiên, ông họa sĩ lập dị. Những
bức vẽ của ông “do hạn chế về lập trường quan điểm, do ngày càng xa lạ với
quần chúng nhân dân lao động, ông đã biến hội họa của ông thành những chân
dung ma quỷ”. Để rồ cuối cùng, ơng tiêu hủy hết những tác phẩm đó trong một
đêm khuya cô độc, man rợ như một nghi lễ cuồng tín mà chỉ có Phương là
người duy nhất chứng kiến và cảm thơng. Phương hiểu ơng vì chính cơ cũng
khác lạ trong thời đại của mình. Vẻ đẹp của Phương, nghệ thuật của Phương đều
được những người đi trước như bố Kiên và mẹ cô nhận định là không hợp thời.
18


Và rồi cuối cùng, cô cũng bán chiếc dương cầm mà mình trân quý để bắt đầu
cuộc sống ca kĩ qua ngày.
Đối với Kiên thì khác. Từ khi rời khỏi chiến trường về lại thủ đơ, anh đã
biết rằng mình sẽ viết. Các đề tài xuất hiện xung quanh cuộc sống anh rất nhiều,
thậm chí có người cịn gửi hẳn câu chuyện tình của họ cho Kiên. Nhưng anh đã
lựa chọn viết về chiến tranh và người lính. Sự nghiệp bút nghiên của Kiên
khơng nhằm một mục đích nào khác là “định hình trên giấy những giấc mơ quá

khứ, những ám ảnh và những vang âm sắp mai một của thời đã qua.” Những
khi vật vã trong kí ức đau đớn của chiến tranh, hơn một lần Kiên đã nghĩ rằng
mình sẽ chết. Nhưng rồi anh lại tỉnh táo mà sống vì anh cịn một món nợ với
cuộc đời. “Cả một thế giới, một thời đại, một lịch sử bị vùi xuống lòng sâu đất
ẩm cùng với thân xác anh chẳng phải là oan uổng và đáng nuôi tiếc lắm sao?”.
Tiếp sau đó là một hành trình dài sáng tạo tiểu thuyết của nhà văn Kiên nhằm
“làm sống dậy những linh hồn đã mai một, những tình yêu đã tàn phai, làm
bừng sáng lại những giấc mộng xưa” với ý thức phản chiếu hình ảnh chiến
tranh ở góc độ khác: “Mai sau ví dụ có viết khác đi thì cũng là bởi vì thâm tâm
ln muốn viết về chiến tranh sao cho khác trước.” Cuộc sống hiện tại của Kiên
chỉ đơn thuần là sự “tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của
những người đã hy sinh, là nhà tiên tri những năm tháng đã đi qua, người báo
trước thời quá khứ”.
Phải chăng thông qua Kiên, qua quan niệm văn chương và những trang
tiểu thuyết không đầu không cuối của nhân vật, Bảo Ninh đã đặt vấn đề với thế
hệ văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Rằng thời đại đã đổi thay thì nghệ thuật cũng cần
phải đổi thay, cần phải nhìn thắng, viết thật những điều đã xảy ra trong quá khứ.
Đó mới thật sự là thiên chức của nhà văn.

19


CHƯƠNG 3. NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
3.1. Kết cấu tiểu thuyết
3.1.1. Kết cấu truyện lồng truyện
Đây là một kiểu kết cấu tiểu thuyết mới lạ, chỉ xuất hiện rải rác trong một vài
tác phẩm được sáng tác ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1986-2000. Kết cấu tiểu
thuyết trong tiểu thuyết hay còn gọi là kết cấu “lồng truyện” chỉ là một hướng
thử nghiệm của những nhà văn có khuynh hướng tìm tịi, đổi mới thể loại tiểu
thuyết… Và Nỗi buồn chiến tranh là tác phẩm được xây dựng theo kiểu kết cấu

này.
Thoát khỏi lối kết cấu truyền thống, trong đó các bộ phận của tác phẩm liên
kết với nhau và với toàn thể trong mạch vận động của thời gian vật lý, dựa theo
cấu trúc đơn của các sự kiện lịch sử, Bảo Ninh đã triển khai cốt truyện Nỗi buồn
chiến tranh theo hành trình sáng tác đầy đau đớn của nhà văn Kiên - nhân vật
chính của tiểu thuyết.
Một đề tài chính, xun suốt tồn bộ tác phẩm là đề tài chiến tranh, được viết
từ hai quyển tiểu thuyết trong một tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh. Đó là quyển
tiểu thuyết của nhà văn Kiên, và tiểu thuyết của chính Bảo Ninh.
Trong đó nhân vật dẫn dắt câu chuyện là Kiên, vốn là một người lính cịn
sống sót sau chiến tranh nhưng lại sống một cách “thờ ơ” với thời hậu chiến.
Nhưng trong tiểu thuyết mà Kiên là tác giả thì hệ thống nhân vật bị xáo trộn, vỡ
vụn, chắp vá và rối loạn. Vì Kiên viết tiểu thuyết của mình trong cơn say, trong
sự vật vã đau đớn của những chấn thương tinh thần nặng nề mà quá khứ chiến
tranh mang lại. Đoạn hồi ức dài đầy khổ sở để quay về với những quá khứ đau
thương trong quyển tiểu thuyết nhỏ của nhà văn Kiên và đồng thời là nhân vật
chính được khép lại bằng lời “trần thuật” của nhân vật xưng tôi. Đây là nhân vật
ghi chép, hoàn chỉnh lại tập bản thảo của nhà văn Kiên được trao từ tay người
đàn bà câm. Liệu có thể xem nhân vật xưng tơi này là chính tác giả hay khơng?
Khi ngay trong lời nói của mình sau khi hồn tất tập bản thảo đã có một nhận

20


xét “Dường như do sự tình cờ của câu chữ và của bố cục, tôi và tác giả đã ngẫu
nhiên trở nên hòa đồng tư tưởng, trở nên rất gần nhau”…
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là tác phẩm khơi mào cho một loạt
những sáng tác theo kết cấu tiểu thuyết trong tiểu thuyết cũng như kết cấu theo
dòng tâm tưởng, với kiểu nhân vật đảm nhiệm hai vai trò trong một tiểu thuyết
nhân vật - nhà văn. Theo Đỗ Đức Hiểu, với lối kết cấu tiểu thuyết trong tiểu

thuyết, Nỗi buồn chiến tranh đã làm “một cuộc phiêu lưu muốn hòa nhập với
văn học hiện đại thế giới”.
3.1.2. Kết cấu dòng ý thức
Trong tiểu thuyết truyền thống thường hồn chỉnh với các tình tiết diễn
biến logic, các nhân vật tương đối có tính cách vào bao giờ cũng có chủ đề nhất
định. Tiểu thuyết “Nổi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh được kết cấu theo dòng
ý thức nên thú vị, hấp dẫn mặc dù khơng có cốt truyện rõ rệt.
Tác phẩm được dệt nên bằng hàng loạt những giấc mơ, ký ức đứt nối, hỗn
loạn nhưng lại thống nhất trong một dòng chảy: Dòng ý thức, dòng tâm trạng,
hữu thức và vô thức, hiện tại, quá khứ và cả dự định tương lai đan xen, lẫn lộn
của nhân vật chính tên Kiên. Thậm chí, có những khi bị vơ thức xâm chiếm, hay
nói rõ hơn, những sự thật bị chôn vùi, che lấp bởi ý thức do áp lực của truyền
thơng chính thống một chiều, chúng đã bật dậy, địi hỏi phải được lên tiếng, để
trình bày cho mọi người thấy “nửa kia của sự thật” bằng một kĩ thuật hiệu quả
nhất. Kĩ thuật ấy, nhà văn Kiên viết hẳn ra bằng ngôn ngữ khá tường
minh:“Ngay từ chương đầu tiên, cuốn tiểu thuyết của anh đã buông lơi cốt
truyện truyền thống, không gian và thời gian tự ý khuấy đảo, khơng kể gì đến
tính hợp lý, bố cục bấn loạn, dịng đời các nhân vật bị phó mặc cho ngẫu hứng.
Trong từng chương một Kiên viết về cuộc chiến tranh một cách rất tuỳ ý như thể
ấy là một cuộc chiến tranh chưa từng được biết tới, như thể đó là cuộc chiến
của riêng anh. Và cứ thế, nửa điên rồ, Kiên lao đầu vào chiến đấu lại cuộc
chiến của đời mình, một cách đơn độc, phi hiện thực, một cách cay đắng, đầy
rẫy va vấp và lầm lạc”.
21


Cũng về thủ pháp “dòng ý thức”, “dòng chảy trạng thái tâm lí” mà Kiên
đã bày tỏ, một lần nữa, Kiên lại giãi bày rõ hơn, sau khoảng một trăm rưỡi trang
sách: “Hằng đêm Kiên mất ngủ vì những chuỗi dài giấc mơ kể lại chính cuộc
đời anh nhưng bằng những lối kể kỳ lạ. Vô tận những đoạn đời khác biệt, so le

nhau hằng năm trời đã đột hiện cùng một lúc, đan xen, lồng vào nhau trên cùng
một thời điểm của hồi tưởng, tạo nên trong ký ức của Kiên những vùng không
gian mới, những vùng quá khứ chưa từng có...”. Đó là một sự lắp ghép ngẫu
nhiên trong vô thức, tiềm thức và ý thức, y hệt như những mẩu gỗ, mẩu nhựa
vng nhiều màu trong món đồ chơi ru-bích, mà mỗi cái xoay vặn tay là mỗi
lần biến hoá, y hệt như những mảnh vụn đa sắc trong ống kính vạn hoa, mà mỗi
lần lắc tay là mỗi lần hiển hiện khác nhau, mn hình vạn trạng.
Bảo Ninh không phản ánh, không sao chép mà là sáng tạo ra hiện thực về
cuộc chiến tranh: Đó là hiện thực tâm linh, một thế giới tâm lý đầy những dằn
vặt, ẩn ức. Với lối viết sáng tạo này, những vùng mờ của vô thức, tiềm thức
được khai lộ trước mắt người đọc. Trong ý thức của nhân vật, cùng lúc xuất
hiện nhiều loại ký ức, có sự chen lấn của nhiều tiếng nói, xuất hiện nhiều bức
tranh. Người ta gọi đó là thời gian đồng hiện. Cách dựng truyện của Bảo Ninh
nhìn qua tưởng như đứt nối nhưng lại hoàn toàn phù hợp với sự luân chuyển ý
thức của nhân vật chính. Người đọc lắm khi khơng phân biệt được mình đang
đọc tiểu thuyết hay là những mảnh vỡ tâm trạng của nhân vật cuốn mình vào đó,
đó là do tự sự theo dòng ý thức.
Với thủ pháp “dịng ý thức” Bảo Ninh tin rằng nhờ vào đó sẽ tái hiện
được toàn vẹn “hai nửa sự thật” của hiện thực chiến tranh, và đồng thời, qua
“hội chứng sau chiến tranh” của nhân vật nhà văn Kiên, Bảo Ninh muốn truyền
đi một thông điệp phản chiến với nội dung sám hối, lên án chiến tranh, tố giác
chiến tranh nói chung là tai hoạ của loài người. Bởi lẽ, Kiên đã là một người
lính chiến đấu, đến khi thốt ra khỏi cuộc chiến, mới trở thành một nhà văn hậu
chiến, thời “bung ra”, chuẩn bị cho công cuộc Đổi mới, khác với những nhà

22


văn trước đó vốn đề cao chiến tranh chống xâm lược, bạo lực cách mạng, đánh
đổ xã hội cũ để xây dựng một xã hội mới, tốt đẹp hơn.

Nhưng Bảo Ninh cịn “cao tay”, “khơn khéo” ở chỗ khơng những để cho
nhân vật Kiên của mình tự khẳng định và tự phủ định những gì đã khẳng định
đó, một cách lấp lửng, đúng như trạng thái trăn trở, Bảo Ninh còn viết hẳn một
phần cuối, nhằm xác định rằng suốt cả cuốn tiểu thuyết hoàn toàn là của nhân
vật Kiên. Ở phần cuối này, Bảo Ninh mới thực sự xưng “tơi” để nhận xét, phê
phán “nhà văn của phường” có tên là Kiên, dùng một đại từ ngôi thứ ba trung
tính hay hơi xem nhẹ một chút là “y”, để chỉ Kiên. Và Bảo Ninh kết lại: “Đấy
chắc chắn là điều mà tác giả thực sự của tác phẩm này muốn nói”. Hơn thế
nữa, lập trường, quan điểm của Bảo Ninh (trong vai một cán bộ biên tập) phải
được khẳng định rõ, về cuộc chiến tranh: “những ngày mà chúng ta biết rõ vì
sao chúng ta cần phải bước vào cuộc chiến tranh, chúng ta cần phải chịu đựng
tất cả và hy sinh tất cả: Ngày mà tất cả đều cịn rất son trẻ, trong trắng và chân
thành”.
3.2. Điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn trần thuật trong “Nỗi buồn chiến tranh” di động hết sức linh
hoạt từ nhân vật này sang nhân vật khác. Việc tổ chức điểm nhìn giúp cho cái
nhìn về chiến tranh trở nên chân thực và chính xác hơn. Trong “Nỗi buồn chiến
tranh” ta bắt gặp hai mạch kể: mạch kể người trần thuật (xưng “tôi”) và mạch
kể của nhân vật (Kiên cùng một số nhân vật khác được tái hiện lại qua cái nhìn
của Kiên).
Trước hết là điểm nhìn nhân vật. Nét độc đáo của “Nỗi buồn chiến
tranh” là phần lớn tác phẩm được nhìn bằng cái nhìn của Kiên. Nói chính xác
hơn là tác phẩm được dệt nên bằng tâm trạng của Kiên trên đường tìm về quá
khứ. Vì thế, đọc phần đầu “Nỗi buồn chiến tranh”, ta ngỡ như tác phẩm được
trần thuật từ ngơi thứ ba. Đây là hình thức giấu kín người trần thuật nhằm tạo
bất ngờ cho người đọc. bước ra khỏi cuộc chiến, Kiên khơng thể hịa nhập được
với hiện tại. Chấn thương tinh thần đã vĩnh viễn lưu cữu trong hồn anh và kéo
23



anh về với quá khứ. Với Kiên, chỉ có quá khứ là có ý nghĩa. Chính vì thế, với
anh, Phương mãi mãi tinh khiết, trong trẻo bất chấp cuộc chiến đã tàn hại nàng.
Tuy nhiên, khơng chỉ có điểm nhìn của Kiên, tác giả cịn trao điểm nhìn
cho các nhân vật khác như Can, Phán, cha Kiên… Trong tác phẩm, cha Kiên
như một nghệ sĩ “lạc loài”, cũng như Phương “Cháu rất đẹp… cái đẹp của
cháu khơng bình thường…Vẻ đẹp lạc thời và lạc loài… sẽ khổ đấy. Khổ lắm.”
Người nghệ sĩ nhận xét vẻ đẹp của Phương nhưng lại tự ngẫm đời mình. Cái
nhìn của ơng, vì thế, là cái nhìn của kẻ sinh bất phùng thời. Cái nhìn ấy khác với
cái nhìn lý trí và khơ khan của mẹ Kiên, đồng thời cũng khác với cái nhìn mang
tính “bảo tồn” của ơng bố dượng. Điều đáng nói là mặc dù khi bố cịn sống,
Kiên khơng thật hiểu ơng, nhưng sau này, Kiên lại có những nét giống ơng. Sự
thay đổi ấy gắn liền với những trải nghiệm, những đau đắng mà Kiên đã gặp.
Tuy nhiên, trong cuốn tiểu thuyết này, bên cạnh cái nhìn của Kiên, đáng chú ý
hơn cả là cái nhìn của Phương. Yêu Kiên nhưng khơng phải là cái bóng của
Kiên. Phương có quan điểm riêng của mình. Ngay từ khi sắp ra trận, Phương đã
có cách hình dung về chiến tranh khác với Kiên. Kiên thấy cần tham gia cuộc
chiến (về điều này Kiên gần với mẹ),cịn Phương thì nhìn thấy trước sự bi thảm
của chiến tranh (về điều này Phương gần với cha Kiên). Vì thế, giữa Phương và
họa sĩ có mối giao cảm đặc biệt. Đây là sự gặp gỡ của những linh cảm mang
tính tiên tri.
Có thể nói, việc trần thuật từ điểm nhìn của nhiều nhân vật đã tạo ra nhiều
góc quét khác nhau, làm cho đối tượng miêu tả trở nên đa chiều. Và có bao
nhiêu người thì có bấy nhiêu cuộc chiến tranh hiện ra trong cõi nhớ và trong
cảm nhận của họ. Đây là tư duy nghệ thuật mới mẻ của Bảo Ninh, nó khước từ
cách nhìn đối tượng một phía vì theo cách nhìn này, chiến tranh chỉ có một
khn mặt duy nhất mà thơi.
Về điểm nhìn của người kể chuyện, phải gần đến cuối tác phẩm, người kể
chuyện xưng tơi mới xuất hiện. “Tơi” tình cờ có được đá bản thảo lộn xộn mà
người con gái câm chưa kịp đốt, kể lại việc sắp xếp của mình. Người kể chuyện
24



trần tình: “Khơng hề có một chữ nào là của tôi trong bản thảo mới, tôi chỉ xoay
xoay vặn vặn như một người chơi rubic vậy thôi. Nhưng sau khi chép xong, đọc
lại, tôi ngỡ ngàng nhận thấy những ý tưởng của mình, những cảm giác của
mình, thậm chí cả những cảnh ngộ của mình nữa. Dường như do sự tình cờ của
câu chữ và của bố cục, tơi và tác giả đã trở nên hòa đồng tư tưởng, trở nên rất
gần nhau. Thậm chí tơi ngờ rằng có quen anh trong chiến tranh”.
Trong đoạn văn này có hai điểm cần chú ý. Thứ nhất, khi người kể
chuyện đưa ra lời bảo đảm “khơng hề có chữ nào là của tơi” tức là muốn nhấn
mạnh tính khách quan của câu chuyện. Rõ ràng, “tôi” (người trần thuật) chỉ ghi
lại những gì đã có , của tơi trong bản thảo (Kiên). Thứ hai, khi người trần thuật
thấy mình và nhân vật ngẫu nhiên hòa đồng, gần gũi tức là thừa nhận sự giống
nhau về quan điểm. sự gần gũi ấy xuất phát từ chỗ người trần thuật cũng đã
tưng trải qua những đau đớn, dằn vặt như nhân vật của mình. Đây là hình thức
trải nghiệm trong trải nghiệm mà Bảo Ninh muốn thể hiện. Tuy nhiên, khi người
kể chuyện nói đến tình trạng “mỗi người trong chúng tơi bị chiến tranh chà nát
theo một kiểu riêng, mỗi người ngay từ ngày đó đã mang trong lịng một cuộc
chiến tranh của riêng mình” thì nó đã hé gợi một khả năng: rất có thể, sẽ có
những cuộc chiến tranh nữa sẽ được kể lại, vì mỗi người đều có một cuộc chiến
tranh riêng. Nếu hiểu như thế thì đây mới chỉ là một “nỗi buồn” của riêng Kiên,
rồi ta sẽ còn những nỗi buồn khác. Như thế, sự kết hợp điểm nhìn người kể
chuyện và điểm nhìn nhân vật về thực chất là sự phân tán, gấp bội điểm nhìn.
Điểm nhìn của người kể chuyện không phải lúc nào cũng thống nhất với nhân
vật và giữa các nhân vật, điểm nhìn lại khác nhau. Hiệu quả nghệ thuật của hình
thức này là nhằm khám phá đời sống từ nhiều chiều kích khác nhau.
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.3.1. Nhân vật ghép mảnh
Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi thường được chú ý khắc họa về ngoại
hình, ngơn ngữ, cá tính, tâm lý, hành động…Những điều ấy liên quan mật thiết

đến sự vận động, phát triển tính cách của nhân vật trong hoàn cảnh nhất định.
25


×