ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHÙNG THỊ NGỌC BÍCH
ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CĂN CỨ DU KÍCH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946-1954)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà nội - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHÙNG THỊ NGỌC BÍCH
ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CĂN CỨ DU KÍCH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946-1954)
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Quang Hiển
Hà nội - 2010
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................7
6. Kết cấu luận văn...........................................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: ĐẢNG BỘ VĨNH YÊN VÀ ĐẢNG BỘ PHÚC YÊN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CĂN
CỨ DU KÍCH GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN TOÀN DIỆN
(1946 - 1950) ........................................................................................................................... 8
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên .............................. 8
1.2. Lãnh đạo nhân dân xây dựng chính quyền và tạo cơ sở cho việc xây dựng căn cứ địa
kháng chiến .......................................................................................................................... 17
1.3 Chống giặc lấn chiếm bình định, đẩy mạnh đấu tranh sau lưng địch, bước đầu xây dựng
khu du kích và căn cứ du kích (1949 - 1950) ............................................................................ 34
Chương 2: ĐẢNG BỘ VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH DU KÍCH
TRONG GIAI ĐOẠN TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN (1951 - 1954)
............................................................................................................................................. 46
2.1. Vừa xây dựng lực lượng kháng chiến, vừa chống địch càn quét, bình định, từng bước
phát triển chiến tranh du kích và xây dựng căn cứ kháng chiến vùng địch hậu (1951 2/1952) ................................................................................................................................. 46
2.2. Đẩy mạnh cuộc chiến đấu bảo vệ và mở rộng khu du kích, phát triển cơ sở vùng tạm
chiếm ( từ tháng 2/1952 đến tháng 8/1953) ......................................................................... 53
2.3 Phối hợp với chiến trường chính trong Đông Xuân 1953 - 1954, mở rộng khu du kích
và căn cứ du kích, tiến lên giải phóng quê hương ..................................................................... 67
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ ........................................... 80
3.1 Một số nhận xét ...................................................................................................................... 80
3.2 Một số kinh nghiệm lịch sử rút ra ......................................................................................... 90
KẾT LUẬN........................................................................................................................106
PHỤ LỤC.........................................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................115
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng căn cứ du kích là một điển hình sáng tạo của Đảng trong việc vận
dụng lý luận Mác - Lê Nin về xây dựng hậu phƣơng của chiến tranh cách mạng,
nhằm huy động toàn dân tham gia kháng chiến làm cho mỗi ngƣời dân là một ngƣời
lính, mỗi làng xã là một pháo đài.
Căn cứ du kích là hậu phƣơng của chiến tranh du kích, cung cấp sức ngƣời, sức
của cho kháng chiến, đồng thời là cơ sở cho lực lƣợng vũ trang trụ bám tiêu diệt
sinh lực địch.
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng về việc xây dựng chỗ đứng chân ở vùng sau
lƣng địch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc đã lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở địa phƣơng từ không đến có, từ
nhỏ đến lớn, từ các làng chiến đấu đơn lẻ đến khu du kích liên hoàn, biến hậu
phƣơng của địch thành tiền phƣơng và hậu phƣơng của ta, phá nát hệ thống chiếm
đóng, tạo cơ sở tiến công địch từ trong lòng chúng và khai thác sức ngƣời, sức của
cho kháng chiến.
“Căn cứ địa là một vùng tƣơng đối an toàn, ở đó ta đóng các cơ quan đầu não,
huấn luyện bộ đội chủ lực, đào tạo cán bộ, chế tạo vũ khí, đạn dƣợc, chữa chạy
thƣơng binh, vv…Có nhiều hạng căn cứ địa: căn cứ địa miền rừng núi, căn cứ địa
đồng bằng, căn cứ địa vùng ao hồ” [18, tr. 310].
Khu du kích là khu vực dân cƣ nằm trong vùng địch tạm chiếm, có hoạt động
chiến tranh du kích của lực lƣợng kháng chiến và thƣờng xuyên diễn ra tranh chấp
giằng co với địch để giành quyền làm chủ hoàn toàn.
Khu du kích có các đặc điểm: chính quyền cách mạng chƣa hình thành hoặc đã
hình thành nhƣng hoạt động bí mật hoặc nửa công khai, các lực lƣợng vũ trang cách
mạng chƣa đủ sức diệt hết các cứ điểm của đối phƣơng; chính quyền và một số cứ
điểm của đối phƣơng còn tồn tại nhƣng không đủ sức kiểm soát, khống chế nhân
dân nhƣ cũ, các đơn vị nhỏ của đối phƣơng không dám tự do đi lại, các tổ chức
phản cách mạng và gián điệp hoạt động nửa công khai, không đủ sức khống chế
nhân dân, nhân dân đƣợc cách mạng bảo vệ nhƣng chƣa thoát khỏi sự uy hiếp của
3
đối phƣơng, vừa lo đóng góp cho cách mạng vừa phải cống nạp một phần cho đối
phƣơng. So với căn cứ du kích, khu du kích có thể rộng lớn hơn về mặt giới hạn địa
lý nhƣng đời sống chính trị xã hội của dân chƣa đƣợc an toàn, ổn định. Khu du kích
là bƣớc quá độ từ cơ sở chính trị của kháng chiến tiến lên căn cứ du kích.
Căn cứ du kích là khu vực dân cƣ đƣợc giải phóng nằm trong vùng địch tạm
chiếm và trở thành chỗ dựa của chiến tranh du kích.
Đặc trƣng của căn cứ du kích là: Chính quyền của đối phƣơng đã bị lật đổ, lực
lƣợng vũ trang của đối phƣơng đã bị tiêu diệt, các tổ chức chính trị phản động đã tan rã,
chính quyền cách mạng đƣợc thành lập công khai quản lý mọi hoạt động xã hội; các
đoàn thể cách mạng công khai hoạt động. Tuy nhiên, căn cứ du kích còn nằm trong
vòng vây của địch nên bị chúng uy hiếp, tình hình chƣa ổn định. Căn cứ du kích đƣợc
củng cố dần, trở thành vùng giải phóng.
Sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong việc xây dựng căn cứ du kích ở địa
phƣơng phần nào làm sáng tỏ quá trình thực hiện đƣờng lối chiến tranh nhân dân
của Đảng, sự lãnh đạo kết hợp giữa tiến công trên chiến trƣờng chính với tiến công
ở vùng sau lƣng địch trên một địa bàn cụ thể. Qua đó có thể rút ra những đặc điểm
của việc xây dựng căn cứ du kích ở Vĩnh Phúc, một tỉnh trung du đồng bằng Bắc
bộ. Việc làm trên cũng ít nhiều bổ sung thêm tƣ liệu cho việc nghiên cứu phong trào
chiến tranh du kích trong kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh đó các bài học rút ra
phần nào giúp ích cho công tác chỉ đạo cách mạng hiện nay ở địa phƣơng. Với lý do
trên, tôi đã chọn “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích trong
kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan trực tiếp đến đề tài có một số cuốn sách đã xuất bản:
- Cuốn “Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở Đồng bằng Bắc bộ” của
tác giả Vũ Quang Hiển do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2001.
Đây là một công trình nghiên cứu có tính chất chuyên khảo về căn cứ du kích
ở Đồng bằng Bắc bộ dƣới góc độ lịch sử, đặc biệt cuốn sách đã giải đáp đƣợc một
cách khá toàn diện những vấn đề liên quan ở khu vực đồng bằng Bắc bộ, là tài liệu
4
quí giúp tác giả luận văn có cách nhìn tổng quát, so sánh, đối chiếu đƣợc khi thực
hiện đề tài xây dựng căn cứ du kích ở địa phƣơng.
- Tác phẩm “Lịch sử chiến tranh du kích Vĩnh Phúc” tập 1,2,3,4 lƣu tại thƣ
viện tỉnh Vĩnh Phúc; Tác phẩm : Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của
quân và dân tỉnh Vĩnh Phúc (1946-1954) do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc
thực hiện năm 1999. Hai cuốn sách là tài liệu quan trọng, cung cấp những thông tin
hữu ích về quá trình chuẩn bị lực lƣợng, những chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng bộ
Vĩnh Phúc về mọi mặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở địa phƣơng.
- Lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phúc (1930-2005) - Nxb Chính trị quốc gia 2007. Đây là
tác phẩm mới xuất bản năm 2007, đƣợc tái bản và chỉnh lý khá hoàn chỉnh, cung cấp cho
luận văn những thông tin khái quát nhất về Vĩnh Phúc từ năm 1930 đến năm 2005, đặc
biệt là giai đoạn nhân dân Vĩnh Phúc kháng chiến chống Pháp.
Ngoài các tài liệu trên, luận văn còn tham khảo các tác phẩm lịch sử của các
Đảng bộ huyện, xã trong tỉnh nhƣ: Lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Tƣờng, Lịch sử
Đảng bộ huyện Yên Lạc, Lịch sử Đảng bộ huyện Tam Dƣơng, Lịch sử Đảng bộ
huyện Lập Thạch, Lịch sử Đảng bộ huyện Mê Linh...
Đây là những tài liệu tham khảo có giá trị định hƣớng và tƣ liệu quý cho
luận văn triển khai nghiên cứu đề tài này. Song những cuốn sách đó còn trình bày
một cách tổng thể, chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về Đảng bộ Vĩnh
Phúc lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích trong kháng chiến chống Pháp. Hơn nữa,
những tài liệu ghi chép từ thời kỳ 1946-1954 ở Vĩnh Phúc do thời gian và lƣu trữ
nên còn lại ít, tài liệu còn hầu hết đều cũ nát, giấy mỏng, mờ rất khó khai thác (nhƣ
tác phẩm “Lịch sử chiến tranh du kích Vĩnh Phúc” tập 1,2,3,4 ).
Do đó, việc nghiên cứu đề tài này là hoàn toàn mới mẻ, tƣ liệu tham khảo
chủ yếu là một số bản báo cáo, ghi chép gốc đã cũ lƣu tại Phòng lƣu trữ Văn phòng
Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc và Thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc cùng một số tài liệu kể trên.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích
-
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong việc xây dựng căn cứ
du kích ở địa phƣơng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19461954).
5
-
Làm rõ các phong trào quần chúng trong việc thực hiện chủ trƣơng của Đảng
bộ.
-
Bƣớc đầu rút ra một số kinh nghiệm lịch sử về xây dựng căn cứ du kích tại
địa phƣơng.
Nhiệm vụ
-
Tập hợp những tƣ liệu lịch sử cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu xây
dựng căn cứ kháng chiến ở Vĩnh Phúc.
-
Hệ thống hoá và trình bày những tƣ liệu ấy qua các giai đoạn phát triển gắn
liền với điều kiện cụ thể trong mỗi giai đoạn.
-
Rút ra nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc, những thành công và
hạn chế của quá trình xây dựng căn cứ du kích ở Vĩnh Phúc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
-
Những chủ trƣơng và biện pháp của Đảng bộ Vĩnh Phúc nhằm lãnh đạo, chỉ
đạo xây dựng căn cứ du kích ở địa phƣơng trong cuộc kháng chiến chống
Pháp.
-
Quá trình xây dựng và bảo vệ căn cứ du kích ở Vĩnh Phúc trong kháng chiến
chống Pháp.
Phạm vi nghiên cứu
-
Về thời gian nghiên cứu của đề tài bắt đầu từ tháng 12/1946, khi cuộc kháng
chiến toàn quốc bùng nổ đến khi hiệp định Giơnevơ năm 1954 đƣợc kí kết.
Tuy nhiên, để làm rõ những cơ sở của việc xây dựng căn cứ du kích, luận
văn cũng đề cập đến một số vấn đề trong thời gian sau ngày cách mạng tháng
Tám thành công đến tháng 12.1946.
-
Về không gian nghiên cứu của đề tài: Tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập từ đầu
năm 1950, trƣớc đó, địa bàn Vĩnh Phúc gồm hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên,
nhƣng là một địa bàn chiến lƣợc, có quan hệ chặt chẽ với nhau trong suốt
cuộc kháng chiến, vì thế trƣớc khi tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập, luận văn
để cập tới sự lãnh đạo của hai Đảng bộ Vĩnh Yên và Phúc Yên trong xây
dựng căn cứ du kích ở địa phƣơng.
6
-
Luận văn tập trung nghiên cứu những chủ trƣơng của Đảng và Hồ Chí Minh
về xây dựng hậu phƣơng trong kháng chiến chống Pháp.
-
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, có ảnh hƣởng đến việc xây dựng căn cứ
du kích ở Vĩnh Phúc.
-
Quá trình triển khai thực hiện chủ trƣơng, biện pháp của Đảng ở huyện, xã.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu
-
Các văn kiện của Trung ƣơng Đảng, các văn kiện của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
-
Tài liệu đã xuất bản của các cơ quan nghiên cứu ở Trung ƣơng và địa
phƣơng có liên quan.
-
Các tài liệu lƣu trữ của Tỉnh uỷ và uỷ ban nhân dân Tỉnh gồm các báo cáo
hàng năm của các cấp bộ đảng, chính quyền và các cơ quan quân sự tỉnh
Vĩnh Phúc.
-
Tài liệu khảo sát thực tế.
Các phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng về chiến tranh, luận văn sử dụng các phƣơng
pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh và sự kết hợp các phƣơng
pháp đó.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá
luận gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Đảng bộ Vĩnh Yên và Đảng bộ Phúc Yên lãnh đạo xây dựng căn cứ
du kích giai đoạn triển khai cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện (1946-1954).
Chƣơng 2: Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo đẩy mạnh chiến tranh du kích trong
giai đoạn tiến công chiến lược của cuộc kháng chiến (1951-1954).
Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử.
7
CHƢƠNG 1
ĐẢNG BỘ VĨNH YÊN VÀ ĐẢNG BỘ PHÚC YÊN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
CĂN CỨ DU KÍCH GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI CUỘCKHÁNG CHIẾN
TOÀN DÂN TOÀN DIỆN (1946 - 1950)
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên
1.1.1 Về địa lý tự nhiên
Tỉnh Vĩnh Yên
Ngày 20-10-1980 toàn quyền Đông Dƣơng ra Nghị định thành lập Đạo Vĩnh
Yên gồm các huyện, phủ sau:
- Huyện Bình Xuyên tách từ phủ Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
- Phủ Vĩnh Tƣờng gồm 5 huyện: Bạch Hạc, Lập Thạch, Tam Dƣơng, Yên Lạc và
Yên Lãng từ tỉnh Sơn Tây.
Ngày 12-4-1891, toàn quyền Đông Dƣơng lại ra nghị định bãi bỏ đạo Vĩnh
Yên, đƣa đạo này trở về tỉnh Sơn Tây, kể cả huyện Bình Xuyên.
Ngày 29-12-1899 do “tình hình chống đối liên miên của dân chúng và sự cần
thiết phải can thiệp trực tiếp vào cuộc cai trị” nên toàn quyền Đông Dƣơng Pôn Đume ra nghị định số 1124 thành lập tỉnh Vĩnh Yên. Điều 1 của Nghị định ghi: “ở
Bắc Kỳ thành lập một tỉnh mới mang tên : Tỉnh Vĩnh Yên. Trung tâm của khu vực
hành chính này đặt tại vùng đất thuộc xã Tích Sơn sẽ đƣợc gọi là Vĩnh Yên”. Điều 2
ghi : “ Tỉnh Vĩnh Yên bao gồm các huyện Bạch Hạc ( trong đó có Vĩnh Tƣờng),
Yên Lạc, Yên Lãng, Lập thạch, Tam Dƣơng và Bình Xuyên)”. Nhƣ vậy, tỉnh Vĩnh
Yên đƣợc lập lại và đi vào hoạt động từ năm 1900.
Tỉnh Phúc Yên
Ngày 6-10-1901, toàn quyền Đông Dƣơng ra Nghị định thành lập tỉnh Phù Lỗ.
Địa giới hành chính bao gồm địa bàn 3 huyện cắt từ Bắc Ninh sang là Đa Phúc, Kim
Ạnh và Đông Khê cùng phủ Yên Lãng nhƣ đã nói trên. Tỉnh lỵ đặt tại làng Phù Lỗ, nên
gọi là tỉnh Phù Lỗ. Ngày 18-2-1904 tỉnh lỵ rời làng lên làng Tháp Miếu, tổng Bạch Trữ,
Phủ Yên Lãng và đặt tên tỉnh là Phúc Yên.
Ngày 7-3-1913, chính quyền thực dân đƣa tỉnh Phúc Yên xuống cấp Đại Lý
(gọi là Đại Lý Phúc Yên) lệ thuộc tỉnh Vĩnh Yên.
8
Ngày 28-12-1915, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định xoá bỏ Đại lý, lập lại tỉnh
Phúc Yên gồm hai phủ Đa Phúc và Yên Lãng, hai huyện là Đông Anh và Kim Anh.
Phúc Yên trở thành một tỉnh độc lập và là tỉnh nhỏ nhất xứ Bắc Kỳ.
Theo thống kê của chính quyền thực dân Pháp, năm 1905, hai tỉnh Vĩnh Yên
và Phúc Yên có 9 phủ, 83 tổng, 569 làng. Trong suốt thời kỳ thực dân Pháp thống
trị nƣớc ta đến cách mạng tháng 8, đơn vị hành chính Vĩnh Phúc cơ bản ổn định, chỉ
có thay đổi chút ít về điều chuyển, thêm bớt một số làng. Còn về tên của hai tỉnh,
theo giải thích của sách Địa chí Vĩnh Yên và Địa chí Phúc Yên xuất bản năm 1932
và 1933 là do ghép tên của hai phủ hoặc hai huyện to nhất của mỗi tỉnh mà thành:
Đa Phúc với Yên Lãng thành Phúc Yên; Vĩnh Tƣờng với Yên Lạc thành Vĩnh Yên.
Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 đã mở ra một trang mới cho
lịch sử dân tộc. Nhƣng rồi với dã tâm xâm lƣợc, thực dân Pháp đã quay lại nổ súng
xâm lƣợc miền Nam Việt Nam hòng cƣớp nƣớc ta một lần nữa, từ đây dân tộc Việt
Nam bƣớc vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong hoàn cảnh đó, đầu năm
1950, nhằm tăng cƣờng sự chỉ đạo phong trào đấu tranh hậu địch, tăng cƣờng lực
lƣợng ta về mọi mặt, đƣa cuộc kháng chiến chống Pháp sang một giai đoạn mới,
Thủ tƣớng Chính phủ ra Nghị định số 03- TTg ngày 12-2-1950 hợp nhất tỉnh Vĩnh
Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc.
Khi ra đời, tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm 3 phủ, 6 huyện là phủ Vĩnh Tƣờng, phủ
Đa Phúc, phủ Yên Lãng; các huyện: Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dƣơng, Bình
Xuyên, Kim Anh, Đông Anh [1, tr.21]. Năm 1950, khi hợp nhất tỉnh, Vĩnh Phúc có
diện tích 1.715 km với dân số gần 47 vạn ngƣời, bao gồm 14 dân tộc anh em. Đồng
bào các dân tộc thiểu số sống rải rác ở 17 xã dọc núi Tam Đảo và Sáng Sơn của
năm huyện Tam Dƣơng, Bình Xuyên,Lập Thạch, Kim Anh và Đa Phúc. Đại bộ
phận nhân dân theo đạo Phật, có gần 2 vạn ngƣời theo đạo Thiên chúa giáo.
Vĩnh Yên và Phúc Yên là tỉnh đồng bằng, là miền chuyển tiếp, cầu nối
giữa các tỉnh miền núi Việt Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
Phía đông và phía nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Tây; phía Tây giáp tỉnh
Phú Thọ; phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang. Ở vị trí cửa ngõ
của Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nƣớc, nên nhân
dân Vĩnh Phúc rất nhanh nhạy nắm bắt thời cuộc, sớm tiếp thu ảnh hƣởng của
9
phong trào yêu nƣớc, phong trào cách mạng của thủ đô và của các tỉnh lân cận.
Cũng do vị trí ấy, thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám, Trung ƣơng Đảng đã
chọn vùng Phúc Yên làm An toàn khu (ATK) chính thức của Ban thƣờng vụ
Trung ƣơng; Xứ uỷ chọn Vĩnh Yên làm khu ATK dự bị của Xứ uỷ. Về phía địch,
để bảo vệ Hà Nội, ngoài việc cho xây dựng sân bay Hƣơng Gia, lập xƣởng sản
xuất vũ khí, xây dựng các kho tàng quân sự, chúng còn lấy địa bàn Phúc Yên
làm căn cứ điểm cho quân lính thay phiên nhau đến tập trận hàng năm và đặt tại
đây một trƣờng huấn luyện lính khố xanh toàn Bắc Kỳ.
Địa bàn hai tỉnh hình thành ba vùng: rừng núi, gò đồi và đồng bằng. Vùng
rừng núi nằm ở phía Bắc tỉnh, tiếp giáp với núi rừng của hai tỉnh Tuyên Quang và
Thái Nguyên, trong đó có hai dãy núi quan trọng: dãy Tam Đảo (ngọn cao nhất
1.591m), và dãy Sáng Sơn cao 633m.
Vùng Đồng bằng nằm phía nam tỉnh bao bồm các huyện : Mê Linh, Vĩnh
Tƣờng, Yên Lạc. Giữa vùng rừng núi và vùng đồng bằng và vùng đồi gò xen kẽ
nhau từ đông sang tây.
Sông Lô ở phía tây dài 37km, sông Hồng chảy từ phía tây xuống phía nam tỉnh
dài 40km. Trong địa phận tỉnh còn có nhiều sông ngòi nhỏ chảy qua từ chân núi Tam
Đảo xuống vùng đồng bằng, trong đó có hai con sông chảy dọc giữa tỉnh là sông Phó
Đáy và sông Cà Lồ. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều đầm hồ lớn nằm phía nam nhƣ đầm Vạc,
đầm Rƣợu, đầm Đông Mật, đầm Rƣng…
Để khai thác tối đa mọi nguồn tài nguyên của đất nƣớc ta, thực dân Pháp đã
chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải ngay từ buổi đầu đến xâm lƣợc. Với
vị trí chuyển tiếp giữa các vùng của Bắc bộ, Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông khá
thuận lợi bao gồm cả đƣờng bộ, đƣờng sắt và giao thông gồm đƣờng quốc lộ số 2
Hà Nội - Hà Giang chạy qua Vĩnh Phúc hơn 50 km, song song với đƣờng sắt Hà
Nội - Lao Cai. Quốc lộ 2B Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát Tam Đảo, quốc lộ 2C Vĩnh
Yên qua Tam Dƣơng - Lập Thạch đi Tuyên Quang. Bên cạnh quốc lộ, các đƣờng
nội tỉnh chạy từ vùng đồng bằng lên vùng rừng núi nhƣ đƣờng 12,13, 23, 40, 129…
với tổng chiều dài hơn 200km cũng đƣợc xây dựng rất sớm.
Sông ngòi ở Vĩnh Phúc nhiều nên mạng lƣới giao thông đƣờng thuỷ trên các
sông nhƣ sông Hồng, sông Lô tƣơng đối phát triển. Khi phát xít Nhật chiếm đóng
10
Vĩnh Phúc (1941), chúng cho xây dựng sân bay Hƣơng Gia (huyện Kim Anh) làm
sân bay quân sự, phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.
Những đặc điểm về địa lý, địa hình trên đây nói lên Vĩnh Phúc là một tỉnh có
vị trí rất quan trọng cả về kinh tế và quân sự.
Thiên nhiên với địa hình, đất đai, khí hậu… ở Vĩnh Phúc đã đem lại những
thuận lợi nhƣng đồng thời cũng đem lại không ít khó khăn, thử thách. Những thuận
lợi tạo ra khả năng xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc, bảo đảm
yêu cầu thiết yếu cho cuộc sống và chiến đấu. Song những khó khăn lại đòi hỏi cƣ
dân ở đây phải cố kết chặt chẽ, phải biết lợi dụng quy luật tự nhiên, và đấu tranh
chống lại sự tàn phá của tự nhiên, tạo điều kiện cho ý thức cộng đồng sớm hình
thành và phát triển.
Trong chiến tranh địch có khả năng phát huy sức mạnh của những phƣơng
tiện và vũ khí hiện đại, nhất là không quân và pháo binh để tác chiến tập trung, hiệp
đồng binh chủng trên quy mô lớn, cơ động nhanh, nhƣng địch cũng khó có thể tiến
công bằng bộ binh cơ giới theo tuyến hàng ngang nhƣ trên các bình nguyên ở Châu
Âu vì gặp phải sự cản trở của sông ngòi, ao hồ, ruộng nƣớc và những con đƣờng
nhỏ hẹp chỉ dùng cho ngƣời đi bộ và xe thô sơ, nhất là vào mùa mƣa. Ta có thể lợi
dụng và cải biến địa hình địa vật để tiến hành một cuộc chiến tranh du kích lâu dài,
có thể xoay vần cùng với kẻ địch để duy trì và phát triển lực lƣợng, chủ động đánh
địch với những hình thức thích hợp khi có thời cơ.
Về kinh tế xã hội hai tỉnh:
Vĩnh Yên và Phúc Yên là vùng đất mà ngƣời Việt cổ đến cƣ trú từ rất sớm.
Điều này đƣợc khoa học khảo cổ xác nhận. Căn cứ vào các cuộc khai quật khảo cổ
ở 3 địa điểm: Lũng Hòa (Vĩnh Tƣờng), Đồng Đậu (Yên Lạc), Thành Dền (Mê Linh)
các nhà khoa học đã khẳng định rằng “Ngƣời Việt cổ có mặt ở Vĩnh Phúc từ hơn
3.500 năm nay”[16, tr.58]. Trên địa bàn này, ngƣời Việt cổ đã tiến hành chinh phục
vùng đất châu thổ sông Hồng.
Dân số của Vĩnh Phúc không lớn hơn 1,1 triệu ngƣời.Ngoài ngƣời Kinh ở
tỉnh Vĩnh Phúc có 30 dân tộc thiểu số gồm Tày, Thái, Hoa, Khơ Me, Mƣờng, Nùng,
H‟Mông, Dao, Ngái, Sán Chay…
11
Cùng sự phát triển kinh tế xã hội, cho đến trƣớc 1945 ở Vĩnh Phúc, xã hội có
sự phân hoá giai cấp sâu sắc. Trong xã hội có đầy đủ các tầng lớp, giai cấp: địa chủphong kiến, tƣ sản, tiểu tƣ sản, nông dân, công nhân.
Cũng giống nhƣ các vùng quê khác trong cả nƣớc, ở Vĩnh Phúc có phong tục
thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, tín ngƣỡng thờ thần…
Ngƣời dân Vĩnh Phúc cần cù chịu khó, bằng lao động sáng tạo, trí tuệ và cả
xƣơng máu của mình, từ hàng vạn năm, thế hệ sau tiếp nối thế hệ trƣớc đã bảo vệ và
xây dựng quê hƣơng ngày càng giàu đẹp. Kinh tế của Vĩnh Phúc trên cơ sở của
nghề nông và đánh bắt cá còn phát triển các nghề thủ công, xây dựng và giao lƣu
kinh tế. Đó là những sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở Hải Lựu, ở Lý
Nhân, ở Thổ Tang…
Về tôn giáo, đại bộ phận dân cƣ chịu ảnh hƣởng của đạo Phật, vai trò của đạo
Thiên chúa giáo rất mờ nhạt, số ngƣời theo đạo Thiên chúa rất ít.
Là một trong những vùng đất thuộc nền văn minh sông Hồng, bởi vậy
Vĩnh Phúc là nơi chứng kiến những bƣớc chuyển biến quan trọng trong quá trình
phát triển của lịch sử loài ngƣời. Văn hoá Vĩnh Phúc thấm đẫm dòng văn hoá mẹ
của đồng bằng sông Hồng - đó là nền văn hóa nông nghiệp, lúa nƣớc. Văn hoá
lúa nƣớc từ ngàn xƣa đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến lối sống của cƣ dân đồng bằng
Bắc Bộ nói chung và cƣ dân Vĩnh Phúc nói riêng trong thời cận hiện đại. Nhân
dân Vĩnh Phúc không chỉ anh dũng trong chống giặc ngoại xâm , mà còn có
truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế và văn
hoá. Sống ở địa bàn trung du, vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng, ngƣời dân Vĩnh
Phúc qua bao đời nay đã cần cù cải tạo ruộng đồng, đồi nƣơng, chế ngự thiên tai,
để tạo nên những sản phẩm, những đặc sản đã đi vào ca dao truyền tụng trong
dân gian, mà nhân dân trong và ngoài tỉnh đều biết đến:
Dứa Hƣớng Đạo, gạo Long Trì (Tam Dƣơng),
Rau Ngô Đạo, gạo Cốc Lƣơng (Đa Phúc)…
Dù sống hàng nghìn năm dƣới ách đô hộ của phong kiến phƣơng Bắc và gần
một thế kỷ dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, Phát xít Nhật, nhƣng nhân dân
Vĩnh Phúc vẫn giữ gìn, bảo tồn đƣợc bản sắc văn hoá dân tộc, vẫn duy trì, phát triển
dòng văn học dân gian truyền thống và tạo nên những công trình văn hoá, nghệ
12
thuật đặc sắc có giá trị cho muôn đời sau. Những làn điệu dân ca nhƣ hát xoan ghẹo,
hát ví, hát trống quân, hát chèo, hát ca trù… biểu diễn trong các dịp lễ, tết, hội hè,
đình đám đƣợc nhân dân rất ƣa thích. Kho tàng ca dao, tục ngữ phong phú, đa dạng,
phản ánh kinh nghiệm sản xuất… Những truyền thống văn hiến trên của nhân dân
các dân tộc Vĩnh Phúc đƣợc kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, góp phần tô
thắm thêm truyền thống của quê hƣơng và đất nƣớc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó
là những cơ sở bền vững, những hành trang quý để Vĩnh Phúc phát triển trong
tƣơng lai.
1.1.2. Vài nét về truyền thống văn hiến, yêu nước và cách mạng của Vĩnh Yên,
Phúc Yên
Điểm nổi bật trong cuộc sống của cƣ dân đồng bằng Bắc Bộ là sức sống bền
vững của “làng”. Làng là nơi một cộng đồng ngƣời gắn bó bền chặt với nhau về
kinh tế, văn hoá. Làng xã là hạt nhân của xã hội Việt Nam, văn hoá Việt Nam. Làng
của ngƣời Việt nổi lên giữa những cánh đồng lúa nƣớc mênh mông, là một loại hình
quần cƣ đông đúc vây quanh đình làng với cây đa cổ thụ và giếng nƣớc. Sau những
luỹ tre xanh, bến nƣớc, con đò còn ẩn hiện những chùa chiền, đền miếu. Làng xã
bao gồm cả khu cƣ trú và đồng ruộng liền khoảnh nhƣng cũng không loại trừ trƣờng
hợp xen canh, xen cƣ. Do điều kiện tự nhiên đồng bằng màu mỡ, khẩn hoang thuận
lợi, nên làng đồng bằng Bắc bộ vừa đủ lớn, lại vừa trải ra khắp nơi, không kẻ thù
nào có thể tiêu diệt đƣợc vì chúng có mạnh đến đâu cũng chỉ là thiểu số, đóng tại
một số trung tâm đô thị hành chính.
Số làng ở Vĩnh Phúc rất lớn, thƣờng phân bố theo các tuyến, các cụm, nằm
sát các trục đƣờng giao thông thuỷ bộ, hoặc thành những xóm nhỏ rải rác giữa đồng
ruộng, xung quanh có những luỹ tre tốt dày đặc bao bọc. Những điểm quần cƣ này
phù hợp với nền nông nghiệp cổ truyền mà đặc điểm chủ yếu là canh tác lúa nƣớc.
Làng đƣợc bảo vệ có ý thức từ xƣa. Ở những làng giàu có thì cách cổng làng
khoảng 50m, lại xây điếm canh có tuần phiên canh gác, nhất là về đêm.
Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, làng xã là nơi cung cấp sức ngƣời, sức
của cho đất nƣớc, gìn giữ bảo tồn văn hoá dân tộc, chống lại âm mƣu đồng hoá của
kẻ thù. Có thể coi làng xã là bộ khung tạo hình cho diện mạo nông thôn Việt Nam,
qua hàng ngàn đời kế tiếp nhau; dựa vào làng mạc, từ xƣa, dƣới sự lãnh đạo của các
13
vị anh hùng dân tộc nhân dân hai tỉnh đã bao lần khởi nghĩa chống xâm lƣợc, phong
kiến.
Trang sử hào hùng đầu tiên về đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân
Vĩnh Phúc là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trƣng nổ ra năm 40 sau công nguyên.
Nhân dân trong tỉnh, địa bàn gốc của cuộc khởi nghĩa do các tƣớng lĩnh cả nam lẫn
nữ do Hai Bà Trƣng lãnh đạo đã vùng dậy hƣởng ứng cuộc khởi nghĩa. Số tƣớng
lĩnh trên đất Mê Linh lên đến gần 40 ngƣời mà ngày nay tên tuổi vẫn còn lƣu truyền
nhƣ Tả đạo tƣớng quân Đạm Nƣơng, Hồng Nƣơng, Thanh Nƣơng, Quách A Tiên
Phong, tả Tƣớng Ả Lã, Lê Ngọc Trinh… ngày nay rất nhiều truyền thuyết, thần
tích, đền miếu thời Hai bà và các tƣớng lĩnh của hai bà còn truyền tụng trong dân
gian.
Thế kỉ VI, nhân dân Vĩnh Phúc nổi dậy theo Lý Bí khởi nghĩa chống quân
xâm lƣợc nhà Lƣơng với những chiến tích nơi Hồ Điển Triệt còn lƣu giữ. Cuộc
kháng chiến chống Tống dƣới triều Lý, nhân dân Kim Anh, Đa Phúc tham gia tích
cực vào đắp luỹ, phòng ngự…
Hết chống kẻ thù cũ phong kiến phƣơng bắc đến kẻ thù mới là thực dân Pháp
xâm lƣợc nƣớc ta, hòa chung không khí chiến đấu của dân tộc, các thế hệ nhân dân
Vĩnh Phúc lại một lần nữa vùng lên đánh Pháp.
Từ năm 1885 đến năm 1893, hƣởng ứng phong trào Văn Thân, các thổ hào
trong tỉnh gồm các ông Đề, ông Đốc, ông Tán… đã dấy binh nổi lên chống Pháp
khắp các huyện. Vùng rừng núi Tam Đảo từ năm 1885 trở đi trở thành căn cứ kháng
chiến của các đội nghĩa quân. Từ khu rừng Tam Đảo, nghĩa quân toả đi không chỉ
các nơi trong tỉnh, mà cả các vùng phụ cận nhƣ Bắc Ninh, Thái Nguyên, Việt Trì…
để tấn công tập kích quân Pháp. Hoạt động ở Bạch Hạc, Vĩnh Tƣờng, Tam Dƣơng,
Lập Thạch có nghĩa quân của Đốc Khoát, Đốc Giang, Đốc Huỳnh, Đốc Thành.
Hoạt động ở vùng Kim Anh, Đa Phúc, yên Lãng có Lãnh Giang, Đốc Két, Tuần
Bốn….
Phong trào Văn thân bị dập tắt, Vĩnh Yên, Phúc Yên lại nổi lên các hoạt
động chống Pháp của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Năm 1917-1918, nổ ra cuộc
khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên do Đội Cấn (ngƣời làng Vũ Di, huyện Vĩnh
Tƣờng) và Lƣơng Ngọc Quyến chỉ huy. Mƣời năm sau, Việt Nam Quốc Dân Đảng 14
một tổ chức yêu nƣớc có xu hƣớng quốc gia tƣ sản do tiểu tƣ sản trí thức lãnh đạo
đã đƣợc thành lập tại Hà Nội (1927). Các yếu nhân của tổ chức nhƣ Nguyễn Thái
Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính đã về Vĩnh Yên và Phú Thọ gây cơ sở và
hoạt động.
Đế quốc Pháp cấu kết với thế lực phong kiến địa chủ phản động thống trị
nhân dân ta, không chú ý mở mang đô thị cũng nhƣ phát triển sản xuất công
nghiệp. Đồng bằng bắc bộ đƣợc chia thành nhiều tỉnh, phủ, huyện, qua đó các đô
thị mang tính chất hành chính ra đời. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, các
thành phố , thị xã, thị trấn là nơi đóng các cơ quan đầu não của kẻ thù. Song
những trung tâm đầu não, cũng nhƣ hệ thống đồn bốt của giặc lại nằm trong thế
bị bao vây, chia cắt bởi các làng mạc. Xây dựng làng kháng chiến ở ngay trong
lòng địch, sát đồn bốt địch là cơ sở để tiến hành một cuộc chiến tranh toàn dân,
toàn diện. Khi toàn dân trong làng đƣợc giác ngộ và tổ chức, đƣợc phát động đấu
tranh vũ trang thì làng mạc sẽ trở thành làng kháng chiến.
Chính sách thống trị tàn bạo của bọn phong kiến, thực dân đối với nhân dân
hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên đã dẫn đến vùng đất này liên tiếp nổ ra các cuộc bạo
động, các cuộc đấu tranh với đủ trào lƣu, xu hƣớng ngay từ khi chúng đặt ách thống
trị trên quê hƣơng. Những truyền thống yêu nƣớc chống ngoại xâm của nhân dân
Vĩnh Phúc đã dọn đƣờng và tạo tiền đề cho một phong trào cách mạng mới, với một
đƣờng lối cứu nƣớc và phƣơng pháp đấu tranh mới, phù hợp với xu thế của thời đại.
Đó là phong trào cách mạng do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.
Tháng 8-1945, khi các điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi, thời cơ tổng
khởi nghĩa đã tới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân các huyện, địa phƣơng
đã kiên quyết vùng dậy giành chính quyền. Ngày 19-8-1945 khởi nghĩa giành chính
quyền ở Phúc Yên, ngày 20 khởi nghĩa ở Yên Lãng, ngày 21 ở Vĩnh Tƣờng, ngày
22 ở Yên Lạc, ngày 24 ở huyện Tam Dƣơng, riêng ở Vĩnh Yên khởi nghĩa đã không
giành đƣợc thắng lợi do mất thời cơ. Khởi nghĩa ở Vĩnh Yên để lại bài học sâu sắc
cho toàn Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân
dân trong tỉnh.
Sau năm 1945, nhân dân hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên đã hăng hái tham gia
vào các đoàn thể cứu quốc, tạo cơ sở chính trị vững chắc cho chính quyền cách
15
mạng, tạo chỗ dựa để phát triển thực lực cách mạng, nhất là trong việc động viên
toàn dân, vũ trang toàn dân. Phong trào luyện tập quân sự, rèn sắm vũ khí phát triển
rộng rãi khắp nơi. Lực lƣợng vũ trang địa phƣơng đƣợc xây dựng nhanh chóng, bao
gồm các đội dân quân du kích ở nông thôn, tự vệ chiến đấu ở thành thị, các trung
đội vũ trang tập trung ở huyện... Quân dân Vĩnh Phúc nói riêng và quân dân đồng
bằng Bắc bộ nói chung vừa ra sức xây dựng lực lƣợng mọi mặt, vừa dốc lòng chi
viện cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, góp phần làm thất bại âm mƣu “đánh nhanh
thắng nhanh” của giặc Pháp.
Trong quá trình lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, trải qua nhiều thế hệ nối tiếp
nhau, nhân dân Vĩnh Phúc mà chủ yếu là nông dân đã xây dựng và thƣờng xuyên
bồi đắp những truyền thống tốt đẹp. Đó là tấm lòng thuỷ chung, đoàn kết gắn bó,
sớm tối có nhau trong tình làng nghĩa xóm; tinh thần lao động cần cù sáng tạo và
tiết kiệm; ý thức độc lập dân tộc và dân chủ tự do, kiên quyết chống ngoại xâm,
chống áp bức xã hội, là lòng yêu nƣớc thƣơng nòi, gắn nhà với nƣớc, “còn nƣớc còn
nhà”, “nƣớc mất nhà tan”, “vừa đánh giặc vừa cày ruộng”, vừa xây dựng vừa bảo vệ
quê hƣơng, vừa xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Những truyền thống và phẩm chất tốt
đẹp ấy ngày càng đƣợc phát huy cao độ dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và Hồ
Chí Minh, trở thành một trong những nhân tố cơ bản bảo đảm thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Với những đặc điểm trên Vĩnh Phúc trở thành địa bàn quan trọng cả về kinh
tế, chính trị và quân sự, là nơi giành giật quyết liệt giữa ta và địch trong các cuộc
đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến
chống Pháp, Vĩnh Phúc cũng nhƣ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ - nơi có vị trí hết sức
quan trọng đối vơi toàn bộ chiến trƣờng Đông Dƣơng, trở thành nơi đọ sức quyết
liệt giữa ta và địch.
16
1.2. Lãnh đạo nhân dân xây dựng chính quyền và tạo cơ sở cho việc xây
dựng căn cứ địa kháng chiến
1.2.1. Chủ trương xây dựng căn cứ kháng chiến
Chiến tranh là sự thử thách toàn diện với mỗi bên tham chiến. Quy luật chiến
tranh vô cùng nghiêm khắc: mạnh thì thắng, yếu thì thua. Sự chênh lệch về kinh tế và
quân sự giữa Việt Nam và thực dân Pháp là quá lớn. Song Đảng và Hồ Chí Minh đã
nhìn nhận vấn đề tương quan lực lượng giữa ta và địch không chỉ về vật chất, mà cả
về tinh thần; không chỉ về kinh tế, quân sự mà cả về chính trị, văn hoá; không chỉ
thấy lực lượng trong nước mà còn thấy sức mạnh quốc tế. Vì thế Đảng không chịu bó
tay trước khó khăn, thử thách, mà kiên quyết phát động cuộc kháng chiến, đồng thời
khẳng định kháng chiến nhất định thắng lợi.
Lấy nhỏ đánh lớn là đặc điểm cực kỳ quan trọng của cuộc kháng chiến.
Tƣơng quan lực lƣợng không cho phép ta dùng lực lƣợng quân sự đơn thuần, tiến
hành chiến tranh cổ điển, thông thƣờng mà thắng đƣợc giặc. Nó đòi hỏi phải huy
động sức mạnh của cả dân tộc, lấy lực lƣợng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, tiến
hành đấu tranh trên tất cả các mặt trận, trong đó đấu tranh quân sự giữ vai trò quyết
định. Nó không cho phép ta chỉ dùng quân đội đánh theo cách dàn trận địa, có phân
tuyến rõ rệt giữa ta và địch, mà phải phát động đẩy mạnh chiến tranh du kích khắp
nơi, đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, đánh địch ở cả mặt trận
chính diện và sau lƣng chúng. Nó không cho phép ta đánh nhanh thắng nhanh, dốc
hết lực lƣợng vào một trận sống mái với kẻ thù, mà phải đánh lâu dài, vừa kháng
chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phƣơng, vừa kháng chiến
vừa vận động quốc tế; phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, đồng thời ra sức
tranh thủ những điều kiện thuận lợi của thời đại mới, từng bƣớc làm thay đổi so
sánh lực lƣợng giữa ta và địch, tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.
Chiến tranh càng phát triển thì vai trò lực lƣợng vũ trang càng quan trọng.
Để đảm bảo hoạt động xây dựng và tác chiến của lực lƣợng vũ trang phải xây dựng
một hậu phƣơng vững mạnh. LêNin nói: “ Muốn tiến hành chiến tranh một cách
thực sự, phải có một hậu phƣơng đƣợc tổ chức vững chắc. Một đội quân giỏi nhất,
những ngƣời trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều sẽ lập tức bị kẻ
17
thù tiêu diệt, nếu họ không đƣợc vũ trang, tiếp tế lƣơng thực và huấn luyện đầy đủ”
[48, tr.497]. Với cách nhìn toàn diện đó, Đảng và Hồ Chí Minh kiên quyết phát
động cuộc kháng chiến toàn quốc.
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Đảng ta khẳng định:
“Một khi chiến tranh đã không thể tránh đƣợc,thì phải dốc tất cả cho chiến
tranh…”[47, tr.374]. Khi khả năng hoà hoãn không còn nữa, mọi nhân nhƣợng đến
giới hạn cuối cùng, sự lựa chọn duy nhất của ta là cầm vũ khí chiến đấu, Trung
ƣơng Đảng và Hồ Chí Minh kiên quyết phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.
Đƣờng lối kháng chiến của Đảng đƣợc xác định trong chỉ thị Toàn dân
kháng chiến của Trung ƣơng Đảng (12-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến của Hồ Chí Minh (19-12-1946) và đƣợc giải thích cụ thể trong tác phẩm
Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trƣờng Chinh. Đó là đƣờng lối chiến tranh
nhân dân, toàn dân, toàn diện.
Đây là lần đầu tiên Đảng lãnh đạo quân dân ta tiến hành một cuộc chiến tranh
vừa mang tính chất bảo vệ Tổ quốc, vừa mang tính chất giải phóng dân tộc trên quy
mô cả nƣớc, đƣơng đầu với một Đế quốc lớn mạnh có đế quốc Mỹ giúp sức. Chỉ thị
Toàn dân kháng chiến của Ban thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng nêu các khẩu hiệu
“Toàn dân kháng chiến!”, “Kháng chiến khắp nơi!”, “Mỗi phố là một mặt trận!”,
“Mỗi làng là một pháo đài!”.
Trong khi chủ trƣơng động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, xây dựng lực lƣợng
vũ trang nhân dân, Đảng đặt vấn đề xây dựng căn cứ địa trong đó có căn cứ địa ở
đồng bằng, đó là một trong những điều kiện căn bản để tiến hành kháng chiến và đi
đến thắng lợi.
Hội nghị cán bộ Trung ƣơng lần thứ 2 (4-1947) phân tích: “Việt Nam không thể
có căn cứ địa rộng rãi và vững chắc nhƣ Tàu. Những căn cứ địa ở Việt Nam đều có
thể bị địch đánh xuyên mũi dùi vào hoặc bao vây. Nhƣng Việt Nam đã có một mặt
trận đoàn kết toàn dân, nhân dân đã đƣợc hƣởng chế độ dân chủ rộng rãi và liều
chết giữ vững chế độ ấy…, nên Việt Nam vẫn có thể kháng chiến và nắm chắc
thắng lợi bằng cách mở mặt trận ở bất kỳ nơi nào có bóng địch, đánh ngay ở cả sau
lƣng địch, trong ruột địch và tổ chức căn cứ địa không những ở rừng núi mà cả ở
đồng bằng” [23, tr.180,184].
18
Rừng núi là địa bàn chiến lƣợc quan trọng, địa thế hiểm trở có nhân dân
các dân tộc trung thành với cách mạng, địch có nhiều sơ hở, khó phát huy ƣu thế
vũ khí và phƣơng tiện chiến tranh hiện đại. Ta có thể xây dựng, phát triển lực
lƣợng, duy trì một cuộc chiến tranh lâu dài, kể cả những lúc gặp khó khăn nhất.
Đây là nơi có thể xây dựng hậu phƣơng vững chắc nhất của cách mạng nƣớc ta.
Đồng bằng là nơi không có địa hình hiểm trở nhƣ rừng núi, nhƣng là nơi đông
dân, nhiều của, xây dựng chỗ đứng chân ở đồng bằng mới có điều kiện khai thác
nhiều nhân tài, vật lực cho kháng chiến.
Để tiến hành chiến tranh phải vũ trang cho nhân dân, phát động phong trào dân
quân. Đó “là cách hiệu nghiệm động viên toàn dân tham gia tác chiến; là cách tổ
chức và rèn luyện đội quân hậu bị hết sức dồi dào để bổ sung và tiếp ứng cho quân
chính quy, để dánh lâu dài” [18, tr. 314].
Trƣờng Chinh cũng nêu rõ:“ Đất ta hẹp, nhƣng không hẹp đến nỗi không thể
lập đƣợc căn cứ địa.Vả lại lực lƣợng quân địch có hạn, chúng từ xa đến quyết không
thể quét sạch và tiêu diệt đƣợc quân ta, cũng không đủ sức chiếm đóng khắp nƣớc ta
khiến cho ta hết chỗ đứng chân ... Không có căn cứ địa nào tuyệt đối vững chắc hết!
Vì vậy, không nên và không thể xây dựng nghênh ngang kềnh càng…” [18, tr. 311].
Để chọn một vùng làm căn cứ địa phải họp hội nghị cán bộ quân, chính, dân các
cấp vùng đó, bàn định kế hoạch thiết lập và bảo vệ căn cứ địa. Những việc cần phải
chú ý ngay từ lúc đầu là:
“1. Về hành chính và dân vận, phát triển và củng cố các cơ quan chính
quyền, các tổ chức quần chúng (chuẩn bị tiểu tổ bí mật); đào tạo cán bộ địa
phƣơng để lãnh đạo chính quyền và phát triển các tổ chức quần chúng trong
vùng.
“2. Về mặt quân sự, tổ chức rộng rãi dân quân và vũ trang toàn dân, huấn
luyện quân sự cho toàn bộ thanh niên nam nữ; bố trí đội quân chủ lực, tập trung vũ
khí cần thiết để cản bƣớc tiến của địch và tiêu diệt chúng khi chúng vào sâu; che
dấu mục tiêu đề phòng máy bay.
“3. Về dân sinh, tăng gia sản xuất theo kế hoạch định sẵn; tổ chức tốt công
tác hậu cần; cải thiện đời sống nhân dân.
19
“4. Về mặt trị an, quét sạch Việt gian, hạn chế và kiểm soát ngƣời đi lại, phong
toả tin tức”. [18, tr.312,313]
Nhƣ vậy, xây dựng căn cứ địa không chỉ ở rừng núi mà ở cả đồng bằng
trong cuộc kháng chiến chống Pháp là nhiệm vụ cần kíp của toàn Đảng toàn
dân ta. Vĩnh Yên và Phúc Yên là hai tỉnh có cả đồng bằng và đồi núi, lại tiếp
giáp với Hà Nội nên xây dựng căn cứ du kích ở đây vừa có điều kiện thuận lợi
vừa có những khó khăn nhất định. Xây dựng căn cứ du kích ở đây dễ bị địch
tập trung lực lƣợng đánh phá ác liệt, bởi địch dễ phát huy sức mạnh hoả lực và
có điều kiện cơ động mạnh, nhƣng do mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán,
nên chúng không thể tập trung quân chiếm đóng lâu dài. Khi địch tập trung nơi
này sẽ sơ hở nơi khác. Đây là điều kiện để ta xây dựng khu du kích, căn cứ du
kích và các làng kháng chiến liên hoàn, khiến địch bị chia cắt, rơi vào thế lúng
túng, bị động.
Thấm nhuần đƣờng lối kháng chiến của Đảng, Đảng bộ hai tỉnh Vĩnh Yên và
Phúc Yên đã coi vấn đề xây dựng căn cứ du kích kháng chiến là vấn đề quan trọng
hàng đầu. Thời kỳ tiền khởi nghĩa Phúc Yên đã từng đƣợc Trung ƣơng Đảng chọn
là ATK chính thức của Trung ƣơng nên Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh cũng đã có
phần nào kinh nghiệm trong việc xây dựng căn cứ cách mạng.
Từ Cuối năm 1941, Trung ƣơng quyết định lấy một phần các tỉnh Phúc
Yên, Bắc Ninh, Hà Đông, ngoại thành Hà Nội để xây dựng An toàn khu (ATK)
chính thức của Trung ƣơng. Từ cuối năm 1941, tỉnh Phúc yên hình thành ba khu
vực. Khu vực phía nam tỉnh, giáp với Hà Nội bao gồm huyện Đông Anh, Phía
nam huyện Kim Anh và Yên Lãng, nằm trong ATK chính thức của Trung ƣơng,
do đội công tác Trung ƣơng phụ trách. Khu vực còn lại của tỉnh gồm phần còn
lại của huyện Kim Anh, Yên Lãng, huyện Đa Phúc và thị xã Phúc Yên nằm trong
ATK dự bị của Trung ƣơng, do Ban cán sự tỉnh Phúc Yên chỉ đạo. Đầu năm
1945, huyện Đa Phúc tách ra chuyển sang chiến khu II (chiến khu Hoàng Hoa
Thám) do Uỷ ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ lãnh đạo. Khu vực thứ ba là Nhà
máy xe lửa Đông Anh do Ban công vận Xứ uỷ phụ trách.
Phúc Yên đƣợc Trung ƣơng chọn xây dựng ATK chính thức vì giáp Thủ đô,
giáp với nhiều tỉnh và có nhiều đƣờng giao thông thuỷ, bộ chạy qua, nên đóng cơ
20
quan ở đây, Trung ƣơng rất thuận tiện trong việc nắm tình hình để có chủ trƣơng
lãnh đạo kịp thời. Về chính trị, Phúc Yên đã có cơ sở cách mạng, có phong trào khá
sôi nổi trong các thời kỳ từ năm 1933 đến năm 1939 và chi bộ đảng đã hình thành.
Nhiệm vụ chủ yếu của ATK là bảo vệ các cơ quan trung ƣơng của Đảng
nhƣ cơ quan in ấn, cơ quan báo chí… Để thực hiện nhiệm vụ này, Trung ƣơng quy
định rất chặt chẽ phƣơng châm, phƣơng pháp hoạt động và đấu tranh trong ATK
nhằm tránh bộc lộ cơ sở, địch dễ theo dõi khủng bố. Đội công tác Trung ƣơng bố
trí mỗi ngƣời phụ trách một khu vực xây dựng cơ sở. Các cơ sở đề xây dựng theo
đơn tuyến, bí mật, có cơ sở chính thức, lại có thêm nhiều cơ sở dự bị. Vƣợt qua
nhiều khó khăn gian khổ, nhất là sau chiến dịch khủng bố ác liệt năm 1940 và
1941 của địch, nắm vững phƣơng châm hoạt động vùng ATK, đội công tác Trung
ƣơng từ chỗ lúc đầu chỉ khôi phục đƣợc một số cơ sở cũ, đến giữa năm 1943 trở đi
đã xây dựng đƣợc một hệ thống cơ sở liên hoàn dọc theo sông Hồng về đến Hà
Nội. Cơ sở thuộc các làng Cổ Loa, Võng La, Ngọc Giang, Viên Nội (Đông Anh),
Xuân Kỳ, Đình Phú (Kim Anh), Lâm Hộ, Tráng Việt (Yên Lãng)… đã trở thành
những cơ sở vững vàng, chỗ dựa tin cậy của Ban Thƣờng vụ trung ƣơng và các
Đảng bộ. Thời kỳ cao trào tiền khởi nghĩa, ATK đảm nhiệm cả nhiệm vụ chuyển
thuốc men, quần áo, vũ khí ra chiến khu. Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể Cứu
quốc, đội tự vệ ATK phát triển mạnh về số lƣợng, các hội viên thƣờng xuyên đƣợc
giáo dục về tinh thần yêu nƣớc, căm thù giặc, về ý thức cảnh giác cách mạng, ý
thức bảo vệ cán bộ và các cơ quan của Đảng. Cùng với phát triển hội viên cứu
quốc, đội công tác Trung ƣơng đã chú ý đến tuyên truyền bồi dƣỡng kết nạp đảng
viên và thành lập các chi bộ Đảng. Từ năm 1942 đến khởi nghĩa trong cách mạng
tháng Tám năm 1945, vùng ATK Phúc yên đã có sáu chi bộ Đảng đƣợc thành lập.
Từ năm 1942 đến khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám, đồng chí Tổng bí thƣ
Trƣờng Chinh và các đồng chí trong Ban thƣờng vụ trung ƣơng nhƣ Hoàng Văn
Thụ, Hoàng Quốc Việt thƣờng xuyên qua lại, ăn ở trong các gia đình cơ sở ATK.
Các đồng chí cán bộ vƣợt ngục của Đảng ra cũng đƣợc đƣa về ATK Phúc Yên
nghỉ dƣỡng và chờ Đảng phân công công tác…
ATK Phúc Yên đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám
ở địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung.
21
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12/1946), căn cứ vào đƣờng lối kháng
chiến của Trung ƣơng, Đảng bộ hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên đã vạch ra
phƣơng hƣớng nhiệm vụ kháng chiến của tỉnh là vừa xây dựng lực lƣợng, vừa
sẵn sàng chiến đấu chống địch càn quét để bảo vệ quê hƣơng.
Để kịp thời đối phó với những âm mƣu, thủ đoạn xâm lƣợc của địch, lãnh đạo
cuộc kháng chiến ở địa phƣơng thắng lợi, Đảng bộ Vĩnh Yên và Phúc Yên đã lần
lƣợt tổ chức các kỳ đại hội đảng bộ tỉnh. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Yên tiến hành Đại hội
đảng bộ lần thứ nhất vào ngày 6.1.1947; Đảng bộ tỉnh Phúc Yên tiến hành Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất vào tháng 2.1947. Các đại hội đã kiểm điểm lại tình hình
công tác của Đảng bộ từ sau Cách mạng tháng Tám đến ngày toàn quốc kháng
chiến, đánh giá kết quả các mặt hoạt động nhằm giữ vững và củng cố chính quyền ở
mỗi tỉnh.
Căn cứ vào Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ƣơng, các đại hội đã đề
ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ chuẩn bị kháng chiến là: Thực hiện tiêu thồ kháng
chiến, xây dựng lực lƣợng kháng chiến bao gồm: công tác xây dựng Đảng, củng cố
chính quyền và các tổ chức trong mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lƣợng vũ trang,
phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh theo tinh thần “Kháng chiến, kiến
quốc”. Thực hiện Nghị quyết của đại hội Đảng bộ tỉnh, các huyện của tỉnh Vĩnh
Yên đã tích cực triển khai hàng loạt các nhiệm vụ để đáp ứng nhu cầu cuộc kháng
chiến. Trong đó, công tác phát triển Đảng trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong thời
kỳ này.
Tháng 3 năm 1947, Hội nghị quân sự lần thứ hai đƣợc tổ chức, hội nghị khẳng
định: “Ta cần xây dựng căn cứ địa ở cả rừng núi và đồng bằng. Bất cứ ở đâu, khi
xây dựng căn cứ địa đều phải coi trọng cả ba mặt quân sự, chính trị và kinh tế, cần
chú ý bộ phận chỉ huy và liên lạc, điểm dự bị” [32, tr.110].
Đƣợc hội nghị quân sự lần 2 soi sáng, Tỉnh ủy hai tỉnh đã đề ra nhiệm vụ cho
nhân dân hai tỉnh lúc này là: “Mở rộng khối đoàn kết toàn dân, ra sức xây dựng cơ
quan quân sự và lực lƣợng vũ trang địa phƣơng, xây dựng hậu phƣơng, quan tâm tới
đời sống quần chúng, đẩy mạnh sản xuất...” [43, tr. 32].
Trong những năm đầu kháng chiến, Vĩnh Yên là một trong những tỉnh hậu
phƣơng, do vậy đƣợc Trung ƣơng giao nhiệm vụ vừa đóng góp sức ngƣời, sức của
22
cho tiền tuyến, vừa chuẩn bị đón tiếp các cơ quan Trung ƣơng, tỉnh bạn và đồng bào
các vùng địch chiếm sơ tán đến. Lập Thạch và một phần huyện Tam Dƣơng đƣợc
tỉnh chọn làm căn cứ địa của tỉnh.
Ngay từ năm đầu của cuộc kháng chiến, tỉnh ủy Vĩnh Yên đã nhận định Lập
Thạch là địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển lực lƣợng; vì nơi đây
trong thời kỳ tiền khởi nghĩa đã từng là khu căn cứ của tỉnh. Do vậy, tỉnh ủy Vĩnh
Yên chủ trƣơng xây dựng vùng núi Sáng Sơn là “Đất căn cứ kháng chiến”. Nhận rõ
vị trí của mình, Đảng bộ Lập Thạch xác định nhiệm vụ chủ yếu của huyện là đảm
bảo nhu cầu hậu cần tại chỗ và cung cấp đầy đủ cho chiến trƣờng. Đồng thời Lập
Thạch còn đƣợc giao nhiệm vụ quan trọng là tiếp nhận cơ quan Trung ƣơng, tỉnh,
huyện bạn, đồng bào vùng tạm chiếm đến sơ tán cùng nhiều đơn vị bộ đội đóng
quân trên địa bàn huyện. Bên cạnh việc xây dựng “Đất căn cứ”, Đảng bộ triển khai
công tác “tiêu thồ kháng chiến” và xây dựng làng chiến đấu ở khắp các thôn xã
trong huyện.
Thấm nhuần đƣờng lối kháng chiến của Đảng,Tỉnh bộ hai tỉnh đã xác
định trƣớc những nơi có thể trở thành khu du kích, căn cứ du kích hoặc các
làng chiến đấu nhƣ: Cổ Loa, Dục Nội, Thanh Lãng, Thạch Đà, Đại Đồng, Xuân
Phƣơng.
Để thực hiện khẩu hiệu “toàn dân kháng chiến, kháng chiến khắp nơi, mỗi phố
là một mặt trận, mỗi làng là một pháo đài…” tỉnh uỷ hai tỉnh chủ trƣơng phát động
một phong trào toàn dân thi đua lập làng kháng chiến, biến các làng xóm thời bình
chuyển thành các làng chiến đấu của thời chiến, dựa vào làng chiến đấu đánh Pháp
giữ vững cuộc kháng chiến lâu dài. Quân dân hai tỉnh đã tham gia làm làng kháng
chiến thành một phong trào sôi nổi.
Để phát triển chiến tranh nhân dân, Hội nghị cán bộ Trung ƣơng Đảng lần
thứ hai (4.1947) đã quyết định “cấp tốc tiến hành việc tổ chức, huấn luyện vũ
trang và lãnh đạo dân quân yêu cầu mỗi làng, mỗi địa phƣơng phải phái ngay
đồng chí hoặc cán bộ cứu quốc có năng lực đảm nhiệm việc phát triển toàn dân”
[53, tr.174].
Tháng 5.1947, Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ nhất đƣợc triệu tập
để thống nhất việc tổ chức dân quân tự vệ và du kích trên cả nƣớc. Nhân dịp
23
này, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thƣ cho nam nữ chiến sĩ dân quân, tự vệ và du
kích trên cả nƣớc, xác định rõ vị trí chiến lƣợc của lực lƣợng này trong chiến
tranh cách mạng. Theo đó “dân quân tự vệ và du kích là lực lƣợng toàn dân
tộc, là lực lƣợng vô địch, là một bức tƣờng sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ thù
hung bạo đến thế nào, hễ đụng vào lực lƣợng đó, bức tƣờng đó thì cũng phải
tan ra” [53, tr.174].
Thực hiện chủ trƣơng trên, cùng với địa phƣơng trên cả nƣớc, Vĩnh Phúc
cũng đẩy mạnh và từng bƣớc hoàn chỉnh tổ chức lực lƣợng quân tự vệ, tổ chức xây
dựng cơ sở, huấn luyện sử dụng vũ khí, thực hành chiến tranh.
Để kịp thời quán triệt đƣờng lối, chủ trƣơng kháng chiến của Đảng giải quyết
những vấn đề lớn ở địa phƣơng, từ năm 1947-1949, các Đảng bộ lần lƣợt tiếp tục
tổ chức các Đại hội Đảng bộ tỉnh. Ngày 7-1-1948, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Yên tiến
hành Đại hội lần thứ II; ngày 24-6-1948, Đảng bộ tỉnh Phúc Yên tiến hành Đại
hội lần thứ II. Các Đại hội đã tổng kết công tác lãnh đạo của Đảng bộ giữa hai
nhiệm kỳ. Biểu dƣơng thành tích mà Đảng bộ và nhân dân đạt đƣợc sau hai năm
tiến hành cuộc kháng chiến, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Yên đã trao cờ danh dự cho
Đảng bộ huyện Bình Xuyên, chi bộ Định Trung của Tam Dƣơng, và Tổ Đảng
thôn Lai Châu huyện Lập Thạch là ba đơn vị dẫn đầu trong tỉnh.
Từ năm 1949 trở đi, cuộc kháng chiến của dân tộc ta bƣớc vào thời kỳ gay go
quyết liệt. Sau khi bình định xong một số tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, thực dân Pháp
mở rộng phạm vi đánh chiếm ra các tỉnh trung du phía bắc nhằm cắt đứt đƣờng liên
lạc giữa các tỉnh với chiến khu Việt Bắc. Đến cuối năm 1949, chúng đã chiếm đƣợc
32 vị trí trên địa bàn hai tỉnh. Trung ƣơng Đảng đã kịp thời có chỉ thị “Về công tác
ở vùng địch chiếm” vạch rõ phƣơng châm, biện pháp cho các địa phƣơng chuyển
hƣớng đấu tranh trong tình hình mới. Các huyện của hai tỉnh đều nắm bắt chủ
trƣơng của Trung ƣơng và đã đề ra kế hoạc chỉ đạo cụ thể với các xã. Huyện ủy
Bình Xuyên đã đề ra kế hoạch: “ở vùng địch hậu, lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu,
hết sức tránh địch khủng bố để giữ vững cơ sở bảo toàn lực lƣợng; đối với những xã
là khu du kích thì vừa đấu tranh chính trị vừa đấu tranh vũ trang, phá tề trừ gian; các
xã ở vùng tự do tập trung giữ vững chính quyền, xây dựng lực lƣợng, chống địch
càn quét” [4, tr.25].
24