Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.86 KB, 3 trang )
Chính sách nhân sự quyết định sự
cống hiến
Hoàng là trưởng phòng kinh doanh một công ty chuyên sản xuất và kinh
doanh thực phẩm. Ngoài khả năng và kinh nghiệm quản lý anh còn là
người am hiểu thị trường. Chính vì thế mà công ty gần như giao hẳn
quyền điều hành mạng lưới kinh doanh cho anh. Con đường sự nghiệp
đang mở ra trước mắt bỗng nhiên, Hoàng nộp đơn xin thôi việc với lý do
rất chung chung là không hài lòng với chính sách ở đây.
Phòng nhân sự phải dùng đến cách “khai thác” vợ anh, mới hiểu nguyên
nhân chính khiến Hoàng quyết định ra đi vì công ty đã trả lương cho
trưởng phòng tiếp thị cao hơn anh. Hoàng không thể chấp nhận việc mình
đã làm cho công ty 4 năm, có kinh nghiệm nhiều hơn lại nhận mức lương
thấp hơn người mới vào công ty được vài tháng và thuộc lớp "đàn em".
Khi biết rõ nguyên nhân, giám đốc phải vội vàng giải thích cho Hoàng biết,
anh vẫn được công ty đánh giá cao khả năng làm việc, nhưng vì công ty
cần một trưởng phòng tiếp thị nên phải đồng ý trả mức thu nhập trên.
Giám đốc thuyết phục Hoàng ở lại vì công ty đã có kế hoạch điều chỉnh
lương của anh và các trưởng phòng khác cho tương xứng.
Bài học rút ra cho các nhà quản lý từ câu chuyện trên là phải bảo đảm tính
công bằng về thu nhập giữa các nhân viên. Nếu không bảo đảm được sự
công bằng về lương bổng trong một thời gian ngắn thì nên đích thân giải
thích cặn kẽ cho họ biết lý do, cũng như kế hoạch khi nào điều chỉnh.
Những điều dễ khiến nhân viên nản lòng
Thông thường, để giải tỏa tâm lý bất mãn, mất động lực làm việc của nhân
viên, các nhà quản lý cần phải hiểu rõ những tác nhân gây ra nó. Dưới
đây là một số gợi ý.
Thu nhập thấp hơn mức chuẩn. Nếu thu nhập của nhân viên thấp hơn
mức đáng ra họ được trả theo vị trí, tính chất công việc và khả năng thực
hiện công việc (tạm gọi là mức chuẩn) thì xác suất rất lớn là nhân viên đó
cảm thấy không còn hứng thú với công việc.