Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

TIỂU LUẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ CẤM VẬN VÀ RỬA TIỀN TRONG CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.93 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------oOo------

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: THANH TỐN QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ
TẠI VIỆT NAM
QUY ĐỊNH VỀ CẤM VẬN VÀ RỬA TIỀN TRONG CHUYỂN TIỀN
QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Từ viết tắt

Thanh toán quốc tế

International Payment

TTQT

Chuyển tiền quốc tế

International Remittance


CTQT

Phương thức thanh tốn

Payment Method

PTTT

Thương mại quốc tế

International Commerce

TMQT

Cơng nghệ thơng tin

Information Technology

CNTT

Doanh nghiệp

Corp/ Group/ ….

DN

Nhà nhập khẩu

Importer


NNK

Nhà xuất khẩu

Exporter

NXK

Ngân hàng thương mại

Commercial Bank

NHTM

Ngân hàng

Bank

NH

Hợp đồng ngoại thương

Sales Contracts

HĐNT

Định chế tài chính

Financial Institution


ĐCTC

Lực lượng đặc nhiệm

Financial Action Task Force

FATF

hành động tài chính

2


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
PHẦN 1: CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 2010-2020............................3
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán chuyển tiền quốc tế................3
1.1. Khái niệm CTQT...............................................................................................3
1.2. Vai trò của CTQT..............................................................................................3
1.3. Ưu điểm..............................................................................................................3
1.4. Nhược điểm........................................................................................................4
Chương 2: Tổng quan về chuyển tiền quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020...5
2.1. Thực trạng chuyển tiền quốc tế tại Việt Nam..................................................5
2.1.1. Thực trạng chuyển tiền quốc tế tại Việt Nam đối với mục đích cá nhân........5
2.1.2. Thực trạng chuyển tiền quốc tế tại Việt Nam đối với mục đích thương mại..6
2.2. Phân tích lợi thế và bất lợi của VN khi sử dụng CTQT..................................6
2.2.1. Lợi thế...........................................................................................................6
2.2.2. Bất lợi............................................................................................................ 7
Chương 3: Hai trường hợp điển hình về rủi ro/ tranh chấp khi sử dụng chuyển tiền

quốc tế......................................................................................................................... 10
3.1. Trường hợp 1: Công ty PT Pan Brothers, Indonesia - Công ty Cổ phần May
Sông Hồng, Việt Nam.............................................................................................10
3.2. Trường hợp 2: Công ty thực phẩm Amuno, Singapore - Công ty VNFarm,
Việt Nam.................................................................................................................. 11
PHẦN 2: CẤM VẬN VÀ RỬA TIỀN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....14
3


Chương 4: Cơ sở lý luận về cấm vận và rửa tiền......................................................14
4.1. Cấm vận trong chuyển tiền quốc tế tại NHTM.............................................14
4.2. Rửa tiền trong chuyển tiền quốc tế tại NHTM..............................................16
Chương 5. Hai trường hợp về cấm vận và rửa tiền trong CTQT tại NHTM............20
4.2.1. Hành vi rửa tiền của Trần Duy Tùng - Tập đoàn An Phú...........................20
4.2.2. Trường hợp vi phạm cấm vận trong CTQT tại ngân hàng Pháp- BNP
Paribas..................................................................................................................... 22
Chương 6. Hoạt động của các NHTM VN nhằm chống cấm vận và rửa tiền trong
CTQT.......................................................................................................................... 24
4.3.1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank- VCB)...............25
4.3.2. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)..........................27
PHẦN 3: GIẢI PHÁP CHO PHƯƠNG THỨC CTQT TẠI VIỆT NAM..................29
Chương 7: Đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro trong chuyển tiền quốc tế tại Việt
Nam............................................................................................................................. 29
KẾT LUẬN.................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................32

4


LỜI MỞ ĐẦU


Tồn cầu hóa và tự do hóa thương mại là xu thế tất yếu của thế giới hiện nay.
Các hoạt động ngoại thương, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia cũng diễn
ra thường xuyên hơn. Từ đó, quan hệ ngoại thương các nước được hình thành và phát
sinh hoạt động TTQT. TTQT là cầu nối trong giao dịch thanh toán giữa các nước với
nhau, có vai trị quan trọng giúp các hoạt động kinh tế được thuận tiện và dễ dàng. Do
vậy, ta cần hiểu đúng về các phương thức TTQT. Trong các hình thức TTQT, CTQT
được cho là phương thức phổ biến hiện nay. Không thể phủ nhận những ưu điểm của
CTQT đối với hoạt động TTQT. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tranh chấp hoặc rủi ro
vẫn tồn tại khi sử dụng phương thức thanh tốn này.

Ngồi ra, rủi ro từ CTQT mang tính cấp thiết, được quan tâm hàng đầu của các
quốc gia và các tổ chức quốc tế hiện nay, là cấm vận và rửa tiền. Cấm vận là một vấn
đề phức tạp, khó kiểm sốt bởi sự đa dạng và thường xuyên thay đổi. Rửa tiền ngày
càng tinh vi, phức tạp nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tiêu biểu là rửa tiền
thông qua CTQT tại các NHTM. Hậu quả của các vi phạm này gây ảnh hưởng tiêu cực
bao trùm cả nền kinh tế, giảm sút uy tín, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của
các DN XNK và NHTM. Nhà nước, NHTM và các bên liên quan cần phải có các biện
pháp mạnh nhằm giảm thiểu những rủi ro này. Nhận rõ tính cấp thiết, nhóm số 1, lớp
TCH412.1 Trường Đại học Ngoại thương đã lựa chọn đề tài “Phương thức thanh
toán chuyển tiền quốc tế tại Việt Nam và Quy định về cấm vận và rửa tiền trong
chuyển tiền quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”.

1


Nội dung của tiểu luận gồm 3 phần, chia thành 7 chương:
PHẦN 1: CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 2010-2020
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán chuyển tiền quốc tế
Chương 2: Tổng quan về phương thức thanh toán chuyển tiền quốc tế tại Việt Nam từ

2000 đến 2020
Chương 3: Hai trường hợp điển hình về rủi ro hoặc tranh chấp khi sử dụng phương
thức thanh toán chuyển tiền quốc tế

PHẦN 2: CẤM VẬN TRONG CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ
Chương 4: Cơ sở lý luận về cấm vận và rửa tiền
Chương 5: Hai trường hợp vi phạm cấm vận và rửa tiền
Chương 6: Tuân thủ quy định về cấm vận và rửa tiền trong phương thức thanh toán
chuyển tiền quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

PHẦN 3: GIẢI PHÁP CHO PHƯƠNG THỨC CTQT
Chương 7: Đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro trong phương thức thanh toán chuyển
tiền quốc tế tại Việt Nam

2


PHẦN 1: CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 2010-2020
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán chuyển tiền
quốc tế
1.1. Khái niệm CTQT
CTQT là một phương thức TTQT, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu
cầu NHTM phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người
hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định.
1.2. Vai trò của CTQT
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế
● Cầu nối kinh tế trong nước với kinh tế thế giới
● Tăng khối lượng thanh tốn khơng dùng tiền mặt, giảm bớt chi phí trung gian
● Thu hút lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam
1.1.2.2. Đối với NHTM

● Hoạt động trực tiếp tạo ra nguồn thu cho NHTM
● NHTM tăng quy mô hoạt động nhờ cung cấp đa dạng dịch vụ, thu hút được
nhiều khách hàng
● Tạo môi trường ứng dụng công nghệ NH tiên tiến: CNTT, xử lý dữ liệu
● Hoạt động NH vượt khỏi phạm vi quốc gia, hoà nhập cộng đồng NH quốc tế
1.1.2.3. Đối với khách hàng
● Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền ra khỏi phạm vi quốc gia
3


● Hỗ trợ hoạt động XNK và các hoạt động khác
1.3. Ưu điểm
● CTQT là PTTT đơn giản, nhanh chóng, trong đó, người chuyển tiền và người
nhận tiền tiến hành thanh tốn trực tiếp với nhau
● NHTM chỉ đóng vai trị trung gian thanh tốn theo ủy nhiệm để hưởng phí,
khơng bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người
thụ hưởng
1.4. Nhược điểm
● Việc có trả tiền hay khơng phụ thuộc vào thiện chí của NNK. NNK sau khi
nhận hàng có thể khơng tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình kéo dài thời hạn
chuyển tiền, làm cho quyền lợi của NXK không được bảo đảm.
● Với trường hợp thanh toán trước 100% (rất hiếm), NXK có thể gửi sai, gửi
thiếu hoặc đánh tráo hàng hoá.

4


Chương 2: Tổng quan về chuyển tiền quốc tế tại Việt Nam giai
đoạn 2010 – 2020
2.1. Thực trạng chuyển tiền quốc tế tại Việt Nam

2.1.1. Thực trạng chuyển tiền quốc tế tại Việt Nam đối với mục đích cá nhân
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, người lao động Việt Nam sống ở nước
ngoài đã gửi về nước 17 tỷ USD vào năm 2019, khiến Việt Nam trở thành nước thụ
hưởng CTQT lớn thứ chín trên thế giới.
Bên cạnh đó, nhu cầu CTQT của người Việt phục vụ các mục đích: du học, định
cư, khám chữa bệnh, chuyển tiền trợ cấp thân nhân... tăng mạnh, đặc biệt là để phục vụ
việc du học khi Việt Nam nằm trong top những quốc gia về lượng du học sinh.
Việc lựa chọn dịch vụ CTQT qua các NHTM với đội ngũ nhân viên am hiểu
pháp luật, đảm bảo giao dịch hiệu quả đang là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, nguồn cung ngoại tệ dồi dào cùng với các dòng sản phẩm ngoại hối
phong phú cũng là những điểm mạnh khiến các NHTM vẫn đang là tổ chức hàng đầu
trong mảng cung cấp dịch vụ tài chính.
Nắm bắt được nhu cầu CTQT ngày càng tăng, các NHTM nâng cao dịch vụ
CTQT chuyên nghiệp, với thủ tục tại quầy gọn nhẹ, giao dịch được xử lý nhanh chóng
và đảm bảo an toàn. Và cũng như các mảng dịch vụ khác, do mảng CTQT còn nhiều
tiềm năng phát triển, đem lại nguồn lợi nhuận tốt thơng qua thu phí nên các NHTM
thường triển khai nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.
Điểm nổi bật của CTQT qua kênh NHTM là thủ tục đơn giản, thời gian ngắn
gọn, nhiều ưu đãi và an toàn. Nhiều NHTM Việt Nam đã cho phép chuyển tiền đa
ngoại tệ thông qua cho phép mua ngoại tệ với tỷ giá cạnh tranh.

5


2.1.2. Thực trạng chuyển tiền quốc tế tại Việt Nam đối với mục đích thương
mại
Trong khi nhu cầu CTQT của người Việt phục vụ các mục đích cá nhân có xu
hướng tăng, thì nhu cầu thực hiện CTQT của các DN Việt phục vụ nghiệp vụ XNK là
không nhiều. Chỉ có rất ít giao dịch TTQT của DN được thực hiện qua CTQT, và hầu
hết đều là các giao dịch phi thương mại hoặc với các đối tác có mối quan hệ làm ăn lâu

dài.
Nhìn chung, CTQT vẫn là một trong các phương thức TTQT phổ biến bởi sự
đơn giản về thủ tục và tiết kiệm về chi phí, thời gian. Tuy vậy, sự thiếu ràng buộc của
CTQT là một trong những rủi ro mà NXK và NNK cùng phải cân nhắc khi giao dịch
HĐNT.. Các DN XNK ở Việt Nam hầu hết ở quy mô vừa và nhỏ, chưa có đủ tiềm lực
và ngân sách để đối mặt với các rủi ro từ các giao dịch CTQT. Các DN ưu tiên các
PTTT ít rủi ro hơn, như thanh tốn L/C. Ngoài ra, CTQT cũng đem lại các rủi ro cho
phía NHTM: nguy cơ vi phạm cấm vận, tài trợ khủng bố và rửa tiền từ các hoạt động
phi pháp thơng qua nghiệp vụ CTQT.

2.2. Phân tích lợi thế và bất lợi của VN khi sử dụng CTQT
2.2.1. Lợi thế
CTQT có những ưu điểm nhất định:
 Quy trình đơn giản, dễ dàng.
● Tốc độ nhanh chóng (nếu thực hiện bằng điện chuyển tiền T/T)
o Chi phí thanh tốn T/T qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán L/C
o Bên mua không bị đọng vốn ký quỹ L/C
o Chứng từ hàng hố khơng phức tạp như thanh tốn L/C

6


o Không phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh, có thể thu được tiền hàng
ngay nếu sử dụng TTR.
● Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho NXK vì nhận được tiền trước khi giao hàng
nên không sợ rủi ro, thiệt hại do NNK chậm trả.
● Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho NNK vì nhận được hàng trước khi giao tiền
nên không sợ bị thiệt hại do NXK giao hàng chậm, sai hoặc hàng kém chất
lượng.


So với chuyển tiền bằng thư (M/T), chuyển tiền bằng điện (T/T) phổ biến hơn,
bởi NXK nhận được tiền nhanh, tránh được những rủi ro về tỷ giá.

CTQT có lợi với các cơng ty đa quốc gia: Doanh số CTQT chịu nhiều ảnh
hưởng của hoạt động thanh toán XNK, bởi các giao dịch CTQT được thực hiện giữa
cơng ty mẹ ở nước ngồi với các chi nhánh con tại Việt Nam, nhất là khi nước ta là
một trong những điểm đến hấp dẫn đối với vốn đầu tư FDI. Các hoạt động TMQT giữa
công ty mẹ và chi nhánh thường được thức hiện bằng CTQT, nhằm giảm tối đa các chi
phí phát sinh và thời gian.

Trong CTQT, NHTM chỉ là trung gian thực hiện việc thanh tốn theo uỷ nhiệm
để hưởng phí (hoa hồng) và khơng bị ràng buộc gì cả.

2.2.2. Bất lợi
● CTQT chứa đựng rủi ro vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua.
Do đó, quyền lợi NXK khơng được đảm bảo. Vì vậy, CTQT chỉ được sử dụng
7


khi hai bên mua bán đã có sự tin cậy, hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau; hoặc
thanh tốn các khoản tương đối nhỏ như phụ phí liên quan đến giao dịch; chi
phí vận chuyển/ bảo hiểm; bồi thường thiệt hại; hoặc dùng trong thanh toán phi
mậu dịch; chuyển vốn; chuyển lợi nhuận đầu tư về nước…
● CTQT mang lại rủi ro cho NNK vì có thể NXK khơng chuyển hàng dù đã được
thanh toán, làm NNK rơi vào tình trạng bị động. Thơng thường, NNK ít khi
chấp nhận trả tiền trước khi nhận được hàng.

Theo khảo sát nhóm có được, tỷ trọng khách hàng sử dụng CTQT giảm dần theo
từng năm.
Chỉ tiêu


2010
Giá trị

2011

Tỷ trọng

Giá trị

(%)

L/C

112.89

21,76

4
Nhờ thu

207.19

tiền
Tổng

198.62

39,94


38,29

9

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

154.63

30,83

241.51

105.43

(%)

125.59

35,81

8
48,15

1

8

518.71

Tỷ trọng

1

7
Chuyển

2012

127.28

36,29

5
21,02

97.855

27,90

100

350.73

100

0
100


501.57
2

8

Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT
tại Agribank chi nhánh Sài Gòn (thống kê năm 2012)
8


Đối với phương thức chuyển tiền trả sau:
● Bất lợi cho NXK bởi vì nếu NNK chậm lập lệnh chuyển tiền (do gặp khó khăn
về tài chính hay thiếu thiện chí thanh tốn) gửi cho NH thì NXK chậm nhận
được tiền thanh tốn mặc dù hàng hóa đã chuyển đi và có thể NNK đã nhận và
sử dụng hàng hóa.
● Trường hợp NNK từ chối nhận hàng, NXK mất mất chi phí vận chuyển hàng,
phải bán rẻ hoặc tái xuất. Do đó, NXK bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh
hưởng đến sản xuất trong tương lai. Trong khi đó, NH khơng có trách nhiệm
thúc giục NNK nhanh chóng thanh toán cho NXK

Đối với phương thức chuyển tiền trả trước:
● Bất lợi cho NNK vì đã chuyển tiền thanh toán cho NXK nhưng chưa nhận được
hàng và phải ở trong tình trạng chờ đợi hàng đến.
● NXK có thể giao sai hàng, giao thiếu hàng, giao hàng kém chất lượng, thậm chí
đánh tráo hàng hố
● Nếu NXK chậm trễ giao hàng, NNK sẽ bị nhận hàng trễ, có thể ảnh hưởng tới
kinh doanh/ sản xuất.


9


Chương 3: Hai trường hợp điển hình về rủi ro/ tranh chấp khi sử
dụng chuyển tiền quốc tế
3.1. Trường hợp 1: Công ty PT Pan Brothers, Indonesia - Công ty Cổ phần
May Sông Hồng, Việt Nam
3.1.1. Các bên liên quan
● NNK: Công ty PT Pan Brothers, Indonesia
● NXK: Công ty Cổ phần May Sông Hồng, Việt Nam
● NH chuyển tiền: Ngân hàng BCA Indonesia
● NH đại lí: Ngân hàng Techcombank Việt Nam
● PTTT: Thanh toán điện chuyển tiền T/T trả sau 100%
3.1.2. Tóm tắt sự việc
● Năm 2013, cơng ty May Sông Hồng, Việt Nam làm việc cùng khách hàng là
công ty PT Pan Brothers, Indonesia, khách hàng thân thiết đã hợp tác 2 năm.
● Tháng 8/2013, công ty PT Pan Brothers đặt mua 1 container hàng dệt may, trị
giá 11.000 USD.
● Sau khi giao hàng và lập lệnh đòi tiền T/T (Telegraphic transfer) như mọi khi,
công ty May Sông Hồng đợi 7 ngày vẫn chưa nhận được tiền.
● Công ty May Sông Hồng gửi email hỏi NNK, NNK báo đã chuyển. Tuy nhiên,
đợi 10 ngày tiếp theo, NXK vẫn chưa thấy tiền đâu.
● NNK sau đó đã gửi Receipt chuyển tiền, thì bất ngờ là tài khoản nhận khơng
phải của công ty May Sông Hồng, Việt Nam.

10


● NXK ngay lập tức liên lạc với NNK, trao đổi thì mọi chuyện đã được làm rõ:
hacker đã chặn đứng email, báo rằng NXK đổi tài khoản sang một NH ở

Singapore và yêu cầu NNK chuyển tiền vào đó. NNK đã hoàn toàn tin tưởng và
cái giá của việc này là 11.000 USD.

3.1.3. Giải pháp đề xuất
● Rủi ro xảy ra: hacker đã đánh vào không chỉ sự chủ quan của các đối tác lâu
năm, mà còn sự thiếu chặt chẽ trong thủ tục của phương thức CTQT. Email của
NXK đã bị xâm nhập, kiểm soát bởi hacker, dẫn tới việc mọi email gửi NXK
đều bị chặn lại, sau đó hacker đổi thơng tin của đoạn thư. Thủ tục giấy tờ của
PTTT cũng đơn giản, khơng có sự can thiệp giám sát của NH, nên phi vụ thành
cơng trót lọt
● Giải pháp: Khơng cịn cách nào khác, NXK phải nỗ lực, xoay xở tìm đối tác
mới cho lơ hàng này, vì chi phí để chở hàng về lại Việt Nam cũng khơng hề
nhỏ. NXK đã tìm được đối tác mới tại Malaysia, và chấp nhận chào hàng với
mức giá thấp hơn, đồng thời chịu phí vận chuyển tới cảng K’Lang.

3.1.4. Nhận xét
 Điểm đáng trách trong trường hợp này: NNK thấy thông tin người nhận hay tài
khoản đổi so với thường lệ nhưng không hề gọi điện cho NXK để xác nhận.
Nếu nhân viên kế toán của họ cẩn thận, việc đổi tài khoản là điều tối kỵ và họ
sẽ phải hỏi lại NXK, nhưng họ khơng làm vì tin tưởng đối tác. Đây là một bài
học xương máu cho các DN.
 Lời khuyên cho các DN: NXK yêu cầu gửi lệnh chuyển tiền nháp để kiểm tra
trước khi NNK chuyển tiền. Sau giao dịch chuyển tiền, NNK gửi Bank Receipt

11


và NXK cần kiểm tra cẩn thận đảm bảo mọi thơng tin của doanh nghiệp mình
chính xác


3.2. Trường hợp 2: Công ty thực phẩm Amuno, Singapore - Công ty
VNFarm, Việt Nam
3.2.1. Các bên liên quan
● NNK: Công ty thực phẩm Amuno, Singapore
● NXK: Công ty VNFarm, Việt Nam
● NH chuyển tiền: Ngân hàng United Overseas Bank (UOB)
● NH đại lí: Ngân hàng Vietcombank Việt Nam
● PTTT: Thanh toán điện chuyển tiền trả trước 30%, 70% sau B/L

3.2.2. Tóm tắt sự việc
● Công ty VNFarm ký HĐNT, xuất khẩu 210 tấn hàng nông sản, trị giá 160.000
USD với công ty thực phẩm Amuno, là doanh nghiệp đã từng ký kết với nhau.
Hai bên thỏa thuận thanh toán bằng CTQT, trả trước 30% và 70% thanh toán
sau B/L.
● Sau 30% đầu thanh tốn thuận lợi bằng CTQT, cơng ty VNFarm đã tiến hành
giao hàng lên tàu để vận chuyển sang Singapore. Sau khi nhận B/L, Cơng ty
Amuno thanh tốn 70% cịn lại cho Cơng ty VNFarm. Tuy nhiên, thay vì
chuyển 112.000 USD, Công ty Amuno chuyển nhầm 112.000 Đô Singapore.
● Sau khi nhận thấy sai sót, Cơng ty VNFarm đã liên hệ với cơng ty Amuno.
Amuno nhận sai sót về mình và hai bên thỏa thuận Công ty VNFarm chuyển lại
112.000 Đô Singapore cho Cơng ty Amuno, sau đó Amuno sẽ chuyển 112.000
USD cho VNFarm. Mọi chi phí phát sinh trong quá trình chuyển tiền và chi phí
chuyển tiền do Amuno chịu.
12


3.2.3. Giải pháp đề xuất
 Sai sót về đơn vị tiền tệ trong TTQT là hồn tồn có thể xảy ra. Điều này là vi
phạm HĐNT, nên việc chịu trách nhiệm cho sơ suất của mình từ phía Amuno là
hồn tồn hợp lý.

 Để tránh sai sót khơng đáng tiếc xảy ra trong CTQT, hai bên cần thống nhất rõ
ràng về đơn vị tiền tệ, quy định rõ trong HĐNT và cần cẩn thận, chú ý hơn
trong quá trình làm giấy tờ.

3.2.4. Nhận xét
 Những sai sót về giấy tờ, nội dung và đơn vị tiền tệ trong TTQT hoàn tồn có
thể xảy ra do sơ suất của người gửi. Trong trường hợp này, may mắn cho
VNFarm là hai bên đã quy định rõ ràng những điều trên trong HĐNT và Amuno
cũng hành xử vơ cùng hợp lý, nhanh chóng.
 Bài học: để tránh mất những chi phí phát sinh không cần thiết khi thực hiện
CTQT, NXK và NNK luôn phải cẩn thận trong mọi công đoạn, không được chủ
quan. Số tiền, đơn vị tiền tệ phải được quy định rõ ràng trong HĐNT, và được
kiểm tra cẩn thận khi tiến hành thanh toán.

13


PHẦN 2: CẤM VẬN VÀ RỬA TIỀN TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
Chương 4: Cơ sở lý luận về cấm vận và rửa tiền
4.1. Cấm vận trong chuyển tiền quốc tế tại NHTM
4.1.1. Khái niệm
Cấm vận là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, viện trợ, thương mại, vũ khí, năng
lượng, vận chuyển hàng hóa, khoa học kỹ thuật… với một nước. Lệnh cấm vận có thể
do một hoặc nhiều nước hoặc tất cả các nước (thông qua Liên Hợp Quốc) áp đặt đối
với một nước. Cấm vận thương mại (Trade Embargo) là biện pháp cấm hoàn toàn quan
hệ TMQT đối với một quốc gia. Cấm vận có thể được thực hiện đối với một hoặc một
vài, thậm chí đối với tất cả các mặt hang.

Đối với tổ chức và cá nhân ở bất kỳ nơi nào trên thế giới là đối tượng của cấm

vận thì chỉ những giao dịch có liên quan đến họ đều bị cấm. Về bản chất, đây là trường
hợp cấm vận từng phần

4.1.2. Nguyên nhân
Từ quốc gia:
Một lệnh cấm vận thường được tạo ra do kết quả của hồn cảnh chính trị hoặc
kinh tế khơng thuận lợi giữa các quốc gia. Biện pháp hạn chế thương mại phi thuế
quan này mang tính khắc nghiệt nhất và thường nhằm đạt tới các mục tiêu chính trị,
nhằm cơ lập một quốc gia cơ quan quản lý của quốc gia đó, buộc nước này phải hành

14


động về vấn đề dẫn đến lệnh cấm vận. Cấm vận có thể được những quốc gia riêng lẻ,
hoặc các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc tiến hành.

Từ NHTM:
NHTM là chủ thể giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các giao dịch cấm
vận bởi họ là người kiểm sốt cuối cùng trước khi quyết định có thực hiện hay khơng.
Về cơ bản, có thể tổng hợp thành 5 ngun nhân chính như sau:
● NHTM khơng rà sốt kỹ các giao dịch có liên quan
● NHTM cố tình che giấu các giao dịch vi phạm cấm vận của khách hàng
● NHTM chưa thực hiện tốt quy định về kiểm soát rửa tiền và cấm vận
● Cả khách hàng và NHTM có tâm lý ỷ lại chương trình sàng lọc cấm vận (đã
được trang bị tại các NHTM)
● NHTM chưa chú trọng cơng tác phịng chống cấm vận

4.1.3. Hậu quả
Với quốc gia
Nhiều biện pháp trừng phạt, cấm vận đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế, thương mại

toàn cầu, gây chia rẽ giữa các quốc gia. Các quốc gia bị cấm vận sẽ chịu thiệt hại về tài
chính cũng như các nguồn thu tài chính từ việc xuất khẩu, làm cán cân thanh toán
thâm hụt, giảm ngân sách nhà nước.
15


Một số quốc gia trở nên kiệt quệ, chính phủ khơng đủ tài chính để nhập khẩu
lương thực, thuốc, dụng cụ y tế, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, chăm sóc sức khỏe,
phịng chống dịch bệnh, nhất là ở các nước đang phát triển, chậm phát triển. Các nước
bị phong tỏa tài khoản tại NH, mất nguồn đầu tư nước ngồi, khơng thể nhập khẩu
cơng nghệ để phát triển kinh tế, GDP giảm mạnh, số người thất nghiệp tăng cao. Lệnh
cấm vận ảnh hưởng đến các hoạt động cứu trợ nhân đạo, thúc đẩy làn sóng tị nạn ở
một số quốc gia.

Đặc biệt trong đại dịch Covid-19 và các thiên tai, thảm họa khác, tác động tiêu
cực của cấm vận đến người dân càng rõ rệt: số người chết tăng, số người dân phải chịu
đói nghèo tăng, dịch bệnh lây lan rộng hơn ra khu vực và toàn cầu.

Với NHTM:
● NHTM bị tạm dừng giao dịch, hủy giao dịch, bị phong tỏa, giữ lại khoản tiền
giao dịch một khi vi phạm những quy định của OFAC, UN, EU.
● NHTM bị đóng băng tài khoản tại các NH nước ngồi.
● NHTM đối diện với vấn đề vi phạm quy định pháp luật
● NHTM bị phạt rất nhiều tiền, đặc biệt đối với Mỹ- quốc gia có quy định chặt
chẽ về gian lận, rửa tiền và cấm vận. Một khi đã vi phạm, NHTM phải nộp tiền
phạt cho nhiều tổ chức khác nhau, với tổng số tiền nộp phạt gấp nhiều lần trị
giá giao dịch gian lận đã thực hiện. Dù là NHTM nào, ở đâu, của nước nào,
cũng đều phải chịu mức phạt theo quy định của UN, EU, OFAC.

16



4.1.4. Các chương trình cấm vận quốc tế
Có 3 chương trình cấm vận quốc tế chính là Chương trình cấm vận của Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UN),Liên minh Châu Âu (EU) và Văn phịng kiểm sốt
tài sản nước ngoài (OFAC)

Trong ba tổ chức này, cần đặc biệt quan tâm đến OFAC do phần lớn các NHTM
Việt Nam có quan hệ đại lý và quan hệ tài khoản với các NHTM Mỹ, và sử dụng chủ
yếu đồng USD trong hoạt động XNK.

Nguy cơ vi phạm cấm vận của NHTM là không nhỏ, do liên quan đến các giao
dịch trong đó có CTQT. NHTM cần kiểm sốt tất cả thơng tin xuất hiện trên các điện
giao dịch của mình, bao gồm các chủ thể tham gia TMQT, các NHTM liên quan để
tránh vi phạm cấm vận. Chỉ cần một thực thể thuộc danh sách cấm vận (ví dụ: nNH
trung gian) có thể làm cho NHTM chuyển tiền bị vi phạm cấm vận.

4.2. Rửa tiền trong chuyển tiền quốc tế tại NHTM
4.2.1. Khái niệm
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, rửa tiền là hành vi của tổ
chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có

4.2.2. Nguyên nhân
● Thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư và việc không bắt buộc chứng minh
nguồn gốc dòng tiền.

17


● Vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam khơng ngừng gia tang, cộng với việc

kiểm soát kém hiệu quả việc sử dụng vốn tại các khu cơng nghiệp có đầu tư
nước ngoài.
● Hàng năm, Việt Nam nhận được kiều hối rất lớn, (năm 2012 có tới 10,5 tỷ
USD, năm 2013 có tới 11 tỷ USD, năm 2014 có tới 18 tỷ USD).
● Luật Phịng chống rửa tiền có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013, nhưng ứng
dụng CNTT vào phòng chống rửa tiền tại các NHTM chưa đáp ứng được yêu
cầu. Ngân sách dành cho đầu tư CNTT còn rất hạn chế.

Các tổ chức tài chính và đặc biệt là NHTM thiếu nhận thức rõ về phòng chống
rửa tiền, bằng chứng họ đã thiếu sự chú ý đến: Danh sách cảnh báo, danh sách đen,
danh sách cấm vận quốc tế; những báo cáo, giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng
ngờ.

4.2.3. Hậu quả
Nhìn chung, rửa tiền là hành vi rất nguy hiểm, không chỉ gây thiệt hại nghiêm
trọng cho các nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, tác động nghiêm
trọng đến sự trong sạch và hồn chỉnh của hệ thống tài chính tồn thế giới. Hành vi rửa
tiền được xem là một tội phạm “không biên giới” – một tội phạm quốc tế điển hình.

4.2.4. Các luật/ quy định liên quan đến thực hành phòng, chống rửa tiền (AML)
● Đạo luật Bảo mật Ngân hàng của Hoa Kỳ (BSA)/Đạo luật Yêu nước của
Hoa Kỳ

18


● Liên minh châu Âu - Chỉ thị chống rửa tiền lần thứ 4 và 5 (AMLD4 &
AMLD5)
● Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA)
● Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS)

● Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính quốc tế (FATF)
Hiện nay Việt Nam chưa phải thành viên của FATF. Tuy nhiên, từ tháng 5/2007,
Việt Nam đã trở thành thành viên của nhóm Châu Á- Thái Bình Dương về phịng
chống rửa tiền (gọi tắt là APGs), cam kết thực thi đầy đủ khuyến nghị về chống rửa
tiền và tài trợ khủng bố của FATF

4.2.5. Các chuẩn mực của FATF về phòng, chống rửa tiền
Các chuẩn mực của FATF bao gồm các Khuyến nghị đưa ra một khn khổ các
biện pháp tồn diện phòng chống rửa tiền. FATF khuyến nghị các pháp nhân tiến hành
xác minh mã nhận dạng khách hang, bằng cách yêu cầu và xác minh bằng chứng nhận
dạng của khách hang, có thể là ảnh thực của tài liệu chính thức của khách hàng (hộ
chiếu). FATF cũng hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rửa tiền/ tài trợ khủng bố
dưới tên gọi “Quy định bổ sung năm 2017 về thẩm định khách hàng”, cho phép sử
dụng các biện pháp thẩm định khách hàng đơn giản (xác minh danh tính điện tử), tiến
tới giảm thiểu rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Ngoài việc thực hiện các biện pháp như cập nhật thông tin khách hàng (CDD)
và lưu trữ hồ sơ thơng thường thì NHTM cịn có các biện pháp bổ sung khác đối với:
● Hoạt động NH đại lý

19


○ Thu thập đầy đủ thông tin về một tổ chức đại lý để hiểu rõ bản chất hoạt
động kinh doanh của tổ chức đó và để xác định những thơng tin cơng
khai uy tín của tổ chức đó, đi kèm với chất lượng giám sát rằng liệu tổ
chức đó đã từng bị điều tra do liên quan tới rửa tiền hoặc/ trợ khủng bố
hay bị áp dụng các biện pháp quản lý nào chưa
○ Đánh giá biện pháp kiểm soát về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng
bố của tổ chức đối tác.

○ Có được chấp thuận của quản lý cấp cao trước khi thiết lập mối quan hệ
đại lý mới, hiểu rõ những trách nhiệm tương ứng của từng tổ chức.
○ Đối với các “tài khoản phải trả”, NH đại lý cần phải thỏa mãn NH đối
tác (respondent bank) đã thực hiện CDD đối với những khách hàng có
quyền truy cập trực tiếp vào các tài khoản của NH đại lý (correspondent
bank) nhằm thực hiện thanh toán, và đảm bảo rằng NH đối tác có thể
cung cấp CDD phù hợp theo yêu cầu cho NH đại lý.
● Các ĐCTC1 phải bị ngăn cấm tham gia vào/ tiếp tục quan hệ đại lý với các NH
vỏ bọc2. Các ĐCTC phải bị yêu cầu cam kết rằng các tổ chức đối tác không cho
phép các tài khoản của họ bị lạm dụng bởi các NH vỏ bọc.
● Dịch vụ chuyển tiền: Quốc gia cần phải tiến hành các biện pháp nhằm đảm bảo
các ngân hàng cung cấp dịch vụ chuyển tiền phải được đăng ký hoặc cấp phép
và là đối tượng của những hệ thống giám sát hiệu quả và đảm bảo tuân thủ các
biện pháp phù hợp mà các Khuyến nghị của FATF yêu cầu. Các quốc gia cũng
cần phải hành động để xác định các NH thực hiện dịch vụ CTQT mà khơng có
giấy phép/ chưa đăng ký để áp dụng các hình phạt thích hợp.
1 Định chế tài chính là cơ quan chính phủ hoặc tổ chức do tư nhân sở hữu huy động vốn từ công chúng, và từ
những định chế khác, và đầu tư vốn này vào những tài sản tài chính, như các khoản vay, chứng khoán, tiền gửi
ngân hàng, và tài sản tạo thu nhập.

2 Ngân hàng vỏ bọc là ngân hàng khơng có trụ sở hữu hình, khơng chịu sự quản lý, giám sát của bất cứ một cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia, vùng lãnh thổ nào.

20


● Chuyển tiền điện tử
○ Các ĐCTC chính phải đưa thơng tin chính xác về người đầu tiên phát
lệnh chuyển tiền, thông tin về người thụ hưởng trong các điện chuyển
tiền và các điện liên quan. Các thông tin này phải được lưu giữ cùng lệnh

chuyển tiền hay thông báo liên quan trong suốt chuỗi thanh toán.
○ Các ĐCTC kiểm soát các điện chuyển tiền để phát hiện ra những điện
thiếu thông tin về người đầu tiên phát lệnh chuyển tiền và/hoặc thông tin
về người thụ hưởng được yêu cầu và thực hiện các biện pháp thích hợp.

Các ĐCTC phải thực hiện phong tỏa việc thực hiện các giao dịch với các cá nhân và tổ
chức được chỉ định theo nghĩa vụ được nêu tại các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc như Nghị quyết 1267 (1999), các Nghị quyết kế thừa và Nghị quyết
1373 (2001) liên quan đến chống khủng bố và tài trợ khủng bố.

Chương 5. Hai trường hợp về cấm vận và rửa tiền trong CTQT
tại NHTM
4.2.1. Hành vi rửa tiền của Trần Duy Tùng - Tập đoàn An Phú
4.2.1.1. Các bên liên quan
● Tập đoàn An Phú
○ Trần Duy Tùng - Tổng Giám đốc Tập đồn An Phú - Con trai ơng Trần
Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV)
○ Trần Anh Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Phú - Cháu ông Trần
Bắc Hà
○ Thái Thành Vinh - Bạn của Trần Duy Tùng
21


×