Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.66 KB, 3 trang )
Thước đo hiệu quả quản trị nguồn nhân lực
Các vấn đề nói trên sẽ được lượng hóa thành các chỉ số. Trong đó, các chỉ số tuyển
dụng sẽ giúp doanh nghiệp định lượng kết quả làm việc của các nhân viên mới,
ảnh hưởng của một nhân viên mới có chất lượng kém đối với kết quả hoạt động
của doanh nghiệp, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao và hiệu quả của việc đầu tư cho
tuyển dụng nhân sự mới. Các chỉ số phân bổ nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp
đánh giá chi phí đầu tư cho một nhân viên mới, hiệu quả của việc tuyển dụng và
chi phí thay thế một nhân viên.
Các chỉ số về lòng trung thành của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp định lượng tỷ
lệ nhân viên nghỉ việc, thời gian làm việc trung bình của nhân viên và giá trị của
các nhân viên hiện tại. Các chỉ số về đào tạo và phát triển giúp doanh nghiệp đo
lường thời gian và chi phí đầu tư cho các hoạt động đào tạo và hiệu quả của các
hoạt động này đối với việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Bốn nhóm
chỉ số trên được CoreCentive liệt kê thành 13 chỉ số dưới đây.
1. Tỷ lệ nhân viên vắng mặt. Chỉ số này cho biết số ngày nhân viên không đi làm
và có thể được xem là một thước đo đánh giá sự thỏa mãn của nhân viên trong
công việc. Công thức tính: Số ngày vắng mặt trong tháng của nhân viên / (Số nhân
viên trung bình trong tháng x Số ngày làm việc trung bình của tháng).
2. Chi phí phúc lợi. Giúp xác định chi phí các gói phúc lợi đầu tư cho nhân viên.
Công thức tính: Tổng chi phí phúc lợi cho nhân viên / Tổng số nhân viên.
3. Tỷ lệ phúc lợi trên lương. Xác định tỷ lệ phần trăm của chi phí phúc lợi so với
chi phí lương. Được tính như sau: Chi phí phúc lợi hằng năm / Chi phí lương hằng
năm.
4. Chi phí cho một nhân viên mới. Xác định chi phí đầu tư cho một nhân viên mới.
Cách tính: Chi phí tuyển dụng / (Chi phí đền bù + Chi phí phúc lợi).