Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN phương pháp giải bài tập phả hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 34 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên sáng kiến
Phương pháp giải bài tập phả hệ
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu)
2.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết, vì thế bên cạnh việc nắm vững lý
thuyết, người học còn phải biết vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức thu được thông qua hoạt
động thực nghiệm, thực hành, giải bài tập. Việc giải bài tập sinh học không những giúp rèn
luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu, mở rộng kiến thức đã học mà cịn có tác dụng phát triển
năng lực tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, năng lực quan sát, rèn luyện kĩ năng sinh học cho
học sinh, giúp các em nâng cao hứng thú học tập. Chính vì thế, việc giải bài tập sinh học ở
trường phổ thơng giữ một vai trị quan trọng trong việc dạy và học sinh học, đặc biệt là việc sử
dụng hệ thống câu hỏi và bài tập có sử dụng phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích
cực. Một trong các dạng bài tập trên là bài tập phả hệ, nó kết nối giữa lý thuyết với thực tiễn,
thơng qua dạng bài tập này học sinh hiểu được các bệnh tật di truyền ở người từ đó các em tự
trang bị cho mình những kiến thức để giải các đề thi có liên quan hay áp dụng trong cuộc sống,
tự hình thành được kỹ năng phịng tránh và làm giảm thiểu một phần bệnh tật di truyền
ở người.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Phan Ngọc
Hiển, tôi nhận thấy để giải được nhanh, giải chính xác các dạng bài tập phả hệ cịn là vướng
mắc và khó khăn khơng những đối với các em học sinh mà ngay cả đối với một số giáo viên
chưa nhiều kinh nghiệm, do chúng thiên về lí giải và biện luận nên phần lớn học sinh thường
khó tìm ra đáp án chính xác cho dạng bài tập này. Bên cạnh đó, trong phân phối chương có rất
ít tiết bài tập nên giáo viên khơng có thời gian để hướng dẫn các dạng bài tập này cho học sinh.
Đứng trước thực trạng trên, với kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết của mình, tơi
quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Phương pháp giải bài tập phả hệ”.
2.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Nhằm nâng cao kiến thức của bản thân và nâng cao chất lượng học sinh, giúp học sinh
u thích mơn học hơn, dùng làm tài liệu để ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, tài
liệu ôn thi học sinh giỏi lớp 12. Mặt khác thông qua đề tài có thể giúp các đồng nghiệp có thêm
ít kinh nghiệm trong giảng dạy.


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Khái niệm phả hệ
Phả hệ là sơ đồ mô tả mối quan hệ của các thành viên trong gia đình thường được dùng
để theo dõi sự di truyền của 1 hay 1 vài tính trạng/bệnh nào đó của gia đình, dịng họ.
Muốn lập phả hệ ta cần theo dõi sự di truyền của các tính trạng qua các thế hệ. Sau đó
sự dụng các kí hiệu để lập phả hệ.

Trang 1


2. Phương pháp nghiên cứu phả hệ
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính
trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc
điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát).
Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu phả hệ: đơn giản dễ thực hiện, cho hiệu quả cao.
Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu phả hệ: tốn nhiều thời gian, nếu sự theo dõi,
ghi chép khơng đầy đủ thì kết quả khơng chính xác, khơng hiệu quả đối với bệnh rối loạn do
phiên mã, dịch mã vì khơng liên quan đến kiểu gen, khơng di truyền qua đời sau.
3. Mục đích nghiên cứu phả hệ
Mục đích nghiên cứu phả hệ là nhằm xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn,
nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính, di truyền theo những quy luật di
truyền nào từ đó tính được khả năng mắc bệnh của các thế hệ tiếp theo. Trong một số trường
hợp còn xác định được người dị hợp tử mang gen bệnh … từ đó có thể đưa ra những lời
khuyên về di truyền chính xác và hữu ích cho các gia đình đang mong muốn sinh con, các nam
nữ thanh niên trong việc quyết định lập gia đình.
4. Đặc điểm di truyền tính trạng của người
4.1. Tính trạng do gen trội hồn tồn nằm trên nhiễm sắc thể thường
Đối với di truyền do gen trội trên nhiễm sắc thể thường, chỉ cần một bản sao alen đột
biến đã khiến cá thể biểu hiện bệnh, tức là các dị hợp tử và đồng hợp tử của gen bất thường
đều biểu hiện tính trạng. Vì vậy, trên phả hệ ta thấy tính trạng biểu hiện nhiều, xuất hiện cả

hai giới, khơng có hiện tượng di truyền cách hệ. Tỷ lệ các cá thể mang tính trạng hoặc bệnh di
truyền do gen trội là khá cao trong các gia đình và thế hệ, thường từ 50% trở lên. Gen bệnh trội
nằm trên một trong 22 nhiễm sắc thể thường nên khả năng mắc bệnh của nam và nữ như nhau.
Bố và mẹ là có khả năng ngang nhau trong việc di truyền gen bệnh và bệnh cho các con trai và
con gái của họ.
Trang 2


Hình 1: Phả hệ mơ tả bệnh do gen trội hồn tồn nằm trên nhiễm sắc thể thường
Có 6 khả năng có thể xảy ra về sự di truyền một alen bệnh trội hoàn toàn nằm trên
nhiễm sắc thể thường quy định:
1
P: aa (bình thường) x aa (bình thường)
F1:
aa
bình thường
2
P: Aa (bệnh) x Aa (bệnh)
F1:
1AA: 2Aa: 1aa
3 bệnh: 1 bình thường
3
P: aa (bình thường) x Aa (bệnh)
F1:
1Aa: 1aa
1 bệnh: 1 bình thường
4
P: AA (bệnh) x Aa (bệnh)
F1:
1AA: 1Aa

bệnh
5
P: aa (bình thường) x AA (bệnh)
F1:
Aa
bệnh
6
P: AA (bệnh) x AA (bệnh)
F1:
AA
bệnh
Trong 6 khả năng lý thuyết, trừ trường hợp bố mẹ đều bình thường thì khả năng một
người bệnh dị hợp kết hôn với một người lành là hay gặp nhất trong quần thể. Con cái của họ
trung bình 50% bị bệnh và 50% lành. Những trường hợp đồng hợp mang cả 2 alen bệnh trội có
thể xảy ra trên lý thuyết nhưng thực tế thường hiếm gặp và thường bị bệnh nặng hơn, có những
biểu hiện trầm trọng hoặc có thể gây chết thai do tính đa hiệu của gen (một gen chi phối nhiều
tính trạng trong đó có những tính trạng gây chết phôi, chết thai).
Từ các đặc điểm trên rút ra một số nhận xét có tính chất hệ quả như sau:
- Trong khám bệnh di truyền alen trội, mỗi người bệnh trội dị hợp có tối thiểu một trong
hai bậc thân sinh mang bệnh (trừ trường hợp xuất hiện đột biến mới hoặc bệnh do gen trội
khơng hồn tồn ở bố mẹ). Khả năng các con đã có hoặc sẽ có của người bệnh cũng bị bệnh
trung bình là 50% cũng có nghĩa là khả năng đẻ được 50% số con cái kiểu hình lbình thường
khơng mang bệnh.
- Người dị hợp và người đồng hợp gen bệnh trội có kiểu hình giống nhau nên trong
quần thể, số người mang gen bệnh bằng chính số người biểu hiện bệnh và gen được phát hiện
dễ dàng bằng kiểu hình.
- Những người con đồng hợp mang gen (aa) có bình thường trong phả hệ mà bố hoặc
mẹ có mắc bệnh là những người không mang gen bệnh, nên khi kết hôn với người bình thường
khơng mang gen bệnh thì các thế hệ con cháu của họ 100% là bình thường, khơng bị di truyền
Trang 3



gen bệnh. Từ đây suy ra lời khuyên di truyền là: người bình thường có thể kết hơn với các
người có bình thường trong gia đình có bệnh trội, họ sẽ có con cái bình thường khơng mang
bệnh đó.
- Trong chọn lọc và tiến hóa của quần thể lồi người, các gen trội quy định một bệnh
trầm trọng hoặc một khuyết tật nặng nề thường bị quá trình chọn lọc tự nhiên đào thải khỏi
quần thể vì người bệnh hoặc chết sớm trước tuổi thành niên, hoặc không kết hôn được nên
khơng có điều kiện lưu truyền được gen bệnh cho thế hệ sau. Kết quả gen bệnh bị hạn chế
nhanh và có thể bị đào thải sau ngay chính thế hệ đó. Các bệnh trội cịn tồn tại và di truyền
được qua nhiều thế hệ trong quần thể thường là các bệnh hoặc khuyết tật nhẹ, không trầm
trọng; nếu là bệnh nặng thì thường có tuổi biểu hiện bệnh muộn, nên khi thành niên, bệnh chưa
biểu hiện, họ vẫn có cơ hội kết hơn và di truyền gen bệnh cho thế hệ sau.
4.2. Tính trạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường
Đối với di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường, cần có hai bản sao alen đột biến để
khiến cá thể biểu hiện bệnh. Những người chỉ có một bản sao alen đột biến được gọi là người
mang gen bệnh và thường không mắc bệnh. Vì vậy, trên phả hệ tính trạng biểu hiện ngắt
qng qua các thế hệ. Bệnh biểu hiện ít và xuất hiện cả hai giới. Bệnh có tính chất gia đình,
khơng rõ tính chất dịng họ. Tỷ lệ cá thể mắc bệnh thường thấp, dưới 50%, hay gặp 25%. Vì
alen lặn nằm trên một trong 22 nhiễm sắc thể thường nên cả hai giới nam và nữ đều có thể mắc
bệnh và có khả năng như nhau trong việc di truyền gen bệnh và bệnh cho các con trai và gái
của họ.

Hình 2: Phả hệ mơ tả bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường
Có 6 khả năng có thể xảy ra về sự di truyền một alen bệnh lặn nằm trên nhiễm sắc thể
thường quy định:
1
P: AA (bình thường) x AA (bình thường)
F1:
AA

bình thường
2
P: Aa (bình thường) x Aa (bình thường)
F1:
1Aa: 2Aa: 1aa
1 bình thường: 1 bình thường nhưng mang gen bệnh: 1 bệnh
3
P: AA (bình thường) x Aa (bình thường)
F1:
1AA: 1Aa
1 bình thường: 1 bình thường nhưng mang gen bệnh
4
P: Aa (bình thường) x aa (bệnh)
F1:
1Aa: 1aa
1 bình thường nhưng mang gen bệnh: 1 bệnh
5
P: AA (bình thường) x aa (bệnh)
Trang 4


F1:
6

Aa
bình thường nhưng mang gen bệnh
P: aa (bệnh) x aa (bệnh)
F1:
aa
bệnh


Trong 6 khả năng lý thuyết, ngoài khả năng 1 và 5 là phổ biến, khi xét về gen bệnh thì
khả năng thường gặp là hai người dị hợp tử kết hơn với nhau. Vì vậy trong lâm sàng thường
thấy: Người bệnh thường là con của hai bố mẹ đều có bình thường (đều là người dị hợp tử). Tỷ
lệ bị bệnh trong số anh chị em ruột là khoảng 25%.
Từ các đặc điểm trên rút ra một số nhận xét có tính chất hệ quả như sau:
- Các con của người bệnh lặn tuy có bình thường nhưng ln luôn là những người dị
hợp tử mang gen bệnh lặn.
- Người dị hợp tử (còn gọi là người mang gen) rất khó phát hiện vì các tính chất do gen
lặn quy định hoặc khơng hoặc rất ít được biểu hiện ra bên ngồi. Người dị hợp tử thường có
dấu hiệu về lâm sàng hoặc sinh học rất nhẹ, hoặc hoàn tồn khơng có dấu hiệu gì. Tuy vậy có
thể phát hiện người dị hợp tử về một số bệnh di truyền lặn bằng các phương pháp sinh hóa.
- Trong quần thể số người mang gen bệnh lặn lớn hơn số người mắc bệnh lặn rất nhiều
vì những người dị hợp tử có bình thường nên có khả năng kết hơn, di truyền gen bệnh lặn cho
các thể hệ sau, phát tán gen bệnh rộng rãi trong dòng họ và trong quần thể.
- Sự kết hôn cận huyết hoặc kết hôn ở các quần thể cô lập làm tăng khả năng đẻ con
bệnh và tăng tần số người mắc bệnh vì các gen lặn di truyền tiềm ẩn trong dòng họ hoặc quần
thể cơ lập dễ có cơ hội do kết hôn mà được tổ hợp lại cùng nhau, sinh ra con bị bệnh.
- Nếu một người mắc bệnh lặn kết hơn với một người dị hợp tử thì một nửa số con cái
của họ sẽ mắc bệnh, tạo một gia hệ giả như di truyền trội.
- Với tần số đột biến tự nhiên là khoảng 5x10 -6, người mắc bệnh lặn do đột biến mới nẩy
sinh cần có cả 2 đột biến của cùng một gen ở cả hai phía bố mẹ nên xác suất xảy ra là vô cùng
nhỏ. Ngược với di truyền trội, các đột biến gen lặn mới nẩy sinh quy định các bệnh trầm trọng
ở người thường không bị đào thải ngay khỏi cơ thể do áp lực chọn lọc mà còn qua giao phối
được lan truyền rộng dần, lúc đầu là trong dòng họ và tiếp sau đó là quần thể.
4.3. Tính trạng do gen trội hồn tồn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X khơng có alen
tương ứng trên Y
Đối với di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính X khơng có alen tương ứng trên Y
thì chỉ cần một bản sao alen đột biến đã khiến cá thể biểu hiện bệnh. Bố và mẹ có vai trị khác
nhau trong sự di truyền gen bệnh cho con trai và con gái, gen bệnh trên nhiễm sắc thể X từ bố

luôn truyền cho con gái, con trai bị di truyền gen bệnh từ nhiễm sắc thể X từ mẹ. Vì vậy, trên
phả hệ tính trạng xuất hiện nhiều và gặp ở tất cả con gái nếu người cha mắc bệnh. Có hiện
tượng di truyền chéo (cha truyền cho con gái và truyền sang cháu trai).

Hình 3: Phả hệ mơ tả bệnh do gen trội hoàn toàn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X khơng có
alen tương ứng trên Y
Có 6 khả năng có thể xảy ra của sự di truyền một alen bệnh trội nằm trên nhiễm sắc thể X
khơng có alen tương ứng trên Y quỵ đinh:
Trang 5


1
2
3
4
5
6

P: XAY (bệnh) x XAXA (bệnh)
F1:
XAXA: XAY
1 gái bệnh: 1 nam bệnh
A
P: X Y (bệnh) x XAXa (bệnh)
F1:
XAXA: XAXa: XAY: XaY
2 gái bệnh: 1 nam bệnh: 1 nam bình thường
A
P: X Y (bệnh) x XaXa (bình thường)
F1:

XAXa: XaY
1 gái bệnh: 1 nam bình thường
a
P: X Y (bình thường) x XAXA (bệnh)
F1:
XAXa: XAY
1 gái bệnh: 1 nam bệnh
P: XaY (bình thường) x XAXa (bệnh)
F1:
XAXa: XaXa: XAY: XaY
1 gái bệnh: 1 gái bình thường: 1 nam bệnh: 1 nam bình thường
P: XaY (bình thường) x XaXa (bình thường)
F1:
XaXa: XaY
1 gái bình thường: 1 nam bình thường

Trong 6 khả năng lý thuyết có thể xảy ra với bệnh di truyền trội liên kết nhiễm sắc thể
giới tính X, ở quần thể người thường gặp khả năng thứ 3 và khả năng thứ 5.
Từ các đặc điểm trên rút ra một số nhận xét có tính chất hệ quả như sau:
- Cả hai giới nam và nữ đều có thể bị mắc bệnh và đều có thể di truyền gen bệnh và
bệnh cho thế hệ sau nhưng với tần số và khả năng khác nhau.
- Tần suất của phụ nữ mắc bệnh khoảng gấp đôi so với số nam giới bị bệnh trong quần
thể.
- Một phụ nữ mắc bệnh sẽ di truyền bệnh và gen bệnh cho 50% số con trai và 50% số
con gái của mình.
- Một người đàn ơng mắc bệnh sẽ di truyền gen bệnh và bệnh cho tất cả các con gái của
ông ấy nhưng không bao giờ di truyền gen bệnh và bệnh cho bất kỳ con trai nào của mình vì
bố chỉ di truyền NST Y cho con trai và di truyền NST X mang gen bệnh cho con gái.
- Thông thường, nam giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn; một số rối loạn tính trạng
trội di truyền trên X thường gây tử vong ở nam giới. Nữ giới chỉ mang một alen bất thường

nên mức độ ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn.
- Di truyền trội liên kết với X có thể khó phân biệt với di truyền trội trên nhiễm sắc
thể thường bằng cách nghiên cứu các mơ hình di truyền. Cần có phả hệ lớn, đặc biệt cần chú
ý đến thế hệ con của những nam mang bệnh bởi vì sự di truyền bố sang con trai không do di
truyền trội trên nhiễm sắc thể X (do nam giới chỉ truyền nhiễm sắc thể Y cho con trai của
họ).
4.4. Tính trạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X khơng có alen tương ứng
trên Y
Đối với di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X khơng có alen tương ứng trên Y
thì ở nam giới chỉ cần 1 bản sao alen đột biến trên nhiễm sắc thể giới tính X là sẽ biểu hiện
bệnh cịn ở nữ giới thì cần có 2 bản sao alen đột biến trên nhiễm sắc thể giới tính X mới bị
bệnh. Người nữ có 1 bản sao alen đột biến trên nhiễm sắc thể giới tính X được gọi là người
mang gen bệnh nhưng không bị bệnh. Vì vậy, trên phả hệ tính trạng biểu hiện ít và gặp chủ yếu
xuất hiện ở nam giới. Có hiện tượng di truyền chéo (cha truyền cho con gái và truyền sang
cháu trai).
Trang 6


Hình 4: Phả hệ mơ tả bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X khơng có alen tương
ứng trên Y
Có 6 khả năng có thể xảy ra của sự di truyền một alen bệnh lặn nằm trên nhiễm sắc thể X
khơng có alen tương ứng trên Y quy định:

P: XAY (bình thường) x XAXA (bình thường)
F1:
XAXA: XAY
1 gái bình thường: 1 nam bình thường
A
2
P: X Y (bình thường) x XAXa (bình thường)

F1:
XAXA: XAXa: XAY: XaY
2 gái bình thường: 1 nam bình thường: 1 nam bệnh
A
3
P: X Y (bình thường) x XaXa (bệnh)
F1:
XAXa: XaY
1 gái bình thường: 1 nam bệnh
4
P: XaY (bệnh) x XAXA (bình thường)
F1:
XAXa: XAY
1 gái bình thường: 1 nam bình thường
5
P: XaY (bệnh) x XAXa (bình thường)
F1:
XAXa: XaXa: XAY: XaY
1 gái bình thường: 1 gái bệnh: 1 nam bình thường: 1 nam bệnh
6
P: XaY (bệnh) x XaXa (bệnh)
F1:
XaXa: XaY
1 gái bệnh: 1 nam bệnh
Trong 6 khả năng lý thuyết, ngoài khả năng 1 là phổ biến, xét về gen bệnh thì khả năng
2 là hay gặp nhất rồi tới khả năng 4. Khả năng 5 thường chỉ xảy ra trong kết hôn cận huyết.
Từ các đặc điểm trên rút ra một số nhận xét có tính chất hệ quả như sau:
- Con bị bệnh hoặc mang alen bệnh ngoài các khả năng do bố, mẹ đã mang sẵn alen lặn
đột biến trên nhiễm sắc thể X di truyền cho, có một số trường hợp là do đột biến mới phát sinh
trong quá trình phát sinh giao tử ở bố hoặc ở mẹ.

- Bệnh di truyền alen lặn liên kết nhiễm sắc thể X thường gặp nhiều người bệnh là thuộc
giới nam; người bệnh là nữ đồng hợp tử rất hiếm gặp, chỉ xảy ra khi có kết hơn cận huyết ở
dịng họ có lưu truyền gen bệnh hoặc kết hôn ở các quần thể cô lập (khi cả chồng và vợ đều
mắc bệnh, hoặc chồng mắc bệnh và vợ là dị hợp tử mang gen bệnh mới sinh ra con gái bị
bệnh).
- Trong quần thể thường gặp các trường hợp ông ngoại bị bệnh qua con gái mình di
truyền bệnh cho 50% cháu ngoại trai, và di truyền gen bệnh cho 50% cháu ngoại gái, tạo kiểu
bệnh “di tuyền theo dòng họ ngoại” ở các bệnh nhân nam.
- Nếu mẹ bị bệnh thì 100% con trai đều bị bệnh do mẹ di truyền cho và các con gái đều
là người mang gen bệnh.
1

Trang 7


- Nếu một ơng bố bị bệnh thì tất cả các con gái đều là người mang gen bệnh và ông bố
này không thể truyền bệnh và gen bệnh cho con trai.
- Nếu người đàn ơng có bình thường khơng bị bệnh thì khơng thể truyền bệnh cho các
con trai và gái của mình, nhưng một người phụ nữ có bình thường có thể là người dị hợp tử
mang gen bệnh, sẽ di truyền gen bệnh cho 50% số con gái và gây bệnh cho 50% số con trai.
- Các đột biến gen lặn liên kết nhiễm sắc thể X nếu nảy sinh trong quá trình tạo giao tử
ở nam giới thì qua thụ tinh đi vào các thế hệ con, cháu thuộc giới nữ, sẽ lưu truyền, lan rộng
dần trong dòng họ và quần thể mà chưa chịu áp lực chọn lọc vì tồn tại ở dạng dị hợp tử khơng
biểu hiện ra kiểu hình. Chỉ khi gen lặn đã lan rộng đạt tới một tần số gen cao xác định để trong
kết hôn ngẫu nhiên, hai cá thể dị hợp tử kết đơi, sinh con bệnh, lúc đó gen bệnh mới chịu áp
lực của chọn lọc, tùy theo mức độ trầm trọng, mức độ thích ứng sinh học mà được di truyền
tiếp tục một phần đào thải ngay sau thế hệ đó.
- Ngược lại nếu đột biến này mới nẩy sinh trong quá trình tạo giao tử ở người mẹ thì
qua thụ tinh đi vào hợp tử XY sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình bệnh ở con trai và chịu ngay
áp lực chọn lọc ở chính thế hệ mang đột biến mới nẩy sinh đó; nếu đi vào hợp tử XX thì qua

các con cháu giới nữ cũng di truyền tiềm tàng với thời gian dài trong quần thể.
- Đặc điểm về biểu hiện lâm sàng của bệnh do gen đột biến lặn liên kết nhiễm sắc thể X
là ở phụ nữ dị hợp tử mang gen đột biến lặn có thể là có bình thường nhưng cũng có thể có các
biểu hiện bệnh ở mức độ nhẹ, trung bình, thậm chí nặng.
5. Phương pháp chung giải bài tập phả hệ
Bước 1: Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng
+ Nếu tính trạng biểu hiện ít, xuất hiện ở cả 2 giới, P bình thường sinh con gái bị
bệnh thì bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
+ Nếu tính trạng biểu hiện nhiều, xuất hiện ở cả 2 giới, P mắc bệnh sinh con gái
bình thường thì bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường quy đinh.
+ Nếu tính trạng biểu hiện ít, chủ yếu xuất hiện ở nam giới, có hiện tượng di
truyền chéo, P bình thường sinh con trai bị bệnh thì bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X
khơng có alen tương ứng trên Y.
+ Nếu tính trạng xuất hiện nhiều, có hiện tượng di truyền chéo, cha mắc bệnh
sinh ra tất cả con gái đều mắc bệnh thì bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X khơng có
alen tương ứng trên Y.
Bước 2: Xác định kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen của các cá thể liên quan đến cá thể cần tính
xác suất
+ Sử dụng thơng tin về đặc điểm di truyền tính trạng và quan hệ huyết thống để
xác định kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen của các cá thể trong phả hệ.
Bước 3: Tính xác xuất xuất hiện bệnh ở đời con
+ Nếu P của cá thể cần tính xác suất trong sơ đồ phả hệ chỉ có 1 kiểu gen thỏa
mãn sơ đồ phả hệ thì khơng cần phải nhân tỉ lệ của kiểu gen đó vì tỉ lệ kiểu gen đó bằng 1.
+ Nếu P có nhiều kiểu gen thỏa mãn sơ đồ nhưng chỉ có 1 kiểu gen thỏa mãn yêu
cầu phải tính xác suất thì phải nhân tỉ lệ của kiểu gen đó trong tổng các kiểu gen thỏa mãn sơ
đồ phả hệ.
+ Nếu P có nhiều kiểu gen thỏa mãn sơ đồ phả hệ và thỏa mẫn yêu cầu cần phải
tính xác suất thì phải tính tần số từng alen của các kiểu gen của P từ đó tính xác suất u cầu
của đề bài.
(Lưu ý: nếu gen chỉ nằm trên NST thường thì khi xác định xác xuất xuất hiện ở đời con

là trai hay gái thì phải nhân 1/2).
Nhận xét: Trong 3 bước của phương pháp chung giải bài tập phả hệ thì phần lớn học
sinh hay sai nhất là bước 2 và bước 3. Tùy từng yêu cầu của đề bài mà ở bước 3 ta tính theo
cách a, cách b hay cách c.
Trang 8


Tùy từng dạng bài tập mà các bước trong phương pháp chung giải bài tập phả hệ được
trình bày tách rời hay kết hợp lồng ghép đồng thời các bước với nhau.
6. Các dạng bài tập phả hệ
6.1. Dạng phả hệ có một tính trạng
6.1.1. Một tính trạng do một gen trên nhiễm sắc thể thường quy định
Bài 1: Xét một bệnh ở người do một gen quy định. Gen có hai alen và có hiện tượng trội hồn
tồn. Có một phả hệ như dưới đây.

Biết rằng II-3 không mang gen bệnh. Xác suất để II-I7 và III-8 sinh con bị bệnh là bao nhiêu?
A. 0,025
B. 0,043
C. 0,083
D. 0,063.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Người II-5 và người II-6 bình thường nhưng sinh con gái III-9 bị bệnh  Bệnh là do
gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Quy ước: A: bình thường
a: bị bệnh
Bước 2: Người I-1 và người III-9 bị bệnh có kiểu gen là aa.
Người II-4 bình thường, là con của người I-1 bị bệnh  Kiểu gen của người II-4 là Aa.
Người II-3 không mang gen bệnh nên có kiểu gen là AA.
Người III-7bình thường, là con của người II-3 và người II-4  Xác suất kiểu gen của
người III-7 là: 1/2 AA: 1/2 Aa.

Người III-9 bị bệnh, là con của người II-5 và người II-6 bình thường  Kiểu gen của
người II-5 và người II-6 đều là Aa.
Người III-8 bình thường, là con của người II-5 và người II-6  Xác suất kiểu gen của
người III-8 là: 1/3 AA: 2/3 Aa.
Bước 3: Xác suất để người III-7 (1/2 AA: 1/2 Aa) và người III-8 (1/3 AA: 2/3 Aa) sinh con bị
bệnh là: 1/2 x 2/3 x 1/4 ≈ 0,083 (Đáp án C).
Bài 2: Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một trong hai alen của một
gen quy định. Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất
sinh con đầu lịng bình thường nhưng mang gen bệnh này của cặp vợ chồng III-13 – III-14 là?

A. 3/5.
B. 1/4.
C. 1/2.
D. 5/6.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Người I-3 và người I-4 bình thường nhưng sinh con gái II-9 bị bệnh  Bệnh là do gen
lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Quy ước: A: bình thường
a: bị bệnh
Bước 2: Người III-16 bị bệnh có kiểu gen aa. Người III-16 là con của người II-10 và người II11 bình thường  Kiểu gen của người II-10 và người II-11 đều là Aa.
Người III-14 bình thường, là con của người II-10 và người II-11  Xác suất kiểu gen
của người III-14 là: 1/3 AA: 2/3 Aa.
Trang 9


Người II-7 bị bệnh có kiểu gen aa. Người III-13 bình thường, là con của người II-7 
Người III-13 có kiểu gen là Aa.
Bước 3: Theo lý thuyết, con của người III-13 (Aa) và người III-14 (1/3 AA: 2/3 Aa) có kiểu
gen là: 2/6 AA: 3/6 Aa: 1/6 aa.
 Xác suất để người III-13 và người III-14 sinh con bình thường nhưng mang gen bệnh

là: 3/6 : (2/6 + 3/6) = 3/5 (Đáp án A).
Bài 3: Ở người, tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3 alen
là IA, IB, IO, trong đó IA và IB đều trội so với IO nhưng khơng trội so với nhau. Người có kiểu
gen IAIA hoặc IAIO có nhóm máu A; kiểu gen I BIB hoặc IBIO có nhóm máu B; kiểu gen I AIB có
nhóm máu AB, kiểu gen IOIO có nhóm máu O. Cho Sơ đồ phả hệ:

Biết rằng không xảy ra đột biến, người số 11 có bố mang nhóm máu O. Cho các phát biểu:
I. Biết được chính xác kiểu gen của 8 người.
II. Xác suất sinh con có máu O của cặp 8 – 9 là 1/24.
III. Xác suất sinh con có máu A của cặp 8 – 9 là 1/8.
IV. Xác suất sinh con có máu B của cặp 10 – 11 là 3/4.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Hướng dẫn giải
Bước 1: Đề bài đã cho.
Bước 2: Người II-3 máu O có kiểu gen là IOIO. Người II-3 là con của người I-1 và người I-2 
Người I-1 và I-2 đều máu B có kiểu gen là IBIO.
Người II-4 máu B, là con của người I-1 và người I-2  Xác suất kiểu gen của người II4 là: 1/3 IBIB: 2/3 IBIO.
Người II-5 máu AB có kiểu gen là IAIB.
Người II-8 máu B, là con của người II-4 và người II-5  Xác suất người III-8 có kiều
gen là: 2/3 IBIB: 1/3 IBIO.
Người II-7 máu AB có kiều gen là IAIB. Người III-10 máu B, là con của người II-6 máu
A và người II-7 máu AB  Người II-6 có kiểu gen là IAIO  Người III-10 có kiều gen là IBIO.
Người III-9 máu A, là con của người II-6 và người II-7  Xác suất kiểu gen của người
II-9 là: 1/2 IAIA: 1/2 IAIO.
Người III-11 máu B, có bố máu O có kiểu gen là IBIO.
 Ý I đúng (Xác định được chính xác kiểu gen của 8 người đó là người số 1, 2, 3, 5, 6,

7, 10, 11).
Bước 3: Theo lý thuyết, con của người III-8 (2/3 IBIB: 1/3 IBIO) và người III-9 (1/2 IAIA: 1/2
IAIO) là: 15/24 IAIB: 5/24 IBIO: 3/24 IAIO: 1/24 IOIO  Ý II đúng, ý III đúng.
Theo lý thuyết, con của người III-10 (IBIO) và người III-11 (IBIO) có kiểu gen là: 1/4 IBIB:
2/4 IBIO: 1/4 IOIO  Ý IV đúng
 Vậy có 4 ý đúng (Đáp án A).
6.1.2. Một tính trạng do một gen trên nhiễm sắc thể giới tính X khơng có alen tương ứng
trên Y quy định
Trang 10


Bài 1: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một
gen quy định, alen trội là trội hoàn tồn.

Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Có thể xác định chính xác kiểu gen của tất cả những người trong phả hệ.
II. Cặp vợ chồng ở thế hệ III sinh người con thứ hai là con gái không bị bệnh với xác suất
12,5%.
III. Người số 14 có kiểu gen aa.
IV. Người số 7 và 8 có kiểu gen không giống nhau.
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Người II-7 và người II-8 là nữ bị bệnh là con của người đàn ông I-2 bị bệnh  Bệnh là
do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X khơng có alen tương ứng trên Y quy định.
Quy ước: A: bị bệnh
a: bình thường
Bước 2: Người I-2, người II-4 và người III-13 đều là nam bị bệnh, có kiểu gen là X AY.

Người II-5, người II-6, người II-9, người III-11 và người IV-14 đều là nam bình thường,
có kiểu gen là XaY.
Người I-1 và người I-3 là nữ bình thường, có kiều gen XaXa.
Người II-7 và người II-8 nữ bị bệnh, là con của người I-1 và người I-2  Người II-7 và
người II-8 có kiểu gen là XAXa.
Người II-10 nữ bị bệnh, là con của người I-3 và người I-4  Người II-10 có kiểu gen là
XAXa.
Người III-12 nữ bị bệnh, là con của người II-8 và người II-9  Người III-12 có kiểu gen
A a
là X X .
 Ý I đúng, ý III sai, ý IV sai
Bước 3: Xác suất sinh con gái không bệnh của người III-12 và người III-13 = 0.
 Ý II sai.
 Vậy có 1 ý đúng (Đáp án B).
Bài 2: Cho phả hệ về bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X khơng có alen tương
ứng trên Y qui định. Có bao nhiêu kết luận đúng dưới đây:

I. Có thể biết được kiểu gen của 11 người
Trang 11


II. Người số 2 và người số 6 có kiểu gen giống nhau
III. Nếu người số 13 lấy chồng không bị bệnh thì xác suất con đầu lịng bị bệnh là 12,5%
IV. Nếu người số 8 lấy chồng không bị bệnh thì xác suất con đầu lịng là con trai và bị bệnh là
25%
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Hướng dẫn giải

Bước 1: Đề bài đã cho.
Quy ước: A: bình thường
a: bị bệnh
Bước 2: Người I-1, người II-4 và người III-11 đều là nam bị bệnh, có kiểu gen X aY.
Người II-5, người II-7, người III-9, người III-10, người III-12 đều là nam bình thường,
có kiểu gen XAY.
Người II-3 nữ bình thường, có thể có kiểu gen là XAXA hoặc XAXa.
Người II-4 nam bị bệnh, là con của người I-1 và người I-2 đều bình thường  Người I2 nữ bình thường, có kiểu gen XAXa.
Người II-6 nữ bình thường, là con của người I-1 và người I-2  Người II-6 có kiểu gen
A a
X X  Ý II đúng.
Người III-8 nữ bình thường, là con của người II-4 nam bị bệnh  Người III-8 có kiểu
A a
gen X X .
Người III-13 nữ bình thường, là con của người II-6 và người II-7  Xác suất kiểu gen
của người III-13 là: 1/2 XAXA: 1/2 XAXa.
 Ý I đúng (Xác định được kiểu gen chính xác của 11 người đó là người số 1, 2, 4, 5,
6, 7, 8, 9, 10, 11,12).
Bước 3: Người III-13 (1/2 XAXA: 1/2 XAXa) lấy chồng không bị bệnh (XAY)  Theo lý thuyết,
con của họ có kiều gen là: 3/8 XAXA: 1/8 XAXa: 3/8 XAY: 1/8 XaY  Ý III đúng.
Người III-8 (XAXa) lấy chồng không bị bệnh (XAY)  Theo lý thuyết, con của họ có
kiều gen là: 1/4 XAXA: 1/4 XAXa: 1/4 XAY: 1/4 XaY  Ý IV đúng
 Vậy có 4 ý đúng (Đáp án B).
6.1.3. Một tính trạng do một gen trên nhiễm sắc thể thường quy định và quần thể đang ở
trạng thái cân bằng di truyền
Bài 1: Cho phả hệ mô tả một bệnh di truyền ở người như sau:’

Bệnh này do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Người số 5 mang gen gây
bệnh, còn người số 6 đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số
alen gây bệnh là 10%. Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen gây bệnh là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
II. Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong phả hệ.
III. Xác suất người (6) mang alen gây bệnh là 20%.
Trang 12


IV. Xác suất sinh con trai, bình thường của cặp vợ chồng 8 - 9 là 115/252.
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Người II-3 và người II-4 bình thường, sinh con gái III-7 nữ bị bệnh  Bệnh là do gen
lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định  Ý I đúng.
Quy ước: A: bình thường
a: bị bệnh
Bước 2: Người I-1, người III-7 bị bệnh có kiểu gen là aa.
Người III-7 bị bệnh, là con của người II-3 và người II-4 bình thường  Kiểu gen của
người II-3 và người II-4 là Aa.
Người I-2 bình thường có thể có kiểu gen là AA hoặc Aa.
Người III-8 bình thường, là con của người II-3 và người II-4  Xác suất kiểu gen của
người III-8 là: 1/3 AA: 2/3 Aa.
Người II-5 bình thường, mang gen gây bệnh, có kiểu gen là Aa.
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 10%  a = 0,1
 A = 0,9  Quần thể có cấu trúc di truyền là: 0,81 AA: 0,18 Aa: 0,01 aa  Xác suất kiểu
gen của người II-6 bình thường là: 9/11 AA: 2/11 Aa  Ý III sai.
Người III-9 bình thường, là con của người II-5 (Aa) và người II-6 (9/11 AA: 2/11 Aa)
 Xác suất kiểu gen của người III-9 là: 10/21 AA: 11/21 Aa.
Người IV-10 bình thường, là con của người III-8 (1/3 AA: 2/3 Aa) và người III-9 (10/21

AA: 11/21 Aa) là: 62/115 AA: 53/115 Aa.
 Ý II đúng (Xác định được chính xác kiểu gen của 5 người đó là người số 1, 3, 4, 5,
7).
Bước 3: Theo lý thuyết, con của người III-8 (1/3 AA: 2/3 Aa) và người III-9 (10/21 AA: 11/21
Aa) có kiểu gen là: 62/126 AA: 53/126 Aa: 11/126 aa.
 Xác suất sinh con trai, bình thường của người III-8 và người III-9 là: 1/2 x 115/126 =
115/252  Ý IV đúng.
 Có 3 ý đúng (Đáp án D).
Bài 2: Ở người, tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3 alen
là IA, IB, IO, trong đó IA và IB đều trội so với IO nhưng không trội so với nhau. Người có kiểu
gen IAIA hoặc IAIO có nhóm máu A; kiểu gen I BIB hoặc IBIO có nhóm máu B; kiểu gen I AIB có
nhóm máu AB; kiểu gen IOIO có nhóm máu O. Trong một quần thể người đang cân bằng di
truyền có 16% số người nhóm máu O và 33% người có nhóm máu B. Cho sơ đồ phả hệ sau
đây:

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Biết được chính xác kiểu gen của 7 người.
II. Người số 6 có kiểu gen đồng hợp với xác suất 3/11.
III. Cặp vợ chồng 8 – 9 sinh con có nhóm máu O với xác suất 1/30.
IV. Cặp vợ chồng 10 – 11 sinh con có nhóm máu A với xác suất 11/15.
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3
Hướng dẫn giải
Trang 13


Bước 1: Đề bài đã cho.
Bước 2: Người I-2 máu AB có kiểu gen là I AIB. Người II-3 máu B là con của người I-1 máu B

và người I-2 máu AB  Người I-1 máu B có kiểu gen là I BIO  Người II-3 máu A có kiểu gen
IAIO.
Người II-4 máu B là con của người I-1 và người I-2  Xác suất kiểu gen của người II-4
là: 1/2 IBIB: 1/2 IBIO.
Người II-5 máu AB có kiểu gen là IAIB.
Người III-8 máu B là con của người II-4 và người II-5  Xác suất kiều gen của người
III-8 là: 3/4 IBIB: 1/4 IBIO.
Người III-11 máu O có kiểu gen là IOIO.
Quần thể người đang cân bằng di truyền có 16% số người nhóm máu O và 33% người
có nhóm máu B  IO = 0,4, IB = 0,3, IA = 0,3  Quần thể có cấu trúc di truyền là: 0,16 I OIO:
0,18 IAIB: 0,09 IBIB: 0,24 IBIO: 0,09 IAIA: 0,24 IAIO  Xác suất kiểu gen của người II-6 và người
II-7 máu A là: 3/11 IAIA: 8/11 IAIO  Ý II đúng.
Người III-9 và người III-10 máu A, là con của người II-6 và người II-7  Xác suất kiểu
gen của người III-9 và người III-10 là: 7/15 IAIA: 8/15 IAIO.
 Ý I sai (Xác định chính xác kiểu gen của 5 người đó là người số 1, 2, 3, 5, 11).
Bước 3: Theo lý thuyết, con của người III-8 (3/4 IBIB: 1/4 IBIO) và người III-9 (7/15 IAIA: 8/15
IAIO) có kiểu gen là: 77/120 IAIB: 28/120IBIO: 11/120 IAIO: 4/120 IOIO  Ý III đúng.
Theo lý thuyết, con của người III-10 (7/15 IAIA: 8/15 IAIO) và người III-11 (IOIO) có kiểu
gen là: 11/15 IAIO: 4/15 IOIO  Ý IV đúng.
 Có 3 ý đúng (Đáp án D).
Bài 3: Cho sơ đồ phả hệ sau:

Ở người, kiểu gen HH quy định bệnh hói đầu, hh quy định khơng hói đầu; những người đàn
ơng có kiểu gen dị hợp Hh bị hói đầu, người nữ khơng bị hói đầu. Biết không xảy ra đột biến ở
tất cả những người trong phả hệ, người phụ nữ II.8 đến từ một quần thể cân bằng di truyền có
80% người khơng bị hói đầu. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu
đúng ?
I. Xác suất sinh con trai mắc bệnh hói đầu của cặp vợ chồng II.7 và II.8 là 70%.
II. Những người đàn ông mắc bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen giống nhau
III. Người phụ nữ II.4 và người phụ nữ IV.15 có kiểu gen giống nhau

IV. Người đàn ông I.1 và người phụ nữ I.2 có kiểu gen giống nhau
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Đề bài đã cho.
Bước 2: Người II-5 và người III-13 nữ hói, có kiểu gen HH.
Người II-3, người II-6 và người III-12 nam bình thường, có kiểu gen hh.
Trang 14


Người II-5 và người II-6, là con của người I-1 và người I-2  Người I-1 và người I-2
có kiểu gen Hh  Ý IV đúng.
Người II-7 nam hói, là con của người người I-1 và người I-2  Xác suất kiểu gen của
người II-7 là: 1/3 HH: 2/3 Hh.
Người III-9 nam hói, là con của người II-3 và người II-4  Người III-9 có kiểu gen Hh
 Người II-4 nữ bình thường, có kiểu gen Hh.
Người III-10 và người III-11 nữ bình thường, là con của người II-3 và người II-4 
Xác suất kiểu gen của người III-10 và người III-11 là: 1/2 Hh: 1/2 hh.
Người IV-14 nam hói và người IV-15 nữ bình thường, đều là con của người III-12 và
người III-13  Người IV-14 và người IV-15 có kiểu gen là Hh  Ý III đúng.
 Ý II sai.
Quần thể cân bằng di truyền có 80% người khơng bị hói đầu  H = 0,2; h = 0,8 
Quần thể có cấu trúc di truyền là: 0,04 HH: 0,32 Hh: 0,64 hh  Xác suất kiểu gen của người II
-8 nữ bình thường là: 1/3 Hh: 2/3 hh.
Bước 3: Theo lý thuyết, con của người II-7 (1/3 HH: 2/3 Hh) và người II-8 (1/3 Hh: 2/3 hh) có
kiểu gen là: 2/18 HH: 11/18 Hh: 5/18 hh  Xác suất sinh con trai bị hói đầu của người II-7 và
người II-8 là: 1/2 x 13/18 = 13/36 = 36,1%  Ý I sai.
 Có 2 ý đúng (Đáp án C).

6.2. Dạng phả hệ có hai tính trạng
Đối với dạng phả hệ có hai tính trạng, nếu hai tính trạng đó do 2 gen nằm trên hai nhiễm
sắc thể khác nhau thì ta tách riêng từng tính trạng và tính xác suất của từng tính trạng đó, sau
đó nhân xác suất của hai tính trạng đó với nhau. Nếu hai tính trạng đó do 2 gen nằm trên một
nhiễm sắc thể thì ta tính đồng thời cả hai tính trạng đó.
6.2.1. Một tính trạng do một gen trên cặp nhiễm sắc thể thường và một tính trạng do một
gen trên nhiễm sắc thể giới tính X khơng có alen tương ứng trên Y quy định
Bài 1: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của hai bệnh P, Q. Cả hai bệnh này đều do 1
trong 2 gen quy định. Trong đó bệnh Q do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định. Biết
rằng khơng có phát sinh đột biến mới ở tất cả các thế hệ, có bao nhiêu nhận định sau đây
đúng?

I. Cặp alen quy định bệnh P và bệnh Q đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
II. Có 5 người chắc chắn xác định được kiểu gen.
III. Xác suất sinh con đầu lịng khơng bị bệnh của cặp vợ chồng III.13 – III.14 là 63/80.
IV. Gen gây bệnh P là gen lặn, gen gây bệnh Q là gen trội.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định tính trạng bệnh P: Người II-10 và người II-11 bình thường sinh con gái III15 bị bệnh  Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thường quy định.

Trang 15


Xác định tính trạng bệnh Q: Người con trai II-7 bị bệnh, là con của người I-1 và người
I-2 đều bình thường  Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X khơng có alen
tương ứng trên Y quy định.
Quy ước: a: quy định bệnh P

b: quy định bệnh Q
Các alen trội tương ứng là A và B đều quy định không bị bệnh.
 Ý I sai, ý IV sai.
Bước 2: * Xét tính trạng bệnh P:
Người I-4, người II-5 và người III-15 bị bệnh P, có kiểu gen là aa.
Người II-5 bị bệnh, là con của người I-1 và người I-2 bình thường  Người I-1 và
người I-2 có kiểu gen là Aa.
Người I-3 bình thường, có thể có kiểu gen là AA hoặc Aa.
Người II-6 và người II-7 bình thường, là con của người I-1 và người I-2  Xác suất
kiểu gen của người II-6 và người II-7 là: 1/3 AA: 2/3 Aa.
Người II-8 và người II-9 bình thường, là con của người I-4 bị bệnh  Người II-8 và
người II-9 có kiểu gen là: Aa.
Người III-15 bị bệnh, là con của người II-10 và người II-11 bình thường  Người II10 và người II-11 có kiểu gen Aa.
Người III-14 và người III-16 bình thường, là con của người II-10 và II-11  Xác suất
kiểu gen của người III-14 và người III-16 là: 1/3 AA: 2/3 Aa.
Người III-12 và người III-13 bình thường, là con của người II-7 và người II-8  Xác
suất kiểu gen của người III-12 và người III-13 là: 2/5 AA: 3/5Aa
* Xét tính trạng bệnh Q:
Người II-7 và người III-16 nam bị bệnh Q, có kiểu gen XbY.
Người I-1, người I-3, người II-5, người II-9, người II-10, người III-13 nam bình
thường, có kiểu gen XBY.
Người II-7 nam bị bệnh, là con của người I-2 nữ bình thường  Người I-2 có kiểu gen
B b
X X.
Người II-4 nữ bình thường, có thể có kiểu gen là XBXB hoặc XBXb.
Người II-6 nữ bình thường, là con của người I-1 và I-2  Xác suất người II-6 có kiểu
gen là: 1/2 XBXB: 1/2 XBXb.
Người II-8 nữ bình thường, có thể có kiểu gen là XBXB hoặc XBXb.
Người III-16 nữ bị bệnh, là con của người II-11  Người II-11 có kiểu gen là XBXb.
Người III-12 nữ bình thường, là con của người II-7 bị bệnh  Người III-12 có kiểu

gen là XBXb.
Người III-14 và người III-15 nữ đều bình thường, là con của người II-10 và người II11  Xác suất kiểu gen của người III-14 và người III-15 là: 1/2 XBXB: 1/2 XBXb.
 Ý II sai (Xác định được chính xác kiểu gen của 6 người về cả 2 tính trạng đó là
người số 1, 2, 5, 9, 10, 11).
Bước 3: * Xét tính trạng bệnh P: Theo lý thuyết, con của cặp vợ chồng III-13 (2/5 AA: 3/5Aa)
và III-14 (1/3 AA: 2/3 Aa) có kiểu gen là: 14/30 AA: 13/30 Aa: 3/30 aa.
* Xét tính trạng bệnh Q: Theo lý thuyết, con của cặp vợ chồng III-13 (XBY) và III-14
(1/2 XBXB: 1/2 XBXb) có kiểu gen là: 3/8 XBXB: 1/8 XBXb: 3/8 XBY: 1/8 XbY
 Xác suất sinh con đầu lịng khơng bị bệnh của cặp vợ chồng III.13 – III.14 là: 27/30
x 7/8 = 63/80  Ý III đúng.
 Vậy có 1 ý đúng (Đáp án B).
Bài 2: Phả hệ ở hình dưới đây mơ tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai
alen của một gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không
Trang 16


tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng khơng xảy ra đột biến. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Người số 4 không mang alen quy định bệnh P.
II. Người số 13 có kiểu gen đồng hợp tử về hai cặp gen.
III. Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P của cặp 12 – 13 là 7/48.
IV. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P của cặp 12 – 13 là 1/16.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định tính trạng bệnh P: Người II-6 và người II-7 bình thường, sinh con gái III-11
bị bệnh  Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thường quy định.

Xác định tính trạng bệnh M: Người con trai II-5 bị bệnh, là con của người I-1 và người
I-2 đều bình thường  Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X khơng có alen
tương ứng trên Y quy định.
Quy ước: a: quy định bệnh P
b: quy định bệnh M
Các alen trội tương ứng là A và B đều quy định không bị bệnh.
Bước 2: * Xét tính trạng bệnh P:
Người I-3, người II-8, người III-11 và người III-14 bị bệnh P, có kiểu gen là aa.
Người II-8 bị bệnh, là con của người I-4 bình thường  Người I-4 có kiểu gen là Aa
 Ý I sai.
Người III-14 bị bệnh, là con của người II-9 bình thường  Người II-9 có kiểu gen là
Aa.
Người III-13 bình thường, là con của người II-8 bị bệnh  Người III-13 có kiểu gen là
Aa  Ý II sai.
Người III-11 bị bệnh, là con của người II-6 và người II-7 đều bình thường  Kiểu gen
của người II-6 và người II-7 là Aa.
Người III-12 bình thường, là con của người II-6 và người II-7  Xác suất kiểu gen của
người III-12 là 1/3 AA: 2/3 Aa.
* Xét tính trạng bệnh M:
Người I-4, người II-5 và người II-7 nam bị bệnh, có kiểu gen XbY.
Người I-2, người II-9, người II-10 và người II-12 nam bình thường có kiểu gen là XBY.
Người II-8 nữ bình thường, là con của người I-4 bị bệnh  Người II-8 có kiểu gen là
B b
X X.
Người III-13 nữ bình thường, là con của người II-8 và người II-9  Xác suất kiểu gen
của người III-13 là 1/2 XBXB: 1/2 XBXb.
Bước 3: * Xét tính trạng bệnh P: Theo lý thuyết, con của cặp vợ chồng III-12 (1/3 AA: 2/3
Aa) và III-13 (Aa) có kiểu gen là: 2/6 AA: 3/6 Aa: 1/6 aa.
* Xét tính trạng bệnh M: Theo lý thuyết, con của cặp vợ chồng III-12 (XBY) và III-13
(1/2 XBXB: 1/2 XBXb) là: 3/8 XBXB: 1/8 XBXb: 3/8 XBY: 1/8 XbY.

 Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P của cặp 12 – 13 là: 1/6 x 7/8 = 7/48  Ý III
đúng.
Trang 17


 Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P của cặp 12 – 13 là: 1/6 x 3/8 =
1/16  Ý IV đúng.
 Vậy có 2 ý đúng (Đáp án A).
Bài 3: Sơ đồ phả hệ hình bên mơ tả sự di truyền 2 tính trạng ở người.

Tính trạng nhóm máu và tính trạng bệnh mù màu. Biết rằng tính trạng nhóm máu do 1 gen
nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 gen alen quy định; tính trạng bệnh mù màu do một gen
nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen quy định. Biết rằng
khơng xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác định chính xác kiểu gen của 12 người trong phả hệ.
II. Xác suất sinh con có nhóm máu O và khơng bị mù màu của cặp 13-14 là 7/32.
III. Xác suất sinh con thứ 3 có nhóm máu AB và bị mù màu của cặp 7-8 là 25%.
IV. Xác suất sinh con thứ 4 là con gái có nhóm máu O và khơng bị bệnh mù màu của cặp 10-11
là 12,5%.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Đề bài đã cho
Quy ước: M: bình thường
m: bị mù màu
Bước 2: * Xét tính trạng nhóm máu:
Người II-5 máu O có kiểu gen I OIO. Người II-5 máu O, là con của người I-1 và người I2 đều máu B  Người I-1 và người I-2 có kiểu gen là IBIO.
Người II-6 máu B, là con của người I-1 và người I-2  Xác suất kiểu gen của người II6 là 1/3 IBIB: 2/3 IBIO.

Người I-4 máu AB có kiểu gen là IAIB.
Người II-9 máu B, là con của người I-3 máu A và người I-4 máu AB  Người II-9 có
kiểu gen là IBIO và người I-3 có kiểu gen là IAIO.
Người III-12 máu B và người III-13 máu A đều là con của người II-7 máu B và người
II-8 máu A  Người II-7 và người III-12 có kiểu gen là I BIO, người II-8 và người III-13 có
kiểu gen là IAIO.
Người III-14, người III-16 đều có máu A và người III-15 máu B đều là con của người
II-10 máu A và người II-11 máu B  Người III-14, người III-16 và người II-10 có kiểu gen là
IAIO, người II-11 và người III-15 có kiểu gen là IBIO.
* Xét tính trạng bệnh mù màu:
Người I-1 nữ bị bệnh, có kiểu gen là XmXm.
Người I-4, người II-5, người II-7 và người III-16 nam bị bệnh, có kiểu gen là X mY.
Người I-2, người II-9, người II-10, người III-13 nam bình thường có kiểu gen là XMY.
Người I-3 nữ bình thường, có thể có kiểu gen là XMXM hoặc XMXm.
Người II-6 nữ bình thường, là con của người I-1 bị bệnh  Người II-6 có kiểu gen là
M m
X X .
Trang 18


Người II-8 nữ bình thường, là con của người I-4 bị bệnh  Người II-8 có kiểu gen là
M

m

X X .
Người III-16 nam bị bệnh, là con của người II-11 bình thường  Người II-11 có kiểu
gen là XMXm.
Người III-12 nữ bình thường, là con của người II-7 bị bệnh  Người III-12 có kiểu gen
M m

là X X .
Người III-14 và người III-15 nữ đều bình thường, là con của người II-10 và người II -11
 Xác suất kiểu gen của người III-14 và người III-15 là: 1/2 XMXM: 1/2 XMXm.
 Ý I đúng (Xác định được chính xác kiểu gen của 12 người về cả 2 tính trạng đó là
người số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 16).
Bước 3: * Xét tính trạng nhóm máu:
Theo lý thuyết, con của người II-7 (I BIO) và người II-8 (IAIO) có kiểu gen là: 1/4 I AIB: 1/4
A O
I I : 1/4 IBIO: 1/4 IOIO.
Theo lý thuyết, con của người II-10 (I AIO) và người II-11 (IBIO) có kiểu gen là: 1/4 I AIB:
1/4 IAIO: 1/4 IBIO: 1/4 IOIO.
Theo lý thuyết, con của người III-13 (I AIO) và người III-14 (IAIO) có kiểu gen là: 1/4
A A
I I : 2/4 IAIO: 1/4 IOIO.
* Xét tính trạng mù màu:
Theo lý thuyết, con của người II-7 (X mY) và người II-8 (XMXm) có kiểu gen là: 1/4
M m
X X : 1/4 XmXm: 1/4 XMY: 1/4 XmY.
Theo lý thuyết, con của người II-10 (XMY) và người II-11 (XMXm) có kiểu gen là: 1/4
XMXM: 1/4 XMXm: 1/4 XMY: 1/4 XmY.
Theo lý thuyết, con của người III-13 (XMY) và người III-14 (1/2 XMXM: 1/2 XMXm) có
kiểu gen là: 3/8 XMXM: 1/8 XMXm: 3/8 XMY: 1/8 XmY.
 Xác suất sinh con thứ 3 có nhóm máu AB và bị mù màu của cặp 7-8 là: 1/4 x 1/2 =
1/8 = 12,5%  Ý III sai.
 Xác suất sinh con thứ 4 là con gái có nhóm máu O và khơng bị bệnh mù màu của
cặp 10-11 là: 1/4 x 1/2 = 1/8 = 12,5%  Ý IV đúng.
 Xác suất sinh con có nhóm máu O và khơng bị mù màu của cặp 13-14 là: 1/4 x 7/8 =
7/32  Ý II đúng.
 Vậy có 3 ý đúng (Đáp án A).
Bài 4: Cho sơ đồ phả hệ sau:


Bệnh P được quy định bởi gen trội (P) nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q được quy định
bởi gen lặn (q) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, khơng có alen tương ứng trên Y. Biết rằng
khơng có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ
trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả hai bệnh P, Q là?
A. 6,25%
B. 3,125%
C. 12,5%
D. 25%
Hướng dẫn giải
Bước 1: Đề bài đã cho
Trang 19


Quy ước: A: bị bệnh P
B: bình thường
a: bình thường
b: bị bệnh Q
Bước 2: Xét tính trạng bệnh P:
Người II-7 và người III-12 bình thường, có kiểu gen là aa.
Người III-11 bị bệnh, là con của người II-7 bình thường  Người III-11 có kiểu gen là
Aa.
* Xét tính trạng bệnh Q:
Người II-8 và người III-11 nam bình thường, có kiểu gen là XBY.
Người I-4 nam bị bệnh, có kiểu gen là XbY.
Người II-9 nữ bình thường, là con của người I-4  Người II-9 có kiểu gen là XBXb.
Người III-12 nữ bình thường, là con của người II-8 và người II-9  Xác suất kiểu gen
của người III-12 là: 1/2 XBXB: 1/2 XBXb.
Bước 3: * Xét tính trạng bệnh P: Theo lý thuyết, con của cặp vợ chồng III-11 (Aa) và III-12
(aa) có kiểu gen là: 1/2 Aa: 1/2 aa.

* Xét tính trạng bệnh Q: Theo lý thuyết, con của cặp vợ chồng III-11 (X BY) và III-12
(1/2 XBXB: 1/2 XBXb) có kiểu gen là: 3/8 XBXB: 1/8 XBXb: 3/8 XBY: 1/8 XbY.
 Xác suất để cặp vợ chồng III-11 và III-12 sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả
hai bệnh P, Q là: 1/2 x 1/8 = 1/16 = 6,25% (Đáp án A).
6.2.2. Hai tính trạng do hai gen trên hai cặp nhiễm sắc thể thường quy định
Bài 1: Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một
gen quy định. Biết không xảy ra đột biến ở tất cả mọi người trong phả hệ.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể xác định được kiểu gen của 9 người.
II. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh là 1/36.
III. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng chỉ bị một bệnh là 5/18.
IV. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lịng là gái và khơng bị bệnh là 25/72.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải
Bước 1: Người I-1 và người I-2 bình thường, sinh con gái II-6 bị cả 2 bệnh  Cả 2 bệnh đều
do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thường quy định.
Quy ước: a: bị bệnh thứ nhất
b: bị bệnh thứ hai
Các alen trội tương ứng là A và B đều quy định không bị bệnh.
Bước 2: * Xét tính trạng bệnh thứ nhất:
Người I-3, người II-6, người II-7 và người III-17 bị bệnh, có kiểu gen là aa.
Người II-6 bị bệnh, là con của người I-1 và người I-2 đều bình thường  Người I-1 và
người I-2 đều có kiểu gen là Aa.
Người II-5 bình thường, là con của người I-1 và người I-2  Xác suất kiểu gen của
người II-5 là: 1/3 AA: 2/3 Aa.
Người II-4 và người II-8 bình thường, có thể có kiểu gen là AA hoặc Aa.

Trang 20


Người II-10, người II-11 và người II-12 đều bình thường, là con của người I-3  Người
II-10, người II-11 và người II-12 có kiểu gen là Aa.
Người III-17 bị bệnh, là con của người II-9 bình thường  Người II-9 có kiểu gen là
Aa.
Người III-16 bình thường, là con của người II-9 và người II-10  Xác suất kiểu gen
của người III-16 là: 1/3 AA: 2/3 Aa.
Người III-13, người III-14 và người III-15 đều bình thường, là con của người II-7 và
người II-8  Người III-13, người III-14 và người III-15 có kiểu gen là Aa.
* Xét tính trạng bệnh thứ hai:
Người II-6, người II-8 và người III-17 bị bệnh, có kiểu gen là bb.
Người II-6 bị bệnh, là con của người I-1 và người I-2 đều bình thường  Người I-1 và
người I-2 đều có kiểu gen là: Bb.
Người II-5 và người II-7 đều bình thường, là con của người I-1 và người I-2  Xác
suất kiểu gen của người II-5 là: 1/3 BB: 2/3 Bb.
Người III-17 bị bệnh, là con của người II-9 và người II-10 đều bình thường  Người
II-9 và người II-10 có kiểu gen là Bb.
Người I-3, người I-4, người II-11 và người II-12 có thể có kiểu gen BB hoặc Bb.
Người III-13, người III-14 và người III-15 bình thường, đều là con của người II-8 
Người III-13, người III-14 và người III-15 có kiểu gen là Bb.
Người III-16 bình thường, là con của người II-9 và người II-10  Xác suất kiểu gen
của người III-16 là: 1/3 BB: 2/3 Bb.
 Ý I đúng (Xác định được chính xác kiểu gen của 9 người về cả 2 tính trạng đó là
người số 1, 2, 6, 9, 10, 13, 14, 15, 17).
Bước 3: * Xét tính trạng bệnh thứ nhất: Theo lý thuyết, con của cặp vợ chồng III-15 (Aa) và
III-16 (1/3 AA: 2/3 Aa) có kiểu gen là: 2/6 AA: 3/6 Aa: 1/6 aa.
* Xét tính trạng bệnh thứ hai: Theo lý thuyết, con của cặp vợ chồng III-15 (Bb) và III16 (1/3 BB: 2/3 Bb) có kiểu gen là: 2/6 BB: 3/6 Bb: 1/6 bb.
 Xác suất sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh của cặp vợ chồng III-15 và III-16 là: 1/6 x

1/6 = 1/36  Ý II đúng.
 Xác suất sinh con chỉ bị một bệnh của cặp vợ chồng III-15 và III-16 là: (1/6 x 5/6) +
(5/6 x 1/6) = 5/18  Ý III đúng.
 Xác suất sinh con đầu lịng là gái và khơng bị bệnh của cặp vợ chồng III-15 và III-16
là: 1/2 x 5/6 x 5/6 = 25/72  Ý IV đúng.
 Vậy có 4 ý đúng (Đáp án D).
Bài 2: Cho phả hệ bên phải về 2
bệnh di truyền ở người. Cho biết
mỗi bệnh do 1 trong 2 alen của 1
gen quy định, nằm trên 2 cặp NST
tương đồng khác nhau và khơng
có đột biến mới phát sinh, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng về
phả hệ trên?
I. Xác định được chính xác kiểu
gen của 10 người.
II. Xác suất người số 11 mang gen cả 2 bệnh là 9/16.
III. Có thể có tối đa 2 người mang kiểu gen đồng hợp tử trội về cả 2 bệnh.
IV. Xác suất cặp 8 - 9 sinh 1 con không bị bệnh trong số 2 bệnh trên là 25/36.
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Trang 21


Hướng dẫn giải
Bước 1: Người I-1 và người I-2 bình thường sinh con gái II-5 bị cả 2 bệnh  Cả 2 bệnh đều
do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Quy ước: a: quy định bệnh thứ nhất

b: quy định bệnh thứ hai
Các alen trội tương ứng là A và B đều quy định không bị bệnh.
Bước 2: Do trong phả hệ này chỉ có 3 người bị cả 2 bệnh nên để giải nhanh, chúng ta có thể
khơng tách từng tính trạng ra giải mà giải chung cả 2 tính trạng.
Người II-5, người II-10 và người III-12 bị bệnh, có kiểu gen là aabb.
Người II-5 bị bệnh, là con của người I-1 và người I-2  Người I-1 và người I-2 đều có
kiểu gen là AaBb.
Người II-10 bị bệnh, là con của người I-3 và người I-4  Người I-3 và người I-4 đều
có kiểu gen là AaBb.
Người III-12 bị bệnh, là con của người II -6 và người II-7  Người II -6 và người II-7
đều có kiểu gen là AaBb.
Người III-11 bình thường, là con của người II-6 và người II-7  Xác suất kiểu gen của
người III-11 là: (1/3 AA: 2/3 Aa) (1/3 BB: 2/3 Bb).
Người II-8 bình thường, sinh đơi cùng trứng với người II-7  Người II-8 có kiểu gen
AaBb.
Người II-9 bình thường, là con của người I-3 và người I-4  Xác suất kiểu gen của
người II-9 là: (1/3 AA: 2/3 Aa) (1/3 BB: 2/3 Bb).
 Ý I đúng (Xác định chính xác kiểu gen của 10 người về cả 2 tính trạng đó là người
số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 12).
 Ý III đúng (Người II-9 và người III-11).
Bước 3: * Xét tính trạng bệnh thứ nhất: Theo lý thuyết, con của người II-8 (Aa) và người II-9
(1/3 AA: 2/3 Aa) có kiểu gen là: 2/6 AA: 3/6 Aa: 1/6 aa.
* Xét tính trạng bệnh thứ hai: Theo lý thuyết, con của người II-8 (Bb) và người II-9
(1/3 BB: 2/3 Bb) có kiểu gen là: 2/6 BB: 3/6 Bb: 1/6 bb.
 Xác suất sinh con khơng bị bệnh trong số 2 bệnh nói trên của người II-8 và người II9 là: 5/6 x 5/6 = 25/36  Ý IV đúng.
 Xác suất người số 11 mang gen cả 2 bệnh là: 2/3 x 2/3 = 4/9  Ý II sai.
 Vậy có 3 ý đúng (Đáp án B).
6.2.3. Hai tính trạng do hai gen trên một cặp nhiễm sắc thể thường liên kết hoàn toàn quy
định
Bài 1: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh M và N ở người; mỗi bệnh do một

trong hai alen của một gen quy định. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và liên kết
hồn tồn. Biết rằng khơng xảy ra đột biến, người số 4 và người số 5 không mang alen bệnh
M, người số 6 mang cả hai loại alen gây bệnh M và N.

Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể xác định được tối đa kiểu gen của 11 người.
II. Khơng có đứa con nào của cặp vợ chồng 10 -11 bị cả 2 bệnh.
Trang 22


III. Xác suất sinh con thứ 3 bị bệnh của cặp 8-9 là 50%.
IV. Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng 10 - 11 bị bệnh M thì xác suất đứa thứ 2 bị bệnh M
là 1/4.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải
Bước 1: * Xét tính trạng bệnh M: Người II-8 và người II-9 bình thường, sinh con gái III-12 bị
bệnh  Bệnh M do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
* Xét tính trạng bệnh N: Người II-8 và người II-9 bình thường sinh con III-13 bị bệnh
 Bệnh N do gen lặn quy định.
Vì bài tốn cho biết gen quy định hai bệnh cùng nằm trên một nhiễm sắc thể  Cả hai
bệnh đều do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Quy ước: m: bị bệnh M
n: bị bệnh N
Các alen trội tương ứng là M và N đều quy định không bị bệnh.
Bước 2: Người I-1 bị cả 2 bệnh có kiểu gen là: mn/mn.
Người I-4 và người I-5 đều bị bệnh N và không mang gen bệnh M, có kiểu gen là:
Mn/Mn.

Người I-6 bình thường nhưng có mang cả hai loại alen gây bệnh M và N, có kiểu gen là
MN/mn hoặc Mn/mN.
Người II-7 bị bệnh M không bị bệnh N, là con của người I-1 bị cả 2 bệnh và người I-2
bình thường  Người II-7 có kiểu gen là: mN/mn  Người I-2 có kiểu gen là MN/mN.
Người II-8 bình thường, là con của người I-1  Người II-8 có kiểu gen là MN/mn.
Người II-9 bình thường, là con của người I-3 và người I-4  Người II-9 có kiểu gen là
Mn/mN.
Người II-10 bị bệnh N, là con của người I-3 bị bệnh M và người I-4  Người II-10 có
kiểu gen là Mn/mn  Người I-3 có kiểu gen mN/mn.
Người II-11 bình thường, là con của người I-5 và người I-6  Người II-11 có kiểu gen
là MN/Mn hoặc Mn/mN.
Người III-12 bị bệnh M nhưng không bị bệnh N, là con của người II-8 và người II-9 
Người III-12 có kiểu gen là mN/mn.
Người III-13 bị bệnh N nhưng không bị bệnh M, là con của người II-8 và người II-9 
Người III-13 có kiểu gen là Mn/mn.
 Ý I đúng ( Xác định chính xác kiểu gen của 11 về cả 2 tính trạng đó là người số 1, 2,
3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 12, 13).
Bước 3: Theo lý thuyết, con của người II-8 (MN/mn) và người II-9 (Mn/mN) có kiểu gen là:
1/4 MN/Mn: 1/4 MN/mN: 1/4 Mn/mn: 1/4 mN/mn  Ý III đúng.
- Nếu người II-11 có kiểu gen là MN/Mn  Theo lý thuyết, con của người II-10
(Mn/mn) và người II-11 là: 1/4 MN/Mn: 1/4 MN/mn: 1/4 Mn/Mn: 1/4 Mn/mn.
- Nếu người II-11 có kiểu gen là Mn/mN  Xác suất sinh con của người II-10 (Mn/mn)
và người II-11 là: 1/4 Mn/Mn: 1/4 Mn/mn: 1/4 Mn/mN: 1/4 mN/mn.
 Ý II đúng.
- Nếu đứa con của người II-10 và người II-11 bị bệnh M thì người II-11 phải có kiểu
gen là Mn/mN  Ý IV đúng.
 Vậy có 4 ý đúng (Đáp án D).
Bài 2: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh A và B ở người; mỗi bệnh do một
trong hai alen của một gen quy định. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường và
liên kết hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, người số 5 và người số 6 có kiểu gen đồng

hợp tử.
Trang 23


Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác định được kiểu gen của tất cả những người trong phả hệ.
II. Người số 4 và người số 10 có kiểu gen giống nhau.
III. Xác suất sinh con bị bệnh A của cặp 10 – 11 là 25%.
IV. Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp 8-9 là 50%.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xét tính trạng bệnh A: Người II-3 và người II-4 bình thường, sinh con II-9 bị bệnh 
Bệnh A do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Xét tính trạng bệnh N: Người II-5 bị bệnh B và người II-6 bị bệnh A đều có kiểu gen đồng hợp
tử, sinh con III-11 bình thường  Bệnh B do gen lặn quy định nằm trên nhiễm sắc thể thường
quy định.
Quy ước: a: bị bệnh A
b: bị bệnh B
Các alen trội tương ứng là A và B đều quy định không bị bệnh.
Bước 2: Người I-1 và người II-9 bị cả 2 bệnh, có kiểu gen là: ab/ab.
Người II-7 chỉ bị bệnh A, là con của người I-1  Người II-7 có kiểu gen là aB/ab.
Người II-8 bình thường, là con của người I-1  Người II-8 có kiểu gen là AB/ab.
Người II-7 và người II-8 đều là con của người I-2 bình thường  Người I-2 có kiểu gen
là AB/aB.
Người II-9 bị cả 2 bệnh, là con của người I-3 bình thường và người I-4 chỉ bị bệnh B 
Người I-3 có kiểu gen là AB/ab và người I-4 có kiểu gen là Ab/ab.
Người II-10 chỉ bị bệnh B, là con của người I-3 và người I-4  Người II-10 có kiểu gen

là Ab/ab  Ý II đúng.
Người I-5 chỉ bị bệnh B, đồng hợp tử có kiểu gen là Ab/Ab.
Người I-6 chỉ bị bệnh A, đồng hợp tử có kiểu gen là aB/aB.
Người II-11 bình thường, là con của người I-5 và người I-6  Kiểu gen của người II-11
là Ab/aB.
 Ý I đúng.
Bước 3: Theo lý thuyết, con của người II-8 (AB/ab) và người II-9 (ab/ab) có kiểu gen là: 1/2
AB/ab: 1/2 ab/ab  Ý IV đúng.
Theo lý thuyết, con của người II-10 (Ab/ab) và người II-11 (Ab/aB) có kiểu gen là: 1/4
Ab/Ab: 1/4 Ab/aB: 1/4 Ab/ab: 1/4 aB/ab  Ý III đúng.
 Có 4 ý đúng (Đáp án B).
6.2.4. Hai tính trạng do hai gen trên một cặp nhiễm sắc thể thường liên kết khơng hồn
tồn quy định
Bài 1: Cho sơ đồ phả hệ sau:

Trang 24


Bệnh P do 1 trong hai alen (A, a) của một gen quy định; bệnh Q do 1 trong hai alen (B, b)
của 1 gen quy định; hai gen quy định 2 tính trạng này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và
cách nhau 20 cM. Biết rằng khơng có đột biến mới xảy ra. Theo lí thuyết, trong các phát biểu
sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Có tối đa 4 người trong phả hệ này không thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa đủ
thơng tin.
II. Người phụ nữ II.5 và người đàn ơng III.7 có kiểu gen giống nhau.
III. Người đàn ông III.9 và người phụ nữ III.10 có kiểu gen khác nhau.
IV. Xác suất sinh con không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.9 và III.10 là 4%.
A. 1
B. 2
C. 3

D. 4
Hướng dẫn giải
Bước 1: Người I-1 và người I-2 bình thường, sinh con gái II-3 bị cả 2 bệnh  Cả 2 bệnh đều
do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định .
Bước 2: Người II-3 và người III-11 bị cả 2 bệnh, có kiểu gen ab/ab.
Người III-7 chỉ bị bệnh Q, là con của người II-3  Người III-7 có kiểu gen là Ab/ab.
Người III-8 chỉ bị bệnh P, là con của người II-3  Người III-8 có kiểu gen là aB/ab.
Người III-9 bình thường, là con của người II-3  Người III-9 có kiểu gen là AB/ab.
Người III-11 bị cả 2 bệnh, là con của người II-5 chỉ bị bệnh Q và người II-6 chỉ bị bệnh
P  Người II-5 có kiểu gen là Ab/ab và người II-6 có kiểu gen là aB/ab.
Người III-10 bình thường, là con của người II-5 và người II-6  Người III-10 có kiểu
gen là Ab/aB.
Người I-1, người I-2, người II-4 bình thường, có thể có kiểu gen là AB/ab hoặc Ab/aB.
 Ý I sai, ý II đúng, ý III đúng.
Bước 3: Xác suất sinh con không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.9 và III.10 là: 40%
x 10% = 4%  Ý IV đúng.
 Vậy có 3 ý đúng (Đáp án C).
Bài 2: Bệnh Z là một bệnh di truyền hiếm gặp do gen lặn (z) nằm trên NST số 9 quy định, gen
này cùng nhóm liên kết với gen quy định nhóm máu và cách 20 cM. Quan sát sơ đồ phả hệ sau
và cho biết trong số các nhận định dưới đây có bao nhiêu nhận định đúng?

Trang 25


×