Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

MÔN dẫn NHẬP TRIẾT học PHẬT GIÁO đề tài QUAN điểm của đức PHẬT về dân CHỦ,NHÂN QUYỀN và BÌNH ĐẲNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.71 KB, 21 trang )

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH


MƠN DẪN NHẬP TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Đề tài:
QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ DÂN
CHỦ,NHÂN QUYỀN VÀ BÌNH ĐẲNG
Giảng Viên Phụ Trách: TT.TS. Thích Nhật Từ
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Can
Pháp danh: Trí Cường
Mã sinh viên: TX 6031
Lớp: ĐTTX Khóa VI
Chuyên ngành: Triết Học Phật Giáo

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM


HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH


MƠN DẪN NHẬP TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Đề tài:
QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ DÂN
CHỦ,NHÂN QUYỀN VÀ BÌNH ĐẲNG

Giảng Viên Phụ Trách: TT.TS. Thích Nhật Từ


Sinh viên thực hiện: Lê Văn Can
Pháp danh: Trí Cường
Mã sinh viên: TX 6031
Lớp: ĐTTX Khóa VI
Chun ngành: Triết Học Phật Giáo

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021.


MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU. ..........................................................................................................................................1
B.NỘI DUNG..........................................................................................................................................2

Chương 1:QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ DÂN CHỦ
1.1. KHÁI NIỆM VỀ DÂN CHỦ(DEMOCRACY)...............................................................................3
1.2. CÁC THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ THỜI ĐỨC PHẬT...........................................................................4
1.3.DÂN CHỦ TRONG TĂNG ĐỒN PHẬT GIÁO...........................................................................4

Chương 2:QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ NHÂN QUYỀN
2.1.KHÁI NIỆM NHÂN QUYỀN (HUMAN RIGHTS)........................................................................7
2.2. NHÂN QUYỀN TRONG PHẬT GIÁO..........................................................................................7

Chương 3:QUAN NIỆM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ VỀ BÌNH ĐẲNG
3.1. GIAI CẤP KHÔNG QUAN TRỌNG.............................................................................................11
3.2.THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG....................................................................................12

C.KẾT LUẬN........................................................................................................................................16
D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................18



A.MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni,đã sinh sống ,chứng đắc giác ngộ,và đem chánh
pháp giảng dạy ở Ấn Độ cách đây hơn 2500 về trước.Tuy vậy phần lớn những gì ngài
dạy vẫn cịn nguyên giá trị và hữu ích cho đời sống con người ngày nay . Đức Phật
thấy rằng con người có thể sống chung tự do như những cá nhân trên ngun tắc bình
đẳng và vì vậy mọi người có trách nhiệm với nhau.Ngài nói đến đau khổ trong bối
cảnh của những phương pháp để vượt qua đau khổ.Ngài cho rằng vơ minh và tham ái
đã trói buộc chúng sanh trong nỗi khổ niềm đau triền miên vơ tận ,thì tu tập phát triển
trí tuệ chơn chánh sẽ giúp con người thoát khỏi đau khổ. Đức Phật thấy rằng đã là con
người điều có quyền bình đẳng để tự do ,khơng chỉ về phương diện xã hội hoặc tự do
về mặt tinh thần ,nhưng còn là một sự tự do con bản được thốt khỏi sự sỡ hãi và thiếu
thốn.Ngài cơng nhận rằng mỗi chúng ta chỉ là một con người như bao con người
khác.Không những tất cả chúng ta điều ước muốn hạnh phúc và tìm cách tránh đau
khổ,mà chúng ta có quyền bình đẳng để theo đuổi những mục tiêu ấy.
Trước một thế giới đầy biến động,bất ổn và nhiều chia rẽ như hiện nay,là những
người con Phật ,chắc chắn chúng ta cũng đã hơn một lần tự hỏi: Tại sao tất cả mọi
người trên thế giới điều mong muốn được sống trong hịa bình để được hạnh
phúc,nhưng con người vẫn tiếp tục dấn thân vào các cuộc chạy đua vũ trang,các cuộ
bạo động và chiến tranh...để tạo ra muôn vàn đau khổ cho vô số chúng sanh? Đâu là
nguyên nhân,và làm thế nào để giải quyết vấn đề này của con người .Đó cũng là lý do
mà học viên chọn đề tài “Quan điểm của Đức Phật về Dân chủ, Nhân quyền & Bình
đẳng” làm đề tài tiểu luận của mình.
2.Phương pháp nghiên cứu:
Học viên dùng phương pháp: phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so sánh, hệ thống hoá,
diễn dịch, quy nạp… để nghiên cứu, phân tích và trình bày tiểu luận,từ đó đi đến kết
luận để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu.
3.Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Vì kiến thức hạn chế,học viên chỉ đi xâu nghiên cứu :phân tích Quan điểm của Đức
Phật về Dân chủ, Nhân quyền & Bình đẳng qua năm bộ kinh Nikàya.

4.Bố cục tiểu luận:
Gồm 4 phần :
Mở đầu&Nội dung.Nội dung gồm 03 chương có 07 mục.
Phần kết luận & Danh mục tài liệu tham khảo

1


NHẬN XÉT CỦA GIÁO THỌ HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành cuốn tiểu luận này con xin thành kính tri ân đãnh lễ Hội đồng điều
hành Học viện – Học viện phật giáo tại TP. Hồ Chí Minh và chư giáo thọ sư đã hết
lịng dạy dỗ, khích lệ, giúp đỡ cho con trong những tháng ngày theo học giáo pháp tại
Học viện.
Đặc biệt con xin thành kính tri ân và đãnh lễ Giáo Thọ Sư: TT.Ts. Thích Nhật Từ

người trực tiếp dạy dỗ, hướng dẫn cho con thực hiện đề tài này. Trong quá trình thực
hiện đề tài, do sở học còn non kém, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính mong được
sự chỉ dạy thêm từ Giáo Thọ Sư cùng chư Tôn Đức .

TPHCM, ngày 10 tháng 05 năm 2021.

Lê Văn Can
(Trí Cường)

2


A. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ DÂN CHỦ
Trong nội bộ cộng đồng ti sĩ mà Đức Phật đã thiết lập ,mọi cá nhân điều bình đẳng
,cho dù họ thuộc về tầng lớp nào trong xã hội hoặc có nguồn gốc nào từ hệ thống giai
cấp.Tập quán đi khất thực nhằm củng cố nhận thức của tu sĩ về sự lệ thuộc của họ vào
người khác .Bên trong cộng đồng tăng chúng ,mọi quyết định điều là kết quả của bỏ
phiếu và những khác biệt được giải quyết bằng sự đồng thuận chung.
1.1. KHÁI NIỆM VỀ DÂN CHỦ(DEMOCRACY)
Dân chủ có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên tại
Athena, Hy Lạp trong thế kỷ thứ V TCN với cụm từ δημοκρατία ([dimokratia] (trợ
giúp·thông tin)), "quyền lực của nhân dân được ghép từ chữ δήμος (dēmos), "nhân
dân" và κράτος (kratos), "quyền lực" vào khoảng giữa thế kỷ thứ V đến thứ IV trước
Công nguyên để chỉ hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp, nổi bật
nhất là Anthena sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN.[1] Tương truyền,
hình thức nhà nước này được Quốc vương Theseus - vị vua khai quốc của thành bang
Athena - áp dụng lần đầu tiên trong thời kỳ thượng cổ.[2] Chính phủ đó được xem là
hệ thống dân chủ đầu tiên. Tại đó, người dân bầu cho mọi việc. Nhiều người xem hệ

thống tại Athena chỉ diễn tả một phần của nền dân chủ vì chỉ có một thiểu số được bầu
cử, trong khi nữ giới và dân nô lệ khơng được phép bầu. Các nền văn hóa khác cũng
có đóng góp đáng kể vào q trình phát triển của dân chủ như Đông Á, Ấn Độ cổ đại,
La Mã cổ đại, Châu Âu, và Nam Bắc Mỹ. Ở mọi nền văn minh, nền dân chủ tồn tại
trong các cộng đồng dân cư như bộ lạc, thị tộc, công xã, làng xã... từ thời thượng cổ, ở
nhiều nơi tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay trong đó người đứng đầu cộng đồng sẽ do
cộng đồng bầu chọn. Đó là hình thức tổ chức sơ khai nhất của con người trước khi nhà
nước xuất hiện. Nghĩa của từ "dân chủ" đã thay đổi nhiều lần từ thời Hy Lạp cổ đến
nay vì từ thế kỷ thứ XVIII đã có nhiều chính phủ tự xưng là "dân chủ" Trong chính trị
học, dân chủ dùng để mơ tả cho một số ít hình thức nhà nước và cũng là một loại triết
học chính trị. Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về 'dân chủ'[3], có hai
nguyên tắc mà bất kỳ một định nghĩa dân chủ nào cũng đưa vào. Nguyên tắc thứ nhất
là tất cả mọi thành viên của xã hội (cơng dân) đều có quyền tiếp cận đến quyền lực
một cách bình đẳng và thứ hai, tất cả mọi thành viên (công dân) đều được hưởng các
quyền tự do được cơng nhận rộng rãi.
Tóm lại Dân chủ là một phương pháp ra quyết định tập thể trong đó mọi thành viên
đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định[4]. Dân chủ cũng để chỉ một hình
thức nhà nước, trong đó mọi thành viên đều tham gia vào việc ra quyết định về các
vấn đề của mình, thường bằng cách bỏ phiếu để bầu người đại diện trong quốc hội
hoặc thể chế tương tự.[5] Dân chủ được định nghĩa thêm như "chính quyền của nhân
dân, đặc biệt là: sự thống trị của số đơng" hoặc "một chính phủ trong đó quyền lực tối
cao được trao cho người dân và thực hiện bởi họ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
một hệ thống đại diện thường liên quan đến việc tổ chức định kỳ các cuộc bầu cử tự

3


do".[6] Theo nhà khoa học chính trị Larry Diamond, chế độ dân chủ bao gồm bốn yếu
tố chính:
+ Một hệ thống chính trị cho việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thơng qua bầu

cử tự do và cơng bằng.
+ Sự tham gia tích cực của cơng dân, trong chính trị và đời sống dân sự.
+ Bảo vệ quyền con người của mọi cơng dân.
+Pháp quyền, trong đó tất cả mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, khơng ai
đứng trên luật pháp.
1.2. CÁC THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ THỜI ĐỨC PHẬT
Trong Kinh Bổn Sanh (Jakata), Đức Phật có đưa ra 10 nguyên tắc của một chính
quyền tốt, gọi là "Thập Vương Pháp" (Dasa Raja Dhamma). Mười nguyên tắc nầy vẫn
có thể áp dụng trong thời đại ngày nay cho bất cứ một chính quyền nào, để quản trị xứ
sở một cách hài hịa. Đó là:
+ Phải cởi mở và khơng ích kỉ;
+ Duy trì đạo đức cao;
+ Sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân để phục vụ cho an sinh của dân chúng;
+ Phải thành thật và ngay thẳng;
+ Phải dịu dàng và giàu lòng nhân ái;
+ Phải sống giản dị để làm gương cho dân chúng;
+ Phải vượt lên trên mọi hận thù;
+ Biết áp dụng tinh thần bất bạo động;
+ Biết nhẫn nại;
+ Tôn trọng ý kiến dân chúng, và biết phát triển sự hòa bình và hịa hợp.
Về cách hành xử của người lãnh đạo thì Ngài giảng thêm (Kinh Cakkavatti
Sihananda):
- Người lãnh đạo tốt phải biết cư xử cơng bình, khơng thiên vị bất cứ nhóm nào;
- Người lãnh đạo tốt khơng bao giờ gieo lòng thù hận trong dân chúng;
- Người lãnh đạo tốt không bao giờ ngần ngại áp dụng luật pháp khi cần thiết;
- Người lãnh đạo tốt phải thông hiểu luật pháp rõ ràng mỗi khi áp dụng. Luật pháp
khơng phải áp dụng chỉ vì người ấy có uy quyền, mà phải được áp dụng hợp tình và
hợp lí.
1.3.DÂN CHỦ TRONG TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO
a)Tiêu chuẩn thẩm quyền

Khi được hỏi: "Có một vị Tỷ-kheo nào được Tơn giả Gotama sắp đặt: "Vị này, sau khi
Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông nay sẽ y chỉ vị này?"", Tôn
giả trả lời: "Này Bà-la-môn, khơng có một vị Tỷ-kheo nào được Thế Tơn, bậc Tri Giả,
Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sắp đặt: "Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là
chỗ nương tựa cho các Ơng, và chúng tơi nay sẽ y chỉ vị này". Khi được hỏi: "Có một
vị Tỷ-kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận và một số đông các vị Tỷ-kheo Trưởng
lão sắp đặt: "Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, các
Ông nay sẽ y chỉ vị này". Và Tôn giả trả lời: "Khơng có một vị Tỷ-kheo nào, này Bàla-môn, được chúng Tăng thỏa thuận và được số đông các vị Tỷ-kheo Trưởng lão sắp
đặt: "Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho chúng tôi, và chúng tôi
nay sẽ y chỉ vị này". Khi được hỏi: "Và như vậy là khơng có chỗ nương tựa, thưa Tơn
giả Ananda, như vậy do nhân gì, Q vị có thể hịa hợp?" Tơn giả trả lời: "Này Bà-lamơn, chúng tơi khơng phải khơng có chỗ nương tựa. Chúng tơi có chỗ nương tựa, này
4


Bà-la-môn, và Pháp là chỗ nương tựa của chúng tôi". Nhưng thưa Tơn giả Ananda, ý
nghĩa lời nói này cần phải hiểu như thế nào?
-- Này Bà-la-môn, Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã
thi thiết học pháp, đã tuyên bố giới bổn Patimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa) cho các Tỷkheo. Trong những ngày Bố-tát (Uposatha) chúng tôi cận trú ở chung một thôn điền,
tất cả chúng tôi hội họp với nhau tại một chỗ; sau khi tụ họp, chúng tơi hỏi những gì
đã xảy ra cho mỗi một người. Nếu trong khi hỏi nhau như vậy, có Tỷ-kheo phạm tội,
phạm giới, chúng tôi bảo vị ấy làm đúng Pháp, đúng lời dạy. Thật vậy, không phải các
Tôn giả xử sự chúng tơi, chính pháp xử sự chúng tôi.
(Kinh Gopaka Moggallàna số108,Kinh Trung bộ III,Tr 122-124)
b)Lý do để thiết lập các học pháp
Này Upàli ,Như Lai dựa trên mười nền tảng để thiết lập các học pháp cho các đệ tử và
đọc tụng giới bổn Pàtimokkha.Thế nào là mười?
(1)Để tăng chúng được an vui,(2) để tăng chúng được thoải mái,(3)để kiểm sốt
những người cứng đầu khó dạy,(4)để cho các tỷ kheo tốt sống an vui,(5)để chế ngự sự
xâm nhập của các cấu uế trong đời sống tương lai,(7)để đem lại lịng tin cho những kẻ
chưa có đức tin,(8)để tăng trưởng lịng tin cho những người đã có đức tin,(9)để diệu

pháp được tiếp tục tồn tại,(10) để cổ xúy giới luật.
(Tăng chi BK IV,Ch X(IV):31,tr.333-334)
c)Biểu quyết luận tội
“Này các Tỷ kheo,khi một Tỷ kheo sở hữu tám tính cách này,thì tăng đồn,nếu muốn
có thể u cầu biểu quyết luận tội (tác pháp yết ma) đối với vị Tỷ kheo này.
(Tăng chi BK IV,Ch X(VIII):89,tr.57-58)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ngay từ ngày Phật còn tại thế, Người đã khuyên các vị quốc vương như Ba Tư Nặc và
Tần Bà Sa La trị nước và giữ nước bằng đạo đức nhiều hơn bằng hình phạt. Hình ảnh
quốc vương cũng đồng thời là một vị Bồ-tát hộ pháp đã được tiếp tục xây dựng qua
nhiều thế hệ. Vua A Dục là một người như thế sau khi chinh phục được toàn Ấn Ðộ,
thấy được thảm cảnh bao sinh linh bị tàn sát, vua đã phát tâm quy y, hỗ trợ tự viện,
Tăng đoàn, kết tập, đại hội Phật giáo, đã dựng trụ đá ca ngợi Phật và khuyến khích
dân chúng tu học và làm lành.Hình tượng mẫu mực cho những vị quốc vương khác
noi theo, đó là hình ảnh Chuyển Ln Thánh Vương (Cakravartirājan), được mơ tả
như sau: “Ðó là một vị vua thống suất quân ngũ, công minh (tiếng Phạn: dhārmika),
một vị vua theo Chánh pháp, có đủ bảy báu: chiến xa, voi, ngựa, châu báu, cung phi,
bách quan và tướng soái. Vua có một trăm con trai, đều là những thanh niên anh hùng
và đẹp đẽ, có thể chiến thắng được quân đội của bất cứ kẻ thù nào.Vua chinh phục đất
đai rộng rãi cho tới bờ đại dương, rồi tháo bỏ tất cả những nguyên nhân gốc rễ đưa tới
nghèo đói và bạo hành. Vua trị nước mà không cần trừng phạt, không sử dụng gươm
đao mà chỉ sử dụng đạo đức, Chánh pháp và phủ dụ. Tu tập Chánh pháp cho tự thân,
vua dạy cho hoàng hậu, cung phi và các vương tử cùng thực tập theo. Vua lại khuyên
các đại thần bách quan tu tập theo Chánh pháp, và khuyên dân chúng nên thực tập
theo Chánh pháp.Vua thường tới lui thăm hỏi các vị Sa-môn và Bà-la-môn để tham
vấn và học hỏi. Nếu trong vương quốc có những vị Sa-mơn đắc đạo, tu hành thanh
tịnh, có tinh tiến, có nhẫn nhục, khơng kiêu mạn thì vua phải tới tham vấn về các vấn
5



đề thiện và ác, tôn trọng và vi phạm, nên gần gũi ai, nên không gần gũi ai, nên làm gì,
nên khơng làm gì, thực tập theo những pháp mơn nào mà có được hạnh phúc lâu dài.
Vua biết chu cấp cho cô nhi, quả phụ, tôn trọng luật pháp cổ truyền .v.v…".
Các vị cao tăng trong nước có bổn phận nhắc nhở các vị quốc vương hành xử theo
Chánh pháp, và các vị quốc vương biết rằng nếu được quần chúng Phật giáo yểm trợ
thì việc cai trị sẽ dễ dàng hơn, cho nên các vị quốc vương ấy cố gắng đi theo con
đường đức trị hơn là pháp trị. Vua Jayavarman VII của Campuchia cũng tin mình là
một vị vua Phật, đã tạc tượng mẹ của mình dưới hình thức Bát-nhã Ba-la-mật, bởi vì
theo Phật giáo, Bát-nhã Ba-la-mật là mẹ của chư Phật.
Những nhà lãnh đạo, nhất là giới chức cầm quyền, đều phải ý thức về điều này
trong quá trình xây dựng tổ chức xã hội…Nơi nào sự bất cơng áp bức, mầm bất thiện
cịn tồn tại thì sự bất ổn vẫn tiềm tàng như mạch nước ngầm đang tn chảy nhưng
nếu khơng hịa nhập vào nhánh sơng ra biển mà thành lũ dữ sóng thần đe dọa phá vỡ
con đê quyền lực. Phải khơi mạch dân chủ để mọi nguồn nước tn chảy vào dịng
sơng hạnh phúc và biển tự do. Ðược như thế, sức mạnh dân tộc nhân lên gấp bội!

CHƯƠNG 2
QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ NHÂN QUYỀN
Đức Phật Gotama trưởng thành trong một đất nước có nhiều vương quốc,bộ tộc và các
giai cấp xã hội(varma).Đó là một thời kỳ và đất nước vừa khác vừa giống với chúng ta
,trong đó địa vị xã hội nghề nhiệp gia đình,bản sắc văn hóa và giới tính,là những yếu
tố quyết định đời sống con người .Trước khi Đức Phật giác ngộ,bản sắc cá nhân là yếu
tố xác định con người.Nếu một người được sinh ra từ giai cấp chiến binh ,hay thương
gia,hay nông dân hay giai cấp lao động,người đó phải sống một cuộc đời như thế,và
phải kết hơn với một người nào đó trong cùng một giai cấp .Con cái của họ cũng làm
như vậy.Không có ý thức về quyền cá nhân hay số phận riêng tư ,khơng cịn cách nào
để biểu lộ khả năng khác của con người ngồi vị trí xã hội mà người đó được gán cho
từ lúc sinh ra.Vì vậy lời Phật dạy có thể xem như là một sự khẳng định cấp tiến về
tiềm năng của mỗi cá nhân.Chỉ bằng nỗ lực của con người mới có thể đạt giác
ngộ,vượt ra ngoài giới hạn của giai cấp ,địa vị lúc mới sinh,hay thực tại qui ước.Trong

bài kệ số 396 của kinh pháp cú,Đức Phật dạy:Ta không gọi một người Bà la mơm chỉ
vì họ được sinh ra bởi bà mẹ Bà la mơm.Nếu người ấy có chấp thủ,người ấy chỉ được
gọi là người tự đại.Một người khơng cịn dính mắc,khơng cịn chấp thủ thì ta gọi
người ấy là Bà la môm.
2.1.KHÁI NIỆM NHÂN QUYỀN (HUMAN RIGHTS)
Nhân quyền (hay quyền con người; tiếng Anh: human rights) là những quyền tự nhiên
của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Theo định
nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý
tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc
sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.Trong
bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản
6


làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ
khơng ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ
đó để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân "hiển nhiên có" do sự
tồn tại của mình.Như vậy, có thể khái quát, quyền con người là các đặc quyền tự
nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được cộng đồng quốc tế và
quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc gia và
quốc tế.
2.2. NHÂN QUYỀN TRONG PHẬT GIÁO
Quan điểm của Phật giáo đối với vấn đề nhân quyền hoàn toàn khác biệt với các quan
điểm cúa các tôn giáo theo truyền thống phương Tây. Nói một cách chính xác hơn,
trong kinh điển Phật giáo khơng có ý niệm nhân quyền tương tự theo ý nghĩa của
phương Tây.Theo phương Tây, ý niệm nhân quyền mang tính cách nội tại và là quyền
chỉ riêng thuộc về con người. Do đó những tạo vật khơng phải là con người đều bị loại
trừ hay chỉ coi là thứ yếu. Điều này có nghĩa là nhân quyền được định nghiã thuần tuý
dựa trên quan điểm nhân chủng cúa nhân quyền, mà khơng dựa trên những quan điểm
khác ngồi con người.Đối nghịch với ý niệm này, Phật giáo không cho rằng bản thể

con người chỉ giới hạn trong quan điểm về nhân chủng, mà đặt con người trong một
tuơng quan rộng rãi hơn với tạo vật và vũ trụ. Nói một cách khác, theo Phật giáo, con
người là một thành phần hữu tri giác trong một tổng thể của muôn lồi vừa hữu tri
giác và vơ tri giác, vì con người và tạo vật trong vũ trụ đều đặt mình trong quy luật
sinh diệt hữu hạn. Tất cã đều thoáng qua và khơng có gì là vĩnh cửu chính là quy luật
căn bản trong Phật giáo. Chính vì khơng có gì là vĩnh cữu được áp dụng như một quy
luật phổ quát cho con người lẩn tạo vật nên cái chết không là một giải quyết thoả đáng
cho kiếp nhân sinh. Do đó, theo quan điểm Phật giaó, những đau khổ của con người
cũng như con đường giải thoát phải nằm trong tầm mức vừa nhân chủng vừa vũ trụ.
Điều này hồn tồn đối nghịch với những tín điều của Do thái giáo, Thiên chúa giáo
và Hồi giáo, khi các tôn giáo này cho rằng nổi đau khổ của con người và con đường
giải thoát trước hết là một mối quan hệ cá nhân giữa con người và Thượng Đế, như
chính điều mà Martin Buber đã phân tích chính xác ý niệm này qua mối quan hệ giữa
Tôi và Anh. Khi Phật giáo đặt nổi đau khổ và con đường giải thoát cho con người
trong một tổng thể vừa nhân chủng vừa vũ trụ khơng có nghĩa là Phật giáo quên đi
tầm quan trọng của con người trong thế giới. Ngược lại, trong bài kệ sau đây thường
được các Phật tử tụng niệm cho thấy rỏ là Phật giáo lưu tâm đến tầm quan trọng của
con người trong vũ trụ:
“Thật là khó khi sinh ra làm kiếp con người.
Giờ đây chúng ta đang sống trong kiếp ấy.
Thật là khó khi nghe lời Phật dạy
Giờ đây chúng ta nghe được Pháp.
Nếu chúng ta khơng thu thập gì trong kiếp hiện tiền.
Thì cũng sẽ khơng hy vọng thốt qua bể sinh tử.
Với tâm thành chúng ta cùng nhau hướng về Tam Bảo.”
Tôi giải thích bài kệ này như sau: Trong dịng thứ nhất và thứ hai diển tả được niềm
vui khi chúng ta thốt ra khỏi vịng hóa thân bất tận để làm kiếp người. Dòng thứ ba
và thứ tư nhằm cảm tạ chúng ta đã có nhân dun tìm nghe được lời Phật dạy, đó là
điều hiếm qúy. Cuối cùng, ý nghĩa của dòng thứ năm và sáu là cho đến chừng nào mà
chúng ta còn sống trong kiếp nhân sinh, theo lời Phật dạy thì chúng ta nên phát huy

7


Phật tánh trong chúng ta, nếu không chúng ta sẽ mãi chìm đắm trong vịng ln hồi
liên tục. Điều này cho thấy Phật giáo đã quan tâm đặc biệt đến khía cạnh tích cực độc
đáo của cuộc sống con người.[7]
Là một tơn giáo, Phật gíáo cũng quan tâm đến vấn đề giải thoát cho con người. Về
điểm này Phật giáo khác quan điểm với các tôn giáo khác. Phật giáo và các tôn giáo
khác cùng trên một quan điểm nhân chủng khi đặt vấn đề giải thoát. Điểm khác biệt
chủ yếu là trong khi các tôn giáo phương Tây khác đặt sự giải thoát của con người
trong mối quan hệ cá nhân giửa con người và Thượng Đế, Phật giáo chủ tâm tới tầm
mức vượt khỏi cá nhân và thuộc về vũ trụ: Đó chính là pháp mơn tiên khởi trong thế
gian. Vấn đề con người không chỉ giới hạn trong cuộc sống của con người mà phải
chú ý tới khía cạnh vượt qua tầm mức cá nhân và hướng về vũ trụ. Chính vì một cá
nhân đơn độc trong vũ trụ nên con ngưịi có khả năng phát triển ý thức của mình và cố
gắng vượt mình qua khỏi phạm vi cá nhân và hướng tới một tầm mức cao hơn trong
vũ trụ. Chỉ có con người mới có ý thức vượt qua ý niệm nhân chủng này.
Chính vì thế, vấn đề nhân quyền trong Phật giáo được hiểu trong chiều hướng vũ trụ,
phổ quát và vượt qua ý niệm về nhân chủng này. Phật giáo không loại bỏ những quyền
cũa các sinh vật khác như cây cỏ và thú vật. Để hiểu quan điểm của Phật giáo về vấn
đề nhân quyền đúng đắn hơn, điều cần thiết nhất là phải đặt lại vấn đề bản ngã, bởi vì
trong phần lớn các tôn giáo và đặc biệt trong Phật giáo- thì vấn đề nhân quyền và tự
do của con người khơng thể nào lãnh hội được nếu khơng có sư hiểu biết tường tận về
bản ngã.Bản ngã khơng có mức độ tuyệt đối mà là tương đối, nghĩa là bản ngã chỉ
hiện hữu trong tương quan với tha nhân, khi nói tới bản ngã thì sự hiện hữu của tha
nhân phải được đặt ra. Khơng thể có một bản ngã độc lập với tha nhân. Bản ngã và tha
nhân hồn tồn tương thuộc vào nhau. Bản ngã khơng có một tầm vóc độc lập, vĩnh
cửu và chủ yếu. Chúng ta thường tạo dựng nên bản ngã như là một tầm vóc độc lập,
vĩnh cữu vả chủ yếu, bởi vì chính chúng ta ai cũng có tự ý thức hay khuynh hướng tự
ái, tu tôn. Sự chấp ngã chỉ là kết quả của một tự thể hiện, tự ái và tự tôn quá mức bản

ngã. Phật giáo cho rằng sự tự thể hiện chính mình và sự chấp ngã là một trong những
nguồn xấu xa và đau khổ của con người. Do đó, Phật giáo dạy con đường thốt khỏi
chính là thực hiện vô ngã (Anatman).
Quan điểm của Phật giáo về Vô Ngã không loại bỏ bản ngã cuả con người trong ý
nghĩa tương đối. Khơng ai có thể phủ nhận được rằng chúng ta thể hiện được bản ngã
của mình qua những kỹ niệm thời thơ ấu và qua sự trao đổi với bạn bè và đồng loại.
Tôi là Tôi và không phải là Anh. Anh là Anh cũng khơng phải là Tơi. Do đó, có một
sự khác biệt giữa bản ngã và tha nhân và có sự thể hiện bản ngã. Vấn đề này đặt ra
một câu hỏi khác có phải bản ngã là một cái gì tuyệt đối, bền vững và chủ yếu không.
Câu trã lời là khơng, bởi vì khơng thể nào có sự tách biệt giửa Anh và Tôi cũng như
giửa Tôi và Anh. Khi nào nói đến Tơi thì chúng ta phải chấp nhận sự hiện hữu của
Anh và ngược lại. Do đó, chúng ta chỉ có một bãn ngã tương đối. Tơi chỉ là Tôi trong
ý nghĩa tương đối mà thội. Ý niệm về một bản ngã tuyệt đối chỉ là một cấu trúc không
thực bắt nguồn từ ý thức của con người. Phật giáo coi điều này bằng một dấu hiệu
Maya hay là ảo ảnh. Đây là một lối diễn đạt nhằm nhấn mạnh tới tầm quan trong của
sự hiểu biết về vô ngã khi vượt qua được kiến thức sai lầm về bản ngã. Chừng nào mà
chúng ta bừng tỉnh với ý thức về Vô Ngã của riêng chúng ta, chúng ta cũng sẽ bừng
tỉnh ý thức về Vô Ngã trong mn lồi và trong mổi một cá nhân của vũ trụ. Nói một
cách khác, chúng ta thức tỉnh khi nhận ra sự thực là chúng ta là một bản ngã tương
8


đối, cho nên khơng có gì là tuyệt đối trong vũ trụ. Chắc chắn một điều, trong tầm mức
tương đối, chúng ta chỉ có một bản ngã riêng biệt; nhưng nhìn trong tầm mức tuyệt
đối, thì bản ngã khơng thể nào có được trong ý nghĩa trọng đại này. Có một sự bình
đẳng và liên đới trong việc thực hiện vơ ngã. Do đó, chúng ta đứng trên một quan
điểm tuyệt đối, có thể cho rằng mặc dầu khơng có một bản ngã tuyệt đối thì Tơi khơng
phải là Tơi mà Anh cũng khơng phải là Anh. Nếu nhìn tương đối, thì chúng ta khác
biệt nhau, nhưng nhìn tuyệt đối thì chúng ta giống nhau. Và nhờ qua thái độ khiêm tốn
này, các bản ngã khác biệt của chúng ta sẽ dể đưa đến sự hòa nhập với tha nhân.Cũng

đúng tương tự như vậy, khi so sánh bản ngã với thiên nhiên, bản ngã với Thượng Đế.
Bản ngã với thiên nhiên thì tuơng đối khác biệt nhau, nhưng nhìn trong tầm mức tuyệt
đối, thì cả hai cùng chung một giá trị. Chính vì khơng hiện hữu trong tuyệt đối, nên cả
hai hồ nhập vào nhau. Do đó, thiên nhiên khơng phải chỉ là một nguồn gốc của bản
ngã con người; mà thiên nhiên được định nghĩa như một điếu hệ trọng trong tương
quan với bản ngã. Cuối cùng, trong cái nhìn tương đói, bản ngã và Thượng Đế cũng
giống nhau, dẩu rằng chúng ta gọi khác nhau là Thượng Đế, Đấng Cứu rổi, Bà La
Môn hay Niết Bàn, nhưng mà trong cái nhìn tuyệt đối, bản ngã và Thượng Đế giống
nhau, khi mà cã hai hòa nhập vào nhau. Đây chính là trường hợp điển hình, vì Thượng
Đế thuờng được hiểu là đối nghịch với một bản ngã độc lập, hằng cữu và chủ yếu.
Sự khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo tại phương Tây đã gây ra một hậu quả
quan trọng trong các vấn đề tự do tôn giáo. Trong Do thái giáo, Thiên chúa giáo và
Hồi giáo thì Đấng Sáng Thế được coi là một Thiên Chúa tuyệt dối, Đấng tạo nên vũ
trụ theo ý riêng và theo một niềm tin riêng và cũng là Đấng siêu việt trước con người
và thiên nhiên. Sự tự xác định Thiên tính của của Đấng Jahwe được thấy rõ nơi mà
Jahwes tự thố là Moses trên núi Sinai qua lời lẽ: “Ta chính là ta” . Trong nguyên bản
tiếng Do thái “Ehje ascher ehjef”, có nghĩa là: “Ta sẽ trở thành Ta.” Sau này, trong
mười điều răn mà Jahwes truyền lại cho Moses có nói: “Người khơng có một Đấng
Thiên Chúa nào bên cạnh Ta.” .Tín điều về nhất nguyên hữu thần này đưọc sắp đứng
hàng đầu trong các điều răn trong các tôn giáo phươngTây. Tương tự như vậy, Phật
giáo cũng có muời điều răn: Ngươi khơng được giết người, khơng được trộm cắp,
khơng được nói dối, khơng được lấy vợ chồng người vv...Nhưng Phật Giáo khơng có
một điều răn tương tự như trong Thiên chúa giáo là: Ngươi khơng được có một Đấng
Sáng Thế nào bên cạnh ta.Trong tất cã những điều răn của Phật giáo đều hàm chứa
một điều: không nên hủy diệt cuộc sống, lời khun này khơng những áp dụng cho
con người mà cịn cho cả mn lồi có tri giác.Theo Thiên chúa giáo và Do thái giáo,
vấn đề quyền và bổn phận của con người đối với các dân tộc khác thường được nhìn
trong trong tương quan với quyền lực tồn năng của Đấng Tối Cao, trong khi đó, Phật
giáo đặt vấn đề này để tìm hiểu trong mối tương quan giửa các mn lồi sinh vật
trong vũ trụ. Sự khác biệt này đưa đến một hậu quả là sự xung đột giửa nhân quyền và

hồ bình trong tơn giáo ít được thảo luận trong Phật giáo hơn là các tôn giáo tiên tri.
Phật giáo đưa chúng ta tới một thái độ khác hơn đối với vấn đề môi trường, một trong
những vấn đề trong thời đại của chúng ta. Trong lời răn khơng được hủy diệt cuộc
sống thì quyền sống của thú vật và cây cỏ cũng được tôn trọng như con người. Thiên
nhiên không những lệ thuộc vào con người, mà ngược lại con người cũng lệ thuộc vào
thiên nhiên.
Cuối cùng, trước vấn đề Phật giáo đóng góp gì trong vấn đề nhân quyền và khoan
dung tôn giáo, tôi muốn đề nghị ba giải pháp theo quan điểm Phật giáo:Buông bỏ mọi
9


ràng buộc vào hệ thống tín điều và giáo điều: Khơng có một tơn giáo nào tồn tại mà
khơng có hệ thống tín điều, nhưng thái độ đối với hệ thống tín điều là quan trọng. Khi
mà tín điều chỉ được coi là chủ yếu và chỉ nhắm ràng buộc mọi tín đồ, thì hệ thống tín
điều này chỉ là một giáo điều.Giáo điều là một hình thức quy định chặt chẻ của một tín
ngưởng mà trong cộng đồng tín ngưởng này có một quy quyền được định chế hóa
nhằm taọ ra những tín điều cho tín đồ mình qua hình thức về theo đạo và giãng
đạo.Giáo điều là một hình thức quy định chặt chẻ của tín ngưởng, điều này được đặt ra
qua những hình thức tín ngưởng bắt ngưồn từ những bậc quyền thế trong giáo hội đề
ra để những tín đồ phãi tuân theo. giáo hội La mã của Thiên chuá giáo còn đưa ra
những giáo điều, trong khi giáo hội Tin lành chỉ truyền giảng Phúc Âm, mà tín
ngường được xác tín những gì trong từng tâm khảm của tín đồ hơn là lệ thuộc vào
những giáo điều đến từ bên ngồi, mặc dầu, đơi khi Phúc Âm Tin Lành cũng được giãi
thích là giáo điều. Sự nhấn mạnh đến gíáo điều thường đưa tới sự phân hố trong tơn
giáo và đưa tới sự phản kháng của các tôn giáo khác. Điều này tạo ra những xung đột
tôn giáo ngay cả đến đến thánh chiến. Các tôn giáo này thường nhấn mạnh quá mức
mơi niềm tin duy nhất vào chân lý mặc khải cũng còn được biết đến về sự cố chấp của
mình, điều này bắt ngưồn từ hình thức tín ngưởng cứng nhắc mà ra.
Khác với điều này, Phật giáo không dựa trên sự mặc khải Thiên chuá, mà dựa vào tự
kiến cá nhân, không giáo điều. Mặc dầu trong Phật giáo đưa ra nhiều hình thức tín

ngưỡng khác nhau như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo và Thập Nhị Nhân Duyên, nhưng
những tín điều này trong Phật Giáo không được coi là chủ yếu. Chính Đức Phật nói:
“Pháp của ta ví như như một chiếc bè để thốt vịng sinh tử, để giúp đưa người đến
bến bờ giác ngộ“.[8] Đứng trên quan điểm Phật giáo, điều chủ yếu đối với tơn gi là
khơng dựa vào học thuyết hay cịn hơn thế nửa là khơng dựa vào giáo điều, mà chì
gắn bó với những chân lý tôn giáo. Khi nào chúng ta từ bỏ mọi ràng buộc với các gíáo
điều và trờ về với chân lý tôn giáo như là cổi nguồn của đạo lý, chừng đó chúng ta
mới tránh được mọi phân hóa và thánh chiến, và chúng ta khơng những khoan dung
trong chính tơn giáo mình mà cịn khoan dung với các tơn giáo khác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Phật giáo đặc biệt nhấn mạnh đền sự nhất quán giửa Tâm và Thân, giửa Sinh và Tử,
giửa Thiện và Ác, giừa Luân Hồi và Niết Bàn, giừa các sinh vật có tri giác và Đức
Phật. Hơn nửa, Phật giáo giải quyết vấn đề trong một tinh thần, trong một vũ trụ và
trong một pháp luân. Nhìn một cách phiến diện, Phật giáo gợi cho ta cảm tưởng Phật
giáo huớng về nhất nguyên hữu thần.Trước sự khác biệt giửa dộc tôn nhất nguyên và
bất nhị nguyên trong bốn điểm mà tôi vừa đề cập trên, một điều hiển nhiên là ý niệm
quy nhất trong Phật giáo không hề thuộc về nhất nguyên cũng không phải là nhị
ngun. Như đã trình bày, chính Đức Phật cũng phủ nhận ý niệm về Đại Linh Thể
theo kinh Vệ Đà, khi cho rằng đây chính là một thực tại tối hậu trường cửu trong vũ
trụ. Thay vào đó, Ngài dạy quy luật Dun Khời, thuyết Vơ Ngã và Tính Vơ Thường
cuả tạo vật trong vũ trụ, kể cã Thượng Đế và con người. Kể cã ý niệm về Đấng Thế
Tôn cũng chỉ là không thường tại và cũng không là một bản ngã trưởng cữu.

10


CHƯƠNG 3
QUAN NIỆM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ VỀ BÌNH ĐẲNG
Trái với niền tin thông thường ,Đức Phật không công khai xóa bỏ hệ thống giai cấp
mà trong thời đại của Ngài chưa đạt đến mức độ phức tạp và gắt gao như trong các thế

kỷ sau,chủ yếu như đã được hoạch định trong các sách luật của Ấn giáo.Có lẽ Ngài
thấy rằng sự phân hóa xã hội và những trách nhiệm liên hệ lẫn nhau là không thể tránh
được.Nhưng Đức Phật đã bác bỏ những tuyên bố cho rằng giai cấp là thiêng liêng dựa
trên dựa trên nhiều lý do,về thần học đạo đức và tâm linh.Ngài đã bác bỏ tuyên bô của
Bà la môn cho rằng hệ thông giai cấp là do phạm thiên,là vị trời sáng tạo vạn vật thay
vào đó Đức Phật xem hệ thơng giai cấp chỉ là một xã hội tổ chức có nguồn gốc thuần
túy từ con người,hành động của một người sẽ xác định giá trị đạo đức của người ấy
.Về mặt tâm linh Đức Phật cho rằng bất kỳ ai từ bất kỳ giai cấp nào điều có thể tu tập
giáo pháp và đạt đến mục tiêu tối thượng.
3.1. GIAI CẤP KHÔNG QUAN TRỌNG
Hịa nhập như sơng chảy về biển lớn
“Cũng giống như,khi các sông lớn-như sông Ganges,sông Yamunā,sông
Aciravatī,sông Sarabhū,sông Mahī,chảy ra biển lớn,các sông này bỏ tên cũ và địa
danh của chúng,và chỉ được gọi là biển lớn.Cũng vậy,khi thành viên của bốn giai
cấp:sát đế lợi(khattiyas),bàla môn (brahmins).phệ xá(vessa),thủ đà(suddas) sau khi
xuất gia từ bỏ gia đình trong pháp và luật được Như Lai tuyên thuyết ,họ từ bỏ tên và
giai cấp trước kia và chỉ được gọi là các Samôn đệ tử của bậc hiền trí Thích Ca”
(Tăng chi BK III,Ch8(II):19,tr 562-563)
.Mọi người điều có thể chứng đắc
“Nếu từ gia đình Sát đế lị xuất gia, từ bỏ gia đình, sống khơng gia đình, sau khi đi đến
Pháp và Luật do Như Lai thuyết dạy, nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện
tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ và thành đạt vơ lậu tâm giải thốt, tuệ giải thốt. Vị
ấy thành Sa-mơn nhờ đoạn diệt các lậu hoặc. Nếu từ gia đình Bà-la-mơn... từ gia đình
Phệ xá... từ gia đình Thủ đà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống khơng gia đình, sau khi đi
đến Pháp và Luật do Như Lai thuyết dạy, nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy ngay trong
hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ và thành đạt vô lậu tâm giải thốt, tuệ giải
thốt, vị ấy thành Sa-mơn nhờ đoạn diệt các lậu hoặc.”
(Kinh Tiểu kinh Xóm ngựa số 40, Trung bộ kinh tập 1,tr 620-622)
Hỗ trợ lẫn nhau
“Này các Tỷ kheo,các gia chủ rất hữu ích cho các thầy.Họ cung cấp cho các thầy các

vật dụng cần thiết như y áo,đồ ăn khất thực,nơi cư trú và thuốc men trong lúc ốm
đau.Và này các Tỷ kheo,các thầy cũng rất hữu ích cho các gia chủ ,vì các thầy giảng
dạy cho học giáo pháp ...tuyên thuyết đời sống phạm hạnh đầy đủ trọn vẹn và hoàn
toàn thanh tịnh.Này các Tỷ kheo ,như vậy đời sống phạm hạnh này được thực hiện
bằng sự hỗ trợ lẫn nhau nhằm mục đích vượt qua mọi cấu uế phiền não để tiến tới
chấm dứt hoàn toàn mọi khổ đau”.
(Kinh Phật Thuyết Như Vậy,107)
11


3.2.THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CƠNG BẰNG
Đời sống gia đình
“Này các Tỷ kheo ta tuyên bố rằng có hai vị mà con người không thể nào đền đáp
được công ơn.Hai vị ấy là ai?Đó là cha và mẹ.”
(Tăng chi BK I,ChII(VI):2,tr 119-120)
“Này các Tỷ kheo,khi một người có đức hạnh được sinh ra trong gia đình,đó là điều
lợi lạc,an vui và hạnh phúc cho nhiều người.Người ấy đem lại lợi lạc,an vui và hạnh
phúc cho cha mẹ,vợ con,giai nhân,người làm công và người giúp việc,bạn bè và thân
hữu,Samôn và Bà la môn”.
(Tăng chi BK II,Ch V:42,tr 337-378)
Địa vị Xã Hội
“Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương bốn loại phụng sự: chủ trương
phụng sự cho Bà-la-môn, chủ trương phụng sự cho Sát-đế-lỵ (Khattiya), chủ trương
phụng sự cho Phệ-xá (Vessa: người buôn bán), chủ trương phụng sự cho Thủ-đà
(Sudda: lao công). Ở đây, thưa Tổn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương phụng sự
cho Bà-la-môn như sau: Bà-la-môn phụng sự cho Bà-la-môn; hay Khattiya phụng sự
cho Bà-la-môn; hay Vessa phụng sự cho Bà-la-môn, hay Sudda phụng sự cho Bà-lamôn. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương phụng sự cho Bà-lamôn. Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương phụng sự cho Khattiya
như sau: Khattiya phụng sự cho Khattiya; hay Vessa phụng sự cho Khattiya; hay
Sudda phụng sự cho Khattiya. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ
trương phụng sự cho Khattiya. Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ

trương phụng sự cho Vessa như sau: Vessa phụng sự cho Vessa; hay Sudda phụng sự
cho Vessa. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương phụng sự cho
Vessa. Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương phụng sự cho Sudda
như sau: Sudda phụng sự cho Sudda. Vì rằng khơng cịn ai khác có thể phụng sự cho
Sudda. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương phụng sự cho
Sudda. Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương bốn loại phụng sự này. Ở
đây, Tơn giả Gotama có nói gì về vấn đề này?
-- Nhưng này các Bà-la-mơn, có phải tất cả mọi người ở đời đồng ý với các Bà-la-môn
khi họ chủ trương bốn loại phụng sự này?
-- Khơng có vậy, thưa Tơn giả Gotama.
-- Này Bà-la-mơn, ví như một người nghèo nàn, khơng có sở hữu, khốn khổ, dầu cho
người đó không muốn, vẫn bị bắt nuốt miếng thịt: "Này người kia, Ông phải ăn miếng
thịt này và Ông phải trả một số tiền". Cũng vậy, này Bà-la-môn, dầu không được các
Sa-môn, Bà-la-môn ấy chấp nhận, các Bà-la-môn chủ trương bốn loại phụng sự này.
Này Bà-la-mơn, Ta khơng nói rằng, tất cả cần phải phụng sự. Nhưng này Bà-la-môn,
Ta cũng không nói rằng, tất cả khơng cần phải phụng sự. Vì rằng, này Bà-la-mơn, nếu
có ai trong khi phụng sự, trở thành xấu hơn, không trở thành tốt hơn, Ta không nói
rằng, người đó cần phải phụng sự. Nhưng này Bà-la-mơn , nếu có ai trong khi phụng
sự, trở thành tốt hơn, khơng trở thành xấu hơn. Ta nói rằng, người đó cần phải phụng
sự.Và nếu này Bà-la-mơn, có người hỏi vị Khattiya như sau: "Người phụng sự cho
Ông, do nguyên nhân phụng sự này trở thành xấu hơn, không trở thành tốt hơn; hay
người phụng sự cho Ông, do nguyên nhân phụng sự này trở thành tốt hơn, không trở
12


thành xấu hơn? Và như vậy, Ông ở đây cần phải được phụng sự bởi người nào?" Vị
Khattiya, này Bà-la-môn, nếu trả lời chân chánh cần phải đáp như sau: "Người nào
phụng sự tôi, do nguyên nhân phụng sự này trở thành xấu hơn, khơng tốt hơn, thì tơi
khơng cần người ấy phụng sự tôi. Nhưng nếu người nào phụng sự tôi, do nguyên nhân
phụng sự này trở thành tốt hơn, khơng xấu hơn, thì tơi cần người ấy phụng sự tơi".Và

này Bà-la-mơn , nếu có người hỏi Bà-la-mơn ... Này Bà-la-mơn , nếu có người hỏi
Vessa... và này Bà-la-mơn, nếu có người hỏi Sudda như sau: "Người phụng sự cho
ông, do nguyên nhân phụng sự này trở thành xấu hơn, không trở thành tốt hơn; hay
người phụng sự cho ông, do nguyên nhân phụng sự này trở thành tốt hơn, không trở
thành xấu hơn? Và như vậy, ông ở đây cần phải được phụng sự bởi người nào?"
Người Sudda, này Bà-la-môn, nếu trả lời chơn chánh cần phải đáp như sau: "Người
nào phụng sự tôi, do nguyên nhân phụng sự này trở thành xấu hơn, khơng tốt hơn, thì
tơi không cần người ấy phụng sự tôi. Nhưng nếu người nào phụng sự tôi, do nguyên
nhân phụng sự này trở thành tốt hơn, khơng xấu hơn, thì tơi cần người ấy phụng sự
tơi".Này Bà-la-mơn, Ta khơng nói tốt hơn vì sanh trong một gia đình cao q. Này
Bà-la-mơn, Ta khơng nói xấu hơn vì sanh trong một gia đình cao q. Này Bà-la-mơn,
Ta khơng nói tốt hơn vì nhan sắc thù thắng. Này Bà-la-mơn, Ta khơng nói xấu hơn vì
nhan sắc thù thắng. Này Bà-la-mơn, Ta khơng nói tốt hơn vì tài sản thù thắng. Này Bàla-mơn, Ta khơng nói xấu hơn vì tài sản thù thắng.Ở đây, này Bà-la-mơn, có người
sanh trong một gia đình cao q, sát sanh, lấy của khơng cho, sống tà hạnh trong các
dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham tâm, có sân tâm,
có tà kiến. Do vậy, Ta khơng nói tốt hơn vì sanh trong một gia đình cao q. Ở đây,
này Bà-la-mơn có người sanh trong một gia đình cao quý từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của
không cho, từ bỏ sống tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ
nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, khơng có tham tâm, khơng có sân tâm, có
chánh kiến. Do vậy, Ta khơng nói trở thành xấu hơn vì sanh trong gia đình cao quý.
Ở đây, này Bà-la-mơn, có người với nhan sắc thù thắng... Ở đây, này Bà-la-mơn, có
người với tài sản thù thắng, sát sanh, lấy của khơng cho... có tà kiến. Do vậy, Ta khơng
nói trở thành tốt hơn vì có tài sản thù thắng. Ở đây, này Bà-la-mơn, có người với tài
sản thù thắng từ bỏ sát sanh... có chánh kiến. Do vậy, Ta khơng nói trở thành xấu hơn
vì có tài sản thù thắng.Này Bà-la-mơn, Ta khơng nói tất cả cần phải phụng sự. Nhưng
này Bà-la-mơn, Ta cũng khơng nói tất cả không cần phải phụng sự. Này Bà-la-môn,
người nào phụng sự, do nguyên nhân phụng sự này, lòng tin được tăng trưởng, giới
được tăng trưởng, sự nghe được tăng trưởng, bố thí được tăng trưởng, trí tuệ được
tăng trưởng, Ta nói người ấy cần phải phụng sự.”
(Kinh Esukàrì số 96,Trung Bộ kinh II,tr 739-747)

Địa vị Xã Hội được xác định bằng hành động
Đức Phật trả lời Bà-la-mơn Vasettha:
“Này Ơng Vasettha,
Ta trả lời cho Ông,
Thuận thứ và như thật,
Sự phân loại do sanh,
Của các loại hữu tình,
Chính do sự sanh đẻ,
Do sanh, có dị loại...
Khơng ở đầu mái tóc,
13


Không ở tai, ở mắt,
Không ở miệng, ở mũi,
Không ở môi, ở mày,
Không ở cổ, ở nách,
Không ở bụng, ở lưng,
Không ở ngực, ở vú,
Không âm hộ, hành dâm.
Không ở tay, ở chân,
Khơng ở ngón, ở móng,
Khơng ở cổ chân, vế,
Không ở sắc, ở tiếng.
Không tướng, do tùy sanh,
Tùy sanh, loại sai khác.
Trên tự thân con người,
Khơng có gì đặc biệt.
Chỉ tùy theo danh xưng,
Loài Người được kêu gọi.”

(Kinh Kinh Vàsettha số 98,Trung Bộ kinh II,tr 775-791)
Hành động tạo ra bần cùng
“Người bần củng hạ liệt,không phải do thọ sanh,
Bà la mơn cao q,cũng khơng do thọ sanh,
Mà chính do hành động,làm thành kẻ bần cùng,
Cũng chính do hành động,tạo lên Bà la môn”
(Suta Nipata,I,7)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Đức Phật luôn kiên trì lập trường của mình khi xem tất cả chúng sinh đều bình đẳng.
Ngài thu nạp những người có tâm nguyện tu tập giải thoát từ tất cả các tầng lớp xã
hội, mà không từ chối bất cứ đẳng cấp nào, dù là thương nhân, ngoại đạo, nô lệ hay
q tộc, Bà-la-mơn, quốc vương. Trong Tăng đồn do Đức Phật thiết lập, Ngài hồn
tồn khơng dựa theo chức nghiệp, thành phần xuất thân hoặc địa vị xã hội của họ để
đặt ra bất kỳ đặc quyền hay sự hạn chế nào. Ngài xóa bỏ tất cả những gì có liên quan
đến lễ nghi hoặc pháp lệnh chuyên chế phân biệt đẳng cấp xã hội. Chính nhờ tinh thần
bình đẳng không phân biệt này mà Đức Phật được đa số quần chúng cung kính, đặc
biệt là giai cấp hạ đẳng, như phụ nữ, người nghèo khổ, người nô lệ bị áp bức, chà đạp.
Họ xem Đức Phật như là vị “Cứu thế” vĩ đại của nhân loại, giải phóng mọi bất công
và đem lại tự do cho con người. Đức Phật tượng trưng bằng hình ảnh rất sống động
khi lấy nước trong trăm sông và nước trong biển lớn để thí dụ. Trăm sơng khi đổ vào
biển cả đều mang một vị, đó là vị mặn. Cũng vậy, dù cho bất kỳ ai ở vào bốn chủng
tính của xã hội, nếu xuất gia tu hành chân chính thì cũng đều thấm nhuần một vị, đó là
vị giải thốt. Khơng phải Đức Phật đưa ra vấn đề này để lý luận sng mà chính Ngài
đã triệt ngộ và thực hành thuần thục tính bình đẳng trong cuộc sống hàng ngày đối với
các thầy Tỷ-kheo. Đức Phật luôn nghĩ đến chúng sinh có duyên lành được độ. Ai có
duyên trước Ngài độ trước, ai có duyên sau Ngài độ sau. Chẳng hạn, Ni-đề vốn là một
14


người nghèo khổ, thuộc giai cấp không thể tiếp xúc, hàng ngày sinh sống bằng nghề

gánh phân thuê, nhưng Đức Phật vẫn tiếp nhận và cho gia nhập giáo đoàn. Ban đầu,
do tâm lý tự ti mặc cảm nên Ni-đề khơng dám gặp mặt Đức Phật, vì nghĩ rằng Đức
Phật là dịng dõi hồng tộc, các đệ tử Ngài là q nhân, cịn ơng là kẻ hạ tiện, hèn hạ.
Nhưng bằng tấm lịng từ bi, Đức Phật thu nhận ơng vào giáo đoàn xuất gia tu học. Sau
một thời gian ngắn tinh tấn tu tập, Ni-đề đã chứng đắc thần thơng. Bấy giờ, rất nhiều
người thuộc chủng tính Bà-la-mơn hoặc vua chúa phản đối những người hạ tiện được
xuất gia làm Sa-môn, nhưng Đức Phật vẫn kiên định lập trường bình đẳng của mình.
Ngài ln dùng thí dụ dễ hiểu để ví cho lập trường này: “Pháp của ta thanh tịnh mầu
nhiệm, cũng như nước sạch có thể tẩy trừ được tất cả cấu uế, cũng như ngọn lửa lớn
có thể thiêu cháy mọi vật, dù vật lớn hay nhỏ, tốt hay xấu đều có thể cháy thành tro.
Pháp của ta cũng vậy, rộng lớn vô biên, dù là người giàu hay nghèo, sang hay hèn,
nam hay nữ, nếu ai có khả năng tu tập thì đều dứt sạch hết các ham muốn”.Ưu-ba-li
vốn là một thợ cắt tóc trong cung đình thuộc chủng tộc Thủ-đà-la. Sau khi xuất gia,
ơng tinh thơng giới luật, là một vị trì luật đệ nhất trong mười đệ tử lớn của Đức Phật.
Ưu-ba-li cũng là người trùng tuyên Luật tạng trong lần thứ nhất kết tập kinh điển. Cô
gái Bát-cát-đế thuộc dân hạ tiện Ma-đăng-già tự nhận mình là hạng người khơng thể
tiếp xúc, nên không dám dâng nước cúng dường A-nan. A-nan mang giáo lý bình đẳng
của Đức Thế Tơn ra thuyết giảng thì cô ta mới dám hiến cúng. Trong kinh Lăng
nghiêm thường cho nhân duyên gặp gỡ và tiếp xúc này là màn kịch luyến ái phát xuất
từ dục tâm của Bát-cát-đế. Cuối cùng, Bát-cát-đế cũng xuất gia làm Tỷ-kheo-ni, chứng
đắc quả vị A-la-hán. Sở dĩ Đức Phật phủ nhận hoàn toàn phẩm giá hạ tiện của giai cấp
nô lệ đã được định hình trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, là vì Ngài lấy nhân cách làm
trung tâm để xây dựng nên quan điểm bình đẳng nhất như giữa chúng sinh và Phật,
như trong kinh Hoa nghiêm dạy: “Tâm, Phật và chúng sanh, ba thứ khơng sai biệt”.
Có thể nói, quan điểm này khơng hề có trong tư tưởng xã hội Ấn Độ trước đây. Đức
Phật đưa ra quan điểm bình đẳng để thức tỉnh tính tự giác của mỗi con người, vì ai ai
cũng có khả năng trau dồi trí tuệ và đạo đức. Người nào chưa có tự do tín ngưỡng tơn
giáo thì giờ đây có quyền tín ngưỡng tơn giáo, người nào chưa có tự do học hành thì
giờ đây có quyền học hành như bao nhiêu người ở giai cấp khác. Đây là chủ nghĩa
nhân văn, chủ nghĩa bình đẳng trong giáo lý của Đức Phật. Tinh thần này được Đức

Thế Tôn vận dụng trong đời sống hịa hợp của giáo đồn. Từ những thành tựu an lạc,
hịa hợp, giải thốt của Tăng đồn do Đức Phật hướng dẫn, mọi giai tầng xã hội đã
nhìn thấy những giá trị con người mà lâu nay chế độ chủng tính đã phớt lờ hoặc phủ
nhận. Tinh thần bình đẳng của Đức Phật đã vượt lên trên các định chế của xã hội để
mang lại hạnh phúc, tự do cho mọi người, dù họ sinh trong giai cấp bình dân hay quý
tộc. Tất cả con người sinh ra trên đời này đều mang dòng máu cùng đỏ và nước mắt
cùng mặn nên khơng thể nói giai cấp này cao hơn giai cấp kia, hay chủng tính kia thấp
hơn chủng tính nọ từ nơi xuất phát. Tất cả mọi người đều bình đẳng về quả báo của
các hành nghiệp thiện hoặc ác, bình đẳng về quyền lợi được thụ hưởng tất cả những
giá trị phổ quát của con người. Sở dĩ có sự phân chia giai cấp quý tiện trong xã hội Ấn
Độ lúc ấy là do tầng lớp Bà-la-môn tự cho mình có đặc quyền sinh sát trong tay, bắt
buộc những người khác phải phục tùng vô điều kiện. Thuyết bình đẳng của Đức Phật
đã phản bác những bất công của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ và cịn mang giá trị nhân
văn cho đến hơm nay.

15


C.KẾT LUẬN
Đức phật xuất hiện trong nhu cầu của nhân loại, vì sự sống của nhân loại, tồn tại vì
nhân loại, để phục vụ cho nhân loại, nên đạo phật cũng chính là con đường giải quyết
các vấn nạn cho nhân loại. Phật giáo xuất phát từ con người, tôn vinh con người, phục
vụ con người, đáp ứng được nhu cầu tâm linh cao đẹp nhất của con người và đáp ứng
được yêu cầu của khoa học hiện đại. Một số quần chúng khơng nhỏ có niềm tin thiếu
trí tuệ, bị nhiều tác động tiêu cực từ bên ngoài vào như mê tín và dị đoan. Với sự phát
triển kinh tế làm cho nhiều người trong xã hội hướng đến “Chủ nghĩa hưởng thụ”, kể
cả một số tu sĩ của Đạo Phật, làm cho hình ảnh cao quý của Đạo Phật phần nào bị lu
mờ. Nạn ô nhiểm môi trường, nạn gia tăng dân số, bạo lực, nguy cơ bùng nổ đại dịch,
chiến tranh khủng bố… vẫn diễn ra không ngớt… đó là những thách thức lớn, đối với
nhân loại chúng ta.Theo lời Phật dạy, một xã hội lý tưởng khơng nhất thiết có nghĩa là

mọi thành viên đều sống cùng một phương tiện, nỗ lực cho cùng những mục đích và
đối tượng, và đạt đến cùng một mục tiêu. Trong đạo Phật, xã hội lý tưởng là một xã
hội trong đó sự bình đẳng, dân chủ và những quyền con người được tôn trọng, tiến bộ
đạo đức và tâm linh được khuyến khích và người dân quan tâm đến đời sống đạo đức.
Đó là một xã hội giúp đỡ cho người thiếu thốn, làm mạnh mẽ những kẻ yếu đuối, đem
hịa hợp lại cho những người khơng hịa hợp, mang hạnh phúc và ánh sáng lại cho
những kẻ đau khổ và tăm tối. Những điều Đức Phật dạy là nhắm vào sự lợi lạc thiết
thực cho hết thảy mọi chúng sinh. Mối quan tâm chính của Ngài là xóa bỏ bệnh tật và
đau khổ của con người, mang lại từ bi cho mình và cho người. Ngài dạy cho mọi
người sự tịnh hóa tư tưởng lời nói và hành động của họ, dạy họ cách diệt từ đau khổ
và buồn phiền, cách vượt qua sầu muộn, cách đạt đến con đường đạo và chứng ngộ
Niết bàn. Do đó Đạo Phật phải làm sao là lý tưởng tiên phong trong mỗi ý thức hệ của
mỗi con người, để từ đó có thể đóng góp vào các mặt của xã hội cũng như tâm linh
nhằm mục đích xoa dịu và hồn thiện những mặt chưa hồn thiện của xã hội.
Vì lẽ trên, nên ở đây người viết muốn bàn quan điểm chính trị xã hội của Phật Giáo.
Nhưng nếu muốn biết rõ Chính trị quan của Phật Giáo, trước hết ta cần phải hiểu qua
cái thực trạng quốc gia là chính trị xã hội của Ấn Độ ở thời đại Đức Phật như thế nào.
Đương nhiên, đứng trên lập trường văn minh sử của Ấn Độ mà nói đây là một vấn đề
trọng đại, khơng thể một sớm một chiều có thể nói cho tường tận được, ở đây chỉ có
thể nói một cách đơn giản, và tóm tắt những điểm quan yếu .
Ấn Độ vào thời đại đức Phật (thế kỷ thứ V trướcc Tây lịch) chia ra mười mấy nước
trong đó những nước lớn mạnh thường muốn thơn tính những nước nhỏ yếu, cho nên
tình trạng giữa các nước rất rối ren, Những nước nhược tiểu tìm đủ mọi biện pháp
chống trả để bảo vệ sự sống cịn, có khi liên minh với các nước nhỏ khác để tạo thành
liên bang cho đủ sức mạnh để đối địch lại với các cường quốc. Nhưng trong tổ chức
liên minh với các nước, nước nào có thế lực hơn thì lại giành quyền làm bá chủ, thành
thử giữa các nước nhỏ cũng lại tranh chấp nhau khơng dứt. Tình trạng Ấn Độ vào thời
kỳ này thật có nhiều điểm tương tự như tình hình Trung Hoa ở thời Xuân Thu Chiến
Quốc vậy. Đức Phật là một trong những vị đạo sự danh tiếng thời bấy giờ, cho nên
người ta không lấy làm lạ khi thấy Đức Phật cũng được hỏi ý kiến liên quan đến

những vấn đề chính trị, đắc giác ngộ an vui Niết bàn. Trong số các vấn đề ấy, đôi khi
16


Ngài đề cập đến nhân sinh, xã hội…có lẻ đây cũng chỉ đơn thuần là những quan tâm
của Ngài để làm sao Và chính vì để giải đáp những vấn đề thực tế đó mà đức Phật đã
phát biểu quan niệm chính trị của Ngài. Nhưng đặc biệt ở chổ là Đức Phật chưa bao
giờ Ngài dùng chính trị hay mượn uy danh, cậy nhờ thế lực vương quyền để truyền
đạo hay cho người khác lợi dụng giáo pháp với những mục đích chinh tri xấu xa. Sự
truyền bá chánh pháp của Ngài xuất phát từ động cơ duy nhất và cũng tha thiết nhất
đó là muốn tất cả chúng sanh thoát ly những tâm lý tham, sân, si, để sớm vuợt qua mọi
khổ đau sanh tử, chứng giúp cho mọi người có cuộc sống an lạc bằng cách này cách
khác, mà khơng phải Ngài cố tình chủ trương chính trị, để quản lý và xây dựng đất
nước một số người ngộ nhận và có cái nhìn phiến diện. thế nhưng, tuy khơng trình bày
cụ thể về các vấn đề chính trị, khơng đặt ra chủ trương chính sách như những nhà
chính khách quen thuộc khác, nhưng dù sao đi chăng nữa thì trong các kinh điển cũng
đã có khi Ngài nói những vấn đề như thế tại vì sao? Có phải chăng Ngài thấy cảnh
phân chia giai cấp bóc lột trong từng giai cấp khi máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn,
và để xóa đi giai cấp đó, cùng với làm thế nào để một thế giới bình đẳng, nhân dân an
lành giải thoát cho kiếp sống hiện tại, và chính đề tài để cho người viết nghiên cứu
cũng chính là đề tài “Chủ nghĩa nhân đạo qua lăng kính Phật giáo”
Đây là một trong những đề tài mang tính phổ qt cho tất cả quần chúng, đồng thời
nó cũng rất có giá trị trong vấn đề nghiên cứu học thuật và nó giúp cho con người
chúng ta được đào sâu tư duy và có một cái nhìn đúng đắn chân thật để thấy rằng Triết
học Chính Trị – Xã Hội đã góp phần xây dựng cho xã hội một nền tảng Đạo đức tốt
đẹp. Và nó cũng giúp cho mọi người trong xã hội có một cái nhìn về Triết học Chính
Trị – Xã Hội được sâu sắc hơn.

17



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chú thích:
[1]Democracy is people who rule the government directly.BBC History of democracy
[2] Plutarch, Plutarch's Lives, Tập 1, trang 68.
[3] Liberty and justice for some at Economist.com.
[4] a ă â b c d đ e ê g h Christiano, Tom, Democracy, Stanford Encyclopedia of
Philosophy (Spring 2015 Edition)
[5] Oxford English Dictionary: Democracy.
[6] Democracy - Definition and More from the Free Merriam-Webster Dictionary
[7] Phra Khantiphalo, Tolerance: A Study from Buddhist Source, London, Rider 1964,
p. 35- 37.
[8] Masao Abe, Man and Nature in Christianity and Buddhism, in : Frederick Franck
(Ed.) The Buddha Eye, An Anthology of the Kyoto School, New York, Crossroad,
1982, p. 152.
Sách :
1.HT.Thích Minh Châu, Tồn tập Thích Minh Châu(Kinh Trung Bộ),NXB Tổng hợp
TP.HCM,2019.
2.TS Dỗn Chính,TS Nguyễn Văn Chung,Đại cương triết học Phương Đơng ,NXB
Thanh Niên,2013.
3.TT.Thích Nhật Từ,Đề cương môn học(Dẫn nhập triết học phật giáo),HVPG VN Tại
TP.HCM.
4.Nguyên Nhật Trần Như Mai Việt dịch,Lời phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng
và Xã Hội hợp tuyển tử kinh tạng PāLi,Viện nghiên cứu phật học,NXB Hồng
Đức,2018.
Báo chí và website trên mạng:
1. Nguyên Cẩn,Đăng tải:10/06/2015,Truy cập:30/02/2021, />2.ThíchHoằngTrí,Đăngtải:19/08/2020,Truycập:30/02/2021,
/tu-tuong-binh-dang-cua-duc-phat.


18



×