TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA DU LỊCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẨM THỰC TỘC NGƯỜI BANA
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VÙNG DU LỊCH
TÂY NGUYÊN
Giáo viên hướng dẫn
:
Sinh viên thực hiện
:
Mã sinh viên
:
Ngành đào tạo
: Quản trị dịch vụ du lịch – lữ hành
Hà Nội, tháng 4 năm 2022
MỤC LỤC
2
3
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
Tên đầy đủ
ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BĐS
Bất động sản
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
LHQ
Liên hợp quốc
NXB
Nhà xuất bản
THPT
Trung học phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp
Quốc
USD
Đô la Mỹ
VQG
Vườn quốc gia
WHFTA
Hiệp hội du lịch ẩm thực thế giới
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ ngàn đời nay, trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh thăng trầm, bao
nhiêu cuộc xâm lăng, đất nước Việt Nam vẫn kiên cường, bất khuất, đứng vững tự
chủ, độc lập. Không một quốc gia nào, khơng một đội qn nào có thể đứng vững
trên chiến trường vũ trang Việt Nam, hay thậm chí cả trên chiến trường văn hóa Việt
Nam. Trải qua nhiều giai đoạn giữ gìn văn hóa, Việt Nam hiện nay gồm 54 dân tộc
với 54 sắc thái văn hóa khác nhau tạo nên một Việt Nam phong phú, giàu bản sắc
dân tộc và đa dạng trên tất cả các khía cạnh. Dù cư trú ở Việt Nam hàng nghìn năm
hay mới vài trăm năm thì ít nhiều mỗi dân tộc cũng đã gắn bó số phận mình với lịch
sử chung của đất nước, của quá trình đấu tranh bảo vệ tổ quốc, của quá trình phát
triển đất nước. Việc phát triển văn hóa hiện nay ln là một trong những vấn đề
được ưu tiên hàng đầu nhằm mục tiêu tạo nên sự phát triển bền vững của văn hóa
Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều thế lực chống phá trong và ngồi nước đang sử
dụng văn hóa như một cơng cụ để kích động mẫu thuẫn, việc giữ gìn và phát triển
bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống còn ở mỗi quốc gia, là vấn đề trọng yếu
quyết định sự tồn vong của một dân tộc.
Nếu muốn tìm hiểu văn hóa của một dân tộc, chúng ta sẽ khơng thể khơng kể
đến văn hóa ẩm thực. Hằn sâu trong ký ức con người từ bao đời nay, ẩm thực khơng
chỉ là một nét văn hóa vật chất mà cịn là một nét văn hóa truyền thống về tinh thần.
Qua những đường nét ấy, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về tính cách và phẩm giá con
người, trình độ văn hóa dân tộc cũng như đạo lý phép tắc trong phong cách ăn uống
của dân tộc đó. Những năm gần đây, vấn đề ẩm thực đã được xã hội quan tâm rộng
rãi hơn, con người không chỉ cần “ăn no, mặc ấm” mà còn hướng tới “ăn ngon, mặc
đẹp”. Ăn uống là một phần không thể thiếu trong các chuyến du lịch, ấn tượng về
món ăn góp phần khơng nhỏ vào thành cơng của một chuyến du lịch. Theo sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, nhiều hướng tiếp cận văn hóa ẩm thực đã được mở
ra, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Với xu thế phát triển đa dạng trong
nhu cầu du lịch, ẩm thực khơng cịn chỉ đóng vai trị thứ yếu, hỗ trợ nhu cầu của du
khách mà giờ đây đã trở thành mục đích chủ yếu của chuyến du lịch. Các chương
5
trình du lịch ẩm thực ngày càng mọc lên, đem du khách đến với trải nghiệm thưởng
thức hương vị truyền thống đặc sắc tại địa điểm du lịch, vừa giúp du khách có được
trải nghiệm mới, được tìm hiểu văn hóa mới mà cịn góp phần phổ biến văn hóa
giúp gìn giữ và phát huy văn hóa tại địa điểm đó.
Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum, và
Gia Lai – là nơi cư trú của hơn 50 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên một dải
sắc màu văn hóa đa dạng, là nơi đầu tiên du khách tìm đến du lịch mỗi khi muốn
tìm hiểu các dân tộc thiểu số của Việt Nam, cũng là nơi du khách tìm đến khi muốn
nghỉ chân trong cuộc sống bận rộn này để trở về thiên nhiên vốn có của tạo hóa.
Trong cộng đồng tộc người đó, nhất định phải kể đến dân tộc Bana – một trong
những dân tộc thiểu số đông dân cư nhất tại Tây Ngun, góp phần ảnh hưởng
khơng nhỏ vào dải sắc màu văn hóa Tây Nguyên. Sống giữa núi rừng, người Ba Na
đã biết tận dụng thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình. Từ đó, em chọn đề tài
“Nghiên cứu văn hóa ẩm thực tộc người Bana trong phát triển du lịch tại Vùng
du lịch Tây Nguyên” với mong muốn có thể hiểu rõ hơn về tộc người Bana, và có
một cái nhìn khách quan hơn trong việc khai thác vấn đề này vào phát triển du lịch
tại Vùng du lịch Tây Nguyên.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của tộc người Bana ở
Tây Nguyên, từ đó làm cơ sở để đưa ra một vài giải pháp giúp phát triển du lịch tại
vùng du lịch Tây Nguyên
- Nhiệm vụ: Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ có những nhiệm
vụ sau:
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch
+ Tìm hiểu hiện trạng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên gắn với văn
hóa ẩm thực tộc người Bana
+ Đưa ra một vài giải pháp cần thiết nhằm khai thác tiềm năng của ẩm
thực tộc người Bana tại Tây Nguyên
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa ẩm thực tộc người Bana
- Phạm vi nghiên cứu: Tây Nguyên
o Không gian: Tộc người Bana tại Tây Nguyên
o Thời gian: Tháng 11/2021 – T4/2022
4. Phương pháp nghiên cứu
6
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như:
- Tài liệu thứ cấp: thu thập những tài liệu, sách báo, những công trình nghiên
cứu về người Bana và ẩm thực tộc người Bana tại Tây Nguyên
Trước tiên sẽ tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp nhưng tài liệu cần thiết cho
việc nghiên cứu. Những tài liệu này cung cấp những gợi ý giúp xác định chính xác
vấn đề và hình thành cơ sở lý luận cho bài nghiên cứu. Đó là những thơng tin thứ
cấp về văn hóa ẩm thực nói chung và văn hóa ẩm thực tộc người Ba Na nói riêng
cũng như thực trạng du lịch tại Tây Nguyên hiện nay. Từ đó có những thơng tin để
chọn lọc số liệu, lập bảng nghiên cứu, điều tra.
- Tài liệu sơ cấp: Sau khi thu thập thông tin, tổng hợp những phương thức
điều tra, phỏng vấn, bảng hỏi,… để có được cái nhìn khách quan tồn diện hơn và
có thể bắt đầu xây dựng khung bài và bắt đầu tiến hành viết khóa luận.
5. Kết cấu nội dung của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
chính của khóa luận gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch
Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên gắn với văn hóa ẩm
thực tộc người Bana
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch ẩm thực Bana tại Tây
Nguyên
7
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp hội lữ
hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả
ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nơng nghiệp. Vì vậy, trước khi đại dịch Covid
xảy ra, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế
giới. Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp
với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do
hồn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau
nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.
Theo Luật Du lịch năm 2017, du lịch được hiểu là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xun trong thời gian khơng
q 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm
hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức( International Union of
Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích khơng
phải để làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá
nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xun của họ hay ngồi nước họ với mục
đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú khơng phải là nơi làm việc của họ.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc: hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt
quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ
sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.
Theo I.I pirôgionic, 1985: Du lịch là một dạng hoạt động cuả dân cư trong thời
gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
8
xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ
nhận thức văn hố hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên,
kinh tế và văn hoá.
1.2. Khái niệm về văn hóa ẩm thực
• Khái niệm văn hóa
Theo quan niệm của UNESCO: Văn hóa là một tập hợp của những đặc trưng
về tâm hồn, vật chất, trí thức và xúc cảm của một xã hội hay của một nhóm người
trong xã hội và nó chứa đựng ngồi văn học, nghệ thuật cả cách sống, phương thức
sống, hệ thống giá trị truyền thống và đức tin.
Theo quan niệm của Trần Ngọc Thêm: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã
hội.
Nếu môi trường tự nhiên và mơi trường xã hội là điều kiện hình thành mơi
trường văn hóa thì ngược lại, mơi trường văn hóa khi đã xuất hiện lại góp phần rất
lớn trong việc tạo ra lối ứng xử của con người trong việc không ngừng cải thiện môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội. Nền văn hóa được hình thành trong một q
trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ, mang tính lịch sử với một bề dày, một chiều
sâu. Nó được duy trì bằng truyền thống văn hóa, tức là cơ chế tích lũy và truyền đạt
kinh nghiệm trong cộng đồng qua khơng gian và thời gian. Nó là những giá trị
tương đối ổn định thể hiện dưới dạng những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái
tạo trong cộng đồng người và được cố định hóa dưới dạng ngơn ngữ, phong tục, tập
qua, nghi lễ, luật pháp, dư luận,… Có thể xem văn hóa là cái cịn đọng lại, tinh túy
nhất, không dễ thay đổi của một dân tộc, đó là nếp sống của một dân tộc. Bản sắc là
cái chảy ngầm bên trong tạo nên tính các của dân tộc, trong khi phong cách là cái
thể hiện ra bên ngồi.
• Khái niệm ẩm thực
“Ăn uống” hay “ẩm thực” trong tiếng Việt là từ ghép, tương đương với các từ
trong tiếng Anh: “Food and Drink”, tiếng Pháp: “Le oire et le Manger”, tiếng Nhật:
9
“Nomikui” (ẩm thực) hay “Kuinomi” (ăn uống). Ẩm thực theo nghĩa Hán Việt thì
ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn. Ẩm thực nghĩa hoàn chỉnh là ăn uống.
Theo Nguyễn Văn Dương nghiên cứu về ẩm thực trong ngôn ngữ, thì từ “ăn”
trong tiếng Việt có số lượng ngữ nghĩa và số lượng từ ghép rất phong phú, có đến
15/20 ngữ nghĩa được nêu trong Từ điển tiếng Việt có liên quan đến “ăn”. Sở dĩ
“ăn” chiếm vị trí lớn trong ngơn ngữ và tư duy người Việt vì từ xa xưa, khi nước ta
còn nghèo, mức sống còn thấp, thì cái ăn ln là yếu tố quan trọng nhất như những
câu nói ngày xưa: “Có thực mới vực được đạo”, “Dĩ thực vi tiên”… Bên cạnh ăn thì
uống cũng chiếm vị trí quan trọng trong ngơn ngữ người Việt, dù có nhiều nghĩa
khác nhau nhưng về bản chất thì có nghĩa là “uống nước cho hết khát”
• Khái niệm văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực
hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với
một nền văn hóa cụ thể.
Từ ngàn xưa ông cha ta đã không hề xem nhẹ việc ăn uống. Việc dạy ăn như
thế nào, học ăn như thế nào phải được bắt đầu từ chính gia đình. Đây là cái nơi đầu
tiên giúp con người hồn thiện bản thân, hình thành nhân cách, trau dồi kiến thức
ứng xử, thể hiện được truyền thống văn hóa của dân tộc ta từ bao đời nay. Có thể
hiểu văn hóa ẩm thực là cách ăn, kiểu ăn, món ăn đặc trưng của từng dân tộc, từng
địa phương mà qua đó ta biết được trình độ văn hóa, lối sống, tính cách của con
người đó, của dân tộc đó. Nói về văn hóa ẩm thực, trước hết ta phải nói đến nét văn
hóa trong ăn uống ở gia đình, từ đó rộng ra, xa hơn là những bữa tiệc, những dịp
gặp mặt giao lưu,… Ta có thể xem văn hóa ẩm thực là một bộ ‘gen’ đặc sản có khả
năng lưu truyền nhiều giá trị văn hóa của nhân loại mà gia đình chính là lối ăn uống
phổ biến nhất của toàn nhân loại. Ở một mức độ nào đó thì lối ăn uống này ở Việt
Nam phổ biến hơn nhiều so với các nước khác vì Việt Nam xuất phát từ một nước
nông nghiệp, phần lớn người dân sống bằng nghề nông và trồng lúa nước, nên thời
gian tụ họp gia đình ở nhà là chủ yếu trong suốt cả năm. Bữa ăn gia đình và đặc biệt
là bữa ăn của gia đình có nhiều thế hệ là một mơi trường văn hóa, một khơng gian
văn hóa thể hiện q trình tiếp nối và bảo lưu văn hóa độc đáo của người Việt. Ở
10
đây mọi yếu tố văn hóa khơng chỉ được truyền tải trong chuyện ăn gì mà cịn thơng
qua những dụng cụ được dùng trong bữa ăn, cách ứng xử với mọi người trong khi
ăn,… Vậy tựu chung, ta có thể hiểu đơn giản rằng, văn hóa ẩm thực là những phong
tục, nhưng thể thức ăn uống từ nghìn xưa để lại, mang đậm sắc thái của một nước,
tạo nên những nét riêng biệt của nước đó.
Nó thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Một món ăn
chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương, hoặc thông qua
thương mại, buôn bán, trao đổi.
Văn hóa ẩm thực bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần:
- Văn hóa vật chất: Nói đến văn hóa vật chất trong ẩm thực là nói đến các
món ăn, đồ uống.
- Văn hóa tinh thần: Nói đến văn hóa tinh thần của ẩm thực thể hiện trong
cách ăn uống, phép tắc ăn uống, những tác động căn bản thỏa mãn nhu cầu sống của
con người và mối quan hệ giữa con người với nhau.
Tóm lại, văn hóa ẩm thực thể hiện: “Mỗi một cộng đồng cư dân khác nhau
đều có cách ăn, cách uống và các món ăn uống khác nhau, nó phản ánh kinh tế, xã
hội của tộc người đó”.
1.2.1. Điều kiện phát triển văn hóa ẩm thực
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
• Vị trí địa lý
Vị trí địa lý đóng vai trị xác định đến ngun liệu của món ăn. Đất nước có
những dịng sông dồi dào phù sa màu mỡ với nền văn minh lúa nước thì nền ẩm
thực khơng thể vắng bóng những món ăn làm từ gạo hay nơng sản như ngơ, khoai.
Đất nước có vùng biển thì đặc sản lại là các loại hải sản tươi ngon. Hay đất nước
gập ghềnh đồi núi với khí hậu ơn hịa thì lại là địa điểm lý tưởng để chăn nuôi gia
súc, trồng các loại rau xanh hay cây ăn quả.
Việt Nam là một nước nơng nghiệp nhiệt đới, do đó cây trồng xanh tốt bốn
mùa, gồm đủ các loại rau, củ, quả. Bờ biển dài có nhiều sơng, ngịi, là nguồn cung
cấp thủy sản phong phú, đa dạng, đủ các chủng loại. Khí hậu nước ta khơng những
11
thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, trong đó cây lúa là lương thực chính, mà cịn
thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm mà chủ yếu là gà, vịt, lợn,
trâu, bò, dê,… được phát triển tùy theo từng vùng. Việt Nam có chung nguồn gốc
lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế, vậy nên dù chia làm ba miền Bắc, Trung Nam
nhưng trong chế biến món ăn vẫn có những tương đồng mang tính thống nhất. Là
một nước nông nghiệp, chủ yếu sản xuất lúa gạo, nên cả ba miền đều lấy cơm làm
thức ăn chính. Miền nào cũng thích ăn những món ăn có nước (canh), các món ăn
đều được nêm bằng muối, mắm, dùng các loại rau thơm làm tăng mùi vị. Bên cạnh
đó, mỗi miền lại có phương pháp chế biến riêng tạo nên sự phong phú trong món
ăn, trở thành những ưu điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
• Đất đai
Đất là một trong những thành phần ảnh hưởng rất lớn đến ẩm thực vùng miền.
Bởi những nơi có đất phù sa, thường tập trung các đồng bằng châu thổ và các đồng
bằng ven biển miền trung Việt Nam, đất phù sa có diện tích 3 triệu ha thích hợp
trồng các loại cây lương thực, cơng nghiệp ngắn ngày. Cịn những nơi có đất feralit
là chủ yếu, thường tập trung chủ yếu miền núi và trung du, các loại đất feralit chiếm
diện tích trên 16 triệu ha thích hợp trồng rừng, cây cơng nghiệp, cây ăn quả, và một
số cây hoa màu.
• Khí hậu
Khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Mùa hè nắng nóng
cần những món ăn mát như canh chua, rau luộc. Mùa xuân cần những món ăn ấm
áp. Mùa thu với sắc màu ẩm thực trung tính và mùa đơng lạnh giá ln cần những
món nóng xua tan cái lạnh.
Việt Nam có điều kiện khí hậu đa dạng, vì vậy các nguồn thực phẩm trong tự
nhiên hết sức phong phú. Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có
nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít
nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt
đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm khơng thuần nhất trên
tồn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt.
Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam
12
và từ Đông sang Tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đơng Bắc nên nhiệt
độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ
ở Châu Á.
Tại vùng khí hậu có nhiệt độ càng thấp thì sử dụng càng nhiều thực phẩm
động vật, giàu chất béo, phương pháp chế biến phổ biến là quay, nướng hầm, các
món ăn đặc, nóng, ít nước và ăn nhiều bánh. Vùng khí hậu nóng thì dùng nhiều món
ăn được chế biến từ các ngun liệu có nguồn gốc từ thực vật, tỉ lệ thịt chất béo
trong món ăn ít hơn. Phương pháp chế biến phổ biến là xào, luộc, nhúng, trần, nấu...
các món ăn thường nhiều nước có mùi vị mạnh: rất thơm, rất cay...
• Địa hình
Mỗi địa hình khác nhau sẽ có khí hậu khác nhau, ảnh hưởng sâu sắc đến khẩu
vị trong ẩm thực.
Việt Nam có địa hình trải dài từ bắc vào nam nên khí hậu và thổ nhưỡng cũng
khác nhau, rất đa dạng, và có nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,1 độ C (đặc biệt là
khu vực đồng bằng và miền núi tây bắc có sự khác biệt). Nên Việt Nam chia nước
thành ba khu vực: khu vực phía Bắc, miền Trung và miền Nam. Mỗi vùng miền sẽ
có chất đất khác nhau, khí hậu khác nhau, sẽ ảnh hướng tới nguyên liệu ẩm thực
cùng khẩu vị sẽ khác nhau
• Thủy văn
Thủy văn hay nguồn nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong
nông nghiệp, và ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa ẩm thực của mỗi địa phương hay
vùng miền. Ví dụ như ở hạ lưu các con sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công, sơng
Hằng, sơng Nin… nơi có nguồn nước dồi dào là những vùng nông nghiệp trù phú
tạo ra các nguyên liệu ẩm thực đa dạng hơn. Cịn tại những vùng khơ hạn ở hoang
mạc hoặc núi cao nông nghiệp không phát triển được, nên sẽ mở ra những con
đường tìm nguyên liệu thực phẩm khác. Mang lại bản sắc văn hóa ẩm thực tại mỗi
nơi.
• Sinh vật:
13
Các sinh vật trong tự nhiên là cơ sở để thuần dưỡng tạo nên các giống cây
trồng, vật ni. Ví dụ như lúa gạo được thuần dưỡng từ cây dại, cao, mọc ờ các hồ
nước nông ở vùng Đông Nam Á, châu Phi và quần đảo Ăng-ti lớn. Cây cà phê có
nguồn gốc là cây bụi mọc hoang dại trong vùng rừng nhiệt đới của châu Phi.
Thêm nữa, đồng cỏ, bãi chăn thả, nguồn thức ăn trong tự nhiên là cơ sở thức
ăn tự nhiên để chăn nuôi gia súc. Ví dụ như vùng đồng cỏ tươi tốt như pre-ri ở Hoa
Kì, pam-pa ở Argentina, các đồng cỏ rộng lớn ờ Anh, Pháp… là cơ sở phát triển
trang trại chăn ni bị có qui mơ lớn. Các đồng cỏ khơ cằn ở Mơng cổ, Tây Á, châu
Phi, Australia… thích hợp với việc chăn thả dê, ngựa, cừu…
Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nơng, lâm
nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14.600 loài thực vật).
Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưa ánh sáng, nhiệt
độ lớn và độ ẩm cao.
Quần thể động vật ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều
lồi thú q hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Hiện nay, đã liệt kê được 275
lồi thú có vú, 800 lồi chim, 180 lồi bị sát, 80 lồi lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000
loài sâu bọ. (Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng lá là nơi cư trú của
nhiều loài khỉ, vẹc, vượn, mèo rừng. Các loài vẹc đặc hữu của Việt Nam là vẹc đầu
trắng, vẹc quần đùi trắng, vẹc đen. Chim cũng có nhiều lồi chim quý như trĩ cổ
khoang, trĩ sao. Núi cao miền Bắc có nhiều thú lơng dày như gấu ngựa, gấu chó,
cáo, cầy...)
1.2.1.2. Điều kiện xã hội
• Kinh tế
Những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì các món ăn phong phú, đa dạng,
được chế biến và hoàn thiện cầu kỳ hơn, ngon hơn và có tính khoa học hơn. Ngược
lại những quốc gia hay vùng dân cư có nền kinh tế kém phát triển thì các món ăn đa
phần bị bó hẹp trong nguồn nguyên liệu tại chỗ nên khẩu vị ăn uống của họ đơn
giản, các món ăn ít phong phú và thể hiện đậm nét dân dã
14
Những người có thu nhập cao địi hỏi món ăn ngon, đa dạng phong phú, phải
được chế biến và phục vụ cầu kỳ, cẩn thận, đạt trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao,
ngoài ra phải đạt các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và chế độ dinh dưỡng. Đồng
thời họ cũng là người luôn hiếu kỳ với những nền văn hố ăn uống mới.
Những người có thu nhập thấp là những người coi ăn uống để cung cấp năng
lượng, các chất dinh dưỡng để sống, làm việc nên họ chỉ đòi hỏi ăn no, đủ chất và
trong trường hợp đặc biệt mới đòi hỏi ăn ngon và khẩu vị của họ bị bó hẹp mang
tính bảo thủ.
Những người hay đi du lịch: bản chất của họ là những người ham tìm hiểu, ưa
mạo hiểm. Về cơ bản nhóm người này giống với nhóm người có thu nhập cao, họ
lại là những người rất cởi mở và rất thích thú đón nhận và thưởng thức những nền
văn hố ăn uống mới.
• Tơn giáo
Đây là yếu tố khá quan trọng, có những tơn giáo có những quy định ảnh
hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống của cả quốc gia:
Tôn giáo sử dụng thức ăn làm vật thờ cúng thì ảnh hưởng nhiều đến tập quán
và khẩu vị ăn uống.
Tơn giáo càng nghiêm ngặt thì ảnh hưởng càng nhiều và nếu tôn giáo đã lại
dùng thức ăn làm vật thờ cúng thì trong ăn uống càng có nhiều điều cấm kỵ, từ đó
tạo ra tính đặc biệt riêng của tơn giáo và những tín đồ theo đạo đó.
Tơn giáo càng mạnh thì phạm vi ảnh hưởng càng lớn và sâu sắc. Ví dụ như
đạo Hồi có khoảng 1,8 tỷ tín đồ, trên thế giới có nhiều quốc gia coi đạo hồi là quốc
đạo và họ hoàn toàn cấm dân chúng mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc
những thứ gây kích thích, gây nghiện khác.
• Lịch sử
Sự ảnh hưởng của lịch sử thể hiện qua một số điểm có tính quy luật sau:
− Bề dày lịch sử của dân tộc càng lớn thì các món ăn càng mang tính
cổ truyền, độc đáo truyền thống riêng đặc biệt của dân tộc.
15
− Trong lịch sử, dân tộc nào mạnh, hùng cường thì món ăn phong
phú, chế biến cầu kỳ pha chất huyền bí nhưng lại có tính bảo thủ cao.
−
Chính sách cai trị của nhà nước trong lịch sử: càng bảo thủ thì tập
qn và khẩu vị ăn uống càng ít bị lai tạp.
Suốt mấy nghìn năm lịch sử của nước ta là quá trình dùng nước và giữ nước,
liên tục bị ngoại xâm xâm lược: Trung Quốc, Pháp, Nhật, Mỹ…Sau năm 1975 đất
nước ta mới được thống nhất. Yếu tố lịch sử của dân tộc đã chi phối đến nền văn
hoá ăn uống của Việt Nam rất nhiều: Chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá ẩm thực
Trung Hoa, văn hoá ẩm thực Pháp và miền Nam bị ảnh hưởng của văn hố ăn uống
và lối sống Mỹ.
1.2.2. Vai trị của văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch
Theo Tổ chức Du lịch thế giới, cơ cấu chi tiêu của du khách trong chuyến du
lịch thì đến 1/3 là chi tiêu cho nhu cầu ẩm thực. Ẩm thực là yếu tố góp phần tạo nên
chất lượng và thương hiệu du lịch. Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực là một phần
không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh du lịch của mỗi quốc gia. Qua đó có thể
thấy giá trị, vai trò quan trọng của ẩm thực trong sự phát triển du lịch.
Trước hết, vai trò đầu tiên của ẩm thực chính là lấp đầy chiếc dạ dày của du
khách. Theo thang bậc nhu cầu của Maslow thì nhu cầu sinh lý cơ bản là nhu cầu
đầu tiên và thiết thực nhất cần được đáp ứng, có thể nói chỉ khi nhu cầu này được
thỏa mãn trọn vẹn thì nhu cầu khác mới được thiết lập. Cũng theo như ông cha ta
ngày xưa đã có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” vốn dùng để nhắc nhở con
cháu rằng việc đầu tiên chúng ta phải học khi xuất hiện trên cuộc đời này chính là
‘học ăn’. Đối với du khách, ăn uống không chỉ để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu, mà
cần được nâng lên thành một môn nghệ thuật đặc biệt. Nếu các môn nghệ thuật như
nhạc họa, điện ảnh đáp ứng nhu cầu tinh thần về việc nghe, nhìn, thì ẩm thực chính
là một mơn nghệ thuật cần đáp ứng được trước tiên là nhu cầu sinh lý (ăn no), tiếp
đó mới là thưởng thức về món ăn ngon, trình bày đẹp, khơng gian u thích,… Du
khách đi du lịch là tách khỏi mơi trường sống hàng ngày để đến miền đất mới, một
môi trường mới để nghỉ ngơi, thư giãn, thăm thú hay khám phá những điều mới lạ.
Tuy nhiên du khách lại không thể tách rời được nhu cầu ăn uống – nhu cầu sinh lý
của con người. Đặc biệt là với cường độ vận động lớn hơn thường ngày rất nhiều
16
khi đi du lịch nên cần được ăn uống đầy đủ để bổ sung lượng calo đã mất, tái sử
dụng sức lao động. Vì vậy, ăn uống là một trong những điều kiện không thể thiếu
trong việc tạo nên sản phẩm du lịch.
Thứ hai, ẩm thực mỗi vùng mỗi miền đều khác nhau, và du khách thì lại muốn
trải nghiệm hết những điều khác biệt đó. Văn hóa ẩm thực chính là một loại tài
nguyên du lịch đặc biệt trong phát triển kinh doanh du lịch. Trải qua bề dày lịch sử,
ông cha ta đã để lại một kho tàng ẩm thực phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp
với từng khẩu vị của mỗi người, mỗi miền đất riêng. Việt Nam gồm 63 tỉnh thành
và 54 dân tộc, từng vùng miền lại có một màu sắc ẩm thực đặc sắc riêng tạo nên
một dải sắc màu phong phú cho ẩm thực Việt Nam. Đầu bếp Didier Corlou từng
nói: “Tơi bị ám ảnh bởi hương vị đồng quê của Việt Nam như: vị chát nồng của hoa
chuối, vị ngọt và giòn của đu đủ xanh và đặc biệt là cái mùi rất riêng, rất khó tả
của nước mắm. Tơi nghĩ, những nét mộc mạc này là cái hồn của ẩm thực Việt Nam.
Và đó cũng là lý do giữ tơi ở lại với mảnh đất này.” (Theo báo Quốc tế thị trường
và tiêu dùng số 69-70/2006). Hiện nay, do có sự giao thoa văn hóa mà chúng ta có
thể thưởng thức các món ăn ở bất cứ đâu, tuy nhiên hương vị ấy phải được tạo nên
bởi chính điều kiện tự nhiên của miền đất ấy – nơi có chất đất, có nguồn nước và
khí hậu tại vùng đó và đặc biệt là những công thức kỹ thuật chế biến theo bí quyết
riêng tạo nên một đặc sản nổi tiếng. Ví như, đến Hà Nội là phải thưởng thức món
phở, bún chả, ném cuốn,… Những món ăn đều có thể thưởng thức ở bất kỳ đâu
nhưng chỉ có Hà Nội mới có được phong vị ấy. Hoặc như Lươn Nghệ An, Mỳ
Quảng, Bún bò Huế,… Và một yếu tố khác tạo nên đặc sản chính là khơng gian
thưởng thức như bánh tôm phải ăn ở Hồ Tây mới ngon, cua bể phải ăn nóng trên bờ
biển mới thích, vào rừng thì phải ăn nướng thịt mới ‘đúng bài’. Khơng phải ngẫu
nhiên mà nhà marketing huyền thoại Philip Kotker khi đến Việt Nam đã có đánh giá
rằng: Việt Nam nên trở thành ‘Bếp ăn của thế giới’. Ẩm thực là một sản phẩm du
lịch thu hút khách du lịch với nhu cầu tham quan, tìm hiểu khám phá ẩm thực địa
phương. Đơi khi chính sự hấp dẫn trong văn hóa ẩm thực địa phương lại trở thành
động cơ và mục đích du lịch của du khách. Bởi lẽ, ẩm thực chính là một bức tranh
đầy màu sắc mà bất kỳ du khách nào đến với vùng đất mới cũng có khát khao được
khám phá, thưởng thức dư vị đặc trưng trong văn hóa vùng miền.
17
Du lịch ẩm thực không chỉ đơn giản là thưởng thức những món ăn, đồ uống
ngon, độc đáo, mà cịn là cung cấp những trải nghiệm, khám phá về bản sắc văn
hóa, sinh hoạt cộng đồng của điểm đến gắn với từng món ăn, đồ uống nơi đó. Theo
Hiệp hội Du lịch Ẩm thực thế giới – WHFTA (2017) thì du lịch ẩm thực là việc tìm
kiếm các trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ liên quan đến việc ăn và uống. Hall và
Michell (2001) thì cho rằng du lịch ẩm thực được hiểu là hoạt động của khách du
lịch với mục đích chính là các điểm sản xuất, chế biến món ăn, các lễ hội ẩm thực,
các nhà hàng hoặc những điểm đến cụ thể nơi họ được trải nghiệm những món ăn
điển hình của điểm đến. Ví dụ như hoạt động đi thăm nhà máy sản xuất rượu vang
nho Đà Lạt, du khách có thể tham quan, trải nghiệm quy trình sản xuất ra rượu vang
nho Đà Lạt, đồng thời có thể nếm thử rượu vang nho ngay tại nơi sản xuất cùng
những món ăn độc đáo đặc trưng của địa phương.
Thứ ba, ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột chính trong ngoại giao tồn
diện (gồm ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa). Năm
2019, lần đầu tiên Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO quyết định tổ chức “Ngày
ẩm thực Việt Nam” thành chuỗi sự kiện tại một số quốc gia đại diện với điểm đến
đầu tiên là thành phố bên bờ Địa Trung Hải Perpignan, niềm Nam nước Pháp. Với
Việt Nam, tinh hoa văn hóa được kết tinh qua ẩm thực. Đó chính là nguồn cảm
hứng để Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO lựa chọn ẩm thực như một cách tiếp
cận mới, tạo nên điểm nhấn trong dịng chảy chung giới thiệu, quảng bá hình ảnh
Việt Nam ra thế giới.
Và cuối cùng vai trị của văn hóa ẩm thực chính là phát triển kinh tế du lịch.
Văn hóa ẩm thực đặc trưng của điểm đến góp phần thu hút thêm khách du lịch, kéo
dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu bình quân của khách, tăng doanh thu du lịch
và tạo nguồn thu cho địa phương. Văn hóa ẩm thực được xem là yếu tố khơng thể
tách rời của du lịch. Hoạt động du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống của
khách du lịch, tạo ra việc làm và mang lại thu nhập kinh tế cho một bộ phận người
dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch địa phương. Theo kết
quả nghiên cứu của Trịnh Xuân Dũng: “Các nhà kinh tế đã tổng kết khi GDP tăng
1% thì doanh thu của ngành dịch vụ phục vụ món ăn và đồ uống tăng thêm 1,5%.
Điều quan trọng, các dịch vụ này là nơi “xuất khẩu tại chỗ” và làm gia tăng giá trị
18
của các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ hải sản và công nghiệp chế biến
thực phẩm. Giá 1kg cà chua khi bán trên thị trường chưa được 1 USD, nhưng khi
đem vào nhà hàng, khách sạn chế biến thành món salat sẽ tăng gấp chục lần. Giá
một kg thịt gà khoảng 5 USD, nhưng khi được chế biến thành món ăn trong khách
sạn sẽ tăng lên gấp gần mười lần. Sản phẩm của cà phê Trung Nguyên có mặt trên
các nước trong không chỉ là Trung Nguyên mà là Việt Nam. Giá 1kg cà phê hạt là 1
USD, nhưng chế biến 1kg cà phê để bán cho người tiêu dùng cho vào cốc cà phê thì
giá sẽ lên tới 600 USD. Theo kết quả nghiên cứu, dịch vụ phục vụ ăn, uống làm gia
tăng giá trị của các sản phẩm trên tới 300% và thu được lợi nhuận từ 40-50% trong
tổng doanh thu”. Doanh thu từ kinh doanh ăn uống chiếm một tỉ lệ khá lớn trong
tổng doanh thu của ngành du lịch, chỉ đứng sau doanh thu về lưu trú, bởi kinh
doanh ăn uống hay nói cách khác là ẩm thực góp phần khơng nhỏ tạo nên doanh thu
trong ngành du lịch.
Tiểu kết chương 1: Ẩm thực ngày nay là tổng hịa của những yếu tố như món
ăn ngon, thực phẩm an toàn, vệ sinh, thú vui của người thưởng thức và hứng khởi
của người chế biến. Mỗi quốc gia, mỗi điểm đến đều có những đặc sản đặc trưng
riêng của mình, được tạo nên bởi những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống riêng.
Và do đó, ẩm thực của quốc gia, vùng miền nào là ngon hơn, là đặc sắc hơn phụ
thuộc vào sở thích ẩm thực của mỗi du khách. Qua đây chúng ta hẳn đã có thể hiểu
được tầm quan trọng của ẩm thực cũng như điều kiện để phát triển nó trở thành tiền
đề cho du lịch phát triển, vừa có thể quảng bá, giao lưu ẩm thực vừa có thể bảo tồn
giá trị văn hóa đến các đời sau.
19
CHƯƠNG 2.
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY
NGUYÊN GẮN VỚI VĂN HÓA ẨM THỰC TỘC NGƯỜI BANA
2.1. Khái quát vùng du lịch Tây Nguyên
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng
với tổng diện tích 54.641km², chiếm 16,8% diện tích cả nước; không chỉ là một cao
nguyên duy nhất mà bao gồm hệ thống cao nguyên liền kề với độ cao trung bình từ
500 - 1.500m. Nơi đây hàm chứa nguồn tài ngun thiên nhiên và nguồn tài ngun
văn hóa vơ cùng to lớn có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch.
Vùng Tây Ngun có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc
phịng an ninh đối với cả nước và khu vực Đông Dương. Nằm ở khu vực ngã ba
biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia, tiếp giáp với các vùng Bắc Trung Bộ,
Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, Vùng Tây Nguyên có điều kiện thuận
lợi để mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch với nhiều vùng trong
cả nước và quốc tế.
Tây Nguyên có nền địa hình khá đa dạng, từ vùng núi cao đến các cao nguyên
rộng lớn và các thung lũng với những cánh đồng trù phú…, đã tạo nên cho Tây
Ngun có khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm (khí hậu ơn đới trong lòng nhiệt
đới), với nhiều cảnh quan hấp dẫn, nhiều thác ghềnh hiểm trở, nhiều cánh rừng
nguyên sinh với giá trị đa dạng sinh học cao…
Tây Nguyên là nơi cư trú của 47 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những giá trị
di sản văn hóa khác nhau đã tạo thành một kho tàng văn hóa đặc sắc nhất trong cả
nước. Đó là “Khơng gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” – kiệt tác và là di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại; các giá trị kiến trúc truyền thống độc đáo như
Nhà Rông, Nhà Dài, Nhà Mồ…; các lễ hội truyền thống độc đáo (lễ hội đua Voi,
Cồng Chiêng, Bỏ Mả, Cơm Mới…); các giá trị văn hóa dân gian, các sử thi truyền
miệng, các loại nhạc cụ dân tộc độc đáo. Tây Nguyên còn lưu giữ nhiều di tích lịch
sử cách mạng gắn liền với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc (Ngục Kon
Tum, Chiến thắng Đắk Tô – Tân Cảnh…).
20
Với những giá trị đặc sắc về tài nguyên du lịch, Tây Nguyên có thể khai thác
để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, mang Thương hiệu Tây Nguyên để hấp
dẫn khách du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.
• Tài nguyên du lịch thiên nhiên
Vùng Tây Nguyên có một số địa điểm có khí hậu ơn đới, mát mẻ quanh năm,
là điều kiện tự nhiên lý tưởng để xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp như
Tuyền Lâm, Đan Kia (Đà Lạt – Lâm Đồng), Măng Đen (Kon Tum). Đà Lạt đã được
xây dựng trở thành thành phố nghỉ dưỡng từ những năm đầu thế kỷ 20. Hiện nay,
thành phố Đà Lạt còn bảo tồn được nhiều biệt thự cổ kiểu Pháp, điển hình là Dinh
Bảo Đại, có giá trị cao về kiến trúc và cảnh quan du lịch. Măng Đen – Kon Tum đã
và đang được xây dựng thành một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp mang
tầm cỡ khu vực.
Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, núi,
cao nguyên, sông suối, thác nước, hồ… và cả hệ động thực vật hết sức phong phú,
trong đó có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia… Những tài nguyên có
giá trị để khai thác phát triển du lịch bao gồm: cảnh quan dọc các sông Đắk Bla, Pa
Cô, Serepok, Krông Ana, Krông Nô, Đồng Nai…; hệ thống các hồ lớn và đẹp như
Tuyền Lâm, Đan Kia Suối Vàng (Lâm Đồng), Hồ Lắk (Đắk Lắk), Biển Hồ (Gia
Lai), các hồ thủy điện (Yaly, Đại Ninh…); hệ thống các thác nước như Dray Sap,
Trinh Nữ, Diệu Linh, Phú Cường, Lưu Ly, Pongour, Cam Ly, Pren… Tất cả những
cảnh quan thiên nhiên ấy đều có thể khai thác trở thành điểm tham quan hết sức lý
tưởng.
Tây Ngun cịn có nhiều nguồn suối nước nóng, có suối nước nóng đến 55oC
như suối Ram Phia, suối Kon Nit… tập trung ở Kon Đào, Ngọc Tụ (huyện Đắk Tô,
Kon Tum), Đắk Ring, Ngọc Tem (huyện Kon Plông, Kon Tum); Đạ Long (huyện
Đam Rông, Lâm Đồng)… Đây là những suối có chứa rất nhiều khống chất có tác
dụng chữa bệnh hiệu quả.
– Kom Tum có các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Thầy; khu di tích danh
thắng Măng Đen, khu du lịch Đắk Tre ở huyện Kon Plơng; suối nước nóng Đắk Tơ,
thác Đắk Lung; hồ Yaly; vườn quốc gia Chư Mom Ray, rừng đặc dụng Đắk Uy, khu
21
bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, cảnh quan đèo Lò Xo, khu vực bãi đá thiên nhiên
Đắk T’re…
– Gia Lai có nhiều suối hồ, ghềnh thác, đèo và những cánh rừng nguyên
sinh có cảnh quan thiên nhiên mang đậm nét hoang sơ nguyên thủy của núi rừng
Tây Nguyên như vườn quốc gia Kon Ka Kinh; thác Xung Khoeng, thác Phú
Cường… Ngồi ra, cịn có nhiều tài ngun du lịch hấp dẫn như hồ thủy điện Yaly,
Suối Đá, Suối Mơ, Núi Hàm Rồng, Biển Hồ (hồ Tơ Nưng)…
– Đắk Lắk có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái với nhiều thác nước đẹp
nổi tiếng như Thác Krông Kma, Thủy Tiên, Dray Nur…; nhiều hồ lớn với diện tích
200 – 1.400ha như hồ Lắk, hồ Ea Nhai, hồ Ea Súp… Bên cạnh đó, các vườn quốc
gia và các khu bảo tồn thiên nhiên cũng là thế mạnh của Đắk Lắk như vườn quốc
gia Yok Đôn, Chư Yang Sin; các khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka, Ea Sơ… Ngồi
ra, Đắk Lắk cịn có nhiều cảnh quan hấp dẫn, nhiều nơng trường cà phê nổi tiếng cả
nước…, thích hợp cho phát triển du lịch nơng nghiệp nơng thơn.
– Đắk Nơng có những danh lam thắng cảnh như: Hệ thống thác gồm: thác
Bảy Tầng (thác Len Gun), thác Dray Sáp, thác Gia Long, thác Trinh Nữ, thác Ba
tầng, thác Lưu Ly, thác Đắk G’lun, thác Liêng Nung, thác Cơ Tiên; suối khống
Đắk Mol; các khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Tà Đùng; hệ thống hồ: Hồ Tây,
Hồ Trúc, Hồ Doãn Văn, Hồ Ea S’no, Hồ Đắk R’Tih…
– Lâm Đồng với trung tâm du lịch Đà Lạt – thành phố ngàn hoa với nhiều
cảnh quan, núi, hồ, thác, một hệ thống biệt thự cổ phong phú hấp dẫn. Hệ thống hồ
của Lâm Đồng như Đan Kia Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, hồ Xuân Hương, hồ Than
Thở, hồ Đại Ninh… là những điểm tài nguyên đặc sắc có thể khai thác xây dựng
các sản phẩm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng hồ. Hệ thống cảnh quan như đỉnh
Lang Biang; các rừng thông cảnh quan; các thác nước (Đam B’ri, Cam Ly, Prenn,
Pongour…); các VQG (Bidoup – Núi Bà, Cát Lộc – Cát Tiên) và các khu bảo tồn tự
nhiên (Mađagui…) là những tài nguyên du lịch tự nhiên có sự hấp dẫn độc đáo đối
với khách du lịch.
• Tài ngun du lịch văn hóa
22
Các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng: Vùng Tây Ngun cịn lưu giữ được
nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, trong đó có nhiều di tích được xếp hạng
quốc gia. Đây là những tài nguyên du lịch có giá trị để khai thác phục vụ phát triển
du lịch.
– Kon Tum có di tích lịch sử Ngục Kon Tum, Ngục Đắk Glei, di tích lịch sử
danh thắng Măng Đen, di tích lịch sử chiến thắng Đắk Tơ-Tân Cảnh, di tích chiến
thắng Plei Kần
– Gia Lai có các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia như: Tây Sơn Thượng
Đạo, Nhà lao Pleiku, Làng kháng chiến Stor, Chiến thắng đường 7 sơng Bờ….
– Đắk Lắk có nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng như Nhà Đày
Buôn Ma Thuột, Bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk, hang đá Đắk Tur, Đồn điền Ca Đa,
Đình Lạc Giao, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Tòa Giám mục Đắk Lắk, Tháp Yang
Prong…
– Đắk Nơng gồm có Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm N’Trang Gưh, Cụm
di tích lịch sử N’Trang Lơng, Di tích lịch sử cách mạng căn cứ kháng chiến B4 –
Liên tỉnh IV Nam Nung, Di tích lịch sử Ngục Đắk Mil, Di tích lịch sử địa điểm bắt
đầu đường Hồ Chí Minh Nam Tây Nguyên – Nam Bộ…
– Lâm Đồng có nhiều di tích văn hóa lịch sử như Dinh I, Dinh II, Dinh III,
khách sạn Palace; chùa Linh Sơn, Linh Phong; Thiền viện Trúc Lâm; nhà thờ Chánh
tòa, Cam Ly; khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên…
Nếp sống nương rẫy: Tây Nguyên là nơi sinh sống của 47 dân tộc anh em,
trong đó có một số dân tộc bản địa như các tộc người Bana, Xơ đăng, Giẻ Triêng,
Brâu, Rơ măm, M’nơng, Mạ, Cơho thuộc nhóm Mơn – Khmer và các tộc người
Giarai, Ê đê, Churu, Raglai thuộc nhóm Nam đảo. Người Kinh có mặt ở Tây
Nguyên từ thế kỷ 19, cùng nhiều dân tộc miền núi phía Bắc di cư vào như Tày,
Nùng, Thái, Dao, H’mơng, Bru – Vân Kiều làm cho mối quan hệ và giao lưu văn
hóa ở Tây Nguyên phong phú và đa dạng.
23
Đặc trưng lớn nhất quy định những sắc thái văn hóa của Tây Nguyên là nếp
sống nương rẫy, là nếp sống chủ đạo, bao trùm toàn bộ các tộc người. Toàn bộ đời
sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên từ tín ngưỡng, phong tục,
nghi lễ, đời sống tình cảm của con người cũng gắn bó với rừng núi và nương rẫy.
Các dân tộc Tây Nguyên có những nét tương đồng và khá đặc trưng về quan niệm
và ứng xử giữa thế giới người sống và người chết từ đó hình thành cả một hệ thống
tập tục, nghi lễ, sinh hoạt văn hóa xung quanh thế giới người chết – tạo nên hiện
tượng văn hóa dân gian – sinh hoạt văn hóa nhà mồ.
Lễ hội: Mỗi dân tộc Tây Nguyên có những nét văn hóa, phong tục, tập qn
riêng. Quy mơ tổ chức và khơng khí của lễ hội dân gian, lễ hội văn hóa ở Tây
Ngun rất hồnh tráng và sơi động, phổ biến nhất là lễ đâm trâu, lễ cúng lúa mới,
lễ hội cồng chiêng… đã trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa đầy sức hấp dẫn
đối với du khách trong và ngồi nước.
– Lễ hội là sinh hoạt tín ngưỡng đánh dấu cho những hoạt động sản xuất
nương rẫy từ khi gieo trồng cho đến khi mang lúa về kho. Trong các nghi lễ gắn
chặt với sản xuất nông nghiệp, nghi thức hiến sinh là không thể thiếu được. Lễ hội
đâm trâu là lễ hội đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên.
– Lễ hội mừng năm mới tổ chức hàng năm vào tháng 12 sau khi thu hoạch
lúa nương là dịp đồng bào ăn mừng vụ mùa. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa
cộng đồng của các dân tộc Tây Nguyên.
– Lễ Bỏ Mả: Các dân tộc Tây Nguyên tổ chức Lễ Bỏ Mả cho người chết sau
từ 1 – 3 năm. Lễ Bỏ Mả diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, sau khi thu hoạch
vụ mùa xong, thời tiết mát mẻ, hoa rừng nở rộ.
– Lễ hội Đua Voi: diễn ra vào mùa xuân, là sinh hoạt văn hóa đặc trưng của
Tây Nguyên, thường được tổ chức tại Bn Đơn và bên dịng sơng Serepok, nhằm
nêu cao tinh thần quật cường của các dân tộc cũng như khả năng thuần phục và ni
dưỡng lồi voi.
– Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên: Cồng chiêng Tây Nguyên gắn bó với
cuộc sống người dân Tây Nguyên từ ngàn đời nay, là bằng chứng độc đáo, là nét
đặc trưng của truyền thống văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Cồng chiêng là nhạc
24
cụ nghi lễ, các loại nhạc cồng chiêng trước hết đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ
thức. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có cách tổ chức cồng chiêng khác nhau, có ít nhất
3 phong cách âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên. Cồng chiêng Êđê nhịp điệu phức
tạp, tốc độ nhanh, cường độ lớn; cồng chiêng M’nông cường độ không lớn dù tốc
độ khá nhanh; cồng chiêng Ba Na – Giarai thiên về tính chất chủ điệu, bề trầm của
cồng vang lên âm sắc vững chãi, hồnh tráng.
Khơng gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Ngun đã được UNESCO cơng nhận
là kiệt tác truyền khẩu và là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
– Lễ Cơm Mới: Khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp giữa làng ra nụ, nở
hoa, đó chính là lúc bn làng tổ chức Lễ Cơm Mới. Lễ hội được tổ chức tại nhà
riêng hoặc nhà Rông sau vụ thu hoạch của đồng bào Ba Na ở Gia Lai và Kon Tum.
Lễ được tổ chức để tạ ơn thần lúa và lễ hội mừng mùa thu hoạch mới, cầu mong cho
ruộng nương ngày càng nhiều thóc lúa. Dân làng cúng thần lúa bằng heo hoặc gà
trước khi sử dụng lúa để ăn hoặc mang đi biếu. Lễ Cơm Mới được tổ chức đơn giản
và khơng tốn kém.
Văn hóa kiến trúc: Nói đến Tây Ngun, Nhà Rơng, Nhà Dài là biểu tượng
văn hóa cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng…
nơi thể hiện các lễ hội tâm linh, nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho các
thế hệ trẻ các giá trị văn hóa truyền thống; nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống:
cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ… Bên cạnh
giá trị vật chất, nhà Rông là nơi ẩn chứa các văn hóa tâm linh rất bền vững của các
dân tộc Tây Nguyên. Vì vậy, nhà Rơng Tây Ngun vừa có giá trị văn hóa vật thể
vừa có giá trị văn hóa phi vật thể.
Nhà Rơng là di sản kiến trúc tiêu biểu, gắn với cư trú lâu đời của các dân tộc
Tây Nguyên, với kiến trúc đa dạng, kiểu dáng hấp dẫn, hình thức trang trí đặc sắc,
là “trái tim” của bn, làng Tây Ngun, là một thiết chế văn hóa tiêu biểu, độc đáo
khơng pha trộn của các dân tộc Tây Nguyên.
Người Tây Nguyên có một nền nghệ thuật tạo hình và kiến trúc mang sắc thái
độc đáo. Ở Bắc Tây Nguyên là những ngơi Nhà Rơng dáng mái cao vút hình lưỡi
25