Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Kỹ thuật nuôi cầu gai bằng phương pháp giàn bè pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.29 KB, 3 trang )

Kỹ thuật nuôi cầu gai bằng phương pháp giàn bè

Nguồn: vietlinh.com.vn
Cầu gai thuộc ngành động vật da gai (Echinodermata), lớp cầu gai
(Echinoidea), còn được gọi là nhím biển. Cầu gai có mặt ở hầu hết các vùng biển
trên toàn thế giới và thường phân bố theo chiều thẳng đứng từ vùng giữa triều đến
vùng biển khơi, sâu ở mức 5.000m. Cầu gai trên toàn thế giới hiện còn hơn 800
loài, riêng Trung Quốc có hơn 100 loài, nhưng số loài ăn được, thực sự có giá trị
kinh tế chỉ có một số như Hemicentrotus pulcherrimus, cầu gai tím Authoeidaris
erassispina, v.v Phần ăn được của cầu gai không phải là vách cơ thể mà là tuyến
sinh dục, vì mùi vị của tuyến sinh dục cầu gai thơm ngon, dinh dưỡng phong phú,
có tác dụng bổ âm tráng dương, được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là người
Nhật Bản. Hằng năm, nhu cầu về cầu gai trên thị trường đạt trên 5.000 tấn, đa
phần được xuất khẩu sang Nhật Bản. Nuôi nhân tạo cầu gai có chi phí tương đối
thấp vì cầu gai sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, ít sinh bệnh, thời gian đạt đến
giai đoạn thương phẩm tương đối ngắn. Hiện nay, do có thể chủ động kiểm soát
các giai đoạn nuôi cầu gai nên nhiều nước như Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Ôxtrâylia v.v
đã tiến hành nuôi với quy mô lớn và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Một số vùng ở
Trung Quốc như Liêu Ninh, Sơn Ðông, Hải Nam, Quảng Ðông, đã bắt đầu nuôi ở
qui mô trung bình và phát triển nhanh chóng. Năm 2005, đã có khoảng 10 vạn con
giống cỡ 2-3 cm được ương nuôi. Ðặc biệt, nhiều nơi đã tận dụng những cơ sở
nuôi bào ngư (Haliotis) và tảo bẹ (laminaria) sẵn có để tiến hành nuôi thí nghiệm
cầu gai theo phương pháp nuôi lồng bè.
1. Ðặc điểm sinh học cơ bản của cầu gai
Cơ thể cầu gai nói chung có dạng hình cầu và dạng bán cầu, vỏ ngoài cứng
do chất đá vôi tạo thành. Trên bề mặt của vỏ ngoài có rất nhiều gai cứng, trên mặt
vỏ có các chân ống xếp thành 5 hàng đôi, mỗi đôi lỗ chân ống trên tấm vỏ tương
đương 1 chân ống. Miệng của cầu gai nằm ở mặt dưới do một lớp màng mỏng gọi
là màng bọc miệng tạo thành và phồng lên thành dạng hình cung. Ða số cầu gai là
những loài sống ở đáy biển ấm, chỗ có đá và dưới rạn san hô, từ vùng giữa triều
trở lại. Ban ngày chúng vùi trong cát bùn, ban đêm ra hoạt động nhờ vào các chân


ống và các gai vận động và tiến hành bắt mồi nhờ vào bộ phận nhai nuốt
(marticate).
2. Chọn vùng nuôi
Chọn những vùng biển có dòng triều lưu thông và điều kiện tránh gió tốt,
nước biển trong sạch, không bị ảnh hưởng do ô nhiễm sản xuất công nghiệp, nước
thải sinh hoạt và nước bẩn khác gây nên. Mức nước cần sâu trên 10 m, nước ngọt
chảy qua tương đối ít, độ mặn trên dưới 28 và ổn định, nhiệt độ bình thường hằng
năm cần bảo đảm 120C trở lên. Vùng nuôi cần phải đáp ứng các yêu cầu về môi
trường sống cho cầu gai, đồng thời có rong biển sinh trưởng phát triển tự nhiên và
dễ dàng cho việc bố trí các điều kiện nuôi.
3. Các điều kiện nuôi kiểu giàn bè (Raft)
Giàn bè có chiều dài 60 m, rộng 5 m, mỗi một hàng bè đơn được treo 20
thừng treo, trên thừng treo, cứ cách 50 cm treo 1 lồng nuôi. Có thể sử dụng lồng
nuôi sò điệp có đường kính 33 cm, mắt lưới 0,5 cm hoặc sử dụng lồng nuôi bào
ngư (lồng nuôi này là 1 khung nuôi hình chữ nhật gồm 4-5 tầng, có kích thước 40
cm x 60 cm x 25cm) để nuôi cầu gai. Khi bắt đầu nuôi, có thể thả con giống cỡ
nhỏ (chiều dài vỏ 2 cm), hoặc con giống cỡ trung bình (chiều dài vỏ 3 cm).
3.1. Thời gian thả giống :
Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 18 C 22 C, do đó, vào khoảng tháng 10
trở đi, khi nhiệt độ nước vùng biển hạ xuống và ổn định trên dưới 200C thì bắt đầu
chuyển giống từ phía bắc Trung Quốc xuống phía nam để nuôi. ở nhiệt độ nước hạ
dần xuống dưới 0 C, cầu gai ngừng sinh trưởng, còn nhiệt độ nước ở vùng biển
phía nam vào khoảng 150C 220C rất thích hợp cho sự sinh trưởng của cầu gai.
Với ưu thế khí hậu tự nhiên của khu vực bắc nam, có thể nâng cao tốc độ sinh
trưởng và rút ngắn chu kỳ nuôi trồng cầu gai.
3.2. Mật độ thả con giống :
Giai đoạn đầu, trên mỗi tầng khung nên thả 50 - 80 con có cỡ 2 - 3 cm. Sau
1-2 tháng nuôi, theo dõi sinh trưởng của cầu gai và tiến hành san thưa. Mật độ thả
nói chung không vượt quá 50 con/tầng, sẽ cho hiệu quả sẽ tốt hơn.
3.3. Quản lý khâu thả thức ăn :

Cầu gai thuộc động vật thiên về ăn thức ăn thực vật, chủ yếu là các loài
rong tảo biển như rong bẹ (laminaria), rong đuôi ngựa (gulfweed), v.vTrong quá
trình nuôi, dựa vào các điều kiện của vùng nuôi để lựa chọn thức ăn phù hợp.
Vùng có nguồn tảo bẹ phong phú thì thức ăn chủ yếu là tảo bẹ. Khi thả thức ăn
phải dựa vào lượng thức ăn còn sót lại cũng như điều kiện khí hậu để quyết định
lượng thức ăn định thả và số lần cho ăn. Khi nhiệt độ nước trên dưới 200C, có thể
2-3 ngày cho ăn 1 lần. Ðối với mỗi tầng của khung nuôi, mỗi lần thả khoảng 0,5
kg rong bẹ, hệ số thức ăn của cầu gai là (10-15) : 1. Cầu gai khi đói cũng ăn các
loại rong tảo tạp khác, thậm chí ăn cả vẹm, động vật dạng rêu (Bryozoans), v.v Có
thể lợi dụng đặc điểm này của cầu gai để triển khai nuôi ghép giữa cầu gai và bào
ngư. Cách nuôi này có thể đạt được mục đích là làm sạch nước và loại trừ các sinh
vật có hại bám trên bề mặt cơ thể bào ngư và trên các dụng cụ, thiết bị nuôi.
3.4. Thu hoạch và phân tích hiệu quả :
Qua 8 tháng nuôi, từ tháng 10/2005 đến tháng 5/2006, thu hoạch tổng cộng
3.850 kg cầu gai thương phẩm (chiều dài vỏ 5 6 cm), tỷ lệ sống trong toàn bộ quá
trình nuôi là 83,2%, trọng lượng bình quân đạt 46,3 gram/con. Giá trị sản xuất tạo
ra là 11,5 vạn nhân dân tệ, đầu tư vốn chỉ có 6 vạn và lãi thực là 5,5 vạn nhân dân
tệ.

×