Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

ĐỊA LÍ 10 CHUYÊN Chương 11 địa lí ngành công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.77 KB, 29 trang )

CHƯƠNG XI: ĐỊA LÍ NGÀNH CƠNG NGHIỆP
VAI TRỊ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT
TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CƠNG NGHIỆP
I - VAI TRỊ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH CƠNG NGHIỆP
1. Vai trị
- Ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì:
+ Là ngành tạo ra khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.
+ Cung cấp hầu hết cơ sở vật chất, kĩ thuật, tư liệu sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế
+ Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị cho con người => Nâng cao trình độ văn
minh cho xã hội.
+ Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng
khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức chênh lệch về trình độ phát triển
giữa các vùng lãnh thổ.
(Giải thích:
-

Cơng nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên:
+ Công nghiệp phát triển tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên ở khắp mọi
nơi từ trên mặt đất, dưới lòng đất, kể cả dưới đáy biển.
+ Cơng tác thăm dị, khai thác và chế biến tài nguyên là tốt đã mở rộng danh mục
các loại tài nguyên đã phục vụ cho công nghiệp.
+ Công nghiệp với sự có mặt của mình ở trên nhiều lãnh thổ đã góp phần rút ngắn
khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữ các vùng.

-

Công nghiệp làm thay đổi sự phân công lao động: Dưới tác động của nông nghiệp, không
gian kinh tế đã bị biến đổi sâu sắc.
+ Hoạt động công nghiệp kéo dài theo các dịch vụ. Nới diễn ra hoạt động cơng
nghiệp, có các hoạt động dịch vụ, phục vụ cho nó như nhu cầu lương thực, thực phẩm,
nơi an chốn ở của công nhân, đường giao thông, cơ sở chế biến...


+ Công nghiệp tạo điều kiện hình thành các đơ thị hoặc chuyển hóa chức năng của
chúng, đồng thời là hạt nhân phát triển các không gian kinh tế.

1


-

Hoạt động công nghiệp làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị
và nơng thơn. Chính cơng nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nơng thơn, làm cho
nơng thơn nhanh chóng bắt nhịp được với đời sống đô thị.)
+ Phát triển công nghiệp => Thay đổi sự phân công lao động giữa các ngành, giảm sự

chênh lệch, phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng.
+ Phát triển công nghiệp => Mở rộng sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao
mức sống, củng cố an ninh quốc phòng.
- Tốc độ phát triển công nghiệp được coi là thước đo tốc độ phát triển kinh tế, xã hội một
khu vực nào đó.
- Q trình cơng nghiệp hóa là q trình chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên
cơ sở nông nghiệp => một nền kinh tế về cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp.
- Một nước muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định cần thiết phải có một hệ thống
các ngành cơng nghiệp cơng nghiệp hiện đại, đa dạng, trong đó các ngành cơng nghiệp mũi nhọn
cần được chú ý thích đáng.
2. Đặc điểm
- Khái niệm: Sản xuất nông nghiệp là một tập hợp với các hoạt động sản xuất với những
đặc điểm nhất định thơng qua các q trình cơng nghiệp để tạo ra sản phẩm.
a. Sản xuất công nghiệp gầm hai giai đoạn
- Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên
liệu. VD: Khai thác mỏ, gỗ,...
- Giai đoạn 2: Tác động (Chế biến) nguyên liệu tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng.

VD: Chế tạo máy, chế biến lương thực - thực phẩm,...
=> Cả hai giai đoạn đều có đặc điểm chung là sử dụng nhiều máy móc => năng suất và
chất lượng cao.
* Giải thích:
- Đối tượng lao động của công nghiệp là môi trường tự nhiên. Sản xuất công nghiệp trước
hết phải tác động vào đối tượng đó để tạo ra nguyên liệu (khai thác than, dầu mỏ, quặng kim loại,
khai thác gỗ..), đây là giai đoạn đầu tiên cần phải có.
2


- Sản xuất công nghiệp lại tác động và nguyên liệu, chế biến các nguyên liệu đó thành tư
liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng (sản xuất máy móc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm..), đây
là giai đoạn thứ hai.
* Sự khác nhau về tính giai đoạn của sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
- Đặc điểm
+ Sản xuất công nghiệp gồm hai giai đoạn (tác động tạo vào đối tượng lao động là môi
trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu và giai đoạn chế biến các nguyên liệu đó thành tư liệu sản
xuất và vật phẩm tiêu dùng ); hai giai đoạn này có thể tiến hành kế tiếp hoặc đồng thời nhau ở
các không gian lãnh thổ cách biệt nhau.
+ Sản xuất nông nghiệp gồm nhiều giai đoạn; các giai đoạn kế tiếp nhau liên tục, không
thể tách rời nhau và thường phải tương đồng về mặt không gian lãnh thổ.
- Sự khác nhau về tính giai đoạn của sản xuất cơng nghiệp và nông nghiệp được quy định
bởi đối tượng sản xuất.
+ Đối tượng sản xt của cơng nghiệp là khống sản, nguyên liệu, nên việc sản xuất có
thể được tiến hành song song, đồng thời và cách xa nhau về mặt không gian.
+ Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng. vật nuôi, là cơ thể sống, phát triển
theo quy luật sinh học (các giai đoạn phát triển tự nhiên của cây trồng, vật nuôi) và chịu tác động
lớn của quy luật tự nhiên (thời tiết, khí hậu); các quy luật sinh học và tự nhiên đều tồn tại độc lập
với ý muốn của con người. Các giai đoạn của sản xuất nông nghiệp phải tuần tự, không thể đảo
lộn giai đoạn được.

* Tác động của tính hai giai đoạn đến sản xuất công nghiệp:
- Giai đoạn thứ 2 của sản xuất công nghiệp tác động vào nguyên liệu nên trên một diện
tích rộng có thể tập trung một khối lượng lớn ngun liệu, xí nghiệp, máy móc, lao động.
- Do các giai đoạn có thể tiến hành cách xa nhau về mặt khơng gian nên sản xuất có thể
tiến hành song song, đồng thời làm cơ sở để sản xuất theo chun mơn hóa, hợp tác hóa, liên hợp
hóa.
b. Sản xuất có tính chất tập chung cao độ
- Tập trung về máy móc, thiết bị, nguyên liệu.
3


- Tập trung về nguồn lao động.
- Tập trung vốn. => Diện tích nhất định tạo ra khối lượng sản phẩm và giá trị sản phẩm
lớn.
* Giải thích:
- Do đặc điểm của giai đoạn thứ hai của sản xuất công nghiệp là tác động vào nguyên liệu.
Trên một diện tích nhất định, có thể tập trung một khối lượng lớn nguyên liệu, xây dựng nhiều xí
nghiệp, thu hút nhiều lao đông, tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm.
- Do công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân cơng tỉ mỉ... để tạo ra sản
phẩm cuối cùng. Vì thế, tính chất tập trung cao độ góp phần thúc đẩy phát triển chun mơn hóa,
hợp tác hóa...
- Đem lại hiệu quả cao.
* So sánh với nông nghiệp : Sản xuất nông nghiệp phân tán theo không gian do đất trồng là
tư liệu sản xuất chủ yếu cũng phân tán khắp không gian.
c. Sản xuất công nghiệp nhiều ngành được phân cơng tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để
tạo ra sản phẩm cuối cùng
- Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (than, dầu mỏ,..), điện
lực, luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm,… các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau
trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.
- Các ngành cơng nghiệp có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo ra sản phẩm: nguyên liệu,

kinh tế, cơng nghiệp, …
- Trong từng ngành lại có sự phân cơng tỉ mỉ.
=> Trong sản xuất cơng nghiệp có các hình thức: liên hợp hóa, chun mơn hóa và hợp tác
hóa để tạo ra sản phẩm, hình thức này được phổ biến trong sản xuất Nông nghiệp.

d. Phân loại ngành công nghiệp
- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm tạo nên 2 nhóm:
+ Các ngành cơng nghiệp nặng (là tư liệu sản xuất): khai thác, luyện kim,…
+ Các ngành công nghiệp nhẹ (tạo ra sản phầm tiêu dùng): dệt may, chế biến lương
thực thực phẩm,…
- Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng gồm 2 nhóm:
4


+ Nhóm Cơng nghiệp chế biến.
+ Nhóm Cơng nghiệp khai thác.
=> Phân loại chỉ mang tính tương đối vì sản phẩm các ngành có sự xâm nhập vào nhau và có
mối liên hệ mật thiết với nhau.
* Sự khác biệt của sản xuất công nghiệp so với sản xuất nông nghiệp?
- Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn giai đoạn tác động vào đối tượng lao động
ảnh và giai đoạn chế biến các nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dung.
- Sản xuất cơng nghiệp có tính chất tập trung cao độ.
- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp được phân cơng tỉ mỉ và có sự phối
hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
* Sự khác nhau về đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp:
Đặc điểm của sản xuất công nghiệp

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

- Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn: - Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và

giai đoạn tác động vào dối tượng lao động và không thể thay thế.
giai đoạn chế biến các nguyên liệu thành tư - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các
liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.

cây trồng và vật nuôi.

- Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung - Sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc vào điều
cao độ.

kiện tự nhiên.

- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều - Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở
nghành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có thành ngành sản xuất hàng hóa.
sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối
cùng.

II - CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG
NGHIỆP
Các nhân tố tác động ảnh vị trí địa lý, khống sản, nguồn nước, khí hậu, đất đai, dân cư, và
nguồn lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thị trường.
1. Vị trí địa lý
5


- Bao gồm: Vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, vị trí chính trị,…
- Vai trị: Tạo điều kiện, tạo mức độ thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp về nguyên
liệu, về lao động, về thị trường,… có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu
công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam.
- Ví dụ, khi xem xét 97 địa điểm mà các ngành công nghiệp và các địa phương lựa chọn dể
xây dựng khu công nghiệp ở nước ta thì cả 97 (100%) đều có vị trí địa lí thuận lợi (gần cảng, sân

bay, đường quốc lộ, đường sắt, gần trung tâm thành phố). Cụ thể hơn, khu chế xuất Tân Thuận,
một trong những khu chế xuất lớn nhất ở TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam, với diện tích 300 ha,
nằm ở quận 7, cách trung tâm thành phố 4 km, sát cảng Bến Nghé và cảng container lớn nhất
thành phố Hồ Chí Minh; phía nam khu chế xuất là khu trung tâm đô thị mới Nam Sài Gòn, cách
sân bay Tân Sơn Nhất 13 km, gần tỉnh lộ 15 thông thương với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long…
2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
* Bao gồm: nguồn nước, khí hậu, đất đai, khống sản, biển.
* Vai trò:
- Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất.
- Mức độ tập chung tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên là cơ sở cho sự hình thành
nhiều cơ sợ hình thành nhiều ngành cơng nghiệp.
=> Tạo mức độ thuận lợi, khơng có tính chất quyết định.
* Điều kiện tự nhiên: thuận lợi hoặc khó khăn cho phát triển và phân bố cơng nghiệp.
a. Nguồn nước
- Là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành cơng nghiệp
(luyện kim đen và màu) dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm...
b. Khí hậu
- Tính chất đa dạng và phức tạp của khí hậu kết hợp với nguồn tài nguyên sinh vật làm
xuất hiện các tập đồn cây trồng vật ni phong phú, cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm.
c. Đất đai – địa chất cơng trình

6


- Ảnh hưởng đến xây dựng các nhà máy, tài nguyên biển như cá, dầu khí, cảng nước sâu,..
tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí nghiệp đóng
và sửa chữa tàu…
* Tài nguyên thiên nhiên:

a. Khoáng sản
- Cùng với trữ lượng và chất lượng khống sản thì sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh
thổ sẽ chi phối quy mơ, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp cơng nghiệp.
- Ví dụ: ngành cơng nghiệp khai thác than ở nước ta tập trung ở Quảng Ninh nơi chiếm
94% sản lượng than của cả nước. Hay các nhà máy xi măng của nước ta đều được xây dựng ở
những nơi có nguồn đá vơi phong phú như Hồng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa),
Hà Tiên l (Kiên Giang)...
b. Tài nguyên biển (cá, dầu khí, cảng nước sâu)
- Tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí
nghiệp đóng và sửa chữa tàu…
3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Gồm: Dân cư và nguồn lao động, tiến bộ KH – KT, Thị trường, khác (Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật, đường lối chính sách).
a. Dân cư và nguồn lao động
- Có tính chất quyết định đến sự phân bố và phát triển của công nghiệp.
- Dân cư vừa là lực lượng lao động vừa là lực lượng tiêu thụ nên có vai trị trong việc mở
rộng sản xuất.
- Lao động dồi dào => tạo điều kiện cho các ngành cơng nghiệp cần nhiều lao động (nơi có
nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao
động như dệt - may, giày - da, cơng nghiệp thực phẩm).
- Lao động có trình độ kĩ thuật sẽ tạo điều kiện cho phát triển các ngành có hàm lượng kĩ
thuật cao (Nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành cơng
nghiệp hiện đại, địi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản xuất như kỹ thuật
điện, điện tử - tin học cơ khí chính xác…).
b.Tiến bộ khoa học - kĩ thuật
* Bao gồm: quy trình cơng nghiệp, sử dụng nguồn năng lượng có biến đổi mới có ý nghĩa:
khai thác, sử dụng tài nguyên và nguồn lao động có hiệu quả hơn.
7



- Có khả năng tạo ra ngành và sản phẩm.
- Làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành cơng nghiệp. Ví
dụ, phương pháp hóa than ngay trong lịng đất cho phép thay đổi hạn điều kiện lao động đồng
thời khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được.
(+ Tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho phép khai thác những loại tài nguyên ở những nơi
khó khăn, trước đây chưa khai thác được. Ví dụ phương pháp khí hóa than ngay trong lịng đất
cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa hề khai thác được,
những tiến bộ của kỹ thuật khoan sâu cho phép khoan lấy nước ngầm ở các hoang mạc để phục
vụ sản xuất công nghiệp...
+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép sử dụng rộng rãi nhiều loại tài nguyên trước đây
đang cịn được sử dụng ít. Ví dụ vụ sự phát triển mạnh mẽ của các ngành cơng nghiệp có cơng
nghệ cao làm tăng nhanh chóng việc sử dụng đất hiếm.
+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra các quy trình cơng nghệ mới, từ đó làm thay đổi
quy luật phân bố các xí nghiệp cơng nghiệp. Ví dụ nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi Oxy
mà các xí nghiệp luyện kim khơng cần phải phân bố bố gắn với mỏ than và quặng sắt như trước
đây.)
- Làm thay đổi quy luật phân bố công nghiệp: không cần gần nguồn ngun liệu mà có thể
gần nguồn giao thơng và thị trường tiêu thụ. Ví dụ trước đây các xí nghiệp luyện kim thường gắn
với các mỏ than và quặng sắt nhưng hiện nay nhờ phương pháp điện luyện hai lò thổi oxy mà sự
phân bố đã thay đổi.
c. Thị trường
- Thị trường tiêu thụ gồm thị trường trong nước (nội địa), thị trường xuất khẩu (nước
ngồi), có tác động mạnh đến việc lựa chọn địa điểm, xây dựng cơ sở công nghiệp, quy mô sản
xuất công nghiệp, xu hướng sản xuất cơng nghiệp.
- Ví dụ nhờ chiến lược thị trường có hiệu quả mà hiện nay các ngành dệt may, chế biến
thực phẩm thủy, hải sản, da giày... có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước và quốc tế (Hoa
Kì, EU.....)
d. Cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng
- Gồm hệ thống đường giao thông, đường nước, đường thông tin liên lạc… có ý nghĩa tạo
mức độ thuận lợi cho sản xuất cơng nghiệp, hạ giá thành sản phẩm.

e. Đường lối, chính sách phát triển công nghiệp
8


- Có ảnh hưởng rất lớn đến con đường phát triển, hình thức sản xuất, xu hướng phát triển
và tốc độ phát triển công nghiệp.
=> Nhân tố quyết định đến công nghiệp là nhân tố kinh tế - xã hội.

ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CƠNG NGHIỆP
I - CƠNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
* Công nghiệp năng lương là một ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Là
tiền đề cho sự tồn tại của nền sản xuất hiện đại. Là tiền đề của tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
* Cơ cấu ngành:
- Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu: than, dầu khí…
- Cơng nghiệp điện lực: thuỷ điện, nhiệt điện, điện nguyên tử…
* Phân bố công nghiệp năng lượng có sự phân hóa:
- Phân bố gắn với cơ sở tài nguyên:
+ Khai thác nguyên nhiên liệu gần nguồn tài ngun khống sản. Ví dụ: Ngành khai
thác than tập trung ở các nước có trữ lượng lớn như Trung Quốc, Hoa Kì, Nga, Balan,…ở Việt
Nam tập trung tại Quảng Ninh. Ngành khai thác dầu khí tập trung tại các khu vực Trung Đông,
Mĩ Latinh, Bắc Phi,…ở Việt Nam tập trung ở thềm lục địa Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Công nghiệp điện: Nhiệt điện phân bố gần nguồn nguyên liệu (ví dụ ở Việt Nam các
nhà máy nhiệt điện phân bó ở Đơng Bắc gắn với than, ở Đơng Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu
Long gắn với nguồn khí ). Thủy điện phân bố ở khu vực đồi núi nơi có trữ năng thủy điện (vd:
Miền Tây Hoa Kì, Tây Trung Quốc, miền núi phía Bắc nước ta,…)
- Phân bố phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật, trình dộ phát
triển kinh tế:
+ Các nước phát triển có ngành điện lực phát triển do nhu cầu sử dụng lớn, khả năng
đáp ứng kĩ thuật cho nghiên cứu xây dựng cơ sở vật chất. Các nước có sản lượng điện lớn trên
9



1000 tỉ KWh/ năm: Nhật Bản, Hoa Kì. Các nước có sản lượng bình qn đầu người cao: Hoa Kì,
Canada, Austraylia, Nhật Bản, Tây Âu… Đồng thời cơ cấu ngành được mở rộng hơn với các
ngành điện nguyên tử, ngành điện địa nhiệt, phong điện…
+ Các nước đang phát triển có cơ cấu ngành kém phát triển, chủ yếu là ngành khai thác
nguyên liệu, cơ cấu ngành điện đơn điệu hơn. Ví dụ: Châu Phi, Đơng Nam Á, sản lượng điện
khơng đáng kể, bình qn sản lượng điện bình qn đầu người thấp dưới 1000 kWh/năm.
1. Công nghiệp khai thác than
- Vai trò:
+ Nguồn năng lượng cơ bản của thế giới, được biết đến sớm vào nửa trước của thế kỉ
XX.
+ Dùng làm nguồn nhiên liệu trong các máy hơi nước, đầu máy xe lửa; cho ngành
công nghiệp nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa); cho đời sống con người (ngun liệu cho
ngành cơng nghiệp hố chất, dược phẩm, chất dẻo…).
- Đặc điểm:
+ Xuất hiện từ rất sớm.
+ Trữ lượng khai thác than rất lớn. Cao gấp nhiều lần trữ lượng dầu mỏ và khí đốt.
+ Sản lượng than tồn thế giới: 5 tỉ/ năm. Có xu hướng tăng.
+ Khai thác và sử dụng than có thể gây hậu quả xấu đến mơi trường (đất, nước,
khơng khí…).
+ Phân bố: tập trung ở BCB, trong đó 4/5 thuộc về các nước Hoa Kì, Nga, Trung
Quốc, Ấn Độ…
2. Cơng nghiệp khai thác dầu mỏ
- Vai trò:
+ Là “Vàng đen” của thế giới, chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu sử dụng nhiên liệu
của thế giới.
(Giải thích:
-


Dầu mỏ có nhiều thuộc tính quý báu: khả năng sinh nhiệt lớn; thuận lợi trong sử dụng,
vận chuyển; dễ dàng cơ khí hóa việc nạp nhiên liệu vào động cơ; nhiên liệu cháy hoàn
toàn và không tạo thành tro.

-

Dầu mỏ không chỉ là nhiên liệu, mà cịn là ngun liệu q giá cho cơng nghiệp hóa chất,
dược phẩm…
10


-

Các máy móc và ngành sản xuất cần dầu mỏ phát triển mạnh: động cơ đốt trong, ngành
hóa dầu…: nhu cầu dầu mỏ rất lớn.).
+ Là nhiên liệu cho ngành nhiệt điện, động cơ đốt trong, nguyên liệu cho công

nghiệp hoá chất, hoá dầu, chất dẻo…
- Đặc điểm:
+ Trữ lượng: 80% trữ lượng dầu mỏ thế giới tập trung ở các nước đang phát triển
như khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ – la - tinh…nhưng chủ yếu khai thác và sản xuất dầu thô;
thu nhập từ dầu mỏ chiếm vị trí quan trọng trong thu nhập quốc dân.
+ Sản lượng khai thác dầu mỏ trên thế giới: 3,8 tỉ tấn/năm.
+ Khai thác và vận chuyển dầu gây ra tác động lớn đối với môi trường
+ Phân bố: Bắc Phi, Đơng Nam Á, Hoa Kì, Trung Đơng…
3. Cơng nghiệp điện lực
- Vai trò:
+ Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật và các
ngành sản xuất hiện đại.
+ Là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển, văn minh và mức độ sống của 1 quốc gia,

của người dân.
- Đặc điểm:
+ Tốc độ tăng tưởng ngày càng nhanh.
(Giải thích:
-

Tiến bộ của khoa học kĩ thuật

-

Kinh tế tăng trưởng nhanh, quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhiều điện

-

Nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng điện của dân cư.)
+ Có nhiều nguồn điện khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, điện tua bin

khí,…
+ Trữ lượng: 64% sản lượng điện trên thế giới là nhiệt điện, 18% là từ thuỷ điện.
+ Sản lượng điện trên thế giới: 15 nghìn tỉ kWh/năm.
+ Phần lớn sản lượng điện tập trung vào 19 quốc gia, trong đó Hoa Kì chiếm trên
25%, TQ và NB chiếm 6%, LB Nga chiếm 5,5%... các nước đang phát triển chỉ chiếm một phần
nhỏ bé.
11


(Giải thích:
-

Các nước đang phát triển cịn nhiều hạn chế về vốn, trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất và tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

-

Trong cơ cấu nền kinh tế, ngành nơng lâm ngư nghiệp cịn chiếm tỉ trọng lớn, cơng
nghiệp cịn có vị trí nhỏ. Nhiều nước đang tiến hành cơng nghiệp hóa nhưng sản xuất
cơng nghiệp vẫn còn ở mức thấp, nhu cầu về điện chưa cao.

-

Đời sống của phần đơng dân cư cịn nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ điện cịn thấp.)
+ Phân bố: Nhiệt điện: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì… Thuỷ điện: Na Uy, Canada,

Nhật Bản… Điện nguyên tử: Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Pháp….(nhiều nước còn dè dặt chưa phát
triển loại điện năng này do tính chất chưa đảm bảo an tồn và có nhiều rủi ro khi làm).
(Giải thích:
-

Các nước này có nhiều khả năng để phát triển ngành điện; do đây là ngành đòi hỏi vốn
lớn và áp dụng nhiều tiến bộ của khoa học kĩ thuật.

-

Nhu cầu điện cho sản xuất công nghiệp rất lớn.

-

Nhu cầu điện của dân cư cao do đời sống văn hóa-văn minh phát triển.)

II - CÔNG NGHIỆP LUYỆN KIM

- Gồm: + Luyện kim đen: sắt, gang, thép.
+ Luyện kim màu: luyện kim khơng sắt.
1. Luyện kim đen
- Vai trị: có vai trị quan trọng nhất công nghiệp nặng:
+ Tạo ra nguyên liệu cơ bản.
+ Sản phẩm được sử dụng hầu hết trong các ngành kinh tế khác.
+ Chiếm 90% sản lượng sản xuất kim loại trên thế giới.
- Đặc điểm:
+ Nguyên liệu sản xuất: quặng sắt, than cốc, trợ dung (đá vôi, titan…).
+ Kĩ thuật: Phức tạp, địi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
+ Quy trình sản xuất: sắt -> gang -> thép.

12


+ Quy trình phát triển: Phát triển mạnh từ nửa sau thế kỉ XIX. Với sản lượng lớn:
800 triệu tấn/năm.
+ Phân bố: Các nước sản xuất quặng sắt: Brazil, Trung Quốc… Các nước sản xuất
thép: Nhật Bản, Mỹ…
2. Luyện kim màu
- Vai trò: Sử dụng rộng rãi trong các ngành cơ khí, ơ tơ nên có vai trị rất quan trọng
- Đặc điểm kĩ thuật: cao, phức tạp.
- Phân bố:
+ Nước đang phát triển: khai thác quặng, làm giàu quặng.
+ Nước phát triển: Tinh luyện.
=> Luyện kim màu phát triển rộng khắp trên thế giới nhưng các nước đang phát triển có
vai trị tìm ra các loại quặng cung cấp nguyên liệu cho các nước phát triện tinh luyện ra các sản
phẩm.
* So sánh vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu.
- Giống nhau:

+ Là hai ngành có vai trị quan trọng, là cơ sở để phát triển công nghiệp chế tạo.
+ Quy trình cơng nghệ phức tạp: cần nhiều ngun liệu, qua nhiều cơng đoạn địi hỏi
trình độ khoa học kỹ thuật cao, vốn đầu tư lớn.
- Khác nhau:
+ Vai trị:
• Luyện kim đen là cơ sở phát triển công nghiệp chế tạo máy, tạo ra nguyên liệu cơ
bản cho ngành chế tạo máy và gia cơng kim loại.
• Luyện kim màu sơn sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy đặc biệt là
chế tạo ô tô, máy bay, kỹ thuật điện, điện tử, cơng nghiệp hóa chất và cả trong các ngành kinh tế
quốc dân khác như bưu chính viễn thơng, thương mại.
+ Ngun liệu:
• Luyện kim đen: quặng sắt là chủ yếu.
• Luyện kim màu: quặng kim loại màu.
+ Quy trình cơng nghệ:

13


• Luyện kim đen: Từ quặng sắt mà than có phải nấu thành gang trong lò cao, rồi từ
gang mới luyện ra thành thép, thép được cán thành thỏi, dát thành tấm.
• Luyện kim màu: Phức tạp và khó khăn hơn gồm hai giai đoạn: làm giàu quặng
(tuyển quặng) và chế biến quặng.
+ Sản phẩm:
• Luyện kim đen: gang, thép.
• Luyện kim màu: kim loại khơng có sắt.
+ Phân bố:
• Luyện kim đen: tập trung ở các nước phát triển và các nước có nhiều quặng sắt.
• Luyện kim màu: các nước có quặng kim loại màu trị thực hiện giai đoạn 1, giai
đoạn 2 tập trung ở các nước phát triển.
* Quy trình luyện kim màu phức tạp hơn quy trình luyện kim đen:

- Ngành luyện kim màu cần một khối lượng lớn quặng kim loại màu: Để sản xuất ra 1 tấn
kim loại tinh do hàm lượng kim loại trong quặng kim loại rất thấp, hiếm khi vượt q 5%, trung
bình từ 1 - 3%. Nói cách khác, muốn có 1 tấn kim loại màu cần ít nhất 20 tấn và trung bình 50 100 tấn quặng kim loại màu. Vì thế trước khi luyện kim màu nhất thiết phải qua giai đoạn làm
giàu sơ bộ (tuyển quặng). Các xí nghiệp tuyển quặng bao giờ cũng được xây dựng ngay tại mỏ
kim loại.
- Nguyên liệu của ngành kim loại màu là các quặng kim loại ở dạng đa kim. Do đó người
ta thường xây dựng các xí nghiệp luyện kim màu thành các xí nghiệp liên hợp với nhiều phân
xưởng sản xuất các kim loại màu khác để lấy được tối đa các nguyên tố có trong quặng.
III - NGÀNH CƠNG NGHIỆP CƠ KHÍ
- Vai trị:
+ Là quả tim của công nghiệp nặng.
+ Đảm bảo sản xuất các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế
và hàng tiêu dùng cho xã hội.
+ Trang bị công cụ để con người cải tạo và sử dụng hiệu quả tự nhiên, nâng cao
mức sống của con người.
+ Thu hút một lực lượng đông đảo người lao động.
14


+ Giữ vai trò chủ đạo trong việc đổi mới công nghiệp cho các ngành kinh tế, đảm
bảo thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
các nước đang phát triển.
+ Góp phần từng bước biến nền sản xuất với kĩ thuật lạc hậu thành nền sản xuất với
kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, có năng suất lao động cao, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế.
- Đặc điểm kinh tế kĩ thuật:
+ Nguyên liệu cơ bản của ngành luyện kim.
+ Kĩ thuật phức tạp, yêu cầu trình độ kĩ thuật cao.
- Phân loại:
+ Cơ khí thiết bị tồn bộ.

+ Cơ khí máy cơng cụ.
+ Cơ khí tiêu dùng.
+ Cơ khí chính xác.
- Các nước phát triển đã đạt tới đỉnh cao về trình độ và cơng nghệ. Còn các nước đang phát
triển mới chỉ tập trung vào lắp ráp và sản xuất theo mẫu có sẵn.
- Phân bố khắp nơi trên thế giới. Có xu hướng vừa tập trung, vừa phát triển.
(Giải thích:
- Sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo rất đa dạng (máy móc, phụ tùng, chi tiết…), nhưng
các máy cơ khí đều có đặc điểm chung về q trình cơng nghệ : Từ kim loại (và các vật liệu
khác) chế tạo ra các chi tiết riêng biệt và hợp nhất chúng lại thành các cụm, các tổ máy và các
máy thành phẩm. Vì vậy, các xí nghiệp của ngành chế tạo cơ khí có sự liên kết chặt chẽ với nhau
và với các xí nghiệp của các ngành công nghiệp khác theo xu hướng tập trung thành từng cụm
vào trung tâm cơng nghiệp.
- Ngồi nhiệm vụ chế tạo máy móc, thiết bị, ngành cơng nghiệp cơ khi cịn sửa chữa các
máy móc, thiết bị cho các ngành cơng nghiệp. Vì thế, cơng nghiệp cơ khí cịn có xu hướng phân
bố phân tán khắp các vùng để đáp ứng nhu cầu sửa chữa.)
IV - CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC
- Vai trò:
+ Là nền công nghiệp trẻ, là ngành mũi nhọn của nhiều nước.
15


+ Là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của mọi quốc gia trên TG.
- Đặc điểm kĩ thuật:
+ Sản phẩm đa dạng, đòi hỏi hàm lượng kĩ thuật cao.
+ Khơng sử dụng nhiều năng lượng.
+ Ít gây ô nhiễm môi trường.
+ Yêu cầu kĩ thuật, tay nghề cao, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng cao.
- Phân loại:
+ Thiết bị điện tử.

+ Máy tính.
+ Điện tử tiêu dùng.
- Phân bố: chủ yếu ở các nước phát triển: Hoa Kì, Nhật Bản, EU…
(Tại sao công nghiệp điện tử - tin học thường tập trung ở các thành phố lớn?
⁃ Do đặc điểm sản xuất:
+ Khơng gây ơ nhiễm mơi trường, khơng cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại,
điện, nước
+ Nhưng lại u cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chun môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng
và vật chất kĩ thuật phát triển và vốn đầu tư nhiều.
⁃ Do đặc điểm sản phẩm (máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông) được
tiêu thụ nhiều ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ và nhu cầu
tiêu dùng chất lượng cao... )

V - NGÀNH CƠNG NGHIỆP HĨA CHẤT
- Vai trò:
+ Trong điều kiện của tiến bộ KHKT và CN hiện đại, cơng nghiệp hố học được ứng
dụng rộng rãi vào nhiều mặt của sản xuất và đời sống. Các sản phẩm và chế phẩm được sử dụng
rất rộng rãi. Cơng nghiệp hố chất chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GTSX công nghiệp của nhiều
nước.
+ Là ngành sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, nguyên liệu cho nhiều
ngành công nghiệp đồng thời tạo ra các nguyên liệu chưa từng có trong tự nhiên, góp phần bổ
sung nguyên liệu cho sản xuất.

16


+ Tận dụng và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nguyên liệu trong tự nhiên,
các phế liệu của ngành khác để tạo ra nhiều sản phẩm góp phần bảo vệ mơi trường.
(Giải thích:
Cơng nghiệp hố chất sử dụng nhiều loại nguyên liệu, kể cả phế liệu của các ngành sản xuất khác

để sản xuất ra nhiều loại hố phẩm (ví dụ: từ muối ăn có thể sản xuất xút và clo, từ vôi và than đá
sản xuất ra cacbua canxi; từ apatit, phôtphoric sản xuất ra phân lân; từ xỉ lị cao sản xuất benzen,
phênon... Nhờ đó mà việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên được hợp lí và tiết kiệm hơn.)
+ Đặc biệt đối với nông nghiệp nhất là các nước nông nghiệp, công nghiệp hố chất là
địn bẩy để thực hiện q trình hố học trong việc cung cấp các vật tư nông nghiệp, góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng trưởng sản xuất cho cây trồng vật nuôi.
- Đặc điểm:
+ Kĩ thuật công nghệ phức tạp, đa dạng.
+ Phân làm 3 nhóm: ► Hóa chất cơ bản.
► Hóa tổng hợp hữu cơ.
► Hóa dầu.
- Tình hình phát triển, phân bố:
+ Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển mạnh từ trước đến nay.
+ Những nước phát triển: Phát triển hóa tổng hợp hữu cơ, hóa dầu.
+ Những nước đang phát triển: Phát triển hóa chất cơ bản.

VI - CƠNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
- Vai trò :
+ Sản phẩm đa dạng để phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày và để
xuất khẩu.
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
+ Thúc đẩy các ngành nông nghiệp, hướng nghiệp,... phát triển mạnh.
+ Là bước đi ban đầu của q trình cơng nghiệp hóa ở nhiều nước.
- Đặc điểm:

17


(Việc hình thành, phát triển ngành cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu dựa vào nguồn
lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu mà ở rất nhiều nước trên thế giới có

được.)
+ Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.
+ Sử dụng nhiên liệu và chi phí vận tải ít hơn, nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn hơn các
nhân tố lao động, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu.
+ Các ngành cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng địi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian xây
dựng tương đối ngắn, quy trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu được
lợi nhuận tương đối dễ dàng, có nhiều khả năng xuất khẩu.
- Tình hình phát triển, phân bố:
+ Phát triển từ rất sớm, phân bố ở khắp mọi nơi, đặc biệt phát triển mạnh ở nhóm nước
đang phát triển.
* Cơng nghiệp dệt – may là một trong những ngành chỉ đạo và quan trọng của công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng.
- Đặc điểm:
+ Phát triển cơng nghiệp dệt - may có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và
các nghành công nghiệp nặng, đặc biệt là cơng nghiệp hóa chất, đồng thời cịn có tác dụng giải
quyết cơng ăn việc làm cho người lao động, nhất là phụ nữ.
+ Ngành dệt - may hiện nay được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang
phát triển, dựa trên nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo phong phú (như bông, lanh, lông
cừu, tơ tằm, tơ sợi tổng hợp, len nhân tạo,…), nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng
lớn.
(Giải thích: Cơng nghiệp dệt – may có nhiều lợi thế:
-

Địi hỏi vốn đầu tư ít.

-

Thời gian xây dựng tượng dối ngắn.

-


Quy trình sản xuất tương đối đơn giản.

-

Thời gian hoàn vốn nhanh.

-

Thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng.

-

Có nhiều khả năng xuất khẩu.

-

Sử dụng nhiều lao động, nhất là lao động nữ với nhứng đức tính cần cù, khéo tay.

-

Ít gây ơ nhiễm mơi trường, sử dụng điện và nước ở mức độ vừa phải.
18


Do vậy, ngành công nghiệp dệt – may phát triển mạnh ở tất cả các nước trên thế giới và thường
được phân bố xung quanh các thành phố xung quanh các thành phố lớn, nơi có lực lượng lao
động dồi dào, có kĩ thuật, lại có thị trường tiêu thụ rộng lớn.)

VII - NGÀNH CƠNG NGHIỆP CHẾ BIẾN

- Vai trị:
+ Phục vụ nhu cầu ăn uống của con người.
+ Sự phát triển ngành này tác động mạnh mẽ đến sự phát triển ngành nông nghiệp.
+ Thông qua việc chế biến, cơng nghiệp thực phẩm cịn làm tăng thêm giá trị của sản
phẩm nơng nghiệp, tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, góp phần cải thiện đời sống.
- Đặc điểm:
+ Sản phẩm đa dạng, phân thành 3 nhóm: CNCB sản phẩm chăn nuôi (sữa, thịt hộp, các
sản phẩm từ thịt…); CNCB sản phẩm trồng trọt (sản phẩm xay xát, đường, bánh kẹo, đồ hộp,
rau, quả, rượu, bia, nước giải khát, chè cà phê, thuốc lá, dầu thực vật…); CNCB sản phẩm thủy
sản muối, nước mắm, muối, nước mắm,...).
+ Sử dụng nhiều lao động, vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, cho lợi nhuận cao,
khả năng hoàn vốn nhanh.
+ Sản phẩm của công nghiệp thực phẩm rất phong phú và đa dạng (thịt, cá hộp và đông
lạnh, rau quả sấy và đóng hộp, chế biến sữa, rượu, bia,...)
+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc vào các nhân tố: Nguyên liệu, lao động, thị trường.
- Phân bố: rộng rãi ở khắp mọi nơi. Xu hướng phân bố: vừa bám sát vào vùng nguyên liệu,
vừa phân bố ngay ở vùng tiêu thụ. Do:
+ Cơng ngiệp thực phẩm có nguồn nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm từ nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi) và từ ngành thủy sản (khai thác và nuôi trồng), nên phân bố gần các vùng
sản xuất nơng nghiệp và thủy sản (đặc biệt là các xí nghiệp sơ chế, vì ngun liệu khó bảo quản,
vận chuyển xa tốn kém).
+ Sản phẩm của công nghiệp thực phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dung trực tiếp
của dân cư; ngoài ra, một số sản phẩm vận chuyển đi xa thì khơng đảm bảo chất lượng, chóng
hỏng, nên thường phân bố gần trung tâm tiêu thụ, các điểm dân cư (nhất là các xí nghiệp chế
biến thàng phẩm: bia, rượu, đồ hộp, bánh kẹo,…).

19


* So sánh những điểm giống và khác nhau giữa ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

và ngành công nghiệp thực phẩm?
- Giống nhau:
+ Vai trò: Đáp ứng nhu cầu hàng ngày, thiết yếu cho con người. Tạo điều kiện thúc đẩy các
ngành khác phát triển.
+ Đặc điểm: Là những ngành công nghiệp nên cả 2 ngành đều cần nhiều lao động nhưng
không cần yêu cầu cao về chất lượng, phụ thuộc vào thị trường và nguyên liệu, tạo được nhiều
công ăn việc làm, nhất là lao động nữ, sản phẩm rất phong phú và đa dạng, có nhiều khả năng
xuất khẩu, quy trình quy trình sản xuất đơn giản thu lợi nhuận khá dễ dàng. Có thị trường tiêu
thụ rộng lớn.
+ Phân bố rộng rãi ở nhiều nước.
- Khác nhau :
+ Vai trị: Cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu về các mặt hàng sử dụng
hàng ngày. Công nghiệp thực phẩm đáp ứng nhu cầu về ăn uống. Hàng tiêu dùng thúc đẩy các
ngành cơng nghiệp nặng phát triển, nhất là cơng nghiệp hóa chất, cịn cơng nghiệp thực phẩm
chủ yếu thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển.
+ Đặc điểm: Công nghiệp hàng tiêu dùng chủ yếu phụ thuộc vào lao động và thị trường,
công nghiệp thực phẩm phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu và thị trường.

MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
I – ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRỊ CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP
1. Khái niệm
- Là sự sắp xếp, phối hợp giữa các cơ sở sản xuất cơng nghiệp và q trình phát triển, nhằm
sử dụng hợp lí và hiệu quả các nguồn lực có sẵn về kinh tế, xã hội và mơi trường.
2. Vai trị
- Sử dụng hợp lí và hiệu quả các nguồn lực có sẵn về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Là công cụ hữa hiệu để các nước đang phát triển tiến hành cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước.

20



II - MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CƠNG NGHIỆP
1. Điểm cơng nghiệp
- Là hình thức tổ chức công nghiệp ở mức độ đơn giản nhất.
- Đặc điểm:
+ Quy mơ nhỏ, có 1 đến 2 xí nghiệp với cơ cấu ngành đơn giản (khai khống, chế biến
lương thực, thực phẩm).
+ Phân bố gần nguồn nguyên – nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản.
+ Thường đồng nhất với 1 điểm dân cư.
+ Tính cơ động cao, dễ thay đổi xu hướng sản xuất, dễ dàng thích ứng với nhu cầu thị
trường.
+ Khơng có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
2. Khu cơng nghiệp
- Là hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp mới xuất hiện từ thập kỉ 90 trở lại đây, do chính phủ
quyết định với các tên gọi khác nhau (KCN, khu chế xuất, đặc khu KT, khu thương mại tự do )
- Đặc điểm:
+ Khu vực có ranh giới rõ ràng (vài trăm ha), có vị trí thuận lợi (gần cảng biển, gần quốc
lộ lớn, gần sân ba), bên trong khơng có dân cư sinh sống.
+ Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao về kinh tế,
kĩ thuật.
+ Có ban quản lí khu Cơng Nghiệp, CSVCKT, CSHT tốt, các xí nghiệp được hưởng quy
chế ưu đãi (miễn giảm thuế, …).
+ Quy mô khá lớn, các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
+ Sản phẩm chủ yếu để sản xuất và tiêu thụ nội địa.
VD : + Khu CN Yên Bình, Sơng Cơng, Điềm Thuỵ (Thái Ngun)
+ Ở Việt Nam có khoảng 150 khu CN
- Vai trị, ý nghĩa :
+ Thu hút, đầu tư về vốn, KHKT ở trong và ngoài nước, đặc biệt là nước ngoài.
+ Tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động.
+ Sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

3. Trung tâm công nghiệp
- Là hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp có trình độ cao.
21


- Đặc điểm:
+ Quy mô lớn, bao gồm khu công nghiệp, điểm cơng nghiệp và nhiều xí nghiệp cơng
nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
+ Cơ cấu ngày càng đa dạng với vài ngành cơng nghiệp, trong đó sẽ có 1 ngành nổi trội
tạo hướng chun mơn hóa cho trung tâm.
+ Các ngành trong trung tâm có mối liên hệ nhất định về kinh tế, kĩ thuật và cùng sử dụng
chung một Cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn lao động, thị trường.
+ Có các xí nghiệp nịng cốt (hay hạt nhân). Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
+ Gắn với một đơ thị vừa, lớn, có vị trí địa lí thuận lợi. VD: Hà Nội, Hải Phòng, Thái
Nguyên,…
- Phân loại:
+ Dựa vào ý nghĩa: .) Ý nghĩa quốc gia: Hà Nội, TP HCM,…
.) Ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,…
.) Ý nghĩa địa phương.
+ Dựa vào giá trị sản xuất: .) Quy mô rất lớn.
.) Quy mô lớn.
.) Quy mơ trung bình (vừa).
.) Quy mơ nhỏ.
4. Vùng cơng nghiệp
- Là một vùng lãnh thổ có diện tích rộng lớn.
- Đặc điểm:
+ Vùng lãnh thổ rộng lớn, quy mô lớn.
+ Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm cơng nghiệp có mối liên hệ về sản
xuất và có những nét tương đồng trong q trình hình thành cơng nghiệp.
+ Có một vài ngành cơng nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chun mơn hóa.

+ Có các ngành phục vụ và bổ trợ.

22


CÂU HỎI VẬN DỤNG
Vai trị và đặc điểm của cơng nghiệp các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công
nghiệp
Câu 1: Tại sao tỉ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu
chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế?
Trả lời
Vì trình độ phát triển cơng nghiệp của một nước biểu thị trình độ phát triển và vững mạnh
của nền kinh tế nước đó. ví dụ ở những nước nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của các ngành công
nghiệp và dịch vụ thường chiếm trên 95% GDP như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, CHLB
23


Đức... trong khi đó phần lớn là các nước đang phát triển tỉ trọng của ngành nông lâm ngư nghiệp
chiếm từ 40% đến 50% như Ê-ti ô – pô 52%, Ghi-nê Bít- xao 64%....
Câu 2: Tại sao cơng nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân?
Trả lời
- Tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội.
+ Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các
ngành kinh tế.
+ Tạo ra sản phẩm tiêu dùng có giá trị.
- Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác : nông nghiệp, Giao thông vận tải,
thương mại, dịch vụ.
- Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
- Góp phần củng cố an ninh và quốc phòng.
- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau,

làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng
lãnh thổ.
- Tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới và
tăng thu nhập.
Câu 3: Hãy chứng minh vai trị chủ đạo của cơng nghiệp trong nền kinh tế quốc dân?
Trả lời
- Tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội. Tất cả các thiết bị máy móc trong các ngành
kinh tế (nơng nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ, xây dựng, cho bản than ngành công
nghiệp,..), các công cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình,…đều do gành cơng nghiệp cung cấp.
- Cơng nghiệp góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng nền kinh
tế trên thế giới và nhất là ở Việt Nam thường cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung. Thời
kì 2002-2003, tốc độ tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới (GDP) là 3,3%/năm, riêng cơng nghiệp
đạt 3,6%/năm, cịn ở Việt Nam tương ứng là 7,0%/năm và 12,4%/năm.
Câu 4: Tại sao các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải tiến hành cơng nghiệp
hóa?
24


Trả lời
- Q trình cơng nghiệp hóa là q trình chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp sang một nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp.
- Các nước đang phát triển phải tiến hành cơng nghiệp hóa để:
+ Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nên kinh tế;
+ Đảm bảo ổn định kinh tế – xã hội.
Câu 5: Tại sao một số ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn ở 1 số quốc gia?
Trả lời
Ở một số quốc gia, một số ngành được coi là ngành cơng nghiệp mũi nhọn. Đó là các ngành
được xác định dựa vào một số chỉ tiêu sau:
- Ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và sản phẩm của nó chi phối nhiều
ngành kinh tế khác;

- Ngành có vai trị quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của đất nước;
- Ngành có tốc đọ tăng trưởng vượt trội so với các ngành công nghiệp khác;
- Ngành góp phần khia thác các thế mạnh đặc biệt của đất nước, hướng về xuất khẩu và phù
hợp với xu thế tiến bộ khoa học công nghệ mọi thời đại.
Câu 6: Tại sao nói cơng nghiệp thúc đẩy nơng nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa?
Trả lời
- Cơng nghiệp có tác động trực tiếp thúc đẩy các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao
thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, dịch vụ.
- Đối với các nước đang phát triển, công nghiệp có vai trị đặc biệt quan trọng để thực hiện
cơng nghiệp hóa nơng nghiệp và nơng thơn. Cơng nghiệp vừa tạo ra thị trường, vừa tạo ra những
điều kiện cần thiết cho nông nghiệp phát triển.
- Công nghiệp trục tiếp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị của chúng và mở
ra nhiều khả năng tiêu thụ các sản phẩm này ở trong nước và xuất khẩu.
- Công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết cho nơng nghiệp, góp phần nâng cao
trình độ cơng nghệ trong sản xuất, nhờ đó làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành, nâng cao
chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.
25


×