Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.41 KB, 3 trang )
Có nên dùng thuốc bổ trong mùa thi?
“Việc dùng thuốc làm tăng trí thông minh trong thời gian ngắn ôn thi là
không có. Trí thông minh có thể được cải thiện nhờ những yếu tố chủ
quan nhưng phải trong một quá trình dài”.
Hiện trên thị trường có một số loại thuốc được cho là tăng trí thông minh,
trí nhớ cho các em học sinh trong quá trình ôn thi. Liệu có thực sự cải thiện
không, thưa ông?
Trí thông minh, trí nhớ phần lớn là do gien quy định. Chúng ta chỉ có thể tác
động chủ quan một phần nhỏ nào đó.
Chẳng hạn, người ta hay lên án cách học “vẹt” của học sinh. Nhưng theo tôi,
thà học “vẹt” còn hơn là không học. Vì thường xuyên luyện tập học thuộc
lòng là cách để cải thiện trí nhớ. Hay như những người ở vùng cao do thiếu
I-ốt nên bị chậm phát triển.
Như vậy, có thể khẳng định, việc tác động chủ quan nhằm tăng trí thông
minh, trí nhớ là có nhưng phải trong một quá trình lâu dài. Vì thế, việc dùng
thuốc tăng trí thông minh trong thời gian ôn thi ngắn như vậy là không có.
Ông nghĩ sao về việc dùng những loại thuốc hỗn hợp thần kinh, hoạt huyết
dưỡng não hay chè, cà phê… tạo cảm giác minh mẫn, chống mệt mỏi trong
quá trình học tập?
Nếu chúng ta dùng cà phê, chè, thuốc hỗn hợp thần kinh… trong một thời
gian dài để kích thích đầu óc minh mẫn, không buồn ngủ thì cơ thể sẽ bị
“nghiện”. Đến lúc không có những loại thuốc này, cơ thể cảm thấy không
thể làm việc được.
Vì thế, cách tốt nhất là khi mệt mỏi, bạn nên rời khỏi bàn làm việc, tập một
vài động tác thể dục, đi rửa mặt, thậm chí là tắm cho tỉnh táo. Hay có thể
ngủ 15 – 20 phút rồi lại tiếp tục làm việc.
Như vậy có nghĩa là không nên dùng thuốc bổ trong mùa thi đúng không ạ?
Có thể dùng nhưng không nên lạm dụng. Chẳng hạn, có thể dùng B1 để kích
thích ăn ngon miệng hơn… Không cần thiết phải dùng những loại thuốc
được quảng cáo quá “thần tiên”.
Tôi thấy người ta quảng cáo mật gấu chữa bách bệnh, hễ bị bệnh gì dùng