Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Khu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 93 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hình thành ý tưởng, tìm kiếm tài liệu, khảo sát thực tế cho tới
khi hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt
tình từ lãnh đạo của các Sở, ban ngành, người dân tại xã Lộc Vượng thành phố
Nam Định cũng như gia đình, bạn bè và người thân của tôi.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ Nguyễn Anh Cường –
Giáo viên trường Đại học Văn Hóa Hà Nội người đã hướng dẫn cho tôi những
bước đầu tiên trong quá trình hình thành ý tưởng cũng như phương hướng tiếp cận
vấn đề.
Cuối cùng, tôi mong muốn được gửi lời cảm ơn của mình tới các thầy cô giáo
trong khoa Văn hóa du lịch – trường Đại học Đông Đô đã dạy bảo tôi trong suốt 4
năm học qua; cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ, tạo điều kiện để
tôi có thể hoàn thành đề tài này.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di tích lịch sử, các lễ hội gắn với các di tích là hoạt động phản ánh rõ nét nhất
những sinh hoạt văn hoá của một cộng đồng cư dân trong một không gian cụ thể và
là môi trường tốt nhất để lưu giữ những giá trị truyền thống qua các thời đại. Mỗi
vùng quê Việt Nam đều nằm trong dòng chảy văn hoá thống nhất nhưng nó vẫn
mang nét riêng biệt, đặc trưng của con người nơi đó tạo nên một bức tranh văn hoá
lễ hội Việt Nam phong phú và đa dạng.
Nam Định là một vùng đất cổ có gần 700 năm tuổi và là vùng gần trung tâm
ĐBSH. Lễ hội nơi đây mang đậm nét văn hoá chung của vùng hoà quyện với
những nét riêng của cư dân vùng đất cổ. Nói đến lễ hội ở Nam Định chúng ta
không thể không nhắc đến lễ hội đền Trần như một biểu tượng văn hoá truyền
1
thống của cư dân vùng này.
Trần Miếu tên cổ của đền Trần - Tức Mặc Nam Định không chỉ là biểu tượng
của Nam Định, một danh thắng của trốn Thành Nam mà lễ hội đền Trần và những
lễ hội khác trong vùng còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống, là dịp
để con người gửi gắm bao ước mơ khát vọng về một cuộc sống bình an và hạnh


phúc. Tìm về đền Trần và lễ hội đền Trần là chúng ta tìm đến chìa khoá giải mã
phần nào con người và cuộc sống nơi đây.
Là một người con sinh ra từ mảnh đất Nam Định qua việc tìm hiểu về đền
Trần và lễ hội đền Trần bản thân em ngoài việc nhằm làm rõ vai trò và vị trí của nó
trong đời sống cư dân trong vùng. Đây không chỉ là nơi để cho mọi người về đây
hành hương lễ thánh nơi các đệ tử tìm về chốn linh thiêng mà còn là nơi để du
khách tham quan vãng cảnh đền tìm hiểu di tích, lịch sử, chiêm ngưỡng kiến trúc
độc đáo của các vị Vua nhà Trần hay để thưởng thức vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của
thiên nhiên hoà quyện nơi đây. Lễ hội đền Trần ngoài là ngày giỗ của Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn còn là nơi tưởng niệm 14 vị vua nhà Trần. Đây vừa là nơi
thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta vừa là môi trường giáo dục
truyền thống văn hoá cho thế hệ trẻ.
Mặc dù lễ hội là một biểu tượng của văn hoá nhưng hàng năm bên cạnh việc
đưa lễ hội đền Trần vào việc phát triển loại hình du lịch văn hoá truyền thống của
dân tộc thì những vấn đề bất cập trong quá trình diễn ra lễ hội là không tránh khỏi.
Như các tệ nạn xã hội trong các lễ hội: cướp giật, móc túi, chen lấn xô đẩy. Du
khách đến đây không phải là để xin ấn mà đã trở thành đi cướp ấn, từ đó dẫn đến
hiện tượng bán ấn đen ngay trước cổng đền. Và hậu quả để lại sau mỗi buổi lễ hội
là sự ô nhiễm môi trường. Những yếu tố trên đã phần nào làm mất đi nét đẹp cảnh
quan, nét đẹp văn hoá lễ hội truyền thống của con người nơi đây.
Vì vậy nghiên cứu về Đền Trần và lễ hội đền Trần nhằm góp phần giữ gìn
bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của lễ hội vùng này đang bị biến đổi mạnh
mẽ trong đời sống xã hội hiện đại. Đồng thời qua đó phát huy giá trị văn hoá và
thắng cảnh của khu di tích lịch sử này nhằm phục vụ đời sống tinh thần của nhân
2
dân trong vùng và hoạt động du lịch của địa phương trong sự nghiệp phát triển
kinh tế hiện nay. Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Khu di tích lịch sử văn
hóa và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Từ trước tới nay có nhiều nhà nghiên cứu về lễ hội nói chung ở những
góc độ, liều lượng khác nhau. Nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về lễ hội
truyền thống được công bố như: “Hội hè đình đám” của Toan Ánh(1969), “Lễ hội -
truyền thống và hiện đại” của Thu Linh và Đặng Văn Lung (1984), “ Lễ hội trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam” GS. Vũ Ngọc Khánh (2004).
Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đã nêu khá đầy đủ về nội dung
và hình thức thể hiện của lễ hội truyền thống, đồng thời nó cũng mô tả diễn biến
của các lễ hội trong mối quan hệ trực tiếp với phong tục tín ngưỡng dân gian…
Trên đây là các công trình nghiên cứu liên quan đến lễ hội truyền thống
nhưng chủ yếu là các bài viết này chỉ nói sơ qua về tất cả các phong tục trong lễ
hội chung của Việt Nam chứ chưa đi vào một lễ hội cụ thể.
Viết về thời Trần cho đến nay nổi tiếng nhất vẫn là cuốn “Cuộc kháng chiến
chống xâm lược Nguyên Mông” của hai tác giả Đại học Tổng hợp Hà Nội là Hà
Văn Tấn và Phạm Thị Tâm in từ thập niên 60 của thế kỉ XX. Nhưng cuốn sách này
chỉ tập trung vào công cuộc giữ nước của nhà Trần, giúp người đọc hiểu thêm về
nhà Trần.
Để hiểu thêm về lễ hội đền Trần Nam Định, nhà xuất bản văn hoá thông tin
(2006) cho phát hành cuốn “Trần Miếu di sản và tín ngưỡng dân gian”. Cuốn sách
giới thiệu về quần thể di tích lịch sử đền Trần, cùng với đại lễ khai ấn mùa xuân
và hội Đức Thánh Trần, nhằm giúp người đọc hiểu rõ về lễ hội điển hình của mảnh
đất Thành Nam.
Điểm lại các công trình nghiên cứu từ trước tới nay cho thấy, nhằm giữ gìn
phát huy truyền thống văn hoá, bản sắc dân tộc trong xã hội hiện đại thì lễ hội cổ
3
truyền ngày càng được quan tâm thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Tuy vậy cho đến
nay chưa có công trình nào khảo sát, mô tả một cách có hệ thống, chi tiết cụ thể về
lễ hội thôn Tức Mặc - Lộc Vượng - Nam Định. ﻌﻌﻌﻌﻌ
3. Mục đích nghiên cứu.
• Tìm hiểu những giá trị của quần thể di tích và lễ hội đền Trần, xã Lộc
Vượng thành phố Nam Định, đồng thời khẳng định vai trò của những giá trị

đó trong hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định.
• Khảo sát thực trạng khai thác quần thể di tích này phục vụ cho việc phát
triển du lịch hiện nay
• Đưa ra một số kiến nghị, đóng góp để khai thác có hiệu quả quần thể di tích
này trong việc phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Trong phạm vi luận văn tốt nghiệp của mình, tôi tập trung nghiên cứu những
giá trị kiến trúc, lịch sử, nghệ thuật, văn hóa của quần thể di tích lịch sử văn hóa
và lễ hội đền Trần , xã Lộc Vượng thành phố Nam Định và hiện trạng hoạt động du
lịch của quần thể di tích, lễ hội này trong phạm vi xã Lộc Vượng thành phố Nam
Định.
5. Phương pháp nghiên cứu.
• Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nhìn đối tượng nghiên cứu như một hệ
thống để khảo sát, phân tích.
• Phương pháp so sánh: Để thấy cái chung và cái riêng của đối tượng nghiên
cứu.
• Phương pháp thống kê: Để có cái nhìn khái quát về đối tượng nghiên cứu.
• Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu.
• Phương pháp điền dã: Khảo sát thực tế.
6. Bố cục khóa luận.
Với những mục đích và lý do kể trên, ngoài phần mở đầu và các phụ lục, đề
tài của tôi bao gồm những phần chính sau:
• Chương 1: Tỉnh Nam Định và những ảnh hưởng của triều đại nhà Trần tới
vùng đất Nam Định.
4
• Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể di tích lịch sử văn hóa,
lễ hội đền Trần – Nam Định
• Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy giá trị của quần thể
di tích và lễ hội đền Trần trong phát triển du lịch của tỉnh Nam Định.
CHƯƠNG 1: TỈNH NAM ĐỊNH VÀ QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN

NAM ĐỊNH
1.1. Một số khái niệm.
• Di tích lịch sử văn hóa.
- Theo Hán Việt tự điển
Di: Sót lại, rơi lại, để lại
Tích: Tàn tích, dấu vết
Di tích: Tàn tích, dấu vết còn lại của quá khứ
- Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Di tích lịch sử văn hóa là tổng thể những công
trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa
được lưu lại.
- Theo luật di sản văn hóa của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được quốc hội khóa X thông qua trong kỳ họp thứ 9 ngày 29.09.2001: Di tích lịch
sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật bảo vật quốc gia
thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử văn hóa khoa học.
• Khái niệm về lễ hội.
Có rất nhiều khái niệm về lễ hội khác nhau tuy nhiên ở đây tôi chỉ đưa ra một
khái niệm chung nhất về lễ hội:
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân
cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật
5
lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con
người đối với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội.
1.2. Khái quát về tỉnh Nam Định.
1.2.1. Vị trí địa lý – Tự nhiên.
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Theo
quy hoạch năm 2008 thì Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.
• Vị trí địa lý: Nam Định nắm ở 19°54′đến 20°40′độ vĩ bắc, 105°55′ đến
106°45′ độ kinh đông. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc,
tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc
Bộ) ở phía đông.

• Diện tích tự nhiên: 1.669 km². Nam Định gồm có 1 Thành phố(thành phố
Nam Định) và 09 huyện (Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam Trực , Nghĩa
Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên) trong đó có 195 xã, 20
phường và 15 thị trấn.
• Khí hậu: Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ
trung bình trong năm từ 23 – 24 °C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1,
với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17 °C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng
trên 29 °C. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm
2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến
tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ. Độ ẩm tương
đối trung bình: 80 – 85%.
Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường
chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Thuỷ
triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 –
1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.
• Địa hình: Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:
Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam
Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát
triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và
6
các ngành nghề truyền thống.
Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa
Hưng; đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.
Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành
công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề
truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ
chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một
trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch
vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.
Nam Định có bờ biển dài 72 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh

bắt hải sản. Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao
Thủy) và có 4 cửa sông lớn: cửa Ba Lạt, cửa sông Đáy, cửa Lạch Giang và cửa Hà
Lạn.
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển.
Theo các công trình nghiên cứu khoa học, miền đất Nam Định hình thành
cách đây khoảng 70 triệu năm do ảnh hưởng tạo sơn thời kỳ Đại Tân Sinh, nâng
ghềnh phía nam sông Hồng cao lên, biển Đông lùi dần và từng bước hình thành
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Dấu tích các loại động - thực vật có ở vùng
biển và những hoá thạch tìm thấy trong lòng đất cho thấy: đây là vùng đất màu mỡ,
phì nhiêu, tạo cơ hội cho con người quần tụ thành cộng đồng đông vui và khá sầm
uất.
Thời thuộc Đường, Nam Định thuộc huyện Chu Duyên. Đời Trần được gọi là
lộ Thiên Trường, sau lại chia làm ba lộ: Kiến Xương, An Tiêm, Hoàng Giang.
Thời thuộc Minh, vùng đất này được chia làm 3 phủ: Trấn Nam, Phụng Hoá, Kiến
Bình. Đời Lê, thuộc xứ Sơn Nam, đến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2 năm 1741, vùng
đất này thuộc lộ Sơn Nam Hạ. Đến triều Nguyễn, năm 1832 đổi tên thành tỉnh
Nam Định, với 4 phủ, 18 huyện, bao gồm phần đất tỉnh Thái Bình hiện nay. Năm
1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng. Nam Định còn lại 2 phủ và 9 huyện.
Từ năm 1926, tỉnh Nam Định có 2 phủ và 7 huyện, 78 tổng, 708 xã (phủ là
7
cấp trung gian, tương đương với cấp huyện). Riêng thành phố Nam Định có 10
phường. Đến những năm 1930, địa giới hành chính của tỉnh Nam Định không có
nhiều thay đổi.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các đơn vị hành chính trong tỉnh luôn
có sự thay đổi. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Nam Định thuộc Liên
khu ba. Năm 1953, 7 xã bắc sông Đào thuộc huyện Nghĩa Hưng được cắt nhập vào
huyện ý Yên. Đồng thời, 03 huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, ý Yên nhập vào tỉnh Hà Nam.
Đến tháng 4-1956, 03 huyện này lại được cắt trả cho Nam Định. Tháng 5-1965,
Nam Định hợp nhất với Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Cuối năm 1967, 02 huyện
Giao Thuỷ và Xuân Trường hợp thành huyện Xuân Thuỷ. Tháng 3-1968, 07 xã

phía nam sông Ninh Cơ thuộc huyện Trực Ninh nhập với huyện Hải Hậu, 02 huyện
Trực Ninh, Nam Trực nhập thành huyện Nam Ninh. Năm 1976, Nam Hà và Ninh
Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến năm 1991, lại chia tách và tái lập tỉnh
Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Tháng 11-1996, tách tỉnh Nam Hà để tái lập 02 tỉnh
Nam Định và Hà Nam. Sau đó, trong nội bộ tỉnh Nam Định, các huyện hợp nhất
trước đây lại chia tách và tái lập như cũ, đó là: Xuân Trường, Trực Ninh, Giao
Thuỷ, Nam Trực và tái lập huyện Mỹ Lộc (gồm 10 xã). Năm 1997, xã Nam Vân,
Nam Phong được cắt nhập từ huyện Nam Trực về thành phố Nam Định. Như vậy,
đến cuối thế kỷ XX, tỉnh Nam Định có 10 đơn vị hành chính, bao gồm: 1 thành
phố và 9 huyện, 225 xã, phường, thị trấn.
1.2.3 Tiềm năng du lịch.
Tỉnh Nam Định nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội
khoảng 90 km về phía Đông Nam. Nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam, tuyến quốc
lộ 10 nối với cửa khẩu Móng Cái và khu du lịch Hạ Long – Cát Bà; có dải bờ biển
dài 72 km cùng với hệ thống sông Hồng, sông Đáy. Nam Định có điều kiện
giao lưu thuận lợi với các vùng, miền trong nước, các quốc gia trong khu vực.
Thiên nhiên đã dành cho Nam Định sự ưu ái đặc biệt với những cánh đồng
thẳng cánh cò bay, những vườn cây trĩu quả, những dòng sông đỏ nặng phù sa và
những bãi biển trải dài cát mịn.
8
Từ xưa Nam Định đã được coi là miền đất “Địa linh nhân kiệt”, nơi phát tích
của Vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử phong kiến
Việt Nam. Từng là nơi gia tộc nhà Trần chọn làm nơi cư trú, dấy nghiệp với làng
Tức Mặc nổi tiếng là ngôi làng chỉ có một họ Trần, quê hương của các vua Trần,
trên mảnh đất Nam Ðịnh đâu đâu cũng mang đậm dấu ấn văn hóa của triều đại này.
Ngoài quần thể di tích văn hóa nhà Trần tập trung tại khu vực thành phố Nam Ðịnh
và huyện Mỹ Lộc còn có hàng trăm di tích gồm đền, phủ, chùa miếu, lăng với các
kiểu dáng kiến trúc đa dạng có liên quan đến tục thờ Ðức thánh Trần và các vua
quan, hoàng thân quốc thích nhà Trần. Một số di tích tiêu biểu của văn hóa thời
nhà Trần tại Nam Ðịnh có khả năng khai thác, phát huy giá trị phục vụ phát triển

du lịch, trước hết phải kể đến Khu di tích lịch sử văn hóa triều Trần trải rộng trên
phạm vi các phường Lộc Vượng, Lộc Hạ (thành phố Nam Ðịnh) và một số xã Mỹ
Thành, Mỹ Phúc, Mỹ Trung của huyện Mỹ Lộc bao gồm 45 di tích gắn với lịch sử
vương Triều Trần. Các di tích: Ðền Trần, Chùa Tháp, Ðền Bảo Lộc, Ðền Cao
Ðài có giá trị về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc, đã được Nhà nước xếp
hạng di tích lịch sử văn hóa. Tại đây còn lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật lịch
sử về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của quân dân Ðại Việt thế kỷ
13. Xưa kia, nơi đây vốn là hành cung Thiên Trường từng được ví như kinh đô thứ
hai thời Trần với các cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa (nơi dành cho các Thái
Thượng Hoàng và các Vua đương triều ngự), cung Ðệ Nhất, Ðệ Nhị, Ðệ Tam, Ðệ
Tứ (dành cho các Thái Hoàng thái hậu, các phi tần tôn nữ ở).
Du khách cũng có thể ghé thăm các làng nghề, làm quen với các nghệ nhân
tài hoa làm nghề chạm khắc, đúc đồng, dệt lụa, trồng hoa cây cảnh ở La Xuyên,
Cát Đằng, Vân Chàng, Cổ Chất, Điền Xá. Du khách cũng có thể tận hưởng những
ngày nghỉ ngơi giải trí sảng khoái tại khu du lịch biển Thịnh Long, Quất Lâm nơi
mà được xem là vẫn còn vẻ hoang sơ. Du khách cũng có thể tham quan khu bảo
tàng thiên nhiên Xuân Thủy, khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam tham
gia công ước quốc tế RAMSAR với hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, đa dạng
và phong phú bao gồm nhiều loại động thực vật quý hiếm. Đây là điểm dừng chân
9
của các loài chim di trú từ phương Bắc trong đó có nhiều loại được ghi vào sách đỏ
Quốc tế.
Người Nam Định vốn tài hoa, thông minh, cần cù và năng động; từ xưa đã tạo
dựng và để lại cho con cháu kho tàng di sản văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc
dân tộc với những nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước.
Đến Nam Định quý khách luôn được đón tiếp nồng hậu và chu đáo trong các
khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi, được thưởng thức những món ăn đặc sản của
địa phương, được nghe hát chèo văn và xem múa rối nước một loại hình nghệ thuật
độc đáo.
1.3 Triều đại nhà Trần và những ảnh hưởng tới vùng đất Nam Định.

1.3.1 Triều đại nhà Trần với lịch sử Việt Nam
Thời nhà Trần (1226 – 1400) đã đi vào lịch sử Việt Nam với một diện mạo
riêng, một thần thái đặc biệt so với các triều đại khác kể từ Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý
đến Hậu Lê, Mạc và Nguyễn. Các sử gia xưa gọi là hào khí Đông A tức là hào khí
của đời Trần, không những thể hiện trong chiến đấu mà cả trong xây dựng. Những
người anh hùng đời Trần như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhân
Tông, Trần Tung… khi ở nơi chiến trường, họ làm nên những võ công hiển hách.
Lúc giặc tan, trời yên biển lặng, trên văn đàn hay chốn học thuật, họ lại có những
đóng góp lớn lao.
Những năm cuối thế kỷ XII, triều Lý bắt đầu rơi vào suy vong do các vua đều
lên ngôi khi còn nhỏ tuổi và bị chết yểu (Lý Thần Tông thọ 23 tuổi, Lý Anh Tông
thọ 40 tuổi, Lý Cao Tông thọ 38 tuổi, Lý Huệ Tông thọ 33 tuổi)…do đó quyền
hành rơi vào tay ngoại tộc vốn lắm kẻ gian tham, bất tài, hại dân. Vào cuối thời Lý,
các quý tộc quan lại họ Trần nổi lên như một thế lực lớn có công giúp nhà Lý bình
định thiên hạ.
Năm 1209, khi trong triều có biến loạn, vua Lý Cao Tông phải chạy lên Quy
Hoá, Thái tử Sảm chạy về Hải Ấp đã được gia đình Trần Lý giúp đỡ. Hoàng tử
Sảm đã kết duyên cùng Trần Thị Dung, con gái thứ hai của Trần Lý. Họ Trần đã
tập hợp hương binh giúp nhà Lý dẹp loạn, diệt trừ Quách Bốc (thuộc tướng của
10
Phạm Bỉnh Di), đưa vua Lý trở lại kinh đô. Cậu ruột Trần Thị Dung là Tô Trung
Từ đã được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ.
Uy thế họ Trần bắt đầu được đề cao từ khi hoàng tử Sảm lên ngôi vào năm
1211, tức là vua Lý Huệ Tông. Ông cho đón vợ là Trần Thị Dung về cung lập làm
nguyên phi. Lúc này, Tô Trung Từ được phong Thái uý phụ chính.
Huệ Tông là người yếu đuối, lại bị Thái hậu họ Đàm khống chế, nên mọi việc
đều phó thác cho Đàm Dĩ Mông, người chức cao, quyền lớn nhưng không có học
thức, không có mưu thuật, lại nhu nhược không quyết đoán. Vì thế chính sự ngày
một đổ nát. Lợi dụng tình hình đó, Đoàn Thượng làm phản, tụ tập bè đảng ở Hồng
Châu thả sức cướp bóc, khiến triều đình không chế ngự nổi. Năm 1216, trước tình

thế bức bách của Đàm thái hậu, Lý Huệ Tông đã bí mật rời bỏ hoàng cung, cùng
với Trần Thị Dung trốn đến nơi đóng quân của Trần Tự Khánh (con trai thứ của
Trần Lý). Từ đó, vua Lý hoàn toàn phụ thuộc vào thế lực anh em họ Trần.
Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, mọi việc đều uỷ quyền cho Trần Thủ Độ khi
ấy là chỉ huy sứ, quản lĩnh cấm quân. Là người cơ mưu, quyết đoán, Trần Thủ Độ
đã sắp xếp để vua Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh, rồi cắt tóc
đi tu ở chùa Chân Giáo. Liền sau đó, Trần Thủ Độ lại thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng
lên 7 tuổi lấy con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh lên 6 tuổi. Một năm sau, vào
tháng 12 âm lịch năm 1225, Lý Chiêu Hoàng đã nhường ngôi cho chồng, nhà Trần
bắt đầu nắm quyền cai trị với vị vua đầu tiên là Trần Thái Tông – Trần Cảnh.
Ngay sau khi thành lập, nhà Trần dã chấm dứt được tình trạng hỗn loạn của
xã hội Đại Việt vào cuối thời Lý, củng cố và xây dựng bộ máy chính quyền từ
Trung ương đến địa phương, lập lại trật tự chính trị, xã hội, chăm lo phát triển kinh
tế, văn hóa.
• Về mặt nông nghiệp:
Để tránh nạn ngập lụt, vua Thái Tông sai đắp đê hai bên bờ sông và cử quan
đặc trách trông coi việc đắp đê gọi là hà đê sứ. Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn
ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân chúng. Triều đình cũng
cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi
11
khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương.
• Về mặt thuế má:
Có 2 loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được đóng bằng tiền và ít
nhiều tuỳ theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được miễn thuế. Thuế
điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có thuế trầu cau, rau quả, tôm cá v.v. Về mặt
tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng, vàng bạc được đúc thành phân, lượng và có hiệu của
nhà vua.
• Về việc thi cử, học hành:
Trước kia dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi tam trường để lấy cử
nhân, nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài giỏi ra

giúp nước chứ chưa mở định kỳ. Năm 1232, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi
Thái học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm thì có một kỳ thi. Năm 1247,
nhà vua lại cho đặt ra khảo thi tam khôi để lấy trạng nguyên, bảng nhãn và thám
hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu bảng nhãn. Ngoài Quốc Tử Giám có tại
kinh đô từ đời nhà Lý, nhà Trần cho lập thêm Quốc Học Viện để giảng Tứ Thư và
Ngũ Kinh. Tại các lộ cũng cho mở trường học để dạy cho dân chúng.
• Đại phá quân Mông – Nguyên:
Một trong những chiến công lừng lẫy nhất của vương triều nhà Trần đó là ba
lần đánh thắng quân Mông – Nguyên, thế lực hung hãn nhất lúc bấy giờ vào những
năm 1258, 1285 và 1287.
Mông - Nguyên đương thời là đế quốc lớn nhất thế giới. Những nơi người
Mông bại trận lúc đó như Ai Cập quá xa xôi, Nhật Bản và Indonesia đều có biển cả
ngăn cách và quân Mông cũng không có sở trường đánh thủy quân nên mới bị thua
trận. Thế nhưng nước Đại Việt lúc đó nằm liền kề trên đại lục Trung Hoa, chung
đường biên giới cả ngàn dặm với người Mông mà người Mông vẫn không đánh
chiếm được. Một đế quốc đã bao trùm cả đại lục Á-Âu mà không lấy nổi một dải
đất bé nhỏ ở phía Nam. Có so sánh tương quan lực lượng với kẻ địch và vị trí địa
lý với những quốc gia làm được điều tương tự mới thấy được sự vĩ đại của chiến
12
công 3 lần đánh đuổi quân Mông - Nguyên của nhà Trần.
Những võ công oanh liệt của quân và dân Đại Việt chống quân xâm lược
Mông – Nguyên thế kỷ XIII cùng với những công lao của nhà Trần trong việc
thống nhất đất nước, ổn định và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội đã đưa vương
triều Trần lên vị trí là một trong những triều đại có đóng góp lớn nhất đối với sự
phát triển của lịch sử dân tộc và trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Và Thời Trần cũng được coi là thời kỳ vàng son của văn minh Đại Việt, niềm tự
hào của dân tộc Việt Nam.
1.3.2 Tức Mặc – kinh đô thứ hai của nhà Trần.
Dưới thời Trần vùng đất Tức Mặc-sau này được đặc cách phong thành "phủ
Thiên Trường" từng có những cung điện tráng lệ, những dinh thự quy mô và trên

thực tế nơi đây có vai trò như là một "hành đô" một "đông kinh" sau kinh thành
Thăng Long thuở đương thời.
Nghiên cứu di sản văn hoá Trần ở Việt Nam, các nhà khoa học ngành xã hội
nhân văn khẳng định không nơi đâu lại phong phú và đậm dấu ấn như vùng đất
Thiên Trường. Khác với kinh đô Thăng Long, trải qua biến cố lịch sử, dấu vết kinh
đô khó xác định thì trái lại, các nhà khoa học đã phát hiện khối lượng di vật phong
phú đa dạng tại các địa danh vùng đất Tức Mặc. Từ những năm 60, 70 của thế kỷ
XX, trong khi canh tác, người dân địa phương đã phát hiện nhiều di vật thời Trần
dưới lòng đất như: Giếng cổ được tạo bởi 152 chiếc bao nung ở phía sau chùa Phổ
Minh, những sản phẩm gốm hoa nâu, ngói, đầu rồng, sành sứ. Các nhà khoa học,
đã "khoanh vùng" sự chú ý vào các di chỉ, di tích thời Trần tiêu biểu tập trung tại 4
xã phía bắc thành phố Nam Định là Lộc Vượng, Lộc Hạ, Mỹ Trung, Mỹ Phúc. Qua
các đợt khai quật đã tìm thấy 6 mảnh gốm có chữ "Thiên Trường Phủ chế" cho
phép suy đoán có thể quanh Phủ Thiên Trường chính là nơi "xuất phát điểm" của
gốm hoa nâu; đồng thời là nơi sản xuất các sản phẩm gốm cao cấp cùng với Thăng
Long - Hà Nội, Tam Thọ, Thanh Hoá. Đặc biệt, từ tháng 6 đến tháng 12-2006, Sở
Văn hoá - Thông tin Nam Định đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến
hành thám sát khai quật khu vực các di tích Hậu Bồi, Vạn Khoảnh, Đệ Tam Tây,
13
Lựu Phố và khu vực cánh đồng giữa chùa Phổ Minh và đền Trần với tổng diện tích
là 2100m2. Kết quả, đã phát hiện hàng vạn di vật có niên đại và tầng văn hoá kéo
dài từ thế kỷ XIII - XIX như: Gạch lát nền hình vuông có chữ "Vĩnh Ninh
Tường", các loại ngói mũi lá, ngói mũi sen kép, mũi sen đơn, ngói cong; dấu tích
các bờ đá kè, nền sân, nền gạch, xuất lộ dấu tích kiến trúc mới như dải "hoa
chanh", các ô vuông bát giác dạng "Bồn hoa", các móng trụ bước đầu nhận diện
về kiến trúc cung Trùng Hoa cổ của các vua Trần. Với hiện trạng nói trên, các di
tích vừa được phát hiện có ý nghĩa khoa học rất lớn. Đó là "khám phá" về một mặt
bằng kiến trúc hiếm có niên đại chuẩn của thời Trần (thế kỷ XIII-XIV). Các dấu
tích kiến trúc ở đây có sự tương đồng với kiến trúc Trần ở Thăng Long, bởi vậy
thông qua việc nghiên cứu các di tích này sẽ góp phần xác định niên đại cho nhiều

di tích Trần ở Thăng Long - Hà Nội như Đại La, Lý, Lê thuộc khu vực Cấm
Thành. Theo GS.TS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng bảo vệ di sản: Những di
tích, di vật được phát hiện qua đợt khai quật có quy mô lớn nhất từ trước đến
nay, là cơ sở khoa học khẳng định Hành cung Thiên Trường là kinh đô thứ 2
của nhà Trần sau Thăng Long.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, nhà Trần đã xây dựng miếu để thờ cúng tổ tiên
từ trước khi Trần Cảnh lên ngôi vua: "Tân Mão năm thứ 7 (1231), tháng 8 mùa
thu, nhà vua ngự đến hành cung Tức Mặc làm lễ hưởng ở Tiên Miếu". Tấm bia
Nam Mặc miếu trách bi ký dựng năm Duy Tân 9 (1915) có đoạn: "Tức Mặc đế
hương dã, Trần Miếu tại yên" (Tức Mặc là quê hương của nhà vua, miếu nhà Trần
ở đấy). Vùng đất Tức Mặc, nơi dấy nghiệp và lập căn cứ địa của 3 lần chống giặc
Nguyên - Mông, theo thuyết phong thuỷ xưa có dạng ngoạ long là thế đất đẹp, phát
về đường đế vương, khanh tướng. Thực tế lịch sử triều đại Trần - đỉnh cao của văn
minh Đại Việt với rất nhiều đức anh quân, văn thần, võ tướng đã minh chứng.
Ngay từ năm 1239, Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của triều Trần đã cho xây
dựng ở đây nhiều đền đài, cung điện nguy nga, tráng lệ. Sách Đại Việt sử ký toàn
thư ghi rõ: "Đến năm 1262, vào tháng 2, Thượng hoàng ngự đến hành cung Tức
Mặc ban tiệc to. Đổi hương Tức Mặc làm Phủ Thiên Trường, cung gọi là Trùng
14
Quang. Lại mà cung riêng cho vua đương triều đến chầu ở, gọi là cung Trùng
Hoa Từ đây về sau các vua nhường ngôi đều ngự ở cung này". Bao bọc khu cung
điện là dinh thự, thái ấp của các tướng lĩnh cao cấp của triều đình. Thái ấp Quắc
Hương của Thượng phụ Thái sư Trần Thủ Độ, thái ấp Cao Đài của Thượng tướng
Thái sư Trần Quang Khải Trong suốt 175 trị vì, Phủ Thiên Trường được coi như
kinh đô thứ 2, là phên dậu vững chắc phía Nam kinh thành Thăng Long. Nhà thơ
đương thời Phạm Sư Mạnh từng ca tụng:
Tức Mặc hành đô cảnh lạ lùng
Dân vui đời thịnh lại thuần phong
Sau bảy thế kỷ giặc giã, bão lụt, thiên tai, cung điện Trùng Quang, Trung Hoa
đều không còn. Song qua nhiều cuộc khai quật khảo cổ học tại khu vực đền Trần,

chùa Tháp, với những thành tựu nghiên cứu gần đây, giới nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn bước đầu nhận định đây là đồ án kiến trúc hoàn chỉnh và tương
đối sớm trong kiến trúc cung điện, chùa chiền ở Việt Nam.
Với vị trí quan trọng đó, trong ba lần kháng chiến Nguyên-Mông, cung điện
Thiên Trường đều là căn cứ địa quan trọng để triều đình tôn thất từ kinh thành
Thăng Long lui về ẩn náu, bàn kế sách phản công chiến lược, dẫn đến những thắng
lợi oanh liệt của dân tộc, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc.
Ngày nay, khi bước vào đền Thiên Trường, chúng ta gặp ngay ba bức hoành
phi lớn treo trang trọng ở gian tiền đường ghi rõ "Thiên trường cung," bên tả là
"Trùng Quang," bên hữu là "Trùng Hoa" và đặc biệt có bức hoành phi ghi "Triệu
cơ vương tích" trong cung cấm nói rõ việc phát tích của dòng họ Trần ở đất này.
Chính đền Thiên Trường, đền Cố Trạch được xây dựng sau này cùng với chùa tháp
Phổ Minh (tôn tạo, mở rộng từ năm 1262) là những chứng cứ vật chất được xây
dựng trên nền tảng và cương vực của cung điện Trung Quang, Trùng Hoa xưa.
Giờ đây, quần thể di tích này đang hàng ngày hàng giờ được nhân dân cả nước và
trong tỉnh Nam Định chăm lo gìn giữ.
15
CHƯƠNG 2: QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA , LỄ HỘI ĐỀN
TRẦN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH.
2.1 Quần thể di tích lịch sử văn hóa đền Trần.
2.1.1 Vị trí và lịch sử phát triển.
Đền Trần thuộc thôn Tức Mặc xã Lộc Vượng ngoại thành Nam Định, cách
trung tâm thành phố 3km. Đây là quê hương của nhà Trần, nơi sinh ra Trần Hưng
Đạo, vị anh hùng dân tộc. Khu di tích rộng tới hàng chục hecta với đền Thiên
Trường, Cố Trạch, Trùng Hoa thờ các vua Trần và Trần Hưng Đạo. Trong chùa có
hàng cây lưu niên, hàng tường bao, cửa vào, sân gạch, hồ sen với 6 con rồng đá
trườn xuống nước như sắp vẫy vùng
Là một khu đền nằm ở ngoại thành Nam Định cách quốc lộ 10 chỉ khoảng
300m tạo điều kiện thuận lợi cho khu di tích về giao thông dễ ràng thu hút du
khách khắp nơi hành hương về đây lễ phật bằng các phương tiện giao thông khác

nhau. Tại đây ngoài là một điểm thu hút du khách về đây thắp hương, cầu khấn.
Đền Trần còn là một di tích có phong cảnh hữu tình, đến đây chúng ta còn có thể
vãn cảnh chùa để quên đi những sầu muộn của cuộc sống. Với điều kiện như vậy
hàng năm đền Trần đã thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan mang lại nguồn
thu không nhỏ cho địa phương và cho ngành du lịch của tỉnh.
Trần Miếu, tên cổ của đền Trần - Tức Mặc Nam Định. Nói đến Trần Miếu tất
có người ngỡ ngàng, song dân gian trên địa bàn hiểu ngay đây là đền Trần. Nơi thờ
Tổ tiên dòng tộc Đông - A, các vua Trần, vương phi công chúa triều Trần cùng
Trần triều Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và thân quyến của Đại vương.
Phải chăng từ xa xưa cổ nhân muốn khu thờ tự này có sự khác biệt với các đền
16
miếu khác nên đặt tên Trần Miếu (Trần tức họ Trần, nhà Trần, Miếu có nghĩa đền
thờ Thánh, Thần lại còn hàm ý chỉ cung điện của các bậc đế vương). Cụ thể hơn là
miếu nhà Trần, nơi thờ tự có liên quan đến cung điện Thái thượng hoàng, phủ đệ
của các vương hầu.
Dân gian cũng phân biệt miếu nhà Trần khác hẳn Văn Miếu thờ Khổng Tử,
hoặc văn từ, văn chỉ thờ Tiên hiền ở các địa phương. Lại càng khác xa các miếu
nhỏ thờ Thổ Thần thuộc các làng xã. Nói vậy để khẳng định tầm cỡ Trần Miếu,
một công trình thờ tự đặc biệt trên quê vua mà xa xưa có cung điện, tẩm miếu của
Thượng hoàng cùng tự quân vương triều Trần. Vậy miếu nhà Trần có từ bao giờ?
Trần miếu là danh từ riêng chỉ công trình thờ tự của họ Trần đại tông, liên
quan đến vùng đất quê vua, có cung điện từ đầu thế kỉ XIII một thời vang bóng.
Trần Miếu gồm tổng thể cả hai công trình Thượng miếu và Hạ miếu. Thượng
miếu còn gọi đền Thiên Trường, Hạ Miếu thường gọi đền Cố Trạch.
Theo “Nam Mặc miếu trạch bi ký” niên hiệu Duy Tân cửu niên thì khoảng
năm Thiên Ứng Chính Bình (1232 - 1250) Phùng Vương về tạo dựng Trần Miếu
trên nền cũ của nhà thờ họ Trần. Nhưng theo sử liệu thì miếu thờ nhà Trần đã có
trước năm Tân Mão (1231) và chính Trần Thái Tông đã về làm lễ vào tháng 8 năm
ấy, lại ban yến tiệc cho các bô lão trong hương. Vậy miếu nhà Trần đã có từ rất
sớm, Phùng Vương về tôn tạo có thể vào năm 1239, cũng làm trên nền nhà thờ cũ.

Điều này chứng tỏ các bậc Tiên tổ nhà Trần rất quan tâm đến cội nguồn. Và nếu
dựa vào “Phả hệ bảo tích” thì cụ Thuỷ tổ Trần Kinh về khu Tức Mặc đã mau
chóng dựng nhà ở, cũng như thiết lập từ đường tạo phúc cho dòng họ và con cháu
mai sau Nếu đúng thế thì nhà thờ phải có trước thời kì Thái Tông về thăm quê
hàng nhiều thập kỉ.
Những công trình thờ tự của Đông - A dù có từ rất sớm, hoặc vào đầu thế kỉ
XIII cũng đã lui vào dĩ vãng. Ngay nhà từ tái lập năm Chính Hoà thập ngũ niên mà
văn tự “ Trần thị đại tông từ đường” thôn Tức Mặc ghi, hoặc như câu đối tại
Thượng miếu cũng chỉ tồn tại rất ít cấu kiện, trong đó có ngạch, ngưỡng và bộ
cánh cửa chạm lưỡng long chầu nguyệt, hiện còn lưu tại đền Thượng mà thôi. Lại
17
công trình mở rộng vào niên hiệu Long Đức thứ hai (1733) cũng đâu còn nhiều dấu
tích.
Sang thời Nguyễn, Trần Miếu được trùng tu dưới thời Tự Đức ngũ niên
(1852), rồi Tự Đức Mậu Thìn (1868) được cải tạo mở mang thêm cũng không còn
nguyên vẹn. Nhưng kiểu dáng kiến trúc, phong cách vẫn giữ dấu ấn văn hoá thời
Nguyễn. Người xưa đánh giá việc hưng công đền thờ vua là quan trọng nên thời
gian trùng tu được ghi trên tấm biển lớn hai chữ “Trần Miếu” và hàng chữ nhỏ ghi:
Hoàng triều Tự Đức vạn vạn niên chi lục, tuế tại Quý Sửu lục nguyệt thượng cán,
phụng chỉ xuất khố tiền trùng tu. Mười sáu năm sau Trần Miếu lại tiếp tục sửa
chữa nên trên câu đầu gian giữa toà tiền đường Thượng Miếu ghi: Tự Đức Canh
Ngọ hạ - Mùa hè năm Canh Ngọ niên hiệu vua Tự Đức -1868.
Có lẽ tổng thể quy trình kiến trúc thời kì này chưa hoàn chỉnh, bình diện
chưa đáp ứng yêu cầu tín ngưỡng đối với khách hành hương, cũng như cộng đồng
làng xã, con cháu họ Trần nên dưới triều vua Thành Thái và đầu niên hiệu Duy
Tân ( cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) Thượng miếu được tôn tạo, đồng thời phục
dựng Hạ miếu, làm thêm cổng ngõ, hồ nước mặt tiền, ngũ môn… Khiến tổng thể
khu vực hài hoà đẹp mắt, tạo một bình diện toà ngang dãy dọc ẩn hiện dưới bóng
cây xanh, cây đại thụ trên khoảng đất cao ráo rộng tới tám hecta. Đây lại là đắc địa
bởi có thế ngoạ long, theo thuyết phong thuỷ là rất quý hiếm.

Thượng miếu thờ vua, đế hậu,đế phi cùng các bậc Thuỷ tổ tộc Đông-A.
Hạ miếu thờ Hưng Đạo đại vương cùng thân quyến, tả hữu tướng lĩnh, nhưng trong
tín ngưỡng thì có sự khăng khít. Dân gian về khu Trần miếu trong dịp Xuân - Thu
nhị kì, ngay cả những ngày kỉ niệm các vua ở Thượng miếu đều xuống lễ ở Hạ
miếu và ngược lại.
2.1.2 Hệ thống các công trình.
Đền Trần là một đền thờ tại đường Trần Thừa phường Lộc Vượng thành phố
Nam Định là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần.
Đền Trần được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá
hủy vào thế kỷ 15.
18
Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền
Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải
qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn ( cổng
chính phía nam) và Trần Miếu ( Miếu thờ nhà Trần). Qua cổng là một hồ nước
hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây
đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.
Cả 3 đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa
tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường
và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu.
Đền Thiên Trường được xây trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của
nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các
thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay được dân địa
phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Các năm 1773,
1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm.
Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, siêu
hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng
cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung đền bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.
Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian, dài 13 mét. Có 12 cột cái cùng
12 cột quân, tất cả đều được đặt trên chân tảng bằng đá hình cánh sen có từ thời

Trần là chân cột cung Trùng Quang cũ. Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của các
quan có công lớn phù tá nhà Trần
Sau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên,
không có tượng thờ mà chỉ có bài vị. Trước cửa trung đường có ba cỗ ngai là nơi
thờ bái vọng các vị hoàng đế.
Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ
Trần và các phu nhân chính của họ ở gian giữa. Các hoàng phi của nhà Trần cũng
được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái, phải.
Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công thần
19
nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, và ban thờ riêng cho các quan võ.
Đền Cố Trạch nằm phía Đông của đền Thiên Trường. Nhìn từ sân, là bên
phải đền Thiên Trường. Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894. Theo bia Trùng
kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi kí, thì lúc tu sửa đền Thiên Trường năm 21
đời Tự Đức (năm 1868), người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên Trường một
mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo thân
vương). Do đó khi xây đền này vào năm 1894 khánh thành vào năm 1895, đền
được đặt tên là Cố Trạch Từ (đền nhà cũ). Đền Hạ là tên thường gọi.
Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền
đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng
Đạo, đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.
Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo
cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của
các quan võ.
Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị
văn thần triều Trần.
Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân
nhân họ Trần.
Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4
người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân.

Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng
Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), của 4 người con trai và 4 người con dâu của
Trần Hưng Đạo, của con gái và con rể (Phạm Ngũ Lão).
Đền Trùng Hoa mới được chính quyền tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ về kinh
phí của chính phủ xây dựng từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa
xưa - nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng.
Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại
20
tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội
đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.
2.1.3. Giá trị kiến trúc, nghệ thuật của quần thể di tích Đền Trần
Trong kiến trúc quần thể Đền Trần thì công trình trung tâm là Thượng miếu.
Thượng miếu có nội dung thờ tự một phần của Tiên miếu mà năm 1231 Trần Thái
Tông về làm lễ nhưng vị trí nhà từ xưa có ở trên nền Thượng miếu không? Điều
này khó có thể chứng minh bằng phế tích công trình. Nhưng theo truyền thuyết
cùng bản ghi “Trần thị đại tông từ đường” thì sau tai họa giặc Minh, Lê Thái Tổ
thống nhất giang sơn, con cháu họ Trần tìm về khu Khang Kiện, khu Động Kính
và khu Bái Thôn của hương Tức Mặc tái định cư lập nghiệp, hình thành các chi
phái như Trần Huy, Trần Đăng, Trần Thế.
Một vài tài liệu khác của hậu duệ Đông - A còn khẳng định công trình này
ban đầu có ba gian bằng gỗ lim và lợp vào năm Chính Hoà thập ngũ niên.
Cũng theo tài liệu và di ngôn dân gian thì sau ba mươi năm, vào niên
hiệu Đức Long, Trần miếu được làm thêm năm gian tiền tế bằng gỗ lim, nhưng vẫn
lợp tranh. Sang thời Nguyễn Tự Đức, triều đình quan tâm, các quan chức hàng
tỉnh, huyện hết lòng vào công việc tu sửa tôn tạo, thay mái tranh bằng mái ngói.
Vào cuối thế kỉ XIX(1895) rồi niên hiệu Thành Thái thứ 15 (1903), tiếp đến niên
hiệu Duy Tân đầu thế kỷ XX Trần miếu lại được tu sửa phần ngoại thất, như xây
dựng ngũ môn, tạo hồ nước trước công trình, đắp đôi voi chầu tại sân Thượng
miếu. Như vậy các hạng mục ngoại thất được kiến tạo cách đây khoảng 100 năm.
Nó trở thành di sản vật thể cùng với toà ngang dãy dọc trên khu vực miếu cổ nhà

Trần tạo nên thắng tích, góp phần cho trang sử vàng Đông - A thêm lung linh màu
sắc.
Thượng miếu nằm trên khu đất cao ráo, có thể khẳng định là vị trí trung tâm
của tổng thể miếu đền nơi đây. Toàn bộ công trình làm theo trục đối xứng Bắc -
Nam bao gồm chính điện(chính tẩm) tả, hữu vu, siêu hương (thiêu hương), tiền tế,
ống muống (nhà nhỏ hai bên tiền tế), tả, hữu giải vũ, Ngũ môn (Ngọ môn) với 10
toà lớn nhỏ, được bố cục đăng đối hài hoà đẹp mắt. Bình diện công trình có sân
21
trong (còn gọi sân rồng) với hàng rồng đá từ trên thềm cao năm cấp nhao xuống,
cùng hàng gạch hoa trên đường chính đạo (gạch phục chế theo mẫu từ thời Trần).
Sân rồng còn có tường bao, đồng trụ, đôi voi lớn đứng chầu hai bên dưới bóng cây
bàng cổ thụ, khiến ngoại thất nơi tẩm miếu thoáng đãng, sáng chiều đều râm mát
gợi cảm. Phía ngoài sân rồng là hồ nước rộng hàng mẫu, xung quanh có vườn cây
cảnh, cây lưu niên, cây cổ thụ toả bóng nghiêng ngả trên hồ, hoà quyện với cột trụ,
tường hoa, mái ngói cùng mây trời như thêu dệt bức tranh thuỷ mặc Trần miếu.
Phía ngoài hồ nước có sân giữa với hàng cây cổ thụ nhiều dáng vẻ, rồi Ngũ môn cổ
kính, hoành tráng với ba chữ lớn tạc trên đá “Chính Nam môn” như nhắn nhủ cho
hiện tại và mai sau, phải quay về phía Nam, hoài tưởng hương Tức Mặc quê vua
như văn bia có ghi “ Cố đế hương dã”.
Tổng thể các toà Thượng miếu từ chính điện, siêu hương, tả hữu vu,
tiền đường, ống muống, giải vũ rồi Ngũ môn tuy lớn nhỏ khác nhau, bộ mái khác
nhau nhưng đồng phong kiến trúc thời Nguyễn, lại khiêm tốn việc gia công nghệ
thuật điêu khắc ở cấu kiện công trình, như một số đền, đình tín ngưỡng khác, nhất
là phục chế đúng nếp cũ của Trần miếu thế kỷ XVII, như chạm khắc rồng trên bộ
cửa ở toà tiền tế hiện còn lưu. Những toà ngang dãy dọc chính, phụ được bố cục có
thấp, có cao vừa trải rộng, vừa vươn dài theo thế tay ngai. Trên trăm mét chiều
rộng, hàng trăm mét chiều dài được vươn dần về phía Nam tạo một không gian
mênh mông trữ tình, đượm thi vị.
Chính điện có chiều dài 13m20 rộng gần 12m là công trình thiết kế không cầu
kì nhưng to, cao theo lối cổ chồng diêm, lại cách tân thành ba gian cuốn hậu cung

tạo thêm cung thờ tự. Chính điện thờ 14 vị hoàng đế, hậu cung thờ Tiên tổ cùng
các hoàng hậu, hoàng phi. Hạng mục chính điện cao trên 7m, phần hiên rộng 4,2m
khiến diện tích hiên khá thoải mái, khách hành hương có thể đứng ngoài bái vọng.
Ban khánh tiết Thượng miếu cũng đã tạo hương án tại hiên ở gian chính giữa, phía
dưới chữ đại tự “Thiên Trường cung”, đáp ứng nhu cầu dâng hương của đông đảo
bà con. Phía trên hai bộ cửa lớn ở hai bên chạm đề tài tứ quý công phu nghệ thuật,
còn treo hai đại tự lớn “Trùng quang”, “Trùng Hoa” ghi lại kỉ niệm 744 năm trước,
22
nơi đây vương triều xây dựng cung riêng để Thượng hoàng về ở và làm cung
Trùng Hoa cho các hoàng đế đương nhiệm ở kinh đô lui về thăm hỏi sức khoẻ
Thượng hoàng, hoặc bẩm báo, đệ trình những quốc sách quan trọng.
Phía trước chính điện là công trình siêu hương. Đây là toà mái cong bốn mái,
nhằm làm dịu sự khô cứng của các hạng mục mái chảy ở 4 phía. Siêu hương thiết
kế lối phương đình có cạnh 6m40, chiều cao hài hoà với tổng thể kiến trúc xung
quanh, tạo sự thông thoáng sáng sủa chung. Bộ khung của siêu hương dựa vào bốn
cột có đường kính 45cm. Đây là các đại trụ chịu lực, bằng gỗ lim nổi vân núi đa
dạng. Cột làm kiểu búp đòng nên to, cao mà vẫn như thanh thoát. Chân cột tỳ trên
tảng cánh sen có cạnh 70cm, đục cầu kì theo kiểu chân tảng hoa sen thời Trần. Nền
nhà được lát bằng lớp gạch hoa thời Trần (phục chế) nên càng tăng thêm vẻ đẹp.
Hai bên Đông-Tây siêu hương có hai toà nhà nhỏ, mỗi toà ba gian là kiểu trụ, câu
đầu cổ truyền, là nơi thờ các quan văn, võ tướng giúp vua trị quốc an dân, cũng
như xông pha trận mạc bảo vệ đất nước.
Phía trước siêu hương là toà tiền đường ( nhà lễ phía trước chính điện). Công
trình này có năm gian, dài 13m, rộng 6m làm kiểu bít đốc có bờ, bảng, trụ hồi, kìm
nóc theo kiểu dáng thời Nguyễn.Trên câu đầu còn ghi “Tự Đức Canh Ngọ hạ”,
song trên đại tự lớn ghi “Trần Miếu” theo kiểu thư pháp lại có hàng chữ nhỏ “
Hoàng triều Tự Đức vạn vạn niên chi lục, tuế tại Quý Sửu lục nguyệt thượng cán,
phụng chỉ xuất khố tiền trùng tu” tức là miếu thờ của nhà Trần, được xuất tiền từ
công quỹ quốc gia để tu sửa vào năm Tự Đức thứ 6. Điều này chứng tỏ công trình
có sự ưu ái của nhà nước.

Nhưng đáng lưu tâm nhất là bộ cánh cửa gian giữa toà tiền đường. Bộ cửa
gồm hai cánh chạm “lưỡng long tranh châu” (hai con rồng giành ngậm ngọc). Cửa
cao gần hai mét làm kiểu chân quay, đặt trên bạo cửa và ngạch ngưỡng lối
cổ. Nghệ nhân nhấn, tỉa đôi rồng khoẻ mạnh làm đang thè lưỡi nhe răng, trợn mắt,
vểnh râu cùng lớp lớp lá hoả, khiến đôi rồng được nhân lên vẻ hùng dũng. Nhìn kĩ
còn thấy bốn con rồng nhỏ cùng đôi ly đang nép mình dưới những khúc rồng uốn
éo như trông cậy lão long che chở. Khung, bạo cửa cũng được tạo hoa văn, lá hoả
23
và đôi rồng nhỏ chầu thật mềm mại, khiến hoạ tiết lão long thêm vẻ oai phong,
đường vệ. Và đây chắc là tác phẩm điêu khắc của thế kỉ 17 còn sót lại, đánh giá
nhiệt tình của con cháu họ Trần, đã góp công, góp của tạo cho nhà từ những cấu
kiện kỳ công, sáng giá.
Tiền tế xây dựng trên nền cao, phần hiên rộng được tiếp liền với hệ thống bậc
lên xuống năm cấp bằng đá tảng kiến tạo công phu. Và để tạo vẻ tôn nghiêm khi
bước lên tiền tế, người ta thiết kế hai đôi rồng đá từ trên hiên nhao xuống. Rồng
làm theo phong cách thời Nguyễn, được chạm họa tiết cầu kỳ, oai phong. Và có lẽ
do sự bố cục rồng chầu, gạch lát sân có hoa sen nổi hoạ tiết hoa chanh, các đường
chỉ viền tạo lỗ vuông cũng như hình tròn giống như đồng tiền cổ, cùng với các chữ
“Thọ”. Hai phía Đông-Tây sân rồng là hai dãy giải vũ, rồi tiếp theo hệ thống tường
hoa, đồng trụ xây dựng chắc chắn, khoẻ khoắn hoà nhập với công trình làm tăng
thêm vẻ đẹp cho sân rồng.
Đền Trần còn có đôi voi chầu trong sân. Voi tuy chỉ đắp bằng vôi vữa, nhưng
là cặp voi lớn có tư thế bệ vệ với những chi tiết cấu tạo như đầu, tai, ngà và cả
phần bành và yếm voi, cũng được chú ý vừa tả thực vừa cách điệu, do đó cặp voi
trầu khá sinh động. Qua một hồ nước hình chữ nhật trải rộng như chiếc gương lớn,
đến sân ngoài với nhiều cây cổ thụ, cây lưu niên mà do thời gian nên chúng đã sần
sùi gốc, cũng như thân tạo nhiều dáng vẻ tự nhiên, già cỗi tiếp đến Ngũ môn (năm
cửa). Dân gian còn gọi hệ thống này là Ngọ môn.
Ngọ môn ở phía Nam tổng thể các công trình, lại quay mặt hướng chính
Nam, trên cửa lớn chính giữa của Ngọ môn có ba chữ lớn “ Chính Nam môn”. Ba

chữ “Chính Nam môn” đục trên phiến đá lớn dài chừng hai mét, rộng trên một mét.
Mặt đá hình lòng máng, khá nhẵn.
Tầng thượng của gác lâu Ngọ môn còn có hai chữ lớn “ Trần miếu” hoà nhập
với đường nét mái cong với long, phượng cùng lan can, tường hoa trụ góc, đại trụ
nhấn câu đối. Hai bên cổng chính, tiếp đến hệ thống cổng phụ xây dựng kiểu cổ
diêm hai tầng, rồi tường hoa, trụ cánh làm cân đối và cũng lối chồng diêm cổ đẳng,
cũng mái cong, bao loan theo kiến trúc truyền thống, khiến Ngọ môn không chỉ
24
chắc khỏe, còn đầy vẻ thầm kín, sâu lắng ý nghĩa của ngôi miếu cổ nhà Trần. Đặc
biệt hai bên cổng còn có câu đối ghi:
“Liệt Thánh anh hùng, cố lý miếu đường ưng phục cựu,
Tại nhân công đức, tân niên hương hỏa bất vong sơ”
(Các bậc Thánh anh hùng, nơi quê đền miếu phục hồi theo nếp cũ
Tại dân ghi nhớ công đức, đầu xuân hương khói tưởng lại chuyện xưa)
Đặc biệt Trần miếu còn một di sản quý đó là tấm bia lớn cao 2,07m, chiều
rộng 1,20m. Trán bia chạm khắc lưỡng long chầu nguyệt cùng các con vật linh,
mây tản, tuy không cầu kỳ nhưng rất đẹp. Diềm bia ở hai bên cũng như phần dưới
cũng được trang trí hoa văn, đan xen các loại chim muông, làm tôn thêm ý nghĩa
của tấm bia.
Như trên đã nói Trần miếu bao gồm Thượng miếu và Hạ miếu. Tuy nhiên
Hạ miếu tức đền Cố Trạch, so với đền thờ các vua có phần thấp, bé hơn,
thể hiện ý thức tạo dựng công trình của người xưa có sự thận trọng, cân nhắc vị trí
tối thượng là hoàng đế. Theo tài liệu của dòng họ Trần Tức Mặc cũng như truyền
thuyết thì niên hiệu Thành Thái thứ 7, nhân tu sửa thượng miếu, phục hồi lại đền
Cố Trạch. Bởi trên 20 năm trước, khi sửa Thượng miếu nhân dân đã phát hiện
mảnh bia vỡ, trán bia còn 6 chữ “Hưng Đạo thân vương cố trạch”. Hưng Đạo đại
vương là một người con có hiếu với cha mẹ vì vậy ngay tường mặt tiền hai gian tả
hữu toà tiền đường, được đắp nổi hai chữ “ trung, hiếu thật to lớn, khổ chữ trên
1m, khiến ai đến đây cũng phải lưu tâm. Và ngay ngoài hiên gian giữa toà tiền
đường được treo bức đại tự “ Nam Mặc miếu trạch”, phần lạc khoản ghi long phi

Đinh Mùi thu (1907). Đây lại là sự khẳng định đền miếu làm trên nền nhà cũ của
Đại Vương ở đất Nam Mặc. Điều đáng nói ở đây là bức đại tự có nghệ thuật thư
pháp cao tay, nên nét chữ phóng khoáng, như rồng bay phượng múa. Tiền đường
gồm năm gian ở phía ngoài cùng. Toà nhà này thiết kế rất đơn giản có các cột gỗ
lim, xà, bẩy, câu đầu song không đưa đề tài điêu khắc mà trang trí hàng loạt đại tự
như “ Hà đức như sơn”, “ Danh đằng lưỡng quốc”, “Đông A ngọc phả”. Lại có đại
tự chỉ chạm một chữ đó là chữ “ Trần”, ngoài ra còn dùng hàng loạt câu đối có giá
25

×