Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHI TIẾT PHẦN MỀM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VIETMAP XM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 53 trang )

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHI TIẾT PHẦN MỀM THÀNH
LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VIETMAP XM
(cập nhật ngày 16-3-2012)
MỤC LỤC
1. Giới thiệu phần mềm........................................................................................................................2
2. Hướng dẫn cài đặt............................................................................................................................2
2.1 Những chú ý khi cài đặt VietMap XM.......................................................................................2
2.2 Hướng dẫn thiết lập menu tiếng việt cho phần mềm Vietmap xm trên Windows XP................3
2.3 Chú ý khi chạy bản dùng thử (bản demo)..................................................................................5
3. Hướng dẫn sử dụng các chức năng trong menu Bản đồ...................................................................5
3.1. Tạo file bản đồ mới theo VN2000.............................................................................................5
3.2 Nhập số liệu đo...........................................................................................................................5
3.2.1 Triển điểm đo chi tiết...........................................................................................................5
a) Triển điểm chi tiết đo góc cạnh lên bản vẽ...........................................................................6
b)Triển điểm chi tiết file đo toạ độ lên bản vẽ.......................................................................12
c)Giới thiệu một số tiện ích khác trong chức năng triển điểm đo chi tiết..............................12
3.2.2 Tìm số hiệu điểm mia, điểm khống chế............................................................................15
3.2.3 Đưa bản vẽ từ toạ độ đo giả định về toạ độ thật................................................................15
b)Bỏ loạt điểm mia sai............................................................................................................16
b)Nối lại loạt điểm mia sai.....................................................................................................16
3.3 Tạo topology.............................................................................................................................17
3.4 Gán thơng tin địa chính ban đầu...............................................................................................17
3.4.1 Nhập thông tin ban đầu.....................................................................................................17
a) Nhập thông tin thửa đất vào cell thông tin.........................................................................17
b) Gán cell thông tin vào cơ sở dữ liệu..................................................................................18
c) Cập nhật dữ liệu thửa đất vào cell thơng tin.......................................................................19
d) Sửa tag................................................................................................................................19
e) Convert Tag sang Text........................................................................................................20
g) Xố cell thơng tin thửa.......................................................................................................20
3.5 Bản đồ địa chính.......................................................................................................................20
3.5.1 Tạo dữ liệu hình thửa.........................................................................................................20


3.5.2 Tạo hồ sơ thửa đất.............................................................................................................21
a) Giới thiệu chức năng của giao diện “Tạo hồ sơ kỹ thuật”.................................................21
b) Giới thiệu giao diện “Lựa chọn thông số xuất hồ sơ kỹ thuật”..........................................23
c) Hướng dẫn cách chạy hồ sơ thửa đất có vẽ mương đường................................................32
d) Hướng dẫn chạy hồ sơ thửa đất hiện cạnh ở những cạnh giao với đường qui hoạch........34
e) Hướng dẫn cách chạy hồ sơ thửa đất vẽ được đường qui hoạch chạy qua thửa................34
f) Hướng dẫn chạy một mẫu hồ sơ kỹ thuật cụ thể................................................................34
g) Hướng dẫn chạy hồ sơ thửa đất theo thơn xóm, theo mục đích sử dụng đất.....................34
h) Hướng dẫn cách chạy hồ sơ thửa đất ghép nhiều tờ bản đồ...............................................38
i) Hướng dẫn chạy hồ sơ kỹ thuật giải toả.............................................................................40
j) Thêm mẫu hồ sơ thửa đất mới, sửa mẫu hồ sơ theo qui định của từng địa phương...........43
3.6 Xử lý bản đồ.............................................................................................................................43
3.6.1 Vẽ nhãn thửa......................................................................................................................43
a) Vẽ từng thửa.......................................................................................................................44
3.7 Chuyển Famis 2.0.....................................................................................................................44
3.7.1 Convert bản vẽ sang MicroStation V7..............................................................................44
3.7.2 Gán dữ liệu thửa đất sang file Pol.....................................................................................46
3.7.3 So sánh CSDL VietMapxm với Txt Famis........................................................................47
4. Hướng dẫn sử dụng các chức năng chính trong menu Tiện ích.....................................................47
4.1 Tính diện tích qui hoạch...........................................................................................................47
Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

1


4.2 Tính diện tích mượn tạm..........................................................................................................50
4.3 Tách thửa theo diện tích cho trước...........................................................................................51
4.4 Liên kết đoạn thẳng (dùng sau khi chạy tự động tìm, sửa lỗi).................................................52
4.5 Biên tập những đối tượng cùng thuộc tính...............................................................................53
1. Giới thiệu phần mềm

VietMap XM là phần mềm thành lập bản đồ địa chính trong mơi trường MicroStation V8
XM, MicroStation V8i, là các môi trường đồ hoạ mới nhất hiện nay của hãng Bentley. Phần mềm
ra đời với mục đích làm đơn giản hố, tự động hố các khâu trong thành lập bản đồ địa chính,
góp phần tăng năng suất lao động một cách tối đa.
Một số ưu điểm của phần mềm:
- Tốc độ xử lý nhanh
- Kết xuất dữ liệu chính xác, khơng phải biên tập nhiều
- Lấy được dữ liệu từ các phần mềm khác như Famis, Emap, định dạng Excel do người dùng
chọn
- Các chức năng của phần mềm có tính mở, có thể sửa chữa để phù hợp với nhu cầu công việc.
- Có các chức năng cập nhật dữ liệu đồ hoạ khi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu thay đổi.
- Có nhiều tiện ích kiểm tra tính chính xác của dữ liệu, không phải kiểm tra thủ công.
- Chuyển định dạng Famis chính xác, tự động với tất cả các file trong thư mục.
Để biết thêm chi tiết về phần mềm xin liên hệ với Dương Anh Toàn theo số điện thoại
0984.551.399 hoặc email:
2. Hướng dẫn cài đặt
2.1 Những chú ý khi cài đặt VietMap XM
Các gói cài đặt cần thiết để VietMap XM có thể chạy được:
1. MicroStation V8 XM hoặc MicroStation V8i (có thể cài cả 2 theo thứ tự V8XM-> V8i)
2. Microsoft .Net framework 2.0 (phần này đã có sẵn nếu cài MicroStation V8 XM hay V8i,
nên không cần cài).
Như vậy khi cài VietMap, ta chỉ cần cài MicroStation V8 XM hoặc V8i (hoặc cả 2), sau đó cài
VietMap.
Trước khi cài VietMap XM phiên bản mới hơn ta phải gỡ bỏ bản cũ trước đó (Start / Settings /
Control Panel / Add or Remove Programs)
Chú ý trước khi cài đặt phần mềm: Nếu máy đã cài .Net framework 3.5 (thường cài kèm theo
ViLIS 2.0) thì ta phải gỡ nó đi trước (gỡ lần lượt từ .Net framework 3.5, rồi đến .Net framework
3.0, .Net framework 2.0) sau đó mới cài MicroStation V8 XM và VietMap XM. Sau khi cài đặt
xong ta cài lại .Net framework 3.5 để các phần mềm khác phụ thuộc vào nó có thể chạy bình
thường.

Chú ý VietMap XM thường hay bị lỗi do .Net framework cài trong máy không phù hợp hay bị
lỗi, vì vậy nên khi phát sinh một lỗi phần mềm mà lỗi này ở máy khác khơng có thì ta phải gỡ bỏ
.Net framework và cài lại .Net framework 2.0. Nếu cài lại mới hệ điều hành Windows thì ta ưu
tiên cài MicroStation V8 XM (hoặc V8i) và VietMap XM trước, sau đó cài đặt các phần mềm
khác. Việc cài ưu tiên này sẽ giúp VietMap XM tránh những lỗi khơng đáng có do .Net
framework gây ra.
2.2 Hướng dẫn thiết lập menu tiếng việt cho phần mềm Vietmap xm trên Windows XP
Từ màn hình desktop, bấm chuột phải, chọn Properties (hoặc Persionalize ở một số máy) , hiện
ra cửa sổ “Display Properties” như sau:
Công ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

2


Hình 53
Bấm chọn Advanced sẽ hiện ra giao diện như sau:

Hình 54
Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

3


Bấm chọn vào vị trí menu như hình 54 hoặc chọn Menu trong mục Item, sau đó chọn Font là
VK Sans Serif.
Với các Item như Inactive Window, Active Window, Message Box, Message Text ta chọn font
là Tahoma hoặc Segoe UI (tuỳ thuộc vào một số máy).

Hình 55: chọn font cho Message Box
Sau khi chọn xong cho tất cả các mục ta nhấn nút “OK”, tiếp tục nhấn “Apply” / OK.

Nếu menu của VietMap XM vẫn không hiện được tiếng Việt khi cài đặt như trên thì ta cài bộ gõ
tiếng Việt VietKey để lấy font “VK Sans Serif” chuẩn. Sau đó ta thiết lập lại font chữ từ đầu
như hướng dẫn ở phần trên.
2.3 Chú ý khi chạy bản dùng thử (bản demo)
Khi chạy bản demo, người dùng vui lòng đọc file C:\VietMapXM\Demo\HDChayDemo.doc
Bản dùng thử (bản demo) chỉ chạy được với những file trong thư mục demo.
Khi chạy bản demo, một số tiện ích nâng cao có thể khơng chạy mà không xuất hiện bất kỳ một
thông báo lỗi nào.
3. Hướng dẫn sử dụng các chức năng trong menu Bản đồ
3.1. Tạo file bản đồ mới theo VN2000
Chức năng cho phép người dùng tạo một file bản đồ mới (seed file mới) phù hợp với tỉnh thành
đang tiến hành đo đạc. Chức năng này sẽ tạo ra seed file 1000 và có kinh tuyến trục theo tỉnh
(thành phố) mà người dùng đã chọn.
Thao tác thực hiện:
Từ menu trên MicroStation V8 XM (V8i), ta vào menu Bản đồ / Tạo mới seed file theo VN
2000…, sẽ hiện ra giao diện như sau:

Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

4


Hình 1.1.1: Tạo seed file bản đồ phù hợp với từng tỉnh thành
Các thao tác trên giao diện:
1- Chọn tỉnh thành phố nơi đang tiến hành thành lập bản đồ địa chính.
2- Bấm “Tạo file .dgn mới”.
3- Hiện ra bảng “Tạo seed file cho tỉnh (TP):”, ta nhập tên file trong ô “File Name”, chọn
đường dẫn để lưu file, sau đó nhấn nút “Open”, chương trình sẽ tạo và mở seed file tương
ứng với các thông số mà ta đã lựa chọn ở trên.
Như vậy thay vì phải dùng MGE để tạo seed file trên MicroStation SE, chúng ta dùng chức năng

trên để tạo seed file phù hợp với tỉnh thành đang thành lập bản đồ địa chính.
3.2 Nhập số liệu đo
Các chức năng trong phần này cho phép người dùng bắn điểm chi tiết lên bản vẽ, xử lý số liệu đo
chi tiết, đưa mảng bản vẽ của toàn xã từ toạ độ giả định về toạ độ thực. Số liệu đo chi tiết có thể
là số liệu nhập tay hoặc số liệu đo đạc từ máy toàn đạc điện tử.
3.2.1 Triển điểm đo chi tiết
Các chức năng chính trong phần này là:
1. Triển điểm chi tiết đo góc cạnh lên bản vẽ
2. Triển điểm chi tiết file đo toạ độ lên bản vẽ
3. Giới thiệu một số tiện ích khác:
o Đánh số hiệu điểm mia: Đánh lại số hiệu điểm mia trong trường hợp các điểm
mia trùng nhau trong mảng bản vẽ (cần thiết cho việc nối lại bản vẽ ở bản vẽ giả
định)
o Quét điểm gốc đã triển điểm trên bản vẽ (các điểm gốc, các cọc phụ đã bắn lên
bản vẽ)
o Đổi tên trạm máy (Đổi trạm)
o Trừ góc (trừ đi hoặc cộng thêm vào giá trị của góc bằng hay góc đứng một giá trị
góc xác định)
o Hiện danh sách trạm đo, cọc phụ: (hiện thông tin các trạm máy, các cọc phụ để dễ
dàng kiểm tra số liệu đo chi tiết)
o Danh sách khống chế: khi sử dụng tiện ích này, chương trình sẽ đưa ra những
điểm gốc cần thiết cho việc triển điểm
o Các tuỳ chọn cho định dạng tệp . ASC
o Xử lý độ cao trong đo chi tiết góc cạnh
a) Triển điểm chi tiết đo góc cạnh lên bản vẽ
Khi đo đạc ở ngoài thực địa bằng máy toàn đạc điện tử và tiến hành trút dữ liệu đo vào máy tính
ta được các file số liệu đo. Chức năng này cho phép ta bắn các điểm chi tiết đó lên bản vẽ để tiến
hành nối giữa các điểm thành các đường line, linestring ranh thửa, mương, đường... Để có thể
triển điểm lên bản vẽ (bắn điểm) ta cần phải có file số liệu đo, số liệu toạ độ các điểm gốc.
Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt


5


Thao tác thực hiện:
Từ menu trên MicroStation V8 XM (V8i), ta vào menu Bản đồ / Nhập số liệu đo/ Triển điểm đo
chi tiết , sẽ hiện ra giao diện như sau:

Hình 2: Nhập file số liệu đo trút ra từ máy tồn đạc điện tử

Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

6


Hình 3: Nhập toạ độ các điểm gốc, làm cơ sở để triển điểm đo chi tiết

Công ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

7


Hình 4: Thiết lập thơng số triển điểm chi tiết

Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

8


Hình 5: Hiển thị điểm chi tiết lên bản vẽ


Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

9


Hình 6: Kết quả triển điểm đo chi tiết
Thao tác chi tiết để triển điểm đo chi tiết góc cạnh từ máy tồn đạc lên bản vẽ:
(Xem trên các hình 2 đến hình 6 ở phía trên)
1. Bấm vào Tab “3-Nhập số liệu đo” bấm “Mở file sl đo”, sẽ hiện ra giao diện như sau:

Công ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

10


Trong phần “Files of type” ta chọn kiểu số liệu đo của máy toàn đạc điện tử (hoặc file chép tay,
file .asc), sau đó tìm đến thư mục chứa file và nhấn nút “Open”, số liệu đo sẽ được hiện lên trong
bảng như Hình 2.
Khi triển điểm nếu góc qui “0” mà khơng hồn tồn bằng 0, ta cứ để mặc như vậy chương trình
sẽ tự động trừ đi phần góc đó.
Để triển điểm được nhiều file cùng lúc ta ta thể chọn nhiều file trong bảng mở file (bằng cách
dùng chuột kết hợp với phím Ctrl hoặc Shift hoặc đơn giản là bao vùng chọn file bằng con trỏ
chuột).
Chú ý về định dạng file số liệu đo:
Trong file số liệu đo, nếu chương trình bắt gặp các điểm chi tiết có số hiệu khơng phải là số (ví
dụ như T215) thì “Mã điểm” sẽ được tự động đặt là “CP” (tức là cọc phụ).
Khi đo đạc ngoài thực địa bằng máy tồn đạc điện tử, người dùng có 2 cách để đặt cọc phụ:
Cách 1: Đặt tên số hiệu điểm mia là ký tự (ví dụ T200, KV1-04), khi mở file số liệu đo (như hình
2) chương trình sẽ ngầm hiểu đây là cọc phụ và tự động thêm “Mã điểm” là “CP”. Như vậy có

nghĩa là khi đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử ngoài thực địa, người dùng chỉ cần đặt tên cọc
phụ không phải là số mà không cần đặt “Code” (Mã điểm) là “CP”.
Cách 2: Khi đo điểm cọc phụ ta đặt tên điểm cọc phụ trong phần “Code”, số thứ tự của cọc phụ
ta không cần thay đổi. Như vậy số hiệu điểm mia sẽ vẫn tăng liên tục mà không cần đặt lại số
thứ tự điểm mia. (nên dùng cách này).
2. Chuyển sang Tab “Số liệu gốc” để mở file số liệu gốc. Nếu khơng có file số liệu gốc thì ta có
thể nhập trực tiếp vào bảng “Số liệu gốc” bằng các chức năng của các nút lệnh “Chèn”,
“Thêm”, “Xoá”. Khi bấm vào nút lệnh “Mở file” sẽ hiện lên bảng sau:

Hình 8: Mở file số liệu gốc
Màn hình mở file số liệu gốc cho phép người dùng mở nhiều file chứa toạ độ với nhiều tuỳ chọn
khác nhau cho các cột. Để mở các định dạng file có thứ tự các cột khác nhau, ta sửa các cột trong
phần “Định dạng thứ tự các cột của tệp toạ độ điểm” và chọn “Dấu phân cách giữa các
Công ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

11


trường” cho phù hợp. Dấu phân cách trong các trường thường gặp là các dấu tab, dấu cách, cũng
có thể là dấu phảy. Tuỳ vào dấu phân cách trong file thế nào mà ta chọn cho phù hợp. Trong
bảng “Đọc file toạ độ điểm” ở trên đã đặt mặc định các tuỳ chọn thường gặp.
Sau khi tuỳ chọn xong, người dùng bấm vào mở file trong phần “Tệp toạ độ” bằng cách nhấn
vào nút lệnh được đánh dấu màu đỏ ở trên, sau đó bấm “Nhận” để nhập file số liệu gốc vào bảng
“2-Nhập số liệu gốc” như hình 3.
Chú ý: Nếu trên bản vẽ đã có những điểm toạ độ gốc, điểm cọc phụ mà ta cần thì ta có thể bấm
vào nút “Quét điểm”. Khi bấm vào nút này các điểm khống chế trên bản vẽ sẽ tự động load vào
bảng số liệu gốc. Trong trường hợp này, để phát hiện xem cịn thiếu điểm gốc nào thì ta chuyển
sang tab “3-Nhập số liệu đo” và bấm vào nút lệnh “Danh sách KC”, khi này các điểm còn thiếu
sẽ hiện lên trong bảng “2-Nhập số liệu gốc” với toạ độ x,y,h là 0,0,0 và ta chỉ cần nhập thêm cho
những điểm đó.

3. Sau khi nhập xong số liệu gốc ta quay sang tab “3-Nhập số liệu đo” để tính toạ độ cho các
điểm chi tiết trong bảng “3-Nhập số liệu đo”. Để tính ta nhấn chuột vào nút lệnh “Tính toạ
độ”, khi đó màn hình sẽ tự động chuyển sang tab “Triển điểm toạ độ XYH” (Hình 5 ở trên).
Và đây chính là toạ độ kết quả mà ta cần.
4. Bước cuối cùng để đưa điểm ra màn hình (bắn điểm ra màn hình) là từ bảng “Triển điểm toạ
độ XYH” ta nhấn chuột vào nút lệnh “Hiển thị điểm chi tiết lên bản vẽ”. Và như vậy các
điểm chi tiết và các điểm khống chế cần thiết sẽ được vẽ lên màn hình (như hình 6 ở phía
trên)
Như vậy để triển điểm chi tiết đo góc cạnh bằng máy toàn đạc hoặc file chép tay ta thực hiện
theo 4 bước ở trên.
b)Triển điểm chi tiết file đo toạ độ lên bản vẽ
Thao tác chi tiết để triển điểm từ file toạ độ lên màn hình: (bắn điểm từ file toạ độ):
(Để triển điểm từ file toạ độ ta vẫn dùng chức năng “Triển điểm đo chi tiết” ở trên.)
Từ menu trên MicroStation V8 XM (V8i), ta vào menu Bản đồ / Nhập số liệu đo/ Triển điểm đo
chi tiết, sau đó ta vào tab “Triển điểm toạ độ XYH” như Hình 5. Từ màn hình “Triển điểm toạ độ
XYH” ta bấm vào nút lệnh “Mở file” để mở file toạ độ cần bắn điểm lên màn hình, sau đó bấm
vào “Hiển thị điểm chi tiết lên bản vẽ”. Vậy là ta đã hoàn thành việc triển điểm chi tiết từ file toạ
độ lên bản vẽ.
Chú ý: Để triển điểm được nhiều file cùng lúc ta ta thể chọn nhiều file trong bảng mở file (bằng
cách dùng chuột kết hợp với phím Ctrl hoặc Shift hoặc đơn giản là bao vùng chọn file bằng con
trỏ chuột).
c)Giới thiệu một số tiện ích khác trong chức năng triển điểm đo chi tiết
o Đánh số hiệu điểm mia: Đánh lại số hiệu điểm mia trong trường hợp các điểm mia trùng
nhau trong mảng bản vẽ (cần thiết cho việc nối lại bản vẽ ở bản vẽ giả định)
Trong bảng “Triển điểm đo chi tiết” ta chọn tab “3-Nhập số liệu đo”, sau đó nhấn chuột vào nút
lệnh “Đánh số hiệu mia” sẽ hiện ra giao diện như hình 9 ở phía dưới.
Thao tác trên giao diện:
1. Số hiệu điểm bắt đầu: Nhập vào số hiệu điểm bắt đầu.
2. Chọn một trong hai tuỳ chọn:
- Đánh tất cả các dong: Sẽ đánh số lại cho tất cả các điểm mia trong bảng “3-Nhập số

liệu đo”
- Chỉ đánh những dòng được chọn: Chỉ đánh các dòng được chọn bằng cách kết hợp
giữa chuột với phím shift hoặc phím Ctrl.
3. Bấm vào thực hiện để đánh lại số hiệu điểm mia.

Công ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

12


Hình 9: Đánh số hiệu điểm mia
o Quét điểm gốc đã triển điểm trên bản vẽ (các điểm gốc, các cọc phụ đã bắn lên bản vẽ)
Trong bảng “Triển điểm đo chi tiết” ta chọn tab “2-Nhập số liệu gốc”, sau đó nhấn chuột vào nút
lệnh “Quét điểm”. Chức năng quét điểm là cách để nhập nhanh toạ độ các điểm khống chế từ
màn hình (các điểm khống chế đã được vẽ lên màn hình). Ta dùng chức năng này kết hợp với
chức năng hiện danh sách điểm khống chế (“Danh sách KC”) trong bảng “3-Nhập số liệu đo” để
nhập các điểm số liệu gốc.
o Đổi tên trạm máy (Đổi trạm):
Khi ta cần đổi tên các trạm máy hiện có trong bảng “2-Nhập số liệu đo” thành tên khác. Chức
năng này tương đương với khi ta dùng “Replace...” trong NotePad.
o Trừ góc (trừ đi hoặc cộng thêm vào giá trị của góc bằng hay góc đứng một giá trị góc xác
định):
Khi đo đạc ngồi thực địa mà qn khơng qui “0”, khi đó giá trị góc mở đầu thường > 0 rất
nhiều, trong trường hợp này ta dùng tiện ích “Trừ góc”.
Thao tác chi tiết với giao diện:

Hình 10: Trừ góc bằng hoặc góc đứng trong file số liệu đo góc cạnh
Chọn các dịng trên bảng “2-Nhập số liệu đo” bằng cách dùng con trỏ chuột kết hợp với giữ
phím shift hoặc Ctrl.
Nhấn vào nút lệnh trừ góc sẽ hiện lên giao diện như hình 10

1. Chọn góc cần trừ là góc bằng hay góc đứng, chọn phép tốn là cộng góc
hay trừ góc
Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Toàn Việt

13


2. Nhập góc cần trừ hay cần cộng vào, góc có định dạng là Phần độ + dấu
chấm + 2 số phần phút + 2 số phần giây. (vd: 15.2530 có nghĩa là 15 độ,
25 phút, 30 giây)
3. Nhấn chuột vào nút “Thực hiện” để trừ góc hay cộng góc.
o Hiện danh sách trạm đo, cọc phụ: (hiện thông tin các trạm máy, các cọc phụ để dễ dàng kiểm
tra số liệu đo chi tiết)
Chức năng này giúp ta liệt kê tất cả các trạm máy, cọc phụ có trong bảng “2-Nhập số liệu đo”, ta
có thể chọn trạm máy hay cọc phụ sau đó bấm vào nút lệnh “Tìm đến” để nhảy tới vị trí trạm
máy hay cọc phụ mong muốn.
Thao tác với giao diện:

o Danh sách khống chế: khi sử dụng tiện ích này, chương trình sẽ đưa ra những điểm gốc cần
thiết cho việc triển điểm

Hình 12: Các điểm khống chế cần thiết cho việc triển điểm file số liệu đo góc cạnh.
Sau khi hiện ra bảng trên ta nhập toạ độ X,Y,H cho các điểm trên.
o Các tuỳ chọn cho định dạng tệp . ASC:
Nếu số liệu đo của ta thuộc định dạng .asc của Famis thì ta dùng các tuỳ chọn này. VietMap XM
cung cấp nhiều định dạng cho file .asc. Từ bảng “Triển điểm đo chi tiết” ta vào tab “Đặt thông số
để thấy được phần này.
Giao diện như sau:

Công ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt


14


o Xử lý độ cao trong đo chi tiết góc cạnh:
Khi cần tính tốn độ cao cho điểm đo chi tiết ta chọn tuỳ chọn này
Từ bảng “Triển điểm đo chi tiết” ta vào tab “Đặt thông số” để thấy được phần này. Giao diện như
sau:

3.2.2 Tìm số hiệu điểm mia, điểm khống chế

3.2.3 Đưa bản vẽ từ toạ độ đo giả định về toạ độ thật
Khi đo đạc ngoài thực địa nếu chưa có điểm khống chế đo vẽ để đo chi tiết ta có thể giả định toạ độ
để đo, sau đó nối lên bản vẽ bình thường. Các chức năng trong phần này cho phép người dùng lấy
thơng tin các đường ranh thửa, mương, đường sau đó nối lại ở toạ độ thực (toạ độ thực là toạ độ
được triển điểm lại dựa vào toạ độ chuẩn của các điểm khống chế đo vẽ). Ta cũng có thể sử dụng
chức năng này để nối lại những trạm máy triển điểm sai do nhập nhầm điểm định hướng.
Các chức năng chính trong phần này là:
Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

15


-

Bỏ loạt điểm mia sai
Nối lại loạt điểm mia sai

b)Bỏ loạt điểm mia sai
Chức năng dùng để xoá các điểm mia sai trên bản vẽ, đồng thời lấy thông tin các đường Line,

LineString, Shape nối giữa các đường này.
Thao tác thực hiện:
Để vào chức năng này, ta vào menu Bản đồ / Triển điểm đo chi tiết / Bỏ loạt điểm mia sai , sẽ
hiện ra giao diện như sau:

Hình 16: Bỏ loạt điểm mia sai
1. Chọn xoá từ điểm mia nào đến điểm nào, nếu bấm chuột vào nút lệnh có hình dấu “?” thì
chương trình sẽ tự động lấy giá trị “Xoá từ điểm” bằng điểm mia nhỏ nhất, “Đến điểm” bằng
điểm mia có số hiệu lớn nhất. Nếu chọn “Xử lý trong fence” thì ta khơng cần nhập như ở
trên.
2. Nhập “Bán kính qt”, là vịng trịn có bán kính tính từ điểm mia, giá trị này ảnh hưởng tới
việc quét các đường Line, LineString, Shape xung quanh điểm mia. Sai số nhận dạng toạ độ
là sai số giữa toạ độ điểm mia với toạ độ điểm đỉnh của Line, LinString, Shape nối với điểm
mia đó.
3. Bấm vào thực hiện để bắt đầu quá trình. Khi chạy xong sẽ tạo ra file “NoiLaiDiemMia.noi”,
đây là file chứa các thông tin nối điểm. Bước tiếp theo ta dùng tiện ích “Nối lại loạt mia sai”
để nối lại bản vẽ ở toạ độ thực.
b)Nối lại loạt điểm mia sai
Tiện ích sẽ sử dụng dữ liệu trong file “NoiLaiDiemMia.noi” để tiến hành nối lại bản vẽ. Trước
khi sử dụng tiện ích này ta phải chắc chắn rằng toạ độ các điểm mia trên bản vẽ đã được triển
điểm lại theo toạ độ đúng (tức là toạ độ các điểm gốc đã lấy theo các điểm khống chế đo vẽ đã
được bình sai hoặc đo GPS).
Thao tác thực hiện:
Để vào chức năng này, ta vào menu Bản đồ / Triển điểm đo chi tiết / Nối lại loạt điểm mia sai , sẽ
hiện ra giao diện như sau:

Công ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

16



Hình 17: Nối lại loạt điểm mia sai
1. Trước hết ta chọn tỷ lệ bản vẽ theo tỷ lệ bản đồ đang tiến hành đo đạc, tỷ lệ bản vẽ sẽ ảnh
hưởng đến việc vẽ lại các cell ký hiệu, các đường địa giới.
2. Sau đó ta chỉ cần bấm vào nút lệnh “Nối lại” và chờ đến khi thực hiện xong.
Như vậy ta đã có được bản vẽ được nối lại chính xác ở toạ độ thật.
3.3 Tạo topology
3.4 Gán thơng tin địa chính ban đầu
3.4.1 Nhập thơng tin ban đầu
Các chức năng trong phần này dùng để nhập thông tin cho thửa đất (tên chủ, địa chỉ, xứ đồng,
loại đất, mục đích sử dụng, trạng thái rừng, diện tích thổ cư, diện tích thu hồi, số hiệu khu, số
hiệu khoảnh, tên vợ chồng, số hiệu thửa, thửa tạm, ghi chú) sau đó gán vào cơ sở dữ liệu bản đồ
(gán vào file .mdb).
Các thơng tin nhập này có thể nhập ở cùng 1 lớp, cùng 1 màu mà vẫn có thể gán vào cơ sở dữ
liệu bản đồ. Cách nhập thơng tin thửa này có thể thay thế cho cách nhập bằng tiện ích Place Text
truyền thống.
a) Nhập thông tin thửa đất vào cell thông tin
Khi nhập thông tin thửa bằng tiện ích này ta bấm vào phía trong thửa, sẽ tạo ra 1 cell dấu chấm
(gọi là cell thông tin), tạo ra cùng với cell thông tin là thông tin ta nhập vào. Sau khi nhập xong
ta có thể di chuyển thơng tin thửa (tên chủ, mục đích sử dụng...) ra ngồi thửa, chương trình vẫn
có thể gán được, chỉ cần đảm bảo cell thông tin (dấu chấm) ln ở trong thửa. (Hình 61)
Chức năng có thể nhập khi chưa tạo topology, tức là khi mới nối xong thửa có thể dùng các chức
năng này để ghi chú thửa.

Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

17


Hình 61

Thao tác thực hiện:
Để vào chức năng này, ta vào menu Bản đồ / Gán thơng tin địa chính ban đầu/ Nhập thơng tin địa
chính ban đầu / Nhập thông tin thửa đất vào cell thông tin , sẽ hiện ra giao diện như sau:

Hình 62: Giao diện nhập thông tin thửa đất ban đầu
Trong mục “Thông tin nhập là:” ta chọn loại dữ liệu cần nhập, có thể là tên chủ, mục đích sử
dụng, xứ đồng...
Có thể chọn lại các mục như “Lớp”, “Màu”, “Font chữ”, “Cỡ chữ” hoặc để theo mặc định
Thao tác chi tiết với giao diện:
1. Nhập thơng tin vào ơ nhập ở phía dưới, ở trên hình 62 ta nhập vào ơ nhập tên chủ
2. Sau khi nhập xong ta đặt text vào bên trong thửa, có thể đặt bất kỳ chỗ nào trong thửa. Nếu
muốn quay nghiêng text ta bấm vào “chọn cạnh” hoặc “2 điểm”.
- “Chọn cạnh” là bấm chọn vào cạnh thửa để lấy góc nghiêng cho text
- “2 điểm” là lấy góc nghiêng cho text bằng cách chọn 2 điểm
3. Bấm đặt vào trong thửa. Sau khi bấm đặt text vào trong thửa, sẽ đồng thời tạo ra 1 dấu chấm
(ta chú ý ln giữ dấu chấm này ở phía trong thửa, cịn text ghi chú có thể di chuyển đi bất kỳ
đâu)
Với tiện ích này, khi nhập thơng tin thửa ta chỉ cần giữ dấu chấm luôn ở trong thửa (cell thơng
tin), text ghi chú có thể di chuyển ra ngồi khỏi thửa chương trình vẫn gán được chính xác.
b) Gán cell thông tin vào cơ sở dữ liệu
Tiện ích ở trên chỉ có tác dụng nhập dữ liệu hiển thị lên màn hình. Để gán dữ liệu vào cơ sở dữ
liệu ta dùng chức năng “Gán cell thông tin vào cơ sở dữ liệu” (tiện ích này tương đương với
“Gán thông tin từ nhãn”). Để gán được ta phải tạo topology trước (tạo vùng).
Để vào chức năng này, ta vào menu Bản đồ / Gán thông tin địa chính ban đầu/ Nhập thơng tin địa
chính ban đầu / Gán cell thông tin vào cơ sở dữ liệu , sẽ hiện ra giao diện như sau:

Hình 63
Thao tác thực hiện
Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt


18


1. Chọn trường cần gán: chọn là tên chủ, mục đích sử dụng... tuỳ thuộc vào dữ liệu mà ta đã
nhập.
2. Bấm vào nút “Gán” và chờ đến khi thực hiện xong.
Sau khi gán xong ta mở cơ sở dữ liệu bản đồ (Bản đồ / Gán thông tin địa chính ban đầu / Sửa
bảng nhãn thửa) ta sẽ thấy dữ liệu vừa gán hiện lên trên đó.
c) Cập nhật dữ liệu thửa đất vào cell thông tin
Dữ liệu thửa đất đã nhập ở phần a, gán vào cơ sở dữ liệu ở phần b ở trên, dữ liệu có thể được
dùng làm ghi chú trên bản đồ (ví dụ như ghi chú tên chủ của thửa đất), khi dữ liệu trong cơ sở dữ
liệu thay đổi (ví dụ như tên chủ trong cơ sở dữ liệu thay đổi), thường thì ta phải sửa tên chủ trên
màn hình bằng cách sửa thủ công. Chức năng này sẽ giúp người dùng sửa các dữ liệu ghi chú
trên màn hình tự động theo thông tin trong cơ sở dữ liệu.
Để vào chức năng này, ta vào menu Bản đồ / Gán thông tin địa chính ban đầu/ Nhập thơng tin địa
chính ban đầu / Cập nhật dữ liệu thửa đất vào cell thơng tin , sẽ hiện ra giao diện như sau:

Hình 64
Thao tác thực hiện:
1. Chọn trường cập nhật (chính là dữ liệu mà ta đã nhập bằng tiện ích “Nhập thông tin thửa đất
vào cell thông tin”
2. Bấm vào “Cập nhật”
Nếu người dùng muốn vẽ mới cho những thửa chưa có cell thơng tin thì ta bấm chọn “Nếu thửa
khơng có cell thơng tin thì vẽ mới”. Có thể dùng tuỳ chọn này để vẽ nhãn qui chủ (trong trường
hợp khơng nhập dữ liệu bằng tiện ích nhập cell thơng tin).
d) Sửa tag
Các text ghi chú tạo ra bằng tiện ích “Nhập thông tin thửa đất vào cell thông tin” không phải là
đối tượng Text mà là Tag, vậy nên ta không thể sửa được theo cách thông thường là dùng “Edit
Text” như ta vẫn thường làm, mà phải dùng tiện ích “Sửa tag” để sửa và cập nhật lại.
Để vào chức năng này, ta vào menu Bản đồ / Gán thơng tin địa chính ban đầu/ Nhập thơng tin địa

chính ban đầu / Sửa tag

Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

19


e) Convert Tag sang Text
Khi muốn convert các text ghi chú tạo ra bằng tiện ích “Nhập thơng tin thửa đất vào cell thông
tin” sang dạng đối tượng Text (đối tượng có thể sửa được bằng cơng cụ Edit Text của
MicroStation) ta dùng tiện ích này.
Để vào chức năng này, ta vào menu Bản đồ / Gán thông tin địa chính ban đầu/ Nhập thơng tin địa
chính ban đầu / Convert Tag sang Text
g) Xố cell thơng tin thửa
Khi muốn xố nhanh các cell thơng tin thửa cùng với dữ liệu hiển thị trên màn hình đã nhập
bằng tiện ích “Nhập thơng tin thửa đất vào cell thơng tin” thì ta dùng tiện ích “Xố cell thơng tin
thửa”. (ta cũng có thể xố bằng những cách truyền thống)
Để vào chức năng này, ta vào menu Bản đồ / Gán thông tin địa chính ban đầu/ Nhập thơng tin địa
chính ban đầu / Xố cell thơng tin thửa , sẽ hiện ra giao diện như sau:

Hình 65
3.5 Bản đồ địa chính
Các chức năng chính sẽ được giới thiệu trong phần này là:
- Tạo dữ liệu hình thửa
- Tạo hồ sơ thửa đất
- Biên tập hồ sơ thửa đất
- In hồ sơ thửa đất
- Tạo mảnh bản đồ
- Vẽ khung bản đồ
3.5.1 Tạo dữ liệu hình thửa

Ta chạy chức năng này trước khi tạo hồ sơ thửa đất và chỉ cần chạy lại khi có sự thay đổi hình
dạng và diện tích của các thửa đất. Khi chạy xong sẽ sinh ra 1 file .xml trong thư mục.
Thao tác thực hiện:
Để vào chức năng này, ta vào menu Bản đồ / Bản đồ địa chính / Tạo dữ liệu hình thửa , sẽ hiện ra
giao diện như sau:

Hình 18: Tạo dữ liệu hình thửa
Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

20


Thao tác với giao diện:
Chỉ cần bấm “Thực hiện” và chờ đến khi chương trình chạy xong.
3.5.2 Tạo hồ sơ thửa đất
Để tạo được hồ sơ thửa đất, trước tiên ta phải “Tạo dữ liệu hình thửa” ở mục 3.5.1, nhờ có việc
tạo thơng tin xuất hồ sơ trước như thế này mà chương trình chạy nhanh hơn và hạn chế phát sinh
lỗi khi chạy.
Các chức năng chính sẽ được hướng dẫn trong phần này:
- Giới thiệu chức năng của giao diện “Tạo hồ sơ kỹ thuật”
- Giới thiệu giao diện “Lựa chọn thông số xuất hồ sơ kỹ thuật”
- Hướng dẫn cách chạy hồ sơ thửa đất có vẽ mương đường
- Hướng dẫn cách chạy hồ sơ thửa đất có hiện cạnh ở những cạnh giao với đường qui hoạch
- Hướng dẫn cách chạy hồ sơ thửa đất vẽ được đường qui hoạch chạy qua thửa.
- Hướng dẫn chạy một mẫu hồ sơ kỹ thuật cụ thể
- Hướng dẫn chạy hồ sơ thửa đất theo thơn xóm, theo mục đích sử dụng đất
- Hướng dẫn cách chạy hồ sơ thửa đất ghép nhiều tờ bản đồ
- Hướng dẫn chạy hồ sơ kỹ thuật giải toả
- Thêm mẫu hồ sơ thửa đất mới, sửa mẫu hồ sơ hiện có theo qui định của từng địa phương
a) Giới thiệu chức năng của giao diện “Tạo hồ sơ kỹ thuật”

Để vào chức năng này, ta vào menu Bản đồ / Bản đồ địa chính / Tạo hồ sơ thửa đất
Giao diện như sau:

Hình 19: Giao diện tạo hồ sơ thửa đất
Giải thích giao diện hình 19:
Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Toàn Việt

21


1. Chọn loại hồ sơ thửa đất sẽ cần tạo ra
2. Tuỳ chọn cho mẫu hồ sơ kỹ thuật, những tuỳ chọn này dùng để định nghĩa những nội dung
cần hiển thị, tuỳ chọn font chữ, cỡ chữ, thêm xoá sửa mẫu hồ sơ thửa đất(sẽ giới thiệu chi tiết
ở phần sau).
3. Chọn tỷ lệ tạo hồ sơ thửa đất. Ta có các tỷ lệ:
- Tỷ lệ vừa khung: Tỷ lệ vừa theo khung chứa sơ đồ hình thửa của hồ sơ thửa đất, tuỳ chọn này
sẽ cho ra những tỷ lệ bất kỳ.
- Tỷ lệ chẵn 50: Tạo hồ sơ thửa đất với tỷ lệ chẵn đến 50 (ví dụ như 150, 200, 250...)
- Tỷ lệ chẵn 100: Tạo hồ sơ thửa đất với tỷ lệ chẵn đến 100 (ví dụ như 100, 200, 300, 400...)
4. Nhập vào thơng tin xã huyện tỉnh nơi thành lập bản đồ
5. Chọn tờ bản đồ cần tạo hồ sơ kỹ thuật: trong trường hợp trong bản vẽ gộp nhiều tờ bản đồ thì
ta chọn từng tờ hoặc tất cả.
6. Nhập danh pháp tờ bản đồ địa chính: Cần thiết xuất hồ sơ kỹ thuật theo mẫu cũ
7. Chạy theo số hiệu thửa tạm: Trong trường hợp khi mới đo đạc xong mà muốn xuất biên bản
mô tả ranh giới mốc giới, lúc này chưa có số hiệu thửa chính thức, để dễ dàng cho việc chỉnh
sửa dữ liệu ta đánh số hiệu thửa tạm và dùng số hiệu thửa tạm này để xuất biên bản mô tả
ranh giới mốc giới.
8. Nhập danh sách thửa: Trong phần này sẽ có các tuỳ chọn:
- Nhập danh sách thửa: có thể nhập theo các định dạng như sau:
+ 1,2,3,5,7

+ 1-10 có nghĩa là xuất các thửa có số thửa chính thức hay số thửa tạm từ 1 đến 10
+ 1-10,15,18 xuất các thửa từ 1 đến 10 và các thửa 15, 18
- Chọn thửa trong fence: Xuất hồ sơ thửa đất cho các thửa trong fence, cần bao fence trước khi
chọn tuỳ chọn này.
- Chọn tất cả các thửa: Tạo hồ sơ thửa đất cho tất cả các thửa có trên bản vẽ.
- Chọn thửa trực tiếp: Khi chọn tuỳ chọn này nút “Thực hiện” sẽ đổi tên thành “Chọn thửa”,
bấm vào “Chọn thửa” sau đó bấm chọn tâm thửa để tạo hồ sơ thửa đất cho thửa vừa bấm
chọn.
9. Hộp để nhập khi chọn “Nhập danh sách thửa”
10. Lấy thơng tin lịng đường giao thơng thuỷ lợi: Lấy một số thơng tin ở lịng đường như mép
nhựa, độ rộng đường đã được đo sẵn...Các lớp ở lòng đường phải để ở các lớp 12,22,26,35
11. Độ rộng mương đường: Để chương trình lấy được trọn vẹn mương đường bao quanh thửa, ta
chọn khoảng cách này cho phù hợp với độ rộng mương đường lớn nhất trên bản vẽ. Nếu
chọn nhỏ q thì mương đường có thể bị thiếu khi tạo sơ đồ hình thửa.
12. Đổi dấu chấm thành dấu phảy: để đổi các dấu chấm trong diện tích, bảng tạo độ, danh sách
cạnh sang dấu phảy (ví dụ: Diện tích: 235.6 đổi thành 235,6)
13. Vẽ sơ đồ thửa đất ở toạ độ thực: Khi chọn tuỳ chọn này sơ đồ thửa đất sẽ được vẽ theo toạ
độ thực, khi Reference bản vẽ vào sẽ trùng khít với thửa.
14. Ghi đè những file đã có: chương trình sẽ tự động ghi đè những file cùng tên trong thư mục
chứa hồ sơ thửa đất mà không hiện lên thông báo hỏi ghi đè.
15. Cạnh theo hướng bắc – nam: Khi tạo hồ sơ thửa đất nếu muốn vẽ cạnh ở sơ đồ thửa theo
hướng bắc – nam thì chọn tuỳ chọn này, bỏ tuỳ chọn này các cạnh sẽ được vẽ nghiêng theo
cạnh thửa đất.
16. Mở từng file hồ sơ khi chạy: Trong một số trường hợp ta cần chọn tuỳ chọn này, một trong
những trường hợp đó là tạo “biên bản mơ tả ranh giới mốc giới”, khi chọn tuỳ chọn này tên
chủ giáp biên sẽ tự động giàn ra khi chồng đè lên tên khác.
17. Hiện cạnh cắt bởi đường qui hoạch giải toả: Để hiện được cạnh thì phải vẽ đường qui hoạch
giải toả dưới dạng Shape, và khi chạy ta chọn lớp cho đường qui hoạch giải toả (ta không vẽ
lớp này ở Level 50 vì khi chạy hồ sơ thửa đất sẽ có thơng báo là “đường qui hoạch chưa khép
kín”). Các cạnh bị cắt bởi đường qui hoạch sẽ được vẽ thành 2 cạnh.

18. Vẽ mốc tại điểm giao: Vẽ mốc tại điểm giao giữa đường qui hoạch giải toả với cạnh thửa (ở
mục 17)
Công ty TNHH Trắc địa và Công nghệ Toàn Việt

22


19. Không vẽ cạnh tổng: khi chọn tuỳ chọn này cạnh tổng bị cắt bởi đường qui hoạch giải toả sẽ
không được vẽ mà chỉ vẽ như ở mục 17.
20. Bỏ qua các loại đất: Nếu muốn không tạo hồ sơ thửa đất cho loại đất nào thì ta nhập thêm
vào, ngược lại ta xoá đi.
21. Kết nối dữ liệu giấy chứng nhận: Kết nối với với dữ liệu ViLIS 1.0 hoặc file dữ liệu Excel để
tạo giấy chứng nhận (sẽ giới thiệu chi tiết ở phần sau)
22. Thực hiện: Bấm “Thực hiện” để bắt đầu tạo hồ sơ thửa đất
b) Giới thiệu giao diện “Lựa chọn thông số xuất hồ sơ kỹ thuật”
Phần mềm cho phép ta thêm mới mẫu hồ sơ, sửa mẫu và tất cả đều được thực hiện ở phần này.
Đây là phần quan trọng cần nắm vững để có thể tạo ra những mẫu hồ sơ kỹ thuật mới.
Thao tác thực hiện chi tiết trên giao diện:
Bấm vào “Tuỳ chọn” trong bảng “Tạo hồ sơ thửa đất”:
Giới thiệu giao diện chung:

Hình 34:
Giải thích giao diện hình 34:
1- Cập nhật khi sửa thơng tin trên giao diện này.
2- Thêm mới mẫu hồ sơ thửa đất
3- Xoá mẫu hồ sơ thửa đất hiện thời
4- Chọn file mẫu cho hồ sơ thửa đất hiện thời
5- Kiểu hồ sơ thửa đất
Khi chọn tab “Sơ đồ thửa đất” sẽ hiện ra giao diện như sau:
(Những hướng dẫn trong phần tuỳ chọn sẽ là cơ sở để người dùng thiết kế 1 mẫu hồ sơ

thửa đất phù hợp với địa phương mình)

Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

23


Hình 20: Bảng tuỳ chọn “Tạo hồ sơ thửa đất”
Giải thích giao diện
Nhóm 1: Là các tuỳ chọn vẽ sơ đồ thửa đất, bao gồm:
- Kích thước khung giới hạn hình thửa: Khi muốn điều chỉnh kích cỡ sơ đồ thửa đất ta nhập lại
giá trị này.
- Độ dài râu thửa
- Toạ độ vị trí đặt tâm thửa: là toạ độ tâm thửa của sơ đồ thửa đất sẽ vẽ lên hồ sơ thửa đất (xem
hình 21 phía dưới)
- Lực nét vẽ thửa, râu thửa: Độ đậm của nét thửa, râu thửa.
Nhóm 2: Tuỳ chọn ghi thơng tin phía trong thửa chính (xem hình 22)
Nhóm 3: Tuỳ chọn ghi thơng tin thửa biên (xem hình 22)

Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt

24


Hình 21: Toạ độ vị trí đặt tâm sơ đồ thửa đất

Hình 22: Kết quả khi thiết lập các tuỳ chọn Nhóm 2 và Nhóm 3

Cơng ty TNHH Trắc địa và Cơng nghệ Tồn Việt


25


×