Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

THẢO LUẬN TTDS LẦN 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.32 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
--- oOo ---

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 3
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
Phần 1: Nhận định
1. Vụ án lao động có đương sự ở nước ngồi ln thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tịa cấp tỉnh.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 37, Khoản 3 Điều 39 BLTTDS 2015
- CSLL: Xét theo thẩm quyền của Tòa án các cấp, căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 37 BLTTDS
2015 thì vụ án lao động có đương sự ở nước ngồi thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa cấp
tỉnh. Tuy nhiên nếu xét theo thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, căn cứ Khoản 3 Điều 39
BLTTDS 2015 thì trường hợp vụ án dân sự đã được Tịa án thụ lý và đang giải quyết theo
đúng quy định của Bộ luật này về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì phải được Tịa án
đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở
hoặc địa chỉ giao dịch của đương sự. Như vậy không phải vụ án lao động có đương sự nước
ngồi nào cũng ln thuộc thẩm quyền của Tịa cấp tỉnh, phải căn cứ vào thời điểm đương sự
ở nước ngồi đó là ngay từ đầu ở nước ngoài hay trong quá trình giải quyết vụ việc đương sự
mới ra nước ngồi để xác định đúng thẩm quyền.
2. Không phải mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên công
ty với công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng
dân sự.
- Nhận định đúng.
- CSPL: Khoản 4 Điều 30 BLTTDS 2015
- CSLL: Căn cứ vào khoản 4 điều 30 BLTTDS 2015 thì tranh chấp về kinh doanh, thương
mại mà Tịa án có thẩm quyền giải quyết gồm có tranh chấp giữa công ty với các thành viên
của công ty; tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành
lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của cơng ty, chuyển
đổi hình thức tổ chức của cơng ty. Như vậy để tranh chấp giữa các thành viên của cơng ty với
nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án theo thủ tục tố tụng dân sự thì cần thỏa điều




kiện liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao
tài sản của cơng ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của cơng ty.
3. Tồ án chỉ giải quyết việc xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho cha
mẹ khi có tranh chấp.
- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 10 Điều 29 BLTTDS 2015
- CSLL: Khơng phải chỉ khi có tranh chấp thì Tồ án mới giải quyết việc xác định cha mẹ
con, trong trường hợp có yêu cầu xác định cha mẹ cho con hoặc con cho cha mẹ thì Tồ án
cũng giải quyết.
4. Trong mọi trường hợp, ngun đơn chỉ có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú,
làm việc, có trụ sở giải quyết tranh chấp khi đương sự đã có thỏa thuận với nhau bằng
văn bản.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 39, điều 40 BLTTDS 2015
- CSLL: Theo điểm b khoản 1 điều 39 BLTTDS 2015 thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án
nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết tranh chấp khi đương sự đã có thỏa thuận với
nhau bằng văn bản nếu thỏa điều kiện sau: nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của
nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của
BLTTDS 2015.
- Bên cạnh đó, có tồn tại các trường hợp khơng cần các đương sự thỏa thuận bằng văn bản thì
nguyên đơn vẫn có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết tranh
chấp. Ví dụ tại điểm c khoản 1 điều 40 BLTTDS 2015 có nêu nếu bị đơn khơng có nơi cư trú,
làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì ngun đơn có thể
u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết hay điểm d khoản 1 điều 40
BLTTDS 2015 có nêu nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng
lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan
đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì

nguyên đơn là người lao động có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết.
5. Tòa án nơi bị đơn cư trú là Tịa án nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú.
- Nhận định sai.


- CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015, khoản 1 Điều 12 Luật cư trú (VBHN số
03/2013)
- CSLL: BLTTDS 2015 quy định: “Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh
thổ được xác định: Tịa án nơi bị đơn cư trú”. Theo đó, định nghĩa: “Nơi cư trú của công dân
là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi
thường trú hoặc nơi tạm trú.” (khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú sửa đổi năm 2013).
Như vậy, ngồi Tịa án nơi bị đơn cư trú là nơi đăng ký thường trú (theo hộ khẩu) thì cịn có
nơi bị đơn đăng ký tạm trú, Tịa án nơi bị đơn có đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền giải
quyết vụ việc.
Phần 2: Bài tập
1.Xác định tư cách đương sự.
- Ông Đ: Người khởi kiện.
- Ông Ph: Người bị kiện.
2. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp.
- Quan hệ hệ pháp luật tranh chấp là quan hệ tranh chấp về hợp đồng dân sự theo Khoản 3
Điều 26 BLTTDS 2015.
3. Xác định Tồ án có thẩm quyền.
- Xét thấy đây là tranh chấp hợp đồng dân sự có đương sự ở nước ngồi theo Khoản 3 Điều
26 BLTTDS 2015, căn cứ theo Khoản 3 Điều 35 BLTTDS 2015 thì Tồ án có thẩm quyền xử
lý ở đây sẽ là Tồ án TP. Hồ Chí Minh.
Phần 3: Phân tích án
Tóm tắt bản án
Ngun đơn là ơng Trần Minh Hoàng - Đại diện Hộ Kinh doanh Cơ sở Hoa kiểng
Bảy Hương (gọi tắt là Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương), Bị đơn là Công ty Cổ phần Tập đồn
Khang Thơng (Tên cũ: Cơng ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông - gọi

tắt là Công ty Khang Thông). Hai bên đã xác lập các hợp đồng mua bán cây ăn trái và cây
kiểng số 29/HĐMC.2010, 41/HĐMC.2010, 46/HĐMC.2010.Tổng giá trị của 03 hợp đồng là
11.578.000.000 đồng, Bị đơn đã thực hiện một phần nghĩa vụ của 03 hợp đồng trên và còn nợ
lại 10.031.000.000 đồng.


Ngày 05/5/2016 Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Bị đơn trả số tiền còn lại
(10.031.000.000 đồng) và tiền lãi chậm thanh tốn tính đến thời điểm nộp đơn khởi kiện là
5.433.980.000 đồng. Tổng cộng là 15.464.980.000 đồng.
Ngày 20/9/2017, Nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện từ “Tranh chấp hợp đồng
mua bán hàng hóa” sang khởi kiện: “Tranh chấp về đòi lại tài sản”, đòi số tiền 9.230.000.000
đồng mà Bị đơn chưa thanh toán cho Nguyên đơn phát sinh từ hợp đồng 29, 41 và 46 mà
Nguyên đơn đã hoàn thành theo yêu cầu của Bị đơn.
Ngày 05/02/2018, Nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện: Yêu cầu Bị đơn trả thêm
số tiền 2.456.115.000 đồng, tổng số tiền Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn thanh toán là:
11.686.115.000
Ngày 21/6/2018, Nguyên đơn xin rút một phần yêu cầu khởi kiện: Nguyên đơn yêu
cầu Bị đơn thanh toán số tiền là: 10.031.000.000. Đối với tiền lãi chậm trả, tạm tính là
1.655.115.000 đồng, Nguyên đơn xin rút lại không yêu cầu Bị đơn thực hiện nghĩa vụ này.
Toà án nhận định tranh chấp này là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh,
thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi
nhuận. Cơng ty Khang Thơng là Bị đơn có trụ sở tại Quận 1 nên vụ án thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tịa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Toà án chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn, buộc Bị đơn trả số tiền 9.230.000.000
đồng và phải trả tiền lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị
trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan:
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại về việc đòi lại tài sản.
Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại về
việc đòi lại tài sản.

1. Hoạt động mua bán giữa hai bên chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm
pháp luật nào?
Ơng Trần Minh Hồng- Đại diện Hộ Kinh doanh Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương xác lập
hợp đồng mua cây ăn trái và cây kiểng là hợp đồng 29, hợp đồng 41, hợp đồng 46 với Công
ty Cổ phần Tập đồn Khang Thơng. Cả 2 bên đều là thương nhân, hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi nên hoạt động mua bán giữa hai bên được điều chỉnh theo Luật Thương mại năm
2005.
2. Việc các bên ký kết biên bản thanh lý hợp đồng có làm cho quan hệ hợp đồng
chấm dứt hay không?


Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 thì các trường hợp chấm dứt hợp
đồng khi: hợp đồng đã được hoàn thành, theo thỏa thuận của các bên, cá nhên giao kết hợp
đồng chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại, hợp đồng bị hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp
đồng, hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không cịn, chấm dứt
theo Điều 420 BLDS 2015. Hiện nay, khơng có quy định cụ thể về việc thanh lý hợp đồng.
Tuy nhiên, trên thực kế thì các bên thực hiện việc thanh lý hợp đồng khi hai bên cùng đạt
được mục đích của hợp đồng, hoặc hợp đồng chấm dứt trên sự thỏa thuận của các bên để ghi
nhập việc 2 bên chấm dứt quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng đã ký kết với nhau.
Thông qua thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công
việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi
thanh lý hợp đồng. Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản,
hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng
kinh tế hết hiệu lực. Kể từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng
kinh tế đó coi như đã được chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận
trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ
của mình. Có thể nói, việc kí vào biên bản thanh lý hợp đồng sẽ làm chấm dứt quan hệ hợp
đồng nhưng quyền và nghĩa vụ tồn đọng của mỗi bên vẫn phải thực hiện theo hợp đồng thanh
lý.
3. Phân biệt tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự, tranh chấp quyền sở

hữu tài sản và tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại.

Tiê
u
chí

Tranh chấp
Tranh chấp yêu cầu thực hiện
Tranh chấp về hợp đồng kinh
quyền sở hữu
nghĩa vụ dân sự
doanh thương mại
tài sản


sở
Điều 429 BLDS 2015, nghị Điều
155 Điều 319 Luật Thương mại 2005,
phá quyết 03/2012
BLDS 2015
khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015
p lý
3 năm kể từ ngày biết quyền,
lợi ích bị xâm phạm đối với
Thờ tranh chấp về hợp đồng
i
Khơng
áp
2
năm

kể
từ
khi
biết
quyền,
lợi
hiệ
dụng thời hiệu
ích
bị
xâm
phạm
đối
với
những
u
tranh chấp thuộc khoản 4 Điều
23 nghị quyết 03/2012

2 năm kể từ khi biết quyền, lợi ích
bị xâm phạm (trừ một số trường
hợp pháp luật có quy định khác).
Ví dụ đối với hợp đồng kinh doanh
bảo hiểm là 3 năm kể từ thời điểm
phát sinh tranh chấp (Điều 30 Luật
Kinh doanh bảo hiểm)


Yêu cầu của nguyên đơn, xuất
Căn phát từ hợp đồng, hành vi pháp

cứ lý đơn phương, hay chiếm dụng
phá tài sản nhưng khơng có căn cứ
t
pháp luật, thực hiện cơng việc
sinh khơng có ủy quyền giữa các
bên đã được thực hiện.

Khi có yêu
cầu
của
nguyên đơn,
xuất pháp từ
hợp
đồng,
thỏa thuận hay
hành vi pháp

đơn
phương.

Ch

thể

Cá nhân, tổ Các bên là cá nhân, tổ chức có
chức
đăng ký kinh doanh

Cá nhân, tổ chức


Khi có yêu cầu của nguyên
xuất phát từ mâu thuẫn giữa
bên trong hợp đồng về xác
thay đổi, thực hiện, kết thúc
đồng

đơn
các
lập,
hợp

(1) tranh chấp
về
quyền
chiếm hữu tài
sản
Tranh chấp chủ yếu là yêu cầu
tòa án xác định nghĩa vụ dân sự
Hìn mà các bên phải thực hiện theo
h
đúng thỏa thuận và quy định
thứ của pháp luật.
c
(1) nghĩa vụ dân sự riêng rẽ
(2) nghĩa vụ dân sự liên đới

(2) tranh chấp (1) tranh chấp hợp đồng mua bán
về quyền định hàng hóa
đoạt tài sản
(2) tranh chấp hợp đồng cung cứng

(3) tranh chấp dịch vụ
về quyền sử (3) tranh chấp hợp đồng thuê, cho
dụng tài sản
thê, thuê mua
(4) tranh chấp (4) tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
về quyền bề (5) một số loại hợp đồng khác
mặt
(5) tranh chấp
về
quyền
hưởng dụng

4. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các bên?
Quan hệ tranh chấp giữa các bên là tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại theo khoản 1
Điều 30 BLTTDS 2015.
Theo bản án thì đối tượng của hợp đồng là cây ăn trái, cây kiểng. Phát sinh giữa hai công ty
có đăng ký kinh doanh và hoạt động nhằm mục đích sinh lợi.
5. Trách nhiệm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thuộc về chủ thể nào?
Trong tố tụng dân sự, việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong
việc áp dụng pháp luật nội dung, vì việc này nhằm điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên
trong việc giải quyết yêu cầu của đương sự. Để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, cần


phải dựa vào yêu cầu của đương sự, quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội mà
đương sự tham gia. Trên thực tế, do quan hệ pháp luật đa dạng, tồn tại đan xen nên việc xác
định quan hệ pháp luật tranh chấp dựa vào yêu cầu của người khởi kiện là rất khó khăn. Do
đó, trách nhiệm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp sẽ thuộc về Tòa án.
6. Trường hợp quan hệ pháp luật tranh chấp mà người khởi kiện xác định khác
với quan hệ pháp luật tranh chấp do Tòa án xác định thì Tịa án sẽ giải quyết như thế
nào?

Trường hợp quan hệ pháp luật tranh chấp mà người khởi kiện xác định khác với quan hệ pháp
luật tranh chấp do Tòa án xác định thì Tịa án sẽ giải quyết bằng cách xác định lại quan hệ
pháp luật tranh chấp này.

7. Khi thời hiệu khởi kiện đã hết Tịa án có được quyền đình chỉ giải quyết vụ án
khơng? Tại sao?
Khi thời hiệu khởi kiện đã hết, Tịa án có được quyền đình chỉ giải quyết vụ án phụ thuộc vào
yêu cầu áp dụng thời hiệu của đương sự. Cụ thể như sau:
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 184 BLTTDS 2015 thì Tịa án chỉ được áp dụng quy định về hiệu
lực hiệu theo yêu cầu của một hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước
khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
- Căn cứ vào điểm e, khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 thì Tịa án được quyền đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự khi đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm
ra bản án, quyết định giải quyết án và thời hiệu khởi kiện đã hết.
8. Việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có ảnh hưởng đến việc
xác định thời hiệu khởi kiện hay không?
Việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể ảnh hưởng đến việc xác định thời
hiệu khởi kiện. Theo quan điểm của nhóm 6, sự thay đổi yêu cầu khởi kiện là việc nguyên
đơn đưa ra một yêu cầu khác với yêu cầu ban đầu của họ để Tòa án xem xét giải quyết trong
cùng một vụ án, điều này sẽ làm thay đổi quan hệ pháp luật tranh chấp. Bên cạnh đó, việc bổ
sung yêu cầu khởi kiện cũng có thể làm phát sinh thêm quan hệ pháp luật tranh chấp khác
trong phạm vi khởi kiện ban đầu.
Như vậy, với việc phát sinh các quan hệ tranh chấp mới, việc xác định thời hiệu khởi kiện của
Tòa án sẽ bị thay đổi theo tình hình thực tế vụ án.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×