Câu hỏi hay dành cho nhà tuyển
dụng
Những nhà tuyển dụng mới vào nghề thường vẫn băn khoăn không
biết nên hỏi những câu hỏi nào, những câu nào là "đinh" để giúp
phân loại ứng viên.
Thực tế, không phải với ứng viên nào, ở vị trí nào bạn cũng đưa ra những
câu hỏi như nhau được.
Dù bạn đang sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, bạn đang phụ trách nhân sự
tại những công ty lớn kỹ thuật phỏng vấn ứng viên đều đóng vai trò quan
trọng. Kể cả khi bạn không phải là người làm công việc tuyển dụng chuyên
nghiệp, nhưng nếu muốn biết năng lực ứng viên, chỉ qua một cuộc phỏng
vấn, trao đổi nhỏ, bạn cũng có thể hiểu được phần nào. Bởi nếu bạn biết
cách nêu câu hỏi phù hợp, bạn sẽ biết nhận diện ứng viên tốt hơn, sẽ đưa
ra lựa chọn sáng suốt hơn.
Những nhà tuyển dụng mới vào nghề thường vẫn băn khoăn không biết
nên hỏi những câu hỏi nào, những câu nào là "đinh" để giúp phân loại ứng
viên. Thực tế, không phải với ứng viên nào, ở vị trí nào bạn cũng đưa ra
những câu hỏi như nhau được. Sự đa dạng, linh hoạt khi đặt ra câu hỏi sẽ
giúp các nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng cũng như hạn chế của ứng
viên, từ đó để có sự sắp xếp vị trí phù hợp.
Người phỏng vấn nên biết cách chọn câu hỏi cho từng vị trí, để ứng viên
có cơ hội thể hiện bản thân nhưng cũng đủ để nhà tuyển dụng đánh giá
được năng lực, kinh nghiệm và điểm hạn chế của họ. Tuy nhiên, cũng cần
biết rằng, có những dạng câu hỏi mà trong mọi trường hợp, người phỏng
vấn đều cần dùng đến. Sau đây là 3 câu hỏi quan trọng như thế:
- Ưu điểm lớn nhất của bạn là gì?
Câu hỏi này cho phép ứng viên có cơ hội để thể hiện những điều khiến họ
tự hào về bản thân. Họ sẽ thành thật kể ra những điểm tốt của mình và
nhà tuyển dụng không chỉ hiểu được thế mạnh của ứng viên mà còn định
hình được kỹ năng mà họ có cần cho những công việc gì.
Nếu ứng viên có điểm mạnh về cách tổ chức, quản lý thời gian, thế mạnh
của họ sẽ phát huy khi đảm nhận các công việc về quản lý hành chính. Khi
ứng viên mạnh về sáng tạo, về ý tưởng, những công việc liên quan đến
thiết kế, lên ý tưởng sẽ rất lý tưởng đối với họ Nói chung, tùy thuộc
vào điều bạn hỏi và câu trả lời của ứng viên, bạn sẽ biết nên quyết định
thế nào cho phù hợp.
- Giả sử công ty cho bạn một lượng ngân sách cố định, ở vị trí của
bạn, bạn sẽ chi tiền vào những việc gì?
Nhiều người nghĩ rằng, câu hỏi này chỉ dành cho những vị trí lãnh đạo
nhưng thực tế, đây là một câu hỏi giúp bạn đánh giá năng lực của ứng
viên cũng như xem họ tìm hiểu về công ty đến đâu. Nếu họ có những ý
tưởng để cải thiện công việc, thay đổi về các phòng ban, kế hoạch phát
triển trong tương lai bất kể những thay đổi này có khả thi hay không
nhưng ít nhất, nhà tuyển dụng cũng có cái nhìn thiện cảm với ứng viên.
Bởi ít ra, họ cũng đã dành thời gian suy nghĩ, có sự chủ động, nghiêm túc
và niềm tin vào công việc.
Hơn nữa, nhiều ứng viên còn có những ý tưởng gắn kết lượng ngân sách
đó với những khó khăn công ty đang gặp phải và đưa ra hướng giải quyết.
Thử hỏi, nếu không đặt ra câu hỏi này, liệu bạn có bỏ qua một ứng viên
tiềm năng không?
- Hãy nói về một thử thách nào đó bạn đã từng gặp phải trong công
việc và bạn đã giải quyết như thế nào?
Tìm hiểu cách ứng viên đã làm và vượt qua khó khăn trong quá khứ chính
là bài kiểm tra hữu ích giúp bạn đo được khả năng giải quyết vấn đề của
họ cũng như cách họ nhìn nhận những trở ngại trong công việc. Thông
qua cách ứng viên tiếp cận vấn đề, trả lời câu hỏi của bạn, bạn sẽ biết
năng lực giải quyết công việc của ứng viên đó đến đâu. Câu hỏi này cũng
cho thấy mối quan hệ của ứng viên với các đồng nghiệp, uy tín mà ứng
viên đã tạo lập được. Có thể nói, đây là câu hỏi thuộc diện "một mũi tên
trúng hai đích".