Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

GIÁO án lớp 2 NGANG SÁCH kết nối TRI THỨC năm 2023 kế HOẠCH bài học lớp 2 kết nối TRI THỨC năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 36 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HĨA
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG

KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 1
Người dạy: Nguyễn Thị Thanh

Năm học: 2022- 2023
TUẦN 1:

Thứ 2 ngày 5 tháng 9 năm 2022


TIẾT 1:
CHÀO CỜ
TỔ CHỨC LỄ KHAI GIẢNG
--------------------------TIẾT 2:

TIẾNG VIỆT:
ĐỌC: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 ( T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:Giúp HS:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm
địa phương. Bước đấubiết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực
tiếp của nhân vật được đặt trong dấu
ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp.
2. Phẩm chất, năng lực
- Năng lực:
+ Hình thành các NL chung, phát triển NL ngơn ngữ, Có tinh thần hợp tác và kết
nối với bạn bè, có khả năng làm việc nhóm.
+ Hình thành và phát triển năng lực văn học (nhận biết được


nhân vật, hiểu được diễnbiến các sự việc diễn ra trong câu
chuyện).
- Phẩm chất:
+ Có cảm xúc hãnh diện, tự hào khi trở thành học sinh lớp 2.
+ Có tình cảm thân thiết,quý mến đối với bạn bè; có niềm vui
đến trường; có tinh thẩn hợp tác trong khi làmviệc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Ổn định tổ chức : (1’)GV kiểm tra sách vở
B. Dạy bài mới: (32’)
1. Khởi động:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, thảo luận về nội dung tranh.
– GV dẫn dắt vào bài đọc bằng cách cho HS trả lời một số câu hỏi gợi ý:
+ Em đã chuẩn bị những gì để đón ngày khai giảng? (đồ dùng học tập, trang
phục,...)
+Em chuẩn bị một mình hay có ai giúp em?
+ Em cảm thấy như thế nào khi chuẩn bị cho ngày khai giảng?
- GV giới thiệu về bài đọc (câu chuyện kể về một bạn học sinh lớp 2 rất háo hức
đón ngày khai trường).
2. Khám phá:
* HĐ 1: HD Đọc văn bản.


+ GV đọc mẫu toàn văn bản (rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau
mỗi đoạn)
+GV cùng HS tìm một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa
phương: lống, rối rít, ríu rít, rụt rè, núm, vùng dậy
+GV hướng dẫn cách đọc lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép (GV
đọc giọng nhanh, thể hiện cảm xúc phấn khích, vội vàng).

+ GV yêu cầu HS tìm câu dài.
+ GV hướng dẫn chia đoạn.
+ GV mời 3 em đọc nối tiếp đoạn.
+ GV HD tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải trong sgk và một số từ khác
do HS tự tìm thơng quan hình ảnh, hành động hoặc đặt câu.
KL: Các em cầnđọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được
đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp.
HĐ 2. Luyện đọc nhóm
+ GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
+ GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS
đọc tiến bộ.
KL: Các em cầnđọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được
đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp. Biết nhận xét, góp ý cho
nhau.
HĐ 3 . Đọc toàn văn bản
- GV tổ chức cho HS đọc toàn VB.
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
3.Vận dụng: (2’) + Hơm nay, em đã học bài gì?
- GV nhận xét tiết học; khen ngợi, động viên HS.


TIẾT 3:

TIẾNG VIỆT:
ĐỌC: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:Giúp HS:
-Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện
- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui
vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2.
- Phát triển kĩ năng đọc hiểu,giải quyết vấn đề, hợp tác, làm việc nhóm…

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn
biến các sự vật trong chuyện.
- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Ổn định tổ chức : (1’)GV kiểm tra sách vở
B. Dạy bài mới: (32’)
1. Khởi động: (5’)
- Bật nhạc bài Đi học cho HS hát tập thể
- Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp lại bài
- GV tổ chức nhận xét
2. Tìm hiểu bài đọc: (27’)
* HĐ 1: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.11.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.4.
?Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường v ào ngày khai
giảng? (vùng dậy, muốn đến sớm nhất lớp, chuẩn bị rất nhanh)
?Em có cảm xúc gì khi đến trường vào ngày khai giảng?
- GV nhận xét , tuyên dương
? Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp khơng? Vì sao?
(Bạn ấy khơng thực hiện được mong muốn vì các bạn khác cũng muốn đến sớm
và nhiều bạn đến trước bạn ấy.)
- HS và GV nhận xét.
?Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2?(lớn bổng lên)
? Các em thấy mình có gì khác so với khi các em vào lớp 1?( Điểm thay đổi:
tính cách, học tập, quan hệ bạn bè, tình cảm với thầy cơ, trường lớp, …)
? Tìm tranh thích hợp với mỗi đoạn trong bài đọc? (Thứ tự tranh: 3-2-1.)
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* HĐ 2: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi 2 HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* HĐ 3: Luyện tập theo văn bản đọc.
- Gọi 2 HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.11.
- YC HS trả lời câu hỏi 1 đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.4.


- Yêu cầu 2: HDHS đóng vai để luyện nói lời chào tạm biệt, lời chào thầy cô,
bạn bè.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Vận dụng (2’):- Hơm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.


TIẾT 4:

TỐN:
ƠN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (T1)

I. U CẦU CẦN ĐẠT
- Ôn tập củng cố cách đọc, viết các số có hai chữ số theo phân tích, cấu tạo số.
Đồng thời, bổ sung khái niệm ban đầu về số và chữ số, nhận biết số chục, số đơn
vị của số có hai chữ số.
- Củng cố thứ tự, so sánh số có 2 chữ số.
- Thơng qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin
trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đầu hình thành
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ tranh ở bài tập 2 (trang 8, SGK Toán 2 tập một) .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (3’)
- GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể.
- GV giới thiệu vào bài.
2. Luyện tập (30’)
Bài 1: Hoàn thành bảng (theo mẫu)
- GV ghi bài 1, hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài.
- Cho HS quan sát hình bài 1, phân tích và HD mẫu:
+ Hàng thứ nhất có mấy bó 1 chục que tính và có mấy que tính rời?
+ Ghi mấy vào cột chục? Ghi mấy vào cột đơn vị?
+ Số gồm 3 chục và 4 đơn vị là số bao nhiêu?
+ Nêu cách đọc số 34.
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 các ý cịn lại.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV có thể thêm, bớt số bó chục que tính, số que tính lẻ để HS đọc, viết được
các số tương ứng.
- GV nhận xét, chốt ý: Nắm vững cấu tạo số để đọc và viết được chính xác.
Bài 2: Tìm cà rốt cho thỏ
GV cho HS đọc yêu cầu bài 2.
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức:
+ Hai đội chơi. Các thành viên còn lại làm trọng tài.
+ Các thành viên trong đội quan sát nhanh và đọc nội dung trên mỗi tấm bảng
của các chú thỏ cầm, sau đó nối với các số thích hợp trên củ cà rốt: Bạn đầu tiên
lên nối, nhanh chóng chạy về chuyền bút cho bạn thứ hai của đội lên nối.
+ Đội nào nối nhanh, nối chính xác sẽ chiến thắng.
- GV cùng HS nhận xét, phân định thắng thua.
- GV chốt nội dung bài:nối số có hai chữ số với cấu tạo thập phân của số đó.

Bài 3: Hồn thành bảng theo mẫu.
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 3.


- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập.
- GV cho HS làm việc cá nhân.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.
- GV trưng bày một số bài làm tốt của HS.
- GV chốt nội dung: dựa vào cấu tạo thập phân của số để đọc và viết số đó.
- GV có thể thay đổi các số chục, số đơn vị để HS thực hiện viết, đọc số tương
tự.
Bài 4: Tìm số trên hoa
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 2, quan sát các số, so sánh các số, từ đó trả lời
được các câu hỏi của bài toán.
- GV nhận xét, chốt ý.
3. Vận dụng(2’) :- Hơm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- GV nêu lại nội dung bài.
- Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập tiết sau.3. Vận dụng:
- Nhận xét giờ học.


BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1:

Thứ 2 ngày 5 tháng 9 năm 2022

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH ( T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ (hai thế hệ, ba thế hệ,…)
- Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu
thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
2. Năng lực
Năng lực chung:
• Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ
học tập.
• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng
dụng vào thực tế, tìm tịi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc
sống.
Năng lực riêng:
• Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho
trước.
• Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên và tình
cảm giữa các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ.
3. Phẩm chất
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân đối với các thế
hệ trong gia đình.
II. ĐỊ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình trong SGK.
- Tranh vẽ, ảnh gia đình HS (hai, ba hoặc bốn thế hệ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: (2’) GV kiếm tra sách vở
2. Dạy bài mới: ( 31’)
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Hãy kể tên các thành
viên trong gia đình bạn theo thứ tự từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi
nhất.

- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời câu hỏi.
- GV dẫn dắt vấn đề: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó
với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống,
quan hệ ni dưỡng. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình
phát triển lâu dài. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái
của họ và bố mẹ của họ. Mọi người ln u thương, chăm sóc và chia sẻ cơng
việc nhà với nhau. Vậy các em có biết những tình huống thường gặp giữa các
thế hệ trong gia đình với nhau như thế nào khơng? Em đã làm gì để thể hiện sự


quan tâm, chăm sóc với gia đình mình? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài
ngày hơm nay - Bài 1: Các thế hệ trong gia đình.
Hoạt động 1: Các thế hệ trong gia đình bạn Hà và bạn An
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2 SGK trang 6,7 và trả lời lời câu hỏi:
+ Gia đình bạn Hà và bạn An có mấy thế hệ?
+ Kể các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn Hà và gia đình bạn An.

Gia đình bạn Hà
Gia đình bạn An
- GV hướng dẫn HS: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.
3.Luyện tập thực hành
Hoạt động 2: Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình em
Bước 1: Làm việc cá nhân, theo cặp
- GV yêu cầu:
+ Từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các thế hệ trong gia đình mình: Gia

đình có có mấy thế hệ? Từng thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình mình.
+ Từng HS vẽ, viết hoặc cắt dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình vào giấy
A4 hoặc vào vở và chia sẻ với bạn bên cạnh.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện một số HS:Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình mình, kết
hợp với trình bày sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình.
- GV yêu cầu các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.
- GV hoàn thiện phần trình bày của HS.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết gia đình có bốn thế hệ gồm
những ai và xưng hô với nhau như thế nào?
4.Vận dụng: (2’) Gv nhận xét tiết học


TIẾT 2:

TOÁN CỦNG CỐ:
LUYỆN TẬP ( T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, phân tích số.
- Đọc, viết và xếp theo thứ tự các số đến 100.
2. Năng lực: - Phát triển năng lực tính tốn.
3. Phẩm chất: -Có tính tính cẩn thận khi làm bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- GV: Máy tính,máy chiếu,phấn màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (3’)
- GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể
- GV giới thiệu vào bài học (nêu mục tiêu bài học), ghi bài
2. HDHS làm bài tập (30’)

Bài 1. Viết (theo mẫu)
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Đề bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát hình bài 1, phân tích và hướng dẫn mẫu cho HS:
+ Hàng thứ nhất có mấy hàng 1 chục quả táo và có mấy quả táo rời?
+ Ghi mấy chục vào cột chục? Ghi mấy vào cột đơn vị.
+ Số gồm 2 chục và 5 đơn vị là số bao nhiêu?
+ Nêu cách đọc số 25.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở BT
- GV gọi HS nhận xét.
- GV chốt đáp án đúng
- GV hỏi: Dựa vào đâu để làm tốt BT1?
- GV nhận xét và khen.
=>GV chốt: Nắm vững cấu tạo số để đọc và viết được chính xác. Thơng qua bài
1 cơ và trị chúng mình đã được ơn lại cách viết cách đọc các số có 2 chữ số.
Bài 2. Viết thêm số thích hợp vào con cá mà mèo câu được (theo mẫu).
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV tổ chức thành trò chơi: Tiếp sức.
- GV giới thiệu luật chơi:
+ Hai đội chơi. Các thành viên còn lại làm trọng tài.
+ Các thành viên trong đội quan sát nhanh và đọc nội dung trên mỗi tấm bảng
của các chú mèo cầm, sau đó nối với các số thích hợp trên con cá: Bạn đầu tiên
lên nối, nhanh chóng chạy về chuyền bút cho bạn thứ hai của đội lên nối.
+ Đội nào nối nhanh, nối chính xác sẽ chiến thắng.
- Tổ chức chơi.
- GV cùng HS nhận xét, phân định thắng thua.
=>GV chốt:Thơng qua bài 2 cơ và trị chúng mình đã ơn lại cấu tạo thập phân
của các số có 2 chữ số.



Bài 3.Viết vào ô trống (theo mẫu).
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài 3.
- GV cho HS làm bài cá nhân.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.
- Chữa bài
- Con hãy nêu, viết số hoặc cách đọc số vào ô này….“?”
=>Chốt: GV nhận xét. Thông qua bài 3 cơ và trị chúng mình đã được ôn lại
cách viết cách đọc các số có 2 chữ số dựa vào cấu tạo thập phân của số đó.
Bài 4.- GV cho HS đọc yêu cầu bài 4.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 2. Các con hãy quan sát các số, so sánh các số
để làm bài tập cho đúng.

- GV cho HS báo cáo kết quả của nhóm.
- GV cho HS nhận xét.
- GV chốt và chữa đáp án đúng.
=>GV chốt ý: Như vậy các con đã biết quan sát, so sánh các số trả lời đúng các
câu hỏi bài 4.
3.Vận dụng: (2’) Gv nhận xét tiết học


Thứ 3 ngày 6 tháng 9 năm 2022
TIẾT 1:

TỐN:
ƠN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, phân tích số.
- Đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh được các số đến 100.

- Nhận biết được số chục, số đơn vị của số có hai chữ số, từ đó lập được số có 2
chữ số.
-Bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ôn tập và khởi động (3’)
- GV tổ chức cho HS ôn bài bằng trò chơi: Hỏi nhanh, đáp đúng.
- GV đưa cho hai đội chơi hai phiếu ghi số (hoặc cấu tạo số). Nhiệm vụ hai đội
oẳn tù tì giành lượt chơi trước. Một đội nêu số hoặc cấu tạo số, đội kia phải nêu
nhanh cấu tạo số (hoặc số). Nếu trả lời đúng được quyền đổi lượt. Kết thúc đội
nào trả lời đúng nhiều sẽ chiến thắng.
- GV nhận xét, giới thiệu bài, ghi tên bài.
2. Luyện tập (30’)
Bài 1: Số?
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 1.
- HD HS xác định yêu cầu bài tập.
- GV HD HS phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị trên cơ
sở mơ hình, chẳng hạn từ:
- GV chốt nội dung: 35 = 30 + 5 là phân tích số theo số chục và số đơn vị.
Bài 2. Sắp xếp các số trên áo theo thứ tự
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập.
- GV cho HS quan sát tranh, so sánh các số và sắp xếp các số theo yêu cầu bài.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- GV chốt nội dung: Củng cố thứ tự và so sánh số.
Bài 3. Số?
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học về cấu tạo số để làm bài.
- GV nhận xét chốt nội dung: Nắm vững cấu tạo số.
Bài 4. Từ ba thẻ số dưới đây hãy lập các số có hai chữ số từ ba thẻ đã cho.

- HDHS xác định yêu cầu bài tập.
- GV cho HS sử dụng thẻ số trong bộ đồ dùng tốn để ghép số trong nhóm 2.
- GV dùng sơ đồ, cùng HS lập số, chốt đáp án để tránhnhầm hoặc sót số.
3.Vận dụng: (2’) Gv nhận xét tiết học


TIẾT 3:

TIẾNG VIỆT :
TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 ( T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết viết chữ viết hoa A cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết đúng câu ứng dựng: Ánh nắng
tràn ngập sân trường. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng
- Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi
tiếng.
- Phát triển năng lực: quan sát, nhận xét, đánh giá.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 . Khởi động (3’)
Bật bài hátỞ trường cô dạy em thế.
2. Bài mới (30’)
HĐ 1 :Giới thiệu bài.
- Gv giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
HĐ2. Hướng dẫn viết chữ A hoa :
- Hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét chữ A hoa
+ Chữ hoa A cỡ vừa có độ rộng và độ cao như thế nào?
+ Chữ hoa A gồm các nét nào ?
- Gv chỉ trên chữ mẫu, nêu cách viết, quy trình viết, viết mẫu.

- Gv viết mẫu chữ A, lưu ý sự khác biệt giữa chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ, kết hợp
nhắc lại 1 lần cách viết để Hs theo dõi.
- Gv chú ý nhận xét kỹ , sửa nét cho HS.
HĐ3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- Quan sát và đọc câu ứng dụng
+ Câu ứng dụng gồm có mấy chữ?
+ Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu và vị trí các dấu thanh?
+ Những chữ nào cao 2,5 li? cao 2 li? cao 1,5li?...
- Viết mẫu từ Ánh và nêu cách viết
- Viết mẫu, hướng dẫn HS cách đặt dấu thanh trên mỗi chữ trong câu, khoảng
cách giữa các chữ ghi tiếng. Lưu ý: Nét móc của chữ A nối liền với thân chữ n
- Gv nhận xét, sửa lỗi cho HS
HĐ4. Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết
- GV nêu theo dõi và sửa nét, nhận xét một số vở của HS.
- Yêu cầu HS đổi vở, nhận xét
3.Vận dụng: (2’) Gv nhận xét tiết học


TIẾT 4:

TIẾNG VIỆT :
TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 ( T4)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù :
- Kể được kỉ niệm đáng nhớ nhất của em trong kì nghỉ hè vừa qua.
- Biết lắng nghe và chia sẻ cảm xúc qua câu chuyện của bạn.
- Hiểu và thể hiện được cảm xúc háo hức, vui vẻ của em và các bạn học sinh
trong ngày khai giảng năm học lớp 2.
2. Năng lực chung:

-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực
giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất:
- Yêunước: Yêu trường, lớp, bạn bè, thầy cô.
- Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
- Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ti vi , tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: (3’) Tổ chức cho HS chơi trò “ Truyền điện ”
-GV giới thiệu bài.
2.Khám phá: (30’)
Hoạt động 1. Kể về điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè của em.
+ Quan sát tranh.
*Tranh vẽ cảnh ở đâu?
*Trong tranh có những ai?
* Mọi người đang làm gì?
*Theo em, các bức tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào?
KL: Các em cầnkể được điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè của mình và
nêu được cảm xúc của mình về kì nghỉ hè đó.
Hoạt động 2. Chia sẻ cảm xúc khi quay lại trường sau kì nghỉ hè.
-GVHD giúp đỡ, khuyến khích để các em nhút nhát cũng tự tin nói
-GV chốt và tuyên dương những em thực hiện tốt.
KL: Các em cầnchia sẻ cảm xúc khi quay lại trường sau kì nghỉ hè.
Hoạt động 3. Viết 2-3 câu về những ngày hè của em
- GV lưu ý: HS có thể vẽ tranh minh hoạ về ngày hè của mình (nếu thích).
- u cầu HS làm việc cá nhân, sau đó làm việc nhóm.
-GV nhận xét bài làm của một số HS.
KL: Các em viết về những ngày hè của mình
3.Vận dụng: (2’) Gv nhận xét tiết học

BUỔI CHIỀU:
Thứ 3 ngày 6 tháng 9 năm 2022


TIẾT 3:

TOÁN CỦNG CỐ:
LUYỆN TẬP ( T2)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết, phân tích được số có 2 chữ số theo số chục và số đơn vị.
- Viết được số có 2 chữ số dạng 67 = 60 + 7
- Củng cố về thứ tự, so sánh số có 2 chữ số.
2. Năng lực:
- Thơng qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin
trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm
việc nhóm. Giáo dục học sinh tính chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ti vi , tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (5’)
- GV tổ chức cho HS ôn bài bằng trò chơi: Hỏi nhanh, đáp đúng
- GV đưa cho hai đội chơi hai phiếu ghi số (hoặc cấu tạo số). Nhiệm vụ hai đội
oẳn tù tì giành lượt chơi trước. Một đội nêu số hoặc cấu tạo số, đội kia phải nêu
nhanh cấu tạo số (hoặc số). Nếu trả lời đúng được quyền đổi lượt. Kết thúc đội
nào trả lời đúng nhiều sẽ chiến thắng.
- Giới thiệu bài.

2. HDHD làm bài tập (28’)
Bài 1.Số ?
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 1.
- GV hướng dẫn HS phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị
trên cơ sở mơ hình.
- Vì sao con lại điền số 7 vào ơ trống trên?
- Vì sao con lại điền số 50 vào ô trống trên?
- Hs làm bài.
- Dựa trên kết quả đúng GV cho hs đổi vở kiểm tra.
- GV cho HS nhận xét.
- GV chữa bài, chốt và nhận xét.
Bài 2. - GV cho HS đọc yêu cầu bài 2 và xác định yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS quan sát tranh, so sánh các số và sắp xếp các số theo yêu cầu bài.
- Làm việc nhóm 2.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động.


- GV cho đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- GV hỏi:
+ Số lớn nhất trong các số này là số nào?
+ Số bé nhất trong các số này là số nào?
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- GV và HS thống nhất đáp án và ghi vào vở bài tập
- GV nhận xét và tuyên dương
Bài 3. Số?
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 3.
- GV cho HS làm bài cá nhân.
- Gv chữa bài và chốt đáp án.
- Dựa vào kiến thức nào em làm được bài này?
- Nêu cách nhận biết số chục, số đơn vị?

=>GV chốt: Nhận biết số chục, số đơn vị của số có hai chữ số.
Bài 4. Viết tất cả các số có hai chữ số lập được từ ba thẻ số bên. 2, 5, 8.
- GV cho HS đọc yêu cầu BT4.
- Hs làm việc nhóm 2.
- GV cho HS sử dụng thẻ số trong bộ đồ dùng toán để ghép số trong nhóm 2.
- Chữa bài và chốt đáp án.
- GV cho HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét.
=> GV chốt: HS biết cách lập số từ 3 số có sẵn.
3.Vận dụng: (2’) Gv nhận xét tiết học


Thứ 4 ngày 7 tháng 9 năm 2022
TIẾT 1:

TIẾNG VIỆT :
BÀI 2 : NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? ( T1)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ
- Đọc đúng các từ dễ đọc sai hoặc viết sai:lịch, nụ hồng, tỏa, hạt lúa, gặt hái,..
- Nghỉ hơi, ngắt hơi đúng nhịp thơ
- Hiểu các từ ngữ trong bài: tỏa, gặt hái
- Phát triển kĩ năng đọc, hợp tác, làm việc nhóm…
- Học sinh hứng thú tham gia đọc và u thích học mơn Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ti vi , tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (5’)
+ Em hãy nhắc lại tên bài học trước.
+ Yêu cầu học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi

+ Em hãy nêu một vài điều thú vị mà em đã học được ở bài trước.
2.Khám phá (28’)
- Yêu cầu HS kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài đọc: Ngày hôm qua đâu rồi?
HĐ1. Đọc văn bản:
a. Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn VB
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ, ngắt nghỉ câu
- GV hướng dẫn HS đọc từ ngữ khó, dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng
địa phương.
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ
HĐ2. Luyện đọc nối tiếp khổ thơ
+ Bài này có mấy khổ thơ?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp khổ thơ, phát hiện cách ngắt nghỉ
- Gọi HS đọc nối tiếp các khổ thơ
-> GV lắng nghe và sửa sai cho HS.
- GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS: Ngắt hơi
theo nhịp thơ 3/2 và nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.)
* GV hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm
HĐ3. Đọc tồn bài:
- GV tổ chức cho HS đọc toàn bài
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).


3.Vận dụng: (2’) Gv nhận xét tiết học


TIẾT 2:

TIẾNG VIỆT :

BÀI 2 : NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? ( T2)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: cần phải biết quý trọng thời gian, yêu lao động; nếu để nó
trơi qua sẽ khơng lấy lại được.; học thuộc được 2 khổ thơ u thích
- Phát triển năng lực: ngơn ngữ, giao tiếp, đọc hiểu, năng lực văn học: tìm từ chỉ
người, chỉ vật; đặt câu với từ tìm được
- Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ti vi , tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (5’) - Cho học sinh vận động tại chỗ
- Gọi HS đọc bàiNgày hôm qua đâu rồi?
-> Giới thiệu bài mới
2. Tìm hiểu bài đọc: (27’)
* HĐ 1: Trả lời câu hỏi.
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1.
Câu 1.Bạn nhỏ đã hỏi bố điều gì
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 4, từng em nêu ý kiến của mình, cả
nhóm góp ý.
+ Cả nhóm lựa chọn những đáp án đúng rồi chia sẻ kết quả trước lớp.
-GV chốt câu TL đúng.
+ Bạn nhỏ hỏi bố : Ngày hôm qua đâu rồi?
Câu 2.Theo lời bố, ngày hôm qua ở lại những đâu?
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm, vài em nêu ý kiến của mình, cả lớp thống nhất câu
trả lời.
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 2.
-GV chốt câu TL đúng.
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3.
Câu 3.Trong khổ thơ cuối, bố dặn bạn nhỏ làm gì để “ngày hơm qua vẫn cịn” ?

-GV chốt câu TL đúng.
- GV sử dụng câu hỏi mở rộng :
+ Bài thơ đã giúp em nhận ra điều gì về thời gian?
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng khổ thơ bất kì. GV sử dụng hình thức xố
dẫn các chữ trong từng dịng thơ (Lưu ý, lần 1 xố những chữ HS dễ nhớ; lần 2
xoá nhiều hơn; lần 3 xoá chỉ để lại 1 – 2 chữ làm điểm tựa để HS dễ nhớ và
thuộc lòng: HS nối tiếp đọc thuộc lòng từng khổ thơ).
KL: Các em cần hiểu được nội dung bài thơ: Em cần biết quý trọng thời gian.
Dành thời gian làm những điều có ích.
HĐ2. Luyện đọc lại.


-GV đọc mẫu lần 2
-GV tổ chức đọc trong nhóm 4
-GV tổ chức thi đọc.
KL: Các em cần đọc bài đúng, trơi chảy, có ngữ điệu.
HĐ3. Luyện tập theo văn bản đọc.
-GV yêu cầu học sinh đọc câu 1.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
-GV chốt đáp án đúng.
-GV gọi HS đọc câu 2.
-GV tổ chức làm việc nhóm đôi.
-GV kết luận, tuyên dương
3.Vận dụng: (2’) Gv nhận xét tiết học


TIẾT 4:

TỐN:
ƠN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (T3)

I.U CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, phân tích số.
- Đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh được các số đến 100.
- Nhận biết được số chục, số đơn vị của số có hai chữ số, ước lượng được số đồ
vật theo nhóm chục.
- Bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp tốn học;
- Thơng qua hoạt động ước lượng sổ đổ vật theo nhóm chục, HS bước đẩu làm
quen với thao tác ước lượng rổi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu
hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- GV: Máy tính,máy chiếu,phấn màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (3’)- Hướng dẫn HS vận động tại chỗ
2. Luyện tập (30’)
Bài 1: Em ước lượng xem trong hình có khoảng bao nhiêu viên bi rồi đếm số bi
trong hình (theo mẫu)
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập.
- Câu a (là bài mẫu): GV gợi ý để HS nhận biết ước lượng số chục viên bi.
- Tuy nhiên, GV HDHS nhận ra rằng với các số lớn hơn có thể gặp khó khăn.
- GV gợi ý để HS thấy có 2 nhóm chục viên bi (đã khoanh vào 2 nhóm đó), rồi
khoanh tiếp vào 1 nhóm chục viên bi nữa, quan sát thấy được 3 nhóm chục viên
bi và thừa ra 2 viên bi lẻ.
Câu b: Cho HS làm tương tự
Bài 2. Em ước lượng xem trong hình có khoảng mấy chục quả cà chua rồi
đếm xem có bao nhiêu quả.
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập

- GV hướng dẫn HS làm tương tự như bài 1
- GV gợi ý: Khoanh vào 2 hàng dưới cùng được 1 chục rồi khoanh tiếp các hàng
trên được 1 chục nữa và còn thừa 2 quả.
- Nhận xét cách làm của HS

Bài 3: Số?
- Hướng dẫnHS xác định yêu cầu bài tập.


- GV yêu cầu từ cấu tạo số và phân tích số, tự viết được số có hai chữ số thành
tổng các chục và đơn vị.
- GV cùng HS nhận xét bài làm của HS
Bài 4: Cho bảng số
a. Em lắp ghép 4 miếng bìa A, B, C, D vào vị trí thích hợp trong bảng.
- GV cho HS quan sát bảng số của bài tập 4.
- HDHS đếm thứ tự các số từ 1 đến 100.
- Ở câu a, GV yêu cầu HS quan sát các số ở mỗi miếng bìa A, B, C, D và các số
viết ở mỗi vị trí bị trống trong bảng rồi tìm cách lắp các miếng bìa vào vị trí
thích hợp trong bảng (theo các màu ở mỗi ô trống tương ứng).
- Ở câu b, yêu cầu HS tìm số lớn nhất trong bốn số ghi ở mỗi miếng bìa A, B, C,
D rồi viết các số tìm được đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV để HS tự tìm cách lắp ghép các miếng bìa A, B, C, D vào vị trí thích hợp
trong bảng.
- GV hỏi HS vì sao chọn cách đó.
- Sau đó, GV có thể đưa ra một cách hợp lí nào đó, chẳng hạn: Có thể xuất phát
từ mỗi vị trí ở ơ trống trong bảng để tìm ra một miếng ghép thích hợp A, B, C, D
tương ứng.
-GV khai thác để củng cố kiến thức về bảng các số từ 1 đến 100 (liên quan đến
bổ sung về số và chữ số).
- “Trong bảng:
+ Những số nào có hai chữ số giống nhau?
+ Số nào lớn nhất?
+ Số nào bé nhất?
+ Số lớn nhất có một chữ số là số nào? + Số bé nhất có một chữ số là số nào?...
- GV chốt ý: Bài tập này củng cố bảng các số từ 1 đến 100.

3.Vận dụng: (2’) Gv nhận xét tiết học


BUỔI CHIỀU :
TIẾT 3:

Thứ 4 ngày 7 tháng 9 năm 2022
TIẾNG VIỆT CỦNG CỐ :
ÔN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài:Ngày hôm qua
đâu rồi?
2. Năng lực:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt
động, đặc điểm, đặt được câu nói về hoạt động của học sinh.
3. Phẩm chất:
- Biết yêu quý bạn bè, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- GV: Máy tính,máy chiếu,phấn màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (3’)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài Ngày hôm qua đâu rồi?
2. HDHS làm bài tập (30’)
Bài 1: Trong khổ thơ cuối bài, bố đã dặn bạn nhỏ làm gì để “ngày qua vẫn cịn"?
........Cất tờ lịch vào trang vở
........Giữ sách vở sạch đẹp
........Học hành chăm chỉ
-GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV mời HS trả lời.

- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2:Dựa vào tranh minh hoạ bài đọc, hãy viết các từ ngữ chỉ người, chỉ vật.
M: Mẹ, cánh đồng
-GV gọi HS đọc yêu cầu
-GV gọi 1-2 HS chưa bài.
- GV gọi HS nhận xét
-GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Đặt 2 câu với từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 2.
-BT yêu cầu gì?
-GV gọi HS đọc câu với tử ngữ trên
- GV cho HS nhận xét
-GV nhận xét, tuyên dương
3.Vận dụng: (2’) Gv nhận xét tiết học


Thứ 5 ngày 8 tháng 9 năm 2022
TIẾT 1:

TIẾNG VIỆT :
BÀI 2 : NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? ( T3)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù :
- Viết chính tả một đoạn ngăn theo hình thức nghe – viết và hồn thành bài tập
chính tả âm vẫn.
- Học thuộc tên các chữ trong bảng chữ cái và sắp xếp thứ tự chữ cái trong bảng.
2. Năng lực chung:
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực
giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.

3. Phẩm chất :
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất:
- Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
- Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: máy tính ,ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNGN DẠY HỌC
1. Khởi động : (3’)- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
2..Khám phá (30’)
Hoạt động 1: . - GV giới thiệu bài.
Hoạt động 2. Nghe – viết
+ GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai)
+GV hỏi: Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?
+ GV lưu ý HS cách phân biệt con chữ, vần, thanh dễ nhầm lẫn.
+GV hỏi:Khi viết đoạn thơ, cần viết như thế nào?
+ GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ),
đúng trọng âm; mỗi dòng thơ đọc 2 – 3 lần.
- GV đọc sốt lỗi chính tả.
- GV nhận xét bài viết của HS một số HS.
KL: Các em nghe viết hai khổ thơ cuối.
Hoạt động 3. Học thuộc tên các chữ cái trong bảng theo thứ tự.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập, giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- GV chốt kết quả đúng.
- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng chữ cái
-GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” để hoàn thành bài tập số 3.
-GV nhận xét.
3.Vận dụng: (2’) Gv nhận xét tiết học
TIẾT 2:
TIẾNG VIỆT :
BÀI 2 : NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? ( T4)



I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù :
-Tìm được từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động trong tranh và trong thực tế.
- Nói được câu giới thiệu theo mẫu và biết sử dụng câu giới thiệu vào thực tế.
2. Năng lực chung:
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực
giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất :
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất:
- Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
- Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-máy tính, ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động : (3’)- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
2..Khám phá (30’)
Hoạt động 1. Nhìn tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ hoạt động.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.
-GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.
Bài 1.Nhìn tranh, tìm từ ngữ :
a) +Chỉ sự vật
b) +Chỉ hoạt động.
- HS làm việc nhóm (2 nhóm), quan sát tranh và tìm từ ngữ thích hợp với mỗi
hình.

– HS trình bày kết quả trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
GV hỏi thêm HS câu hỏi mở rộng. VD: Vì sao em biết tranh 1 là đi học? (Mục
tiêu của câu hỏi nhằm kích thích HS nói được những suy luận của mình)

- GV chốt (tranh 1: đi học; tranh 2: khăn mặt; tranh 3: cô giáo; tranh 4: quần
áo; tranh 5: mũ; tranh 6: chải đấu; tranh 7: cặp sách; tranh 8: bác sĩ).
-GV yêu cầu HS tìm thêm một số từ chỉ hoạt động, từ chỉ sự vật xung quanh em
-GV nhận xét, kết luận.
KL: Các em cần tìm được từ chỉ sự, từ chỉ hoạt động trong tranh và trong
thực tế.


×