Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Rau củ quả nào ít nhiễm hóa chất? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93 KB, 3 trang )

Rau củ quả nào ít nhiễm hóa chất?
Khoai tây, khoai lang, khoai sọ, rau mùng tơi, dền, rau đay… là những
loại rau củ ít bị "tấn công" bởi thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu vì ít
sâu bệnh, vỏ dày.
khoai tây là một trong những loại rau củ khá an toàn cho người tiêu dùng.
Nông dân thường phun thuốc trên cây. Do đó, dư lượng thuốc trong củ khoai
nằm dưới mặt đất thường thấp hơn trên lá.
Khoai lang, khoai sọ, hành tây… cũng được ông An xếp vào danh sách rau
củ an toàn. Các giống khoai củ này thường ít bị phun thuốc bảo vệ thực vật.
Hơn nữa, những loại củ này sau thu hoạch để nhiều ngày nên dư lượng thuốc
có thể giảm đi.
Ngoài ra, quả bí xanh, bí đỏ, mướp, bầu tương đối đảm bảo vì các loại cây
này vốn không nhiều sâu. Nếu có phun thuốc thì lượng nhiễm vào rau quả ít
hơn so với loại rau khác do đặc tính có quá trình hình thành dài ngày. Các
loại quả này thường để được lâu sau hái nên lượng thuốc (nếu có) cũng dần
mất đi.
Trong các loại rau ăn lá, ông An tư vấn, người tiêu dùng nên chọn những
loại rau ít bị sâu bệnh như rau đay, mùng tơi, rau dền, cần tây Với loại rau
gia vị, có rau mùi, thìa là, hẹ là khá an toàn.
Theo ông An, người tiêu dùng nên mua rau, củ đúng mùa vụ, lúc đó cây sinh
trưởng tốt, ít sâu bệnh hơn, nên nông dân ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật.
. Mỗi loại rau củ có quy định rõ ràng cách thức và thời gian bón trước khi
thu hoạch. Thực tế vẫn có nông dân hôm trước phun thuốc vào rau cho bóng
đẹp, hôm sau đã mang ra chợ bán.
“Vừa rồi, gia đình tôi trồng hơn 2 sào bí xanh, mỗi sào được hơn 2.000 cây.
Nếu không có sâu thì không phải phun thuốc, còn nhiều sâu là phải phun.
Phun thuốc hóa học phải chờ khoảng 10 ngày đến 15 ngày mới thu hoạch, sử
dụng thuốc sinh học, thời gian hái ngắn hơn, khoảng 3-5 ngày sau phun”.
Theo ông Nguyễn Quốc An, thuốc bảo vệ thực vật cơ bản có 5 loại. Thuốc
tiếp xúc được phun trên bề mặt rau, côn trùng tiếp xúc với thuốc sẽ bị tiêu
diệt.


Loại thứ hai là độc vị, tức sâu chỉ chết khi thuốc đi qua hệ tiêu hóa của nó.
Thứ ba là thuốc thấm sâu, tức khi phun lên lá rau, thuốc sẽ thấm sâu vào bên
trong lá.
Tiếp đến là thuốc xông hơi, để diệt mối, mọt.
Cuối cùng là thuốc nội hấp. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngấm vào tế bào
lá rồi đi khắp cơ thể cây rau và tiêu diệt sâu. Với cây bắp cải, trong quá trình
cuốn lá, sâu tơ đã xâm nhập vào trong bắp cải và được nhiều lá ngoài che
chắn. Vì vậy, nếu dùng các loại khác thì không thể tiêu diệt được sâu mà
phải dùng thuốc nội hấp.
Khi thuốc được phun sẽ ngấm vào từng tế bào, đi khắp cây rau. Sẽ nguy
hiểm cho sức khỏe con người nếu nông dân mới phun được vài hôm, thậm
chí hôm trước, hôm sau đã mang đi bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật
tồn dư trong rau rất cao. Rau trước khi dùng được ngâm nước có thể phai
thuốc phần nào, trường hợp dùng thuốc nội hấp thì có ngâm rau nhiều giờ
cũng không thể hết

×