Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Báo cáo thực tế Chức danh nghề nghiệp Bác sĩ hạng 3 Quản lý và đề xuất mô hình khám chữa bệnh tại khoa cấp cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.96 KB, 13 trang )

BỘ Y TẾ

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẾ
QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI KHOA CẤP CỨU THÁNG 07/2022

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN:
LỚP BỒI DƯỠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC Y TẾ
BÁC SĨ HẠNG III

Cần Thơ - 2022


MỤC LỤC

2


Danh mục các từ viết tắt
KCB – Khám chữa bệnh
CNTT – Công nghệ thông tin
KCC – Khoa Cấp cứu
BVĐK – Bệnh viện Đa khoa

3


QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI KHOA CẤP CỨU CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA
I.


ĐẶT VẤN ĐỀ

I.1. Giới thiệu
Bệnh viện Đa khoa là một Bệnh viện lớn trong khu vực. Với nhiệm vụ chính
là khám chữa bệnh cho người dân trong khu vực. Bệnh viện Đa khoa bằng quyết
tâm, nghị lực, tinh thần “Thầy thuốc như mẹ hiền” đã khơng ngừng phấn đấu để
chăm sóc sức khỏe nhân dân trong khu vực. Tình hình bệnh tật của người dân hiện
nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện mơi trường, kinh tế, văn hố - xã
hội, chính trị, tập qn... Ngành y tế nói chung và các bệnh viện nói riêng phải ln
cần phải có những chính sách thích hợp để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân lưu trú trong khu vực và các vùng lân cận. Việc xác định mô hình KCB và
hồn thiện hệ thống KCB là rất cần thiết tại các khoa phòng, giúp cho bệnh viện,
ngành y tế trong khu vực định hướng và chủ động trong cơng tác xây dựng dự án,
đầu tư cơng tác phịng chống bệnh tật hiệu quả có chiều sâu nhằm đưa ra các chiến
lược, giải pháp chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngày một hiệu quả.
Tại các bệnh viện cơng lập thì khoa cấp cứu (KCC) là một trong những khoa
lâm sàng chịu áp lực hoạt động cao nhất. Không giống như khoa khám bệnh, các
bệnh nhân được chuyển vào điều trị tại KCC phần lớn là những bệnh nhân có các
vấn đề hay các bệnh lý cấp tính nguy hiểm. Mặc khác KCC cịn là nơi xử trí, phân
loại bệnh ban đầu.
Với tần suất hoạt động liên tục 24/7, riêng KCC tại BVĐK thì mỗi ngày tiếp
nhận từ 100 – 200 trường hợp bệnh nhân cấp cứu với mục tiêu là nâng cao sức khỏe
người dân, tiếp nhận và xử trí những trường hợp cấp cứu nguy hiểm thì việc đề ra
một quy trình hoạt động trơn tru và hiệu quả là việc hết sức cần thiết.
Nay tôi làm báo cáo chuyên đề này với hy vọng có thể góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động, cũng như giảm tải phần nào áp lực cho các nhân viên y tế đang
làm việc tại KCC.

I.2. Lý do lựa chọn báo cáo thực tế
4



Mặc dù, KCC tại BVĐK hoạt động rất hiệu quả, nhưng bản thân những quy
trình KCB ở đây lại tồn tại một số hạn chế và bất cập nhất định:

- Thứ nhất, việc phân loại bệnh khám ngoại trú và bệnh khám nội trú bằng
hai loại phiếu khám bệnh khác nhau gây khó khăn cho các bác sĩ lâm sàng
trong việc nhận định và phân loại bệnh ban đầu. Việc này lại vơ tình gây
mất nhiều thời gian hơn trong quá trình KCB.

- Thứ hai, trong quy trình KCB thì phần lớn các bác sĩ sử dụng giấy tờ viết
tay là chủ yếu. Ví dụ như ra đơn thuốc, các xét nghiệm cận lâm sàng, ghi
thông tin bệnh nhân vào hồ sơ bệnh án,… Việc này gây ra một số khó
khăn như: mất nhiều thời gian hơn trong việc viết tay lại những thông tin
giống nhau, chữ viết tay của bác sĩ gây khó khăn cho người đọc và đơi khi
gây nhầm lẫn thông tin.

- Thứ ba, do trong quá trình vận hành, hoạt động chủ yếu được lưu trữ bằng
giấy tờ, nên việc thất lạc hồ sơ và thông tin là khó tránh khỏi. Khi đó việc
tìm kiếm và phục hồi thông tin lại diễn ra cực kỳ phức tạp.

- Thứ tư, hầu hết các hồ sơ bệnh án sau khi tổng kết thì sẽ được lưu trữ lại,
khi đó việc truy xuất, sao lưu hồ sơ gặp nhiều khó khăn.
Với mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách tồn diện, nhanh
chóng và hiệu quả. Với tinh thần thực hiện theo quy chế “Cấp cứu, hồi sức và chống
độc” (Ban hành kèm theo quyết định số: 01 /2008/QĐ-BYT ngày 21 /01 / 2008 của
Bộ trưởng Bộ Y tế). KCC tại BVĐK hoạt động liên tục 24/7 tất cả các ngày trong
tuần với mục đích thực hiện đúng và đủ chứng năng cấp cứu và chăm lo sức khỏe
toàn diện cho người dân. Bên cạnh việc thiết lập những kế hoạch trực gác hợp lý, thì
việc tinh chỉnh bộ máy và các quy trình hoạt động của KCC tỏ ra quan trọng không

kém. Một bộ máy hoạt động tinh gọn có thể giúp cho các nhân viên y tế tham gia
hoạt động tại KCC có thể tổ chức KCB một cách hiệu quả cũng như nhanh chóng
hơn, thông qua việc loại bỏ một vài thủ tục hành chính khơng cần thiết và việc áp
dụng CNTT vào q trình KCB tại KCC.
Nhằm để khắc phục những hạn chế nêu trên và để thực hiện tốt công tác
KCB tại KCC, giúp tinh chỉnh các thủ tục hành chính trở nên đơn giản và nhanh
5


chóng hơn, từ đó giúp cho hoạt động KCB diễn ra hiệu quả, đạt chất lượng cao,
cũng như là giảm tải phần nào áp lực cho các nhân viên y tế làm việc tại KCC nói
riêng và các khoa phịng khác nói chung tại BVĐK , nên tơi thực hiện báo cáo
chuyên đề thực tế này.

II.

MỤC TIÊU

Với hy vọng nâng cao chất lượng KCB tại KCC của BVĐK . Tôi đề ra các mục
tiêu như sau:

- Đề xuất một số phương pháp thay thể để tinh gọn các thủ tục hành chính
khơng cần thiết.

- Giảm tải phần nào áp lực công việc cho các nhân viên y tế đang lao động
và làm việc tại KCC.

- Tinh gọn và tối ưu quy trình hoạt động nhưng vẫn đảm bảo được chức
năng, nhiệm vụ và hiệu quả vốn có của KCC.


- Nâng cao khả năng ứng dụng CNTT vào trong quá trình KCB để nâng
cao hiệu suất hoạt động, tiết kiệm thời gian lao động của các nhân viên y
tế, giúp cho hoạt động của KCC diễn ra trơn tru và đạt hiệu quả cao hơn.

- Đề xuất một số biện pháp để tháo gỡ những khó khăn cũng như bất cập
trong quá trình KCB tại KCC.

III.

NỘI DUNG

III.1.

Nhiệm vụ, chức năng và quy trình khám chữa bệnh tại

khoa cấp cứu
Nhiệm vụ và chức năng của KCC tại BVĐK :

- Phối hợp chặc chẽ với trung tâm cấp cứu 115, thực hiện cấp cứu ngoại
viện và hộ tống người bệnh khi có yêu cầu.

- Chỉ đạo, hợp tác phối hợp với tuyến dưới về cấp cứu.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học và viết các bài báo cáo khoa học: tham
gia báo cáo các chuyên đề cấp cứu, nghiên cứu ứng dụng các phương
pháp chẩn đoán và kỹ thuật cấp cứu mới.
6


- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh
viện.


- Đào tạo liên tục, là cơ sở thực hành cho tuyến dưới, các trường Đại học,
Cao đẳng đến học tập.

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, phịng dịch
- Người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện thêm các thăm khám cần thiết
khác.

- KCC và bệnh viện đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ cũng như sự tham gia
của các bác sĩ chuyên khoa trong việc chăm sóc người bệnh khi được
chuyển sang thăm khám chuyên khoa phù hợp đối với từng tình trạng
bệnh.

- Thực hiện các hoạt động và dịch vụ được phê duyệt và thực hiện theo
chính sách và quy trình tại KCC, cũng như các bộ phận liên quan của
bệnh viện.

- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh
viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh.

- Thực hiện quy trình điều trị kịp thời
- Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của nhà nước, bệnh viện về thu chi
ngân sách bệnh viện. Từng bước hạnh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh,
thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Quy trình khám chữa bệnh tại KCC:

- Các bệnh nhân được đưa vào KCC thông qua: tự đến, người nhà hoặc
người khác đưa vào, xe cấp cứu ngoại viện, xe chuyển viện từ tuyến khác,



- Các nhân viên y tế đón tiếp người bệnh, tiến hành lấy dấu hiệu sinh tồn và
cấp cứu ban đầu theo quy trình đồng thời lấy thơng tin của bệnh nhân qua
người nhà hoặc các thông tin cần thiết từ người đưa vào.

7


- Các bác sĩ lâm sàng tiến hành quy trình khám bệnh và phân loại bệnh
ngoại trú hoặc nội trú để tiến hành lập hồ sơ bệnh án cho người bệnh theo
phân loại bệnh.

- Các bác sĩ lâm sàng chỉ định các cận lâm sàng và y lệnh thích hợp, viết
phiếu cận lâm sàng cần thiết phục vụ cho chẩn đoán và điều trị bệnh.

- Các nhân viên y tế sẽ hỗ trợ điều phối, hướng dẫn bệnh nhân tiến hành
kiểm tra các cận lâm sàng theo như y lệnh của bác sĩ.

- Giải thích cho bệnh nhân hoặc người thân bệnh nhân về tình trạng bệnh
và các hướng xử trí tiếp theo.

- Người bệnh trong tình trạng nặng cần được thực hiện quy trình hội chẩn
cấp cứu để có thể thống nhất và đưa ra các hướng xử trí thích hợp, tốt
nhất cho người bệnh.

- Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn của người bệnh, chăm sóc người bệnh theo
chế độ dinh dưỡng và phân cấp chăm sóc phù hợp.

- Sau khi có kết quả cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đốn và kết luận bệnh, giải
thích và tư vấn cho người bệnh và người nhà bệnh nhân về bệnh và các
hướng điều trị tiếp theo.


- Hoàn tất thủ tục hồ sơ bệnh án:
o Bệnh ngoại trú: Bác sĩ lâm sàng cấp toa thuốc, tư vấn, hướng dẫn
và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà, hoàn tất thủ tục
thanh toán.

o Bệnh nội trú: Bác sĩ lâm sàng sẽ hồn tất các thủ tục hành chính, tư
vấn và hướng dẫn người bệnh về các hướng xử trí tiếp theo.
Chuyển người bệnh vào khoa điều trị thích hợp.

III.2.

Tình hình thực tế và những khó khăn

Trong q trình hoạt động của KCC như quy trình như trên, thực tế lại cho
thấy rằng quy trình này tồn tại một số bất cập và hạn chế, gây khó khăn trong q
trình KCB, đồng thời cũng gây tăng thời gian KCB làm hạn chế khả năng phát huy
tối đa chức năng và nhiệm vụ của KCC:
8


- Trong quá trình nhận bệnh cấp cứu và cho các chỉ định cận lâm sàng của
các bác sĩ, thì ngoài việc viết y lệnh vào tờ điều trị, họ cịn phải viết thơng
tin trên những phiếu cận lâm sàng tương ứng với những thơng tin hành
chính là giống nhau cho mỗi bệnh nhân. Đối với bệnh nhân cần thiết phải
điều trị phẫu thuật cấp cứu, thì số lượng phiếu cận lâm sàng có thể lên đến
5 tờ phiếu. Việc viết lại những thông tin giống nhau là không cần thiết và
gây lãng phí thời gian cấp cứu của các bác sĩ lâm sàng tại KCC.

- Trong quá trình nhận bệnh cấp cứu ban đầu, các bác sĩ lâm sàng phải

phân loại bệnh nhân ngoại trú hay nội trú để đưa ra các hướng xử trí thích
hợp. Tuy nhiên do quy trình KCB tại KCC lại đề ra 2 loại phiếu khám
bệnh riêng dành cho bệnh nội trú và ngoại trú, từ đó gây áp lực và mất
thời gian khơng cần thiết cho bác sĩ trong việc phân loại bệnh ban đầu. Ví
dụ như nếu bác sĩ phân loại bệnh nhân là bệnh ngoại trú và tiến hành hoàn
tất bệnh án ngoại trú cho bệnh nhân, sau đó chỉ định các cận lâm sàng phù
hợp để kiểm tra, khi có kết quả thì lúc này bác sĩ lâm sàng phát hiện
những vấn đề khác trên bệnh nhân này cần thiết phải nhập viện, lúc này
các bác sĩ phải tiến hành làm một bệnh án nhập viện khác cho bệnh nhân,
việc này địi hỏi các bác sĩ phải viết lại tồn bộ hồ sơ bệnh án từ hành
chính, bệnh sử, tiền sử, các dấu hiệu lâm sàng cũng như các y lệnh thuốc
hay cận lâm sàng. Việc này gây lãng phí thời gian, công sức cũng như
những tài nguyên, giấy tờ không cần thiết.
Với những hạn chế và bất cập như trên, việc đề ra một giải pháp tối ưu giúp
tinh gọn thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian lao động cho các nhân viên y tế,
nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả cấp cứu người bệnh là một việc hết sức cần thiết.

III.3.

Đề xuất

Bằng thực tế làm việc của mình, với hy vọng giúp tiết kiệm thời gian và công
sức của nhân viên y tế đang hoạt động tại KCC, giúp cho hoạt động KCB tại KCC
diễn ra trơn tru nhanh chóng, nhưng vẫn đạt được hiệu quả điều trị cần thiết. Tôi đề
xuất một số giải pháp thực tế có thể ứng dụng để góp phần nào giải quyết những
khó khăn hiện tại:

9



- Đổi mới thủ tục phân loại bệnh ngoại trú và nội trú tại KCC: Thay vì sử dụng
các phiếu khám vào viện khác nhau cho bệnh nội trú và bệnh ngoại trú, gây
khó khăn và lãng phí thời gian cho các bác sĩ lâm sàng cũng như tài nguyên
của bệnh viện. Tôi đề xuất tiến hành thống nhất một phiếu khám vào viện
duy nhất cho bệnh nhân mới được tiếp nhận tại KCC, khi có được các kết quả
cận lâm sàng phù hợp, xác định được phân loại bệnh thì sẽ tiến hành hồn tất
hồ sơ bệnh án phù hợp với phân loại của bệnh nhân. Ví dụ như nếu một bệnh
nhân nhập viện tại KCC, bác sĩ sẽ tiến hành các qui trình khám bệnh cấp cứu
thích hợp, ghi thông tin bệnh nhân và bệnh sử vào phiếu khám bệnh và chỉ
định các cận lâm sàng hợp lý, sau khi có kết quả cận lâm sàng, nếu bệnh nhân
đó được phân loại bệnh ngoại trú thì tiến hành dán phiếu khám vào viện đó
vào bìa hồ sơ bệnh án ngoại trú và hoàn tất các thủ tục cần thiết, mặc khác
nếu người bệnh cần thiết phải nhập viện thì bác sĩ chỉ cần dán phiếu khám
vào viện vào hồ sơ bệnh án nhập viện. Quy trình này có thể giúp các bác sĩ
lâm sàng tiết kiệm được thời gian làm bệnh án, từ đó có thể dành nhiều thời
gian hơn cho công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

- Ứng dụng CNTT trong hoạt động KCB tại KCC có thể giúp tiết kiệm thời
gian lao động của nhân viên y tế tại KCC:

o Giải pháp thứ nhất: Thay vì viết tay những thơng tin hành chánh của
bệnh nhân và các cận lâm sàng cần thiết trên những tờ mẫu cận lâm
sàng có sẵn, như là: hóa sinh, huyết đồ, tổng phân tích nước tiểu, X
quang, siêu âm…. Việc ứng dụng CNTT có thể giúp các bác sĩ in trực
tiếp các phiếu cận lâm sàng phù hợp, tiết kiệm được thời gian viết tay
phiếu cận lâm sàng, đồng thời giảm sai sót trong q trình viết tay của
bác sĩ lâm sàng. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi cần thiết một hệ thống
CNTT hoạt động đồng bộ và ổn định, đầu tư trang thiết bị cũng như
phần mềm cần thiết.


o Giải pháp thứ hai: Thay vì viết tay những thơng tin hành chánh của
bệnh nhân, lúc này chúng ta có thể sử dụng công nghệ mã vạch
(barcode) giúp cho việc định danh bệnh nhân diễn ra nhanh chóng và
dễ dàng hơn. Ví dụ như khi bệnh nhân bắt đầu kê khai thông tin tại
10


KCC, các nhân viên y tế tiến hành nhập liệu thơng tin bệnh nhân vào
hệ thống máy tính, sau đó các nhân viên y tế sẽ áp dụng các tem mã
vạch có sẵn để quản lý thơng tin bệnh nhân, lúc này nếu bác sĩ lâm
sàng cho y lệnh và ghi các phiếu cận lâm sàng, thì thay vì ghi lại thông
tin của bệnh nhân trên phiếu cận lâm sàng, các bác sĩ chỉ cần dán các
tem mã vạch của bệnh nhân đó vào các phiếu cận lâm sàng thích hợp,
các bác sĩ chỉ cần đề các cận lâm sàng thích hợp trên phiếu. Quy trình
này có thể giúp tiết kiệm được thời gian viết lại thông tin bệnh nhân
trên các phiếu cận lâm sàng, và giúp tránh được những sai sót thơng
tin khơng đáng có.

III.4.

Bàn luận

Trong thời kỳ đổi mới công nghệ và phát triển khoa học – kỹ thuật, với lưu
lượng bệnh ngày càng đông như hiện này, địi hỏi các quy trình cấp cứu và khám
chữa bệnh ngày một hoạt động hiệu quả và trơn tru hơn. Với việc đổi mới các quy
trình hoạt động nêu trên có thể giúp phần nào tiết kiệm được thời gian, công sức của
nhân viên y tế làm việc tại KCC, nơi vốn dĩ có cường độ làm việc cao.
Theo góc nhìn cá nhân thì những giải pháp nêu trên có độ thực tế cao và có
khả năng áp dụng vào thực tiễn. Trên thực tế, tại một số bệnh viện cũng đã triển
khai các quy trình hành chính tinh gọn cũng như áp dụng được toàn diện CNTT vào

hệ thống y tế, giúp phần giảm tải áp lực không cần thiết cho hệ thống y tế.

IV.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

IV.1. Kết luận
Khoa Cấp cứu được xem là một bộ phận không thể thiếu tại bệnh viện với
công suất hoạt động liên tục 24/24 kể cả ngày lễ và Tết. Khoa Cấp cứu bệnh viện Đa
khoa có đội ngũ bác sĩ có chun mơn cao, tất cả đều được đào tạo sau đại học và
độ ngũ điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu, bài bản luôn sẵn sàng ứng cứu bệnh
nhân trong mọi tình huống khẩn cấp bệnh lý cấp cứu nội khoa, bệnh lý chấn thương
lẫn chăm sóc hồi sức.

11


Với những tiến bộ không ngừng trong lĩnh vực y tế cũng như khoa học – kỹ
thuật, thì việc nghiên cứu và triển khai các giải pháp mới, sáng tạo, để phù hợp với
sự phát triển chung của xã hội.
Mặc dù các quy trình mới là cần thiết để giúp cho hoạt động y tế diễn ra hiệu
quả hơn. Nhưng các giải pháp mới cũng cần thời gian để triển khai và được chấp
nhận rộng rãi.
Nói chung, với sự phát triển của khoa học cơng nghệ hiện đại, thì việc áp
dụng CNTT vào trong y tế là hết sức cần thiết và cấp bách. Giúp phát triển hệ thống
y tế và bắt kịp với sự phát triển chung của thời đại.

IV.2. Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu đề ra những giải pháp mới và sáng tạo trong lĩnh vực
quản lý hành chính và y tế nhằm khắc phục những thiếu sót, bất cập khác trong hệ

thống y tế nói chung, tại bệnh viện và các khoa phịng nói riêng.
Tiếp tục nghiên cứu và đề ra những mơ hình hoạt động linh hoạt, có thể áp
dụng vào thực tiễn, có độ hiệu quả cao và có thể áp dụng vận hành trong công tác
KCB tại các bệnh viện.
Triển khai vận hành thử nghiệm một số mơ hình linh hoạt khác có độ hiệu
quả đã được chứng minh.
Có chính sách khuyến khích thoả đáng về tinh thần và vật chất đối với đội
ngũ cộng tác viên, đối với các sáng kiến mới, sáng tạo, góp phần củng cố và phát
triển hệ thống y tế.
Củng cố và hồn thiện bộ máy làm cơng tác KCB tại KCC, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ, đặc biệt là các nhân viên y tế.
Nghiên cứu và triển khai các ứng dụng CNTT vào lĩnh vực y tế một cách
toàn diện, thống nhất và đồng bộ.
Hợp tác nghiên cứu với những công ty phần mềm, hỗ trợ phát triển những
phần mềm quản lý đồng bộ, hiện đại dành riêng trong lĩnh vực y tế.

V.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

12


1. Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc (Ban hành kèm quyết định
số: 01/2008 QĐ-BYT ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
2. />
13




×