Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

PHƯƠNG PHÁP MÃNG CHÂM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.64 MB, 48 trang )

1

PHƯƠNG PHÁP MÃNG CHÂM 芒针疗法

(BS.CKII. Trương Tấn Hưng - Nguyên Trưởng khoa Châm cứu - PHCN - Bệnh
viện YHCT Bắc Giang. Thày giáo Thày thuốc Trường trung cấp y dược Bắc
Giang - 098.6.534.381 - )




 Chữa bệnh bằng Mãng châm 芒针 là một di sản lâu đời của Châm cứu:
 Mãng châm phát triển từ lý luận của “Cửu châm” mà người xưa đã ghi trong
sách Linh khu (770-221 trước công nguyên).
 Châm tức là “điều khí, điều hoà khí huyết”. Vì “Thông tắc bất thống, thống tắc
bất thông” (khí huyết lưu thông thì không có bệnh, khi có bệnh thì khí huyết không
thông).
 Người xưa đã dùng tác dụng khơi thông khí huyết của kim châm để chữa bệnh.
 CÁC LOẠI KIM CHÂM
 Thời thượng cổ người ta dùng đá mài nhọn để làm kim châm.
Sau đó cùng với sự phát triển của kinh tế và kỹ thuật, vật liệu làm kim không ngừng
thay đổi:
 Kim đồng.
 Kim sắt
 Kim vàng
 Kim bạc
 Kim bằng thép không gỉ.
Người xưa sử dụng 9 loại kim (Cửu châm 九针):
1- SÀM CHÂM 镵针 Chán zhēn:
 “Sàm châm đầu to, mũi nhọn, dùng để tiết tả dương khí ”。
 "Bệnh ở vùng bì phu, không nằm ở chỗ nhất định, nên dùng Sàm châm, châm


vào chỗ đang bệnh".
 “Sàm châm, lấy phép ở cân châm, bỏ mũi đi thì thân kim còn lại là 1 thốn rưỡi,
đầu mũi nhọn như mũi tên, cả cây kim dài 1 thốn 6 phân, nó chủ về trị những bệnh
ở đầu và thân mình” .
2


SÀM CHÂM 镵针 Chán zhēn
2. VIÊN CHÂM 员针 Yuán zhēn:
 “Viên châm mũi hình như quả trứng, dùng để xoa, chùi trong khoảng phần nhục,
không làm tổn thương phần cơ nhục, dùng để châm cho khí ở khoảng giữa phần
nhục phải tiết ra”.
 “Bệnh ở tại khoảng phần nhục nên dùng Viên châm châm vào chỗ đang bệnh” .
 “Viên châm, lấy phép ở nhữ châm, thân kim hình trụ tròn, mũi như hình quả
trứng, dài 1 thốn 6 phân, chủ trị ở vùng phận nhục”.

VIÊN CHÂM 员针 Yuán zhēn
3. ĐỀ CHÂM 鍉针 Chí zhēn:
 “Đề châm nhọn như mũi nhọn của hạt lúa thu, chủ về việc án lên mạch không
cho bị hãm vào, nhằm làm cho kim được tiếp xúc với khí “.
 "Bệnh ở tại mạch, khí bị thiếu, cần phải được châm bổ, trường hợp này nên
dùng Đề Châm châm vào các huyệt Tĩnh, Vinh thuộc các đường kinh" .
 “Đề châm, lấy phép ở mũi nhọn của hạt lúa thử, dài 3 thốn rưỡi, chủ về án lên
mạch để lấy được chính khí quay về, và làm cho tà khí phải xuất ra”.
3


ĐỀ CHÂM 鍉针 Chí zhēn
4. PHONG CHÂM 锋针 Fēng zhēn:
 "Phong châm là loại kim 3 mặt có cạnh sắc, dùng để phát tiết tà khí, trừ cố tật” .

 “Bệnh ở tại kinh lạc với chứng cố tý, nên dùng Phong châm” .
 “Bệnh ở tại ngũ tạng lâu ngày: nên dùng kim Phong châm” .
 “Trị chứng đại tà (thực), nên dùng Phong Châm”.
 “Phong châm, lấy theo phép nhữ châm, thân kim hình trụ tròn, mũi thật nhọn, dài
1 thốn 6 phân, chủ về chứng ung và nhiệt, châm xuất huyết”.

PHONG CHÂM 锋针 Fēng zhēn
5. PHI CHÂM 铍针 Pí zhēn:
 “Phi châm là loại kim thân và mũi nhọn như mũi kiếm, dùng để châm lấy mủ”.
“Bệnh gây thành những vùng nhiều mủ, dùng Phi châm”.
 “Đại tả thích là phép dùng kim Phi châm để châm vào nơi có nhiều mủ”.
 “Trị ung thư (mụn nhọt) Nếu đã thành mủ và máu, chỉ nên dùng biếm thạch và
phi châm để châm lấy máu mủ là tốt nhất”. “Trị ung tà nên dùng kim Phi Châm”. “Phi
châm, lấy phép ở độ bén nhọn của lưỡi kiếm, rộng 2 phân rưỡi, dài 4 thốn, chủ về
châm lấy mủ nhiều, đó là lưỡng nhiệt cùng tranh nhau vậy”.
4


PHI CHÂM 铍针 Pí zhēn
6. VIÊN LỢI CHÂM 员利针 Yuán lì zhēn:
 “Viên Lợi châm to như sợi lông dài, vừa tròn vừa nhọn, giữa thân hơi to ra, dùng
để châm lấy bạo khí”.
 “Bệnh Tý khí bạo phát nên dùng Viên Lợi châm”.
 “Trị chứng tiểu tà (hư) nên dùng Viên Lợi Châm”.
 “Viên lợi châm, lấy phép ở ly châm, mũi kim hơi to, nhưng thân lại nhỏ, làm thế
để cho dễ châm sâu vào trong, dài 1 thốn 6 phân, chủ về chứng ung và chứng tý”.

VIÊN LỢI CHÂM 员利针 Yuán lì zhēn
7. HÀO CHÂM 毫针 Háo zhēn:
 “Hào châm mũi nhọn như mũi con muỗi, khi châm thì khí sẽ đến một cách yên

tĩnh, chậm chạp và nhẹ nhàng, vì vậy có thể lưu kim thật lâu nhằm dưỡng chính khí
và trừ được tà khí đã gây nên chứng thống tý”.“Bệnh tý khí gây thành đau nhức
không hết, nên dùng Hào châm”.
 "Trẻ nhỏ thì cơ nhục mềm, huyết ít, khí nhược, châm cho chúng phải dùng Hào
châm”.“Châm chứng nhiệt tà nên dùng Hào Châm”. “Hào châm, lấy phép ở lông hào
mao, dài 1 thốn 6 phân, chủ về các chứng Hàn Nhiệt và thống tý ở các lạc mạch”.

5


HÀO CHÂM 毫针 Háo zhēn
8. TRƯỜNG CHÂM 长针 Cháng zhēn:
 “Trường châm mũi nhọn mà thân mỏng, có thể dùng lấy tý khí ở xa”.
 “Bệnh ở chỗ xa (sâu) nên dùng Trường châm”.
 “Trường châm, lấy phép ở kỳ châm, dài 7 thốn, chủ về chứng tý do tà khí vào
sâu bên trong”.

TRƯỜNG CHÂM 长针 Cháng zhēn
9. ĐẠI CHÂM 大针 Dà zhēn:
 “Đại châm hình như cây côn, mũi nhỏ, tròn, dùng để tả thủy ở các khớp xương”.
 “Bệnh thủy thũng làm cho các khớp xương (quan tiết) không thông được, nên
dùng Đại châm”.
 “Đại châm, lấy phép ở Phong châm (giống như kim thứ tư), nhưng mũi nhọn hơi
tròn, dài 4 thốn, chủ về chứng thủy thũng ở quan tiết không xuất ra được”.

ĐẠI CHÂM 大针 Dà zhēn
6




7



Ngày nay, trong châm cứu 5 loại kim chính:
 Kim nhỏ (Hào châm 毫针): hình dáng giống hào châm cổ, nhưng kích thước hơi
khác, có nhiều loại dài ngắn khác nhau. Đây là loại kim thường được dùng nhất hiện
nay.

 Kim dài (Trường châm 长针): hình dáng giống như trường châm cổ nhưng
ngắn hơn, thường dùng để châm huyệt Hoàn khiêu (ở mông).
 Kim ba cạnh (Tam lăng 三棱针): tương tự như kim phong châm cổ. Kim có 3
cạnh sắc, dùng châm nông ngoài da và làm chảy máu.
8



 Kim cài loa tai (Nhĩ hoàn châm 耳丸针): là loại kim mới chế tạo, dùng để găm
vào da và lưu lâu ở loa tai.

 Kim hoa mai (皮肤针): cũng là một loại kim mới, dùng để gõ trên mặt da.



9










10



2.1. Kim dùng cho Mãng châm: không giống những kim thường dùng, mà là kết
hợp của 2 loại: Trường châm và Đại châm trong Cửu châm. Cụ thể như sau:
 Đốc kim: tương đối dài, bình quân từ 5 - 8cm
 Thân kim dài: Ngắn nhất là 5 thốn (khoảng 10cm), dài nhất là 30 thốn (khoảng
60cm). Thường dùng các loại kim dài: 10cm, 15cm, 20cm, 25cm, 30cm, 40cm,
50cm, và 60cm là dài nhất. Thân kim tương đối to, đường kính bình quân là 0,5-
1mm.
 Mũi kim: không nhọn lắm (để dẫn khí - vận khí sau khi châm đắc khí).
2.2. Kỹ thuật Mãng châm :
2.2.1. Mục đích: điều khí mạnh, xuyên kinh, xuyên huyệt đạo.
2.2.2. Thủ pháp châm kim:
Bàn tay trái căng da nhằm tán vệ khí. Tay phải dùng ngón cái, ngón trỏ, ngón
giữa cầm kim ở chỗ cách mũi kim chừng 5mm -15 mm, dùng lực đâm kim thật
nhanh, đẩy thật mạnh qua da(vì thân kim Mãng châm to mà mũi kim ít nhọn, qua da
khó).
 Đối với huyệt đạo ở vùng trước ngực, sau lưng và vùng bụng: Khi cắm kim
vào huyệt, mũi kim khi châm qua da phải cắm ở góc độ 45
o
. Tiếp đó đẩy kim theo
huyệt đạo thì thân kim phải ngả xuống góc độ 10 -15
o
với mặt da, rồi từ từ đẩy

huyệt tới 5-10 thốn.
Ví dụ châm huyệt đạo:



Thiên đột 天突 Tiān tū xuyên Đản trung 胆中 Dàn zhōng của mạch Nhâm.
Âm giao 阴交 Yīn jiāo xuyên Khúc cốt 曲骨 Qū gǔ của mạch Nhâm
11


Đại chuỳ 大椎 Dà zhuī xuyên Thần đạo 神道 Shén dào của mạch Đốc.

Đại chuỳ 大椎 Dà zhuī (C7) xuyên Tích trung 脊中穴 Jì zhōng (D11) xuyên
Yêu Dương quan 腰阳关穴 Yāo yáng guān (L4 - L5) của mạch Đốc.

 Đối với vùng huyệt đạo ở tứ chi: Khi cắm kim mũi kim đâm qua da với một góc
60
0
so với mặt da, tiếp đó đẩy kim theo huyệt đạo cho tới huyệt.
Ví dụ châm huyệt:


Kiên ngung 肩髃 Jiān yǘ xuyên Khúc trì 曲池 Qǖ chí (kinh Đại trường).
12


Hoàn khiêu 环跳 Huán tiào xuyên Tất dương quan 膝阳关 Xī yáng guān kinh Đởm.

 Đối với vùng huyệt đạo ở giữa hai khe xương của tứ chi: Khi cắm kim, mũi
kim đâm qua da với góc độ 30

0
so với mặt da. Tiếp đó đẩy kim theo huyệt đạo
không đổi hướng, trực tiếp đẩy kim tới huyệt cuối cùng.
Ví dụ: ở cẳng tay, châm huyệt đạo Khúc trì 曲池 Qǖ chí kinh Đại Trường xuyên
Ngoại quan 外关 Wài guān kinh Tam Tiêu khoảng 10 thốn đi giữa kinh Đại Trường
và kinh Tam tiêu thì sau khi châm qua da, đẩy kim từ từ vào khe giữa xương quay
và xương trụ tận cùng ở Ngoại quan khoảng 10 thốn.


3.1. Phương pháp châm của mãng châm
- Phương pháp châm đối trì
13

- Phương pháp châm phân lu
- Phương pháp châm trực đảo
- Phương pháp châm Tam thoa
- Phương pháp véo da lên để châm.
3.2. Chọn huyệt - phối hợp huyệt mãng châm:
3.2.1. Phương pháp lấy huyệt Biểu Lý:
Chữa di chứng của trúng phong: “Hoàn khiêu 环跳 Huán tiào xuyên Tất
dương quan 膝阳关 Xī yáng guān ” của kinh túc Thiếu dương Đởm.


Đồng thời “Huyết hải 血海 Xuè hǎi kinh tỳ xuyên Âm liêm 阴廉 Yīn lián” của
kinh Quyết âm Can.

14

3.2.2. Phương pháp lấy huyệt theo kinh cùng loại tên (cùng 1 đường kinh
bằng kinh đồng danh):

 Chữa teo cơ: Dương Khê 阳溪 Yáng Xī xuyên Khúc trì 曲池 Qǖ chí của
kinh thủ Dương minh đại trường.

và “Bể quan 髀关 Bì guān xuyên Lương khâu” 梁丘 Liáng qiū của kinh túc
Dương minh Vị. 2 kinh đều là kinh Dương minh.

3.2.3. Phương pháp lấy huyệt theo khu gần:
VD: Thiên đầu thống và đau thần kinh tam thoa: châm huyệt đạo Khúc sai 曲差
Qǔ chā xuyên Ngọc chẩm 玉枕 Yù zhěn của kinh Bàng quang.
15


3.2.4. Phương pháp lấy huyệt ở chỗ xa:
Chữa liệt chi dưới có thể châm huyệt đạo “Đầu lâm khấp 头临泣 Tóu lín qì
xuyên Thừa linh 承灵 Chéng líng kinh Đởm.


3.2.5. Phương pháp lấy huyệt theo Giáp kiều:
Chữa chứng tê dại ở chân: trước tiên châm huyệt đạo: “Tam âm giao 三阴交
Sān yīn jiāo xuyên Âm lăng tuyền 阴陵泉 Yīn líng quán” của kinh Tỳ và châm
huyệt đạo “Thừa phù 承扶 Chéng fú”.
16





Ngoại quan 外关 Wài guān (kinh Tam tiêu) xuyên Khúc trạch 曲泽 Qū zé (kinh Tâm bào)



Hợp cốc 合谷 Hé gǔ (kinh Đại trường) xuyên Lao cung 劳宫 Láo gōng (kinh Tâm bào)

17


Ngoại quan 外关 Wài guān(kinh tam tiêu) xuyên Khúc trì 曲池 Qǖ chí (kinh Đại trường)


Thương dương 商阳 shāng yáng xuyên Hợp cốc 合谷 Hé gǔ (kinh Đại trường)


Mệnh môn 命门 Mìng mén xuyên Yêu du 腰俞 Yāo shū MẠCH ĐỐC 督脉
18


Thiên tuyền 天泉 Tiān quán (kinh Tâm bào) xuyên Cực tuyền 极泉 Jí quán( kinh tâm)


Kiên trinh 肩贞 Jiān zhēn (kinh Tiểu trường) xuyên Cực tuyền 极泉 Jí quán (kinh Tâm)

19


Chương môn 章门 Zhāng mén (kinh Can) xuyên Đới mạch 带脉 Dài mài (kinh Đởm)

Đại hoành 大横 Dà héng (kinh Tỳ) xuyên Thiên khu 天枢 Tiān shū (kinh Vị)
20


Huyết hải 血海 Xuè hǎi (kinh Tỳ) xuyên Âm liêm 阴廉 Yīn lián (kinh Can)


Trật biên 秩边 Zhì biān (kinh Bàng quang) xuyên Hoàn khiêu 环跳 Huán tiào (kinh Đởm).


Dương lăng tuyền 阳陵泉 Yáng líng quán(kinh Đởm ) xuyên Âm lăng tuyền 阴陵泉
Yīn líng quán (kinh Tỳ)

21


Giải khê 解溪 Jiě Xī (kinh Vị) xuyên Khâu khư 丘墟 Qiū xū (kinh Đởm).

Giải khê 解溪 Jiě Xī xuyên Nội đình 内庭 Nèi tíng (kinh Vị)

Thái xung 太冲 Tài chōng (Kinh can) xuyên Giải khê 解溪 Jiě Xī (kinh Vị)
22


Nhĩ môn 耳门 ěr mén (kinh Tam tiêu) xuyên Thính cung 听宫 Tīng gōng (kinh Tiểu trường)


Quyền liêu 颧髎 Quán liáo xuyên Thính cung 听宫 Tīng gōng (kinh Tiểu trường)

23



Quyền liêu 颧髎 Quán liáo (kinh Tiểu trường) xuyên Nghinh hương 迎香 Yíng xiāng(kinh đại trường)




Bễ quan 髀关 Bì guān xuyên Lương khâu 梁丘 Liáng qiū (kinh Vị)
Túc tam lý 足三里 Zú sān lǐ xuyên Thượng cự hư 上巨虚 Shàng jù xū (kinh Vị)
Túc tam lý 足三里 Zú sān lǐ xuyên Phong long 丰隆 Fēng lǒng (kinh Vị)
Thừa khấp 承泣 Chéng qì xuyên Địa thương 地仓 Dì cāng (kinh vị)
24


Ngoại quan 外关 Wài guān xuyên Tam dương lạc 三阳络 Sān yáng luò
(kinh tam tiêu)

Thương dương 商阳 shāng yáng xuyên Hợp cốc 合谷 Hé gǔ (kinh đại trường)

25


Dương khê 阳溪 Yáng Xī xuyên Khúc trì 曲池 Qǖ chí (kinh đại trường)
Khúc trì 曲池 Qǖ chí xuyên Kiên ngung 肩髃 Jiān yǘ (kinh đại trường)
Kiên ngung 肩髃 Jiān yǘ xuyên Khúc trì 曲池 Qǖ chí (kinh đại trường)
Kiên ngung 肩髃 Jiān yǘ xuyên Tý nhu 臂臑 Bì nào (kinh đại trường)


Đồng
tử liêu 瞳子髎 Tóng zǐ liáo (kinh đởm) xuyên Thái dương 太阳 Tài yáng(kỳ kinh)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×