Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU MỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.23 KB, 10 trang )

1.Khái niệm về dầu mỏ và ngành công nghiệp dầu mỏ
Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đâm đặc, phần lớn là những
hơp chất của hydrocacbon, thuộc gôc akane,rất đa dạng.
Dầu mỏ là nguyên liệu thô dùng dể sản xuất các sản phẩm hóa học như dược
phẩm, dung môi phân bón,thuốc trừ sâu va nhựa tổng hợp.
Ngành công nghiệp dầu mỏ là ngành công nghiệp bao gồm các hoạt động khai
thác chiết tách,loc ,vận chuyển, tiếp thị các sản phẩm dầu mỏ.
Phần lớn các sản phẩm của ngành công nghiệp này là dầu nhiên liệu và xăng.
Ngoài ra còn có một số sản phẩm làm từ dầu mỏ mà chúng ta có thể chưa biết đến như:
Thuốc Aspirin, sáp màu, kẹo cao su, quần áo chống nhăn,các tấm pin mặt trời và mỹ
phẩm vv
2.Nguồn gốc hình thành dầu mỏ
Dầu mỏ xuất hiện trong tự nhiên ở dạng lỏng được tìm thấy trong các thành hệ đá.
Nó bao gồm hỗn hợp của các hydrocacbon có nhiều khối lượng khác nhau và các hợp
chất hữu cơ khác. Người ta chấp nhận một cách tổng quát rằng dầu giống như các nhiên
liệu hóa thạch khác được tạo ra từ xác của các động thực vật bị hóa thạch chịu tác động
bởi nhiệt độ vá áp suất trong vỏ Trái Đất qua hàng trăm triệu năm. Theo thời gian, các vật
chất bị phân hủy bị phủ bởi các lớp bùn và bột, bị nhấn chìm vào trong vỏ Trái Đất và
được bảo tồn ở đây giữa các lớp nóng và bị nén dần dần biến đổi thành các vỉa dầu khí.
Dầu mỏ ở dạng tự nhiên đã được con người sử dụng cách đây hơn 5.000 năm.
3.Lịch sử hình thành ngành công nghiệp dầu mỏ
a. Lịch sử hình thành công nghiệp dầu mỏ thế giới
Ngành công nghiệp dầu khí trước đây được thành lập từ thế kỷ thứ 8, khi
các đường phố ở Baghdad được trải bằng hắc ín, một sản phẩm được tách ra từ dầu
mỏ bằng chưng cất phá hủy. Trong thế kỷ 9, các mỏ dầu được khai thác ở các khu vực
xung quanh Baku, Azerbaijan ngày nay để sản xuất napta. Các mỏ này được al-
Masudi miêu tả trong thế kỷ 10 và Marco Polo vào thế kỷ 13, họ đã miêu tả các sản phẩm
lấy lên từ các giếng dầu này trên hàng trăm tàu hàng. Dầu mỏ được al-Razi chưng cất vào
thế kỷ 9 và tạo ra các sản phẩm như kerosene trong alembic, loại này được ông sử dụng
cho phát minh của mình là đèn kerosene trong công nghiệp đèn dầu.
Sự quan trọng của nó trong nền kinh tế thế giới liên quan đến gỗ và than, tất cả


dùng để sưởi và nấu ăn, và dầu cá được sử dụng để thắp sáng trong thế kỷ 19. Công
nghiệp dầu khí nổi lên ở Canada và Hoa Kỳ cung cấp nhiên liệu cho cuộc cách mạng
công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu năng lượng mà
chủ yếu đó là than cùng với các nguồn khác như dầu cá. Tuy nhiên, người ta phát hiện ra
rằng kerosene có thể được chiết tách từ dầu thô có thể dùng để thấp sáng và sưởi ấm. Dầu
mỏ có nhu cầu rất lớn, và vào thế kỷ 20 đã là một mặt hàng có giá trị nhất trên thị trường
thế giới
b. Lịch sử hình thành ngành công nghiệp dầu mỏ Việt Nam
Ngày 23/7/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm vùng dầu mỏ phía bắc thành
phố Bacu, nước Cộng hòa Azecbaizan thuộc Liên Xô cũ. Khi trao đổi với các nhà lãnh
đạo Azecbaizan, Người nói: “Sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi, Liên Xô nói
chung, Azecbaizan nói riêng phải giúp đỡ Việt Nam khai thác và chế biến dầu khí, xây
dựng được những khu công nghiệp dầu khí mạnh như Bacu”
Ngày 27/11/1961, Đoàn Địa chất 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất được thành
lập để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Việt Nam. Hoạt động của đoàn
Địa chất 36 ngày càng lớn cho nên ngày 9/10/1969 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết
định số 203/CP thành lập Liên đoàn Địa chất 36, có nhiệm vụ xây dựng, quy hoạch, kế
hoạch nghiên cứu tìm kiếm và thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở trong nước.Việc tìm
kiếm,thăm dò luôn được sự hỗ trợ của các chuyên gia Liên Xô
Ngày 4/8/1975, mũi khoan đã xuống đến độ sâu 2.400m và chính thức phát hiện
mỏ khí có trữ lượng 1,3 tỉ m
3
tại giếng khoan 61, Tiền Hải, Thái Bình
Ngày 3/9/1975 đã đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Dầu khí - Tổng
cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và một
bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất.
Ngày 25/7/1976, ngành Dầu khí đã phát hiện dòng khí thiên nhiên đầu tiên tại
giếng khoan số 63 ở xã Đông Cơ - huyện Tiền Hải - Thái Bình.
Những năm 80 của thế kỷ XX Việc tìm kiếm thăm do được tiến hành tại khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long Công nhân khoan, những người trực tiếp phát hiện vỉa dầu

quan trọng ở tầng móng kết tinh nứt nẻ tại Mỏ Bạch Hổ Giàn cố định số 1 (MSP-1) khai
thác dòng dầu đầu tiên, mỏ Bạch Hổ.
Ngày 6/11/1984 hạ thuỷ chân đế giàn khoan dầu khí đầu tiên của Việt Nam (MSP-
1) tại mỏ Bạch Hổ và ngày 26/6/1986 đã đi vào lịch sử khai thác dầu khí Việt Nam khi Xí
nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ từ giàn
MSP-1 và đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới,
khẳng định một tương lai phát triển đầy hứa hẹn của cho ngành công nghiệp dầu khí đất
nước.
Ngày 28/11/2005 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên của
Việt Nam được khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư là 2,5 tỉ USD.Từ đây, ngành Dầu
khí Việt Nam bắt đầu một giai đoạn phát triển mới, với một vóc dáng mới tự hào.
4.Đặc trưng chung của ngành công nghiệp Dầu mỏ
Qua quá trình hoạt động và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí, đứng trên
góc độ của nhà đầu tư, có thể rút ra các đặc trưng chính của ngành công nghiệp dầu khí
như sau:
-Chịu nhiều rủi ro: Hoạt động dầu khí liên quan tới tìm kiếm tài nguyên thiên
nhiên dưới lòng đất nên không thể khẳng định một cách chắc chắn kết quả của quá trình
đầu tư. Đôi khi có thể đầu tư lớn nhưng không thu được hoặc thu không đủ vốn đầu tư.
Những rủi ro đó không chỉ tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên (địa chất) mà cả điều kiện
về kinh tế, chính trị .
-Ứng dụng công nghệ cao và cần lượng vốn đầu tư lớn: Do điều kiện khai thác
dầu khí tại những vùng nước sâu, xa bờ, đi ều kiện địa chất thủy văn phức tạp nên đòi hỏi
lĩnh vực này phải ứng dụng hầu như tất cả những công nghệ tiên tiến nhất đã được phát
minh trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để ứng dụng được những công nghệ
cao thì cần phải có một lượng vốn đầu tư khá lớn. Do vậy, mọi nhà đầu tư vào lĩnh vực
dầu khí đều phải tính đến khả năng sử dụng lượng vốn lớn và ứng dụng công nghệ tiên
ti ến nhất hiện có.
-Mang tính quốc tế: Do chịu nhiều rủi ro và sử dụng vốn đầu tư lớn cho nên hợp
tác quốc tế trở thành một đặc thù mang tính phổ biến của ngành Dầu khí. Rất khó có thể
tìm thấy một công ty hay quốc gia nào có hoạt động dầu khí lại không có hợp tác quốc tế.

Hợp tác quốc tế nhằm mục đích san sẻ rủi ro và tạo ra một lượng vốn đầu tư đủ lớn cho
hoạt động của mình. Lĩnh vực đầu tư có khả năng đem lại siêu lợi nhuận: Khi các phát
hiện dầu, khí có tính thương mại và đưa vào phát triển, khai thác thì sẽ thu được một
khoản lợi nhuận lớn. Thông thường, nếu có phát hiện thương mại, chi phí cho một thùng
dầu chỉ bằng khoảng 1/3 giá bán. Chẳng hạn, khu vực Trung Đông là khu vực có
tiềm năng dầu khí lớn, chi phí sản xuất chỉ khoảng 1USD/thùng; trong khi đó giá
bán có lúc đạt trên 30 USD/thùng. Có thể nói, nhờ đặc trưng rất hấp dẫn này mà các nhà
đầu tư đã chấp nhận rủi ro để bỏ vốn đầu tư vào hoạt động dầu khí.
-Công nghiệp dầu khí có tính lan tỏa cao: Sự phát triển của ngành công nghiệp
dầu khí có tính lan tỏa cao và ảnh hưởng đến thị trường cũng như sự phát triển của các
ngành khác. Sự gắn liền và nhạy cảm với thị trường được xem xét trên hai góc độ: Thị
trường cho các sản phẩm thượng nguồn (dầu thô) là thị trường thế giới, việc mua bán,
giá cả theo thị trường thế giới; Nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm
(đầu ra) của lĩnh vực hạ nguồn dầu khí rất nhạy cảm về thị trường. Do vậy, khi quyết
định đầu tư cho một dự án dầu khí nói chung cần phải tính đến tính nhạy cảm của thị
trường và hiệu quả kinh tế của dự án.
5.Trữ lượng và phân bố dầu mỏ
a. Trữ lượng dầu mỏ thế giới
Nhờ những tiến bộ khoa học công nghệ mà con người ngày càng phát hiện ra
nhiều mỏ dầu-khí mới,làm cho trữ lượng ngày càng tăng lên đáng kể. Theo đánh giá của
các chuyên gia,trữ lượng ước tính của dầu mỏ từ 400 đến 500 tỉ tấn,còn trữ lượng chắc
chắn khoảng 140 tỉ tấn và khoảng 190 nghìn tỉ m3 khí đốt.
Trữ lượng dầu thô và khí thiên nhiên của thế giới.
Khu vực
Dầu thô Khí đốt
Tỉ tấn %
Nghìn tỉ
m3
%
Toàn thế giới

Bắc Mĩ
Trung-Nam Mĩ
Tây Âu
Đông Âu và Liên Xô cũ
Châu Phi
Trung Đông
Viễn Đông- ASEAN
Nam Thái Bình Dương
142,4
6,2
10,3
2,3
11,3
13,2
92,5
6,0
0,6
100
4,4
7,2
1,6
7,9
9,3
65
4,2
0,4
197,7
8,5
7,9
5,6

66
14,2
81,2
11
3,3
100
4,3
4
2,8
33,4
7,2
41,1
5,6
1,6
*Trung Đông là khu vực có tiềm năng cực lớn về dầu mỏ và chiếm tới 65% trữ
lượng của thế giới. Tiếp theo với trữ lượng nhỏ hơn nhiều là Châu Phi 9.3%, Liên Xô cũ
và Đông Âu 7.9%, Trung và Nam Mỹ 7.2%. Nếu phân theo nhóm nước thì hơn 80% trữ
lượng dầu mỏ toàn cầu tập trung ở các nước đang phát triển. Trữ lượng khí đốt nhiều nhất
cũng thuộc về Trung Đông, Liên Xô cũ và Đông Âu, Châu Phi và Viễn Đông-ASEAN.
* 10 nước dự trữ dầu thô nhiều nhất thế giới:
T
T
Tên Nước Trữ lượng (tỷ thùng) Tỷ lệ (%)
1
1
Ả Rập Xê Út 262,6 17,85
2
2
Venezuela 211,2 14,35
3

3
Canada 175,2 11,91
4
4
Iran 137 9,31
5
5
Iraq 115 7,82
6
6
Kuwait 104 7,07
7
7
Các tiểu vương quốc
Ả Rập thống nhất
(UAE)
97,8 6,65
8
8
Nga 60 4,08
9
9
Lybia 44,3 3,15
10 Nigeria 37,2 2,53
b.Trữ lượng dầu mỏ Việt Nam
Khai thác dầu mỏ là ngành công nghiệp rất non ở Việt Nam. Năm 1986, những
tấn dầu thô đầu tiên đã được khai thác ở thềm lục địa phía Nam và từ đó đến nay.Nước ta
đứng thứ 31 trong danh sách 85 nước khai thác dầu khí. Tổng trữ lương dự báo về dầu
khí là khoảng 5-6 tỉ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng đã thăm dò là 1,5 đến 2 tỉ tấn.
Tổng sản lượng khai thác dầu cả năm 2012 ước đạt 16,7 triệu tấn, sản lượng khí với sản

lượng 9 tỉ m3.
Biểu đồ sản lượng khai thác dầu mỏ-khí đốt ở Việt Nam từ 2000-2011
(nghìn tấn)
6.Tác động của dầu mỏ đến kinh tế xã hội
a. Tác động đến thế giới
* Đối với nền kinh tế
Nửa cuối thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự bứt phá và chiếm lĩnh vị trí thống soái
của dầu mỏ và khí thiên nhiên với nền công nghiệp và dịch vụ xã hội, bỏ xa nhiên liệu
hóa thạch truyền thống là than đá. Và cho đến nay dầu mỏ là một trong những nguồn
năng lượng quan trọng nhất trong một nền kinh tế.
Dầu mỏ được coi là “vàng đen”, chính vì sự ứng dụng rộng rãi trong gần như mọi
hoạt động sống của con người. Nó là nguồn nhiên liệu cho hầu hết các phương tiện giao
thông vận tải, và các ngành sản xuất khác (ngành công nghiệp hóa dầu để sản xuất các
chất dẻo (plastic)…)
Đối với nhiều quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, thì ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ
là xương sống cho cả một nền kinh tế. Nó đóng vai trò là nguồn thu nhập chính cho cả
một nền kinh tế quốc gia. Chính vì tầm quan trọng của dầu mỏ mà OPEC-hiệp hội các
nước xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới được thành lập, trong đó hiện nay Nga là nước xuất
khẩu dầu mỏ lớn nhất.
Đối với những nước nhập khẩu dầu mỏ, mọi ảnh hưởng dù là nhỏ nhất tới lượng
cung, làm thay đổi giá dầu đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ngành sản xuất của
những nước này. Dầu mỏ, tại các nước nhập khẩu, có thể coi là thứ thuốc bôi trơn cho
nền kinh tế phát triển. Hiện nay thì Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, Nhật
Bản là những nước nhập khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới.
Một quốc gia muốn duy trì được một nền kinh tế ổn định, và phát triển đều cần
phải có một chiến lược năng lượng dầu mỏ một cách hợp lý, một chính sách an ninh năng
lượng toàn diện đảm bảo đủ nguồn dầu mỏ cần thiết cung cấp cho cả nền kinh tế.
* Đối với nền chính trị
Chưa bao giờ trong lịch sử, dầu mỏ được coi là một công cụ đắc lực trong chính trị
quốc tế như hiện nay. Chính vì tầm quan trọng và tính chất ngày càng khan hiếm của dầu

mỏ đã khiến cho nó luôn ở trung tâm của rất nhiều các cuộc tranh cãi, được nhiều nước
sử dụng để mặc cả cho những vấn đề chính trị khác. Sức nặng của nó trên bàn đàm phán
và sức thu hút mạnh mẽ của nó đối với các nước lớn là thứ luôn được cân nhắc tới.
Nhiều bài học nhãn tiền cho thấy, Dầu mỏ chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều
cuộc xung đột, chiến tranh trên thế giới. Có thể kể đến ở đây một số cuộc chiến vị dầu
mỏ như:
+ Cuộc chiến Iran- Iraq năm 1980.
+ Cuộc chiến Iraq – Kuwait 1991 hay còn gọi là cuộc chiến Vùng Vịnh: Iraq thôn
tính Coet với mục đích độc hưởng “ dầu mỏ trong vùng mỏ dầu” này.
Chiến tranh Iraq 2003.
+ Cuộc tranh giành quyền sở hữu biển Caspi giữa các nước xung quanh nó như
Nga, Cadacxtan, Iran, Adecbaigian, Tuôcmênixtan
+ Sự tranh giành trong đường ống dẫn dầu giữa Nga, Trung Quốc…
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tình trạng khan hiếm dầu lửa kèm theo nhu cầu
ngày càng tăng của loại hàng hữu hạn này đã lôi kéo mọi quốc gia, đặc biệt là các nước
lớn vào cuộc chiến vị dầu này. Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của mình, các quốc
gia trên thế giới đang vận động mạnh mẽ, tìm mọi cách để đảm bảo, và tăng cường nguồn
cung dầu ổn định cho mình.
b. Tác động đến Việt Nam
Trong các nước sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC, Việt Nam cũng được coi là một
nước có tiềm năng lâu dài về sản xuất dầu mỏ mặc dù hoạt động tìm kiếm thăm dò chậm
hơn so với mong đợi nhưng lượng dầu khí khai thác được từ các mỏ trên thềm lục địa
Việt Nam được trông chờ là sẽ vượt quá 375.000 thùng/ngày vào năm 2015
Ngành dầu khí đóng góp phần lớn ngoại tệ cho quốc gia với các sản phẩm phục
vụ nền kinh tế là điện khí, xăng dầu, khí nén cao áp và năng lượng sạch.
Trong giai đoạn vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã cung
cấp gần 35 tỷ m
3
khí khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35-40% nhu
cầu ure và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng

dân sinh.
Xuất khẩu dầu thô có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp phần lớn kim
ngạch xuất khẩu cả nước, đặc biệt là giai đoạn trước đây, bình quân khoảng 15%. Hiện
nay, tỷ trọng này đã giảm và chỉ còn chiếm khoảng 7,5%.
Trong những năm trước đây, ngành luôn dẫn đầu về mức đóng góp vào ngân sách
nhà nước. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu đang giảm dần song ngành dầu khí Việt
Nam vẫn là đơn vị duy trì mức đóng góp khoảng 18-22% tổng GDP cả nước. 6 tháng đầu
năm 2012, tổng doanh thu của PVN đạt 380,6 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách 81,2 nghìn
tỷ đồng.
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của ngành dầu mỏ-khí đốt Việt Nam từ 2008-2011
7. Ảnh hưởng của dầu mỏ đến môi trường
Hàng năm, ngành sản xuất dầu khí đã khai thác và cho ra sản lượng dầu đạt từ
10- 18 triệu tấn. Cùng với sự phát triển của ngành chế biến dầu, một trong những vấn đề
được mọi người rất quan tâm hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường của các chất thải
có nhiễm dầu.
Các hiện tượng tràn dầu, rò rỉ dầu gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cho
môi trường, như làm hủy hoại hệ sinh thái động thực vật, gây ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống con người, . Tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò,
khai thác, vận chuyển, chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của
chúng. Ví dụ, các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm va
gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các dàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hoá dầu . làm cho dầu
và sản phẩm dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và
thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác
và sử dụng các dạng tài nguyên thuỷ sản. Số lượng dầu tràn ra ngoài tự nhiên khoảng vài
trăm lít trở lên có thể coi là sự cố tràn dầu.
Dâu mỏ bị tràn ra biển gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống sinh vật
biển. Dầu mỏ đem đốt cũng gây ra ô nhiễm vì sinh ra nhiều khí như SO2, CO2. Xe cộ,
máy móc chạy bằng xăng góp phần làm Trái Đất nóng lên.
Vì thế cho nên khi có sự cố rò rỉ hoặc tràn dầu, cần phải nhanh chóng khắc phục
nhanh nhất có thể để hạn chế sự tràn lan cũng như mức độ ô nhiễm của nó.

8. Kết luận
Dầu mỏ và khí thiên nhiên là tài nguyên quý hiếm, không tái tạo, là
nguồn năng lượng và nguyên liệu quan trọng cho sự phát triển kinh tế của thế giới.
Vì thế cần phối hợp với các nhà thầu nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ
mới để tăng khả năng thu hồi dầu tại các mỏ đang khai thác. Điều này có ý nghĩa kinh tế
rất lớn trong tương lai khi mà các mỏ dầu khí khai thác ngày càng cạn kiệt và việc phát
hiện các mỏ nhỏ ở thềm lục địa ngày càng trở nên phổ biến.
Cho nên, trong thời gian tới để đảm bảo gia tăng trữ lượng, duy trì khai thác ổn
định lâu dài đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế của đất nước luôn là thách
thức lớn đối với Ngành Dầu khí Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

×