Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề tài: BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở ẤN ĐỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.24 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


TIỂU LUẬN
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Đề tài:
BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở ẤN ĐỘ



MỤC LỤC
Lời mở đầu....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI..............................2
1. Một số khái niệm..................................................................................................2
2. Các thước đo đánh giá bình đẳng giới...................................................................3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA BẤT BÌNH
ĐẲNG GIỚI Ở ẤN ĐỘ................................................................................................6
1. Giới thiệu về Ấn Độ..............................................................................................6
2. Thực trạng bất bình đẳng giới trong các mặt xã hội..............................................9
3. Nguyên nhân bất bình đẳng giới ở Ấn Độ........................................................... 19
4. Hệ quả của bất bình đẳng giới gây ra cho kinh tế-xã hội....................................24
CHƯƠNG 3: CÁC NỖ LỰC CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG
GIỚI Ở ẤN ĐỘ…………........................................................................................... 28
1. Các chính sách của chính phủ............................................................................. 28
2. Các tổ chức quốc tế, phi chính phủ..................................................................... 30
3. Phong trào địi bình đẳng giới của phụ nữ Ấn Độ............................................... 32
4. Đánh giá.............................................................................................................. 33
CHƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP TỪ VIỆT NAM............................................... 34
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 38




DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
1. Hình
Hình 1: Các tầng lớp xã hội Ấn Độ...................................................................................8
2. Bảng
Bảng 1. Tỷ trọng các ngành dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp Ấn Độ..........................6
Bảng 2: Chỉ số GDI của Ấn Độ, các nước đang phát triển và trên thế giới năm 2014....10
Bảng 3: Chỉ số GEM của Ấn Độ năm 1996 và 2006........................................................ 10
Bảng 4: Tỉ lệ biết chữ giữa nam và nữ trên 7 tuổi ở Ấn Độ từ 1981-2015.......................11
Bảng 5: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở nữ giới và nam giới từ 2000 – 2014..........13
3. Biểu đồ
Biểu đồ 1: Biểu đồ tỷ lệ nhập học giữa nam và nữ ở Ấn Độ (% ) năm 2011……………...12
Biểu đồ 2. Chênh lệch trong vai trò quản lý của nữ giới so với nam giới Ấn Độ ………...15
Biểu đồ 3: Bất bình đẳng trong thu nhập ở Ấn Độ (2007 - 2013) ………………………….16

Biểu đồ 4: Tỷ lệ phụ nữ trong hạ viện Lok Sabha, Ấn Độ (1952-2014)……………………
18


1|Nhóm 10

Lời mở đầu
Cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái đã có nhiều thay đổi trong ¼ thế kỷ qua. Phụ
nữ hiện chiếm hơn 40% lực lượng lao động toàn cầu. Tuy nhiên, ở một số khu vực, tốc độ
tiến bộ về bình đẳng giới cịn hạn chế. Phụ nữ vẫn có mức thu nhập và năng suất lao
động, cũng như có tiếng nói thấp hơn trong xã hội. Sự tồn tại dai dẳng của vấn đề bình
đẳng giới là vấn đề nhức nhối cần quan tâm, trong q trình hoạch định chính sách tăng
cường bình đẳng giới cũng như cải thiện các mục tiêu phát triển khác. Phát triển kinh tế
là khơng đủ để xóa bỏ mọi tình trạng bất bình đẳng giới – vì vậy, cần sử dụng hợp lý

những chính sách bổ sung khác.
Ấn Độ là một trong những quốc gia, mà ở đó hiện tượng bất bỉnh đẳng vẫn đang
diễn ra theo chiều hướng tiêu cực; đi ngược lại xu thế của toàn cầu. Bây giờ, nhắc tới Ấn
Độ là người nghe khơng cịn nghĩ tới Cung điện Taj Mahal, hay Lãnh tụ Ghandi nữa mà
ngay lập tức là những cụm từ "hiếp dâm, nữ quyền bị xâm hại". Theo thống kê, tại Ấn
Độ, cứ 22 phút lại có một vụ hiếp dâm, tỉ lệ hiếp dâm ở thủ đô New Delhi là cao nhất, bởi
vậy, thủ đơ này cịn có tên gọi khác là "thủ đô hiếp dâm". Nạn hãm hiếp phụ nữ tại Ấn Độ
thường xuyên xảy ra, kể cả các đối với các du khách Tây phương đến Ấn Độ. Và điều
ngạc nhiên đối với thế giới bên ngoài là cảnh sát và chính quyền rất thờ ơ đối với các vụ
hãm hiếp. Với những tính chất nghiêm trọng đặc biệt của vấn đề bất bình đẳng giới ở
quốc gia này, nhóm 10 quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Bất bình đẳng giới ở Ấn Độ”
để hiểu rõ hơn về thực trạng, nguyên nhân và tìm ra hướng đi giải quyết vấn đề này.
Nhóm 10 xin được chân thành cảm ơn ThS. Hoàng Bảo Trâm đã hướng dẫn và giúp đỡ
nhóm 10 hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do khả năng còn hạn chế nên trong q trình tìm
hiểu khơng thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy nhóm rất mong nhận được sự góp ý của
cơ cùng các bạn. Nhóm 10 xin chân thành cảm ơn!


2|Nhóm 10

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
1. Một số khái niệm
 Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xa hội và những hành vi
liên quan đến nam và nữ. Nó được coi là phạm trù xã hội có vai trò quyết định chủ

yếu đến cơ hội cuộc sống của con người, xác định vai trò của họ trong xã hội và nền
kinh tế.
 Vai trò giới: Là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong muốn phụ nữ và
nam giới thực hiện. Đó là các hành vi cụ thể, các công việc cụ thể mà xã hội trông chờ

ở mỗi người với tư cách là phụ nữ hay nam giới, như vai trị sản xuất, ni dưỡng con
cái, vai trò sinh sản, vai trò tham gia các cơng việc của cộng đồng. Vai trị giới liên
quan đến những công việc nữ giới và nam giới được mong đợi phải thực hiện và cách
thức nữ giới và nam giới đối xử với nhau.
 Bình đẳng: là sự bằng nhau. Bình đẳng xã hội là sự ngang bằng nhau giữa các cá
nhân hay nhóm xã hội về một hay một số phương diện xã hội nào đó. Thí dụ: sự
nganng bằng nhau về những quyền và nghĩa vụ công dân, về địa vị xã hội, về khả năng,
cơ hội, mức độ thỏa mãn những nhu cầu cụ thể nhất định trong các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, tinh thần,... Bình đẳng xã hội khơng loại trừ sự khác nhau về giới
tính, lứa tuổi, chủng tộc, màu da. Đó là sự khác nhau về mặt sinh học tự nhiên, chứ
không phải là sự khác nhau về mặt xã hội.
 Bình đẳng giới: là việc nam, nữ có vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo điều kiện
và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và
thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới khơng có nghĩa
và khơng địi hỏi số lượng phụ nữ và nam giới tham gia vào các hoạt động phải ngang
bằng nhau mà bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới trẻ em gái và trẻ em trai
phải có cơ hội ngang nhau trong việc sử dụng các quyền của họ.Và vì thế bình đẳng
giới địi hỏi các chương trình phát triển các dịch vụ công và các dịch vụ xã hội phải
được thiết kế sao cho đáp ứng được các nhu cầu nhiều mặt phù hợp với mức độ ưu tiên


3|Nhóm 10

khác nhau của phụ nữ và nam giới. Nếu làm được việc này thì sự phát triển kinh tế xã
hội sẽ dẫn tới sự công bằng trong việc hưởng thụ các thành quả và mở ra cơ hội như
nhau cho phụ nữ và nam giới trong việc phát huy các tiềm năng của cá nhân họ.
 Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ
hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi
từ sự phát triển của gia đình, của đất nước. Nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối
xử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các

nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Các dạng tồn tại bất bình đẳng giới như: Gánh nặng công việc, sự phân
biệt đối xử, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến dập khn và bạo lực
trên cơ sở giới tính. Mục tiêu bình đẳng giới nói chung vừa là vấn đề quyền con người
vừa là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển cơng bằng và hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên
cứu về tình trạng bất bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc hướng
tới sự bình đẳng trong xã hội mà cịn góp phàn tìm kiếm các biện pháp để nâng cao
hiệu quả và hiệu lực của tăng trưởng kinh tế xã hội.
2.

Các thước đo đánh giá bình đẳng giới.
2.1. Chỉ số phát triển giới (Gender- related Development Index = GDI)
GDI là thước đo sự chênh lệch về các thành tựu đạt được giữa hai giới nam và nữ.

Chỉ số GDI được UNDP đưa ra và xây dựng cách tính tốn từ năm 1995.
GDI= 1/3 (ITT + IGD + ITN )
Trong đó: ITT là chỉ số phân bổ cơng bằng về tuổi thọ trung bình.
IGD là chỉ số phân bổ công bằng về giáo dục.
ITN là chỉ số phân bổ công bằng về thu nhập.
Cũng như chỉ số HDI, GDI nhận giá trị từ 0 đến 1, giá trị càng tiến tới 0 thì mức
độ chênh lệch giữa 2 giới càng lớn và ngược lại. Về cơ bản GDI vẫn dựa trên những số
liệu của HDI nhưng có tính đến sự can thiệp của yếu tố giới để qua đó đánh giá trình


4|Nhóm 10

độ phát triển giới của mỗi quốc gia. Sự khác biệt so với HDI là ở chỗ chỉ số GDI điều
chỉnh mức độ đạt được của mỗi quốc gia về tuổi thọ, học vấn và thu nhập cùng với
mức độ đạt được của nam giới và nữ giới (UNDP, 1995). Do bất bình đẳng giới có mặt
ở hầu hết các nước nên chỉ số GDI thường thấp hơn so với HDI.

Về mặt đo lường, việc đưa ra chỉ số GDI khơng u cầu sự tính tốn phức tạp và
cũng khơng cần đo đạc thêm số liệu mà hồn tồn dựa trên các kết quả thống kê về
HDI nhưng có sự tính tốn tách biệt cho hai giới. Chính vì vậy có người đã gọi GDI là
một biến thể khác của HDI, có ý nghĩa bổ sung chứ khơng hề mâu thuẫn với HDI. Chỉ
số GDI giảm xuống khi mức độ đạt được của cả nam giới và nữ giới giảm xuống hoặc
khi sự chênh lệch về những gì đạt được của nam và nữ tăng lên. Sự chênh lệch về
những khả năng cơ bản giữa nam và nữ càng tăng thì chỉ số GDI càng thấp khi so sánh
với HDI.
Hiện nay, nhu cầu đối với việc tính tốn chỉ số phát triển giới (GDI) ngày càng
trở nên rõ ràng. Việc sử dụng GDI trong đánh giá của các tổ chức của Liên Hợp Quốc
về mức thang phát triển của mỗi quốc gia khu vực hiện nay đã trở nên phổ biến. Mặc
dù hồn tồn dựa trên cách tính tính toán của HDI nhưng trong một số trường hợp GDI
đã thay thế HDI trong các đánh giá phát triển liên quan tới yếu tố giới.
2.2. Chỉ số vai trò giới (Gender Empowerment Measure = GEM)
GEM được dùng để đo lường sự đóng góp của phụ nữ và nam giới trong lĩnh vực
hoạt động chính trị và kinh tế. Để tính tốn chỉ số vai trị giới cần có 3 nhóm chỉ tiêu
sau:
 Các chỉ tiêu phản ánh sự tham gia hoạt động kinh tế và quyền thông qua các
quyết định quản lý trong lĩnh vực kinh tế.


Tỷ lệ % phụ nữ và nam giới giữ các chức vụ hành chính và cán bộ quản.



Tỷ lệ % phụ nữ và nam giới chia theo nghề nghiệp và trình độ kỹ thuật.

 Chỉ tiêu phản ánh sự tham gia hoạt động chính trị và hoạt động chính sách
được thể hiện qua tỷ lệ phụ nữ và nam giới trong quốc hội.



5|Nhóm 10

 Các chỉ tiêu về dân số và lao động

Tỷ lệ % dân số nam và nữ.


Tỷ lệ nam - nữ hoạt động kinh tế.

Chỉ số đo lường mức độ trao quyền về giới xem xét phụ nữ và nam giới có thể
tham gia tích cực như thế nào vào đời sống kinh tế chính trị và q trình ra quyết định.
Nếu chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI) tập trung vào việc mở rộng khả năng thì
chỉ số đo lường mức độ trao quyền về giới (GEM) quan tâm tới việc sử dụng những
khả năng đó để đem lại lợi ích về các cơ hội của họ trong đời sống xã hội. GEM cố
gắng đánh giá xem phụ nữ được trao quyền hay được giải phóng như thế nào để tham
gia vào những lĩnh vực khác nhau của đời sống chung trong mối tương quan với nam
giới. Nhưng do sự hạn chế về số liệu nên tiếc rằng chỉ số này không đo lường được sự
trao quyền ở một số lĩnh vực khác, ví dụ như trong đời sống hộ gia đình, cộng đồng và
ở các khu vực nông thôn.
Các nghiên cứu của UNDP về GDI và GEM của các nước đã chỉ ra rằng:
- Sự bình đẳng về giới cao hơn trong phát triển con người không phụ thuộc vào
mức thu nhập hoặc giai đoạn phát triển.
- Thu nhập cao không phải là điểu kiện tiên quyết để tạo ra các cơ hội cho phụ
nữ.
- Trong những thập niên qua, tuy đã có những tiến bộ vượt bậc về sự bình đẳng
giới nhưng sự phân biệt giới vẫn phổ biến trong mọi mặt của cuộc sống và ở các nước
trên thế giới.
Vì vậy, bình đẳng giới được coi là vấn đề trung tâm của phát triển, là mục tiêu
của phát triển, đồng thời cũng là một yếu tố để nâng cao khả năng tăng trưởng của

quốc gia và xóa đói giảm nghèo.


6|Nhóm 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG
GIỚI Ở ẤN ĐỘ
1. Giới thiệu về Ấn Độ
1.1. Đặc điểm kinh tế
Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ 7 thế giới xét theo GDP danh nghĩa (năm 2016) và lớn
thứ 3 thế giới xét theo sức mua tương đương (PPP). Nền kinh tế Ấn Độ khá đa dạng
các ngành và lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, dệt, chế tạo, dịch
vụ. Dù 2/3 lực lượng lao động Ấn Độ vẫn trực tiếp hay gián tiếp sống bằng nghề nông
nhưng dịch vụ là một lĩnh vực đang tăng trưởng và hiện đang đóng góp vai trò ngày
càng quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ. Kể từ khi bắt đầu cải cách kinh tế vào năm
1991, thay vì đi theo mơ hình cổ điển ở châu Á là tập trung lao động phục vụ xuất
khẩu, sản xuất hàng hóa gia cơng rẻ mạt cho phương Tây, nước này đã hướng đến thị
trường nội địa hơn là thị trường xuất khẩu, đến tiêu thụ nội địa hơn là thu hút đầu tư
nước ngoài, đến dịch vụ hơn là công nghiệp, đến kỹ thuật cao hơn là gia công với tay
nghề thấp.
Cơ cấu kinh tế của Ấn Độ tương tự một số nước phát triển. Nếu như năm 1980, tỷ
trọng của các ngành dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp trong GDP lần lượt là: 36,6%,
24,5% và 38,9% thì tới năm 2014, các tỷ trọng tương ứng là: 51%, 32% và 17%.
( nguồn Vietstock.vn)
Bảng 1. Tỷ trọng các ngành dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp Ấn Độ năm 1908
và 2014
Ngành
Năm

Dịch vụ


Công nghiệp

Nông nghiệp

1980

36,6% GDP

24,5% GDP

38,9% GDP

2014

51% GDP

32% GDP

17% GDP


7|Nhóm 10

Mơ hình tăng trưởng trên đây đã đem lại sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ
trong thời gian qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 7% trong suốt hai
thập kỷ. GDP của Ấn Độ năm 2014 đã đạt trên 2.000 tỷ (nếu tính theo cân bằng sức
mua là 8.000 tỷ USD).
Tuy nhiên, đất nước đông dân thứ hai thế giới đang đứng trước một số thách
thức. Nền kinh tế không thể tăng tốc bứt phá, thậm chí có biểu hiện chậm lại do khơng

khai thác được các thế mạnh của mình. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ chỉ
đạt 6,6% và năm 2013 chỉ còn 5,1%.
Các nhà lãnh đạo mới của Ấn Độ bắt đầu nhận thấy cần phải chú trọng phát
triển ngành gia công chế tạo. Từ khi lên cầm quyền tháng 4/2015, Thủ tướng Ấn Độ
Narendra Modi đã phát động nhiều chiến dịch như “Made in India” (Sản xuất tại Ấn
Độ), “Skill India” (Kỹ năng Ấn Độ), “Digital India” (Số hóa Ấn Độ)… nhằm thu hút
đầu tư nước ngồi vào ngành chế tạo, và khai thác nguồn nhân lực dồi dào trong nước.
Chính phủ đề ra mục tiêu tăng hơn nữa tỷ trọng của ngành chế tạo và tạo ra 100 triệu
việc làm mới vào năm 2022.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm tài
khóa 2015 - 2016 sẽ ở mức 7,4%. Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) vừa mới hạ
thấp dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 3% trong năm 2015, nhưng vẫn dự
báo kinh tế Ấn Độ tăng trưởng ở mức 7,2% với nhận định quốc gia này “sẽ là nền kinh
tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong vòng hai năm tới”.
1.2. Đặc điểm văn hóa xã hội
 Văn hố: Ấn Độ là một đất nước có nền văn hố lâu đời. Lịch sử văn hóa Ấn
Độ kéo dài hơn 4.500 năm. Trong thời kỳ Vệ Đà (1700 – 500 TCN), các nền tảng của
triết học, thần thoại, văn học Ấn Độ giáo được hình thành. Ngồi ra cịn có sự hình
thành của nhiều đức tin và chúng vẫn tồn tại cho đến ngày nay, ví dụ như Dharma,
Karma, Yoga và Moksha. Ấn Độ có sự đa dạng về mặt tơn giáo, trong đó có Ấn Độ
giáo, Sikh giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, và Jaina giáo. Ấn Độ giáo là tôn giáo chiếm ưu


8|Nhóm 10

thế, được định hình thơng qua nhiều trường phái mang tính lịch sử về tư tưởng. Ấn Độ
cịn là miền đất của hội chợ và những lễ hội truyền thống, ít nhất ngày nào trong năm
cũng đều có hội chợ. Hội chợ và lễ hội đã làm phong phú thêm cho sắc màu đời sống
xã hội của người dân Ấn Độ. Một số hội chợ và lễ hội quan trọng: Hội chợ Pushkar ở
Rajasthan, Hội chợ hàng thủ công Mela ở Surajkund, v.v.

• Xã hội: Xã hội truyền thống Ấn
Độ được xác định theo đẳng cấp xã
hội, hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ là
hiện thân của nhiều xếp tầng xã hội.
Xã hội Ấn được chia thành 4 giai cấp:
giai cấp cao nhất là “Brahmins” gồm
các tư tế, người trí thức, các nhà chú
truyền đạo; giai cấp thứ hai là
“Kshatriyas” gồm các nhà lãnh đạo
quân sự, các chiến sĩ tức giới thượng
lưu quân sự; giai cấp thứ ba là
Hình 1: Các tầng lớp xã hội Ấn Độ

“Vaishyas” gồm các thương gia, các
nông dân và các người chăn nuôi súc

vật; giai cấp thứ tư là “Kshudras” gồm những người làm thủ công nghệ, đầy tớ và công
nhân thợ thuyền. Thấp nhất trong bậc thang xã hội là các người “ngoài giai cấp”
thường được gọi là những người “paria” hay “không thể đụng tới”, vì các cơng việc ơ
uế và hèn hạ họ làm như thu dọn vệ sinh, chùi rửa cầu tiêu và chôn người chết, hay
những người đã vi phạm các luật lệ và mất các quyền xã hội và tôn giáo như thành
phần của các giai cấp khác. Ngày nay những người “paria” này thích tự định nghĩa họ
là “dalit” – “những người bị áp bức”.


9|Nhóm 10

Tuy trên lý thuyết việc phân chia giai cấp đã chính thức được hủy bỏ, nhưng
trên thực tế, trong tiềm thức và cung cách hành xử của người dân Ấn, việc phân chia và
kỳ thị giai cấp vẫn tiếp tục hiện diện và đè nặng trên cuộc sống của các giai cấp thấp

kém hơn.
Phân biệt giới tính vẫn cịn là một vấn nạn ở Ấn Độ. Theo truyền thống Ấn Độ,
nữ giới thường bị coi là thấp kém hơn nam giới. Với nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp, đàn ông thường được cho là người lao động tốt hơn.
Tại Ấn Độ, những phụ nữ đã lập gia đình phải đối mặt với sức ép cực kỳ to lớn
là sinh con trai để nối dõi tông đường, làm trụ cột trong gia đình cũng như chăm sóc
cha mẹ già. Người con trai là một tài sản quý của gia đình. Trong hơn nhân, ngồi số
của hồi mơn mà nhà cô dâu mang tới, con trai là chủ gia đình và duy trì danh tiếng của
dịng họ. Con trai cũng được thừa kế gia sản và được coi là người phụng dưỡng cha mẹ
khi về già. Quan niệm trọng nam khinh nữ, trao đặc quyền nối dõi huyết thống và kế
thừa gia sản cho con trai vẫn ăn sâu bám rễ trong xã hội Ấn Độ.
2. Thực trạng bất bình đẳng giới trong các mặt xã hội
Bất bình đẳng giới ở Ấn Độ hiện nay đang là một trong những vấn đề đáng báo
động nhất. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới, Ấn Độ đứng thứ 114 trên tổng
số 142 quốc gia trên thế giới về bất bình đẳng giới. Năm 2014, theo Báo cáo Phát triển
con người của UNDP, Ấn Độ có chỉ số phát triển giới GDI thuộc nhóm nước có sự
chênh lệch về phát triển giữa hai giới cao nhất, với giá trị 0,795, rất thấp so với giá trị
GDI trung bình ở nhóm nước đang phát triển (0,899) và trung bình thế giới (0,924).
Điều này chứng tỏ có sự khác biệt khá lớn trong trình độ phát triển ở 2 giới tại Ấn Độ,
cụ thể chỉ số HDI tính cho nữ giới là 0,525 thấp hơn so với nam giới là 0,66. Trong đó,
chênh lệch về tuổi thọ trung bình và số năm đi học ước tính giữa nam và nữ là không
đáng kể, tuy nhiên sự chênh lệch về số năm đi học trung bình và thu nhập bình quân là
rất lớn. Cụ thể, năm 2014, số năm học trung bình ở nữ giới chỉ là 3,6 năm, bằng ½ so
với nam giới là 7,2 năm, khoảng cách về thu nhập trung bình giữa 2 giới tại Ấn Độ cịn
lớn hơn với 2.116 USD/năm ở nữ giới và 8,656 USD ở nam giới.


10 | N h ó m 1 0

Bảng 2: Chỉ số GDI của Ấn Độ, các nước đang phát triển và trên thế giới năm 2014

India

Developing
countries

World

0.795

0.899

0.924

Female

0.525

0.617

0.670

Male

0.660

0.686

0.725

Life expectancy at birth

(years)

Female
Male

69.5
66.6

71.7
68.0

73.7
69.5

Expected years of schooling
(years)

Female
Male

11.3
11.8

11.6
11.9

12.2
12.4

Mean years of schooling

(years)
Estimated gross national
income per capita
(2011 PPP $)

Female
Male
Female

3.6
7.2
2,116

5.4
7.3
5,926

6.2
7.9
10,296

Male

8,656

12,178

18,373

GDI

HDI

Nguồn: UNDP
Về chỉ số vai trò giới, năm 2006 chỉ số GEM của Ấn Độ là 0,497. Chỉ số phân
bổ đồng đều về đại biểu quốc hội là 0,625, về tham gia kinh tế là 0,546 và về nắm giữ
các nguồn lực kinh tế là 0,319. Như vậy, mức độ trao quyền cho phụ nữ trong đời sống
chính trị, kinh tế và xã hội còn khá thấp, phụ nữ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi.
Bảng 3: Chỉ số GEM của Ấn Độ năm 1996 và 2006

Nguồn: Báo cáo Phát triển con người năm 2009, UNDP
Những con số này chứng minh rằng vấn đề bất bình đẳng giới ở Ấn Độ khơng
chỉ diễn ra trên một khía cạnh mà tồn bộ các phương diện của xã hội, đặc biệt trong
giáo dục, lao động và chính trị.


11 | N h ó m 1 0

2.1. Bất bình đẳng trong giáo dục
Giảm thiểu tối đa khoảng cách giới tính trong giáo dục là một trong những nhân
tố mang tính chất quyết định trên con đường đạt đến bình đẳng giới, nhằm nâng cao vị
thế và quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội Ấn Độ. Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề này, xóa bỏ bất bình đẳng trong giáo dục là một trong tám mục tiêu phát
triển thiên niên kỉ do UNDP đưa ra.
Mặc dù chính phủ Ấn Độ đã thể hiện sự quyết tâm trong việc giải quyết vấn đề
bất bình đẳng giới tính trong giáo dục, khoảng cách giới tính trong trường học vẫn
chưa được cải thiện một cách rõ rệt, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Hiện nay, Ấn Độ là
một trong những nước châu Á có tỉ lệ biết chữ thấp nhất, chỉ 2/3 trẻ em gái và 3/4 trẻ
em trai từ 6-17 tuổi được đến trường. Sự phân biệt giới tính trong giáo dục ở Ấn Độ có
sự khác nhau theo vùng miền, độ tuổi và kinh tế của gia đình.
Bảng 4: Tỉ lệ biết chữ giữa nam và nữ trên 7 tuổi ở Ấn Độ từ 1981-2015

Đơn vị: %
Census year

Males

Females

1981

56.4

29.8

1991

64.1

39.3

2001

75.3

53.7

2011

80.9

64.6


2015

83.8

67.1

Nguồn: Census of India
Tỉ lệ biết chữ là một chỉ số cơ bản phản ánh mức độ giáo dục của một quốc gia.
Theo số liệu trên, khoảng cách tỉ lệ biết chữ ở nam và nữ trên 7 tuổi ở Ấn Độ ngày
càng giảm dần. Năm 1981 tỉ lệ đàn ông biết chữ gần gấp đôi phụ nữ (nam: 56.4%, nữ:
29.8%) thì đến năm 2015 khoảng cách này chỉ còn 16.7%. Tuy nhiên khoảng cách này
vẫn cao so với nức trung bình trên thế giới những giai đoạn gần đây vào khoảng 10%
(theo World Economic Forum).


12 | N h ó m 1 0

Theo một nghiên cứu về giáo dục được thực hiện bởi Văn phòng điều tra Quốc
gia Ấn Độ vào thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2014, tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi
trên 7 tuổi cả nước là 75%. Tại các khu vực nơng thơn, đó là 71% so với 86% ở khu
vực thành thị.
Biểu đồ 1: Biểu đồ tỷ lệ nhập học giữa nam và nữ ở Ấn Độ (% ) năm 2011

Tỉ lệ đăng kí học cấp 2 và cấp 3 của bé trai luôn cao hơn tỉ lệ nhập học của bé
gái, dao động từ 6% đến 10% bất kể ở tầng lớp/bộ lạc thuộc chính sách hay khơng
thuộc chính sách. Năm 2011, ở tầng lớp thuộc chính sách có 54.52% bé trai đăng kí
học trong khi chỉ 48.86% bé gái. Ở tầng lớp khơng thuộc chính sách, chênh lệch tỉ lệ
này của nam và nữ ít hơn (chỉ 6.32%). Xét trung bình cả 2 loại tầng lớp/ bộ lạc thì tỉ lệ
đăng kí học cấp 2 và cấp 3 của bé trai và bé gái lần lượt là 52.39% và 45.86%.

Chênh lệch trình độ giáo dục giữa nam và nữ của Ấn Độ cịn có thể dễ dàng nhận
ra qua thống kê học vị. Theo , với trình độ tốt nghiệp THPT
thì tại các khu vực nông thôn, năm 2015 gần 4.5% nam giới và 2.2% nữ giới hồn
thành trình độ học vấn tốt nghiệp, trong khi ở các khu đô thị 17% nam giới và 13% nữ
giới hồn thành cấp học này. Ở những trình độ càng cao, khoảng cách này càng rõ rệt.
Đặc biệt ở trình độ hậu tiến sĩ (Post Doctoral) thì tỉ lệ số nam hơn số nữ đạt học vị này
lên tới 180.6%.


13 | N h ó m 1 0

2.2. Bất bình đẳng trong lực lượng lao động
Bên cạnh giáo dục, việc làm cũng là một trong những nhân tố mang lại quyền
lợi và tiếng nói cho phụ nữ ở Ấn Độ. Có một cơng việc ổn định sẽ giúp người phụ nữ
Ấn Độ có được sự tự chủ về kinh tế, vị thế trong xã hội. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay
chỉ ra rằng phụ nữ Ấn Độ đang phải đối mặt với sự bất bình đẳng trong lực lượng lao
động trên nhiều phương diện.
Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ Ấn Độ rất thấp. Phụ nữ
chiếm gần 1/2 dân số Ấn Độ, nhưng chỉ 1/3 trong số đó tham gia vào lực lượng lao
động và chỉ đóng góp 17% vào tổng sản phẩm quốc nội (theo Báo cáo nghiên cứu
MGI), thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đóng góp trung bình vào GDP của phụ nữ trên thế
giới là 37%. Theo số liệu từ World Bank, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động ở nữ
giới Ấn Độ rất thấp so với nam giới, năm 2014, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở nữ
giới là 27%, trong khi nam giới là 79.9%. Xét theo khu vực thành thị và nông thôn,
trong tổng số nữ giới đang trong độ tuổi lao động, chỉ có 21% nữ giới tham gia vào lực
lượng lao động ở khu vực thành thị và 36% ở nông thôn, nếu so với 76% ở thành thị và
81% ở nông thôn của nam giới, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở nữ giới chỉ chiếm
1/3. Ngoài ra, tỷ lệ tham gia lao động ở nữ giới của đất nước này đang có xu hướng
giảm, từ 36.9% năm 2005 xuống còn 27% năm 2014.
Bảng 5: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở nữ giới và nam giới từ 2000 – 2014

100,00

82,80

83,00

83,20

82,80

81,80

33,90

35,10

36,30

35,10

31,80

80,80

79,90

79,90

28,60


26,90

27,00

80,00
60,00
40,00
20,00
0,00

2000

2002

2004

2006

2008

2010

2012

2014

Labor force participation rate, female (% of female population ages 15+)
Labor force participation rate, male (% of male population ages 15+)

Nguồn: World Bank



14 | N h ó m 1 0

Xét theo cơ cấu ngành, lao động nữ ở Ấn Độ thường làm việc ở những ngành có
năng suất thấp và khơng có trợ cấp xã hội. 75% lao động nữ làm việc ở khu vực nông
nghiệp, chủ yếu thuộc khu vực năng suất hạn chế và trả lương thấp. Chỉ có một lượng
nhỏ phụ nữ được làm việc trong khu vực kinh tế hiện đại, được trả lương cao và được
hưởng các khoản trợ cấp lao động như lương hưu, nghỉ thai sản. Chỉ 0,08% phụ nữ Ấn
Độ làm việc ở những ngành nghề yêu cầu kĩ thuật, với năng suất lao động tối đa và
mức lương cao, đối với nam giới thì tỉ lệ này cao gấp 4 lần. Ở những ngành nghề liên
quan đến vận tải thông tin và cũng là khu vực được trả lương cao, chỉ có 0,43% lực
lượng lao động nữ được làm việc trong khu vực này, trong khi đó với nam giới là hơn
6%. Những công việc cộng đồng ở Ấn Độ đảm bảo được mức lương ổn định và đem
lại cơng ích cho xã hội, tuy nhiên cũng chỉ 16% việc làm trong khu vực này là thuộc về
nữ giới. Chỉ có 11% nữ giới so với 19% nam giới có những cơng việc thông thường.
Hầu hết phụ nữ đều làm các công việc trong khu vực khơng chính thức.
Cơ hội tìm kiếm việc làm của phụ nữ Ấn Độ cũng khá thấp so với nam giới. Tỉ
lệ thất nghiệp của cả nam giới và nữ giới ở vùng nông thôn là 2%, tuy nhiên ở vùng
thành phố, tỉ lệ này có sự chênh lệch lớn, tương ứng là 7% nữ giới so với 4% đối với
nam giới. Những nghiên cứu về tình trạng lao động ở Ấn Độ chỉ ra rằng, phụ nữ Ấn Độ
thường bị bó buộc nhiều bởi hơn nhân, chăm sóc gia đình và con cái nên tỉ lệ phụ nữ có
việc làm ở đất nước này bị hạn chế rất nhiều. Khảo sát cho thấy, phụ nữ độc thân, ly
hơn hoặc góa phụ sẽ có cơ hội nhiều hơn để tham gia vào lực lượng lao động. Còn với
đàn ông, không có nhiều sự khác biệt về khả năng có việc làm. Ở vùng nơng thơn, đa
số việc làm đều liên quan đến nông nghiệp, những công việc không địi hỏi trình độ
học vấn hay kĩ thuật cao, cho nên người phụ nữ có nhiều cơ hội có việc làm hơn.
Ngược lại, ở vùng thành thị, do định kiến xã hội và sự bất bình đẳng, người phụ nữ
ln bị đánh giá thấp và không được ưu tiên tham gia vào lực lượng lao động tại các
ngành nghề yêu cầu trình độ cao. Theo NHFS-3 tỉ lệ phụ nữ có việc làm tại bất cứ thời

điểm nào trong vịng 12 tháng biến động từ 23% ở Delhi, 25% ở Punjab, 28% ở


15 | N h ó m 1 0

Haryana cho đến 64% tại Manipur, 69% tại Chhattisgarh, và cao nhất là 73% tại
Arunachal Pradesh.
Vai trò của phụ nữ tại nơi làm việc cũng khơng được đề cao, phụ nữ ít được
tham gia vào những vị trí quản lý cấp cao và có quyền ra quyết định: chỉ có 7.7% cổ
phần cơng ty được nắm giữ bởi nữ giới, 54% tổng số cơng ty khơng có phụ nữ nằm
trong hội đồng quản trị. Số lượng nữ giới ở vị trí từ cấp quản lý trở lên thấp hơn 1/3 số
lượng nam giới.
Biểu đồ 2. Chênh lệch trong vai trò quản lý của nữ giới so với nam giới Ấn Độ

Nguồn: />Không chỉ thế, bất bình đẳng giới cịn thể hiện rõ nét ở chênh lệch thu nhập
giữa nam giới và nữ giới của đất nước này. Bất bình đẳng trong thu nhập giữa nam
giới và nữ giới đã kéo dài trong nhiều năm và đang có xu hướng giảm dần, tuy nhiên,
mức độ chênh lệch tiền công giữa lao động nam và lao động nữ vẫn đang rất lớn, thu
nhập trung bình của lao động nữ thấp hơn 24.81% so với nam giới, năm 2013. Với
cùng công việc như nhau, mức lương trung bình mà lao động nữ được trả là 207.85
Rupees một giờ, trong khi với nam giới là 288.68 Rupees. Theo một báo cáo của World
Economics Forum, trong khu vực doanh nghiệp ở Ấn Độ, phụ nữ chỉ được trả công
bằng 1/3 so với nam giới ở cùng 1 vị trí cơng việc. Bên cạnh đó, khoảng cách thu nhập
giữa lao động nam và nữ tăng lên theo sự gia tăng của trình độ học vấn. Với những lao
động nam và nữ chỉ hoàn thành giáo dục ở bậc trung học, lao động nữ có mức lương
thấp hơn 10.34% so với nam giới, con số này tăng lên khoảng 30% đối với lao động
hoàn thành bậc đại học, và 46% với những lao động có trình độ trên đại học.


16 | N h ó m 1 0


Biểu đồ 3: Bất bình đẳng trong thu nhập ở
Ấn Độ (2007 - 2013)

Phụ nữ ở Ấn Độ khơng chỉ chịu thiệt
thịi ở những cơng việc có thu nhập thấp, mà
cịn cả ở những cơng việc khơng có thu nhập.
Phụ nữ Ấn Độ tham gia các công việc không
được trả lương gấp 10 lần nam giới, trong đó
¾ cơng việc khơng có thu nhập là việc nhà
(như nấu ăn, dọn dẹp) và chăm sóc (như
chăm sóc trẻ em, người ốm và người già) tại
gia đình. Thời gian dành cho các cơng việc
này của phụ nữ gấp 3 lần so với đàn ơng. Dù
đóng vai trò quan trọng đối với phát triển con người nhưng cơng việc chăm sóc thường
khơng được thừa nhận. Một phần là bởi cơng việc này khơng có thu nhập nên không
được phản ánh trong các chỉ số kinh tế như GDP. Nếu các công việc này được định giá
như các cơng việc khác, nó có thể đóng góp 39% GDP ở Ấn Độ (theo Báo cáo phát
triển con người năm 2015). Do phải đảm nhiệm phần lớn công việc chăm sóc, phụ nữ
có ít thời gian tham gia các hoạt động khác hơn nam giới, trong đó bao gồm việc làm
có thu nhập và giáo dục. Khi phụ nữ khơng cịn sự lựa chọn nào khác và phải ưu tiên
đảm nhận cơng việc chăm sóc khơng có thu nhập và đứng ngoài lực lượng lao động, họ
phải hy sinh rất nhiều, có thể là cả cơ hội để nâng cao năng lực của mình trong cơng
việc. Họ cũng mất đi cơ hội độc lập về kinh tế.
2.3. Bất bình đẳng giới trong vị thế chính trị
Có thể nói, vấn đề bất bình đẳng giới ở Ấn Độ xảy ra trên mọi phương diện của
quốc gia này, trở thành nỗi bức bối khiến cả thế giới phải quan tâm. Một trong những
phương diện bất bình đẳng khiến phụ nữ khơng được hưởng những đặc quyền chính
đáng, khơng có tiếng nói với xã hội, đó là bất bình đẳng trong chính trị.
Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân




×