Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

12 loại thức ăn cần thiết cho bé dưới một tuổi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.34 KB, 4 trang )

12 loại thức ăn cần thiết cho bé dưới một tuổi
1. Ngũ cốc, gạo nâu và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác
Độ tuổi: Bé từ 5 đến 7 tháng.
Lợi ích: Đây là giai đoạn đầu đời nên bé cần phải bổ sung nhiều chất cơ bản. Ngũ
cốc là món ăn đáp ứng tốt nhu cầu này vì chứa nhiều chất xơ, vitamin và các loại
chất khoáng.
2. Thịt bò xay nhuyễn
Độ tuổi: Bé từ 4 đến 6 tháng tuổi, ăn thay ngũ cốc.
Lợi ích: Thịt bò là nguồn cung cấp chất sắt, kẽm, choline (một loại vitamin quan
trọng đối với sự phát triển não bộ), vitamin B và chất khoáng tốt nhất. Cơ thể trẻ 4
tháng tuổi đòi hỏi nhiều chất sắt và đây là độ tuổi thích hợp để hấp thụ protein
trong thịt.
3. Bơ chín
Độ tuổi: Bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
Lợi ích: Trong bơ chín chứa nhiều kali, chất béo và lutein (chất chống oxy hóa
quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và thị giác). Hơn nữa, bơ mềm, có thể
trộn với sữa và không mất nhiều thời gian chế biến.
4. Thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch
Độ tuổi: Bé từ 4 đến 6 tháng tuổi.
Lợi ích: Các nhà nghiên cứu ở Mỹ cho rằng việc trì hoãn cung cấp gluten sẽ làm
tăng nguy cơ không thể hấp thụ gluten sau này của bé. Ngũ cốc giúp kích thích vị
giác và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cũng như là chất xơ.
5. Rau quả
Độ tuổi: Bé từ 6 đến 7 tháng tuổi.
Lợi ích: Rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng chỉ có trong sữa mẹ. Bé ăn rau quả
sớm giúp kích thích vị giác sau này và khẩu phần ăn của bé sẽ phong phú hơn.
6. Các loại đậu
Độ tuổi: Bé từ 7 đến 10 tháng tuổi.
Lợi ích: Đậu là nguồn cung cấp protein, Vitamin B, các khoáng chất như kẽm, sắt
và chất xơ tuyệt vời. Lời khuyên cho các mẹ là nên cho bé ăn kết hợp với các loại
quả chứa nhiều vitamin C như xoài, dưa hấu, cà chua…giúp tăng khả năng hấp thụ


chất sắt trong đậu.
7. Các loại thịt
Độ tuổi: Bé từ 7 đến 10 tháng tuổi.
Lợi ích: Ở độ tuổi này, cơ thể bé đòi hỏi một lượng lớn protein ngoài ra thịt còn
chứa nhiều chất sắt, kẽm, vitamin B và selenium (một loại khoáng chất hiếm giúp
bảo vệ tế bào da tránh tổn thương và ngăn ngừa ung thư ruột).
8. Trứng
Độ tuổi: Bé từ 8 đến 10 tháng tuổi hoặc sớm hơn.
Lợi ích: Trong trứng chứa nhiều protein cao cấp, choline, lutein và ở một số loại
trứng khác còn chứa nhiều DHA và vitamin E. Ngoài ra, trứng giúp tăng cường
khả năng miễn dịch của bé chống hen suyễn và các bệnh dị ứng.
9. Cá hồi
Độ tuổi: Bé từ 8 đến 12 tháng tuổi.
Lợi ích: Cá hồi đặc biệt chứa nhiều DHA rất tốt cho sự phát triển của não bộ của
bé. Các mẹ chú ý nên loại bỏ da và xương khi chế biến cá hồi cho bé.
10. Chanh và dâu tây
Độ tuổi: Bé từ 9 đến 12 tháng tuổi hoặc lớn hơn.
Lợi ích: Chanh và dâu tây chứa nhiều loại axit hữu cơ, chất keo hoa quả và chất
khoáng, có thể làm sạch dạ dày đường ruột, khỏe gan. Dâu tây chứa hàm lượng
cao axit ellagic và anthocyanin, rất giàu vitamin và chất xơ. Hoạt chất axit ellagic
giúp chống ung thư bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị phá hủy và đẩy nhanh sự lão
hóa của tế bào ung thư.
11. Sữa chua và các thực phẩm chứa nhiều probiotic như phô mai
Độ tuổi: Bé từ 8 đến 12 tháng tuổi.
Lợi ích: Sẽ không tốt nếu như thay đổi hoàn toàn từ sữa mẹ sang một loại thức
uống khác khi bé lên 1 tuổi. Mặt khác khi đáp ứng nhu cầu thức ăn cho bé, các mẹ
nên cung cấp một số chất giúp bé không tăng cân quá nhiều tránh béo phì. Thực
phẩm chứa nhiều probiotic như sữa chua giúp thúc đẩy một hệ tiêu hóa và hệ miễn
dịch khỏe mạnh phát triển.
12. Các loại hạt và bơ

Độ tuổi: Bé từ 10 tháng đến 3 năm tuổi.
Lợi ích: Bơ là nguồn cung cấp chất béo, protein và chất khoáng tốt nhất. Khi cho
bé ăn, các mẹ nên cẩn thận trộn với chuối nghiền hoặc nước sốt táo cho đến tuổi
chập chững biết đi, sau đó có thể cho bé ăn kết hợp với bánh quy giòn hoặc
sandwich.

×