Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

cong nghe san xuat giay pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 23 trang )

Công nghệ sản xuất giấy
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
oOo
ĐỀ TÀI MÔN HỌC
KỸ THUẬT CELLULOSE- GIẤY
CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT GIẤY
• GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Xuân
• Lớp: Hóa Hữu Cơ_ 34
• Thực hiện: Nhóm 9
1. Nguyễn Thị Ngọc Vi
2. Nguyễn Huỳnh Ngọc Thảo
3. Hồ Thị Bích Tình
4. Phạm Thị Điệp
5. Nguyễn Thị Thu Nga
6. Nguyễn Thị Ngọc Phương
Công nghệ sản xuất giấy
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN
1.Khái quát về lịch sử ngành giấy…………………………… ……
4
1.1. Lịch sử phát triển ngành giấy thế giới……………………… 4
1.2. . Lịch sử phát triển ngành giấy ở Việt Nam…………………5
1.3. Những khó khăn ngành giấy Việt Nam gặp phải………….5
2.Phân loại giấy theo ứng dụng trong đời sống………………….6
3.Giới thiệu về bột giấy………………………………………….5
3.1. Nguyên liệu cho công nghệ sản xuất bột giấy và giấy……… 8
3.2. Phân loại bột giấy và phương pháp sản xuất……………… 9
3.3. Tổng quát về quy trình sản xuất bột giấy…………………… 10


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí thuyết…………………………………………………11
1.1Lịch sử ngành giấy tái chế trên thế giới 11
1.2.Có thể làm gì từ giấy thu hồi?………………….…………11
1.3.Có phải toàn bộ giấy thu hồi đều tái chế được?…………….…
12
1.4.Thực trạng ở nước ta……………………….……….…12
2. Quy trình sản xuất giấy tái chế……………………….13
2.1 Tuyển lựa………………………………………………13
2.2. Thu gom và chuyên chở…………………………… 13
2.3. Lưu kho……………………………………………13
Page 2
Công nghệ sản xuất giấy
2.4.Tái tạo bột giấy và sàng…………………… 13
2.5.Tẩy sạch……………………………………14
2.6. Khử mực…………………………………………14
2.7.Nghiền, tẩy màu và làm trắng……………………14
2.8.Xeo giấy………………………………………… 15
3.Công nghệ sản xuất giấy vệ sinh…………………….15
3.1.Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy vệ sinh……………………….16
3.2 Xeo giấy- Máy xeo tròn…………………………………….17
4. Vấn đề môi trường………………………………… 19
4.1.Thực trạng……………………………………………….19
4.2.Biện pháp xử lý……………………………………………… 20
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ……………………………………21
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………… 22
Page 3
Công nghệ sản xuất giấy
I-TỔNG QUAN
1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGÀNH GIẤY

1.1. Lịch sử phát triển ngành giấy thế giới
Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện là các hình vẽ
trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét, và sau đó nữa là người ta
dùng da để lưu trữ các văn kiện.Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với
lịch sử lâu đời hàng nghìn năm. Từ thời cổ đại, người Ai Cập đã biết làm ra giấy từ sợi
của cây papyrus mọc bên bờ sông Nil.
Giấy cói là tiền thân của giấy được sản xuất từ Ai Cập khoảng 2400 năm TCN


Giấy da: được sản xuất từ da động vật, ngày nay
vẫn được làm các văn bằng đặc biệt.
Lúc đầu phương pháp sản xuất giấy khá đơn
giản: người ta nghiền ướt các nguyên liệu từ sợi thực vật
(như gỗ, tre, nứa ) thành bột nhão rồi trải ra từng lớp
mỏng và sấy khô. Nhờ quá trình này các sợi thực vật sẽ
liên kết với nhau tạo thành tờ giấy. Nhiều thế kỷ trôi
qua, mãi đến giữa thế kỷ thứ 8 phát minh này của người
Trung Hoa mới được phổ biến đến các nước Hồi giáo ở
Trung Á. Sau đó, quy trình sản xuất giấy được du nhập
vào châu Âu. Đến thế kỷ 14 các xưởng sản xuất giấy đã
xuất hiện ở Tây Ban Nha, Italia, Pháp và Đức. Khi đó
giấy được sản xuất bằng phương pháp thủ công, nguyên
liệu là bông và vải lanh vụn.
Page 4
Công nghệ sản xuất giấy
1.2. Lịch sử phát triển ngành giấy ở Việt Nam

Việt Nam và Trung Quốc có địa hình liền kề do đó nghề giấy và in cũng có rất
sớm. Đến nay, một số loại giấy thủ công truyền thống của Việt Nam có thể kể đến những
loại chính như sau: giấy mật hương, giấy trắc lý, giấy nhũ tương, giấy nghè,…


Các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy ở Việt Nam: cty giấy Tân Mai(Đồng Nai
1959), cty giấy Bình An (1965), cty giấy Vạn Điểm(Hà Tây 1965)…


Sản xuất giấy ở Việt Nam nhìn chung công nghệ còn thấp và kém phát triển hơn
so với các nước trong khu vực và thế giới. Có 4 nhóm sản xuất giấy ở Việt Nam:
- Nhóm I: công nghệ tương đối hiện đại,có mở rộng, nâng cấp dây chuyền hoàn
chỉnh, chất lượng trang thiết bị tương đương trình độ thế giới năm 70 (cty Bãi
Bằng và Tân Mai).
- Nhóm II: công nghệ ở mức trung bình (nhà máy giấy Đồng Nai, giấy Bình an,…)
- Nhóm III: các doanh nghiệp không thuộc 2 nhóm trên,dây chuyền công nghệ chủ
yếu do Trung Quốc và Đài Loan chế tao.
- Nhóm IV: công nghệ lạc hậu hầu hết với các thiết bị tự chế.
1.3. Những khó khăn ngành giấy Việt Nam gặp phải
Mất cân đối năng lực sản xuất bột giấy: do ở Việt nam có rất ít cty sản xuất bột
giấy → mất cân đối giữa cung và cầu→ nhập nguyên liệu từ nước ngoài → thành phẩm
có giá cao.

Chưa làm chủ được công nghệ: do chưa có kinh nghiệm sản xuất, thị trường sản
phẩm chưa ổn định, không áp dụng được công nghệ vào thực tiễn→ sản phẩm làm ra
không tiêu thụ được→ có nguy cơ phá sản và ô nhiễm môi trường.

Đầu tư với quy mô quá nhỏ : do công nghệ và công suất nhỏ→ không khai thác
được hiệu quả nguồn nguyên liệu→ Sức cạnh tranh các cty giấy Việt Nam kém hơn các
nước khác→ giá thành sản phẩm cao, tiền đầu tư tốn nhiều.
Page 5
Công nghệ sản xuất giấy
2. PHÂN LOẠI GIẤY THEO ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG
Đại diện cho một giá trị:

Tiền giấy, hóa đơn, chi phiếu, ngân phiếu, cổ phiếu, vé máy bay,…
Giấy để lưu trữ thông tin:
Sách, sổ tay, tạp chí, báo, truyện,
Bao bì, nhãn hàng:
Thùng carton sóng, túi giấy, bao bì giấy, phong bì, tem, nhãn decal,…
Page 6
Công nghệ sản xuất giấy
Giấy để làm sạch:
Giấy vệ sinh, khăn tay, khăn giấy,,…
Giấy kỹ thuật:
Màng loa, giấy bồi (sản xuất hộp, khay), ống lõi, được sử dụng như một vật liệu cốt lõi
trong vật liệu composite, vật liệu xây dựng (vật liệu nhẹ)

Một số loại giấy khác:
Giấy nhám, giấy quỳ (chỉ thị dộ pH)
Page 7
Công nghệ sản xuất giấy

3. GIỚI THIỆU VỀ BỘT GIẤY
3.1.Nguyên liêu sử dụng cho công nghệ bột giấy và giấy
Xơ sợi nguyên thủy: là loại xơ chưa từng qua sử dụng, không hoặc có thể đã qua
quá trình sấy khô hay xử lí cơ học
Gỗ: gỗ cứng( cây hạt kín,lá rộng),gỗ mềm( cây hạt trần,lá kim).
Phi gỗ: rơm rạ.bã mía…
Keo (lá tràm)
Pine (gỗ thông)
Page 8
Công nghệ sản xuất giấy
Rơm rạ
Xơ sợi thứ cấp: là loại xơ sợi đã qua quá trình sử dụng, thường đã trải qua một số

giai đoạn trung gian như in ấn, gia công…
Giấy tái chế
3.2.Phân loại bột giấy-phương pháp sản xuất bột giấy
3.2.1.Bột cơ học
-Là loại bột đã qua quá trình phân rã xơ sợi nhờ tác động cơ học
-Trong bột cơ sẽ có thành phần tương đương như gỗ, lignin sẽ được làm mềm.
-Có 2 phương pháp sản xuất bột cơ:
+ Phương pháp mài: quá trình chịu tổn thất <100, gỗ mài chịu tác động cơ học
(mài) nên thành phần trong gỗ mất đi ít→hiệu suất cao
+Bột nghiền: tốn một lượng hóa chất để rửa và cung cấp nhiệt độ trong quá
trình nghiền→lignin sẽ mất đi một phần đáng kể→Thành phần trong gỗ bị thất
thoát một ít→hiệu suất thấp hơn bột mài.
3.2. 2.Bột hóa học
-Bột soda: thuộc loại bột kiềm tính. Dung dịch nấu gỗ là NaOH. Đây là loại bột
được sản xuất đơn giản nhất.
-Bột Sulfat (bột Kraft): Dịch nấu gỗ gồm (NaOH+Na
2
S), pH=13+, t
0
= 155-
170
0
C, t= 2-4h. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là sinh ra hợp chất lưu huỳnh
có mùi thối, gây tác động lớn đến môi trường xung quanh.
-Bột Sulfit: Dịch nấu gồm H
2
SO
3
+M(HSO
3

), trong đó: M= Ca, Na, Mg, NH
4
t= 4-20h, pH=1-2, t
0
=120-135
0
C. Nhược điểm của phương pháp này là nấu ở
trong môi trường acid gây ăn mòn thiết bị, làm đứt mạch xenlulo nên bột sulfit
kém bền hơn bột sulfat và thời gian nấu dài→hiệu suất nấu thấp.
Page 9
Công nghệ sản xuất giấy
→ Công nghệ sản xuất của bột sulfit được ứng dụng ít hơn so với công nghệ
bột sulfat.
3.2.3.Bột cơ hóa:
Sản xuất bột theo phương pháp hóa cơ là phương pháp kết hợp giai đoạn xử lý
hóa chất với xử lý cơ học để phân tách xơ sợi ra một cách hoàn toàn. Hiệu suất với
phương pháp này đạt từ 80-95%.
Vị trí xử lý hóa chất: công đoạn xử lý hóa chất có thể được bố trí ở các vị trí khác
nhau trong dây chuyền sản xuất, tương ứng sẽ cho ra những loại bột hóa cơ khác nhau.
3.3 Tổng quát về quy trình sản xuất bột giấy:
GỖ
THU HOẠCH (DẠNG KHÚC)
DĂM MẢNH
XỬ LÝ CƠ HỌC XỬ LÝ HÓA HỌC
NHIỆT
SÀNG VÀ LÀM SẠCH SÀNG
LÀM SÁNG BỘT RỬA TẨY TRẮNG
BỘT GIẤY
Nguyên liệu: gỗ được thu hoạch ở dạng khúc (dễ vận chuyển) sau đó chặt
gỗ dạng khúc ra nhỏ cho vào máy nghiền, mài thu được dăm mảnh (tiết kiệm nguyên

liệu, tiết kiệm được diện tích nồi nấu). Sau đó, đem dăm mảnh đi xử lý cơ, xử lý hóa học
hoặc xử lý bán cơ học. Xừ lý cơ học, nhiệt từ ma sát từ máy nghiền (mài) sẽ làm cho dăm
mãnh tách thành các xơ sợi nhằm làm mềm lignin mà không loại bỏ hoàn toàn. Xử lý hóa
học, cung cấp nhiệt từ bên ngoài và sử dụng hóa chất để tách hẳn lignin ra. Bột giấy sẽ
Page 10
Công nghệ sản xuất giấy
được qua quá trình sàng và làm sạch để loại bỏ các tạp chất có trong bột. Tùy theo
nguyên liệu để ta lựa chọn cách tẩy trắng bột.
Đối với bột cơ, chỉ làm sáng bột ( làm mềm lignin) bằng cách thêm một số
chất vào. Đối với bột hóa học thì phải tẩy trắng (loại bỏ gần như hoàn toàn lignin) bằng
một số hóa chất nhất định.
II- NỘI DUNG
1. Cơ sở lí thuyết
1.1 Lịch sử giấy tái chế trên thế giới
Bạn có biết…
- Rằng mảnh giấy đầu tiên của thế giới đã được làm ra từ vật liệu tái
chế? Thật vậy, khoảng năm 200 TCN, người Trung Hoa đã dùng
lưới đánh cá cũ rách để làm ra tờ giấy đầu tiên của thế giới loài
người.
- Tái chế giấy cũng có bề dày lịch sử tương đương với giấy và cũng
đang phát triển không thua kém. Các công ty giấy ngày càng nhận
thức được lợi ích kinh tế và môi trường của việc tái chế. Cho tới
những năm gần đây thì tái chế giấy đã trở nên hết sức phổ thông với
ý nghĩa bảo vệ môi trường của chúng ta bằng cách tái sử dụng mọi
nguồn tài nguyên và nỗ lực giảm bớt áp lực về các bãi chôn lấp.
- Ngày nay, có khỏang 87% trong số hơn 520 nhà máy giấy và giấy
bìa trên thế giới sử dụng giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất. Ở
Mỹ, giấy thu hồi cung cấp cho hơn một phần ba nhu cầu xơ sợi của
các nhà máy.
- Cho đến năm 2001, người Mỹ đã tái chế được hơn 50% tổng lượng

giấy mà họ sử dụng; và ngày càng có nhiều giấy được thu hồi-tái chế
hơn là đưa đi chôn lấp.
- Ở Mỹ, giấy chiếm đến 2/3 lượng bao bì được thu hồi để tái chế -
nhiều hơn tất cả các thứ thủy tinh, nhựa, kim loại gộp lại.
- Giấy thu hồi cung cấp đến 40% xơ sợi dùng để sản xuất giấy và giấy bìa trên toàn nước
Mỹ.
- Một máy xeo giấy in báo điển hình có thể sản xuất được cỡ 500 tấn giấy. Đến đầu thế
kỷ 21, việc sử dụng giấy thu hồi đã được nhắm tới để tăng nhanh gấp đôi so với sử dụng
bột gỗ.

1.2. Có thề làm gì từ giấy thu hồi?
Page 11
Công nghệ sản xuất giấy
Đa phần giấy thu hồi được dùng để tái chế thành giấy và
giấy bìa. Cũng có một số ngoại lệ trong đó giấy thu hồi được
tái chế thành loại giấy tương tự, hoặc với chất lượng thấp hơn
với loại giấy ban đầu. Chẳng hạn như những thùng cactông cũ
được dùng để sản xuất giấy làm thùng cactông mới. Giấy in
viết thu hồi có thể tái chế thành giấy mới dùng để photocopy.

Người ta còn dùng giấy thu hồi để làm thành nhiều loại
sản phẩm khác nữa. Bột giấy tái chế có thể đem đúc khuôn làm
khay đựng trứng họăc trái cây. Giấy thu hồi có thể dùng làm
thùng đựng sơn, nhiên liệu, làm vách tường hay trần nhà, và cả
mái nhà. Hàng năm có khỏang 100.000 tấn giấy đã cắt vụn được dùng lót ổ cho vật nuôi.
1.3.Có phải toàn bộ giấy thu hồi đều tái chế được?

Quá trình tái chế thực sự chỉ sử dụng được nhiều
nhất là 80% lượng giấy thu hồi được, còn 20% kia
thì không! Rất nhiều thứ chứa trong các bành giấy thu

hồi lại không phải là giấy. Những thứ rác thải như
dây nhợ, kim kẹp, đinh ghim và nhựa…đều phải bị
loại ra trong khi đánh bột, làm sạch và sàng; và rốt
cuộc chúng cũng phải được chở tới các bãi chôn lấp
giống như rác thải ra từ các hộ gia đình.

Giấy tái chế thường chứa những xơ sợi vốn dĩ đã trở
nên quá nhỏ để được tái chế thành giấy. Thứ giấy tái
chế mà chúng ta đang sử dụng có thể có chứa những
xơ sợi đã được tái chế một, hai, thậm chí nhiều lần rồi!
Xơ sợi nguyên thủy từ gỗ chỉ có thể tái chế được từ
5- 7 lần, bởi vì chúng sẽ trở nên quá ngắn và giòn để làm thành tờ giấy mới.
Giấy tái chế còn chứa nhiều thành phần khác không phải là xơ sợi để làm giấy.
Hãy cầm một tờ tạp chí lên mà xem: những trang giấy in chứa rất nhiều mực. Và nếu tờ
giấy có vẻ sáng bóng thì chắc chắn nó đã được tráng phủ với đất sét hay những vật liệu
khác. Trong quyển tạp chí còn có thể chứa những loại keo dính nào đó để ghép các trang
vào với nhau. Như vậy trong tờ giấy thu hồi có chứa nào là mực in, chất tráng phủ, và
keo dính v.v…cần phải loại bỏ trước khi tái chế.

1.4. Thực trạng ở nước ta
Tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng 34% trong khi ở
nhiều nước trong khu vực tỉ lệ này là 65-78%. Tỉ lệ này ở các nước Nhật Bản, Đức là 75-
78% (gần tới mức tới hạn 80%). Như vậy, cứ 3 tờ giấy sử dụng, Việt Nam tái chế lại 1,
còn 2 tờ thì dùng vào việc khác rồi được chôn lấp hay đốt bỏ, cả hai cách đều gây ô
nhiễm môi trường. Và chúng ta đã và đang bỏ phí một nguồn tài nguyên quí giá. Nếu mỗi
Page 12
Công nghệ sản xuất giấy
năm tăng thêm 1% (khó thực hiện được nếu vẫn thờ ơ) thì 30 năm nữa mới bằng các
nước xung quanh.
Giấy đã qua sử dụng chiếm tới gần 70% tổng lượng nguyên liệu sản xuất giấy,

phần còn lại là bột nguyên thủy (gỗ, phi gỗ). Tuy nhiên, Nhà nước chưa coi trọng nguồn
nguyên liệu này, vì vậy trong Quy hoạch phát triển Công nghiệp Giấy 2006-2010 và tầm
nhìn 2020 đã không đề cập tới. Khác với hầu hết các nước trên thế giới, Việt Nam chưa
hề có một chính sách nào nhằm khuyến khích tận dụng nguồn tài nguyên này.
Ngoài ra, việc tính thuế GTGT đối với việc mua bán giấy thu hồi không tính đến
đặc thù của công việc ve chai đã làm cản trở lớn cho việc tận dụng nguồn nguyên liệu
này. Nếu có chính sách hợp lý, Việt Nam sẽ tận dụng được tài nguyên này và góp phần
đáng kể vào việc bảo vệ môi trường.
2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY TÁI CHẾ
2.1.Tuyển lựa
Để tái chế giấy được thành công thì giấy thu hồi
phải sạch, nên cần phải giữ cho giấy nguyên liệu không lẫn
tạp chất và chất bẩn, như thức ăn thừa, nhựa, kim loại, và
nhiều thứ khác…vì chúng gây khó khăn cho việc tái chế
giấy. Giấy lẫn quá nhiều chất bẩn, tạp chất không thể tái
chế được thì phải đem chế biến thành phân bón, hoặc đốt để
tận thu nhiệt lượng, hay đem chôn. Các điểm tái chế thường
yêu cầu nhà cung cấp giấy thu hồi phải phân loại theo
những loại riêng biệt.

2.2.Thu gom và chuyên chở
Giấy thải được thu gom và đóng thành từng
bành, lèn chặt và được chở tới nhà máy giấy - nơi mà nó
sẽ được tái chế thành một loại giấy mới.
2.3.Lưu kho
Công nhân nhà máy giấy sẽ dỡ các bành giấy thu hồi
xuống và chất vào kho bãi cho tới khi chúng được dùng
đến. Những chủng loại giấy khác nhau – như giấy báo và giấy thùng cactông cũ - sẽ được
chứa trong những kho riêng, vì các nhà máy giấy sử dụng những lọai giấy thu hồi khác
nhau để sản xuất ra các lọai giấy tái chế khác nhau.

Khi nhà máy cần đến, công nhân sẽ dùng xe nâng để đưa giấy thu hồi từ kho bãi đến nhập
vào băng chuyền.

2.4 Tái tạo bột giấy và sàng
Page 13
Công nghệ sản xuất giấy
Giấy được băng chuyền đưa tới một bể chứa lớn gọi là bể
đánh bột, có chứa nước và hóa chất. Bể đánh bột sẽ cắt giấy thu
hồi thành những mảnh nhỏ. Việc đun nóng hỗn hợp sẽ khiến giấy
mau chóng bị cắt nát thành những sợi cellulose (loại vật liệu cấu
thành thực vật) gọi là xơ sợi. Giấy cũ đươc thu hồi sẽ bị đánh tơi,
trở thành một hỗn hợp quánh dẻo gọi là bột.
Bột được đẩy tới những chiếc sàng có những lỗ và rãnh đủ
hình dạng và kích thước; ở đó những mẩu tạp chất nhỏ như nylon
hay băng keo sẽ bị giữ lại. Quá trình này được gọi là sàng.
2.5.Lọc sạch
Bột sẽ được làm sạch trong những ống hình nón
nhờ chuyển động lắc, các tạp chất nặng như kim kẹp,
đinh ghim… sẽ bị đánh văng khỏi nón và rơi xuống đáy
ống. Tạp chất nhẹ bị gom vào giữa nón và sẽ đươc loại
ra. Quá trình này có tên là nghiền.

2.6.Tẩy mực
Có khi bột phải trải qua một quá trình “giặt giũ” có tên là
tẩy mực để loại bỏ chất mực in và “băng dính” (gồm các loại
keo .dán và băng keo). Người làm giấy thường kết hợp hai quá
trình tẩy mực. Những phần tử mực in nhỏ sẽ được xả bỏ đi theo
nước trong quá trình có tên là xả nước. Những phần tử lớn hơn và
băng dính các loại sẽ được đưa đi cùng các bong bong khí trong
một quá trình có tên là tuyển nổi.

Trong quá trình tẩy mực tuyển nổi, bột được trữ trong
những bồn lớn gọi là bộ tuyển nổi, ở đó không khí và những hóa
chất giống như xà bông gọi là chất hoạt động bề mặt được sục vào
trong bột. Chất hoạt động bề mặt sẽ tách mực in và băng dính ra
khỏi bột, đẩy chúng lên bề mặt hỗn hợp nhờ các bọt khí. Những bong bong khí chứa mực
in tạo thành lớp bọt hay lớp tăm sủi bên trên và sẽ được loại đi, để lại một lượng bột
“sạch sẽ” bên dưới.

2.7.Nghiền, tẩy màu và làm trắng
Trong quá trình nghiền, bột sẽ được nhồi đập để làm cho
xơ sợi được bong lên, trở nên lý tưởng cho việc xeo giấy. Nếu
trong bột có nhiều bó xơ sợi lớn, quá trình nghiền sẽ phân
Page 14
Công nghệ sản xuất giấy
tách chúng cho tơi và tách biệt nhau. Nếu trong giấy loại có màu thì hóa chất tẩy màu sẽ
giúp loại bỏ chúng.
Sau đó, nếu cần sản xuất giấy trắng thì bột sẽ phải được tẩy trắng với hydrogen
peroxide, chlorine dioxide hay oxygen để trở nên trắng và sáng hơn. Việc sản xuất giấy
màu nâu để dùng trong công nghiệp (như giấy cactông làm thùng, hộp) thì không cần có
công đọan tẩy trắng này.


8.Xeo giấy
Đến đây thì ta đã có được loại bột sẵn sàng cho quá trình
xeo giấy. Loại xớ sợi đã qua tái chế có thể được sử dụng riêng mình
nó, hoặc được trộn chung với những xơ sợi từ gỗ (gọi là xơ sợi
nguyên sinh) để tăng độ mịn họăc độ bền chắc.
Bột được đem trộn với nước và hóa chất để đạt tới hỗn hợp
99,5% nước. Hỗn hợp bột-nước này đi vào một thùng kim loại thật
lớn được đặt ở vị trí bắt đầu của máy xeo giấy – gọi là thùng đầu;

rồi sẽ được phun liên tục lên một giàn lưới chuyển động rất nhanh
qua máy xeo.
Trên giàn lưới đó, nước sẽ bắt đầu thóat ra khỏi bột, và các
xơ sợi tái chế sẽ mau chóng quánh lại, tạo thành một tờ giấy ướt
sũng nước. Tờ giấy này sẽ di chuyển thật nhanh qua một loạt những
trục ép có bọc bạt (hay còn gọi là chăn/mền) giúp vắt nước ra được
nhiều hơn.

Tờ giấy ướt khi nãy - bây giờ trông đã giống tờ giấy bình
thường hơn - sẽ được cho qua một lọat những trục lăn bằng kim loại đã
được sấy nóng để làm tờ giấy khô đi. Nếu muốn tráng phủ gì đó lên
giấy thì hỗn hợp tráng phủ sẽ được đưa vào cuối chu trình, hoặc trong
một quy trình khác sau khi giấy đã được xeo (được làm) xong. Việc
tráng phủ là nhằm mục đích để cho tờ giấy có bề mặt bóng mịn, dễ in.

Sau cùng, tờ giấy thành phẩm sẽ được cuộn vào một trục lăn
thật lớn và rời khỏi máy xeo. Trục cuốn này có thể rộng tới 9-10 m và
nặng gần 20 tấn! Cuộn giấy thành phẩm có thể được cắt ra thành
những cuộn nhỏ hơn hoặc thành nhiều tờ, để chở tới những nhà máy
mà ở đó chúng sẽ được in ấn, hoặc được gia công thành các sản phẩm
như phong bì, túi giấy hay thùng hộp…

3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VỆ SINH
Page 15
Công nghệ sản xuất giấy
3.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy vệ sinh
Nguyên liệu (giấy tái chế) →Nghiền thủy lực→ Phối trộn (nước nóng t= 10 phút)
→ Hỗn hợp bột→ Lọc và sàng thô (loại bỏ tạp chất) → Phối trộn hỗn hợp (cho các
chất hoạt tính bề mặt vào) → Khử mực→ Thiết bị tuyển nổi→ Lọc và sàng ly
tâm→ Cô đặc bột→ Tẩy trắng→Bộ phận cung cấp bột→ Thùng cao vị→Hòm lưới

tròn→ Lô lưới tròn→ Hộp hút chân không→ Ép→Lô sấy→Lô cuộn giấy→ Cắt
cuộn.
Loại máy sử dụng xeo giấy vệ sinh là máy xeo tròn. Bột giấy sau khi đi qua pha
loãng, làm sạch, sẽ đi vào hòm lưới (nồng độ bột trong hòm lưới: 0.1÷0.15%). Lô lưới
hình trụ có cấu tạo bằng các vành nang hoa và các thanh kim loại thành khung hình trụ
tròn ngoài bọc lưới quay ngược dòng với dòng bột vào. Nước thông qua lưới chảy vào
trong lô lưới và thoát ra ngoài còn xơ sợi bám vào mặt lưới theo lô lưới quay quay lên
khỏi huyền phù bột qua lô ép của trục ngực (độ khô 20÷25%), lớp giấy ướt trên mặt lô
lưới dính vào mặt chăn xeo, và được dẫn sang bộ phận ép trục bụng (độ khô sau trục
bụng 40÷45%) và sấy (độ khô sau sấy 96÷97%), sau đó giấy được đưa sang lô cuộn (độ
khô là 95÷96%).
Page 16
Công nghệ sản xuất giấy
Môi trường xeo pH = 6.5÷7.
2. Giới thiệu về máy xeo tròn
Hình: Mô hình máy xeo lưới tròn dùng trong công nghệ sản xuất giấy vệ sinh
a. Bộ phận cung cấp bột:
Dùng để cung cấp lượng bột đã qua quá trình xử lý (tái chế).
b. Thùng cao vị:
Nhiệm vụ: ổn định lưu lượng và ổn định nồng độ bột trước khi lên máy xeo.
Tại đây nồng độ bột trong thùng cao vị được ổn định trong khỏang 0.1÷0.15% (vì
giấy vệ sinh có định lượng thấp (khoảng 20g/m
2
) nên nồng độ bột trước khi xeo thường
chỉ dao động trong khoảng từ 0.1÷0.2%).
c.Hòm lưới tròn:
Có hai dạng hòm lưới: Hòm nhiều ngăn, hòm một ngăn.
c.1.Hòm nhiều ngăn (hòm lưới cổ điển):
Hòm lưới có dạng hình khối hộp chữ nhật, bằng gỗ. Đường bột vào ở phía dưới,
trong hòm lưới phân thành nhiều ngăn từ rộng đến hẹp(về phía lưới), với mục đích tạo

dòng chảy đều, êm ả cho dòng bột trước khi tiếp xúc với lô lưới, từ đó tờ giấy sẽ được
hình thành tốt hơn do ít tạo bọt. Dòng bột được đưa lên môi phun (dạng lưỡi gà), phun
lên lô lưới, giấy được hình thành qua lô ép theo mền đến công đoạn tiếp theo. Nước được
tách ra sẽ chảy tràn về hộp thu gom ở phía sau, tràn ra mang tai rồi hoàn lưu về bể nước
trắng dưới thùng cao vị. Khống chế độ chênh lệch mức bột và nước trắng trong lô lưới
thông qua gờ chảy tràn (hai mang tai). Lô lưới luôn được nhúng ngập khoảng 1/3 trong
hòm nước trắng phía dưới nhằm mục đích hỗ trợ trong quá trình rửa lưới.
Lưu lượng bột vào được điều khiển bằng van trước bơm pha loãng.
Sự khác biệt giữa các loại hòm lưới cổ điển khá là hòm lưới không làm hở mà làm
kín, hai bên có thiết kế hai mang tai để tháo phần nước trắng dư về bể chứa nước trắng
dưới thùng cao vị. Mục đích của việc làm kín là tăng khả năng phá bọt trong dòng bột
đồng thời tăng một phần áp lực giúp tăng khả năng thoát nước qua lưới, và giảm được
Page 17
Công nghệ sản xuất giấy
các lỗi sản phẩm do bọt gây ra(tạo lỗ trên bề mặt tờ giấy). Mặt khác khi tháo nước trắng
theo kiểu mang tai sẽ giảm được hiện tượng tạo góc chết, đóng vón cục làm cho tờ giấy
sau xeo bị đốm.
Nhà máy sử dụng máy xeo tròn theo kiểu thuận dòng.
c.2.Hòm một ngăn:
Bột từ thùng cao vị được đưa xuống, vào ống phân phối có dạng hình côn rồi
được phun lên trên lô lưới. Trong thùng bột có bố trí các tấm chắn để tránh hiện tượng
tạo dòng xoáy dưới tác dụng của áp lực lớn tại một điểm.
Phía trên có hệ thông điều chỉnh độ mở môi phun để tăng giảm lượng bột đi vào,
ngoài ra còn có đường thoát khí để tránh hiện tượng tạo bọt khí trong dòng bột trước khi
lên lô lưới.
d. Lô lưới:
d.1.Cấu tạo:
Máy xeo tròn có bộ phận lưới gồm nhiều lô lưới. Mỗi lô lưới là một lô hình trụ
rỗng nằm ngang, đường kính thường trong khoảng từ 1m- 1,5m, trên mặt lô bao bọc bởi
lưới xeo.

Lô lưới có dạng hình trụ cấu tạo bằng các vành nang hoa và các thanh kim loại
thành một khung hình trụ tròn ngoài có bọc lưới.

d.2. Chức năng:
Giúp thoát nước và hình thành một băng giấy ướt ban đầu trên bề mặt lô lưới.
d.3.Yêu cầu và nguyên lý hoạt động:
Yêu cầu lô lưới phải có độ thông thoáng nhất định để đạt được độ thoát nước theo
yêu cầu. Quay với tốc độ ổn định và không khuấy động.
Lô lưới tròn được đặt và quay trong một hòm bột có nồng độ thích hợp. Nước
thông qua lưới chảy vào trong lô lưới và thoát ra ngoài còn xơ sợi bám vào mặt lưới theo
lô lưới quay lên khỏi huyền phù bột qua lô ép trục ngực, lớp giấy ướt trên mặt lô lưới tròn
dính vào mặt chăn xeo và được dẫn sang bộ phận ép và sấy.
Lô lưới luôn được nhúng ngập 1/3 trong nước trắng (trong hòm lưới) nhằm mục
đích hỗ trợ cho việc rửa lô lưới, tránh hiện tượng nghẹt bột giữa hai lớp lưới (ít gây ảnh
hưởng nhiều với tính chất giấy khi bec phun rửa hoạt động không tốt).
e. Hộp hút chân không:
Được lắp đặt sát mặt chăn nhằm làm tăng độ khô của chăn và giấy. Độ chân
không của 3 hòm hút theo nguyên tắc tăng dần để tạo sự thoát nước từ từ, tránh ảnh
hưởng xấu đến sự hình thành tờ giấy
Mục đích:
-Làm cho băng giấy có độ khô cần thiết (10-20%)
-Độ khô khi ra khỏi lô sấy (90-93%).
f.Ép lưới
Page 18
Công nghệ sản xuất giấy
f.1.Cấu tạo:
Trục được bọc bằng sắt bọc cao su, độ cứng khoảng 40÷45 shore. Được đặt lệch
tâm với lô lưới, lệch một cự ly nhất định, để lớp chăn tỳ lên giấy ướt trước lúc vào ép,
đồng thời tạo ép mặt tránh hiện tượng ép nát giấy.
f.2.Chức năng:

Ép bớt nước trong lớp giấy đang ướt, bóc lớp giấy ướt từ lô lưới đưa sang chăn.
g. Lô sấy: Sử dụng phương pháp sấy tiếp xúc với lô sấy Yankee.
Lô sấy được đúc bằng gang, được gia công bề mặt với độ mịn ∆= 6−7. Phía trên
là chụp hút, phía trước chụp hút có gắn quạt thổi, phía sau là ống hút dẫn hơi ẩm ra (dùng
quạt hút). Bên trong chụp hút được bố trí dàn ống dẫn hơi thứ từ ống xiphong trong lô
Yankee với mục đích tận dụng lượng nhiệt (hơi thứ và nước ngưng) để giảm hiện tượng
nước ngưng nhỏ giọt xuống dưới.
Dao cạo lô sấy: Gồm có hai dao, dao thứ nhất làm nhiệm vụ tách giấy ra khỏi lô
Yankee, và tạo độ chun cho giấy ( tạo độ dãn dài cho tờ giấy, độ xốp và độ mềm mại cho
tờ giấy), dao thứ hai giúp vệ sinh lô sấy (Cạo bụi, xơ sới và thứ dính vào lô sấy để lô sấy
luôn luôn sạch bóng, đạt độ trơn bóng nhất định).
Độ hở cho phép của dao thứ nhất đến bề mặt lô là 0.05mm, góc nghiêng 20÷25
0
.
Áp lực hơi vào lô sấy: 3÷4 kg/cm
2
, nhiệt độ sấy 80÷90
0
C
Đường kính lô sấy 2.5m.
h.Lô cuộn:
Tốc độ lô cuộn sẽ được chỉnh theo tốc độ lô sấy để tạo độ dãn dài cho tờ giấy.
4. Vấn đề về môi trường
4.1. Thực trạng:
Hiện nay, ngành công nghiệp giấy đang tăng
trưởng nhanh chóng và đóng góp vào tiến trình phát
triển chung của nền kinh tế xã hội.Tuy nhiên, trong
giai đoạn vừa qua, ngành giấy và bột giấy được coi là
ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng do có nhiều cơ sở
nhỏ rải rác khắp nơi, hầu như không xử lý nước thải,

các cơ sở còn lại (quy mô vừa và lớn) – xử lý nước
thải chưa triệt để đã gây tiếng xấu cho ngành giấy.
So với nhiều ngành công
nghiệp sản xuất khác, ngành giấy
Page 19
Công nghệ sản xuất giấy
có mức độ ô nhiễm cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô
nhiễm từ nguồn nước thải xử lý không đạt yêu cầu.
Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Để sản xuất ra một tấn giấy thành
phẩm, các nhà máy phải sử dụng từ 30-100 m
3
nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại
của thế giới chỉ sử dụng 7-15 m
3
/tấn giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn
nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng
lồ.
Trong công nghiệp xeo giấy, để tạo
nên một sản phẩm đặc thù hoặc những tính
năng đặc thù cho sản phẩm, người ta còn sử
dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Những
chất này nếu không được thu hồi hoặc xử lý
mà xả thẳng ra sông ngòi thì vấn đề ô nhiễm
là không tránh khỏi, làm mất cân bằng sinh
thái trong môi trường nước.
4.2. Biện pháp xử lý
Đổi mới công nghệ , áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào công nghệ sản xuất giấy
và bột giấy.
Chú ý, quan tâm đến việc xử lý nguồn nước thải, tránh thải trực tiếp ra ngoài môi
trường

Bột giấy thường được tẩy trắng bằng clo,vì thế mà nước thải sẽ nhiễm các hợp
chất cacbon của clo.Nếu thay thế clo bằng hidroroxit hay bằng oxi (sợi giấy sẽ kém bền
hơn tẩy bằng clo) nhưng thân thiện với môi trường hơn.
Nhà nước và các ban ngành cần kiểm tra và có những chính sách phù hợp cho các
công ty, nhà máy, xí nghiệp ở Việt Nam.
Page 20
Công nghệ sản xuất giấy
III-KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau khi tìm hiểu về đề tài này, nhóm đã rút ra được một số kết luận như sau:
“GIẤY PHẾ THẢI, GIẤY THU HỒI KHÔNG PHẢI LÀ RÁC
CÔNG NGHIỆP TÁI CHẾ LÀ CÔNG NGHIỆP THÂN THIÊN VỚI MÔI TRƯỜNG”

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, đồng thời nhu cầu của con người ngày
càng được nâng cao. Trên thị trường cũng đa dạng về chủng loại các sản phẩm giấy. Do
đó cần một nguồn nguyên liệu lớn để phục vụ cho sản xuất. Nhưng nguồn nguyên liệu tự
nhiên không đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất nên nguồn được quan tâm hiện nay là giấy
thu hồi.
Đa phần giấy được thu hồi này được tái chế thành những loại giấy tương tự góp
phần vào việc giảm chi phí cho việc nhập nguyên liệu bột giấy từ nước ngoài, đồng thời
làm giảm đi môt lượng lớn rác thải ra môi trường. Từ nguồn nguyên liệu tái chế này ta có
thể sản xuất ra một số loại giấy khác như: giấy vệ sinh, giấy báo, giấy photo… đáp ứng
cho nhu cầu sử dụng cho con người.
Page 21
Tái chế
Tái chế
Môi trường
Môi trường
Công nghệ sản xuất giấy
Song song với việc tân dụng nguồn nguyên liệu từ giấy thu hồi thì ta cần áp dụng

những quy trình sản xuất đi kèm với thiết bị tiên tiến, hiện đại.
Như vậy, việc lựa chọn nguyên liệu, công nghệ sản xuất, quy trình và thiết bị sao
cho phù hợp để làm giảm đi tình trạng ô nhiễm môi trường mà vẫn đáp ứng được nhu cầu
cho xã hội hiện nay.
2. Kiến nghị
Nâng cao chất lượng giấy thu hồi để có thể tái chế được:
Ta có thể cải tiến một số bộ phận trong thiết bị sản xuất giấy để tạo ra những sản phẩm đa
dạng về mẫu mã, chất lượng. Mặt khác, giấy đã quá trình sử dụng, chất lượng sẽ bị giảm
đi một phần đáng kể nên việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại là rất cần thiết.
Thực hiện chương trình 3R “ Reduce-Reuse-Recycle” tức là: Giảm lượng sử
dụng, tăng tần suất sử dụng, đẩy mạnh tái chế. Với đích đến là một công nghiệp sản xuất
giấy tái chế chuyên nghiệp, có tổ chức vì mục tiêu phát triển nền kinh tế nước nhà và
chiến dịch bảo vệ môi trường của chúng ta.
IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] KS. Nguyễn Thị Mỹ Xuân, Kỹ thuật Xenluloz và Giấy, Trường CĐ Công Thương
TP.HCM
[2] TS. Vũ Ngọc Bảo, “Tái chế giấy- những điều cần thiết”, Công Ty CP Giấy An
Bình.
[3] Vi.wikipedia.org/wiki/Giấy.
[4] Nguyễn Thị Ngọc Bích (2003), Kỹ thuật Xenluloz và Giấy, NXB Đại học Quốc
gia TP.HCM.
Page 22
Công nghệ sản xuất giấy
 CÂU HỎI:
1. Trong quá trình nấu bột, thì yêu cầu là tẩy trắng trước hay rửa trước?
2. Thành phần trong xơ sợi của giấy tái chế là gì? Vì sao giấy tái chế phải được khử
mực?
 TRẢ LỜI:
1. Vì trong quá trình nấu bột, bột sau khi được phân tách xơ sợi thì trong bột sẽ có
một số tạp chất khác (cát, nhựa, mảnh vỏ,…) cần phải được loại bỏ sạch bằng cách

rửa bột, sau khi bột đã được làm sạch thì tùy theo yêu cầu độ trắng của từng loại bột
mà người ta sử dụng phương pháp tẩy trắng bột. Do đó việc rửa bột (làm sạch bột) là
cần thiết trước khi qua quá trình tẩy trắng.
2. Trong thành phần xơ sợi của giấy tái chế thì ngoài xơ sợi còn có chứa các tạp chất
nặng như kim kẹp, đinh ghim, nhựa, băng keo, xơ sợi còn dính mực,…
Các phương pháp khử mực giấy loại thu hồi có mục đích chính là nhằm loại bỏ các
hạt mực cũng như các chất phụ gia khác như chất độn, các hạt mang màu trong quá trình
tráng phủ ra khỏi thành phần sơ xợi.
 Do đó việc khử mực trong công nghệ sản xuất giấy tái chế là rất quan trọng và
nó quyết định đến chất lượng của tờ giấy đó.
Page 23

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×