Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu văn hóa ẩm thực đổng bằng sông cửu long trong phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ VĂN VŨ

NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRONG PHÁT TRIỀN DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ VĂN VŨ

NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRONG PHÁT TRIỀN DU LỊCH

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Hoài Sơn

Hà Nội, 2015



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5
7. Bố cục luận văn ......................................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ẨM THỰC Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG ...................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm Văn hóa, Văn hóa ẩm thực và Du lịch .............................................. 7
1.1.1. Khái niệm văn hóa .............................................................................................. 7
1.1.2. Khái niệm văn hóa ẩm thực ................................................................................ 7
1.1.3. Khái niệm du lịch ................................................................................................ 8
1.2. Quan điểm về phát triển du lịch dựa vào ẩm thực............................................. 8
1.3. Tầm quan trọng của Văn hóa ẩm thực đối với du lịch – du lịch ĐBSCL ........ 9
1.3.1. Tầm quan trọng của Văn hóa ẩm thực đối với du lịch ..................................... 9
1.3.2. Tầm quan trọng của văn hóa ẩm thực đến việc phát triển du lịch ĐBSCL ... 10
1.4. Tổng quan về bằng sông Cửu Long ................................................................... 12
1.4.2. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 12
1.4.3. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 14
1.4.4. Đặc điểm kinh tế – xã hội ................................................................................. 15
1.4.5. Tình hình phát triển du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long ............................. 16
TIỂU KẾT ................................................................................................................... 28
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY ......................................... 29


2.1. Đặc trƣng văn hóa ẩm thực ĐBSCL. ................................................................ 29

2.1.1. Văn hóa ẩm thực chung ĐBSCL ...................................................................... 35
2.1.2. Một số món ăn đặc trưng từng dân tộc vùng ĐBSCL ..................................... 38
2.2. Đánh giá nhu cầu ẩm thực của khách du lịch ĐBSCL. ................................... 56
2.3. Sản phẩm ẩm thực đặc trƣng phục vụ du lịch vùng ĐBSCL ......................... 63
2.4. Khảo sát các tuyến du lịch ẩm thực ĐBSCL .................................................... 90
TIỂU KẾT ................................................................................................................... 94
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC ĐBSCL TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................................................................................... 96
3.1. Định hƣớng chung về phát triển du lịch ở ĐBSCL .......................................... 96
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch ĐBSCL...... 99
3.2.1. Các yếu tố thuận lợi .......................................................................................... 99
3.2.2. Các yếu tố khó khăn ........................................................................................ 100
3.3. Giải pháp khai thác văn hóa ẩm thực ĐBSCL trong phát triển du lịch ...... 101
3.3.1. Các giải pháp chung. ...................................................................................... 101
3.3.2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................................ 104
TIỂU KẾT .................................................................................................................. 105
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 109
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long.
 CSHT: Cơ sở hạ tầng.
 CSVCKT: Cơ sở vật chất kỹ thuật.
 DNTN: Doanh nghiệp tư nhân.
 TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
 UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (United
Nations Educational Scientific and Cultural Organization).
 VHAT: Văn hóa ẩm thực.

 VHTT&DL: Văn hóa thể thao và du lịch.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Cơ cấu thu nhập du lịch các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 ........................... 11
Bảng 2.2 Tổng hợp chi tiết Doanh thu và lượt khách đến các tỉnh thành ĐBSCL từ
năm 2011-2012............................................................................................................. 19

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Bản đồcác tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ..................................................... 13
Hình 2.1. Sơ đồ tuyến khảo sát ..................................................................................... 90
Hình 2.2. Sơ đồ tuyến khảo sát ..................................................................................... 92


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ẩm thực là một bộ phận thiết yếu cấu thành bản sắc văn hóa dân tộc, là một
trong những lĩnh vực thể hiện đặc tính của một dân tộc. Đại văn hào Pháp Balzac đã
từng nói: “Món ăn, xét bề ngoài, chỉ là cái đích của sự thỏa mãn vật dục. Nhưng đi
sâu, ta vô cùng ngạc nhiên thấy nó biểu hiện trình độ văn hóa vật chất thì rất ít, nhưng
biểu hiện trình độ văn hóa tinh thần của dân tộc thì rất nhiều”. Món ăn của người Việt
đặc sắc, nổi tiếng đến nỗi ông Philip Kotler (cha đẻ của Marketing hiện đại) khuyên là
nên lấy “ẩm thực” làm đột phá khẩu trong chiến dịch truyền bá thương hiệu Việt Nam
trên toàn thế giới.
Hòa cùng với nền văn hóa ẩm thực vô cùng đặc sắc của các vùng miền trong
nước, văn hóa ẩm thực tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng là một yếu
tố góp phần cấu thành nên bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam. Món ăn của người dân
ở ĐBSCL là sản phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết quả của quá trình cộng cư lâu
đời và mối giao hữu thắm thiết giữa các dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm, có sự giao
tiếp nhiều luồng văn hóa Đông Tây nên yếu tố tiếp biến văn hóa thể hiện rất rõ. Cộng

với yếu tố môi sinh tại chỗ đã tạo thành sắc thái văn hóa trong việc ăn uống vừa đa
dạng, phong phú vừa đặc thù ở vùng đất Nam Bộ. Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực cũng
là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quảng bá hình ảnh ĐBSCL đến các
vùng khác trong nước và trên thế giới, góp phần phát triển du lịch trong vùng.
Theo xu hướng du lịch hiện nay, hầu hết các loại hình du lịch đều chú trọng đến
việc khai thác văn hóa ẩm thực như một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Trong các
tour du lịch, ngoài việc tham quan các danh lam thắng cảnh, còn kết hợp với việc tìm
hiểu văn hóa ẩm thực của nơi đến thông qua các món ăn đặc sản. Tuy ĐBSCL đi vào
khai thác các hoạt động du lịch có phần trễ hơn so với các vùng khác trên đất nước
nhưng vùng cũng đã xây dựng khá thành công những loại hình du lịch phù hợp và đặc
trưng của vùng như: du lịch sinh thái, miệt vườn sông nước Cửu Long, du lịch văn
1


hóa… trong đó, hầu như loại hình du lịch nào cũng đều có sự kết hợp với văn hóa ẩm
thực – những món ăn dân dã mang đậm sắc thái địa phương đã thu hút một lượng khá
đông du khách đến với nơi đây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay nguồn tài
nguyên du lịch này vẫn chưa được khai thác một cách hợp lý, các món ăn chỉ được đưa
vào thực đơn chứ chưa chú trọng đến giá trị văn hóa của nó, ẩm thực ĐBSCL đa phần
chỉ là những món ăn gắn liền với đời sống của người dân địa phương hơn là một sản
phẩm du lịch đúng nghĩa, chưa thể đáp ứng được các nhu cầu thị hiếu của các du
khách trong và ngoài nước đến với ĐBSCL. Đứng ở vai trò là học viên ngành Du lịch,
từ những nhận định trên, tôi đã quyết định chọn “Văn hóa ẩm thực ĐBSCL và vấn đề
khai thác trong du lịch” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
- Hệ thống hóa và áp dụng các cơ sở lý luận về phát triển du lịch để khai thác
tiềm năng ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Kinh nghiệm trong việc khai thác văn hóa ẩm thực để phát triển du lịch ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực vùng ĐBSCL về nguồn gốc, các thành phần các
món ăn, những đặc trưng trong ẩm thực của từng dân tộc, nghiên cứu về thực trạng du
lịch ẩm thực ĐBSCL từ đó tìm ra những yếu tố thuận lợi và hạn chế nhằm tìm ra định
hướng, giải pháp phát triển du lịch ĐBSCL dựa trên văn hóa ẩm thực vùng này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là khai thác văn hóa ẩm thực ĐBSCL nhằm
phát triển du lịch, và trọng tâm nghiên cứu là tìm hiểu về các món ăn tiêu biểu của các
dân tộc đang cùng nhau sinh sống trên mảnh đất này, từ đó khai thác giá trị và tiềm
năng phát triển du lịch ĐBSCL qua tài nguyên văn hóa ẩm thực.

2


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu là ĐBSCL bao gồm Thành phố Cần Thơ và Đồng Tháp,
An Giang, Tiền Giang, Cà Mau và một số nơi tiêu biểu thể hiện sự đa dạng, đặc trưng
văn hóa ẩm thực ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay.
- Thời gian nghiên cứu: năm 2014 - 2015.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của
người dân ĐBSCL dựa trên những cơ sở, gốc hình thành và phát triển các món ăn tiêu
biểu của các dân tộc anh em. Tìm hiểu vai trò và ý nghĩa của văn hóa ẩm thực ĐBSCL
đối với khả năng khai thác du lịch của khu vực ĐBSCL. Phân tích những mặt ưu điểm
cũng như hạn chế của văn hóa ẩm thực trong việc phát triển du lịch tại ĐBSCL. Bên
cạnh đó, đưa ra những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch ĐBSCL
thông qua nguồn tài nguyên văn hóa ẩm thực này trong tương lai.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về ẩm thực, văn hóa ẩm thực, du lịch và quan
điểm khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ du lịch.
- Đánh giá thực trạng văn hóa du lịch tại vùng ĐBSCL hiện nay và việc khai thác
ẩm thực phục vụ cho hoạt động du lịch.
- Bước đầu đưa ra một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc
khai thác ẩm thực cho phát triển du lịch ở vùng ĐBSCL.
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Việt Nam có một văn hóa ẩm thực rất đặc sắc. Chính vì lý do đó, có nhiều công
trình nghiên cứu về ẩm thực nói riêng, văn hóa ẩm thực nói chung. Các định nghĩa về
“văn hóa ẩm thực” hầu hết đều có xuất hiện trong nhiều tài liệu điển hình như: Giáo
trình “Văn hóa ẩm thực” – Nguyễn Nguyệt Cầm, Nhà xuất bản Hà Nội (2008); Bộ
3


sách “Văn hóa ẩm thực Việt Nam” của tập thể tác giả Vũ Bằng, Băng Sơn, Mai Khôi,
Thượng Hồng – Nhà xuất bản Thanh niên (2001); “Bản sắc ẩm thực Việt Nam” – Viện
Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam (2009)… trong đó các công trình này đã nêu ra các
món ăn đặc trưng của từng vùng nhưng chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu các món ăn
và ý nghĩa của nó đối với văn hóa Việt Nam. Ở miền Nam, có một số bài viết nổi
tiếng: “Món lạ miền Nam” – Vũ Bằng, “Những món ăn miền Nam được ưa chuộng” –
Nguyễn Thị Diệu Thảo, “Thực chất và biến dạng của các món ăn Nam Bộ” – Sơn
Nam… nhưng chủ yếu cũng là giới thiệu món ăn như trên. Hay cuốn sách về “Nhà ở,
trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (Phan Thị Yến
Tuyết, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội – 1993) nói rõ về vấn đề ăn uống trong
đời sống, trong các dịp lễ và văn hoá ăn uống trong giao tiếp của từng dân tộc ở
ĐBSCL từ cách chế biến đến thưởng thức (người Khmer, người Việt…). Bài nghiên
cứu của Huỳnh Phượng Loan là “Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực các dân tộc ĐBSCL” –
2009, trong đó có chú trọng đến ý nghĩa của văn hóa ẩm thực ĐBSCL trong việc phát
triển du lịch của vùng, tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đi sâu vào việc phân tích việc khai
thác giá trị ẩm thực đối với phát triển du lịch ở vùng này. Như vậy, hầu hết các sách,

bài viết đều chưa đề cập đến giá trị của văn hóa ẩm thực đối với du lịch. Trong một số
sách viết về du lịch ĐBSCL thì có đề cập đến các món ăn đặc sản địa phương nhưng
chỉ là giới thiệu sơ qua, chủ yếu là nói về các điểm tham quan, các danh lam thắng
cảnh nổi tiếng của vùng…
Đối với các luận văn, luận án đã bảo vệ, một số công trình đã xem xét ẩm thực
như một sản phẩm phục vụ du lịch. Năm 2012, luận văn của Mạc Thị Mận đã bảo vệ
tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về Một số giải pháp phát huy văn
hóa ẩm thực Quảng Ninh nhằm phát triển du lịch; Năm 2014, Lê Ngọc Quỳnh Mai
bảo vệ luận văn về Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội và một số luận văn, khóa luận khác đã cung cấp những kiến thức,

4


các cách nhìn đối với việc khai thác văn hóa ẩm thực để phát triển du lịch ở các địa
phương khác nhau.
Nhìn chung, hầu hết các bài viết, công trình nghiên cứu trước đây chỉ nêu lên
được những nét chung của văn hoá ẩm thực vùng ĐBSCL, một số món ăn có ý nghĩa
đối với hoạt động du lịch, nhưng vấn đề đi sâu vào việc phân tích và khai thác tính
thiết thực của văn hóa ẩm thực gắn kết với việc phát triển du lịch vùng đến nay vẫn
chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu. Tác giả luận văn trân trọng những đóng góp của các
công trình đi trước, và sử dụng những tài liệu đã có để phục vụ cho nội dung chính của
luận văn.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích văn bản
Tác giả luận văn thu thập thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo,
tạp chí, internet… sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp… để phục
vụ cho nghiên cứu của luận văn.
6.2. Phƣơng pháp quan sát tham dự
Học viên trực tiếp khảo sát thực tế, quan sát tham dự để nhìn nhận đối tượng cần

nghiên cứu một cách trực tiếp, khách quan và chính xác. Cụ thể, tác giả đã đi thực tế
tại một số điểm như: địa bàn Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang,
Trà Vinh, Cà Mau.. nơi có những giá trị ẩm thực đặc trưng của vùng ĐBSCL.
6.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Nhằm để đánh giá đúng thực trạng và thực tế, tác giả đã đi đến một số khu du
lịch trong vùng để phỏng vấn trực tiếp khách du lịch, lấy thông tin về ẩm thực vùng
một cách chính xác nhất. Trong đó tác giả đã chia thành nhiều thành phần, đối tượng
khách để phỏng vấn (Bắc – Trung – Nam, Nam – Nữ..).

5


7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính
của luận văn bao gồm 3 chương.
Chương 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ẨM THỰC Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Chương 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY
Chương 3. GIẢI PHÁP KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC ĐBSCL TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH

6


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ẨM THỰC Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Khái niệm Văn hóa, Văn hóa ẩm thực và Du lịch


1.1.
1.1.1.

Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau,

liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức
và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài
văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền
thống và đức tin.
1.1.2.

Khái niệm văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Văn hóa ẩm
thực đi song song với sự phát triển văn minh của loài người, trong thời kỳ sơ khai cổ
đại khi con người còn ăn lông ở lỗ, ăn tươi nuốt sống cho đến khi biết lấy lá che thân,
biết tìm vào nơi hang động để cư trú, biết dùng đá để đánh lửa sưởi ấm, biết chế tác
các dụng cụ để săn bắt, đun nấu...nền văn hóa ẩm thực của loài người đã có một bước
tiến dài từ hái lượm, thô sơ, đơn giản đến biết cách trồng trọt gieo cấy, tích trữ lương
thực, thực phẩm đến việc chế biến lương thực thành các món ăn từ đơn giản cho đến
thật cầu kỳ.
Văn hóa ẩm thực là những gì liên quan đến ăn, uống nhưng mang nét đặc trưng
của mỗi cộng đồng cư dân khác nhau, thể hiện cách chế biến và thưởng thức các món
ăn, uống khác nhau, phản ảnh đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội của tộc người đó.
Trải nghiệm ẩm thực có thể trở thành tiềm năng phát triển du lịch.

7



1.1.3. Khái niệm du lịch
Du lịch là đi để vui chơi, giải trí hoặc nhằm mục đích kinh doanh; là việc thực
hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm và có sự trở về. Mục
đích của chuyến đi là giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội nghị khách
hàng hay du lịch khen thưởng, hoặc nhằm mục đích kinh doanh. Các Tổ chức Du lịch
Thế giới định nghĩa khách du lịch như những người "đi du lịch đến và ở lại ở những
nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong hơn 24 giờ và không quá một năm
liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên đến những nhân viên
hướng dẫn viên du lịch của tổ chức thực hiện việc du lịch đó."
1.2. Quan điểm về phát triển du lịch dựa vào ẩm thực
Đối với tất cả các loại hình du lịch, ăn uống lúc nào cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc tác động tới cảm nhận của du khách về toàn bộ chuyến đi, là nhân tố
để du khách quyết định lựa chọn chương trình du lịch, các điểm đến. Chính vì vậy,
điểm đến có nền văn hóa ẩm thực càng phong phú, độc đáo bao nhiêu thì càng hấp dẫn
với du khách bấy nhiêu. Mức độ phong phú của một nền ẩm thực có thể là do sự hội tụ
của nhiều tộc người khác nhau với những sắc thái ẩm thực khác nhau trên cùng một
vùng, miền hoặc cũng có thể đó là nơi tập trung của nhiều làng nghề ẩm thực… Sự
phong phú của nền văn hóa ẩm thực sẽ mang đến cho du khách nhiều cơ hội khám
phá, học hỏi . Còn tính độc đáo được tạo nên bởi những đặc trưng của một nền ẩm
thực, nó tạo ra sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực khác. Sự độc đáo có thể thể
hiện ở cách thức chế biến món ăn, mùi vị đặc trưng, lợi ích của món ăn hay ở kiến trúc
nhà hàng, quán ăn…Tuy nhiên, khi đưa vào để phát triển du lịch thì phải có sự tìm tòi,
học hỏi, sáng tạo nhưng không làm mất đi bản sắc riêng là yêu cầu không thể thiếu
trong việc phát triển du lịch nói chung, và phát triển du lịch dựa trên văn hóa ẩm thực
nói riêng. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, chế
biến thực phẩm, kinh doanh ăn uống phải được đầu tư, sửa chữa phù hợp và đủ điều

8



kiện phục vụ khách du lịch. Những nhà hàng ,quán ăn mang đậm phong cách truyền
thống địa phương, dân tộc thì càng có sức thu hút cao đối với du khách.
Việc nghiên cứu, xây dựng nhiều sản phẩm về du lịch ẩm thực là rất cần thiết,
cần có sự kết hợp của cộng đồng địa phương, khai thác văn hóa ẩm thực phải đi đôi
với việc bảo vệ những nét đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương, đảm bảo được
quyền lợi và mang về giá trị gia tăng cả về giá trị văn hóa và giá trị vật chất đối với địa
phương và toàn xã hội.
1.3. Tầm quan trọng của Văn hóa ẩm thực đối với du lịch – du lịch ĐBSCL
1.3.1. Tầm quan trọng của Văn hóa ẩm thực đối với du lịch
* Về kinh tế: Các nước phát triển du lịch đều tập trung cho việc tạo hình ảnh của
đất nước mình thông qua thương hiệu của doanh nghiệp và các món ăn và đồ uống.
Không phải ngẫu nhiên ở các nước châu Âu, châu Mỹ, Châu Úc… lại có rất nhiều nhà
hàng của Trung Quốc (Chinese Foods), nhà hàng Thái Lan (Thai Foods), nhà hàng
Nhật Bản (Japanese Foods), nhà hàng Hàn Quốc (Koeran Foods)… Đó chưa kể những
nhà hàng nổi tiếng của châu Âu và châu Mỹ đã và đang thâm nhập vào các thị trường
mới mẻ. Một doanh nhân nổi tiếng người Mỹ đã khuyên con cháu mình “chỉ nên tập
trung kinh doanh hai ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống và xăng dầu không bao
giờ thất nghiệp và bao giờ cũng thu được lợi nhuận cao”. Điều quan trọng, các dịch vụ
này là nơi “xuất khẩu tại chỗ” và làm gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp,
chăn nuôi, thuỷ hải sản và công nghiệp chế biến thực phẩm.
* Về du lịch: Vai trò quan trọng nhất của văn hóa ẩm thực trong du lịch chính là
giao tiếp. Nếu giao tiếp là thường xuyên ở bất cứ thời gian nào và thường trực trong
bất cứ một không gian lịch sử và xã hội nào thì văn hóa giao tiếp lại là sản phẩm của
từng lúc, từng nơi. Văn hóa giao tiếp phụ thuộc đồng thời cũng phản ánh và thậm chí
tác động trở lại với rất nhiều điều kiện và hoàn cảnh xã hội, kinh tế, tự nhiên cũng như
từng cá nhân và năm tháng. Dù chỉ là một khía cạnh của văn hóa nói chung song văn

9



hóa giao tiếp cũng là cả một lĩnh vực tổ hợp của nhiều yếu tố: ăn, mặc, nói năng, ứng
xử… và ẩm thực được sử dụng như là một phương tiện để giao tiếp. Thông qua ẩm
thực, người ta có thể hiểu biết về cả một nền văn hóa, một lối sống cách ứng xử, ẩm
thực lúc đó không chỉ dừng lại ở nghệ thuật trình diễn các món ăn mà còn là nơi để hội
ngộ, giao lưu, là nơi để cộng cảm với nhau. Giao tiếp trong các bữa ăn có những đặc
trưng riêng khác với giao tiếp trong các buổi đón tiếp xã giao hay giao tiếp trong quá
trình tham quan hay giao tiếp ở những khung cảnh khác. Giao tiếp và ẩm thực có một
mối quan hệ ngầm, kín hơn. Người ta mượn ẩm thực để giao tiếp với nhau. Trong các
bữa ăn, ngôn ngữ và cử chỉ trong giao tiếp không còn đóng vai trò quan trọng nhất mà
lại là không khí của bữa ăn, cách sử dụng và thưởng thức các món ăn. Người ta không
cần dùng quá nhiều lời nói hay động tác mà chủ yếu du khách tự cảm nhận theo cách
riêng của mình. Cảm nhận theo cách nào lại phụ thuộc vào văn hóa của từng nơi và
tâm lý của từng đối tượng khách khác nhau. Trong du lịch, ăn uống là một hợp phần
không thể thiếu bên cạnh tham quan và giải trí. Cách ứng xử, phục vụ, văn hóa giao
tiếp tại điểm du lịch, đặc biệt là trong các bữa ăn tổ chức cho khách du lịch có thể tạo
ấn tượng tốt đẹp cho khách du lịch và thúc đẩy mong muốn của họ tiêu dùng thêm các
dịch vụ. Và ẩm thực chính là một hoạt động quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ và du
lịch.
1.3.2.

Tầm quan trọng của văn hóa ẩm thực đến việc phát triển du lịch ĐBSCL

Trong những năm gần đây, với sự quan tâm của Chính quyền các cấp, nỗ lực của
các doanh nghiệp và người dân, du lịch ĐBSCL đã có những bước phát triển mạnh mẽ
trong thời gian qua. Đặc biệt, theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các
tỉnh (Bảng 2), tính đến cuối năm 2014, tổng doanh thu đạt được từ nguồn du lịch là
gần 2 tỷ đồng, trong đó tổng thu nhập từ dịch vụ “ăn uống” là gần 700 tỷ đồng, chiếm
khoảng 30% tổng doanh số, trong khi lưu trú chỉ khoảng 25%, mua sắm khoảng 10%...

Điều này cho thấy, trong số các dịch vụ phục vụ trong du lịch tại ĐBSCL như: lưu trú,

10


vận chuyển, mua sắm, giải trí… thì dịch vụ ăn uống vẫn chiếm một vai trò khá lớn và
gần như chiếm lượng doanh thu cao nhất trong tất cả các dịch vụ.
Bảng 1.1 Cơ cấu thu nhập du lịch các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014
Đơn vị: tỉ đồng
Vận

Lưu trú

Ăn uống

Cần Thơ

160,86

177,45

51,30

-

-

65,59

455,20


An Giang

49,00

59,00

19,00

7,00

4,00

12,00

150,00

Bạc Liêu

23,32

33,08

8,95

7,17

38,11

5,58


116,20

Vĩnh Long

19.76

14,45

3,93

20,22

30,20

6,44

95,00

Đồng Tháp

12,98

28,20

2,13

5,20

0,00


4,66

53,17

Bến Tre

26,22

50,26

-

18,30

54,06

9,64

158,47

Hậu Giang

1,14

0,77

0,00

0,12


0,00

0,20

2,23

Long An

21,40

9,30

9,30

4,90

4,80

7,30

57,00

Sóc Trăng

14,68

19,72

0,00


2,31

0,00

14,00

50,71

Tiền Giang

18,51

55,93

0,86

26,87

6,00

38,74

146,91

111,84

174,75

38,06


6,98

5,70

34,97

372,30

7,07

9,15

0,44

3,99

7,03

4,32

32,00

489,78

697,05

140,97

104,05


151,89

209,44

1.793,18

Kiên
Giang
Trà Vinh
Tổng

chuyển

Lữ hành

Mua

Tên tỉnh

sắm

Khác

Tổng

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương
Đây là một tỉ lệ không riêng gì ở vùng ĐBSCL mà ở hầu hết các nước trên thế
giới điều đã được thống kê kiểm chứng. Sự thật, ăn uống ngoài là nhu cầu thiết yếu
của con người ra, nó còn là cả một nghệ thuật, đặc biệt trong hoạt động du lịch thì

càng được thể hiện một cách rõ nét. Khi đi đến bất kỳ nơi nào, hầu hết các du khách
đều không quên việc thưởng thức các món ăn đặc sản tại địa phương đó. Các món ăn
đặc sản này có thể nằm trong thực đơn của các bữa ăn chính hoặc cũng có thể là một
11


bữa ăn nhẹ gì đó. Nhưng dù là bữa ăn nào thì việc lựa chọn món đặc sản vẫn được ưu
tiên hàng đầu. Theo khảo sát của bản thân, hầu hết trong thực đơn của các quán ăn,
nhà hàng tại những nơi thường xuyên có khách du lịch lui tới đều có các món ẩm thực
truyền thống như: canh chua, cá kho tộ, cá lóc nướng trui, các món lẩu… bên cạnh đó,
còn được kết hợp với các món ăn được chế biến theo vùng miền hoặc các nước
phương Tây như: Bún bò Huế, Cà ri, Bò bít tết… Tại các địa phương ở ĐBSCL cũng
đã phát triển được một số khá nhiều loại đặc sản vừa có thể thưởng thức tại chỗ lại vừa
có thể mua về làm quà như: Nem Lai Vung (Đồng Tháp); Bún nước lèo, Bánh pía Tân
Huê Viên (Sóc Trăng); Bánh tráng Mỹ Lồng, Bánh phồng Sơn Đốc (Bến Tre)…
Ngoài ra, còn có một số loại trái cây nổi tiếng như: Bưởi năm roi; Sầu riêng Cái
Mơn; Xoài cát Hoà Lộc; Quýt Lai Vung; Vú sữa Lò Rèn… Tất cả những món ăn đó
đều góp phần làm cho văn hóa ẩm thực của vùng càng thêm phong phú, thu hút khá
nhiều khách du lịch trong và ngoài nước mà có thể đáp ứng được nhu cầu của từng loại
nhóm khách.
1.4. Tổng quan về bằng sông Cửu Long
1.4.2.

Vị trí địa lý
ĐBSCL là vùng đất màu mỡ ở phía Tây Nam Việt Nam, do phù sa sông Cửu

Long bồi đắp, còn gọi là miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân Miền
Nam Việt Nam ngắn gọn hơn là Miền Tây. Đât là một vùng đất mới (được hình thành
khoảng 300 năm tuổi)
ĐBSCL là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734 km².

Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là
vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Các điểm cực của đồng bằng trên đất
liền, điểm cực Tây 106°26´(xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở
106°48´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã
Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 8°33´B (huyện Đất Mũi, huyện

12


Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Ngoài ra còn có các đảo xa bờ của Việt Nam như đảo Phú
Quốc, quần đảo Thổ Chu, hòn Khoai.

Hình 1.1: Bản đồcác tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
(Nguồn: />ĐBSCL nằm tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh vùng Đông Nam
Bộ (khu vực kinh tế năng động nhất Việt Nam), phía Tây giáp với biên giới
Campuchia, ba mặt Đông, Tây và Tây Nam có biển bao bọc. Vị thế nằm trong khu vực
có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng giữa Nam Á, Đông
Á, Châu Úc và rất gần các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia,
Philipin,Indonesia...
Vùng ĐBSCL của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi
dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự
hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và
biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo
một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như
13


vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo
Cà Mau.
Với vị trí như vậy thì việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học




kỹ

thuật, đặc biệt là du lịch rất thuận lợi và dễ dàng thông qua đường biển, đường hàng
không.
Hiện nay đã có đường hàng không đi từ Cần Thơ ra Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, đảo Phú Quốc (Kiên Giang) tạo điều kiện phát triển kinh tế cả trên đất liền và
trên vùng biển , đảo.
Quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mekong. ĐBSCL có thể tận
dụng lợi thế này để học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước lân cận như
Thái Lan, Singapore, Malaysia.. để áp dụng và thực tiển của Việt Nam nói chung và
vùng ĐBSCL nói riêng. Đưa du lịch vùng ĐBSCL phát triển lên tầm cao mới.
1.4.3.

Đặc điểm tự nhiên

- Đất đai: Với diện tích gần 4 triệu ha, ĐBSCL là vùng đồng bằng châu thổ phì
nhiêu và màu mỡ nhất nước ta, là một trong những đồng bằng rộng lớn trên thế giới,
được xếp thứ ba trong tổng số 34 đồng bằng châu thổ lớn của thế giới, chỉ sau Đồng
bằng sông Amazon (Nam Mỹ) và Đồng bằng sông Hằng (Ấn Độ). Trong đó, đất phù
sa chiếm 30% tổng diện tích, thích hợp việc phát triển các loại cây lương thực thực
phẩm, hoa màu, đặc biệt là các vườn cây ăn trái, không chỉ đem lại nguồn lợi về kinh
tế mà còn có thể đưa vào khai thác hoạt động du lịch.
- Khí hậu: ĐBSCL có một nền nhiệt độ cao, ổn định trong toàn vùng, trung bình
là 280C. Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ 2.226 - 2.790 giờ, ít xảy
ra thiên tai. Một năm chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4, đây là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có thời gian nắng và tần
suất nắng lớn có thể thu hút khách quốc tế đặt biệt là khách Châu Âu, vì ở Châu Âu số


14


giờ nắng cũng như tần suất nắng không cao như các nước ở vùng nhiệt đới nên vào
mùa đông họ có xu hướng đi du lịch để tránh đông vì mùa đông bên Châu Âu rất lạnh.
- Sông ngòi: Toàn bộ vùng ĐBSCL bao gồm 2 hệ thống sông chính là: sông Tiền
và sông Hậu – phần hạ lưu của sông Mekong chảy vào Việt Nam. Hai dòng sông chính
này đổ ra Biển Đông qua 9 cửa sông tựa như chín con rồng nên vùng đất này vì vậy
mà có tên là Cửu Long. Trong quá trình đổ ra biển hai hệ thống sông này được nối với
nhau bằng nhiều kênh rạch tự nhiên và nhân tạo, làm nên một hệ thống kênh rạch
chằng chịt có tổng chiều dài lên tới 4.900 km, bồi đắp nên vùng đồng bằng châu thổ
phì nhiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy cũng như
việc phát triển “chợ nổi” – mua bán trên sông và phát triển loại hình du lịch “Miệt
vườn sông nước Cửu Long”.
- Sinh vật: dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và sông, từ lâu ở ĐBSCL
đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo. Đó là hệ sinh thái
rừng ngập nước ngọt (Vườn quốc gia Tam Nông, rừng Trà Sư, vùng Đồng Tháp
Mười), hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển (Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn
quốc Gia U Minh Hạ), hệ sinh thái nông nghiệp. Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn
ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre… có vai trò
cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái
toàn khu vực.
1.4.4.

Đặc điểm kinh tế – xã hội

Theo sự phân chia hành chính của nhà nước năm 2004, ĐBSCL gồm có 13 đơn
vị: 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp
Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng,




Mau, và thành phố Cần Thơ.
ĐBSCL là khu vực dân cư đông đúc thứ 2 của cả nước, sau Đồng

bằng

Sông

Hồng. Dân số toàn vùng năm 2007 là 17.524.000 người, chiếm 20,6% dân số cả nước,

15


Mật độ cư trú là 432 người/km2, gấp 1,7 lần mật độ bình qu ân cả nước (theo Tổng
Cục

thống kê, 2007). Dân cư sinh sống tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và

thưa hơn ở các vùng sâu xa hơn như vùng U Minh, vùng Đồng Tháp Mười… Số dân
thành thị năm 2010 là 3.717.000 người, chiếm khoảng 21,2% dân số toàn vùng,

điều

này cho thấy rõ tính chất nông thôn ở ĐBSCL.
Dân cư sinh sống ở vùng ĐBSCL bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có
4 dân tộc chính là: Kinh (Việt), Khmer, Chăm và Hoa. Người Kinh chiếm đại đa số
(khoảng 86%), sống ở hầu hết các nơi trong vùng. Tiếp theo là người Khmer khoảng
10,5%) có mặt đông đúc ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang. Còn người Hoa

và người Chăm ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm một số lượng nhỏ. Người Hoa
tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Người Chăm sống chủ yếu ở
An Giang và Kiên Giang.
Thiên nhiên ưu đãi có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nhất là nông

nghiệp

chủ yếu làm kinh tế nông nghiệp lúa nước, hoa màu, cây ăn trái, chăn nuôi.
Kinh tế đang phát triển với các khu công nghiệp mọc lên ngày cáng nhiều các chính
sách mở cửa khuyến khích đầu tư của nhà nước.
Khu vực dịch vụ của vùng ĐBSCL bao gồm các ngành chủ yếu xuất nhập khẩu,
vận tải thủy, du lịch. Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước, đồ đông lạnh và hoa quả.
Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất.
Du lịch bắt đầu khởi sắc như du lịch sinh thái, miệt vườn sông nước, du lịch biển đảo...
Tuy nhiên chất lượng và cạnh tranh của du lịch còn hạn chế. ĐBSCL đang được
đầu tư để nâng cao chất lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế trong khu vực.
1.4.5.

Tình hình phát triển du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long
- Tình hình khách du lịch – doanh thu

ĐBSCL với đặc thù là vùng sinh quyển độc đáo trên thế giới, nơi đây sẽ là điểm
đến mới đối với du khách quốc tế. Địa hình của vùng rất đặc trưng với nhiều sông rạch

16


chằng chịt, hội đủ các yếu tố cho phát triển ngành du lịch như: rừng, núi, biển, hải
đảo... và nhiều địa danh nổi tiếng tại các vùng sinh thái đặc trưng đã tạo cho ĐBSCL
một sắc thái du lịch riêng biệt. ĐBSCL còn nổi tiếng với tên gọi Mekong Delta - nơi

hạ nguồn sông Mê Kông nổi tiếng thế giới chảy qua, là điểm giáp với Campuchia- nơi
có kỳ quan thế giới Angkor Wat. Nơi đây còn là trung tâm cây ăn trái nhiệt đới với
nhiều loại trái cây đặc sản quanh năm. So với các điểm du lịch trong cả nước, ĐBSCL
thuận lợi về giao thông trong nước và quốc tế. Về đường bộ, ĐBSCL giáp với TP.
HCM với khoảng cách giữa hai trung tâm chưa đến 200 km. Hệ thống sông ngòi đan
xen giữa các tỉnh sẽ là một trục giao thông hữu ích bằng đường thuỷ cho phát triển du
lịch và vận tải hàng hoá. Về giao thương quốc tế, cảng hàng không quốc tế đang được
cải tạo tại Cần Thơ sẽ tạo điều kiện cho du khách đến trực tiếp với vùng đất du lịch
này. Về hạ tầng cơ sở, ĐBSCL đã được đầu tư cho du lịch khá tốt, các khách sạn cao
cấp (3-4 sao) đã có mặt ở một số địa phương và các điểm du lịch lớn trong vùng. Đảo
du lịch Phú Quốc đang được chính phủ cho phép kêu gọi đầu tư để trở thành điểm du
lịch trọng điểm của quốc gia. Ngoài các vấn đề về hạ tầng, tính mến khách của người
dân Nam Bộ cũng là đặc điểm trong thu hút du khách. Trong những năm gần đây, do
mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, thời gian nhàn rỗi tăng lên, nên
nhu cầu thư giãn nghĩ ngơi ngày một lớn hơn, và du lịch cũng trở thành một nhu cầu
không thể thiếu, vì thế lượng khách du lịch quốc tế và trong nước đến với ĐBSCL
ngày càng tăng. Lượng khách du lịch đến với ĐBSCL trong năm 2012 đã tăng nhanh
so với năm 2011, nguyên nhân tăng là do lượng khách quốc tế đầu năm 2012 đến với
Việt Nam nhiều hơn và ĐBSCL cũng là điểm đến đang phát triển, đã thu hút sự gia
tăng của nguồn khách này. Năm 2012 du lịch ĐBSCL đón tổng lượt khách đến là
16.207.921 lượt khách, tăng 9,94% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó khách quốc tế
chiếm 1.329.045 lượt, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2011, khách nội địa chiếm
14.878.876 lượt, tăng 9,43% so với cùng kỳ năm 2009. Lượng khách tăng dẫn đến

17


doanh thu từ hoạt động du lịch cũng tăng theo. Cụ thể, doanh thu từ du lịch của khu
vực ĐBSCL năm 2011 là 2.376,06 tỉ đồng nhưng đến năm 2010 là 2.870,63 tỉ đồng,
tăng 20,81% góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế khu vực. Chi

tiết doanh thu và lượt khách thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 2.1: Doanh thu và lượt khách đến ĐBSCL từ năm 2011-2012
Stt
1

2

Chỉ tiêu
Doanh

thu

(Triệu/người)
Tổng

lượt

khách (lượt)

Năm 2011

Năm 2012

Tăng trưởng (%)

2.376.060

2.870.630

20,81


14.742.459

16.207.921

9,94

Nguồn: Hiệp hội Du lịch ĐBSCL
Nhìn chung lượng khách quốc tế đến với ĐBSCL có tốc độ tăng nhanh hơn so
với khách nội địa. Tuy nhiên, dù lượng khách du lịch đến với ĐBSCL có tăng nhưng
phần đông là khách lữ hành, việc tổ chức tour trọn gói tại khu vực còn hạn chế. Khách
quốc tế đến vùng ĐBSCL chủ yếu là khách du lịch có thu nhập trung bình và khách
đơn lẻ, ít khách thương mại có thu nhập cao và khách thường đi nghỉ ngắn ngày; khách
chủ yếu đến từ TP.HCM. Bên cạnh đó, ở nước ta hệ thống thống kê chưa được hoàn
chỉnh nên toàn bộ số liệu về các khoản chi tiêu của khách du lịch bị phân tán, chưa tập
trung về một mối. Chính vì lẽ đó mà theo thống kê sự đóng góp của ngành du lịch của
vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung trong nền kinh tế còn thấp. Mặc khác, so
với lượng du khách của cả nước thì ta thấy lượng khách đến ĐBSCL là rất thấp cả về
khách quốc tế lẫn nội địa và chiếm một lượng khách rất nhỏ so với cả nước. Điều này
một phần là do du lịch ĐBSCL trong những năm qua chưa có nhiều đổi mới, hoạt
động du lịch chưa đa dạng nên chưa hấp dẫn và không thu hút được nhiều du khách,
nhất là khách nội địa. Riêng đối với khách quốc tế, số lượng khách tăng qua các năm

18


một phần là do du lịch ĐBSCL chủ yếu là du lịch sinh thái, mang đặc trưng của vùng
sông nước.
Bảng 2.2 Tổng hợp chi tiết Doanh thu và lượt khách đến các tỉnh thành ĐBSCL từ
năm 2011-2012

Năm 2011

Doan
Stt

Tỉnh

h thu
(tổng
)

Tổng
lượt
khách

Năm 2012
Tổng lượt

Khách

thu

khách

quốc tế

Khác
h

Khách


Tăn

quốc

nội địa

g so

tế

Tổng

cùn
g kỳ

Số

so

Số

lượt



lượt

ng


2

3

4

5

6

150.3

573.20

647,6

27,4

879.8

0

0

00

0

0


8

00

An

172,0

4.700.

45.50

4.654.

185,0

Giang

0

000

0

500

0

320,0


350.00

12.00

338.00

385,5

20,4

423.0

0

0

0

0

0

7

00

Bạc

200,0


478.06

199.9

278.11

245,0

22,5

540.0

Liêu

0

1

50

1

0

0

00

181,0


705.50

13.40

692.10

192,0

0

0

0

0

0

1.130.

14.80

1.115.

117,9

000

0


200

5

Bến Tre

Cà Mau
Đồng
Tháp

57,18

19

7,56

6,08

so

ng

Số
lượt

kỳ

kỳ

723.50


địa

ng

ng

508,0

Cần thơ

h nội





%

1

Khác

Tổng doanh

%

21, 165.5 10, 714.3
60


00

11

00

5.190. 10, 45.55 0,1 5.144
000

760.0
00

43

0

1

.450

20, 15.70 30, 407.3
86

0

83

00

12, 230.0 15, 310.0

96

00

03

00

7,7 14.60 8,9 745.4
3

0

6

00

106, 1.184. 4,8 20.00 35, 1.164
28

500

2

0

14

.500



×