Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vượt qua rào cản thương lượng lương potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.56 KB, 3 trang )

Vượt qua rào cản thương lượng lương
Nhiều người tìm việc háo hức khi nhận được lời đề nghị công
việc nhưng lại lo lắng cực độ về việc thương lượng lương, có
người thậm chí chấp nhận lời đề nghị đầu tiên mà không
dám thương lượng.
Nhưng vượt qua nỗi sợ thương lượng lương có thể sẽ làm tăng đáng
kể mức lương khởi điểm của bạn.
Dưới đây là một số lo sợ phổ biến khi thương lượng và cách vượt
qua chúng:
“Nếu mình thương lượng, họ sẽ rút lại lời đề nghị công việc”
Có lẽ đây là nỗi sợ lớn nhất của người tìm việc khi nói tới chuyện
thương lượng lương. Tuy nhiên, hãy tin rằng đây là điều không có cơ
sở nếu bạn có thể kiểm soát việc thương lượng một cách thoải mái
và chuyên nghiệp. Đừng quá nóng vội hay đưa ra một con số phi
thực tế khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về tính ngay thẳng của bạn.
Dù rằng có một số người đã đánh mất cơ hội vì cố gắng thương
lượng nhưng điều đó chỉ xảy ra với những nhà tuyển dụng bất
thường và như vậy bạn không làm việc cho họ lại là điều tốt. Nếu họ
phản ứng một các khác lạ với hành động thương lượng bình thường
của bạn, hãy tưởng tượng xem họ sẽ kiểm soát thời gian nghỉ phép,
tăng lương và những dự án mới của nhân viên ra sao.
"Nhà tuyển dụng luôn tìm cách trả lương thấp cho nhân viên"
Đó có thể là mục tiêu của nhiều nhà tuyển dụng nhưng nếu là nhà
tuyển dụng tốt, họ sẽ trả cho bạn một mức lương cạnh tranh, phù
hợp với cấu trúc lương của công ty và bạn hài lòng với nó vì họ
muốn giữ chân nhân viên.
Nếu nhà tuyển dụng tìm mọi cách để tuyển bạn với mức lương thấp
hơn thị trường, họ sẽ sớm mất bạn khi bạn tìm được chỗ trả lương
cao hơn. Vì vậy, hãy thẳng thắn nói với họ rằng bạn hi vọng nhận
được một mức lương công bằng và phù hợp.
“Nếu mình đề nghị mức lương cao hơn nhưng không được chấp


nhận, mình sẽ như kẻ ngốc khi quay lại chấp nhận lời đề nghị ban
đầu”
Bạn có thể lo lắng rằng nếu yêu cầu mức lương cao hơn nhưng bị từ
chối, bạn sẽ thấy “mất mặt” khi chấp nhận lời đề nghị đầu tiên. Tuy
nhiên, nhà tuyển dụng lại không nhìn nhận vấn đề theo cách đó. Nếu
họ nói với bạn rằng lời đề nghị của họ chỉ ở mức ấy và cuối cùng bạn
vẫn quyết định chấp nhận nó, họ sẽ không đánh giá thấp bạn vì họ
hiểu ai cũng có quyền đòi hỏi quyền lợi cho mình.
“Vì không biết nên yêu cầu mức lương bao nhiêu, mình có thể nhận
được mức thấp hơn thị trường”
Nếu lo sợ điều này, bạn hãy nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước
khi thương lượng với nhà tuyển dụng. Khi đó, bạn sẽ không phải
đoán mò và lo lắng mức lương mình đưa ra liệu có thấp quá hay cao
quá hay không mà có dữ liệu cụ thể để đưa ra một con số phù hợp
nhất.
“Mình sẽ là kẻ ngốc nếu không thương lượng nhưng thật sự mình hài
lòng với lời đề nghị ban đầu của nhà tuyển dụng”
Dù trong hầu hết các trường hợp, việc thương lượng mức lương đề
nghị của nhà tuyển dụng cao hơn một chút là điều bình thường
nhưng đôi khi bạn cảm thấy con số họ đưa ra còn hơn cả mong đợi
của mình. Tuy nhiên, đừng vội quyết định chấp nhận. Hãy coi đây là
cơ hội để thực hành kỹ năng thương lượng, biết đâu bạn còn có thể
đạt được mức lương cao hơn. Còn nếu không được, bạn cũng
không mất mát gì cả.

×