Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

đề cho hsg môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.95 KB, 13 trang )

Câu 1 (8.0 điểm)
Chậm rì, chậm rì
kìa con ốc nhỏ
trèo núi Fuji
(Trích Chậm rì, chậm rì Issa, Thơ Haiku)
Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề rút ra từ bài
thơ trên.
Câu 2. (12.0 điểm)
Nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi cho rằng:
Thơ là ngọn lửa nhen lên trong lòng người,
một ngọn lửa đốt cháy, sưởi ấm và soi sáng.
Nhà thơ chân chính là người dù không muốn
và phải chịu đau đớn vẫn đốt cháy mình lên và
đốt cháy những người khác.


Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình
luận ý kiến trên.
--------------------------- HẾT
--------------------------Câu 1. Nghị luận xã hội (8.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0.5 điểm):
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới
thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề;
Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (1.0 điểm):
Hãy theo đuổi những gì cao cả, đẹp đẽ trong đời cho
dù hành trình hướng đến nó là một hành trình dài, đầy
gian nan.
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận
điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo
trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt


các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm
(trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh,


bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn
chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ
thể và sinh động (6.0 điểm).
Cần đảm bảo các yêu cầu trên; dưới đây là vài
định hướng:
* Giải thích ý nghĩa bài thơ: (1.0 điểm)
- con ốc nhỏ: Sinh vật nhỏ bé, yếu ớt, biểu tượng
cho con người bé nhỏ, đời thường.
- chậm rì: rất chậm, chậm đến mức như đứng ì
ra khơng di chuyển, khiến người khác phải sốt ruột.
- núi Fuji: Ngọn núi lửa cao nhất của Nhật Bản,
là biểu tượng cho nét đẹp hùng vĩ, là ẩn dụ chỉ lý
tưởng đẹp đẽ, cao cả của con người trong cuộc đời.
=> Bài thơ giản dị như lời kể về câu chuyện
hành trình trèo núi Fuji bền bỉ, kiên trì của con ốc
nhỏ. Dù biết mình di chuyển rất chậm, dù khơng
chắc chắn mình có leo được tới đỉnh núi Fuji hùng vĩ
hay không nhưng con ốc nhỏ vẫn nỗ lực, không chịu
bỏ cuộc. Câu chuyện hướng chúng ta đến một quan


niệm sống ý nghĩa, tích cực: Hãy theo đuổi những
điều đẹp đẽ cho dù để đạt được nó là cả một hành
trình dài, đầy gian nan.
* Bàn luận vấn đề: (3.0 điểm):
- Khẳng định tính đúng đắn, sâu sắc của quan

niệm sống trong bài thơ.
- Hành trình theo đuổi những điều đẹp đẽ, cao cả
sẽ trở thành động lực thôi thúc con người khơng
ngừng tiến về phía trước, khơng cho phép ta bằng
lịng với thực tại, từ đó ln nỗ lực cố gắng.
- Hành trình theo đuổi cái đẹp đẽ, cao cả dù đạt
được hay không cũng không nên bỏ cuộc vì nó đem
đến cho con người cơ hội để tìm ra điểm mạnh, yếu
của bản thân và tìm hướng khắc phục, ngày càng
hồn thiện hơn.
- Đồng thời đó cũng là cơ hội đánh thức khả
năng tuyệt vời trong mỗi con người, từ đó giúp bạn
được sống là chính mình, thỏa sức sáng tạo với niềm
đam mê của mình. Một nhà diễn giả đã nói: Hãy cố


gắng vươn tới mặt trăng, vì nếu ta khơng thể với tới
nó, thì bằng sự cố gắng ấy, ta cũng đã có thể chạm
tới những vì sao.
- Hành trình theo đuổi sự cao cả, đẹp đẽ có thể
sẽ rất gian nan, nhưng nếu thành công bạn sẽ khẳng
định được giá trị bản thân, làm nên những điều kì
diệu tưởng chừng như không thể.
- Dẫn chứng: Anh em nhà Wright từ nhỏ đã mơ
ước có thể bay như cánh chim trên bầu trời, chính
mơ ước ấy đã trở thành động lực để một ngày không
xa họ đã sáng tạo ra cho thế giới những chiếc máy
bay đầu tiên…
* Mở rộng vấn đề (1.0 điểm)
- Hướng tới những điều cao cả, tốt đẹp khác với

những ước mơ hão huyền, viển vông, bởi một bên là
những lý tưởng, xuất phát từ niềm đam mê, sự nỗ
lực không ngừng để biến điều cao cả thành hiện
thực, còn một bên là những suy nghĩ viển vông, quá
tầm với, không thực tế.


- Cần phê phán những người khơng dám sống vì
lý tưởng, an phận thủ thường, thiếu nỗ lực, phấn
đấu.
* Bài học, liên hệ: (1.0 điểm)
- Mỗi người cần nhận thức được điều đẹp đẽ, cao
cả mà mình muốn hướng tới, và có niềm tin, sự kiên
trì, bền bỉ để thực hiện hành trình đi đến những điều
cao cả, đẹp đẽ đó.
- Thơng điệp: Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại David McCullough.
d. Sáng tạo về diễn đạt ngôn từ và nội dung nghị
luận sâu sắc, mới mẻ, độc đáo (0.25 điểm)
e. Đảm bảo đúng qui tắc chính tả, dùng từ, đặt
câu ( 0.25 điểm)
Câu 2. (12.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận:
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới


thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề;
Kết bài khái quát được vấn đề. (1.0 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Khẳng định
đặc trưng và tác dụng kì diệu, to lớn của thơ ca. (0.5
điểm)

c. Triển khai các luận điểm nghị luận: Vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ
và dẫn chứng. (9,0 điểm)
Cần đảm bảo các yêu cầu trên; dưới đây là vài
định hướng:
* Giải thích ý kiến (2.0 điểm)
- Thơ là ngọn lửa nhen lên trong lòng người,
một ngọn lửa đốt cháy, sưởi ấm và soi sáng
+ ngọn lửa nhen lên trong lòng người: Thơ đến
với chúng ta bằng sự đồng điệu của những tấm lòng,
bằng mối giao cảm của tiếng nói tri âm, tri kỉ.
+ ngọn lửa đốt cháy, sưởi ấm và soi sáng: Thơ
có tác dụng hướng con người đến những tình cảm tốt


đẹp, nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn để giúp cho con
người sống tốt hơn, hướng đến chân-thiện-mĩ.
Hình ảnh ngọn lửa là một ẩn dụ cảm xúc và tư
tưởng của thơ.
- Nhà thơ chân chính là người dù khơng muốn
và phải chịu đau đớn vẫn đốt cháy mình lên và đốt
cháy những người khác
+ Nhà thơ chân chính phải chịu đau đớn:
. Phải có một trực giác nhạy bén và một tâm hồn
đầy xúc cảm. Tấm lịng của họ ln rộng mở đón
nhận những âm vang cuộc đời, quan tâm thường
xuyên và sâu sắc với tất cả những gì xảy ra xung
quanh mình, vươn tới sự đồng cảm, sẻ chia với bao
cuộc đời khác.
. Những nhà thơ lớn trước hết là những nhà nhân

văn chủ nghĩa. Họ vui cái vui của bao người khác,
đau khổ trước nỗi khổ đau của đồng loại, hân hoan
sung sướng trước những điều tốt đẹp, đau khổ và
phẫn nộ trước oan trái bất công.


+ đốt cháy mình lên và đốt cháy những người
khác: thi sĩ chắt thơ từ cõi lòng, từ trái tim biết nhìn
đời, đau đời và trái tim nhà thơ phải cùng nhịp với
bạn đọc để truyền sang cho người đọc những rung
động của tâm hồn mình.
Nhà văn Lep Tơn-xtơi sử dụng hình thức câu
định nghĩa để khẳng định đặc trưng và tác dụng kì
diệu, to lớn của thơ ca.
* Bình luận ý kiến (6.0 điểm)
- Tại sao nhà thơ chân chính dù phải chịu đau
đớn vẫn đốt cháy mình và đốt cháy những người
khác?
“Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất
của tâm hồn khi động chạm tới cuộc sống” (Nguyễn
Đình Thi). Muốn có thơ, nhà thơ phải chớp được
những giây phút xuất thần. Khi đứng trước cảnh vật
thiên nhiên, cảnh đời éo le, nỗi đau của con người,
nỗi đau thế sự. Một yếu tố không thể thiếu được đó
là sự rung động của trái tim tạo thành điểm giao thoa


giữa nội tâm và ngoại cảm. Khi ấy ngòi bút mới có
thể xúc động hồn thơ.
Thơ ca sinh ra từ tâm hồn, từ trong lòng người

ta, và trở lại làm cho con người ngạc nhiên vì nó.
Thơ khơng chỉ là sự im lặng giữa các từ, nó là tiếng
lịng, là sự tỉnh táo trong cảm xúc vừa trữ tình, vừa
suy tưởng để rồi trở thành người bạn trung thành
trên mọi chặng đường đời.
Trong quá trình sáng tạo thơ, rung động và cảm
xúc là điểm lựa. Từ đó tình cảm trong thơ phải mạnh
mẽ và sâu lắng đến tận cùng. Trên thực tế nhiều nhà
thơ đã xuất thần trên ngọn bút nhờ cái giây phút xuất
thần ấy. Hoàng cầm khi nghe tin giặc đốt phá quê
nhà, một vùng quê với bao kỉ niệm, đã viết câu thơ
“Sao xót xa như rụng bàn tay”. Quê hương đau như
thân thể mình đau.
Thơ là nỗi niềm, là tấm lịng khơng phải của
riêng nhà thơ mà trái tìm nhà thơ phải đập cùng một
nhịp đập với trái tim quần chúng và cả cộng đồng.


Nhà thơ phải biết kết hợp tình cảm và lí trí thì mới
đem đến cho thơ những cảm xúc sâu sắc.
Phải yêu thương và trân trọng con người và cuộc
sống. Thơ muốn hay tình cảm phải bùng cháy, đó là
bản chất của thơ, nguyên tắc của thơ. Chỉ khi nào
tình cảm tràn ra thì chữ nghĩa trong thơ mới hàm súc
và chắt lọc.
Từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,
… sau này là Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đình
Thi… đều là những thi sĩ chắt thơ từ cõi lòng, từ trái
tim biết nhìn đời, đau đời và biết nâng cuộc đời lên
trong những trang thơ. Nhà thơ Chính Hữu đã cho

rằng “Chỉ có thể có những bài thơ hay nếu mỗi câu
có dính máu của mình trong đó”.
- Thơ có tác dụng như thế nào đối với người
đọc?
Thơ là phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ được
hình thành nhờ mối rung cảm thầm kín giữa con
người và cuộc sống. Trong dòng chảy của thơ, con


người được đắm chìm mình trong tình cảm của nhà
thơ và của chính mình.
Thơ thấm vào lịng người, bởi những cảm xúc
trực liếp và nhiều mối liên tưởng kín đáo, bằng ý tứ
sâu xa, sức quyến rũ của tiết tấu và thanh điệu. Tất
cả những yếu tố ấy ùa vào lịng người đọc, xố đi
hay khắc sâu thêm những tình cảm, tạo nên ấn tượng
khó phai mờ. Con người khi đến với thơ tâm hồn sẽ
được thanh lọc để trong sáng và cao thượng hơn.
* Nhận xét, đánh giá (1.0 điểm)
- Nhà thơ khi sáng tác phải như con ong làm
mật, chịu nhiều vất vả để cho ra đời những giọt ngọt
thơm; như con tằm nhả tơ, vắt kiệt mình để làm nên
những sợi tơ óng ả.
- Người đọc: đến với thơ biết sống mãnh liệt
hơn, tâm hồn trong sáng và biết yêu thương, chia sẻ
nhiều hơn.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ
riêng. (1.0 điểm)



e. Chính tả: đảm bảo những quy tắc về chuẩn
chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,5 điểm)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×