Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tình thế ngàn cân treo sợi tóc trong kháng chiến chống Pháp của Việt Nam_ Tiểu luận lịch sử Đảng CSVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.6 KB, 16 trang )

Đại Học Cơng Nghiệp TP.HCM - HUI
Phần Nội Dung
I .Hồn cảnh lịch sử:
1.Thế giới
Vào tháng 9 năm 1940, ngay giữa Thế chiến thứ hai, Chính phủ Vichy của
Pháp, vì đã đầu hàng Đức Quốc Xã, đồng ý cho quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Bắc kỳ.
Ngay lập tức quân đội Nhật dùng đó làm bàn đạp ảnh hưởng đến các chiến trường
Trung Quốc và Đông Nam Á. Trên thực tế, đây là một điểm quan trọng trong chiến
lược quân sự của Nhật nhằm thống trị tồn bộ vùng Đơng Nam Á. Trong khi chờ đợi
cuộc đại thắng của Đức tại châu Âu, Nhật tạm thời duy trì hệ thống bảo hộ của Pháp
tại Đông Dương. (Trong những trận đánh lớn hồi đó có thể kể đến việc Hải Quân và
Không Quân Nhật xuất phát từ Cam Ranh và Sài Gịn tiêu diệt Hạm đội Viễn Đơng
của Anh).
Trong suốt Thế chiến thứ hai, Mỹ đã tích cực hỗ trợ lực lượng kháng chiến Việt
Minh trong các hoạt động chống Nhật. Một đơn vị đặc nhiệm của tổ chức OSS (Office
of Strategic Services) - tiền thân của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA) - đã từng
hợp tác cùng lực lượng Việt Minh thành lập một đại đội Việt-Mỹ (do Đàm Quang
Trung làm đội trưởng và Thiếu tá A. K. Thomas làm cố vấn) nhắm vào mục tiêu
chung chống Nhật. Lực lượng Việt Minh cũng bảo vệ các phi công Mỹ bị bắn rơi
trong khu vực Đông Dương và đưa họ thoát sang Trung Quốc rồi trao lại cho quân đội
Đồng Minh.
Đến năm 1945, thấy quân đội Đức bị đánh bại hoàn toàn tại mặt trận châu Âu
và ưu thế của quân đội Mỹ càng ngày càng lên tại mặt trận Thái Bình Dương, Nhật
quyết định hồn tồn khống chế Đơng Dương. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật trao
tối hậu thư cho Tồn quyền Đơng Dương (Gouveneur de l'Indochine), Đơ đốc Jean
Decoux, yêu cầu đặt toàn bộ quân đội Pháp tại Đông Dương dưới quyền chỉ huy và
điều động của họ. Decoux từ chối và bị bắt giam ngay lập tức, không kịp báo lệnh cho
lực lượng dưới quyền của mình. Qn đội Nhật, sau đó bất thần tấn cơng các doanh
trại và cơ sở của chính quyền thuộc địa Pháp. Chỉ trong một đêm họ đã thanh tốn
xong tồn bộ cứ điểm và bắt giam tất cả các quan chức người Pháp.
Tại Âu châu, Đức thất trận và đầu hàng ngày 7 tháng 5 năm 1945. Ngày 6


tháng 8, Hoa Kỳ ném hai trái bom nguyên tử trên đảo Hiroshima và Nagasaki. Ngày
CĐQT 10

1


Đại Học Công Nghiệp TP.HCM - HUI
14 tháng 8, Nhật hồng tun bố đầu hàng vơ điều kiện. Do đó quân Nhật tại Việt
Nam dao động và tan rã. Theo tối hậu thư Postdam của phe đồng minh gửi Nhật ngày
26 tháng 7, quân đội Nhật sẽ bị giải giới do quân đội Trung Hoa ở bắc vĩ tuyến 16, và
do quân đội Anh từ nam vĩ tuyến 16.
2.Tình hình Việt Nam
2.1 Tình hình quân ta
Vào tháng 5 năm 1941 các lực lượng ái quốc, trong đó nịng cốt là Đảng Cộng
Sản Đơng Dương, dẫn đầu bởi Hồ Chí Minh, tập họp tại một địa điểm gần biên giới
Việt-Trung, tham gia một tổ chức đứng về phía đồng minh giành độc lập cho Việt
Nam gọi là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Tổ chức này thường được gọi vắn tắt
là Việt Minh. Tổ chức này xây dựng một chiến khu do họ kiểm soát ở biên giới Việt
Trung. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp thành lập một trung đội 34
người mang tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân (một trong những tiền
thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam), ngay sau khi thành lập đã tiến đánh quân
Nhật, mở rộng chiến khu. Trước khi Nhật đầu hàng đồng minh, chiến khu đã bao gồm
nhiều tỉnh vùng đông Bắc Bắc Bộ, gọi là chiến khu Việt Bắc.
Thời gian này, Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa
chống thực dân Pháp, như Khởi nghĩa Nam Kỳ, Khởi nghĩa Bắc Sơn nhưng đều thất
bại. Những binh lính tham gia chiến tranh Thái Lan thực hiện cuộc Binh biến Đô
Lương cũng thất bại.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp thành cơng và tun bố trao trả độc lập cho Việt
Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, vua Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc
lập", tun bố hủy bỏ Hịa ước Patenơtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền

Việt Nam và mời nhà trí thức Trần Trọng Kim ra thành lập chính phủ khác dưới sự
bảo hộ của Nhật. Ngày 17 tháng 4, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các
Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 thì ra lệnh giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ.
Trong khi đó, phản ứng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng 3
năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu
nước (thay đổi hình thức tun truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kì tiền
khởi nghĩa, tập dượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền).
CĐQT 10

2


Đại Học Công Nghiệp TP.HCM - HUI
Cao trào nổ ra khắp cả nước với chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc –
Cách Mạng tháng 8- thành công. Ngày 2-9-1945 Hồ Chủ Tịch đọc tuyên ngôn độc lập
tại Quảng trường Ba Đình chính thức tun bố với thế giới thành lập nước Việt Nam
dân chủ Cộng Hồ.
2.2 Tình hình quân địch
Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, các thế lực đế quốc, phản
động quốc tế đã cấu kết, báo vây, chống phá hòng thủ tiêu mọi thành quả cách mạng
của nhân dân ta, đặt lại ách thống tri của chúng, xoá bỏ nền độc lập mà dân tộc ta vừa
giành được.
Gần 20 vạn quân của chính quyền Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) - Đồng
minh của đế quốc Mỹ, kéo vào miền Bắc. Dưới danh nghĩa quân đội Đồng minh vào
tước vũ khí quân Nhật, nhưng âm mưu của Quốc dân đảng Trung Hoa là: "Tiêu diệt
Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân
dân, để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng". Cuối tháng 8 đâu tháng
9 nǎm 1945, quân đội Tưởng do tướng Lư Hán làm tổng chỉ huy đã đóng quân tại Hà
Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16. Ngày
11-9-1945, tướng Lư Hán tuyên bố thời gian quân Tưởng ở Việt Nam là khơng hạn

định, tự cho mình quyền kiểm soát trật tự, an ninh trong thành phố. Tiêu Vǎn, nhân vật
được chính quyền Tưởng giao trách nhiệm xếp đặt chế độ chính trị ở Việt Nam, mà
thực chất là thực hiện âm mưu lật đổ đã sớm có mặt ở Hà Nội.
Ở phía Nam vĩ tuyến 16 (từ Đà Nẵng trở vào), cũng với danh nghĩa lực lượng
Đồng minh, quân đội Anh vào tước vũ khí quân Nhật, Nhưng trên thực tế, đế quốc
Anh đã giúp cho thực dân Pháp trở lại chiếm Việt Nam và cả Đông Dương. Anh và
Pháp cấu kết đàn áp cách mạng Đông Dương vì "sợ rằng phong trào ấy "làm gương"
cho các thuộc địa của Anh". Mặt khác, cũng để ngǎn chặn âm mưu của Mỹ muốn
tranh giành quyền lợi với Anh, Pháp ở Đông Dương và Đông - Nam châu á.
Ngày 6-9-1945, quân đội Anh vào Sài Gòn, Gờ-ra-xây - tổng chỉ huy qn đội
Anh ở Nam Đơng Dương - địi giai giáp quân đội Việt Nam. Ngày 12-9-1945, quân
Anh chiếm trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ, che chở cho lực lượng của Pháp biểu tình
khiêu khích ở Sài Gịn. Chúng tự ý duy trì trật tự trong thành phố, giao cho quân Nhật
làm nhiệm vụ cảnh sát, thả 1500 lính Pháp bị Nhật giam giữ trước đây và trang bị cho
CĐQT 10

3


Đại Học Công Nghiệp TP.HCM - HUI
lực lượng này, đồng thời trắng trợn đòi lực lượng vũ trang Việt Nam nộp vũ khí. Ngày
23-9-1945, được quân Anh và quân Nhật giúp sức, quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài
Gòn, mở đâu cuộc xâm lược tân thứ hai của thực dân Pháp hòng đặt lại ách thống trị ở
Việt Nam và Đơng Dương.
Chưa bao giờ trên đất nước ta lại có nhiều kẻ thù xâm lược hung bạo và xảo
quyệt như vậy. Các thế lực xâm lược tuy có những ý đồ riêng và hành động cụ thể
khác nhau. Song, mục tiêu chung của chúng là tiêu diệt chính quyền nhà nước Việt
Nam non trẻ. Gần 30 vạn quân đội của các thế lực đế quốc, thực dân, phản động nước
ngoài chiếm đóng trên đất nước ta, cách mạng nước ta khơng chỉ "bị hǎm trong vịng
vây của đế quốc chủ nghĩa" mà cịn bị phản kích quyết liệt.

II. Nội dung:
1. Tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”
Trong những năm đầu sau cách mạng tháng 8, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hồ chưa có nước nào cơng nhận và đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ ta. Đất
nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc” . Tổ quốc
đứng trước lâm nguy!
1.1 Tình hình:
Giặc ngồi, thù trong cấu kết chặt chẽ với nhau hịng tiêu diệt chính quyền cách
mạng non trẻ, trong khi các nước bạn bè chưa có điều kiện trực tiếp giúp đỡ cách
mạng Việt Nam.
Nhân dân ta và chính quyền cách mạng cịn phải vượt qua những khó khǎn lớn
về kinh tế, đời sống xã hội. Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu lại bị thực
dân Pháp và phát xít Nhật vơ vét, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nên lại càng
nghèo hơn. Nǎng suất lúa rất thất ( 12 tạ/ha). Nông dân lao động chiếm hơn 95% số
hộ nhưng chỉ được sử dụng khơng q 40% ruộng đất. Hậu quả Nạn đói năm Ất Dậu
xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm
1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói nhân dân lầm than.
Do chiến tranh và sự tê liệt của guồng máy nhà nước, giá cả các mặt hàng thiết
yếu liên tục leo thang, đặc biệt là lương thực. Miền bắc cũng bị hạn hán và côn trùng
phá hoại, khiến sản lượng vụ đông-xuân năm 1944 bị sụt khoảng 20%. Sau đó là lũ lụt
xảy ra vào vụ mùa nên khủng hoảng bắt đầu bùng nổ.
CĐQT 10

4


Đại Học Cơng Nghiệp TP.HCM - HUI
Cơng nghiệp chỉ có không quá 200 nhà máy nhỏ bé, trang bị cũ kỹ, đang lâm
vào đình đốn, hàng hố khan hiếm,giá cả tăng vọt. Tài chính quốc gia gần như trống
rỗng. Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản Pháp. Chính quyền cách

mạng chỉ tiếp quản được kho bạc với 1.230.720 đồng, trong đó có 586.000 đồng tiền
rách.
Hậu quả về mặt xã hội cũng rất nặng nề, 95% số dân không biết chữ. Hầu hết
số người được đi học chỉ ở bậc tiểu học và vỡ lòng, trên 3 vạn dân mới có một học
sinh cao đẳng hoặc đại học và chủ yếu học ở ngành luật và ngành thuốc.
Trong những năm 1945, số cơng chức có trình độ cao đẳng và đại học chỉ gồm
vài trǎm người. Thực tế đó làm cho việc tổ chức, hoạt động của chính quyền mới gặp
khơng ít khó khǎn, lúng túng.
Những khó khǎn, thử thách to lớn cả về quân sự, chính trị, kinh tế và xã hội
trên đây, đặt chính quyền cách mạng và vận mệnh đất nước ta trong thế "ngàn cân treo
sợi tóc". Tình hình trên địi hỏi Đảng và chính quyền cách mạng có đường lối chiến
lược và sách lược đúng đắn, phát huy sức mạnh của toàn dân mới có thể bảo vệ và
phát triển thành quả cách mạng.
1.2 Giải quyết giặc đói ,giặc dốt, giặc ngoại xâm ,và xây dựng chế độ Dân Chủ Cộng
Hoà – tổ chức kháng chiến ở Miền Nam
Trước tình hình đó, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tỉnh táo và
sáng suốt phân tích tình thế, chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên
thế giới và sức mạnh mới của dân tộc làm cơ sở để vạch ra chủ trương và giải pháp
đấu tranh giữ vững chính quyền,bảo vệ nền độc lập tự do.
1.2.1 Giải quyết giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm:
Sau ngày Quốc khánh 2 tháng 9, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên sáu vấn đề
cấp bách nhất mà Chính phủ cần giải quyết ngay và vấn đề số 1 là cứu đói: "Nhân dân
ta đang đói... Những người thốt chết đói, nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào
cho họ sống...".Bên cạnh những biện pháp cơ bản để phát triển kinh tế như khôi phục
các nhà máy, hầm mỏ, cho tư nhân góp vốn kinh doanh, khuyến khích giới công
thương mở hợp tác xã, lập ngân hàng quốc gia, phát hành giấy bạc, sửa chữa đê điều,
định lại các ngạch thuế v.v.., Đảng đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển sản xuất nông
nghiệp với khẩu hiệu "Tấc đất tấc vàng", "Sẻ cơm nhường áo", "Cơng việc cứu đói
CĐQT 10


5


Đại Học Công Nghiệp TP.HCM - HUI
cũng cần như việc đánh giặc".. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động chiến dịch tǎng gia
sản xuất và tiết kiệm để cứu đói, động viên sự đóng góp to lớn của nhân dân. Hàng
loạt chính sách, biện pháp thúc đẩy sản xuất, tiết kiệm, khắc phục khó khǎn về kinh tế
tài chính, ổn định đời sống, được nhân dân tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu
quả. Vì vậy, nạn đói bị đẩy lùi, sản xuất nông nghiệp khôi phục nhanh và phát triển.
Theo thống kê của Bộ canh nông, chỉ riêng ở Bắc Bộ, sản lượng lương thực cả nǎm
1946 đạt 1.925.000 tấn, xấp xỉ bằng vụ mùa của cả nước nǎm 1940
Để giải quyết khó khǎn của nền tài chính quốc gia. Chính phủ đã động viên
tồn dân đóng góp tiền của và hưởng ứng "Tuần lễ vàng" xây dựng "Quỹ độc lập".
Các tầng lớp nhân dân trên cả nước trong "Tuần lễ vàng", (từ ngày 17 đến 24-9-1945)
đã đóng góp được 370 kg vàng, và hơn 60 triệu đồng cho"Quỹ độc lập" và "Quỹ đảm
phụ quốc phòng". Nhiều nhà cơng thương ở Hà Nội ủng hộ Chính phủ hàng trǎm lạng
vàng và hàng triệu đồng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" Vì
vậy, cùng với chống giặc đói và giặc ngoại xâm phải chống giặc dốt.

Hồ Chủ tịch thăm lớp bình dân học vụ
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa phát động Bình dân học
vụ ngày 8 tháng 9 năm 1945 (sắc lệnh 19/SL và 20/SL) ngay sau khi Việt Nam giành
được độc lập. Phong trào này nằm giải quyết "giặc dốt" - một trong các vấn đề cấp
bách nhất của Việt Nam lúc bấy giờ (chỉ sau "giặc đói").Để phục vụ chiến dịch xóa
nạn mù chữ, Nha bình dân học vụ được thành lập ngày 18 tháng 9, khố huấn luyện
giáo viên Bình dân học vụ đầu tiên mang tên Hồ Chí Minh mở tại Hà Nội.
Vì nhà nước non trẻ ngân sách thiếu thốn, phong trào dựa vào sức dân là chính.
Ngân quỷ được chỉ dụng cho chương trình chỉ trả lương được tối đa 1.000 giáo viên,
CĐQT 10


6


Đại Học Công Nghiệp TP.HCM - HUI
trong khi số giáo viên cần thiết tối thiểu là 100.000. Người đi học được miễn phí. Giáo
viên khơng nhận lương. Mỗi tỉnh phải tự túc giáo viên. Khi ngân sách còn eo hẹp, các
lớp bình dân học vụ dùng phấn hay gạch để viết xuống đất thay cho bút và giấy.
Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Các lớp học bình dân được mở
khắp nơi, trong nhà dân, đình chùa, miếu mạo, chỉ cần mấy chiếc ghế băng, ghế tựa
đặt quanh bàn, quanh chiếc phản, cánh cửa, tấm ván mộc làm bảng đã thành lớp học.
Các đội Nhi đồng cứu vong khua trống ếch cổ động người dân đi học
Đồ dùng học tập của lớp bình dân học vụ
Tính đến cuối năm 1945, sau hơn ba tháng phát động, theo báo cáo chưa đầy
đủ của các tỉnh Bắc bộ gửi về Bộ Quốc gia
giáo dục thì đã mở được hơn 22.100 lớp học
với gần 30 nghìn giáo viên và đã dạy biết chữ
cho hơn 500 nghìn học viên mà tổng chi phí
xuất từ ngân sách trung ương là 815,68 đồng,
cịn lại đều do các địa phương và tư nhân chi
trả. Đến cuối năm 1946, Bộ Quốc gia giáo dục báo cáo có 74.975 lớp với 95.665 giáo
viên, riêng ở Bắc Bộ và Trung Bộ đã có 2.520.678 người biết đọc, biết viết.
1.2.2 Xây dựng chế độ dân chủ cộng hoà:
Để sự nghiệp kháng chiến kiến quốc giành được thắng lợi, nhịêm vụ trung tâm là cũng
cố chính quyền nhân dân.
Trong hồn cảnh vô cùng phức tạp, bọn đế quốc phản động ra sức ngăn trở
quấy phá nhưng Đảng ta vẫn kiên quyết lãnh đạo cuộc tổng tuyển cử ngày 6-1-1946
để nhân dân tự mình chọn lựa bầu những đại biểu chân chính của mình vào quốc hội –
cơ quan đại biểu cao nhất của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Ngày 2-3-1946 Quốc hội họp kì họp thứ nhất bầu Hồ Chí Minh giữ chức Chủ

Tịch Chính Phủ và trao quyền cho Người lập chính phủ chính thức – Chính Phủ Liên
Hiệp Kháng Chiến.Tại kì họp thứ 2( tháng 11-1946), Quốc hội đã thông qua Hiến
Pháp của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.Quyền làm chủ nước nhà, quyền và
nghĩa vụ của mọi công dân được ghi nhận trong Hiến Pháp.Nhân dân cũng khẩn
trương bầu Hội Đồng Nhân Dân và Uỷ Ban Hành Chính các cấp .
CĐQT 10

7


Đại Học Cơng Nghiệp TP.HCM - HUI
Đảng chỉ đạo tích cực phát triến các đoàn thể yêu nước. Mặt trận dân tộc thống
nhất được mở rộng, đưa đến sự ra đời của hội liên hiệp quốc dân việt nam( tháng 51946).Các tổ chức quần chúng được củng cố, mở rộng thêm: Tổng Liên Đoàn Lao
Động Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam,… lần lượt ra đời.
Chính quyền cách mạng đã nhanh chóng xố bỏ bộ máy cai trị của chính quyền
cũ như Sở liêm phóng, hiến binh, giải tán các đảng phái phản động. Ngày 5-9-1945,
Chính phủ ra sắc lệnh giải tán "Đại Việt quốc gia xã hội đảng", "Đại Việt quốc dân
đảng", ngày 13-9-1945, Chính phủ ra tiếp sắc lệnh quản thúc an trí những người nguy
hiểm cho nền dân chủ cộng hồ. Đảng và chính quyền cách mạng kiên quyết trừng trị
bọn phản quốc lợi dụng khó khǎn của cách mạng và dựa vào thế lực bên ngoài để
chống phá cách mạng. Các âm mưu lật đổ của địch đều bị thất bại. Việc khám phá và
đưa ra xét xử vụ bắt cóc, cướp của, giết người của bọn phản động ở phố ôn Như Hầu
tháng 7-1946 đã làm thất bại kế hoạch lật đổ chính quyền cách mạng, làm tan rã hàng
ngũ bọn phản động, đồng thời biểu lộ sức mạnh và uy tín của chính quyền nhân dân.
Cùng với việc xây dựng chính quyền nhân dân, Đảng và chính phủ phát động
thi đua sản xuất; động viên nhân dân tiết kiệm; bãi bỏ thuế thân và các loại thuế vô lý
khác của chề độ thực dân; tiến hành tịch thu ruộng đất của đế quốc,Việt gian chia cho
dân cày nghèo; chia lại ruộng đất công một cách cân bằng hợp lý; giảm tô 25%, giảm
thuế, miễn thuế cho nông dân vùng bị thiên tai; tiến hành khai thác mỏ, khuyến khích
kinh doanh…

Ngày 3 tháng 11 năm 1946, thay cho Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Việt
Nam Dân Chủ Cộng hịa thành lập chính phủ mới. Thành phần của chính phủ này do
Chủ tịch Hồ Chí Minh trình tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, thơng qua ngày
3/11/1946 và được bổ sung cho đến năm 1955)
Thứ

Chức vụ

Tên

Đảng phái

tự
1
2
3
4

Chủ tịch kiêm Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao
Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng
Bộ trưởng Bộ Giáo dục

CĐQT 10

Hồ Chí Minh

Việt Minh


Huỳnh Thúc Kháng

khơng đảng phái

Võ Nguyên Giáp

Việt Minh

Nguyễn Văn Huyên
8


Đại Học Công Nghiệp TP.HCM - HUI
5
6
7
8
9
10
11

Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến
Bộ trưởng Bộ Giao thơng
Trần Đăng Khoa
Cơng chính
Bộ trưởng Bộ Y tế
Hồng Tích Trí
Bộ trưởng Bộ Lao động Nguyễn Văn Tạo
Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Vũ Đình Hịe
Bộ trưởng Bộ Canh nông Ngô Tấn Nhơn
Bộ trưởng Bộ Cứu tế
Chu Bá Phượng
một vị ở Nam Bộ

Việt Minh
Đảng Dân chủ

Đảng Dân chủ
Việt Nam Quốc dân đảng

12

Bộ trưởng Bộ Kinh tế

(chưa bổ nhiệm cụ

13
14
15

thể)
Bộ trưởng không bộ
Nguyễn Văn Tố
không đảng phái
Bộ trưởng không bộ
Bồ Xuân Luật
Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội
Bộ trưởng không bộ

Đặng Văn Hướng
không đảng phái.
Thắng lợi bước đầu trong cơng cuộc đấu trang xây dựng nền móng chế độ mới,

ổn định và cải thiện đời sống nhân dân có ý nghĩa chính trị hết sức to lớn.Nhân dân
được hưởng quyền tự do dân chủ, dân sinh càng them tin tửơng, gắn bó và quyết tâm
bảo vệ chế độ mới. Đó là sức mạnh để bảo vệ chính quyền cách mạng, giữ vững
quyền lãnh đạo của Đảng, là sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng thù trong giặc
ngoài.
1.2.3 Tổ chức kháng chiến ở miền nam:
Ở miền Nam, Hội nghị cán bộ Đảng Nam Bộ họp ngày 25-10-1945 ở Thiên Hộ
- Cái Bè – Mỹ Tho phát động tồn dân triệt để tổng đình cơng, bãi cơng, bãi chợ,
không hợp tác với địch, làm đúng lời thề trong lễ tuyên bố độc lập, đồng thời tiến
hành chiến tranh du kích rộng khắp, kìm chân và tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, làm
thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch. ở miền Bắc và miền Trung, Đảng
phát động phong trào "Nam tiến" chi viện người và của cho cuộc chiến đấu ở miền
Nam. Chính cuộc đấu tranh vũ trang anh dũng dựa trên sức mạnh của quân dân cả
nước đã gây cho địch nhiều khó khǎn, làm thất bại kế hoạch đánh nhánh thắng nhanh
của chúng, buộc thực dân Pháp phải đàm phán với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng
hồ.
1.3 Hồ hỗn, tranh thủ thời gian để chuẩn bị toàn quốc kháng chiến:
1.3.1 Hoà với Tưởng chống Pháp
CĐQT 10

9


Đại Học Công Nghiệp TP.HCM - HUI
Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của Trung ương Đảng đã chỉ rõ: thực dân
Pháp là kẻ thù nguy hiểm hơn, là kẻ thù chính, cần phải tập trung mũi nhọn vào

chúng. Xác đinh thực dân Pháp là kẻ thù chính, bởi vì chúng đã và đang trắng trợn vũ
trang xâm lược nước ta ở Nam Bộ. Thực dân Pháp rắp tâm đặt lại ách thống trị của
chúng ở Đơng Dương. Âm mưu đó được thể hiện trong Tun ngơn của chính phủ Đờ
Gơn ngày 24-3-1945.
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ qn Tưởng vào nước ta với ý đơ lật
đổ Chính phủ ta, lập nên chính quyền tay sai của chúng nhưng lại dưới danh nghĩa
quân Đồng minh làm nhiệm vụ tước vũ khí quân Nhật, nên Đảng ta đề ra chính sách
"Hoa - Việt thân thiện", có những nhân nhượng nhất định, chính là chủ động ngǎn
chặn và làm thất bại âm mưu lật đổ của chúng, tỏ rõ thiện chí của Nhà nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hồ là sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ quân Đồng minh trong việc giải giáp
quân Nhật, không để họ kiếm cớ lật đổ chính quyền của ta.
Sức mạnh của cách mạng nước ta, là đã khơng chỉ tự lực giành chính quyền,
mà cịn đang tự bảo vệ có hiệu quả thành quả cách mạng của mình, đã làm cho chính
quyền Tưởng cũng phải từng bước điều chỉnh chính sách của họ. Cuộc biểu dương lực
lượng của 30 vạn nhân dân thủ đô Hà Nội trong buổi đón Hà Ưng Khâm, tổng tư lệnh
quân đội Tưởng và phái bộ Đồng minh đến Hà Nội ngày 2-10-1945 là biểu thị ý chí và
sức mạnh của nhân dân Việt Nam đồn kết xung quanh Chính phủ Hồ Chí Minh. "Tàu
Tưởng trước kia định kéo quân sang ta âm mưu lật đổ chính quyền do Việt Minh tổ
chức ra để đặt một chính phủ bù nhìn lên thay. Nhưng sang ta, họ thấy toàn dân đoàn
kết ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh, nên họ đành phải giao thiệp với Chính phủ ấy".
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự nhân nhượng với qn Tưởng trên
một số mặt. Về kinh tế, Chính phủ Việt Nam nhận cho quân Tưởng tiêu tiền "quan
kim" mặc dù điều đó làm cho tài chính và thương mại của ta càng thêm nguy ngập .
Chính phủ và nhân dân ta nhận cung cấp lương thực, thực phẩm cho quân
Tưởng trong hồn cảnh đất nước chưa ra khỏi nạn đói.
Về quân sự, Đảng chủ trương tránh xung đột với quân Tưởng, tỉnh táo để
không rơi vào âm mưu và hành động khiêu khích lật đổ của chúng.
Về chính trị, Đảng chủ trương mở rộng Chính phủ lâm thời thành Chính phủ
liên hiệp lâm thời, để cho một số nhân vật của Việt Quốc, Việt Cách (tay sai của
CĐQT 10


10


Đại Học Cơng Nghiệp TP.HCM - HUI
Tưởng) tham gia Chính phủ. Quốc hội khoá I, kỳ họp đầu tiên ngày 2-3-1946 thơng
qua đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh mở rộng thêm 70 ghế trong Quốc hội cho bọn
Việt Quốc, việt Cách và để họ nắm gần một nửa số Bộ trong Chính phủ liên hiệp
chính thức.
Với sách lược khôn khéo trong quan hệ với Tưởng và các thế lực tay sai của
chúng, Đảng và nhân dân đã làm thất bại âm mưu và hành động khiêu khích, lật đổ
của quân Tưởng. Chủ động đưa ra chính sách Hoa - Việt thân thiện, chính sách đó đã
vơ hiệu hố sự chống phá của các đảng phái phản động dựa vào quân Tưởng để đoạt
lấy chính quyền, thống trị nhân dân ta và làm tay sai cho các thế lực đế quốc và phản
động nước ngoài. Sách lược của Đảng ta đối với Tưởng đã góp phần quan trọng ổn
định miền Bắc và mọi mặt để tập trung sức chống lại thực dân Pháp xâm chiếm Nam
Bộ.
1.3.2 Hoà Pháp đuổi Tưởng:
Ngày 28-2-1946, Tưởng và Pháp đã ký Hiệp ước Hoa - Pháp, thoả thuận để
quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng "canh giữ tù binh Nhật" và "giữ trật tự
theo "hiệp ước quốc tế".
"Hiệp ước Hoa - Pháp khơng phải là chuyện riêng của Tàu Tưởng và Pháp.
Nó là chuyện chung của phe đế quốc và bọn tay sai của chúng ở thuộc địa. Dù nhân
dân Đông Dương muốn hay không muốn, nhất định chúng cũng thi hành Hiệp ước ấy"
Thực chất đây là sự mua bán chính trị giữa các thế lực đế quốc, phản động, một sự áp
đặt như "việc đã rồi", bất kể Chính phủ và nhân dân Việt Nam có thừa nhận hay
khơng.
Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định tạm thời hồ
hỗn và có nhân nhượng cần thiết để cho qn Pháp vào miền Bắc, nhưng khơng phải
hồn tồn theo Hiệp ước Hoa - Pháp, mà phải theo những điều kiện đàm phán ký kết

giữa ta và Pháp. Trước hết là Pháp phải công nhận quyền tự chủ (chứ không phải tự
trị) của nhân dân Việt Nam được ghi trong Điều 1 của Hiệp định sơ bộ ký ngày 8-31946 tại Hà Nội giữa đại diện Chính phủ Cộng hồ Pháp và đại diện Chính phủ Việt
Nam. Hai bên đã thoả thuận về các điều khoản sau đây:
"1. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hồ là một quốc gia tự
do, có chính phủ của mình, nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của
CĐQT 10

11


Đại Học Cơng Nghiệp TP.HCM - HUI
mình, và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp.
Về việc hợp nhất ba kỳ, chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận những quyết định của
nhân dân trực tiếp phán quyết.
2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện tiếp đón quân đội Pháp khi quân
đội ấy chiếu theo các hiệp định quốc tế đến thay thế quân đội Trung Hoa.
3. Các điều khoản kể trên sẽ được tức khắc thi hành sau - khi ký hiệp định. Hai chính
phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để đình chỉ ngay cuộc xung đột, để
giữ nguyên quân đội hai bên tại vị trí hiện thời và để gây một bầu khơng khí êm dịu
cần thiết cho việc mở ngay cuộc điều đình thân thiện và thành thực".
Ngày 9-3-1946, Trung ương Đảng ra bản chỉ thị Hoà để tiến, Đảng và nhân dân
taTrong khi hồ hỗn, nhân nhượng với thực dân Pháp, Đảng vẫn chủ trương thực
hiện sách lược khôn khéo, mềm dẻo với chính quyền Tưởng. Ngày 18-3-1946, Chính
phủ ta cử một phái đoàn sang Trùng Khánh để giữ quan hệ hoà hảo với Chính phủ
Quốc dân đảng Trung Hoa. Chủ trương đó cũng đã lợi dụng được mâu thuẫn về quyền
lợi giữa Pháp và Tưởng - cả hai thế lực này đều muốn thơn tính và độc chiếm nước ta,
ký hiệp định với Pháp để gạt quân Tưởng và kéo theo sự tan rã của bọn phản động tay
sai của Tưởng. Cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả và phát triển thực lực cách mạng của
nhân dân ta từ sau Hiệp định sơ bộ diễn ra hết sức phức tạp và gay gắt. Một mặt, ta
kiên trì đấu tranh ngoại giao, duy trì khả nǎng hồ hỗn, tỏ rõ lập trường hồ bình,

hữu nghị với nước Pháp; đồng thời, kiên quyết đấu tranh đẩy lùi những âm mưu, hành
động khiêu khích, xung đột, lấn tới của bọn thực dân Pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thǎm nước Pháp với tư cách là thượng khách của
Chính phủ Pháp từ ngày 31-5-1946. Cuộc đàm phán chính thức ở Pan giữa đồn đại
biểu Chính phủ ta và Chính phủ Pháp bắt đầu từ ngày 6-7-1946, nhưng không đạt
được kết quả. Trước khi rời nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp
bản Tạm ước Việt - Pháp ngày 14-9-1946, thể hiện thiện chí hồ bình trước sau như
một của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Mặt khác, để Đảng và Chính phủ ta có thời
gian xúc tiến nhanh việc chuẩn bị lực lượng, cảnh giác và sẵn sàng đối phó với sự bội
ước của thực dân Pháp và sự phá hoại của bọn việt gian thân Pháp.
Việc thực dân Pháp đem qn chiếm đóng trái phép Phủ tồn quyền cũ ở Hà
Nội ngày 25-6-1946, âm mưu làm đả, chính lật đổ Chính phủ ta vào ngày 14-7-1946
CĐQT 10

12


Đại Học Cơng Nghiệp TP.HCM - HUI
và lập ra "Chính phủ Nam Kỳ tự trị" v.v. ngày càng lộ rõ dã tâm xâm lược của thực
dân Pháp.
Như vậy, trong vòng 16 tháng (từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946), một trong
những thành cơng nổi bật của Đảng ta góp phần bảo vệ chính quyền và thành quả cách
mạng là đã triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. Lúc thì hồ hỗn nhân
nhượng với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm thời hồ hỗn
với Pháp để đuổi nhanh qn Tưởng. Đó là những biện pháp cực kỳ sáng suốt và là
một mẫu mực tuyệt vời của sách lược lêninnít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ
kẻ thù và sự nhân nhượng có nguyên tắc
2. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử,bài học kinh nghiệm:

Thành công lớn của Đảng trong thời kỳ này là tǎng cường thực lực cách

mạng về mọi mặt: chính trị, qn sự, kinh tế, vǎn hố tư tưởng, đồng thời phát
huy cao độ sức mạnh của toàn dân với tư cách người chủ đất nước để xây dựng
và bảo vệ chế độ mới và nền độc lập dân tộc. Sức mạnh của chính quyền và chế độ
mới thật sự bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân.
Phát huy được sức mạnh của toàn dân là do Đảng giải quyết thành công một số
vấn đề cơ bản và thiết yếu sau đây:


Một là, Đảng ý thức sâu sắc rằng, cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và

vì dân. Trong đường lối, chủ trương, chính sách cũng như trong hoạt động thực tiễn,
Đảng đã bằng mọi cách làm cho nhân dân hiểu rõ điều đó, làm cho nhân dân thấy
được việc củng cố, bản vệ chính quyền và thành quả cách mạng là quyền lợi và trách
nhiệm, là ý chí và tình cảm của mọi người để họ thực hiện nhiệm vụ cách mạng một
cách tự giác. Nếu khơng có sự ủng hộ hết lịng và tự giác của nhân dân thì chính
quyền khơng thể đứng vững. Sức mạnh của quần chúng nhân dân chỉ được phát huy
đầy đủ khi có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. "Nếu khơng có nhân dân thì Chính phủ
khơng đủ lực lượng. Nếu khơng có Chính phủ; thì nhân dân khơng ai dẫn đường. Vậy
nên Chính phủ với nhân dân phải đồn kết thành một khối". Có được sự thống nhất
giữa Đảng, chính quyền cách mạng và nhân dân thành một khối vững vàng là do Đảng
và chính quyền đã có đường lối, chính sách đúng, quan tâm đến những vấn đề dân
sinh, dân chủ, dân trí, vì cuộc sống và lợi ích thiết thực của nhân dân; biết tổ chức,
động viên quần chúng và điều cực kỳ quan trọng là ở sự gương mẫu, hy sinh của cán
CĐQT 10

13


Đại Học Công Nghiệp TP.HCM - HUI
bộ, đảng viên. Đội ngũ cán bộ, đảng viên được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo

dục và rèn luyện đã thu phục được lịng dân bằng tâm đức của mình. Nhờ vậy, mọi
việc đều trở nên tốt đẹp, mọi khó khǎn đều nhanh chóng vượt qua.


Hai là, Đảng và chính quyền cách mạng nêu cao lý tưởng cách mạng mà mục

tiêu trước hết là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc với tinh thần "Độc lập trên hết",
"Tổ quốc trên hết". Mục tiêu giải phóng dân tộc và giải phóng nhân dân được kết hợp
chặt chẽ và nhuần nhuyễn trong đường lối, chính sách của Đảng và chính quyền. Thực
tế lịch sử cho thấy, trong hồn cảnh đất nước có mn vàn khó khǎn, chính quyền mới
chưa có thời gian và điều kiện thực hiện được nhiều việc thiết yếu của đời sống nhân
dân, nhưng nhờ nêu cao và quyết tâm đấu tranh cho độc lập tự do và thống nhất đất
nước là lợi ích chung lớn nhất lúc này mà toàn dân hǎng hái tham gia nhiệm vụ cách
mạng và ủng hộ chính quyền. Nét nổi bật là Đảng và chính quyền cách mạng khơng
chỉ khơi dậy được sức mạnh vật chất, tinh thần của công nhân, nông dân, dân nghèo,
mà cịn lơi cuốn đơng đảo các giai cấp, tầng lớp khác, các nhân sĩ trí thức, các nhà tư
sản, thương gia, địa chủ, thậm chí cả các quan lại của chế độ cũ tham gia chính quyền
và góp tiền của, cơng sức, trí tuệ vào việc giải quyết nhưng khó khǎn của đất nước,
của cách mạng. Điều mà một học giả nước ngồi gọi là "sự thần bí" là đã liên kết tất
thẩy mọi tầng lớp, mọi con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh cho cách mạng chính là
độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Lý tưởng và lẽ sống của những
người cộng sản là cùng với tồn dân giành lấy chính quyền để làm cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ǎn, áo mặc,
ai cũng được học hành. Chính vì lý tưởng ấy mà tồn thể dân tộc Việt Nam quyết đem
tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập,
giữ vững thành quả cách mạng.


Ba là, sức mạnh của tồn dân được phát huy cịn nhờ cơng tác tổ chức cơng


phu, tỉ mỉ, thích hợp và có hiệu quả cao của Đảng và chính quyền cách mạng. Với các
hình thức tổ chức và hoạt động thiết thực của các tổ chức quần chúng, các đoàn thể
yêu nước và cách mạng nên đã tập hợp hết thảy mọi người vào việc thực hiện những
nhiệm vụ do Đảng và chính quyền cách mạng đề ra. Cao trào cách mạng của quần
chúng thể hiện trong việc thực hiện các nhiệm vụ diệt giặc dốt, diệt giặc đói và diệt
giặc ngoại xâm, xây dựng cuộc sống mới, chế độ mới. Trong các cuộc biểu dương lực
CĐQT 10

14


Đại Học Công Nghiệp TP.HCM - HUI
lượng, quần chúng cách mạng đã tỏ rõ quyết tâm bảo vệ nền độc lập và ủng hộ Chính
phủ. Điều đó thể hiện rõ nét tính khoa học và nghệ thuật tổ chức của Đảng. Cách
mạng nước ta vận động và phát triển trong sự bao vậy của chủ nghĩa đế quốc, bạn bè
quốc tế chưa có điều kiện trực tiếp giúp đỡ nếu khơng có thực lực vững mạnh thì rất
dễ bị kẻ thù tiêu diệt. Sức mạnh tự thân đó đã làm cho cách mạng phát triển vững
chắc. Sức mạnh đó càng được phát huy mạnh mẽ nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nó thể hiện rõ nhất trong những chủ trương, sách lược khôn
khéo đối với các loại kẻ thù.

Phần kết luận

Tài liệu tham khảo
1) Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang, Việt Nam những sự
kiện lịch sử (1945-1975), Hà Nội, Nxb Giáo Dục, 2003.
2) Lê Mậu Hãn, Đại Cương Lịch Sử Việt Nam, 1945-2000 tập III, Nxb Giáo Dục,
Hà Nội, 2000
3) GS Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1995 tập I, Nxb Tiên Rồng, Maryland, 2004
4) Lương Ninh, Chương XV – Cuộc vận động giành độc lập, tự do (Việt Nam

1930-1945), Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000

CĐQT 10

15


Đại Học Công Nghiệp TP.HCM - HUI
5) PGS TS Nguyễn Trọng Phúc ,Góp phần tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt
nam, Nxb Chính Trị Quốc Gia: Viện Lịch sử Đảng, Học Viên Chính trị Quốc
Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.
6) Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội,
Nxb Giáo Dục, 2001

CĐQT 10

16



×